Tài liệu Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2016: | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
6 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44
Ngày nhận bài: 30.01.2017 Ngày phản biện: 15.02.2017 Ngày chỉnh sửa: 15.07.2017 Ngày được chấp nhận đăng: 15.09.2017
Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2016
Lê Thị Thùy Trang1, Đinh Thị Phương Hòa2, Nguyễn Phương Liên3
Thiếu máu trong thời gian mang thai là một trong các yếu tố quan trọng gây bệnh tật, tử vong cho
người mẹ và trẻ sơ sinh. Đánh giá thiếu máu ở phụ nữ mang thai nhằm có cơ sở khoa học để đề xuất các
biện pháp can thiệp phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu xác định tỷ lệ, mức độ
và phân bố tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 536 phụ nữ mang thai từ 12/2015 - 06/2016. Lấy máu
xét nghiệm để đo nồng độ Hb và sử...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
6 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44
Ngày nhận bài: 30.01.2017 Ngày phản biện: 15.02.2017 Ngày chỉnh sửa: 15.07.2017 Ngày được chấp nhận đăng: 15.09.2017
Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại
huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình năm 2016
Lê Thị Thùy Trang1, Đinh Thị Phương Hòa2, Nguyễn Phương Liên3
Thiếu máu trong thời gian mang thai là một trong các yếu tố quan trọng gây bệnh tật, tử vong cho
người mẹ và trẻ sơ sinh. Đánh giá thiếu máu ở phụ nữ mang thai nhằm có cơ sở khoa học để đề xuất các
biện pháp can thiệp phù hợp. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu xác định tỷ lệ, mức độ
và phân bố tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 536 phụ nữ mang thai từ 12/2015 - 06/2016. Lấy máu
xét nghiệm để đo nồng độ Hb và sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc phỏng vấn trực tiếp phụ nữ mang thai.
Kết quả cho tỷ lệ thiếu máu chung ở phụ nữ mang thai là 27,2%, trong đó 80,1% là thiếu máu nhẹ và
19,9% thiếu máu vừa. Tỷ lệ thiếu máu ở vùng núi (32,4%) cao hơn vùng đồng bằng và ven biển. Tỷ
lệ thiếu máu rất cao ở phụ nữ dân tộc Vân Kiều (41,9%); làm nương, rẫy (41%); có từ 3 con trở lên
(38%); phụ nữ nghèo (36,1%), phụ nữ >35 tuổi (31,6%); và phụ nữ không biết chữ (31,7%). Can thiệp
phòng chống thiếu máu cần dành ưu tiên đặc biệt cho các đối tượng này.
Từ khóa: thiếu máu, phụ nữ mang thai
Anemia in pregnant women in Le Thuy district,
Quang Binh province, 2016
Le Thi Thuy Trang1, Dinh Thi Phuong Hoa2, Nguyen Phuong Lien3
Anemia in pregnancy is an important contributor to maternal and neonatal morbidity and mortality. To assess
the prevalence of anemia amongst pregnant women is necessary to provide evidence for implementation of
appropriate interventions. This study was conducted with the aims to determine the prevalence, levels and
distribution of anemia amongst pregnant women in Le Thuy district, Quang Binh province.
A cross-sectional study was conducted amongst 536 pregnant women from December 2015 - June 2016.
Blood samples were taken from all the study participants and followed by a structured questionnaire
interview.
The results showed that the prevalence of anemia among pregnant women was 27.2% with 80.1%
classified as mild anemia and 19.9% as moderate. The prevalence of anemia in the mountainous areas
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44 7
of the province (32,4%) was higher than that in the lowland and seacoast areas. Anemia was very
high amongst women in the Van Kieu ethnic group (41,9%); working in kaingin land (41%); having
3 children (38%); living in poverty (36,1%), aged >35 years (31,6%); and being illiterate (31,7%).
Interventions aimed to prevent anemia amongst pregnant women should prioritize the groups of women
with very high anemia prevalence mentioned above.
Keywords: anemia, pregnant women.
Tác giả:
1. Trung tâm Y tế Lệ Thủy – Quảng Bình
Email: Lethithuytrang2801@gmail.com
2. Viện nghiên cứu sức khỏe trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương
3. Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
1. Đặt vấn đề
Thiếu máu ở phụ nữ mang thai (PNMT) là
một vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng
ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế
giới, có tới 50% PNMT trên thế giới bị thiếu máu
[11]. Thiếu máu trong thời gian mang thai là một
trong các nguyên nhân chính gây bệnh tật, tai biến
cho người mẹ trong suốt thời gian mang thai sinh
đẻ đồng thời cũng là yếu tố nguy cơ làm chậm phát
triển thai nhi, gây đẻ non, nhẹ cân, thai chết lưu hoặc
tử vong khi đẻ [19].
Việt Nam nằm trong các nước đang phát triển
có tỷ lệ thiếu máu cao. Theo điều tra của Viện dinh
dưỡng năm 2014, tỷ lệ thiếu máu ở PNMT ở mức
32,8% [8]. Thiếu máu ở PNMT cao hơn nhiều ở
miền núi và những vùng kinh tế khó khăn.
Lệ Thủy là một huyện của tỉnh Quảng Bình gồm
28 xã, có đủ cả miền núi, đồng bằng và ven biển.
Có khoảng 20% người dân là đồng bào dân tộc Vân
Kiều chủ yếu sống bằng nghề nương rẫy ở vùng núi
và chài lưới ở vùng ven biển. Lệ Thủy cũng là nơi có
bệnh sốt rét lưu hành và có tỷ lệ nhiễm giun cao, là
những yếu tố nguy cơ gây thiếu máu cho cộng đồng
[13,14]. Để đánh giá tình thiếu máu ở PNMT và đề
xuất các biện pháp can thiệp phù hợp, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu này với mục tiêu xác định tỷ lệ,
mức độ và phân bố tình trạng thiếu máu ở PNMT
trong địa bàn huyện.
2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt
ngang trên đối tượng là 536 PNMT trong thời gian
từ 12/2015 – 06/2016 tại 8 xã của huyện Lệ Thủy,
Quảng Bình. Cỡ mẫu được tính theo công thức:
xDE
d
ppZn 2
2/1
2 )1(
Trong đó:
n: cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu
: mức ý nghĩa (= 0,05), có Z1- /2= 1,96
p = 0,328 (Tham khảo kết quả của Điều tra quốc gia
Tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2014-2015 do Viện dinh
dưỡng thực hiện, tỷ lệ PNMT tại Việt Nam thiếu máu là
32,8%).
d: Sai số cho phép 0,05
DE (Design effect): Hiệu lực thiết kế để hạn chế
sai số của chọn mẫu cụm nhiều giai đoạn, chọn DE
= 1,5. Số đối tượng tính theo công thức là 508, cộng
thêm 5% dự kiến cho đối tượng bỏ cuộc cho tổng số
đối tượng nghiên cứu là 533.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
8 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44
Áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng từ
26 xã trong huyện (trừ 2 xã đang có dự án PLAN
can thiệp về suy dinh dưỡng trẻ em), theo 3 vùng
sinh thái bao gồm 13 xã vùng núi, 6 xã vùng đồng
bằng và 7 xã vùng biển. Tiếp đó, chọn ngẫu nhiên
trong mỗi vùng sinh thái theo tỷ lệ 4 xã vùng núi,
2 xã vùng đồng bằng và 2 xã vùng biển. Lấy danh
sách tất cả PNMT trong 8 xã được chọn cho tổng số
là 536, cũng gần bằng số cỡ mẫu tính được (n=533)
vì thế tất cả 536 PNMT trong 8 xã đều được chọn là
đối tượng nghiên cứu.
Thu thập số liệu được tiến hành tại TYT xã. Tất
cả PNMT được phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết kế
sẵn. Các biến số nghiên cứu bao gồm các thông tin
về cá nhân, tiền sử sản khoa, bệnh tật và tình trạng
thai lần này.
Đánh giá thiếu máu dựa vào kết quả định lượng
huyết sắc tố máu (Hb) theo tiêu chuẩn thiếu máu
của WHO là khi nồng độ Hb < 120g/l. Phân loại
thiếu máu theo 3 mức độ: nhẹ: Hb từ 100 120g/l;
thiếu máu vừa: Hb từ 70 100g/l và thiếu máu
nặng: Hb < 70g/l.
Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trường
Đại học Y tế công cộng thông qua. Đối tượng tham
gia nghiên cứu được giải thích cụ thể, rõ ràng về
nội dung nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện. Các
phương pháp lấy mẫu máu, mẫu phân đảm bảo đúng
quy trình, an toàn. Nghiên cứu chỉ thực hiện tại 26
xã, chưa thể suy rộng ra toàn tỉnh. Bên cạnh đó,
nghiên cứu còn hạn chế là Trung tâm y tế Huyện
không đủ máy móc để làm xét nghiệm thiếu máu
hồng cầu hình lưỡi liềm. Nghiên cứu cắt ngang nên
tỷ lệ thiếu máu được xác định tại thời điểm nghiên
cứu và không theo dõi được tỷ lệ thiếu máu trên từng
PNMT qua mỗi thời kỳ.
3. Kết quả
Tổng số đối tượng nghiên cứu là 536 PNMT,
trong đó 80,4% là người Kinh và 19,6% là người Vân
Kiều. Gần một nửa (49,7%) số phụ nữ trong độ tuổi
26-35 tuổi và có 3,7% ở lứa tuổi vị thành niên. Số
phụ nữ học hết cấp 2 và từ cấp 3 trở lên tương đương
nhau (35,8% và 37,3%). Phụ nữ làm nông chiếm
48,9%, buôn bán là 20,3%, cán bộ công nhân viên
chức chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ (12,3%). Có 48,3% PNMT
sống ở vùng núi; Số còn lại tương đương nhau ở vùng
đồng bằng và vùng biển (25,9% và 25,8%). Gần một
nửa (47,8%) số PNMT sống trong các hộ gia đình
nghèo/cận nghèo.
3.1. Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT
Kết quả xét nghiệm máu trên 536 đối tượng
nghiên cứu cho thấy, có 146 phụ nữ thiếu máu,
chiếm tỷ lệ là 27,2%.
3.2. Phân loại mức độ thiếu máu PNMT
Bảng 1. Phân loại thiếu máu ở PNMT
Phân loại thiếu máu Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Trung bình 29 19,9
Nhẹ 117 80,1
Tổng số 146 100
Trong số 146 phụ nữ thiếu máu có 80,1% là
thiếu máu nhẹ và 19,9% thiếu máu ở mức trung
bình. Không có phụ nữ nào bị thiếu máu nặng.
3.3. Phân bố thiếu máu theo vùng địa lý và
kinh tế hộ gia đình
Bảng 2. Phân bố thiếu máu theo đặc điểm gia đình
của ĐTNC (n=146)
Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Vùng sinh sống
Vùng núi 84 32,4
Vùng đồng bằng 30 23
Vùng biển 32 21,7
Kinh tế
hộ gia dình
Nghèo 74 36,1
Cận nghèo 14 27,5
Không nghèo 58 20,7
Tỷ lệ thiếu máu thấp nhất ở những phụ nữ trong
gia đình không nghèo (20,7%); cận nghèo là 27,5%
và cao nhất là các phụ nữ nghèo (36,1%). Tỷ lệ thiếu
máu trong số PNMT sống ở vùng núi cao nhất là
32,4%. Vùng đồng bằng và vùng biển có tỷ lệ tương
đương nhau (23% và 21,7%).
Biểu đồ 1. Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT (n=536)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44 9
3.4. Phân bố thiếu máu theo đặc điểm cá
nhân của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3. Tỷ lệ thiếu máu theo đặc điểm nhân khẩu học
của đối tượng nghiên cứu (n=536)
Đặc điểm Tổng số (n) Thiếu máu Tỷ lệ (%)
Dân tộc
Kinh 431 102 23,7
Vân Kiều 105 44 41,9
Tuổi
15-18 tuổi 20 4 20
19-25 tuổi 149 32 21,5
26-35 tuổi 266 70 26,3
> 35 tuổi 101 40 39,6
Học vấn
Không biết chữ 58 23 39,7
Cấp 1 86 31 36
Cấp 2 192 49 25,5
Cấp 3 trở lên 200 43 21,5
Nghề
nghiệp
Làm ruộng 262 70 26,7
Làm rẫy 83 34 41
Cán bộ công viên chức 66 15 22,7
Nghề khác 125 27 21,6
Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ Vân Kiều là 41,9%,
cao gần gấp đôi phụ nữ người Kinh (23,7%). Thiếu
máu ở PNMT có xu hướng tăng dần theo nhóm tuổi
và giảm dần theo trình độ học vấn. Tỷ lệ thiếu máu
ở những người làm rẫy cao nhất là 41%, tiếp theo là
đến làm ruộng (26,7%).
3.5. Phân bố thiếu máu theo tiền sử sinh đẻ
Tình trạng thiếu máu tăng theo tỷ lệ thuận với
số lần mang thai và số con của ĐTNC. Tỷ lệ thiếu
máu ở PNMT lần 1, 2, 3 tương ứng là 16,2; 25,3 và
34,6%; đối với PNMT hiện tại chưa có con, có 1, 2
và 3 con trở lên là 18,0%; 24,3%; 33,8% và 38,0%.
Bảng 4. Phân bố thiếu máu của PNMT ở các thời kỳ
mang thai
Thời kỳ thai 3 tháng đầu 42 28,8
3 tháng giữa 78 25,7
3 tháng cuối 26 29,9
Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT cao hơn ở 3 tháng đầu
và 3 tháng cuối (28,8%; 29,9%) và thấp hơn ở 3
tháng giữa (25,7%).
4. Bàn luận
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 536
PNMT, trong đó 80,4% là người Kinh và 19,6% là
người Vân Kiều. Số PNMT làm nông và sống trong
các hộ gia đình nghèo/cận nghèo chiếm đến gần
50% tổng số phản ánh đúng thực trạng kinh tế, xã
hội của 1 huyện nghèo trong tỉnh.
Tỷ lệ thiếu máu: Có 146 PNMT trong tổng số
536 ĐTNC bị thiếu máu, chiếm tỷ lệ 27,2%. Với
tỷ lệ này, mức độ thiếu máu trong địa bàn nghiên
cứu xếp ở mức trung bình có ý nghĩa sức khỏe cộng
đồng. Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT trong nghiên cứu của
chúng tôi thấp hơn số liệu chung của toàn quốc năm
2014 (32,8%), và các nghiên cứu tại dân tộc thiểu
số và ở một số vùng núi tỉnh Kon Tum (31,8%), Lai
Châu (38,6%) [2]. Tuy nhiên, so với các nghiên cứu
ở vùng đồng bằng, thành phố như nghiên cứu tại Hà
Nam (16,2%) [7], Hưng Yên (20,8%) [5] và ở thành
phố Hồ Chí Minh [4,6], tỷ lệ thiếu máu ở PNMT ở
địa bàn của chúng tôi lại cao hơn. Tỷ lệ thiếu máu ở
PNMT trong địa bàn nghiên cứu của chúng tôi có thể
là hậu quả đời sống kinh tế khó khăn của người dân.
Một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển tại
Châu Á, Châu Phi cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở PNMT
cao hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi (Malaysia
38,3%, Campuchia 66,4%, Angola 51,7%; Nigeria
66,7%) [20]. Sự khác biệt này, ngoài các yếu tố về
kinh tế, xã hội còn có thể liên quan đến một số bệnh
gây thiếu máu như sốt rét, nhiễm giun khá phổ biến
ở các địa bàn nghiên cứu trong các quốc gia này.
Mức độ thiếu máu: Kết quả của chúng tôi cho thấy
hơn 80% số bà mẹ thiếu máu ở mức độ nhẹ và 19,9%
thiếu máu ở mức độ trung bình, và không có thiếu
máu ở mức độ nặng. Tỷ lệ thiếu máu vừa ở nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu tại
bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
với 37,7% thiếu máu vừa [3]. Sự khác biệt này có thể
là do những PNMT đến khám thai ở bệnh viện thành
phố có tỷ lệ thai nguy cơ cao hơn ở cộng đồng. Cũng
với lý do tương tự, trong khi nghiên cứu của chúng tôi
không có PNMT thiếu máu nặng thì nghiên cứu ở BV
Phụ sản trung ương vẫn còn với tỷ lệ 0,2% [1].
Phân bố thiếu máu: PNMT sống ở vùng núi có tỷ
lệ thiếu máu cao nhất (32,4%) trong nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của tác giả khác
ở trong nước [8,10]. Lý do có lẽ là do điều kiện sinh
sống khó khăn và khó tiếp cận được với các chương
trình chăm sóc sức khỏe.
Tỷ lệ thiếu máu rất cao ở PNMT người dân tộc
Vân Kiều (41,9%) cũng tương tự với nghiên cứu tại
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
10 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44
Đắk Lắk [10]. Chế độ ăn ít đạm, rau xanh, và nhiễm
giun, sốt rét có thể là các yếu tố chính gây thiếu máu
ở đồng bào người dân tộc [6]. Thêm vào đó, ít sử
dụng dịch vụ khám thai, không được uống viên sắt
cũng là một yếu tố quan trọng gây thiếu máu ở các
đối tượng này.
Tỷ lệ thiếu máu cũng cao hơn ở người mang thai
nhiều lần và có nhiều con (34,6% và 38%). Kết quả
này tương tự với nhiều nghiên cứu khác ở trong và
ngoài nước [9,12,13,18]. Điều này được giải thích
do, ở những PNMT, đẻ từ 3 lần trở lên thường không
đủ lượng sắt do nhu cầu của mẹ và thai, bắt buộc
phải sử dụng đến lượng sắt dự trữ của người mẹ do
đó làm cạn kiệt lượng sắt dẫn đến thiếu máu mẹ.
Chế độ chăm sóc mẹ và thai nhi có thể cũng hạn chế
hơn. Một lý do nữa là hầu hết các bà mẹ có nhiều
con thường sống trong các hộ gia đình nghèo, vùng
khó khăn nên việc tiếp cận chăm sóc, dự phòng,
điều trị thiếu máu thường hạn chế.
5. Kết luận
Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT trong địa bàn nghiên
cứu là 27,2%, ở mức độ trung bình theo phân loại về
ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của WHO. Tỷ lệ thiếu
máu nhẹ là 80,1% và thiếu máu vừa chiếm 19,9%.
Có sự khác biệt rõ về tỷ lệ thiếu máu giữa các vùng
địa lý, cao nhất là vùng núi (32,4%). Tỷ lệ thiếu
máu rất cao ở phụ nữ dân tộc Vân Kiều (41,9%);
làm nương, rẫy (41%); có từ 3 con trở lên (38%); phụ
nữ nghèo (36,1%), phụ nữ >35 tuổi (31,6%) và phụ
nữ không biết chữ (31,7%). Can thiệp phòng chống
thiếu máu cần được tiếp tục tiến hành trong địa bàn
và cần dành ưu tiên đặc biệt triển khai ở vùng miền
núi và các đối tượng này.
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44 11
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt:
1. Phan Thị Ngọc Bích (2008), Nghiên cứu tình trạng thiếu
máu ở thai phụ đẻ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm
2007, Luận văn Thạc sĩ Y học chuyên ngành Phụ sản, Trường
Đại học Y Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2015), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho
người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2012), Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai
đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Nxb Y học, Hà
Nội.
4. Lê Minh Chính (2010), Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán
Dìu trong thời kỳ mang thai tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên và hiệu quả của các biện pháp can thiệp, Luận án
Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên.
5. Nguyễn Văn Hòa và các cộng sự. (2013), “Kiến thức về
phòng chống thiếu máu ở PNCT và cho con bú tại TP Huế”,
Tạp chí Y học thực hành(911).
6. Lê Thị Hợp và Lê Danh Tuyên (2010), Tình hình thiếu vi
chất dinh dưỡng, Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010, Viện
Dinh dưỡng, Nxb Y học, Hà Nội, 72-73.
7. Trần Xuân Mai và các cộng sự. (2010), Ký sinh trùng y
học, Nxb Y học.
8. Nguyễn Xuân Ninh và các cộng sự. (2012), Tình trạng
thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ em và phụ nữ tại 6 tỉnh miền núi
phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên năm 2009, Kỷ yếu Hội
nghị Mê kông Sante lần thứ 3, Hà Nội, tr. 110.
9. Võ Thị Thu Nguyệt và các cộng sự. (2008), “Khảo sát tình
trạng thiếu sắt trong 3 tháng nữa thai kỳ và các yếu tố liên
quan tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh”, Tạp
chí Y học TP Hồ Chí Minh. 12(1), tr. 162-170.
10. Đặng Oanh và các cộng sự. (2009), “Tình trạng thiếu máu
dinh dưỡng của phụ nữ mang thai người dân tộc thiểu số tại
tỉnh Đắk Lắk, năm 2008”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm
5(2), tr. 24-31.
11. Huỳnh Nam Phương và Trần Thị Giáng Hương (2013),
“Thực trạng kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và phòng
chống thiếu máu, thiếu sắt của phụ nữ mang thai dân tộc
Mường ở Hoà Bình”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm. 9(1),
tr. 1-7.
12. Nguyễn Nhật Quang (2012), Nghiên cứu thực trạng thiếu
máu ở PNMT tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh và hiệu quả
một số biện pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học
Y dược TP Hồ Chí Minh.
13. Phạm Thị Đan Thanh (2010), Tỷ lệ thiếu máu, thiếu sắt
ở phụ nữ 3 tháng đấu thai kỳ và các yếu tố liến quan tại tỉnh
Bạc Liêu, Luận án chuyên khoa 2 chuyên ngành Sản phụ
khoa, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh. .
14. TTYTDP huyện Lệ Thủy (2015), Báo cáo công tác phòng
chống sốt rét 9 tháng đầu năm 2015 của TTYTDP Lệ Thủy,
Lệ Thủy, Quảng Bình.
15. TTYTDP huyện Lệ Thủy (2015), Hoạt động chăm sóc
bà mẹ và tình hình sức khỏe trẻ em, Lệ Thủy, Quảng Bình.
16. UNICEF (2009), Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, Tình
trạng trẻ em trên thế giới.
17. UNICEF (2014), Báo cáo khảo sát sự hài lòng của người
dân đối với dịch vụ y tế tuyến xã tỉnh Điện Biên 2013, Điện
Biên.
Tiếng Anh:
18. F.I. Buseri et al. (2008), “Prevalence and risk factors
of anemia among pregnant women in Nigeria”, The Open
Hematology Journal. 2, pg. 14-19.
19. Sant R. Pasricha, Sonia R. Caruana and Tran Q. Phuc
(2008), “Anemia, Iron Deficiency, Meat Consumption, and
Hookworm Infection in Women of Reproductive Age In
Northwest Vietnam”, Am.J.Trop. Med. Hy. 78(3), pg. 375-
381.
20. WHO (2008), WHO Global Database on Anaemia,
Worldwide prevalence of anaemia 1993-2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_thieu_mau_o_phu_nu_mang_thai_tai_huyen_le_thuy_ti.pdf