Thực trạng sản xuất và kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa tẻ thơm cho vùng đồng bằng sông Hồng

Tài liệu Thực trạng sản xuất và kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa tẻ thơm cho vùng đồng bằng sông Hồng: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 330 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA TẺ THƠM CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ThS. Nguyễn Xuân Dũng1, PGS.TS. Lê Vĩnh Thảo1, PGS.TS. Nguyễn Minh Công2, Nguyễn Thị Gấm3, Nguyễn Thị Bích Hợp3 và ctv. 1 Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I 3Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm SUMMARY Status of production and research breeding aromatic glutinous, high quality rice in the red river delta region The cultivated area of aromatic rice varieties with high quality in the Red River Delta (RRD) in the period 2005 - 2010 increased markedly. The area of aromatic rice in the whole region was 215,203.5 hectares in 2010, increased by 2.7 times compared with 2005 (79,802.7ha). The rate of cultivated area of aromatic rice in the whole region was 18.27% in 2010, increased 2.96 times compared with 2005 (6.16%). In 2010, Nam Dinh province had the largest area of aromatic ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sản xuất và kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa tẻ thơm cho vùng đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 330 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG LÚA TẺ THƠM CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ThS. Nguyễn Xuân Dũng1, PGS.TS. Lê Vĩnh Thảo1, PGS.TS. Nguyễn Minh Công2, Nguyễn Thị Gấm3, Nguyễn Thị Bích Hợp3 và ctv. 1 Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông 2Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I 3Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm SUMMARY Status of production and research breeding aromatic glutinous, high quality rice in the red river delta region The cultivated area of aromatic rice varieties with high quality in the Red River Delta (RRD) in the period 2005 - 2010 increased markedly. The area of aromatic rice in the whole region was 215,203.5 hectares in 2010, increased by 2.7 times compared with 2005 (79,802.7ha). The rate of cultivated area of aromatic rice in the whole region was 18.27% in 2010, increased 2.96 times compared with 2005 (6.16%). In 2010, Nam Dinh province had the largest area of aromatic rice cultivation in the RRD with about 49,830ha, followed by Hai Duong (26,958ha), Thai Binh (25,945ha), Hung Yen, Ha Nam, Ha Noi (with over 20,000ha), Ninh Binh (19,702.1ha) provinces,... and the lowest was Vinh Phuc province (3,139.2ha). Bac Thom No.7 and Huong thom 1 are cultivated popularly in this region. These two varieties were imported from China with short growth period, can cultivate in both winter and summer cropping seasons, with an average productivity of 5.0 - 5.5 tons/ha. However, these 2 varieties have some disadvantages such as: poor pest resistance, especially blight and brown plant hopper. There are some limitations in rice quality such as sticky and crushed cooked rice. From 2010 to 2013, by using the methods of traditional breeding and high technology, the rice breeders researched successfully 05 new aromatic rice varieties: 03 temporary recognition varieties: HT9 (2010), Tran Chau Huong-SH8 (2012), HT18 (2012); 02 prospective varieties: LTH134 (2011 - 2012), Tam Du ĐB (2011 - 2013); to meet production requires. These variesties have been applied and extended widely in localities across the country. Keywords: Aromatic rice, breeding, area, the Red River Delta. I. ĐẶT VẤN ĐỀ* Lúa gạo là sự sống, là lương thực chính và quan trọng của hơn nửa số dân trên thế giới. Ngoài việc cung cấp lương thực cho trên 65% dân số trên thế giới, nhất là các nước châu Á thì lúa gạo còn là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng cao. Từ hàng ngàn năm nay lúa gạo đã đi vào mọi khía cạnh của đời sống xã hội của các quốc gia trồng lúa. Ở Việt Nam lúa được trồng từ lâu đời và cũng được coi là cây lương thực quan trọng số một. Diện tích trồng lúa ở Việt Nam khoảng 7,5 triệu ha và chiếm 90,3% tổng diện tích đất đất trồng cây lương thực có hạt, chủ yếu tập trung ở Người phản biện: PGS.TS. Tạ Minh Sơn. đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Theo Tổng cục Thống kê, diện tích lúa cả năm 2010 của vùng ĐBSH là 1.150,1 nghìn ha, về diện tích và tổng sản lượng lương thực, đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, ĐBSH giữ vị trí quan trọng trong sản xuất lúa của cả nước. Trong những năm gần đây, số lượng gạo xuất khẩu của nước ta tăng đều đặn, năm 2010 lượng gạo xuất khẩu đạt xấp xỉ 6,8 triệu tấn, thu về trên 3,2 tỷ đô la Mỹ cho đất nước. Số lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam xếp hàng thứ nhì trên thế giới sau Thái Lan. Song về chất lượng, đa số gạo xuất khẩu của ta thuộc loại thấp và một ít đạt loại trung bình nên hiệu quả kinh tế không cao, đời sống người dân trồng lúa rất chậm cải thiện. Hiện nay, lúa thơm được khuyến khích trồng để xuất khẩu và phục vụ nội tiêu không có giới Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 331 hạn. Tuy nhiên bộ giống lúa thơm của Việt Nam hiện nay chưa đa dạng phong phú, tính thích ứng còn hẹp, các giống lúa thơm nhập nội có tiềm năng năng suất khá, gạo thơm ngon nhưng nhiễm nhiều loại sâu bệnh (rầy, bạc lá, đạo ôn) nên việc mở rộng diện tích vẫn rất khó khăn. Mặt khác, nhu cầu gạo thơm ngon của người tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, giá của các loại gạo thơm truyền thống như Tám Thơm, Tám Xoan, Dự Hương,... còn cao, các giống lúa thơm này phát triển còn nhiều hạn chế do thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp, chống chịu sâu bệnh yếu, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Do vậy, việc chọn tạo và phát triển giống lúa có chất lượng cao, cơm thơm, năng suất khá, thích ứng với điều kiện thâm canh hiện tại là đòi hỏi vô cùng cấp bách đối với các nhà chọn tạo giống lúa trong nước. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Sử dụng các giống lúa cải tiến, các giống lúa nhập nội, các dòng, giống mới lai tạo ra có các đặc điểm đặc tính tốt làm thực liệu tạo giống như: Năng suất cao, ngắn ngày, các giống cổ truyền, cứng cây chống đổ tốt, chống chịu tốt với bệnh bạc lá, đạo ôn và rầy nâu; các giống có chất lượng, cơm dẻo hoặc gạo ngon, có mùi thơm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp điều tra thu thập và thống kê - Phương pháp điều tra thu tập thông tin: (i) Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu có liên quan đến công tác chọn tạo giống, tình hình sản xuất lúa, lúa thơm ở các tỉnh ĐBSH qua văn bản của các Bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan, tài liệu trên các tạp chí, giáo trình và các trang Website chuyên ngành; (ii) Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra sản xuất lúa, lúa tẻ thơm tại ở 11 tỉnh của vùng ĐBSH và 33 huyện trực thuộc (mỗi tỉnh điều tra 3 huyện). - Phương pháp thống kê: Thống kê mô tả, thống kê so sánh. 2.2.2. Phương pháp chọn tạo giống - Phương pháp tạo vật liệu khởi đầu: Phương pháp lai hữu tính (lai đơn, lai kép, lai ba,..); tạo giống bằng đột biến gen (sử dụng phóng xạ Co60 chiếu xạ khi hạt nẩy mầm). - Chọn lọc các dòng: Theo phương pháp hỗn hệ, phả hệ hoặc kết hợp 2 phương pháp trên trong nhà lưới và trên đồng ruộng. - Đánh giá các đặc điểm nông sinh học theo phương pháp chuẩn của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế và trong nước. - Trình diễn, mở rộng thử giống mới: theo quy trình khảo nghiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình sản xuất lúa và lúa tẻ thơm ở vùng đồng bằng sông Hồng 3.1.1. Tình hình sản xuất lúa ở vùng đồng bằng sông Hồng Vùng ĐBSH là cái nôi của văn minh sông Hồng, nền văn minh đồ đồng phát triển rực rỡ với nông nghiệp trồng lúa nước. Hiện tại, đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh thành gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh. Ở vùng này có những sông lớn cùng với hệ thống đê chằng chịt, đất trũng (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây (cũ)). Về mùa mưa, nước thoát chậm. Vùng ven biển bao gồm những cánh đồng chạy dọc bờ biển Thái Bình, Hải Phòng, phía Nam Nam Định và Nam Ninh Bình. Đây là vùng đất phù sa trẻ nhất. Ruộng đất vùng ven biển thuộc các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình khá bằng phẳng. Ruộng trồng lúa của các tỉnh ĐBSH ít bị hạn hán trong mùa khô cũng như úng lụt trong mùa mưa. Theo Tổng cục Thống kê, diện tích lúa cả năm 2010 của vùng ĐBSH là 1.150,1 nghìn ha, trong đó các tỉnh có diện tích lúa cả năm lớn là Hà Nội (204,7 nghìn ha), Thái Bình (166,4 nghìn ha), Nam Định (159,0 nghìn ha), Hải Dương (127,5 nghìn ha). Năng suất trung bình của vùng ĐBSH năm 2010 là 59,2 tạ/ha. Hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình có năng suất bình quân đạt cao nhất (trên 62 tạ/ha). Sản lượng lúa cả năm của vùng ĐBSH đạt 6.803,4 nghìn tấn. Trong đó, diện tích lúa Đông Xuân là 568,7 nghìn ha; năng suất lúa Đông Xuân của vùng là 63,2 tạ/ha; sản lượng lúa Đông Xuân đạt 3.592,6 nghìn tấn. Diện tích lúa Mùa là 581,4 nghìn ha; năng suất lúa mùa là 55,2 tạ/ha; sản lượng lúa Mùa 3.210,8 nghìn tấn. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 332 Cơ cấu các giống lúa ở vùng ĐBSH đã hình thành nên 2 vụ chính là vụ lúa Xuân và vụ lúa Mùa. * Vụ lúa Xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Đầu và giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nắng nóng và bắt đầu có mưa, nên phải dùng giống có khả năng chịu rét. Vụ lúa Xuân (Xuân sớm, chính vụ và Xuân muộn) với bộ giống đa dạng, được gieo cấy vào cuối tháng 11 đến đầu tháng 2 dương lịch và thu hoạch vào đầu tháng 6. Những năm gần đây, với trà Xuân muộn, diện tích các giống Q5, KD18 cũng đã giảm dần theo từng năm do nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của người dân. Các giống lúa thuần chất lượng thơm như T10, Bắc Thơm Số 7 (BT7), Hương thơm 1 (HT1), HT6, LT2, N46, Nàng Xuân,...; các giống lúa chất lượng như PC6, X26, N87, ĐB5, ĐB6, XT27, TN13-5,..... và một số giống lúa lai như D-ưu 527, Nhị ưu 838, Bắc ưu 903,... có thời gian sinh trưởng ngắn (105 - 115 ngày) nên đã được mở rộng và phát triển mạnh, chiếm 80 - 90% diện tích lúa Xuân ở phía Bắc. * Vụ lúa Mùa: Mùa sớm, Mùa trung và Mùa muộn, bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm. Đối với trà Mùa sớm, sử dụng các giống lúa ngắn ngày, thời gian sinh trưởng từ 105 đến 115 ngày như: Q5, KD18, BT7, HT1, X26, N87, LT2, ĐB5, ĐB6, XT27, TN13-5, N46, BC15,... Đối với trà trung hoặc muộn, sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 125 ngày trở lên như Xi23, X21, P6, VN10, DT10, NX30, 13/2, CR203, BC15, một số giống lúa tám, nếp, dự đặc sản địa phương,... 3.1.2. Thực trạng tình hình sản xuất lúa tẻ thơm, chất lượng cao tại ĐBSH giai đoạn 2005 - 2010 Diện tích gieo trồng các giống lúa tẻ thơm chất lượng tại các tỉnh ĐBSH giai đoạn 2005 - 2010 tăng rõ rệt, năm 2010 diện tích lúa tẻ thơm của cả vùng là 215.203,5ha, tăng 2,7 lần so với năm 2005 (79.802,7ha). Tỷ lệ diện tích trồng lúa tẻ thơm so với diện tích trồng lúa của toàn vùng năm 2010 (18,27%) tăng 2,96 lần so với năm 2005 (6,16%). Tỉnh có diện tích trồng lúa tẻ thơm lớn nhất là tỉnh Nam Định (49.830ha), thấp nhất là tỉnh Vĩnh Phúc (3.139,2ha). - Về tỷ lệ tăng trưởng diện tích gieo cấy lúa tẻ thơm năm 2010 so với năm 2005 của các tỉnh trong vùng rất khác nhau, dao động từ 1,5 - 14,0 lần, tỉnh có tỷ lệ tăng trưởng diện tích lớn nhất là Hải Dương, sau đó đến các tỉnh Bắc Ninh (9,6 lần), Ninh Bình (9,4 lần), Vĩnh Phúc (5,9 lần),... tỉnh có tỷ lệ thấp nhất là Hải Phòng. - Tỷ lệ diện tích trồng lúa tẻ thơm/diện tích lúa trong vùng ĐBSH đối với từng tỉnh khác nhau, năm 2005 dao động từ 0,76% (tỉnh Vĩnh Phúc) đến 14,32% (tỉnh Nam Định), năm 2010 dao động từ 5,29% (tỉnh Vĩnh Phúc) đến 31,34% (tỉnh Nam Định). Năm 2010, tỉnh có nhiều diện tích trồng lúa tẻ thơm nhất vùng ĐBSH là tỉnh Nam Định (49.830ha), tiếp đến là các tỉnh Hải Dương (26.958ha), Thái Bình (25.945ha), Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội (trên 20.000ha), Ninh Bình (19.702,1ha),... thấp nhất là tỉnh Vĩnh Phúc (3.139,2ha) (bảng 1). Bảng 1. Diện tích gieo trồng giống lúa tẻ thơm vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005 - 2010 (ha) Năm 2005 Năm 2010 TT Tỉnh Lúa tẻ thơm Lúa Tỷ lệ (%) Lúa tẻ thơm Lúa Tỷ lệ (%) 1 Hà Nội 12.740,0 207.200,0 6,15 20.863,0 204.700,0 10,19 2 Vĩnh Phúc 529,5 69.600,0 0,76 3.139,2 59.300,0 5,29 3 Bắc Ninh 803,2 79.800,0 1,01 7.744,2 74.300,0 10,42 4 Quảng Ninh 922,0 47.200,0 1,95 3.512,0 44.700,0 7,86 5 Hải Dương 1.924,0 133.300,0 1,44 26.958,0 127.500,0 21,14 6 Hải Phòng 9.111,0 88.300,0 10,32 13.577,0 80.900,0 16,78 7 Hưng Yên 11.300,0 82.600,0 13,68 22.271,0 81.900,0 27,19 8 Thái Bình 11.404,0 167.400,0 6,81 25.945,0 166.400,0 15,59 9 Hà Nam 6.301,0 72.300,0 8,72 21.662,0 70.300,0 30,81 10 Nam Định 22.663,0 158.300,0 14,32 49.830,0 159.000,0 31,34 11 Ninh Bình 2.105,0 80.100,0 2,63 19.702,1 81.100,0 24,29 Tổng cộng 79.802,7 1.186.100,0 6,16 215.203,5 1.150.100,0 18,27 Nguồn: Nguyễn Xuân Dũng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, 2011. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 333 Bảng 2. Năng suất gieo trồng giống lúa tẻ thơm theo mùa vụ ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005 - 2010 Năm 2005 Năm 2010 TT Tỉnh Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa 1 Hà Nội 49,3 47,2 53,7 50,0 2 Vĩnh Phúc 51,6 38,7 58,0 55,5 3 Bắc Ninh 51,5 49,6 57,7 51,9 4 Quảng Ninh 48,9 50,0 49,0 50,0 5 Hải Dương 57,0 50,0 56,0 53,0 6 Hải Phòng 59,8 39,7 62,5 58,8 7 Hưng Yên 58,3 56,5 60,0 58,0 8 Thái Bình 61,1 40,2 61,0 54,9 9 Hà Nam 54,5 52,5 58,5 55,0 10 Nam Định 62,2 26,0 63,2 48,9 11 Ninh Bình 53,5 45,3 61,9 53,3 Trung bình 55,2 45,1 58,3 53,6 Nguồn: Nguyễn Xuân Dũng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, 2011. - Về năng suất lúa tẻ thơm: Năng suất lúa tẻ thơm của các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2005 - 2010 dao động từ 26,0 tạ/ha (vụ Mùa 2005 ở Nam Định) đến 63,2 tạ/ha (vụ Xuân 2010 ở Nam Định). Nhìn chung ở tất cả các tỉnh trong vùng năng suất lúa tẻ thơm năm 2010 đều cao hơn so với năm 2005, ở vụ Xuân cao hơn vụ Mùa. Năm 2005, năng suất trung bình lúa tẻ thơm của vùng giữa vụ Xuân và vụ Mùa chênh lệch nhau nhiều (11,0 tạ) nhưng đến năm 2010 năng suất giữa vụ Xuân và vụ Mùa chỉ chênh lệch 4,7 tạ. Năng suất trung bình của lúa tẻ thơm gieo cấy trong vùng ở vụ Mùa tăng cao hơn so với ở vụ Xuân, sau 5 năm, ở vụ Xuân năng suất trung bình lúa tẻ thơm của toàn vùng chỉ tăng được được 3,1 tạ/ha, trong khi đó ở vụ Mùa tăng 8,5 tạ/ha (bảng 2). Trong năm 2010, diện tích gieo cấy lúa tẻ thơm của vùng ĐBSH giữa vụ Xuân và vụ Mùa gần tương đương nhau, gần 108 nghìn ha, sản lượng lúa tẻ thơm của toàn vùng đạt 1.148.802,4 tấn (bảng 3). Bảng 3. Diện tích, năng suất, sản lượng gieo trồng giống lúa tẻ thơm theo mùa vụ ở đồng bằng sông Hồng năm 2010. Vụ Xuân Vụ Mùa TT Tỉnh Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 Hà Nội 9.669,0 53,7 51.922,5 11.194,0 50,0 55.970,0 2 Vĩnh Phúc 2.170,0 58,0 12.579,7 969,2 55,5 5.379,1 3 Bắc Ninh 2.697,1 57,7 15.562,3 5.047,1 51,9 26.194,4 4 Quảng Ninh 1.511,0 49,0 7.403,9 2.001,0 50,0 10.005,0 5 Hải Dương 12.448,0 56,0 69.708,8 14.510,0 53,0 76.903,0 6 Hải Phòng 6.938,0 62,5 43.362,5 6.639,0 58,8 39.037,3 7 Hưng Yên 11.204,0 60,0 67.224,0 11.067,0 58,0 64.188,6 8 Thái Bình 14.184,0 61,0 86.550,8 11.761,0 54,9 64.520,8 9 Hà Nam 12.574,0 58,5 73.557,9 9.088,0 55,0 49.984,0 10 Nam Định 25.899,0 63,2 163.552,2 23.931,0 48,9 116.950,8 11 Ninh Bình 8.577,6 61,9 53.095,3 11.124,5 53,3 59.338,1 Tổng cộng 107.871,7 644.519,9 107.331,8 504.282,5 Nguồn: Nguyễn Xuân Dũng, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, 2011. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 334 3.1.3. Một số đặc điểm và yêu cầu giống lúa thơm cho vùng đồng bằng sông Hồng Qua điều tra ở các địa phương của vùng ĐBSH và tổng hợp ý kiến đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT của 11 tỉnh đồng bằng sông Hồng cho thấy: Nhu cầu gieo cấy giống lúa tẻ thơm trong thời gian qua đã tăng nhanh, năm 2010 diện tích và sản lượng lúa tẻ thơm của toàn vùng đã gấp gần 3 lần so với năm 2005. Càng ngày nhu cầu gieo trồng và tăng sản lượng lúa tẻ thơm chất lượng ở các tỉnh trong vùng càng tăng. Hiện nay bộ giống lúa tẻ thơm trong gieo trồng trong vùng còn rất hạn chế, giống được gieo trồng chính là Bắc Thơm 7 và HT1, đây là 2 giống nhập nội Trung Quốc còn một số nhược điểm như khả năng chống chịu sâu bệnh kém, đặc biệt là bạc lá và rầy nâu; chất lượng gạo chưa ngon, gạo còn dính và nát. Vì vậy, vấn đề này đặt ra cho công tác chọn giống lúa chất lượng cho vùng ĐBSH phải kết hợp chọn tạo tính trạng thơm và có một số đặc điểm chính như sau: (i) Thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp gieo cấy trong vụ Xuân muộn, Mùa sớm (vụ Xuân 130-135 ngày, vụ Mùa 100 - 110 ngày); (ii) Cứng cây, chống đổ tốt; (iii) Chống chịu tốt với sâu bệnh hại chính, đặc biệt bệnh bạc lá và rầy nâu; (iv) Hạt gạo thon nhỏ, trong; cơm mềm nhưng không dính nát, vị đậm và thơm; (v) có năng suất khá (tối thiểu 55 tạ/ha). 3.2. Kết quả chọn tạo giống lúa tẻ thơm cho vùng ĐBSH giai đoạn 2010 - 2013 3.2.1. Giống lúa HT9 Giống lúa HT9 do Bộ môn chọn tạo giống lúa chất lượng và đặc sản, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai HT1/D177 năm 2001 và được công nhận giống SXTN năm 2010 theo Quyết định số 632/QĐ-TT-CLT ngày 24/12/2010 của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT. HT9 là giống lúa thơm, có thời gian sinh trưởng 105 - 107 ngày trong vụ Mùa, 130-135 ngày trong vụ Xuân muộn, cao cây 110cm, khối lượng 1000 hạt 22,5 - 23g. HT9 có khả năng chống chịu tương đối tốt với một số loại sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vằn, bệnh. HT9 có chiều dài hạt gạo 6,1 mm, tỷ lệ gạo xát 70,2%, tỷ lệ gạo nguyên 82,7%, gạo trong không bạc bụng, có hàm lượng amiloz tương đương với BT7, với giá trị 15,5%, cơm mềm có mùi thơm. HT9 đạt năng suất thực thu 62,5 - 70,0 tạ/ha trong điều kiện thâm canh cao, năng suất trung bình đạt 50 đến 60 tạ/ha. Khả năng mở rộng sản xuất: qua các vụ khảo nghiệm tại TT KKNG, SPCTQG và khảo nghiệm sản xuất tại một số vùng trồng lúa của miền Bắc, miền Trung cho thấy giống lúa HT9 có khả năng thích nghi rộng, được nông dân tiếp nhận và gieo trồng ở nhiều nơi, đặc biệt ở Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh... Trong vụ Xuân, Mùa 2008 với diện tích HT9 đã đạt trên 400ha. 3.2.2. Giống lúa Trân Châu Hương - SH8 Trân Châu Hương - SH8 là giống lúa thơm chất lượng do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai BT7/ĐB6//IR64/KD18 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống Sản xuất thử nghiệm năm 2012 (Quyết định số 407/QĐ-TT-CLT ngày 28/8/2012). Trân Châu Hương - SH8 có TGST ngắn, vụ Mùa 108 - 112 ngày, vụ Xuân 135 - 140 ngày; thích hợp với chân đất thâm canh vàn vàn cao. Cây cao 95 -115cm, cứng cây, chống đổ tốt, có kiểu hình đẹp. Trân Châu Hương - SH8 có 5 - 7 bông hữu hiệu/khóm, bông có nhiều hạt, hạt xếp sít, có mầu hạt vàng sáng, hạt trên bông cao trung bình 220 - 250 hạt, tỷ lệ hạt lép trung bình 13 - 18%. Trân Châu Hương - SH8 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, kháng bạc lá, đạo ôn, rầy nâu khá. Hạt gạo thon nhỏ, trắng trong, đẹp. Cơm mềm, đậm, không dính và thơm. Ở nhiều địa phương khi gieo cấy Trân Châu Hương - SH8 đã đánh giá chất lượng gạo và cơm của Trân Châu Hương - SH8 ngon tương đương Bắc Thơm số 7. Năng suất trung bình 60 - 65 tạ/ha; ruộng tốt đạt 75 - 80 tạ/ha. Khả năng mở rộng sản xuất: Trân Châu Hương - SH8 là giống lúa chất lượng cao có thể thay thế Bắc Thơm 7 trong sản xuất lúa hàng hóa, có năng suất cao và ổn định hơn Bắc Thơm 7 từ 15-20%. Hiện nay giống đã được trồng và phát triển tại nhiều địa phương như: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa,.... với diện tích trên 600ha cho năng suất cao và ổn định. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất 335 3.2.3. Giống lúa HT18 Giống lúa HT18 do Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và Công ty cổ phần Thành Tô - Hải Phòng chọn tạo bằng lai hữu tính từ tổ hợp HT1/Japonica, được khảo nghiệm, mở rộng sản xuất tại các tỉnh phía Bắc. Giống HT18 đã được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống sản xuất thử nghiệm năm 2012 (Quyết định số 357/QĐ-TT-CLT ngày 8/8/2012). HT18 là giống lúa cảm ôn, cấy được cả 2 vụ/năm và có thời gian sinh trưởng ngắn, thời gian sinh trưởng ở các tỉnh Bắc bộ vụ Mùa 107 - 110, vụ Xuân 130 - 135 ngày; ở các tỉnh Trung bộ vụ Xuân 117 - 119 ngày, vụ Hè Thu 100 - 105 ngày. Dạng hình cây gọn, cấu trúc quần thể đẹp, chiều cao cây 100 - 110cm; đẻ nhánh trung bình, tàn lá muộn. Bông to dài, xếp hạt trung bình, vỏ trấu nâu vàng; 6 - 7 dảnh hữu hiệu/khóm. Số hạt/bông trung bình đạt 150- 180 hạt/bông. Khả năng chịu rét và chống đổ tốt hơn Khang dân 18 và Bắc Thơm 7. HT18 kháng tốt với đạo ôn và rầy nâu. HT18 là giống có chất lượng gạo tốt, gạo trong; khối lượng 1000 hạt đạt từ 23,5 - 24,5 gram, hàm lượng amyloz 19 - 20%, hàm lượng protein 8,9%. Chất lượng cơm mềm, đậm và ngon. Năng suất trung bình trong vụ Xuân đạt 60 - 65 tạ/ha/vụ. Thâm canh tốt đạt 75-80 tạ//ha/vụ. Khả năng mở rộng sản xuất: Hiện nay diện tích gieo trồng giống HT18 lên trên 400ha và đã được nhiều địa phương sử dụng để gieo cấy trong trà Xuân muộn, Mùa sớm hoặc Hè Thu. Giống HT18 đã gieo trồng tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Trị,... và đã được một số địa phương mở rộng giống trên nhiều vùng, chân đất gieo cấy lúa của tỉnh. 3.2.4. Giống lúa LTH134 Giống LTH134 do Bộ môn chọn tạo giống lúa chất lượng và đặc sản, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo chọn tạo từ tổ hợp lai hữu tính. Giống đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần đánh giá triển vọng năm 2011 -2012 và đã được TT KKNG, SPCTQG, miền Trung và Tây Nguyên đánh giá là giống lúa chất lượng triển vọng 3 vụ (vụ Xuân, Mùa năm 2012 và vụ Xuân 2013). Giống lúa LTH134 có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ Xuân 115 - 125 ngày, vụ Mùa và Hè Thu 92-95 ngày. Chiều cao cây 90-95cm, chiều dài bông 22 - 25cm, số hạt chắc trên bông trung bình đạt 135 - 170 hạt, hạt xếp xít. Khối lượng 1000 hạt 19,5 - 20,5g. Tỷ lệ gạo xát 70%, gạo trong không bạc bụng, hạt gạo thon dài rất đẹp, hàm lượng amylose 17 - 18%. Cơm ăn ngon, mềm, đậm, không dính và thơm nhẹ. Giống LTH134 có khả năng chịu rét khá (điểm 3), chịu hạn va chua, mặn khá. LTH134 chống chịu sâu bệnh khá tốt, nhiễm nhẹ đạo ôn (điểm 1 - 3), nhiễm rầy nâu nhẹ (điểm 3) và bạc lá (điểm 3). Năng suất trung bình đạt 58 - 64 tạ/ha. Năng suất cao có thể đạt trên 70 tạ/ha. Khả năng mở rộng sản xuất: Đến thời điểm vụ Xuân năm 2013, giống lúa LTH134 đã được phát triển tại nhiều địa phương như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, KonTum,... với diện tích trên 500ha. 3.2.5. Giống lúa Tám Dự Đột Biến (Tám Dự ĐB): Giống lúa Tám Dự ĐB do Bộ môn Chọn tạo giống lúa chất lượng và đặc sản, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực & CTP và Trường Đại học sư phạm I Hà Nội chọn tạo ra từ đột biến bằng chiếu xạ tia Co60 trên giống giống lúa Tám Dự 1 (tổ hợp lai Tám ĐB  Dự ĐB). Giống được đánh giá triển vọng năm 2011 - 2012 và đã được đăng ký bảo hộ. Giống Tám Dự ĐB có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, vụ Xuân 135 - 140 ngày, Vụ Mùa 108 - 110 ngày. Chiều cao cây: 110 - 120cm. Cứng cây chống đổ tốt, bộ lá lâu tàn. Chiều dài bông 25 - 30cm. Số hạt trên bong trung bình đạt 160 - 180 hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc cao trên 90%. Tám Dự ĐB có khả năng chống chịu khá với các loại sâu bệnh chính hại lúa như đạo ôn, bạc lá, đặc biệt kháng rầy nâu tốt. Tỷ lệ gạo sát trên 70%, gạo trong, cơm dẻo ngon, có vị thơm của gạo Tám và vị ngọt đậm cơm của gạo Dự. Tám Dự ĐB cho năng suất trung bình đạt 55 - 60 tạ/ha/vụ, thâm canh đạt 65 - 70 tạ/ha/vụ. Khả năng mở rộng sản xuất: Giống Tám Dự ĐB gieo cấy phù hợp trên chân đất vàn vàn trũng ở một số địa phương như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Nguyên, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị,... với diện tích khoảng 200ha. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 336 IV. KẾT LUẬN (1) Diện tích gieo cấy giống lúa tẻ thơm ở vùng ĐBSH trong thời gian qua đã tăng nhanh, năm 2010 diện tích và sản lượng lúa tẻ thơm của toàn vùng đã gấp gần 3 lần so với năm 2005. Càng ngày nhu cầu gieo trồng và tăng sản lượng lúa tẻ thơm chất lượng ở các tỉnh trong vùng càng tăng. Diện tích trồng lúa tẻ thơm/diện tích lúa trong vùng ĐBSH đối với từng tỉnh khác nhau. Năm 2010, tỉnh có nhiều diện tích trồng lúa tẻ thơm nhất vùng ĐBSH là tỉnh Nam Định (49.830ha), tiếp đến là các tỉnh Hải Dương (26.958ha), Thái Bình (25.945ha), Hưng Yên, Hà Nam, Hà Nội (trên 20.000ha), Ninh Bình (19.702,1ha),... thấp nhất là tỉnh Vĩnh Phúc (3.139,2ha). Giống lúa tẻ thơm được gieo trồng chính là Bắc Thơm 7 và HT1, đây là 2 giống nhập nội Trung Quốc còn một số nhược điểm như khả năng chống chịu sâu bệnh kém, đặc biệt là bạc lá và rầy nâu; chất lượng gạo còn một số hạn chế như gạo còn dính và nát. (2) Đã chọn tạo được 05 giống lúa tẻ thơm mới bằng phương pháp lai hữu tính và đột biến thực nghiệm trong năm 2010 - 2013, trong đó có 3 giống được công nhận là giống SXTN: HT9 (2010), Trân Châu Hương - SH8 và HT18 (2012); và 2 giống được đánh giá triển vọng (LTH134, Tám Dự ĐB). Các giống lúa tẻ thơm mới đều có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ Xuân 125 - 135 ngày, vụ Mùa 95 - 110 ngày, thích hợp gieo cấy trong vụ Xuân muộn và vụ Mùa sớm ở các tỉnh ĐBSH. (3) Các giống lúa tẻ thơm mới chọn tạo đã được gieo cấy hàng nghìn ha ở các tỉnh ĐBSH, đã đem cho hiệu quả kinh tế cao cho người dân trồng lúa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Xuân Dũng (2011). Báo cáo chuyên đề “Hiện trạng sản xuất lúa tẻ thơm ở ĐBSH và xu thế phát triển trong tương lai”, Hà Nội - 2010. 2. Nguyễn Xuân Dũng, Lê Vĩnh Thảo và cs. (2011). Quy trình kỹ thuật sản xuất giống lúa thơm HT9, số chuyên đề “Quy trình kỹ thuật sản xuất một số giống cây trồng mới”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 6 (27)/2011, trang 15-18. 3. Nguyễn Xuân Dũng, Lê Vĩnh Thảo, Nguyễn Minh Công và ctv. (2010). Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lúa tẻ thơm chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ giai đoạn 2006- 2010, Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ 2006 - 2010, Kỷ yếu Hội nghị khoa học công nghệ ngày 5-6/11/2010 tại Hà Nội của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, NXB. Nông nghiệp, trang 174 - 180. 4. Lê Vĩnh Thảo, Nguyễn Xuân Dũng (2008). Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống lúa tẻ thơm HT6, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 2(7)/2008, trang 18-24. 5. Lê Vĩnh Thảo và cs. (2012). Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống lúa HT18, Báo cáo xin công nhận giống năm 2012. 6. Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Xuân Dũng và cs. (2012). Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống lúa Trân Châu Hương - SH8, Báo cáo xin công nhận giống năm 2012. 7. Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Thị Bích Hợp và cs. (2013). Kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống lúa ngắn ngày LTH134, Báo cáo xin công nhận giống năm 2013. 8. Nguyễn Minh Công, Nguyễn Xuân Dũng và cs. (2013). Kết quả chọn tạo và khảo nghiệm giống lúa thơm Tám Dự Đột Biến, Báo cáo khoa học năm 2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_176_7307_2130494.pdf
Tài liệu liên quan