Tài liệu Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi học hòa nhập ở trường Mầm non - Đỗ Thị Thảo: HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0162
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 163-171
This paper is available online at
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 3-4 TUỔI HỌC HÒA NHẬP
Ở TRƯỜNGMẦM NON
Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Dung
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu trên 40 giáo viên đang dạy mầm non hòa nhập tại địa bàn Hà
Nội đã chỉ ra rằng, hầu hết giáo viên có nhận thức đúng về ý nghĩa của việc phát triển vốn
từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi. Việc sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD đã đạt
được những kết quả nhất định nhưng còn nhiều hạn chế và chưa có hệ thống. Báo đề xuất
các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát
triển vốn từ cho trẻ ASD trẻ bao gồm: 1) Tăng cường sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú
học từ mới của trẻ; 2) Cung cấp từ mới cho trẻ trong các tình huống có ý nghĩa; 3) Đàm
thoại theo câu hỏi kết hợp...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi học hòa nhập ở trường Mầm non - Đỗ Thị Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0162
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 163-171
This paper is available online at
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 3-4 TUỔI HỌC HÒA NHẬP
Ở TRƯỜNGMẦM NON
Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Dung
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu trên 40 giáo viên đang dạy mầm non hòa nhập tại địa bàn Hà
Nội đã chỉ ra rằng, hầu hết giáo viên có nhận thức đúng về ý nghĩa của việc phát triển vốn
từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi. Việc sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD đã đạt
được những kết quả nhất định nhưng còn nhiều hạn chế và chưa có hệ thống. Báo đề xuất
các biện pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát
triển vốn từ cho trẻ ASD trẻ bao gồm: 1) Tăng cường sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú
học từ mới của trẻ; 2) Cung cấp từ mới cho trẻ trong các tình huống có ý nghĩa; 3) Đàm
thoại theo câu hỏi kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan để tăng cơ hội học từ mới cho trẻ;
4) Tạo tình huống có vấn đề khi chơi/học nhằm kích thích trẻ giao tiếp; 5) Tăng cường đọc
sách, thơ, kể chuyện theo tranh nhằm tạo cơ hội gia tăng vốn từ cho trẻ; 6) Tăng cường trò
chuyện với trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày; 7) Khuyến khích trẻ ASD giao tiếp, trao đổi
với cô giáo và các bạn.
Từ khóa: Biện pháp, hòa nhập, rối loạn phổ tự kỉ, vốn từ.
1. Mở đầu
Gần một nửa số trẻ rối loạn phổ tự kỉ (Autism Spectrum Disorder- ASD) không thể sử dụng
ngôn ngữ để giao tiếp một cách đơn giản, kể cả những trẻ ASD chức năng cao cũng thường chậm
nói [9]. Trẻ ASD không bù đắp được những thiếu hụt về các kĩ năng ngôn ngữ bằng cử chỉ điệu
bộ, một số trẻ ít sử dụng các cấu trúc có âm tiết phức tạp, số khác thể hiện cách phát âm phức tạp
ở mức phù hợp [10, 11]. Một số trẻ ASD không thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp một cách đơn
giản. Một số trẻ có thể phát triển ngôn ngữ tốt và có một vốn từ vựng khá rộng, thậm chí, gần như
bình thường nhưng chỉ xuất hiện ở những trẻ được chẩn đoán ở dạng nhẹ hoặc chức năng cao.
Ngôn ngữ, đặc biệt là vốn từ của trẻ ASD sẽ được phát triển tích cực nếu được can thiệp
sớm đúng thời điểm, đúng thời lượng, đúng phương pháp và cần đặc biệt ý đến đặc điểm vố từ,
những thiếu hụt về vốn từ ở từng trẻ gặp phải . Các nghiên cứu có độ hiệu lực cao để nâng cao vốn
từ và khả năng giao tiếp gồm: “Tăng lời nói tự phát ở trẻ ASD”[6], "Các giờ dạy ngẫu nhiên có
điều chỉnh: quy trình giúp cha mẹ trẻ tăng lời nói tự phát ở trẻ ASD” [7], “Sử dụng phương pháp
dạy bắt chước lẫn nhau để tăng khả năng bắt chước điệu bộ trong giao tiếp ở trẻ ASD” [8],... Các
Ngày nhận bài: 5/5/2017. Ngày nhận đăng: 13/8/2017
Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com
163
Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Dung
nghiên cứu ở Việt Nam cũng chỉ tập trung vào các biện pháp hay áp dụng các phương pháp giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp như: “Xây dựng và sử dụng tranh ảnh hỗ trợ giao tiếp cho trẻ
rối loạn tự kỉ” [3],“Đánh giá kĩ năng dạy trẻ tự kỉ giao tiếp sử dụng phương pháp PECS” [1], “Điều
chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ 3-6 tuổi dựa vào bài tập chức năng” [5],... Tuy nhiên, còn
vắng bóng các nghiên cứu sâu về thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi để từ đó xây
dựng các biện pháp giúp giáo viên và cha mẹ phát triển vốn từ có hiệu quả cho trẻ ASD ở trường
mầm non hòa nhập. Thực tế, việc phát triển vốn từ cho trẻ ASD vẫn chưa thực sự được chú ý đặc
biệt là trong môi trường hòa nhập. Do số lượng trẻ đông, giáo viên không thể chú ý tới từng trẻ,
các biện pháp được sử dụng để phát triển vốn từ thường được áp dụng chung cho toàn lớp, trẻ ASD
ít có cơ hội được thụ hưởng những biện pháp thực sự phù hợp với đặc điểm và khả năng của bản
thân nên hạn chế rất nhiều về việc lĩnh hội vốn từ. Trong bài viết “Vốn từ của trẻ rối loạn phổ tự
kỉ 3-4 tuổi ở trường mầm non hòa nhập” [4], chúng tôi đã nghiên cứu lý luận và thực trạng về vốn
từ, sự phát triển vốn từ của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi. Trong bài này, chúng tôi khảo sát thực
trạng mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả về các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi
của giáo viên và đề xuất một số biện pháp giúp phát triển vốn từ cho trẻ có hiệu quả hơn ở trường
mầm non hòa nhập.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổ chức khảo sát
- Mục đích khảo sát: Tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng mức độ sử dụng và mức độ
hiệu quả về các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi của giáo viên, từ đó đề xuất một
số biện pháp giúp phát triển vốn từ cho trẻ có hiệu quả hơn.
- Nội dung khảo sát: Thực trạng mức độ sử dụng, mức độ hiệu quả về các biện pháp phát
triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi, khó khăn mà giáo viên gặp phải khi sử dụng các biện pháp phát
triển vốn từ cho trẻ ASD 3- 4 tuổi
- Phương pháp khảo sát: (1) Điều tra phiếu: Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra ý kiến cho
40 giáo viên tại 4 cơ sở mầm non hòa nhập nhằm xác định mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả
của các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi mà giáo viên đã thực hiện; Cách khảo
sát: Chúng tôi đến địa bàn khảo sát và hướng dẫn từng nhóm đối tượng theo các bước sau đây: i)
Giới thiệu mục đích khảo sát; ii) Giải thích các nội dung trong phiếu khảo sát; ii) Hướng dẫn điền
phiếu; iv) Hỗ trợ, giải thích thêm quá trình đối tượng khảo sát điền phiếu khảo sát; v) Thu phiếu
khảo sát khi hoàn thành. (2) Phỏng vấn: i) Thiết kế phiếu phỏng vấn; ii) Lựa chọn một số giáo
viên phỏng vấn để thu thập thêm thông tin sâu về thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn
từ cho trẻ ASD 3-4 tuổiở trường mầm non hòa nhập nhằm bổ trợ thông tin cho phương pháp điều
tra bằng phiếu hỏi và quan sát; (3) Quan sát sư phạm: i) Thiết kế phiếu quan sát trong giờ học, giờ
chơi; ii) Quan sát cách thức sử dụng các biện pháp, quá trình tổ chức phát triển vốn từ cho trẻ ASD
trong trường mầm non hòa nhập.
- Đánh giá kết quả khảo sát: Kết quả khảo sát được đánh giá cả về mặt định lượng và định
tính: (1) Về mặt định lượng: Kết quả được tính toán và xử lí bằng toán thống kê. Số liệu khảo sát
chủ yếu được đánh giá theo điểm trung bình, tỉ lệ %, thứ bậc, độ lệch chuẩn và trình bày dưới hình
thức bảng tổng hợp và biểu đồ; (2) Về mặt định tính: Tập trung phân tích để làm rõ các biện pháp
giáo viên sử dụng. Quá trình thực hiện sử dụng các phương pháp như: phỏng vấn sâu, đàm thoại,
quan sát trực tiếp.
- Đối tượng và địa bàn khảo sát: Khảo sát được tiến hành trên 40 giáo viên đang dạy hòa
164
Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi học hòa nhập...
nhập tại 04 trường mầm non tại đại bàn Hà Nội. Trong đó, có 10 giáo viên đã được tham gia khóa
bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập cho trẻ ASD do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức.
Số giáo viên còn lại chưa được tập huấn, bồi dưỡng.
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Nhận thức của GV về ý nghĩa của phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi ở trường
mầm non hòa nhập
Biểu đồ 1. Ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3- 4 tuổi
Giáo viên đánh giá cao các ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3- 4 tuổi trong
trường mầm non hòa nhập, cụ thể: Giúp trẻ có một vốn từ ngữ phong phú, chiếm 80% khách thể
khảo sát; Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, chủ động giao tiếp, chiếm 72,5% khác thể khảo sát. Tuy nhiên,
các giáo viên cũng đánh giá các ý nghĩa ở mức trung bình, bao gồm: Giúp trẻ phát triển nhận thức,
chiếm 60% khách thể khảo sát; Giúp trẻ phát triển khả năng xã hội, chiềm 65% khách thể khảo
sát; Giúp trẻ hòa nhập với bạn bè, chiếm 55% khách thể khảo sát. Như vậy, đa số giáo viên đều
nhận thức được ý nghĩa của việc phát triển vốn từ đối với trẻ ASD.
Tuy nhiên, khi phỏng vấn sâu chúng tôi thấy còn một số giáo viên không đánh giá cao ý
nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ ASD. Ví dụ, cô NTL cho rằng “Trẻ không nói gì cả hoặc
thích gì thì mới nói, chúng tôi dạy trẻ không chịu nói, do vậy chúng tôi không đánh giá cao việc
phát triển vốn từ cho trẻ”. Đây là nhận định sai lầm, có thể làm mất cơ hội phát triển vốn từ, khả
năng giao tiếp và nhận thức của trẻ ASD”. Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, cô NTL, mới vào
nghề được 6 tháng và chưa được tập huấn bồi dưỡng về trẻ ASD. Điều này cho thấy, thâm niên
công tác và số năm làm việc cùng trẻ ASD có ảnh hưởng rất nhiều đến sự nhận thức của giáo viên.
2.2.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3-4 tuổi
Bảng 1. Mức độ sử dụng các biện phát triển vốn từ của giáo viên
STT Biện pháp Mức độ (N = 40) M Thứbậc
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Không
bao giờ
1 Tăng cường sử dụng trò chơi học tậpnhằm tạo hứng thú để trẻ học từ mới 20 20 0 2,5 4
2 Thường xuyên sử dụng đồ chơi để tròchuyện với trẻ. 22 17 1 2,52 3
3 Đàm thoại theo câu hỏi kết hợp với sửdụng đồ dùng trực quan 24 16 0 2,6 1
165
Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Dung
4 Kết hợp quan sát và miêu tả các sự vậthiện tượng 19 19 2 2,37 7
5 Tạo tình huống có vấn đề khi chơi/ họcnhằm kích thích trẻ giao tiếp 15 19 6 1,8 8
6
Tăng cường đọc sách, thơ, kể chuyện
theo tranh nhằm tạo cơ hội để trẻ sử dụng
và phát triển vốn từ
23 17 0 2,57 2
7 Tăng cường trò chuyện với trẻ trong cácsinh hoạt hàng ngày 17 23 4 2,42 6
8
Sử dụng đa dạng các hình thức học tập
nhằm tăng cường khả năng lĩnh hội và sử
dụng từ
20 18 2 2,45 5
Mức độ sử dụng các biện pháp của giáo viên là khác nhau. Trong đó, các biện pháp được sử
dụng nhiều hơn (xếp thứ bậc 1 đến 4) là: Đàm thoại theo câu hỏi kết hợp với sử dụng đồ dùng trực
quan (M = 2,6); Tăng cường đọc sách, thơ, kể chuyện theo tranh nhằm tạo cơ hội để trẻ sử dụng
và phát triển vốn từ (M = 2,57); Thường xuyên sử dụng đồ chơi để trò chuyện với trẻ (2,52); Tăng
cường sử dụng trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú để trẻ học từ mới (M = 2,50); Sử dụng đa dạng
các hình thức học tập nhằm tăng cường khả năng lĩnh hội và sử dụng từ (M= 2,45). Qua trao đổi
và xin ý kiến từ phía giáo viên họ cũng cho biết đây là những biện pháp họ thường xuyên sử dụng
trong các giờ học và giờ chơi. Đặc biệt, việc kết hợp các hình thức học tập như toàn lớp và nhóm
thường làm cho lớp trở nên sôi động và giờ học hứng thú hơn và các trẻ sẽ có cơ hội hỗ trợ nhau
nhiều hơn.
Một số biện pháp được sử dụng ít thường xuyên hơn là: Tăng cường trò chuyện với trẻ trong
các sinh hoạt hàng ngày (M = 2,42); Kết hợp quan sát và miêu tả các sự vật hiện tượng (M = 2,37);
Tạo tình huống có vấn đề khi chơi / học nhằm kích thích trẻ giao tiếp cũng là các biện pháp được
giáo viên lựa chọn sử dụng (M = 1,8).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy mức độ sử dụng các biện pháp của giáo viên không có nhiều
sự chênh lệch và không có biện pháp nào là giáo viên không sử dụng. Tuy nhiên, thực tế qua khảo
sát và phỏng vấn giáo viên cho thấy, trong quá trình sử dụng các biện pháp trên giáo viên chú trọng
vào việc cung cấp vốn từ chứ chưa chú ý đến việc trẻ có hiểu và sử dụng đúng từ đó hay không.
Bên cạnh đó, chúng điều tra giáo án của giáo viên cho thấy, mục tiêu mà giáo viên đưa ra chủ yếu
là phát triển nhận thức, ngôn ngữ nói chung và cung cấp vốn từ cho trẻ về 1 chủ đề nào đó. Giáo
án chưathể hiện mục tiêu rõ ràng, ví dụ như “trẻ biết sử dụng từ ngữ chính xác”. Phần hướng dẫn
giáo viên có sự phối hợp nhiều biện pháp dạy học khác nhau như: Đàm thoại, quan sát, trò chơi. . .
Tuy nhiên, cách sử dụng các biện pháp này đều nhằm để trẻ có thể nhận biết, ghi nhớ về sự vật,
hiện tượng, biết tên gọi các đồ vật. Ví dụ, giáo viên thường cho trẻ quan sát sự vật kèm theo nói
tên sự vật đó, sau đó sử dụng câu hỏi để trẻ nhận biết sự vật đó. Tuy nhiên, các câu hỏi mà giáo
viên đưa ra thường là các câu hỏi đóng với câu trả lời là “có ạ” “đúng” “sai” hoặc chỉ vào đồ vật,
sự vật cần nhận biết hay ghép hoặc nhặt đúng đồ vật được yêu cầu.
Có thể thấy, giáo viên chưa đưa ra một hệ thống câu hỏi rõ ràng phù hợp với biện pháp và
hướng nhiều vào sự phát triển vốn từ cho trẻ chính điều này đã làm hạn chế việc phát triển vốn từ
của trẻ. Thay vào đó giáo viên nên đưa ra các câu hỏi mang ý gợi mở và yêu cầu trẻ phải sử dụng
từ để diễn đạt câu nói. Những dạng câu hỏi này sẽ kích thích sự tích cực hóa vốn từ của trẻ.
166
Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi học hòa nhập...
Bảng 2. Mức độ hiệu quả của các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD 3- 4 tuổi
STT Biện pháp Mức độ (N = 40) M Thứbậc
Tốt Khá Trungbình Thấp
1 Tăng cường sử dụng trò chơi học tậpnhằm tạo hứng thú để trẻ học từ mới 21 15 2 2 2,37 3
2 Thường xuyên sử dụng đồ chơi để tròchuyện với trẻ 16 15 4 5 2,05 6
3 Đàm thoại theo câu hỏi kết hợp với sửdụng đồ dùng trực quan 22 15 3 0 2,47 2
4 Kết hợp quan sát và miêu tả các sự vậthiện tượng 16 15 9 0 1,75 8
5 Tạo tình huống có vấn đề khi chơi/ họcnhằm kích thích trẻ giao tiếp 20 13 7 0 2,32 4
6
Tăng cường đọc sách, thơ, kể chuyện
theo tranh nhằm tạo cơ hội để trẻ sử dụng
và phát triển vốn từ
14 16 4 6 1,95 7
7 Tăng cường trò chuyện với trẻ trong cácsinh hoạt hàng ngày 24 16 0 0 2,60 1
8
Sử dụng đa dạng các hình thức học tập
nhằm tăng cường khả năng lĩnh hội và sử
dụng từ
17 19 3 1 2,30 5
Kết quả cho thấy, nhìn chung hầu hết các biện pháp có điểm tương đối cao thể hiện được
hiệu quả trong quá trình áp dụng. Các biện pháp được đánh giá cao về hiệu quả sử dụng là: Tăng
cường trò chuyệnvới trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày, được xếp thứ bậc 1 (M= 2,60), thể hiện rõ
đây là biện pháp mà giáo viên cho rằng có hiệu quả tốt nhất. Xếp thứ bậc 2 là biện pháp đàm thoại
theo câu hỏi kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan (M= 2,47). Xếp thứ bậc 3 là biện pháp tăng
cường sử dụng trò chơi học tập nhằm tạo hứng thú để trẻ học từ mới (M= 2,37). Xếp thứ bậc 4 là
biện pháp tạo tình huống có vấn đề khi chơi/ học nhằm kích thích trẻ giao tiếp (M= 2,32).
Các biện pháp được đánh giá ít có hiệu quả hơn là: Sử dụng đa dạng các hình thức học tập
nhằm tăng cường khả năng lĩnh hội và sử dụng từ (M= 2,30); Thường xuyên sử dụng đồ chơi để
trò chuyện với trẻ (M= 2,05); Tăng cường đọc sách, thơ, kể chuyện theo tranh nhằm tạo cơ hội để
trẻ sử dụng và phát triển vốn từ (M= 1,95); Biện pháp được giáo viên đánh giá ít hiệu quả nhất và
có điểm thấp nhất là kết hợp quan sát và miêu tả các sự vật hiện tượng (M= 0,75).
Như vậy, các biện pháp giáo viên sử dụng đã có hiệu nhất định trong việc phát triển vốn từ
cho trẻ ASD 3- 4 tuổi. Giữa mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các biện pháp có sự khác biệt,
cụ thể: ở biện pháp số 2 “Thường xuyên sử dụng đồ chơi để trò chuyện với trẻ”, mức độ sử dụng
xếp thứ bậc 3 nhưng mức độ hiệu quả chỉ xếp thứ bậc 6; ở biện pháp số 6 “Tăng cường đọc sách,
thơ, kể chuyện theo tranh nhằm tạo cơ hội để trẻ sử dụng và phát triển vốn từ”, mức độ sử dụng
xếp thứ bậc 2 nhưng mức độ hiệu quả chỉ xếp thứ bậc 7; Biện pháp số 7 “Tăng cường trò chuyện
với trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày” lại được đánh giá cao về mức độ hiệu quả, cụ thể: mức độ
sử dụng xếp thứ bậc 6 nhưng mức độ hiệu quả xếp thứ bậc 1.
Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên khi sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ
ASD, cho thấy: Số lượng trẻ trong một lớp đông ở mức rất khó khăn (M= 1,85). Trên thực tế khó
khăn này cũng là khó khăn chung của các giáo viên cũng như các trường mầm non hòa nhập và
các trường mầm non hòa nhập nói riêng; Thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng hỗ trợ (M= 1,45).
167
Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Dung
Theo giáo viên, để vốn từ của trẻ ASD 3- 4 tuổi có sự tiến bộ, ngoài việc học ở lớp thì sự hỗ trợ,
hợp tác từ phía gia đình vô cùng quan trọng đối với sự tiến bộ của trẻ, nhất là sự thống nhất về
phương pháp, biện pháp, kế hoạch cụ thể trong việc phát triển vốn từ; Các khó khăn khác như: Cơ
sở vật chất chưa thuận lợi; thiếu đồ dùng dạy học; thiếu sách và tài liệu hướng dẫn cũng là những
khó khăn mà giáo viên thường gặp phải. Tuy nhiên, các giáo viên cho biết những khó khăn này họ
hoàn toàn có thể khắc phục không phải là khó khăn chính.
Như vậy, hầu hết giáo viên trong các trường mầm non hòa nhập đều có nhận thức rất đúng
và có sự quan tâm tới trẻ ASD nói chung, biết cách sử dụng một số biện pháp phát triển vốn từ
cho trẻ ASD 3- 4 tuổi nói riêng. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều giáo viên chưa thực sự quan tâm đến
việc phát triển vốn từ cho trẻ ASD. Việc vận dụng các biện pháp vào việc phát triển vốn từ cho trẻ
ASD còn nhiều hạn chế, chưa tập trung nhiều vào nhiệm vụ phát triển vốn từ, chưa có hệ thống.
2.3. Biện pháp pháp triển vốn từ cho trẻ ASD 3- 4 tuổi ở trường mầm non hòa
nhập
Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD là cách thức cụ thể để giải quyết những vấn đề còn
gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển lời nói cho trẻ ASD nhằm mục đích nâng cao vốn từ
hiện tại của trẻ.
Biện pháp 1: Tăng cường sử dụng trò chơi nhằm tạo hứng thú học từ mới của trẻ: Trò
chơi được sử dụng nhằm tạo hứng thú, kích thích trẻ học từ mới. Sử dụng trò chơi sẽ tạo cho ra
không khí vui vẻ hơn cho tiết học, giảm căng thẳng khuyến khích trẻ học từ mới, góp phần tích
cực hóa vốn từ cho trẻ. Các trò chơi phải đảm bảo đa dạng về mục tiêu và mức độ đạt được của trẻ
khi chơi, tận dụng được điểm mạnh và khả năng của trẻ ASD giúp trẻ thành công và an toàn của
trẻ trong khi chơi. Trong quá trình tổ chức trò chơi giáo viên cần tạo được không khí thoải mái và
hứng thú của trẻ đối với trò chơi. Các trò chơi được sử dụng và phù hợp với trẻ trong giai đoạn này
bao gồm: trò chơi phát triển vốn từ, trò chơi phát triển ngôn ngữ, trò chơi rèn luyện phát âm, trò
chơi đóng vai, các trò chơi học tập. . . Bao gồm, nội dung: chơi, gọi tên, đặt và giải câu đố, phân
biệt dấu hiệu qua đặc điểm của chúng.. Trong trường mẫu giáo hoạt động học tập luôn gắn liền với
hoạt động chơi, trẻ học mà chơi, chơi mà học vì vậy trò chơi được sử dụng như một phương tiện
hữu hiệu. Khi tổ chức trò chơi giáo viên phải xác định được: mục đích yêu cầu, nội dung cách chơi
để phát triển vốn từ của trẻ sau đó để trẻ chơi, cô sẽ giúp trẻ sửa lỗi. Ngoài ra, Giáo viên cũng sẽ
đồng thời giúp trẻ phát triển các giác quan cùng với vốn từ chỉ tên gọi, đặc điểm, của sự vật, hiện
tượng. Khi sử dụng biện pháp này giáo viên cần phải linh hoạt, sáng tạo nhiều trò chơi nhằm tạo
điều kiện phát triển vốn từ cho trẻ tốt nhất.
Biện pháp 2: Cung cấp từ mới cho trẻ trong các tình huống có ý nghĩa: “Tình huống có
ý nghĩa đối với trẻ ASD là những tình huống gắn liền với thực tiễn cuộc sống mà qua đó trẻ học
được các từ mới”. Sử dụng các tình huống có ý nghĩa giúp trẻ học được nhiều từ mới, đồng thời
giúp trẻ mở rộng vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Các tình huống phải đảm bảo có ý nghĩa
đối với trẻ, kích thích trẻ sử dụng từ, mở rộng vốn từ. Cung các từ mới cho trẻ thông qua các tình
huống có ý nghĩa xảy ra hàng ngày, xung quanh trẻ. Hãy tận dụng những điều trẻ quan tâm để tạo
nên các tình huống có ý nghĩa đối với trẻ và bắt đầu dạy trẻ các từ mới, ví dụ, dạy trẻ nói “không”
khi trẻ không muốn điều gì đấy hoặc khi trẻ gạt đồ chơi sang một bên thì hãy nói “không” để cho
trẻ hiểu được “không” nghĩa là gì hay khi trẻ khát nước và nói “nước” giáo viên thêm vào các từ
bằng cách nói “uống nước”. Việc mở rộng vốn từ giúp trẻ có khả năng ghép các từ và học nói tốt
hơn. Tuy nhiên, hãy tránh việc cung cấp cho trẻ quá nhiều vốn từ sẽ làm cho trẻ quá tải, dẫn đến
chán nản và có thể không hiểu gì cả.
168
Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi học hòa nhập...
Biện pháp 3: Đàm thoại theo câu hỏi kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan để tăng cơ
hội học từ mới cho trẻ: Tạo cơ hội để trẻ học từ mới, phát âm và tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Chú
ý cách đặt câu hỏi sao cho phù hợp độ tuổi, nhận thức của từng cá nhân, phù hợp chủ đề bài học.
Muốn đàm thoại đạt kết quả cao thì phải tổ chức tốt quá trình quan sát. Khi sử dụng hệ thống câu
hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, câu hỏi phải xuất phát từ đối tượng quan sát, mục đích quan sát. Các
phương tiện trực quan được chia làm hai loại: Vật thật và tranh ảnh. Yêu cầu khi sử dụng trực quan
cần thu hút tối đa sự tham gia của các giác quan. Các đồ dùng trực quan cần phải có kích thước
vừa phải, dễ nhìn và dễ quan sát. Sử dụng phương tiện trực quan như vật thật, tranh ảnh. . . để giới
thiệu từ, giảng giải nghĩa của từ và tập sử dụng từ thông qua quan sát để trả lời câu hỏi. Giáo viên
cần: i) Giới thiệu từ: Giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan giới thiệu cho trẻ về từ cần dạy cho trẻ,
đồng thời cho trẻ nhắc lại từ đó; ii) Giảng giải nghĩa của từ: Giảng giải làm cho từ cụ thể và rõ ràng
hơn, không tập trung giảng giải tất cả các từ mà chỉ tập trung vào những từ khó. Từ khó đối với trẻ
ASD là những từ trìu tượng, từ khái quát. Khi giảng giải từ giáo viên cần sử dụng từ kết hợp với
đồ dùng trực quan (Trẻ được quan sát sự vật, hiện tượng qua vật thật, tranh ảnh hoặc mô hình, từ
đó sẽ dễ cảm nhận từ); iii) Tập sử dụng từ: Trẻ sử dụng từ khi trả lời các câu hỏi hoặc diễn đạt nội
dung nào đó khi đàm thoại. Cần chú ý giúp trẻ lựa chọn từ để sử dụng cho đúng.
Biện pháp 4: Tạo tình huống có vấn đề khi chơi/học nhằm kích thích trẻ giao tiếp: Biện
pháp tạo tình huống có vấn đề là biện pháp tạo cơ hội tự nhiên giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ. Trong
khi trẻ chơi với giáo viên có thể chủ động tạo ra các tình huống buộc trẻ phải sử dụng ngôn ngữ để
học cách chơi, có được đồ chơi, tương tác với bạn bè và cô giáo hoặc khi học để kích thích trẻ đặt
ra câu hỏi. Biện pháp này giúp trẻ chủ động hơn trong việc sử dụng các từ đã học, hiểu nghĩa của
từ và sử dụng đúng từ, ngoài ra còn cung cấp từ mới cho trẻ. Khi sử dụng biện pháp này, giáo viên
phải chú ý đặc điểm của từng trẻ và số lượng trẻ trong nhóm để có thể tạo cơ hội khuyến khích trẻ
giao tiếp và giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Giáo viên không chỉ quan tâm khuyến khích trẻ giao tiếp
mà còn phải quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, chú ý sửa lỗi phát âm và trật tự ngữ pháp trong
câu nói của trẻ. Cần tạo ra nhiều cơ hội, tình huống hấp dẫn để trẻ lắng nghe và học từ mới và đặt
câu hỏi. Ngoài ra, còn có các tình huống tự tạo: Sau khi trẻ được làm quen với một từ mới, giáo
viên phải luôn luôn tạo ra những tình huống khác nhau để trẻ sử dụng từ mới mà trẻ vừa được làm
quen.
Biện pháp 5: Tăng cường đọc sách, thơ, kể chuyện theo tranh nhằm tạo cơ hội gia tăng
vốn từ: Đọc sách, thơ, truyện, cho trẻ nghe là hoạt động nhằm mở rộng ngôn ngữ và giao tiếp cho
trẻ mà hơn hết vốn từ của trẻ sẽ dần được tăng cường. Trong hoạt động này, trẻ sẽ có cơ hội để lắng
nghe, ghi nhớ những chi tiết của câu chuyện và đặc biệt trẻ sẽ được làm quen với những từ mới và
những câu chuyện hấp dẫn. Đối với trẻ ASD 3- 4 tuổi thì giáo viên nên chọn những câu chuyện: i)
phù hợp với độ tuổi và khả năng ngôn ngữ cũng như từ vựng mang nghĩa biểu danh, còn những bài
thơ, câu chuyện có nhiều từ mang nghĩa biểu niệm và biểu thái thì nên hạn chế hơn; ii) lựa chọn
những bài thơ ngắn, dễ hiểu; nội dung đơn giản kể về những điều xung quanh trẻ, những thứ quen
thuộc, thói quen hàng ngày; iii) Sử dụng những câu chuyện có tranh ảnh minh họa, có nhiều yếu
tố bất ngờ, ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý và trẻ hứng thú hơn. Khuyến khích trẻ cùng tham gia
vào việc kể chuyện, ví dụ cho trẻ kể cùng những câu, đoạn, chi tiết dễ, lặp đi, lặp lại khuyến khích
trẻ tự kể, tự đọc. Giáo viên cùng trẻ đọc những bài thơ, câu chuyện sau đó nói chuyện về nhân vật:
tên gọi, đặc điểm của nhân vật, thích ai, ghét ai?... Chính từ những cuộc nói chuyện đó sẽ giúp trẻ
học thêm các từ, biết thêm về câu chuyện. Đối với những câu chuyện dài, giáo viên nên thay đổi
từ ngữ đi một chút, chắt lọc những ý trẻ dễ hiểu, giáo viên có thể sưu tầm hoặc sáng tạo ra những
câu chuyện, bài thơ mới có nội dung ngắn gọn, dễ hiểu để cùng đọc và nói chuyện về những câu
chuyện, bài thơ đó với trẻ.
169
Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Dung
Biện pháp 6: Tăng cường trò chuyện với trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày: “Các tình
huống hàng ngày” là các hoạt động diễn ra tại nhà (lớp) như một phần của thói quen sinh hoạt hàng
ngày, ví dụ: ăn, uống, học, chơi. . . Trò chuyện với trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày là một biện
pháp hữu hiệu cho việc mở rộng vốn từ hay phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Giáo viên cần: i) Sử
dụng tình huống mà giáo viên đang tham gia với trẻ, thu hút trẻ bằng cách gọi tên trẻ và chạm vào
trẻ khi nói chuyện với trẻ; ii) Nói về những gì trẻ đang làm bằng cách dùng những cụm từ thật đơn
giản; iii) Dùng ngôn ngữ thật đơn giản, rõ ràng, lặp đi lặp lại những từ quan trọng trong bối cảnh
cụ thể, lời nói kết hợp với biểu lộ nét mặt để gây sự thích thú, hơn hết hãy khen trẻ mỗi khi trẻ cố
gắng; iv) Trò chuyện với trẻ trong các sinh hoạt hàng ngày như: ăn, ngủ, chơi, học, làm việc. . . Việc
học ngôn ngữ và gia tăng vốn từ bằng cách lắng nghe mọi người xung quanh nói chuyện hoặc đối
thoại với nhau về những gì diễn ra xung quanh qua các hoạt động sinh hoạt rất tốt cho trẻ. Với trẻ
ASD, tuy có những hạn chế về khả năng hiểu từ nhưng nếu được nghe người khác nói càng nhiều
thì ngôn ngữ của trẻ càng phát triển tốt hơn. Trước khi tiến hành trò chuyện với trẻ giáo viên phải
xem xét các hoạt động diễn ra trong ngày là gì, trẻ thích hoạt động nào nhất để từ đó có những
cuộc nói chuyện trao đổi thú vị. Trong quá trình nói chuyện với trẻ, giáo viên có thể đưa ra những
câu hỏi để trả lời nhằm giúp trẻ vừa gia tăng được vốn từ lại vừa giúp trẻ học nói nhanh hơn.
Biện pháp 7: Khuyến khích trẻ ASD giao tiếp, trao đổi với cô giáo và các bạn:Một trong
những khó khăn điển hình của trẻ ASD đó là sự khiếm khuyết về giao tiếp, điều này tạo nên sự cản
trở cho việc tiếp nhận, lĩnh hội các từ mới từ những người xung quanh. Vì vậy, việc khuyến khích
trẻ ASD giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với giáo viên đặc biệt là các bạn trong lớp không những sẽ
giúp trẻ tự tin hơn mà sẽ giúp trẻ chủ động sử dụng các từ đã được học. Do trẻ ASD khá nhút nhát
và thụ động trong giao tiếp vì vậy giáo viên phải quan tâm, giúp đỡ để trẻ có cảm giác an toàn
như vậy trẻ sẽ thích được tham gia các hoạt động cũng như giao tiếp cùng các bạn. Khi khuyến
khích trẻ cần kiên nhẫn. Nên khuyến khích trẻ giao tiếp trong tất cả các hoạt động của lớp để trẻ
sử dụng từ. Hãy sử dụng các hoạt động trẻ thích để khuyến khích trẻ. Ngay từ đầu giờ đón trẻ hãy
tươi cười chào đón trẻ để trẻ cảm thấy vui vẻ, hứng thú chào bố mẹ, chào cô. . . Sau đó đưa trẻ vào
tình huống có vấn đề để giao tiếp động viên, khuyến khích trẻ nói. Trong các tiết học hằng ngày,
giáo viên hãy tạo cơ hội để trẻ được tham gia trả lời câu hỏi của cô, được các bạn nhận xét, góp ý
để trẻ tự tin hơn trong quá trình giao tiếp. Trong các tiết học có thể tổ chức 1 đến 2 hoạt động dưới
hình thức nhóm để các trẻ được hợp tác với nhau.
3. Kết luận
Trẻ ASD thiếu hụt khá nhiều về vốn từ đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển khả năng
giao tiếp của trẻ. Vốn từ của trẻ ASD sẽ được phát triển tích cực nếu được can thiệp sớm đúng thời
điểm, đúng thời lượng, đúng phương pháp, đúng cách thức và có sự phối hợp giữa gia đình và nhà
trường. Giáo viên đã có nhận thức đúng về ý nghĩa của việc phát triển vốn từ cho trẻ ASD nhưng
còn lúng túng trong việc sử dụng các biện pháp phát triển cho trẻ ở trường mầm non hòa nhập.
Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ASD trong trường mầm non hòa nhập chưa được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm đúng mức. Công tác bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên dạy
trẻ ASD ở trường mầm non hòa nhập cần được thực hiện thường xuyên. Cần thiết phải quan tâm
xây dựng các biện pháp giúp giáo viên mầm non hòa nhập tăng cường phát triển vốn từ giúp trẻ
ASD, giúp trẻ hòa nhập cùng các bạn trong lớp và cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Thị Lệ Quyên, 2013. Đánh giá kĩ năng dạy trẻ tự kỉ giao tiếp sử dụng phương pháp
PECS. Tạp chí Giáo dục, Số Đặc biệt 12/2013, tr48-50,55
170
Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4 tuổi học hòa nhập...
[2] Đinh Hồng Thái, 2013. Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non. Nxb Đại học sư phạm.
[3] Đỗ Thị Thảo, 2011. Xây dựng và sử dụng tranh ảnh hỗ trợ giao tiếp cho trẻ rối loạn tự kỉ. Tạp
chí khoa học Trường ĐHSP Hà Nội. Số 4, trang 107-116
[4] Đỗ Thị Thảo, Bùi Thị Lâm, Nguyễn Thị Dung, 2017. Vốn từ của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3-4
tuổi ở trường mầm non hòa nhập. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 62(1),
p. 146-153. ISSN 2354- 1075
[5] Đào Thị Thu Thủy, 2014. Điều chỉnh hành vi ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ 3-6 tuổi dựa vào bài tập
chức năng. Luận án tiến sĩ khoa học Giáo dục, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam.
[6] Charlop, M. H. & Trasowech, J. E., 1991. Increasing Autistic Children Daily Spontaneous
Speech. Journal of Applied Behavior Analysis, 24(4), 747-761
[7] Charlop, M.H. & Carpenter, M.H., 2000.Modified Incidental Teaching Sessions: A procedure
for parents to increase spontane-ous speech in their children with autism. Journal of Positive
Behavioral Interventions, 2(2), 98-112.
[8] Ingersoll, B., Lewis, E., & Kroman, E., 2007. Teaching the imitation and spontaneous use of
descriptive gestures in young children with autism using a naturalistic behavioral intervention.
Journal of Autism and Developmental Disorders, 37(8), 1446-1456.
[9] Overview of Autism - Autism Research Center USA - Autism Research Institute.
[10] Stone, W.L. & Caro-Martinez, L.M, 1990. Naturalistic observations of spontaneous
communication in autistic children. Journal of Autism and Developmental Disorders, December
1990, Volume 20, Issue 4, pp 437–453.
[11] Wetherby, A. M., Prizant, B.M., & Hutchinson, T., 1998. Communicative, social-affective,
and symbolic profiles of young children with autism and pervasive developmen disorder.
American Journal of Speech-Language Pathology, 7, 79-91.
ABSTRACT
Current status of applying strategies to vocabulary development for children
with Autism Spectrum Disorders 3-4 years old in inclusive preschools
Do Thi Thao, Nguyen Thi Dung
Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education
The study among more than 40 inclusive preschool teachers in Hanoi found that most of
them had a positive awareness on the significance of vocabulary building for 3-4 year old children
with ASD. The strategies used to build the vocabulary for children with ASD gained specific
results but there were limitations and lack of a system. The article suggests some solutions to
solve the difficulties in vocabulary building for children with ASD including: 1) Enhance to use
play or games to motivate their new word learning; 2) Provide new words for them in meaningful
situations; 3) Make conversations with questions and visual supports to increase the opportunities
of new word learning; 4) Create problem situations during playing and learning to stimulate their
communication; 5) Improve their reading books, poems, stories with pictures; 6) Increase to talk
with them in daily activities and routines; and 7) Encourage them to communicate with their
teachers and peers.
Keywords: Strategies, Inclusive, Autism Spectrum Disorders, Vocabulary.
171
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4937_dtthao_ntdung_1116_2127494.pdf