Tài liệu Thực trạng sức khỏe liên quan đến hút thuốc lá của phụ nữ dân tộc raglai trong độ tuổi từ 15 - 49 tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
321
THỰC TRẠNG SỨC KHỎE LIÊN QUAN ĐẾN HÚT THUỐC LÁ
CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC RAGLAI TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 15 - 49
TẠI 2 HUYỆN KHÁNH SƠN VÀ KHÁNH VĨNH,
TỈNH KHÁNH HÒA
Lê Tấn Phùng*, Phù Quốc Việt*, Lưu Trung Hiếu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tác hại của hút thuốc lá đến sức khỏe đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu. Trong khi đó,
hút thuốc lá là thói quen khá phổ biến trong phụ nữ người dân tộc Raglai tại tỉnh Khánh Hòa.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo mối liên quan giữa thực trạng sức khỏe của phụ nữ dân tộc Raglai liên
quan đến hút thuốc lá và một số yếu tố văn hóa, xã hội.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang để nghiên cứu trên đối
tượng là phụ nữ người dân tộc Raglai trong độ tuổi từ 15-49 đang sinh sống tại 2 huyện miền núi Khánh Sơn và
Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Các biến số nghiên cứu bao gồm thực trạng hành vi hút thuốc lá theo mức độ
phụ thuộc nicotine, cách chỉ s...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sức khỏe liên quan đến hút thuốc lá của phụ nữ dân tộc raglai trong độ tuổi từ 15 - 49 tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
321
THỰC TRẠNG SỨC KHỎE LIÊN QUAN ĐẾN HÚT THUỐC LÁ
CỦA PHỤ NỮ DÂN TỘC RAGLAI TRONG ĐỘ TUỔI TỪ 15 - 49
TẠI 2 HUYỆN KHÁNH SƠN VÀ KHÁNH VĨNH,
TỈNH KHÁNH HÒA
Lê Tấn Phùng*, Phù Quốc Việt*, Lưu Trung Hiếu*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tác hại của hút thuốc lá đến sức khỏe đã được khẳng định qua nhiều nghiên cứu. Trong khi đó,
hút thuốc lá là thói quen khá phổ biến trong phụ nữ người dân tộc Raglai tại tỉnh Khánh Hòa.
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo mối liên quan giữa thực trạng sức khỏe của phụ nữ dân tộc Raglai liên
quan đến hút thuốc lá và một số yếu tố văn hóa, xã hội.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang để nghiên cứu trên đối
tượng là phụ nữ người dân tộc Raglai trong độ tuổi từ 15-49 đang sinh sống tại 2 huyện miền núi Khánh Sơn và
Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Các biến số nghiên cứu bao gồm thực trạng hành vi hút thuốc lá theo mức độ
phụ thuộc nicotine, cách chỉ số về thể lực, huyết áp và một số yếu tố văn hóa xã hội liên quan.
Kết quả: Trong tổng số 613 hoàn thành phiếu khảo sát có 16,6% phụ nữ Raglai đang hút thuốc lá với 68,6%
phụ thuộc nicotine ở mức độ từ trung bình nhẹ trở xuống và gần 4% phụ thuộc nicotine ở mức độ nặng. Các phụ
nữ đang hút thuốc lá có chỉ số BMI thấp hơn, các chỉ số huyết áp cao hơn so với phụ nữ không hút thuốc lá. Tỉ lệ
hút thuốc lá ở phụ nữ không biết chữ, không theo tôn giáo nào chiếm 42,4% và 20,6%, khác biệt có ý nghĩa so với
phụ nữ biết chữ và có theo 1 tôn giáo.
Kết luận: Tỉ lệ hiện đang hút thuốc lá của phụ nữ Raglai 15-49 tuổi là 16,6%. Phụ nữ hút thuốc lá có chỉ số
BMI thấp hơn và huyết áp cao hơn phụ nữ không hút thuốc lá. Có mối liên quan có ý nghĩa giữa trình độ học vấn
và tôn giáo với tỉ lệ hút thuốc lá trong phụ nữ.
Từ khóa: Hút thuốc lá, Raglai, Fagerstrom, phụ nữ 15-49 tuổi
ABSTRACT
HEALTH STATUS RELATING TO CIGARETTE SMOKING AMONG RAGLAI MINORITY ETHNIC
WOMEN AGED 15 – 49 IN KHANH SON AND KHANH VINH DISTRICTS, KHANH HOA PROVINCE
Le Tan Phung, Phu Quoc Viet, Luu Trung Hieu
Ho Chi Minh City Journal of Medicine *Vol. 22 - No 4- 2018: 321 – 326
Background: Smoking impacts on human health has been confirmed in research. It is the fact that smoking is
currently a popular health behavior among Raglai minority ethnic women in Khanh Hoa province.
Objectives: The study aimed to examine possible associations between some health indicators and smoking
status as well as some socio-cultural factors among Raglai minority ethnic women.
Methodologies: A cross sectional design was applied on Raglai minority ethnic women aged 15-49 who are
currently living in two mountainous districts Khanh Son and Khanh Vinh, Khanh Hoa Province. The study
variables included the current status of smoking according to nicotine-dependent levels, physical indices, blood
pressure, and some related socio-cultural factors.
* Sở Y tế Khánh Hòa.
Tác giả liên lạc: TS BS Lê Tấn Phùng ĐT: 0914036832 Email: letanphung@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018
322
Results: Of 613 respondents completing the questionnaire, the percentage of current smoking among Raglai
minority ethnic women is 16.6% with 68.6% of them categorized as low or low-moderate level of nicotine
dependence and 4% as high level. Compared with non-smokers, current smoker women had their BMI lower and
their blood pressure higher significantly. Smoking proportions among illiterate and non-religious women were
significantly higher than educated and religious ones.
Conclusions: The current smoking proportion among Raglai minority ethnic women aged 15-49 was
16.6%. Lower BMI and higher blood pressure were observed significantly among current smokers compared with
non-smokers. The proportions among educated and religious women were significantly lower than illiterate and
non-religious women.
Key works: Smoking, Raglai, Fagerstrom, women aged 15-49.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự nguy hại của hút thuốc lá đối với sức
khỏe đã được nghiên cứu từ lâu. Các bệnh tật
liên quan đến hút thuốc lá đã được biết đến ngày
càng nhiều, bao gồm phình động mạch chủ
bụng, bạch cầu dòng tủy cấp, đục thủy tinh thể,
ung thư phổi, vòm họng, bàng quang, cổ tử
cung, ung thư thận, tụy tạng, dạ dày và nhiều
loại ung thư khác(Error! Reference source not found.).
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan
có ý nghĩa giữa hút thuốc lá và chỉ số khối cơ thể
(BMI) và huyết áp. Các nghiên cứu này cho thấy
phụ nữ hút thuốc lá có chỉ số BMI thấp hơn và
huyết áp cao hơn(7,Error! Reference source not found.).
Nhằm đánh giá mức độ nghiện thuốc lá, đã
có nhiều thang đo khác nhau được sử dụng(2).
Tuy nhiên, thang đo Fagerstrom là thang đo
được áp dụng nhiều nhất nhằm đo lường mức
độ phụ thuộc nicotine của người hút thuốc lá.
Thang đo này gồm 6 câu hỏi. Mỗi câu được cho
điểm từ 0 đến 1 điểm, trong đó có 2 câu cho
điểm từ 0 đến 3 điểm. Tổng số điểm của thang
đo này được chia là 4 mức độ phụ thuộc
nicotine: từ 1-2 điểm: phụ thuộc thấp, 3-4 điểm:
phụ thuộc thấp - trung bình, 5-7 điểm: phụ thuộc
trung bình và ≥ 8 điểm: phụ thuộc cao.
Nghiên cứu về hút thuốc lá năm 2003 tại
huyện Khánh Sơn tỉnh Khánh Hòa cho thấy tỉ lệ
phụ nữ 15-49 người Raglai hút thuốc lá chiếm
đến 55,1%(6). Sử dụng thang đo Fagerstrom cho
nghiên cứu trên cho thấy 52,7% số phụ nữ hút
thuốc lá phụ thuộc nicotine ở mức độ rất nhẹ (<3
điểm). Tỉ lệ phụ thuộc nicotine nặng là 10,3%.
Nghiên cứu này nhằm khảo sát thực trạng
hút thuốc lá ở phụ nữ người dân tộc Raglai trong
độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) hiện đang sinh sống
tại cả 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh
Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, nơi có trên 50% người
dân tộc Raglai sinh sống, đồng thời tìm hiểu mối
liên quan giữa hành vi này với các yếu tố xã hội,
văn hóa và một số chỉ số sức khỏe của họ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế cắt ngang được áp dụng cho nghiên
cứu này.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ người dân
tộc Raglai trong độ tuổi sinh sản (từ 15-49 tuổi)
đang sinh sống tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh
Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa tại thời điểm nghiên
cứu (2017). Các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn chọn
Là phụ nữ Raglai tuổi từ đủ 15 tuổi đến tròn
49 tuổi, hiện đang sống tại huyện Khánh Sơn và
Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa.
Tự nguyện tham gia nghiên cứu
Đối với nữ từ 15 đến dưới 18 tuổi: Được cha
mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho tham gia
nghiên cứu.
Có đủ năng lực hành vi dân sự
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
323
Tiêu chuẩn loại trừ
Đang mắc các bệnh tâm thần, thần kinh làm
giảm hoặc mất chức năng giao tiếp thông
thường.
Bị các dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến đo
chiều cao như cong vẹo cột sống, dị dạng lồng
ngực v.v
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu tiến hành từ tháng
4/2017 đến 3/2018. Thời gian tập huấn điều tra và
thu thập số liệu từ tháng 6/2017 đến tháng
8/2017. Nghiên cứu được tiến hành tại các trạm y
tế thuộc 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho thiết kế
cắt ngang:
2)2
1(
2 )1(
d
pp
zn
Trong đó:
n: Cỡ mẫu
p: Tỉ lệ đã có từ các nghiên cứu trước.
Nghiên cứu của Bùi Xuân Minh và cs(1) cho thấy
tỉ lệ gầy (BMI < 18,5) ở phụ nữ Raglai từ 20-49
tuổi là 25%. Có thể chọn tỉ lệ này áp dụng vào
công thức tính cỡ mẫu.
d: Độ chính xác tuyệt đối. Chọn d = 0,05
Z: Giá trị của phân phối Z. Giá trị này bằng
1,96 ứng với độ tin cậy 95%.
Cỡ mẫu tính toán được với các dữ liệu trên là
289.
Do phương pháp chọn mẫu là phương pháp
PPS cho nên cỡ mẫu được điều chỉnh bởi hệ số
thiết kế DE (Design effect). Chọn DE = 2. Do đó,
cỡ mẫu sẽ là 289 x 2 = 578. Dự kiến có khoảng
10% số đối tượng không có mặt tại địa phương.
Cỡ mẫu được điều chỉnh theo tỉ lệ này để cho kết
quả cuối cùng là 645, làm tròn 650 phụ nữ.
Phương pháp chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp tỉ lệ với
kích thước dân số PPS (Population Proportional
to Size Sampling). Các bước chọn mẫu bao gồm:
Thôn/ tổ dân phố (gọi chung là thôn) là đơn
vị cụm (cluster) để chọn. Xác định chọn 30 cụm
trong tổng số 78 thôn (31 thôn ở Khánh Sơn và
47 thôn ở Khánh Vĩnh).
Lập danh sách toàn bộ 78 thôn và số phụ nữ
từ 15-49 tuổi của mỗi thôn theo thứ tự tăng dần
của số phụ nữ. Tính số cộng dồn.
Xác định số phụ nữ được chọn cho mỗi cụm
bằng cỡ mẫu chia cho số cụm, tức là bằng 650/30
≈ 22.
Xác định khoảng cách chọn mẫu SI
(Sampling Interval) bằng cách chia tổng số phụ
nữ 15-49 tuổi cho số cụm chọn, tức là bằng
14.140/30 = 471.
Chọn một số ngẫu nhiên RS có giá trị từ 1
đến SI, tức là từ 1 đến 471. Sử dụng phần mềm
chọn số ngẫu nhiên: www.random.org. Kết quả
chọn được 68.
Đối chiếu với số cộng dồn, các cụm được
chọn là các cụm có chứa các số RS, RS+SI, RS+2SI,
RS+3SI, , RS+kSI cho đến khi đủ 30 cụm. Tức
là các cụm có số cộng dồn chứa các số: 68, 1010,
1481, 1952,,14198.
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập thông qua bảng câu
hỏi dùng phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên
cứu. Các biến số chính được đưa vào bảng câu
hỏi bao gồm các số đo về chiềucao, câng năng để
tính toán chỉ số BMI, các chỉ số huyết áp, các
thông tin về hành chính, đặc điểm dân số - xã
hội; thực trạng hút thuốc lá của đối tượng và các
câu hỏi của thang đo Fagerstrom nhằm dánh giá
tình trạng phụ thuộc nicotine của những phụ nữ
hút thuốc lá.
Tại mỗi huyện chọn 3 điều tra viên, trong đó
có 2 điều tra viên là phụ nữ người dân tộc Raglai
nhằm bảo đảm hạn chế hàng rào ngôn ngữ trong
phỏng vấn. Các điều tra viên là cán bộ y tế hoặc
dân số có trình độ trung cấp trở lên, có kinh
nghiệm trong các điều tra y tế và xã hội học.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
324
Các bảng câu hỏi sau khi được điền đầy đủ
thông tin được chuyển về nhóm nghiên cứu để
nhập số liệu trên phần mềm EpiData 3.1.
Công cụ nghiên cứu
Thang đo Fagerstrom được sử dụng trong
nghiên cứu để đo lường mức độ phụ thuộc
Nicotine của người hút thuốc lá. Thang đo này
gồm 6 câu hỏi. Mỗi câu được cho điểm từ 0 đến 1
điểm, trong đó có 2 câu cho điểm từ 0 đến 3
điểm. Tổng số điểm của thang đo này được chia
làm 4 mức độ phụ thuộc nicotine: từ 1-2 điểm:
phụ thuộc thấp, 3-4 điểm: phụ thuộc thấp - trung
bình, 5-7 điểm: phụ thuộc trung bình và ≥ 8
điểm: phụ thuộc cao. Thang đo này đã được
chứng minh tính tin cậy và giá trị(Error! Reference source
not found.), được áp dụng trong một số nghiên cứu ở
Việt Nam(Error! Reference source not found.,6).
Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Thống kê mô tả được sử dụng trong phân
tích các số liệu, đặc tính cơ bản của mẫu nghiên cứu.
Test χ2 được sử dụng để phân tích mối liên
quan giữa các biến định lượng dạng bảng 2x2.
Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến với biến
phụ thuộc là các chỉ số sức khỏe (BMI, huyết áp
tâm thu và tâm trương) và biến độc lập là tình
trạng hút thuốc lá để tìm hiểu mối liên quan giữa
các chỉ số sức khỏe với hành vi hút thuốc lá.
Phần mềm R version 3.4.2 được sử dụng để
phân tích số liệu.
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Có tổng cộng 613 phiếu được các điều tra
viên hoàn thành với các đặc điểm chính được
trình bày tại Bảng 1.
Do số phụ nữ Raglai ở Khánh Sơn nhiều hơn
nên trong mẫu nghiên cứu có 57% là phụ nữ ở
Khánh Sơn. Tuổi trung bình là gần 29 tuổi. Nghề
nghiệp chính của mẫu nghiên cứu là nông dân
(82,2%). Gần 1/4 phụ nữ không đi học là một
thực tế đáng quan tâm. Có 38,5% số đối tượng
ghi nhận là có theo một tôn giáo. Gần 80% số đối
tượng đã có chồng.
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ %
Huyện
Khánh Sơn
Khánh Vĩnh
350
263
57,1
42,9
Tuổi
Trung bình
28,8
Nghề nghiệp
Nông dân
Nội trợ
Học sinh, sinh viên
Khác
504
22
52
35
82,2
3,6
8,5
5,7
Trình độ học vấn (n = 582, trống: 31)
Không đi học
Có đi học hoặc đang đi học
144
438
24,7
75,3
Tôn giáo (n = 608, trống: 5)
Có
Không
234
374
38,5
61,5
Tình trạng hôn nhân
Độc thân
Có chồng
Khác
99
489
25
16,1
79,8
4,1
Thực trạng một số chỉ số sức khỏe
Thực trạng thể lực theo phân loại BMI cho
thấy tỉ lệ gầy ở phụ nữ Raglai 15-49 tuổi tại 2
huyện là 19,1%, trong đó tỉ lệ ở Khánh Vĩnh
(22,1%) cao hơn ở Khánh Sơn (16,9%) nhưng sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 2).
Bảng 2: Phân loại BMI của phụ nữ Raglai 15-49 tuổi
Phân loại BMI
Chung
(n = 612)
Khánh Sơn
(n = 350)
Khánh Vĩnh
(n = 262)
p
Gầy
(< 18,5)
117
(19,1%)
59
(16,9%)
58
(22,1%)
0,12
Bình thường
(18,5 – 22,9)
395
(64,5%)
215
(61,4%)
180
(68,7%)
0,07
Quá cân
(23,0 – 24,5)
61
(10,0%)
44
(12,6%)
17
(6,5%)
0,02
Béo phì
(≥ 25)
39
(6,4%)
32
(9,1%)
7
(2,7%)
0,002
Thống kê theo chỉ số khối cơ thể (BMI) và
huyết áp của phụ nữ Raglai 15-49 tuổi cho thấy
BMI trung bình là 20,8, trong đó BMI trung bình
của phụ nữ Khánh Sơn cao hơn có ý nghĩa so với
phụ nữ ở Khánh Vĩnh. Chỉ số huyết áp tâm thu
trung bình của phụ nữ Khánh Sơn cao hơn
Khánh Vĩnh nhưng ngược lại đối với huyết áp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
325
tâm trương. Sự khác biệt về chỉ số huyết áp là có
ý nghĩa thống kê (Bảng 3).
Bảng 3: Chỉ số BMI và huyết áp ở phụ nữ Raglai
15-49 tuổi
Chỉ số Tbình SD p Khoảng
BMI
Khánh Sơn
(n = 350)
Khánh Vĩnh
(n = 262)
Chung
(n = 612)
21,2
20,2
20,8
2,9
2,3
2,7
<0,001
14,9-35,7
13,7-29,2
13,7-35,7
HA tâm thu
Khánh Sơn
(n = 350)
Khánh Vĩnh
(n = 262)
Chung
(n = 612)
118
116
117
13,3
12,7
13,1
0,0165
90-179
86-168
86-179
HA tâm trương
Khánh Sơn
(n = 350)
Khánh Vĩnh
(n = 262)
Chung
(n = 612)
70
73
71
9,5
9,2
9,5
0,0015
42-110
44-100
42-110
Thực trạng hút thuốc lá
Kết quả khảo sát cho thấy trong số 613 phụ
nữ Raglai được hỏi thì có 102 người hiện đang
hút thuốc lá, chiếm tỉ lệ 16,6%. Số phụ nữ trước
đây có hút thuốc lá nhưng đã bỏ là 93 người,
chiếm tỉ lệ 15,2%.
Thực trạng hút thuốc lá theo thang điểm
Fagerstrom
Thống kê theo mức độ phụ thuộc Nicotine
theo thang điểm Fagerstrom cho thấy có 34,3%
trong tổng số 102 phụ nữ đang hút thuốc có
mức độ phụ thuộc nicotine nhẹ (mức 1), 34,3%
ở mức độ trung bình nhẹ (mức 2), 27,5% ở
mức độ trung bình (mức 3) và 3,9% ở mức độ
nặng (mức 4).
Mối liên quan giữa các chỉ số sức khỏe và hút
thuốc lá
Phân tích mối liên quan giữa các chỉ số sức
khỏe và tình trạng hút thuốc lá qua hồi quy
tuyến tính đơn biến (Bảng 4), kết quả cho thấy
những phụ nữ đang hút thuốc đều có mối liên
quan có ý nghĩa đối với các chỉ số sức khỏe.
Cụ thể: Chỉ số BMI của họ thấp hơn, huyết áp
tâm thu và tâm trương của họ cao hơn những
người không hút thuốc lá.
Bảng 4: Phân tích hồi quy tuyến tính giữa các chỉ số
sức khỏe và hút thuốc lá
Yếu tố hệ số β SE p
BMI
Không hút thuốc
Đang hút thuốc
Đã hút thuốc
Intercept
ref
- 0,99
- 0,33
21,0
ref
0,29
0,30
0,13
0,00079
**
0,28000
< 0,0001
HA tâm thu
Không hút thuốc
Đang hút thuốc
Đã hút thuốc
Intercept
ref
5,52
2,02
116,03
ref
1,44
1,49
0,64
0,0001
**
0,1700
<0,0001
HA tâm trương
Không hút thuốc
Đang hút thuốc
Đã hút thuốc
Intercept
ref
2,69
0,95
70,74
ref
1,04
1,08
0,46
0,0101
*
0,3813
<0,0001
Ghi chú: ref: Biến tham chiếu. * Mức ý nghĩa 0,05; **
Mức ý nghĩa 0,01.
Bảng 5: Mối liên quan giữa hút thuốc lá và các yếu tố
văn hóa – xã hội
Yếu tố Hút thuốc lá Tỉ lệ % p
Huyện
Khánh Sơn (n = 350)
Khánh Vĩnh (n = 263)
52
50
14,9
19,0
0,2086
Tình trạng hôn nhân
Độc thân (n = 99)
Có chồng (n = 489)
0
93
0
19,0
0,0001
Trình độ học vấn
Không đi học (n = 144)
Có đi học (n = 469)
61
41
42,4
8,7
0,0001
Tôn giáo
Có (n = 234)
Không (n = 374)
23
77
9,8
20,6
0,0007
BÀN LUẬN
Tỉ lệ 16,6% phụ nữ Raglai được khảo sát
đang hút thuốc lá là một tỉ lệ khá cao so với tỉ
lệ 1,4% của phụ nữ Việt Nam nói chung theo
kết quả điều tra toàn quốc năm 2010(3,10). Nếu
bao gồm cả những phụ nữ đã từng hút thuốc
lá (và có khả năng hút trở lại) thì tỉ lệ có hút
thuốc lá của phụ nữ Raglai lên đến 31,8%. Do
vậy, các hoạt động phòng chống tác hại thuốc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018
326
lá, bao gồm các hình thức khuyến khích bỏ
thuốc lá cần được triển khai cho các đối tượng
này.
Đối với mức độ phụ thuộc nicotine, tỉ lệ
61,8% phụ nữ Raglai có mức phụ thuộc
nicotine ở mức 2 và 3 là tỉ lệ khá cao và đáng
báo động đối với sức khỏe của họ và cộng
đồng. Tuy nhiên, so với tỉ lệ nghiện nặng năm
2003 của phụ nữ Raglai huyện Khánh Sơn
(10,3%)(6) thì tỉ lệ này đã thể hiện sự cải thiện
đáng kể.
Kết quả phân tích mối liên quan giữa các
chỉ số sức khỏe và hút thuốc lá đã cho thấy
mối nguy hại đối với sức khỏe được chứng
minh của hút thuốc lá. Điều đáng chú ý hơn là
trong phân tích tại Bảng 4, xu hướng giảm
BMI và tăng chỉ số huyết áp cũng được ghi
nhận tương tự ở nhóm đã từng hút thuốc lá
(nay đã bỏ) so với nhóm không hút thuốc lá
nhưng sự khác biệt lại không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,1). Sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê này hỗ trợ cho ý kiến là việc bỏ thuốc
lá là không bao giờ muộn và sẽ có lợi cho sức
khỏe.
Kết quả phân tích mối liên quan giữa hút
thuốc lá và các yếu tố văn hóa – xã hội cùng
với kết quả phân tích tỉ lệ hút thuốc lá cho
thấy vai trò của giáo dục và các chức sắc tôn
giáo trong các hoạt động làm giảm tỉ lệ hút
thuốc lá và uống rượu bia trong phụ nữ người
dân tộc Raglai.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ gầy của phụ nữ Raglai trong độ tuổi
15-49 là 19,1% và trung bình BMI của phụ nữ
Khánh Sơn cao hơn Khánh Vĩnh (21,2 so với
20,2).
Trung bình huyết áp tâm thu của phụ nữ
Khánh Sơn cao hơn so với phụ nữ Khánh Vĩnh.
Xu hướng này là ngược lại đối với trung bình
huyết áp tâm trương.
Tỉ lệ hiện đang hút thuốc lá của phụ nữ
Raglai 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là
16,6%. Theo thang đo Fagerstrom đánh giá
mức độ phụ thuộc nicotine thì 61,8% phụ nữ
Raglai có mức phụ thuộc nicotine ở mức nhẹ
và trung bình.
Những phụ nữ đang hút thuốc lá có chỉ số
BMI của thấp hơn, huyết áp tâm thu và tâm
trương của cao hơn những người không hút
thuốc lá và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Tỉ lệ hút thuốc lá cao hơn có ý nghĩa ở
những phụ nữ Raglai không đi học và không
theo tôn giáo nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Xuân Minh, Lê Tấn Phùng, Trần Ngọc Thành (2015), Thực
trạng thể lực người dân tộc Raglai trưởng thành (20-49 tuổi) tại
hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh
Hòa. Tạp chí Y học thực hành. 981: p. 45-48.
2. Colby S.M. et al (2000), Measuring nicotine dependence among
youth: a review of available approaches and instruments. Drug
& Alcohol Dependence,. 59: p. 23-39.
3. Giovino G.A. et al (2012)., Tobacco use in 3 billion individuals
from 16 countries: an analysis of nationally representative cross-
sectional household surveys. The Lancet,. 380(9842): p. 668-679.
4. Kassim S., Salam M., and Croucher R. (2012), Validity and
reliability of the fagerstrom test for cigarette dependence in a
sample of Arabic speaking UK-resident Yemeni khat chewers.
Asian Pacific journal of cancer prevention, 13(4): p. 1285-1288.
5. Lahti-Koski M. et al (2002)., Associations of body mass index
and obesity with physical activity, food choices, alcohol intake,
and smoking in the 1982–1997 FINRISK Studies. The American
Journal of Clinical Nutrition,. 75(5): p. 809-817.
6. Lê Tấn Phùng (2005), Bước đầu khảo sát tình hình hút thuốc lá
và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Raglai huyện Khánh Sơn, tỉnh
Khánh Hòa. Tạp chí Y học thực hành,. 533: p. 48-52.
7. Primatesta P et al (2001)., Association Between Smoking and
Blood Pressure: Evidence From the Health Survey for England.
Hypertension,.37(2): p. 187-193.
8. Trần Đức Quang, Lê Thị Kim Ánh, Vũ Thị Kim Liên(2016),
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến ý định bỏ thuốc lá
của nam giới hút thuốc lá từ 18 tuổi trở lên tại 3 phường của
quận Đống Đa-Hà Nội, Tạp chí Y tế công cộng, 43(13).
9. US Department of Health - Human Services, The health
consequences of smoking: a report of the Surgeon General.
Atlanta, GA: US Department of Health and Human Services,
Centers for Disease Control and Prevention, National Center for
Chronic Disease Prevention and Health Promotion, Office on
Smoking and Health, 62.
10. Vietnam MOH, CDC, and WHO, Global Adult Tobacco Survey
(GATS) Viet Nam 2010. 2010.
Ngày nhận bài báo: 11/05/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/05/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/06/2018
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học
327
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 321_2242_2167939.pdf