Thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm để phát triển năng lực thực nghiệm hoá học ở các trường Trung học Phổ thông huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - Phạm Thị Tình

Tài liệu Thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm để phát triển năng lực thực nghiệm hoá học ở các trường Trung học Phổ thông huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - Phạm Thị Tình: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 43-50 43 THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH Phạm Thị Tình - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Vũ Thị Thu Hoài, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài: 09/04/2019; ngày sửa chữa: 16/04/2019; ngày duyệt đăng: 26/04/2019. Abstract: This article presents the results of research on current status of designing and using of experimental exercises to develop chemical experimental competency at the new requirements of the Ministry of Education and Training at 05 high schools in Huong Son district, Ha Tinh province. Data collected from 22 teachers and 341 students were processed and analyzed. The results show that: 1) The students' chemical experimental competency is generally low; 2) Teachers have not actively used a variety of chemical experimental exercises, currently focusing ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm để phát triển năng lực thực nghiệm hoá học ở các trường Trung học Phổ thông huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - Phạm Thị Tình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 43-50 43 THỰC TRẠNG THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM HOÁ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH Phạm Thị Tình - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Vũ Thị Thu Hoài, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài: 09/04/2019; ngày sửa chữa: 16/04/2019; ngày duyệt đăng: 26/04/2019. Abstract: This article presents the results of research on current status of designing and using of experimental exercises to develop chemical experimental competency at the new requirements of the Ministry of Education and Training at 05 high schools in Huong Son district, Ha Tinh province. Data collected from 22 teachers and 341 students were processed and analyzed. The results show that: 1) The students' chemical experimental competency is generally low; 2) Teachers have not actively used a variety of chemical experimental exercises, currently focusing on exercises that simulate words, writing and drawings; 3) Chemical experiment exercises are still discrete, not systematic; 4) The design of the chemical experiment is mainly referenced, depending on the material available, the lack of a framework for designing a systematically chemical experimental exercise, leading to a reduction in the effectiveness of teaching and learning. Keywords: Chemical experiment exercises, chemical experimental competency, the current status of using chemical experimental exercises, Huong Son, Ha Tinh. 1. Mở đầu Hoá học là môn học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm. Các bài tập thực nghiệm hoá học (BTTNHH) đóng vai trò trung tâm, quan trọng trong dạy học Hoá học giúp học sinh (HS) phát triển nhận thức hoá học, năng lực (NL) tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học và NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống hàng ngày. Có thể nói, BTTNHH là một phần tích hợp không thể thiếu của mỗi bài giảng lí thuyết trên lớp [1]. Tuy nhiên, việc thiết kế và sử dụng các BTTNHH trong quá trình dạy học thường chưa đáp ứng mục tiêu được xác định ban đầu trong chương trình đào tạo [2]. Hiện nay, Bộ GD-ĐT mới ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 [3] và Chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học 2018 [4]; trong đó đã trình bày rõ Chuẩn đầu ra và nội dung chi tiết cho mỗi bài học trong các chương trình học khối lớp 10, 11, và 12 nhằm giúp HS phát triển được các phẩm chất và NL cơ bản cũng như NL đặc thù của môn Hoá học. Bởi vậy, nghiên cứu này tập trung vào 3 mục tiêu chính: 1) Thảo luận, phân tích và đề xuất khái niệm mở rộng của NLTNHH bám sát yêu cầu Chuẩn đầu ra mới được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2018; 2) Đánh giá thực trạng thiết kế và sử dụng BTTNHH nhằm phát triển các năng lực thực nghiệm hoá học (NLTNHH) cho HS tại các trường trung học phổ thông (THPT) ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh để cung cấp dữ liệu thực tiễn cho các nghiên cứu tiếp theo; 3) Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thiết kế và sử dụng BTTNHH tại các trường THPT trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm và các yêu cầu của hệ thống bài tập thực nghiệm hóa học 2.1.1. Khái niệm Bài tập thực nghiệm là các bài tập chứa đựng các thông tin xuất phát từ các hiện tượng, tình huống diễn ra trong phòng thí nghiệm, quá trình sản xuất, cuộc sống hằng ngày và môi trường tự nhiên đã được đơn giản hoá, lí tưởng hoá nhưng vẫn chứa đựng các yếu tố quan trọng của thực tiễn. Những bài tập hoá học này thường đưa thêm các điều kiện, giả thiết phù hợp, hạn chế những yếu tố không cần thiết cho phép người học tiếp cận với các vấn đề hoá học theo ý đồ của người dạy [5]. 2.1.2. Xác định các yêu cầu của hệ thống bài tập thực nghiệm hóa học Các yêu cầu chính về nội dung và phương thức của mỗi BTTNHH bao gồm: 1) Phải gắn liền với thực tiễn, đời sống, xã hội, cộng đồng; 2) Cần chứa đựng các yếu tố phát triển các kĩ năng thực hành gồm: tiến hành thí nghiệm, làm việc nhóm, hợp tác và giao tiếp, thu thập và xử lí dữ liệu, phân tích và viết báo cáo kết quả; 3) Phải chứa đựng các yếu tố phát triển tư duy, cần chú ý tạo cơ hội cho HS được đọc, tiếp cận, trình bày thông tin về những vấn đề thực tiễn cần đến kiến thức Hoá học và đưa VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 43-50 44 ra giải pháp; để từ đó rèn luyện các kĩ năng giải quyết vấn đề cho HS: phát hiện vấn đề; lập kế hoạch nghiên cứu; giải quyết vấn đề (thu thập, trình bày thông tin, xử lí thông tin để rút ra kết luận); đánh giá kết quả giải quyết vấn đề; nêu giải pháp khắc phục, cải tiến; 4) Cần chú ý tạo cho HS cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới; 5) Phương thức thực hiện BTTNHH cần phù hợp với điều kiện thực tiễn [5]. 2.1.3. Các phương thức thực hiện bài tập thực nghiệm hóa học Hình 1. Các phương thức thực hiện BTTNHH Về cơ bản, có thể phân biệt 3 phương thức thực hiện chính gồm: 1) Bài tập thực nghiệm thông qua thực hành thí nghiệm; (2) Bài tập thực nghiệm thông qua mô phỏng thí nghiệm, hiện tượng; 3) Bài tập thực nghiệm thông qua hoạt động tham quan thực tế (hình 1) [5]. 2.2. Khái niệm mở rộng của năng lực thực nghiệm hóa học 2.2.1. Khái niệm mở rộng Trước khi đi vào khái niệm mở rộng và cấu trúc NLTNHH, chúng ta cần thiết phải làm rõ khái niệm NL và thực nghiệm trong khoa học nói chung. Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, “NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [3]. Theo Trương Xuân Cảnh, “thực nghiệm được hiểu là quá trình thu thập, xử lí, phân tích thông tin, dữ liệu để kiểm chứng cho một giả thuyết khoa học hay một sự kiện thực tiễn nào đó” [6]. Về khái niệm và cấu trúc của NLTNHH, hiện có nhiều định nghĩa khác nhau dựa trên nền tảng nhận thức về NL và NL thực nghiệm khác nhau. Một trong các khái niệm NLTNHH được sử dụng nhiều nhất là: NLTNHH là khả năng người học huy động, tổng hợp tất cả những kiến thức hoá học đã có, kĩ năng cần thiết để xử lí thông tin, các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú khám phá tri thức mới, sự say mê học hỏi, niềm tin vào khoa học, ý chí kiên nhẫn... để thực hiện thành công các thao tác, kĩ thuật tiến hành thí nghiệm hoá học. Cấu trúc của NLTNHH đã được xem xét chỉ với 3 NL thành phần gồm: 1) NL lựa chọn, tiến hành, sử dụng thí nghiệm an toàn; 2) NL dự đoán, quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận; 3) NL xử lí thông tin liên quan đến thí nghiệm [7], [8]. Theo chúng tôi, có sự cần thiết phải mở rộng khái niệm NLTNHH trong nghiên cứu này như sau: NL thực nghiệm hoá học là khả năng người học huy động, tổng hợp tất cả những kiến thức hoá học đã có, các kĩ năng và thái độ cần thiết để có thể hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học và vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công một số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn. Theo khái niệm mở rộng, NLTNHH cần được xem xét dưới 02 NL thành phần chính cấp 1 và 07 NL thành phần cấp 2 như bảng 1. 2.2.2. Những biểu hiện của năng lực thực nghiệm hoá học Tùy theo khái niệm NLTNHH được sử dụng, các biểu hiện của NLTNHH cũng có sự khác nhau ít nhiều trong các nghiên cứu trước. Bám sát yêu cầu mục tiêu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học 2018 của Bộ GD-ĐT [4] và tham khảo các nghiên cứu trước, trong nghiên cứu này, NLTNHH được xem xét dưới khái niệm rộng và được đánh giá dưới các biểu hiện như trong bảng 1. Bảng 1. Các biểu hiện của các NLTNHH thành phần NL thành phần cấp 1 của NLTNHH NL thành phần cấp 2 của NLTNHH Biểu hiện NL hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học NL1 - Đề xuất vấn đề, đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết + Phân tích được bối cảnh của một hiện tượng, sự kiện thực tiễn; + Nhận diện vấn đề và đặt các câu hỏi nghiên cứu liên quan; VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 43-50 45 + Phân tích, sàng lọc các câu hỏi để hình thành giả thuyết thực nghiệm dựa trên cơ sở lí thuyết đã biết. NL2 - Lập kế hoạch thực nghiệm + Xác định và lựa chọn được đối tượng thực nghiệm; + Nêu được các nguyên vật liệu, trang thiết bị, dụng cụ, hoá chất cần thiết cho tiến hành thực nghiệm; + Đề xuất được phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm có cần đối chứng không? số lần lặp lại? nơi tiến hành thực nghiệm?... + Xác định được quy trình (các bước) kĩ thuật để thực hiện phương pháp thực nghiệm đã đề xuất; + Dự đoán kết quả của thực nghiệm sẽ thu được. NL3 - Tiến hành kế hoạch thực nghiệm + Tiến hành các thao tác kĩ thuật theo đúng quy trình; + Sử dụng hợp lí, khéo léo các thiết bị, dụng cụ, hoá chất trong từng thao tác; + Tiến hành quan sát, ghi chép, thu thập các dữ liệu thu được từ thực nghiệm. + Xử lí các dữ liệu thực nghiệm thu để chuyển từ dữ liệu “thô” thành dữ liệu “tinh”; + Phân tích được kết quả thực nghiệm sau khi đã xử lí; + Biểu diễn được kết quả thực nghiệm một cách khoa học; +Giải thích được kết quả thực nghiệm thu được và rút ra được kết luận khoa học. NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công một số vấn đề trong đời sống NL4 - Phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống + Phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống; + Phản biện, đánh giá được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề; + Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường. NL5 - Phản biện, đánh giá ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề + Nhận diện được các ảnh hưởng tiềm năng của một vấn đề; + Phân tích đánh giá, so sánh được mức độ ảnh hưởng; + Phân tích, đánh giá được các nguyên nhân; + Đề xuất được các giải pháp tiềm năng. NL6 - Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT + Có thể phân tích, nhận diện được các vấn đề tiềm năng của hoá học ứng dụng trong đời sống; + Có thể phân tích, nhận diện được các vấn đề hoá học cần nghiên cứu, làm rõ trong tương lai. + Đưa ra được một số lĩnh vực công việc có sự liên quan, vận dụng, áp dụng kiến thức và NL hoá học. NL7 - Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường + Nhận diện được ưu thế NL thực nghiệm hoá học của bản thân; + Nhận diện được các vấn đề phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường hiện nay; + Đề xuất được các giải pháp, hành động ứng xử phù hợp với các tình huống thực tiễn. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 43-50 46 2.3. Điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm hóa học để phát triển năng lực thực nghiệm hóa học trong trường phổ thông 2.3.1. Mục tiêu điều tra Nhằm có cái nhìn khách quan về thực trạng thiết kế và sử dụng hệ thống BTTNHH trong quá trình dạy học ở các trường THPT để từ đó làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thiết kế và sử dụng BTTNHH trong việc phát triển NLTNHH cho HS THPT. Nội dung điều tra bao gồm: - Đối với GV: + Nhận thức về mức độ quan trọng của các NLTNHH thành phần cần phát triển cho HS phổ thông; + Đánh giá NLTNHH của HS THPT hiện nay; + Tần suất, các dạng và phương thức BTTNHH được sử dụng trong dạy học ở các trường THPT hiện nay; + Phương pháp thiết kế hệ thống BTTNHH mà các GV đang áp dụng như thế nào?; + Các khó khăn, thách thức trong quá trình thiết kế và sử dụng BTTNHH vào dạy học ở trường THPT hiện nay? - Đối với HS 12: + Dạng BTTNHH HS yêu thích; + Khó khăn trong việc học tập đối với các BTTNHH. 2.3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng điều tra: GV dạy môn Hoá học có thâm niên trên 5 năm và các HS lớp 12 tại 5 trường THPT ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi điều tra: Thực trạng thiết kế và sử dụng BTTNHH để phát triển NLTNHH tại 5 trường THPT ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh gồm: Hương Sơn, Lê Hữu Trác, Lý Chiến Thắng, Cao Thắng, Dân lập Nguyễn Khắc Viện. Thời gian tiến hành điều tra: từ tháng 11/2018 đến 02/2019. 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu - Phát triển bảng hỏi khảo sát: Phiếu điều tra đối với GV bao gồm 03 phần. Phần I là các câu hỏi thông tin về trình độ đào tạo, thâm niên dạy học và đơn vị đang công tác; Phần II là các câu hỏi bán mở về thực trạng thiết kế và sử dụng BTTNHH nhằm phát triển NLTNHH tại các trường THPT; Phần III là phụ lục trình bày các biểu hiện của 7 NLTNHH thành phần và miêu tả các dạng BTTNHH thường dùng để hỗ trợ GV trả lời các câu hỏi khảo sát. Phiếu điều tra đối với HS gồm 2 phần; Phần I là các câu hỏi thông tin về giới tính, lớp học và trường học; Phần II là các câu hỏi bán mở về thực trạng học BTTNHH. - Thủ tục điều tra: Phiếu điều tra được in và gửi tận tay đến các HS lớp 12 và các GV dạy môn Hoá học tại các trường THPT trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh trực tiếp bởi cán bộ nghiên cứu hoặc thông qua các GV khác. Đặc biệt, nhiều phiếu điều tra cũng được gửi qua email và trang mạng xã hội Facebook đến các GV. 2.3.4. Đánh giá kết quả điều tra 2.3.4.1. Phân tích kết quả điều tra giáo viên Nghiên cứu thu được 22 phiếu điều tra phản hồi trên tổng số 31 GV hiện đang dạy môn Hoá học tại 5 trường THPT trên địa bàn huyện Hương Sơn, đạt tỉ lệ 71%. Số liệu phản hồi được phân tích dưới đây: - Nhận thức về NLTNHH cần phát triển cho HS: + Về nhận thức NL thành phần của NLTNHH cần phát triển cho HS (biểu đồ 1): Biểu đồ 1. Phần trăm số GV đồng ý cần phát triển các NLTNHH cho HS Biểu đồ 1 thể hiện phần trăm số GV đồng ý xem xét các NLđề xuất là các NLTNHH thành phần cần phát triển cho HS. Nhìn vào kết quả có thể thấy, có 6 trong tổng số 7 NL thành phần được nêu ra đều được trên 65% GV nhận diện chúng là các NLTNHH thành phần cần phát triển cho HS; duy nhất NL7 (Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường) chỉ nhận được 12/22 (tương đương 54,5%) ý kiến đồng ý đây là một NLTNHH thành phần cần phát triển cho HS. + Về mức độ quan trọng của việc phát triển NLTNHH cho HS phổ thông (biểu đồ 2): Biểu đồ 2. Điểm đánh giá mức độ quan trọng tương đối của NLTNHH 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 NL1 NL2 NL3 NL4 NL5 NL6 NL7 Rất quan trọng 82% Quan trọng 18% Không quan trọng 0% VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 43-50 47 Biểu đồ 2 cho thấy, gần 82% GV nhận thức rằng NLTNHH là rất quan trọng và 18% GV còn lại đáng giá NLTNHH là quan trọng cần được phát triển cho HS. - Đánh giá NLTNHH của HS THPT hiện nay (biểu đồ 3): Biểu đồ 3. Đánh giá NLTNHH của HS (Ghi chú: 1- Rất thấp, 2 - Thấp, 3 - Vừa, 4 - Cao, và 5 - Rất cao) Biểu đồ 3 cho thấy, kết quả khảo sát đưa ra một bức tranh không được tốt về NLTNHH của HS tại các trường THPTT trên địa bàn huyện Hương Sơn. Có 05 trong 07 NLTNHH thành phần đã bị đánh giá trong khoảng từ “thấp” đến “vừa”, chỉ có 2 NL thành phần nhận được điểm từ “vừa” đến “cao” (nhưng điểm cũng rất thấp chỉ 3,1 và 3,3 tương ứng) là NL2 (Lập kế hoạch thực nghiệm) và NL4 (Phát hiện, giải thích được một số hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống). - Tần suất và các phương thức BTTNHH được sử dụng trong dạy học ở các trường THPT hiện nay: Kết quả khảo sát đưa đến một bức tranh sử dụng các dạng BTTNHH như sau: Bảng 2 cho thấy: + Hầu hết GV (trên 90%) sử bài tập thực nghiệm thông qua mô phỏng quá trình thí nghiệm bằng lời nói, trình bày viết và bằng hình vẽ với tần suất rất nhiều (trên 9 lần/1 tháng/1 lớp). + Không có GV nào dùng dạng BTTNHH thông qua mô phỏng thí nghiệm qua các video được tạo lập bởi các phần mềm (thí nghiệm ảo), thông qua hoạt động tham quan thực tế, HS thực hiện thí nghiệm tại nhà hay thông qua thí nghiệm ngoại khoá. + Hoạt động thí nghiệm bởi GV trên lớp hay trong phòng thí nghiệm và hoạt động thí nghiệm được thực hiện bởi HS theo từng nhóm trong phòng thí nghiệm được hầu hết các GV (81,8%) sử dụng, tuy nhiên với tần suất là rất ít (1-2 lần/1 tháng/1 lớp). - Phương pháp thiết kế BTTNHH mà các GV đang áp dụng (biểu đồ 4, 5): Biểu đồ 4. Cách thức thiết kế BTTNHH Biểu đồ 4 cho thấy, hầu hết các GV (82%) đều vận dụng cả hai phương pháp là tham khảo, lựa chọn BTTNHH từ các tài liệu và tự thiết kế BTTNHH; trong 3 3.1 2.9 3.3 2.7 3 2.3 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 NL1 NL2 NL3 NL4 NL5 NL6 NL7 Tham khảo, lựa chọn từ các tài liệu 18% Tự thiết kế BTTNHH 0% Cả hai phương thức 82% Bảng 2. Tần suất các phương thức BTTNHH được sử dụng Dạng BTTNHH Số GV lựa chọn tần suất sử dụng các dang BTTNHH (khảo sát 22 GV) Không sử dụng Ít sử dụng (1-2 lần/1 tháng/1 lớp) Hay sử dụng (4-8 lần/1 tháng/1 lớp) Rất hay sử dụng (trên 9 lần/1 tháng/1 lớp) Dạng 1a 0 17 5 0 Dạng 1b 2 18 2 0 Dạng 1c 0 18 2 2 Dạng 1d 0 17 3 2 Dạng 1e 22 0 0 0 Dạng 1f 22 0 0 0 Dạng 2a 10 5 5 2 Dạng 2b 0 0 2 20 Dạng 2c 0 0 0 22 Dạng 2d 22 0 0 0 Dạng 3 22 0 0 0 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 43-50 48 khi đó, có 18% hoàn toàn sử dụng các BTTNHH được tham khảo từ các tài liệu. Biểu đồ 5. Phần trăm GV có phương pháp thiết kế BTTNHH rõ ràng, hệ thống Biểu đồ 5 cho thấy, 100% GV thừa nhận rằng họ thực sự không có kĩ thuật thiết kế các BTTNHH rõ ràng, có tính hệ thống, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và kiến thức cá nhân để mỗi người. - Các khó khăn, thách thức trong quá trình thiết kế và sử dụng BTTNHH vào dạy học ở trường THPT hiện nay: Kết quả khảo sát giúp nhận diện được các khó khăn, thách thức trong thiết kế và sử dụng BTTNHH tại các trường trên địa bàn huyện Hương Sơn như bảng 3. Bảng 3. Các khó khăn, thách thức trong thiết kế, sử dụng BTTNHH TT Các khó khăn, thách thức khi dạy học BTTNHH Số GV đồng ý (tổng 22) 1 Lớp đông nên khó tổ chức giờ thực hành thí nghiệm 20 2 Không có đủ thiết bị thí nghiệm 20 3 Thiết bị thí nghiệm cũ nguy cơ mất an toàn 22 4 Không có nhiều thời gian để chuẩn bị thí nghiệm do thời lượng dạy lí thuyết quá nhiều 22 5 Cơ sở vật chất dạy học của trường không đủ điều kiện để thiết kế và sử dụng phong phú các dạng BTTNHH khác nhau, ngoài hình thức vẽ hình, lời nói để mô tả quá trình thực nghiệm trên bảng. 22 6 Ý thức khi tham gia các thí nghiệm hoá học của HS thấp, dẫn đến nhiều nguy cơ mất an toàn 22 7 GV có ít kinh nghiệm trong thiết kế các dạng BTTNHN khác nhau, dẫn đến việc dạy học qua các BTTNHH chưa đảm bảo yêu cầu phát triển NLTNHH cho HS 19 8 NL thực hiện thí nghiệm của GV thấp 5 Bảng 3 cho thấy, hầu hết các GV (trên 91%) đều cho rằng, thiết kế và sử dụng BTTNHH gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như: Lớp đông nên khó quản lí giờ thực hành thí nghiệm, không có đủ thiết bị thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm cũ nguy cơ mất an toàn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị thí nghiệm do thời lượng dạy lí thuyết quá nhiều, cơ sở vật chất dạy học của trường không đủ điều kiện để thiết kế và sử dụng các dạng BTTNHH khác ngoài hình thức vẽ hình, lời nói để mô tả quá trình thực nghiệm trên bảng, y thức khi tham gia các thí nghiệm hoá học của HS thấp, dẫn đến nhiều nguy cơ mất an toàn, và đặc biệt, nhiều GV (trên 86%) thừa nhận rằng, họ có ít kinh nghiệm trong thiết kế các dạng BTTNHN khác nhau, dẫn đến hệ thống BTTNHH không đa dạng, việc dạy học qua các BTTNHH chưa đảm bảo tính hiệu quả cần thiết. Đáng lưu ý là chỉ 5/22 (gần 23%) GV đồng ý rằng họ có ít kinh nghiệm, trải nghiệm thực hành thí nghiệm. Kết quả này có thể giải thích được là do hiện nay hầu hết các GV dạy Hoá học trên địa bàn huyện Hương Sơn đều là các GV thế hệ trẻ, có trình độ, được đào tạo bài bản cả về lí thuyết và kĩ năng thực hành thí nghiệm. Đây rõ ràng là một thông số đáng mừng. 2.3.4.2. Phân tích kết quả điều tra học sinh Cuộc khảo sát thu được 341 phiếu trả lời từ các HS học khối 12 từ 5 trường trên địa bạn huyện Hương Sơn. Trong đó, có tới 322 (tương đương 94,5%) HS đang lựa chọn theo học môn Hoá học để thi đại học. Kết quả được phân tích cụ thể như sau: - Dạng BTTNHH HS ưa thích: Khảo sát muốn điều tra dạng BTTNH nào HS ở huyện Hương Sơn thích học. Kết quả phân tích như sau (xem bảng 4 trang bên). Bảng 4 cho thấy: + Hầu hết HS (gần 96,5%) đều thích hoặc rất thích học các dạng BTTNH như thí nghiệm bởi GV trên lớp; thí nghiệm bởi GV trong phòng thí nghiệm; đặc biệt gần 100% thích tham gia học thí nghiệm được thực hiện bởi chính HS trong phòng thí nghiệm; + 100% HS đều đánh giá rất thích học các bài tập thực nghiệm thông qua các băng hình, video quay lại quá trình thí nghiệm của người khác hoặc một quá trình hiện tượng tự nhiên; + Ngược lại, cũng có gần như 100% HS đánh giá không thích hoặc bình thường đối với dạng bài tập thực nghiệm thông qua mô phỏng quá trình thí nghiệm bằng lời nói, trình bày viết hoặc bằng hình vẽ; + Cuối cùng, đáng lưu ý là 100% HS cũng phản hồi rằng họ chưa hề có trải nghiệm học thực nghiệm qua hình thức dạng thí nghiệm ngoại khoá, bài tập thực nghiệm thông qua mô phỏng thí nghiệm qua các video được tạo ■ Có kĩ thuật thiết kế hệ thống BTTNHH rõ ràng ■ Không có kĩ thuật thiết kế BTTNHH rõ ràng, hệ thống VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 43-50 49 lập bởi các phần mềm (thí nghiệm ảo), và bài tập thực nghiệm thông qua hoạt động tham quan thực tế. - Các khó khăn trong học tập đối với BTTNHH: Các HS được yêu cầu trả lời câu hỏi mở là “Nêu các khó khăn trong quá trình học BTTNHH”. Đã có 45/341 (tương đương 13,2%) HS trả lời, trong đó các ý kiến đưa ra có thể được tổng kết vào 2 khó khăn chính gồm: 1) BTTNHH chủ yếu là ở các dạng mô phỏng qua hình vẽ, lời nói, trình bày viết dẫn đến chưa thu hút được nhiều sự tập trung, yêu thích học của HS; 2) Cơ sở phòng thí nghiệm thiếu, chất lượng thấp dẫn đến HS không có nhiều cơ hội để tự tiến hành các thí nghiệm. 2.3.5. Thảo luận Kết quả điều tra đối với 22 GV dạy Hoá học và 341 HS lớp 12 từ 05 trường THPT trên địa bàn huyện Hương Sơn cho thấy, mặc dù các GV đã nhận thức được sự cần thiết phát triển các NLTNHH cho HS và BTTNHH là một công cụ quan trọng cho mục đích đó; tuy nhiên, việc sử dụng dạng bài tập này còn rất nhiều hạn chế, mà lí do chính bao gồm: 1) Cơ sở vật chất trường học yếu; 2) GV chưa chủ động sử dụng đa dạng các BTTNHH, hiện chủ yếu tập trung các dạng bài tập mô phỏng lời nói, viết và hình vẽ; 3) Các dạng bài tập thực nghiệm không đa dạng, rời rạc, không có tính hệ thống; 4) Việc thiết kế BTTNHH chủ yếu tham khảo, phụ thuộc vào tài liệu có sẵn, thiếu một khung hướng dẫn thiết kế BTTNHH có tính hệ thống, do đó giảm hiệu quả và giảm hứng thú học tập của HS đối với hoạt động dạy học BTTNH. Từ kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu đề xuất 02 giải pháp có tính chiến lược phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THPT ở Hương Sơn như sau:1) Cần đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị tin học, lớp học kết nối mạng Internet để GV và HS tận dụng kho dữ liệu số khổng lồ trên mạng để hỗ trợ dạy học các BTTNHH ở dạng số, giúp hạn chế được các rào cản về cơ sở thiết bị thí nghiệm và ý thức thực hành thí nghiệm kém của HS hiện nay; 2) Cần thiết có một khung hướng dẫn giúp việc thiết kế hệ thống BTTNHH đạt hiệu quả tối đa trong việc phát triển NLTNHH cho HS. Các BTTNHH cần phải có tính hệ thống và phải phù hợp với điều kiện thực tiễn như: điều kiện cơ sở vật chất mỗi trường, điều kiện phòng thí nghiệm, NL của GV, và NL của HS... Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kiến nghị: 1) Các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn huyện Hương Sơn cần chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài ngân sách nhà nước để từng bước đầu tư trang thiết bị dạy học trên lớp và phòng thí nghiệm để hỗ trợ việc dạy và học thực nghiệm nhằm nâng cao kĩ năng thực hành thực nghiệm nói chung, đặc biệt kĩ năng tiến hành các thí nghiệm nói riêng; 2) Mỗi GV và HS cần nâng cao sự sáng tạo trong dạy và học, tận dụng tối đa điều kiện sẵn có về cơ sở vật chất để cải thiện hiệu quả phát triển NLTNHH cho HS. 3. Kết luận Nghiên cứu này đã có những đóng góp đáng kể về mặt lí luận và thực tiễn. Về mặt lí luận, nghiên cứu đã phân tích và đưa ra khái niệm NLTNHH mở rộng, cấu trúc và các biểu hiện của NL này dựa theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học mới của Bộ GD-ĐT. Đây là đóng góp quan trọng bởi vì khái niệm mở rộng NLTNHH sẽ làm cơ sở nền tảng cho hoạt động dạy học, Bảng 4. Mức độ ưa thích BTTNHH của HS Dạng BTTNHH Số HS lựa chọn mức độ yêu thích đối với các dạng BTTNHH (341 HS trả lời) Không thích Bình thường Thích Rất thích Chưa trải nghiệm Dạng 1a 0 61 75 205 0 Dạng 1b 0 5 336 0 0 Dạng 1c 0 12 21 308 0 Dạng 1d 0 2 41 298 0 Dạng 1e 0 0 0 0 341 Dạng 1f 0 0 0 0 341 Dạng 2a 0 0 0 341 0 Dạng 2b 100 235 6 0 0 Dạng 2c 121 210 10 0 0 Dạng 2d 0 0 0 0 341 Dạng 3 0 0 0 0 341 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 43-50 50 cho việc thiết kế và sử dụng hệ thống BTTNHH của các GV và HS tại cấp THPT được định hướng rõ ràng, đảm bảo đạt được các mục tiêu đào tạo theo yêu cầu mới của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, khung NLTNHH mở rộng này cần được xin ý kiến của nhiều chuyên gia để trở nên có giá trị hơn trong những nghiên cứu tiếp theo. Khi đó khung NL TNHH cần được đặt trong một đường phát triển NL từ lớp 10 đến lớp 12. Về thực tiễn, bài viết là một trong các nghiên cứu đầu tiên tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng thiết kế và sử dụng BTTNHH trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, bởi vậy kết quả đã cung cấp thêm dữ liệu thực tiễn quan trọng cho các hoạt động nghiên cứu liên quan trong tương lai. Nghiên cứu có giới hạn là chỉ khảo sát đối với HS lớp 12 và số lượng mẫu còn ít; các nghiên cứu sau cần tiến hành đánh giá với các HS lớp 10 và 11 với quy mô mẫu lớn hơn và đặc biệt xây dựng các bài tập thực nghiệm thông qua hoạt động thực tiễn để có bức tranh thực trạng thiết kế và sử dụng BTTNHH được rõ nét, toàn diện hơn. Tài liệu tham khảo [1] Robin Millar (2004). The role of practical work in the teaching and learning of science. High school science laboratories: Role and vision, pp.1-24. [2] Ana Logar - Cirila Peklaj - and Vesna Ferk Savec (2017). Effectiveness of student learning during experimental work in primary school. Acta Chimica Slovenica, Vol. 64 (3): pp. 661-671. [3] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể. [4] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình môn Hoá học. [5] Vũ Thị Thu Hoài - Phạm Thị Tình (2018). Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm hóa học ở cấp trung học phổ thông dựa theo cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu bài học. Kỉ yếu hội thảo quốc tế về giáo dục cho mọi người. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 241-253. [6] Trương Xuân Cảnh (2015). Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học Sinh học cơ thể sinh vật - Sinh học 11 trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Phạm Thị Bích Đào - Đặng Thị Oanh (2017). Đề xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho học sinh thông qua môn Khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 9, tr 56-64. [8] Phạm Thị Bình - Đỗ Thị Quỳnh Mai - Hà Thị Thoan (2016). Xây dựng bài tập Hoá học nhằm phát triển năng lực thực hành hoá học cho học sinh ở trường phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 6A, tr 72-78. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC... (Tiếp theo trang 59) 3. Kết luận Ở các trường sư phạm, NLNN của SV được hình thành và rèn luyện trong quá trình học tập, thực hành và tổ chức các hoạt động sư phạm. Đối với SV ngành GDTH ở Trường Đại học Đồng Tháp, việc phát triển NLNN cho SV có sự liên hệ chặt chẽ với thực tiễn giảng dạy ở trường tiểu học. Do đó, việc phối hợp giữa Trường Đại học Đồng Tháp và các trường tiểu học trong quá trình đào tạo để phát triển các NLNN cho SV là rất cần thiết. Vì vậy, phân bổ một cách hợp lí về thời gian hoạt động rèn luyện NVSP cho SV ngành GDTH sẽ đem lại hiệu quả trong công tác đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 40/2011/TT- BGDĐT ngày 16/09/2011 ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học phổ thông. [2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [3] Hoàng Phê (1996). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng. [4] Vũ Dũng (2008). Từ điển Tâm lí học. NXB Từ điển Bách khoa. [5] Phạm Thị Minh Hạnh (2007). Nghiên cứu hệ thống đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên trung học phổ thông ở cộng hòa Pháp và hướng vận dụng vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 20/2018/TT- BGDĐT ngày 22/08/2018 ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. [7] Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư số 16/2014/TT- BGDĐT ngày 16/05/2014 ban hành Quy chế hoạt động của trường thực hành sư phạm. [8] Hoàng Thị Hạnh (2016). Kĩ năng cơ bản của sinh viên trong thực tập sư phạm. NXB Giáo dục Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf09pham_thi_tinh_vu_thi_thu_hoai_7181_2181731.pdf
Tài liệu liên quan