Tài liệu Thực trạng sử dụng các nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Vĩnh An, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2013 - Phạm Minh Khuê: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
3
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VĨNH AN, VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG NĂM 2013
PHẠM MINH KHUÊ
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
TÓM TẮT
Nghiên cứu cắt ngang tại xã Vĩnh An, Vĩnh Bảo,
Hải Phòng nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng sử dụng
các nguồn nước sinh hoạt của người dân năm 2013.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nước chủ yếu của
người dân là nước mưa là (86%); nước giếng khoan
(43,5%); nước máy (36,6%); nước giếng đào 2,4%;
nước ao hồ 6,4%. Tuy nhiên thực hành vệ sinh của
người dân còn chưa tốt như mặt giếng gần (55,9%) và
thấp hơn cầu tiêu (49,4%); nước đọng vũng trên nền
(35,9%); hệ thống dẫn nước bị hư (28,8%); có nguồn ô
nhiễm cách giếng dưới 10m (22,4%); rãnh thoát nước
không tốt (34,1%). Với nước mưa có các chất ô nhiễm
trên mái hứng nước (31,5%); mái nước xối bẩn
(29,5%); không thoát nước quanh bể (21,1%); phương
tiện lọc không tốt (19,9%); không thay nước định kỳ
(24,1%). Cần có...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sử dụng các nguồn nước sinh hoạt của người dân xã Vĩnh An, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2013 - Phạm Minh Khuê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
3
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT
CỦA NGƯỜI DÂN XÃ VĨNH AN, VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG NĂM 2013
PHẠM MINH KHUÊ
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
TÓM TẮT
Nghiên cứu cắt ngang tại xã Vĩnh An, Vĩnh Bảo,
Hải Phòng nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng sử dụng
các nguồn nước sinh hoạt của người dân năm 2013.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn nước chủ yếu của
người dân là nước mưa là (86%); nước giếng khoan
(43,5%); nước máy (36,6%); nước giếng đào 2,4%;
nước ao hồ 6,4%. Tuy nhiên thực hành vệ sinh của
người dân còn chưa tốt như mặt giếng gần (55,9%) và
thấp hơn cầu tiêu (49,4%); nước đọng vũng trên nền
(35,9%); hệ thống dẫn nước bị hư (28,8%); có nguồn ô
nhiễm cách giếng dưới 10m (22,4%); rãnh thoát nước
không tốt (34,1%). Với nước mưa có các chất ô nhiễm
trên mái hứng nước (31,5%); mái nước xối bẩn
(29,5%); không thoát nước quanh bể (21,1%); phương
tiện lọc không tốt (19,9%); không thay nước định kỳ
(24,1%). Cần có các chiến lược truyền thông cải thiện
thực hành vệ sinh nguồn nước tại xã.
Từ khóa: Nguồn nước sinh hoạt.
SUMMARY
SITUATION OF WATER USE FOR LIVING IN THE
POPULATION OF VINH AN COMMUNE, VINH BAO
DISTRICT, HAIPHONG CITY IN 2013
A cross-sectional study in Vinh An commune, Vinh
Bao district, Hai Phong city aiming at assessing the
situation of using sources of water for living in the
population in 2013. Results show that the main
sources of water are raining water (86%); drilled wells
(43.5%); tap water (36.6%); dig wells 2.4%; superficial
water (6.4%). The population's hygiene practice is not
enogh good while the source is near (55.9%) or lower
than the latrine (49.4%); stagnant (35.9%); bad path
(28.8%); near a polution source (22.4%); bad drainage
(34.1%). Dirty roof to gather raining water (31.5%);
uncleaned path of raining water (29.5%); no drainage
around the tank (21.1%); bad filter (19.9%); no regular
wash of tank (24.1%). There is still a need of education
in order to change the population's practice of water
hygiene in this commune.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình trạng thiếu nước sạch tại khu vực nông thôn
nước ta đang vẫn là một vấn đề cấp bách, đặc biệt ở
nông thôn với tập quán canh tác còn lạc hậu, môi
trường ngày một ô nhiễm. Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định 277/2006 ngày 11/12/2006 về việc phê
duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2006- 2010 và
những năm tiếp theo, đã giao cho Bộ Y tế thực hiện
chương trình nước sạch và và vệ sinh môi trường ở
nông thôn nhằm cải thiện môi trường sống và nâng
cao sức khoẻ cho người dân [1, 2]. Chính quyền các
cấp tại Hải Phòng đã tích cực huy động các nguồn lực
để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn. Xã Vĩnh An huyện Vĩnh
bảo, là một xã nghèo, người dân sống chủ yếu bằng
nghề làm ruộng và trồng trọt với tập quán canh tác còn
lạc hậu, cung cấp nước sạch còn nhiều khó khăn thiếu
thốn. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này với mục tiêu mô tả thực trạng và
kiến thức sử dụng các nguồn nước trong ăn uống,
sinh hoạt của người dân xã Vĩnh An huyện Vĩnh Bảo,
Hải Phòng năm 2013.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Các hộ gia đình xã Vĩnh An được điều tra, phỏng
vấn về nguồn nước trong sinh hoạt, ăn uống. Thời
gian từ tháng 01 đến tháng 12/2013.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu dịch tễ học
mô tả cắt ngang.
2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu
điều tra hộ gia đình được tính là 385 hộ bằng áp dụng
công thức: n = Z2 1- /2 p(1-p)/d2 (Trong đó: n là số mẫu
cần điều tra (số hộ gia đình); Z = 1,96; p = 50% (Tỷ lệ
thực hành vệ sinh đúng, tham khảo kết quả của Trần
Thị Bích Hồi [4]; d: độ chính xác mong muốn, p=0,05).
Chọn mẫu được thực hiện theo phương pháp phân
tầng tỷ lệ với dân số chung của toàn xã. Chúng tôi sử
dụng danh sách và bảng số ngẫu nhiên để chọn hộ gia
đình điều tra đầu tiên. Những hộ gia đình tiếp theo
được điều tra theo kỹ thuật cổng liền cổng. Tổng cộng
chúng tôi đã tiến hành điều tra được 390 hộ gia đình.
2.3. Phương pháp và công cụ thu thập thông
tin: Phỏng vấn chủ hộ về nguồn nước sử dụng, quan
sát các công trình, ghi chép các thông tin bằng các
phiếu điều tra, bảng kiểm đã được thiết kế trước.
3. Nhập và xử lý số liệu: Nhập số liệu sử dụng
phần mềm Excel (Microsoft Office 2003), phân tích sử
dụng phần mềm SPSS 15.0 sử dụng phân tích mô tả.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành thu thập
thông tin của 390 hộ gia đình tại xã Vĩnh An và phỏng
vấn chủ hộ, trong đó đối tượng được phỏng vấn chủ
yếu là nam giới (67%), ở tuổi trung bình là 53 tuổi;
70,1% làm ruộng; 61,6% tốt nghiệp trung học phổ
thông trở xuống. Số người sinh hoạt trung bình tại mỗi
hộ gia đình là 4,2.
Bảng 1. Tỷ lệ nguồn nước được sử dụng ăn uống,
sinh hoạt
STT Nguồn nước Số hộ sử dụng Tỷ lệ (%)
1 Giếng khoan 170 42,2
2 Nước mưa 336 83,5
3 Giếng đào 10 2,4
4 Nước ao, hồ 27 6,0
5 Nước máy 143 35,5
Ba nguồn cung cấp nước chủ yếu: Nước mưa
(83,5%); nước giếng khoan (42,2%); nước máy (35,5%).
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
4
Bảng 2. Tỷ lệ hộ gia đình có nguy cơ mất vệ sinh
nước giếng khoan
Các tiêu chuẩn vệ sinh Số gặp N=170 %
Cầu tiêu cách vòng giếng trong vòng 10
m 95 55,9
Cầu tiêu cao hơn mặt giếng 84 49,4
Nguồn ô nhiễm khác cách vòng giếng
<10m 38 22,4
Nước đọng vũng trên nền xi măng trong
vòng 2 m 61 35,9
Hệ thống dẫn nước bị hư làm nước đọng
vũng 49 28,8
Bán kính nền xi măng xung quanh giếng
< 1m 29 17,1
Nền xi măng bị nứt nẻ để nước thấm vào
giếng 19 11,2
Bơm tay lỏng chỗ nối từ trên xuống,
nước thấm vào giếng 55 32,4
Rãnh thoát nước không tốt 58 34,1
Vệ sinh giếng khoan vẫn tồn tại cách thực hành
chưa đúng như cầu tiêu cách vòng giếng trong vòng
10 m (55,9%); cầu tiêu cao hơn mặt giếng (49,4%).
Bảng 3. Tỷ lệ hộ gia đình có nguy cơ mất vệ sinh
nước mưa
Các tiêu chuẩn vệ sinh Số gặp N=336 %
Có các chất gây ô nhiễm trên mái hứng
nước 106 31,5
Hệ thống mái nước xối dơ bẩn 99 29,5
Phương tiện lọc nước mưa không tốt
hoặc không có nắp 67 19,9
Các điểm khác làm cho nước chảy vào
bể 41 12,2
Những vết nứt trên bể làm cho nước
thấm vào bể 33 9,8
Không có hệ thống thoát nước quanh bể 71 21,1
Có nguồn ô nhiễm cách <2m bể chứa
hay nơi hứng nước 39 11,6
Gáo múc nước đặt ở nơi có thể bị ô
nhiễm 59 17,6
Không thay rửa nước định kỳ 81 24,1
Cộng
Cách thực hành không vệ sinh nước mưa còn cao:
có các chất gây ô nhiễm trên mái hứng nước (31,5%);
hệ thống mái nước xối dơ bẩn (29,5%).
Bảng 4. Tỷ lệ trả lời đúng các kiến thức về tiêu
chuẩn vệ sinh của giếng khoan
Các tiêu chuẩn được đồng ý SL N=170 (%)
Cầu tiêu cách vòng giếng >10 m 102 60,0
Cầu tiêu thấp hơn mặt giếng 87 51,2
Nguồn ô nhiễm khác cách vòng giếng
>10m 84 49,4
Không có nước đọng vũng nền xi măng
trong vòng 2m 77 45,3
Có rãnh thoát nước để thoát nước quanh
giếng 105 61,8
Có nắp giếng đảm bảo 91 53,5
Đa phần người dân được phỏng vấn trả lời đúng
thể hiện sự hiểu biết cụ thể, chính xác cho từng tiêu
chuẩn chủ yếu đạt tỷ lệ trên 50%.
Bảng 5. Tỷ lệ trả lời đúng các kiến thức về tiêu
chuẩn vệ sinh của nước mưa
Các tiêu chuẩn được đồng ý SL N=336 %
Không có các chất gây ô nhiễm trên mái
hứng nước 245 72,9
Hệ thống máng nước xối không bị dơ bẩn 268 79,8
Phương tiện lọc tốt trước khi vào bể chứa,
có nắp đậy 303 90,2
Không có các điểm khác làm cho nước
chảy vào bể 194 57,7
Không có vết nứt trên bể làm cho nước
thấm vào bể 155 46,1
Có hệ thống thoát nước quanh bể 334 99,4
Không có nguồn ô nhiễm cách <2m bể hay
nơi hứng 179 53,3
Gáo múc nước đặt ở nơi không có nguy
cơ ô nhiễm 197 58,6
Thường xuyên thay rửa nước định kỳ 269 80,1
Tỷ lệ trả lời đúng các kiến thức vệ sinh nước mưa
đạt khá cao, trong đó thấp nhất là chưa biết về việc
cần không có vết nứt có thể làm nước thấm vào bể
(46,1%).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi đã tiến hành thu thập
thông tin của 390 hộ gia đình tại xã Vĩnh An. Về nguồn
nước sử dụng, chúng tôi thấy rằng: Người dân ở đây
chủ yếu sử dụng nước giếng khoan kết hợp với nguồn
nước mưa. Tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nước mưa
là: 86%. Số hộ sử dụng nước giếng khoan là: 43,5%.
Số hộ dùng nước máy: 36,6%. Số hộ sử dụng các
nguồn nước khác rất thấp: nước ao hồ 6,4%; nước
giếng đào 2,4% và đặc biệt là không còn hộ gia đình
nào sử dụng nước giếng làng. Kết quả nghiên cứu của
tôi là khác với kết quả của một số tác giả nghiên cứu
trên địa bàn Hải Phòng nghiên cứu trong những năm
trước: Phạm Hy Nhu [6] điều tra ở An Hải - Hải Phòng
người dân sử dụng nước giếng đào chiếm 53,7%
nước ao hồ 41,2%, trong khi đó nước giếng khoan lại
rất thấp 4,19%. Trần Thị Bích Hồi [4] ở Thuỷ Nguyên –
Hải Phòng cho thấy nhân dân sử dụng chủ yếu là
nước mưa 45%, nước giếng đào 16,8% và 35,4% số
hộ đi mua nước. Theo kết quả nghiên cứu này thì các
thực hành chưa đúng về vệ sinh như phương tiện lọc
nước mưa chưa tốt (19,9%), có chất gây ô nhiễm trên
mái hứng nước (31,5%); bể nước không được thay
rửa định kỳ là 24,1%, các điểm khác làm cho nước
chảy vào bể chưa được che kín hoặc không có nắp là
(12,2%). Theo Nguyễn Hữu Chỉnh [3] ở Kim Thành Hải
Dương người dân sử dụng nước mưa (85,42%), nước
giếng khơi (81,04%). Các tiêu chuẩn đánh giá thực
hành vệ sinh cụ thể của giếng khoan, các đối tượng
được phỏng vấn trả lời đúng thể hiện sự hiểu biết cụ
thể đạt tỷ lệ khoảng trên, dưới 50% như: cầu tiêu cách
vòng giếng >10 m (60,0%); cầu tiêu thấp hơn mặt
giếng (51,2%); nguồn ô nhiễm khác cách vòng giếng
>10 m (49,4%); không có nước đọng vũng trên nền xi
măng trong vòng 2 m (45,3%); có nắp giếng đảm bảo
(53,5%)... Kết quả này là tương đối phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Trần Chí Liêm [5]. Tác giả cũng
cho thấy các thực hành nguy cơ với tỷ lệ phần trăm
cao.
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014
5
Về kiến thức của các đối tượng được phỏng vấn
về tiêu chuẩn vệ sinh của nước mưa; từng tiêu chuẩn
vệ sinh của nước mưa được trả lời đồng ý với các nội
dung: không có các chất gây ô nhiễm trên mái hứng
nước (72,9%); hệ thống máng nước xối không bị dơ
bẩn (79,8%); phương tiện lọc nước mưa tốt trước khi
vào bể chứa và có nắp đậy (90,2; gáo múc nước đặt ở
nơi không có nguy cơ ô nhiễm (58,6%); thường xuyên
thay rửa nước định kỳ (80,1%). Các tiêu chuẩn thực
hành vệ sinh cụ thể của giếng khoan cũng tương tự dù
số hộ dùng nước giếng khoan là không nhiều. Nước
máy (35,5%), đây là nguồn nước được coi là nguồn
nước hợp vệ sinh nhất. Trong nghiên cứu của chúng
tôi không có gia đình nào sử dụng nước giếng làng đó
là bước đầu có sự chuyển biến tích cực trong ý thức
của người dân đối với nguồn nước chưa được xử lý
này.
KẾT LUẬN
Nguồn nước chủ yếu của người dân là nước mưa
là (86%); nước giếng khoan (43,5%); nước máy
(36,6%); nước giếng đào 2,4%; nước ao hồ 6,4%. Tuy
nhiên việc sử dụng nguồn nước mưa và nước giếng
khoan của các hộ dân tại xã tương đối cao, vẫn có
nhiều cách thực hành vệ sinh không tốt như mặt giếng
gần (55,9%) và thấp hơn cầu tiêu (49,4%); nước đọng
vũng trên nền (35,9%); hệ thống dẫn nước bị hư
(28,8%); có nguồn ô nhiễm cách giếng dưới 10m
(22,4%); rãnh thoát nước không tốt (34,1%). Nguồn
nước mưa cũng tương tự, có các chất gây ô nhiễm
trên mái hứng nước (31.5%); mái nước xối dơ bẩn
(29,5%); không có thoát nước quanh bể (21,1%);
phương tiện lọc không tốt (19,9%); không thay nước
định kỳ (24,1%). Cần có các chiến lược truyền thông
cải thiện thực hành vệ sinh nguồn nước tại xã.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2006); Thông tư hướng dẫn “Về việc kiểm
tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia
đình”. Thông tư số 15/2006/TT- BYT.
2. Chính Phủ (2006); Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ “Về việc phê duyệt chương trình mục tiêu
Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn”.
Quyết định số 277/2006/QĐ- TTg.
3. Nguyễn Hữu Chỉnh và CS (2004) “Thực trạng kinh
tế xã hội và môi trường của xã Liên Hào và Bình Dân
huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương”. Tạp chí YHTH số 1-
2004: 74-78.
4. Trần Thị Bích Hồi (2004) “Thực trạng nguồn nước
sử dụng trong ăn uống sinh hoạt và các công trình xử lý
phân tại 3 xã huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng”. Tạp chí
YHTH, số 1-2004: 11-15.
5. Trần Chí Liêm (2002) “Thực trạng chất lượng nước
giếng khoan tại huyện An Biên, Hòn Đất và Tân Hiệp tỉnh
Kiên Giang”. Tạp chí YHTH số 4-2002: 37-40.
6. Phạm Hy Nhu và CS (1996). “Tình hình sử dụng
nước sinh hoạt và một số nhận xét về chất lượng nước
dùng trong sinh hoạt tại huyện An Hải, Hải Phòng” Kỷ yếu
công trình nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Y Hà Nội,
Tập 4, Tr 27.
7. Lê Thế Thự (1995) “Tìm hiểu liên quan giữa chất
lượng nước, vệ sinh môi trường với bệnh đường ruột ở
một số vùng đồng bằng sông Cửu Long và các biện pháp
can thiệp”, Luận án Phó tiến sỹ khoa häc Y-Dîc, Hµ Néi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_5_914_2014_4927_2128265.pdf