Tài liệu Thực trạng thời gian chờ và ảnh hưởng đến sự hài lòng của người chăm sóc trẻ tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 182
THỰC TRẠNG THỜI GIAN CHỜ VÀ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ
TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017
Đỗ Mạnh Hùng*, Vũ Thị Tú Uyên*, Phạm Thu Hiền*, Lưu Thị Mỹ Thục*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thời gian chờ và tìm hiểu sự ảnh hưởng thời gian chờ đến sự hài lòng của người chăm sóc
trẻ tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng.
Kết quả: 400 người chăm sóc trẻ được lựa chọn phỏng vấn, kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian chờ
đăng ký khám là 10,43 + 5,72, chờ đến lượt khám 34,21 10,82, thời gian chờ lấy mẫu 37,84 17,22 phút, thời
gian chờ kết quả xét nghiệm 55,49 20,18 phút, thời gian khám bác sỹ 27,62 8,33 phút, thời gian chờ thanh
toán viện phí 21,43 11,22, tổng thời gian khám trung bình 187,47 65,32 phút. Các yếu tố thời gian chờ bao
...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng thời gian chờ và ảnh hưởng đến sự hài lòng của người chăm sóc trẻ tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 182
THỰC TRẠNG THỜI GIAN CHỜ VÀ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ
TẠI KHOA KHÁM BỆNH, BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017
Đỗ Mạnh Hùng*, Vũ Thị Tú Uyên*, Phạm Thu Hiền*, Lưu Thị Mỹ Thục*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả thời gian chờ và tìm hiểu sự ảnh hưởng thời gian chờ đến sự hài lòng của người chăm sóc
trẻ tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu định lượng.
Kết quả: 400 người chăm sóc trẻ được lựa chọn phỏng vấn, kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian chờ
đăng ký khám là 10,43 + 5,72, chờ đến lượt khám 34,21 10,82, thời gian chờ lấy mẫu 37,84 17,22 phút, thời
gian chờ kết quả xét nghiệm 55,49 20,18 phút, thời gian khám bác sỹ 27,62 8,33 phút, thời gian chờ thanh
toán viện phí 21,43 11,22, tổng thời gian khám trung bình 187,47 65,32 phút. Các yếu tố thời gian chờ bao
gồm chờ đăng ký khám, đến lượt khám, khám bác sỹ, thanh toán viện phí có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
chăm sóc trẻ (p < 0,05).
Kết luận: Thời gian chờ của người chăm sóc trẻ trung bình là 187,47 65,32 phút trong đó chờ đăng ký
khám, đến lượt khám, khám bác sỹ, thanh toán viện phí có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người chăm sóc trẻ.
Từ khóa: Thời gian chờ, sự hài lòng, người chăm sóc trẻ, khoa khám bệnh.
ABSTRACT
CURRENT STATUS IN WAITING TIME AND AFFECT OF WAITING TIME ON CAREGIVER’S
SATISFACTION AT OUTPATIENT CLINIC, VIETNAM NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL IN 2017
Do Manh Hung, Vu Thi Tu Uyen, Pham Thu Hien, Luu Thi My Thuc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 182 - 187
Objective: To describe waiting time and to find out the effect of waiting time on patient caregiver’s
satisfaction at Outpatient clinic, Vietnam National Children’s Hospital in 2017.
Method: The study is carried out using cross-sectional and quantitative method.
Result: : 400 patient caregivers were seclected for interview, the study shows that: Mean of waiting
time for registration was 10.43 ± 5.72 minutes, mean of waiting time for examination was 34.21 10.82
minutes, mean of waiting time for taking samples was 37.84 17.22 minutes, mean of waiting time for test
results was 55.49 20.18 minutes, waiting time for doctor’s consultation was 27.62 8.33 minutes, mean
of waiting time for payment after discharge was 21.43 11.22, mean of total time for examination was
187.47 65.32 minutes. Waiting time for registration, for examination, and for payment affected the
caregiver’s satisfaction (p < 0.05).
Conclusion: Average waiting time is 187.47 65.32 minutes in which waiting for registration, for
examination and waiting for payment affect the caregiver’s satisfaction.
Keywords: Waiting time, satisfaction, patient caregiver’s, Outpatient clinic.
*Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Mạnh Hùng, ĐT: 0913 304075, Email: hungdm.nip@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 183
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở tất cả các bệnh viện, người bệnh tham gia
khám, chữa bệnh đều phải chờ đợi đến lượt
khám hoặc thực hiện các thủ tục khám chữa
bệnh. Thời gian chờ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó các yếu tố cơ bản bao gồm sự đáp ứng
cơ sở vật chất, nhân lực, thời điểm người bệnh
tham gia khám, chữa bệnh và đặc điểm của
người bệnh.
Khảo sát tại một số bẹ ̂nh viẹ ̂n Trung ương
Huế cho thấy, có rất nhiều người bẹ ̂nh bức xúc
vì thời gian chờ đợi để được sử dụng dịch vụ y
tế quá dài, thủ tục nhập viẹ ̂n và thanh toán
viẹ ̂n phí chậm, điều này làm ảnh hưởng rất
nhiều đến sự hài lòng của người bẹ ̂nh(7,8).
Trong nghiên cứu về sự hài lòng của tác giả
Bùi Dương Vân năm 2011 trên 216 người nhập
viện tại Bệnh viện Phổi Trung ương,kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thấp nhất là tỷ lệ hài
lòng về thời gian chờ đợi khám bệnh (20,4%)(3).
Nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Hà năm 2012
tại bệnh viện E cho thấy bệnh nhân phản ánh
thời gian chờ đợi quá lâu 10,6%(4).
Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện
tuyến trung ương, với lượng bệnh nhân khám
hàng ngày thường đông khá đông và bệnh nhân
phải chờ đợi lâu(5). Bệnh nhân chờ đợi lâu
thường gây ra sự mệt mỏi cho người bệnh và
ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh bệnh viện.
Nhằm tìm hiểu thực trạng, qua đó tìm ra giải
pháp can thiệp trong việc giảm thời gian chờ đợi
của khách hàng tại khoa khám bệnh, bệnh viện
Nhi Trung ương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
với đề tài: “Ảnh hưởng thời gian chờ đợi đến sự
hài lòng của khách hàng, tại khoa Khám bệnh,
bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017”.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả thời gian chờ và tìm hiểu sự ảnh
hưởng thời gian chờ đến sự hài lòng của người
chăm sóc trẻ tại Khoa Khám bệnh, bệnh viện Nhi
Trung ương năm 2017.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Người chăm sóc trẻ (NCST): cha, mẹ, hoặc
người thân khác là người chăm sóc chính cho
bệnh nhi hàng ngày, và là người người đại diện
hợp pháp của bệnh nhi tại bệnh viện. Đây là
những người chăm sóc bệnh nhi vừa khám xong
tại Khoa khám bệnh.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Cha, mẹ hoặc người trực tiếp đưa và chăm
sóc chính cho bệnh nhi trong quá trình khám,
chữa bệnh.
Có đủ khả năng nghe, nói, biết chữ và không
bị hoặc nghi ngờ mắc các triệu trứng về bệnh
tâm thần.
Là người tự nguyện tham gia nghiên cứu
trên cơ sở được giải thích rõ ràng các thông tin,
quyền lợi và nghĩa vụ người tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không phải là người trực tiếp đưa bệnh nhi
đi KCB tại bệnh viện, không là người đại diện
hợp pháp của trẻ khi thực hiện quá trình KCB tại
bệnh viện.
Không đủ khả năng nghe, nói, biết chữ hoặc
bị hoặc nghi ngờ mắc các triệu trứng về bệnh
tâm thần.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04/2017 đến
tháng 07 năm 2017.
Địa điểm nghiên cứu: Tại Khoa khám bệnh -
bệnh viện Nhi Trung ương.
Thiết kế nghiên cứu
Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt
ngang, có phân tích, kết hợp phương pháp định
lượng và định tính.
Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ:
2
2
)2/1( )1(
d
ppZ
n
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 184
Trong đó:
p = 0,50 là tỷ lệ giả định khách hàng hài lòng
với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện, giả
định mức 50% số khách hàng.
Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z).
d = 0,05 là sai số tuyệt đối cho phép.
Thay các giá trị trên vào công thức ta được n
= 385 số đối tượng tối thiểu cần tham gia nghiên
cứu, cộng với 5% mẫu dự phòng, tổng số mẫu
nghiên cứu là 400 người chăm sóc trẻ tại Khoa
khám bệnh.
Công cụ đánh giá
Thời gian chờ được xác định như sau
Chờ đăng ký khám: Được xác định từ lúc
bệnh nhân lấy số thứ tự đến lúc bệnh nhân được
cấp sổ khám.
Chờ đến lượt khám: Được xác định từ lúc
bệnh nhân đưa sổ khám vào phòng bác sỹ, đến
lúc bệnh nhân được vào phòng bác sỹ để khám.
Thời gian chờ lấy mẫu: Được xác định từ lúc
bệnh nhân đưa phiếu chỉ định xét nghiệm cho
NVYT lấy mẫu, đến lúc được lấy mẫu.
Thời gian chờ lấy kết quả xét nghiệm: Được
xác định từ lúc bệnh nhân lấy mẫu đến lúc bệnh
nhân được trả kết quả.
Thời gian chờ khám bác sỹ: Là thời gian cha,
mẹ, người chăm sóc trẻ phải chờ ở ngoài từ lúc
bệnh nhi bắt đầu khám đến khi khám xong.
Thời gia chờ thanh toán viện phí: Là thời
gian người chăm sóc trẻ đưa hồ sơ cho NVYT
thanh toán viện phí đến khi thực hiện xong các
thủ tục thanh toán viện phí.
Phiếu đánh giá hài lòng của người chăm sóc trẻ
Phiếu hài lòng khách hàng dựa trên thang đo
trước đó được Bộ Y tế thí điểm tại bệnh viện Nhi
Trung ương, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện Phụ
sản Từ Dũ, Bệnh viện Phổ Trung ương(2).
Mỗi chỉ tiêu gồm các mức điểm từ 1 đến 5
tương ứng với từ mức rất không hài lòng đến rất
hài lòng. Phiếu khảo sát hài lòng người bệnh
ngoại trú được chia thành 5 thang đo nhỏ.
Bảng 1 Đánh giá mức độ hài lòng
Thang đo Câu
Tổng
điểm
Không
hài lòng
Hài lòng
Khả năng tiếp cận A1-A5 25 1-14 15-25
Sự minh bạch
thông tin và thủ tục
khám bệnh, điều trị
B1-B10 50 1-29 30-50
Cơ sở vật chất và
phương tiện phục
vụ người bệnh
C1-C8 40 1-23 24-40
Thái độ ứng xử,
năng lực chuyên
môn của nhân viên
y tế
D1-D4 20 1-11 12-20
Kết quả cung cấp
dịch vụ
E1-E4 20 1-11 12-20
Đánh giá chung 31 CÂU 155 1-93 94-155
Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức bệnh
viện Nhi Trung ương thông qua. Đây là nghiên
cứu về mô tả cắt ngang, không tiến hành bất cứ
can thiệp nào và dựa trên phỏng vấn với sự chấp
thuận của người chăm sóc trẻ.
Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới
dạng số lượng, tỷ lệ và các thuật toán thống kê,
không nêu tên cụ thể một đối tượng nghiên cứu nào.
KẾT QUẢ
Bảng 2. Thông tin chung về người chăm sóc trẻ
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %
Tuổi
<30 tuổi 130 32,50
30-50 tuổi 244 61,00
>50 tuổi 26 6,50
Giới
Nam 174 43,50
Nữ 226 56,50
Học vấn
Tiểu học 3 0,75
THCS 23 5,75
PTTH 81 20,25
TC, CĐ, ĐH, 293 73,25
Nghề
nghiệp
Nông dân 92 23,00
Tự do/buôn bán 93 23,25
Công nhân 115 28,75
Công chức, viên chức 36 9,00
Nghỉ hưu, nội trợ 64 16,00
Quan hệ
với bệnh
nhi
Mẹ 199 49,75
Bố 138 34,50
Ông, bà 39 9,75
Cô, dì, chú bác 24 6,00
Tổng 400 100,00
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 185
Đa số khách hàng nằm trong độ tuổi từ 30 -
50 tuổi với 61%, phần lớn NCSTlà nữ với 56,5%.
Học vấn chiếm phần lớn là trình độ từ trung cấp,
cao đẳng và đại học với 73,25%. Nghề nghiệp tự
do/buôn bán và nông dân chiếm đến hơn 1 nửa
số NCST. Người đưa trẻ đi khám chủ yếu là cha
mẹ trẻ với 84,25%.
Bảng 3. Thời gian chờ đợi của người bệnh tại khoa
khám bệnh (n=400)
Thủ tục
Mean SD
(phút)
Nhóm thời
gian chờ
Tần số Tỷ lệ
Đăng ký khám 10,43+5,72
>30 phút 25 6,25
<30 phút 375 93,75
Đến lượt khám 34,21 10,82
>30 phút 221 55,25
<30 phút 179 44,75
Chờ lấy mẫu 37,84 17,22
>30 phút 228 57,00
<30 phút 172 43,00
Kết quả xét
nghiệm
55,49 20,18
>60 phút 116 29,00
<60 phút 284 71,00
Khám bác sỹ 27,62 8,33
>30 phút 189 47,25
<30 phút 211 52,75
Thanh toán 21,43 11,22 >30 phút 83 20,75
viện phí <30 phút 317 79,25
Nhận xét: Kết quả bảng 3 cho thấy thời gian
chờ kết quả xét nghiệm có thời gian chờ lâu
nhất với 55,49 20,18 phút, trong đó 29% bệnh
nhân phải chờ hơn 60 phút, trong khi đó đăng
ký khám có thời gian chờ nhanh nhất với 10,43
5,72 phút, trong đó chờ trên 30 phút chiếm
6,25%. Tổng thời gian trung bình 187,47
65,32 phút.
Hình 1. Hài lòng của người chăm sóc trẻ
Nhận xét: Đánh giá chung có 6,25% khách
hàng không hài lòng; 93,75% khách hài lòng.
Bảng 4. Ảnh hưởng thời gian chờ đến hài lòng của người chăm sóc trẻ
Mức hài lòng
Thời gian chờ
Không hài lòng (n=25) Hài lòng (n=375)
p
OR
(95%CI) Số lượng Tỷ lệ% Số lượng Tỷ lệ %
Đăng ký khám
>30 phút 9 36,00 16 64,00
<0,001
12,62
(4,84-32,90) <30 phút 16 4,27 359 95,73
Đến lượt khám
>30 phút 21 9,50 200 90,50
0,003
4,59
(1,55-13,64) <30 phút 4 2,23 175 97,77
Chờ lấy mẫu
>30 phút 16 7,02 212 92,98
0,4653
1,37
(0,59-3,17) <30 phút 9 5,23 163 94,77
Kết quả xét
nghiệm
>60 phút 17 14,66 99 85,34
<0,001
5,92
(2,48-14,16) <60 phút 8 2,82 276 97,18
Khám bác sỹ
>30 phút 18 9,52 171 90,48
0,0105
3,07
(1,25-7,52) <30 phút 7 3,32 204 96,68
Thanh toán viện
phí
>30 phút 19 22,89 64 77,11
<0,001
15,39
(5,91-40,05) <30 phút 6 1,89 311 98,11
TỔNG 25 6,25 375 93,75
Nhận xét: Thời gian chờ đến lượt khám, chờ
kết quả xét nghiệm, chờ thủ tục nhập viện/khám
và thanh toán viện phí có ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách hàng (p < 0,05). NCST phải chờ
đến lượt khám trên 30 phút có xu hướng không
hài lòng cao gấp 4,59 lần NCST chờ từ dưới 30
phút (95%CI: 1,55 – 13,64; p < 0,05).
NCST phải chờ kết quả xét nghiệm trên 60
phút có xu hướng không hài lòng cao gấp 5,92
lần so với NCST phải chờ từ dưới 60 phút
(95%CI: 2,18 – 14,16; p < 0,001).
NCST phải làm thủ tục nhập viện/khám trên
30 phút có xu hướng không hài lòng cao gấp 3,07
lần so với NCST phải chờ từ dưới 30 phút
(95%CI: 1,25 - 7,52; p < 0,05); NCST phải chờ
thanh toán viện phí trên 30 phút có xu hướng
không hài lòng cao gấp 15,39 lần so với từ dưới
30 phút (95%CI: 5,91 - 40,05; p < 0,0001).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 186
BÀN LUẬN
Thời gian chờ đợi của người bệnh
Quy trình khám bệnh mà bệnh nhân phải
chờ bao gồm các thủ tục nhập viện/khám, thời
gian chờ đến lượt khám, thời gian chờ kết quả
xét nghiệm, thời gian chờkhám bác sỹ, thời gian
thanh toán viện phí. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy thời gian chờ đăng ký khám
là 10,43 + 5,72, chờ đến lượt khám 34,21 10,82
phút, thời gian chờ lấy mẫu 37,84 17,22 phút,
thời gian chờ kết quả xét nghiệm 55,49 20,18,
thời gian bác sỹ khám 34,21 10,82; thời gian chờ
thanh toán viện phí 21,43 11,22. Như vậy thời
gian lâu nhất là phải chờ kết quả xét nghiệm.
Quá trình phân tích kết quả xét nghiệm thường
mất thời gian vận hành các máy phân tích. Kết
quả của chúng tôi cho thấy tổng thời gian khám
trung bình 187,47 65,32 phút.
Thời gian chờ trong nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn trong nghiên cứu tại bệnh viện
Da liễu Trung ương cho thấy thời gian chờ và
đăng ký phiếu khám bệnh khoảng 2,00 2,45
phút, nhập thông tin và chờ lấy thứ tự 11,16
8,72, nộp tiền khám và tiền mua thuốc 6,96
4,09 phút, thời gian đợi phát lĩnh thuốc 5,52
2,58 phút;
Thời gian chờ đến lượt khám 25,76 17,55
phút, thời gian khám của bác sỹ 5,71 3,07
phút, đợi làm xét nghiệm/chẩn đoán 22,11
19,21 phút; đợi lấy mẫu xét nghiệm 7,10 4,87
phút; đợi lấy kết quả cận lâm sàng 107,20
7,70 phút, quay lại phòng, đợi được chẩn đoán
13,55 8,39 phút, bác sỹ đọc kết quả, ra chỉ
định 6,97 1,92 phút.
Tổng trung bình thời gian khám mỗi bệnh
nhân trung vị 241 phút, trung bình gần 4 giờ(6).
Tổng thời gian khám bệnh trung bình của
một người trong nghiên cứu của chúng tôi cao
hơn so với tổng thời gian khám tính được tại
bệnh viện Nhân dân 115, Thành phố Hồ Chí
Minh (138,2 ± 11,7 phút)(1).
Thực tế, mỗi bệnh viện khác nhau có những
đặc thù khác nhau về bệnh tật cũng như các kỹ
thuật cần xét nghiệm, can thiệp. Do đó việc so
sánh chỉ mang tính chất tham khảo. Tuy vậy,
thời gian chờ đợi hoàn toàn có thể giảm được
nếu chủ động được nguồn lực và dự báo được
lượng bệnh nhân.
Ảnh hưởng thời gian chờ đến sự hài lòng
Các yếu tố thời gian chờ đợi bao gồm chờ
đến lượt khám, chờ kết quả xét nghiệm, chờ
thủ tục nhập viện/khám, chờ thanh toán viện
phí đếu liên quan đến mức độ hài lòng của
NCST (p < 0,05).
Phân tích có thấy chờ đến lượt khám trên 30
phút thì không hài lòng cao gấp 4,59 lần so với
chờ đến lượt khám dưới 30 phút (95% CI 1,55 -
13,64). Chờ kết quả xét nghiệm > 60 phút NCST
không hài lòng cao gấp 5,92 lần so với NCST chờ
lấy kết quả xét nghiệm từ dưới 60 phút (95% CI
2,48 - 14,16).
Chờ thủ tục nhập viện trên 30 phút NCST
không hài lòng cao gấp 3,07 lần so với NCST chờ
từ dưới 30 phút (95% CI 1,25 - 7,52). Chờ thanh
toán viện phí trên 30 phút NCST không hài lòng
cao gấp 15,39 lần so NCST chờ từ dưới 30 phút
(95%CI 5,91 - 40,05).
Như vậy, yếu tố thời gian là yếu tố quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ tại
khoa khám bệnh. Mặc dù, đều có thể hiểu rằng
tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất, TTB có thể
giảm được tình trạng quá tải, giảm được thời
gian chờ của khách hàng.
Bệnh viện cũng đã huy động nguồn nhân lực
từ các khoa phòng khác tham gia công tác đón
tiếp và khám cho bệnh nhân. Tuy vậy, cũng cần
hiểu rằng dịch vụ y tế khác với dịch vụ khác, đó
là mức độ quá tải phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó phụ thuộc vào cả những giai đoạn dịch
bệnh bùng phát hay không.
Đầu tư nguồn lực nhiều, nhưng không đảm
bảo hiệu quả trong kinh tế cũng là một biện
pháp cần cân nhắc đối với nguồn ngân sách.
Mặc dù vậy, các biện pháp quản lý tốt có thể
nâng cao hiệu quả cao hơn, đó là lên phương án
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 187
dự trù TTB, vật tư, huy động nguồn nhân lực từ
các khoa phòng khác trong những thời điểm quá
tải bệnh viện. Mặt khác cần đẩy mạnh công tác
thông tin, giải thích cho NCST, để họ chủ động
đưa con mình đi khám.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng cần tăng cường
thực hiện việc khám ngoài giờ hành chính nhằm
đảm bảo hiệu quả KCB được tốt nhất.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên 400 người chăm
sóc trẻ tại khoa khám bệnh của bệnh viện Nhi
Trung Ương năm 2017 cho thấy thực trạng thời
gian chờ 187,47 65,32 phút. Các yếu tố thời gian
chờ bao gồm chờ đăng ký khám, đến lượt khám,
khám bác sỹ, thanh toán viện phí có ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người chăm sóc trẻ (p < 0,05).
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy để tăng sự
hài lòng của khách hàng, bệnh viện cần đảm bảo
đầy đủ nguồn lực (cơ sở vật chất, nhân lực)
nhằm giảm thời gian chờ đợi của người chăm
sóc trẻ. Mặt khác cần có các biện pháp dự tính,
dự báo số lượng dịch vụ nhằm chủ động được
nguồn lực.
Bên cạnh đó, cần thử nghiệm các hoạt động
đăng ký đặt lịch khám nhằm giảm thời gian chờ
không cần thiết cho người chăm sóc trẻ và cho
bệnh nhi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế - Cục Quản lý khám chữa bệnh (2015) Kết quả bước đầu
cải cách thủ tục hành chính trong cải tiến quy trình khám chữa bệnh.
Theo quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ trưởng
Bộ Y tế.
2. Bộ Y tế (2015). Báo cáo Kết quả triển khai thí điểm đo lường sự
hài lòng đối với dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Nhi Trung
ương.
3. Bùi Dương Vân (2011), Đánh giá sự hài lòng của người bệnh với
hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện Phổi Trung Ương,
Luận văn Thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế công
cộng, tr.26.
4. Đinh Thị Thanh Hà, Đoàn Hữu Nghị, Nguyễn Minh Tuấn và
cộng sự (2012). Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân điều trị nội
trú năm 2012. Tạp chí Y học Thực hành, Bộ Y tế, (số 845/2012,), tr.
28–31.
5. Đỗ Mạnh Hùng (2013), Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thực
hành y đức của điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương
và kết quả một số biện pháp can thiệp - Luận án Tiến sỹ Y tế công
cộng, tr.30.
6. Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Hữu Thắng (2016). Thời
gian khám bệnh của người bệnh tại khoa Khám bệnh, bệnh viện
Da liễu Trung ương năm 2015. Tạp chí nghiên cứu y học, 104(6)),
tr. 102–109.
7. Phạm Thị Ngọc Bích và Nguyễn Phương Hoa (2014). Mức độ
hài lòng của bệnh nhân về chất lượng khám chữa bệnh của bác
sỹ ở tuyến y tế cơ sở tại Thái Nguyên và Thành phố Hồ Chí
Minh. Tạp chí y học Việt Nam, 2(418)), tr. 104–108.
8. Trần Thị Cẩm Tú, Bùi Đức Phú, Trần Thị Xuân Hương (2012).
Nghiên cứu sự hài lòng của người bệnh về công tác khám chữa
bệnh tại bệnh viện trung ương Huế năm 2012. Tạp chí Y học Thực
hành, Bộ Y tế, (903 (1)), tr.54–60.
Ngày nhận bài báo: 10/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_thoi_gian_cho_va_anh_huong_den_su_hai_long_cua_ng.pdf