Tài liệu Thực trạng quản lí văn hóa học đường tại một số trường Mầm non tư thục Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017
61
Thực trạng quản lí văn hóa học đường
tại một số trường Mầm non tư thục
Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Current situations of the management of school culture in some Private
Kingdergartens in Tan Phu District, Ho Chi Minh City
Nguyễn Ngọc Anh Vy
Trường mẫu giáo tư thục Tuổi Hồng, Q. Tân Phú, TP.HCM
Nguyen Ngoc Anh Vy
Tuoi Hong Private Kindergarden Tan Phu District, Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Việc xây dựng văn hoá học đường lành mạnh là cơ sở để tạo nên môi trường học tập thân thiện và tích
cực cho trẻ tại các trường mầm non. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng quản lí văn hóa học
đường tại một số trường Mầm non tư thục ở quận Tân Phú, TP. HCM. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực
tiễn để đề xuất biện pháp quản lí văn hóa học đường tại các trường Mầm non tư thục, tạo thương hiệu và
uy tín cho nhà trường.
Từ khóa: quản lí, văn hóa học đường, trường mầm non tư thục.
Abstract...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lí văn hóa học đường tại một số trường Mầm non tư thục Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 26 (51) - Thaùng 03/2017
61
Thực trạng quản lí văn hóa học đường
tại một số trường Mầm non tư thục
Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh
Current situations of the management of school culture in some Private
Kingdergartens in Tan Phu District, Ho Chi Minh City
Nguyễn Ngọc Anh Vy
Trường mẫu giáo tư thục Tuổi Hồng, Q. Tân Phú, TP.HCM
Nguyen Ngoc Anh Vy
Tuoi Hong Private Kindergarden Tan Phu District, Ho Chi Minh City
Tóm tắt
Việc xây dựng văn hoá học đường lành mạnh là cơ sở để tạo nên môi trường học tập thân thiện và tích
cực cho trẻ tại các trường mầm non. Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng quản lí văn hóa học
đường tại một số trường Mầm non tư thục ở quận Tân Phú, TP. HCM. Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực
tiễn để đề xuất biện pháp quản lí văn hóa học đường tại các trường Mầm non tư thục, tạo thương hiệu và
uy tín cho nhà trường.
Từ khóa: quản lí, văn hóa học đường, trường mầm non tư thục.
Abstract
Improvement of school culture is the basis for a positive and friendly learning enviroment, especially
for kindergartens. This article presents the results of actual surveys and discussions regarding to the
management of school culture in some private kindergartens of Tan Phu District, HCM City. The
outcome is a practical basis for the principal to think about strategies and solutions for the improvement
of the management of school culture, and to achieve good reputation for the school.
Keywords: management, school culture, private kindergarten.
1. Đặt vấn đề
“Văn hóa học đường” (VHHĐ) là khái
niệm mang nội hàm khá rộng, có thể định
nghĩa “VHHĐ là một hệ thống phức hợp
các giá trị, các chuẩn mực xung quanh
chức năng đào tạo con người của nhà
trường, được chấp nhận tự nguyện, được
cam kết tôn trọng để theo đó mà các thành
viên của nhà trường cùng nhau thực thi
các hoạt động dạy và học, nhằm hoàn
thành tốt sứ mệnh cao cả của mình” [1, tr.
253]. Đối với các trường Mầm non, việc
quản lí VHHĐ là quá trình chủ thể quản lý
(hiệu trưởng) lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo, kiểm tra công việc của tập thể giáo
viên, nhân viên nhằm xây dựng văn hóa
học đường lành mạnh, thông qua ba lãnh
vực: quản lí văn hóa môi trường, quản lí
văn hóa tổ chức và quản lí văn hóa ứng xử,
tạo nên bản sắc riêng cho mỗi trường [2].
Trong bài viết này, người nghiên cứu
trình bày kết quả khảo sát thực trạng quản
lí VHHĐ tại một số trường Mầm non tư
thục ở quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh.
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG TẠI M T SỐ TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
62
Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn để đề
xuất biện pháp quản lí VHHĐ tại các
trường mầm non tư thục, tạo thương hiệu
và uy tín cho nhà trường.
2. Tổ chức khảo sát thực trạng
Việc khảo sát dưới đây nhằm làm rõ
thực trạng quản lí VHHĐ tại một số trường
Mầm non tư thục thuộc địa bàn Quận Tân
Phú, Tp. Hồ Chí Minh, cụ thể: (1) Trường
Mầm non Tư thục Mai Hồng; (2) Trường
Mầm non Tư thục Hoa Mai Lan; (3)
Trường Mầm non Tư thục Ánh Sáng; (4)
Trường Mầm non Tư thục Hòa Bình; và
(5) Trường Mẫu Giáo Tư thục Tuổi Hồng.
Đối tượng khảo sát tổng cộng 215 người
bao gồm các cán bộ quản lý (CBQL), giáo
viên (GV), nhân viên (NV) và cha mẹ học
sinh (CMHS).
Về mặt phương pháp, nghiên cứu tiến
hành bằng phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi. Đối tượng khảo sát được yêu cầu
đánh giá thực trạng quản lí VHHĐ tại 5
trường Mầm non tư thục theo thang điểm
quy ước như sau: 5 điểm - Tốt; 4 điểm -
Khá; 3 điểm - Trung bình; 2 điểm - Yếu; 1
điểm - Kém. Điểm trung bình được chia ra
các mức độ như sau: 1 điểm - 1,80 điểm:
Kém; 1,81 điểm - 2,60 điểm: Khá; 2,61
điểm - 3,40 điểm: Trung bình; 3,41 điểm -
4,20 điểm: Yếu; 4,21 điểm - 5 điểm: Kém.
Ngoài ra, phương pháp phỏng vấn sâu
được tiến hành nhằm làm rõ hơn kết quả
điều tra thu nhận từ bảng hỏi. Có 10 đối
tượng được phỏng vấn bao gồm 5 CBQL
và 5 GV.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
hoạt động nghiên cứu các văn bản hồ sơ tại
5 trường Mầm non được khảo sát. Các tài
liệu được nghiên cứu liên quan trực tiếp
đến vấn đề quản lí VHHĐ, cụ thể:(1) kế
hoạch đầu năm học và (2) kế hoạch thực
hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
Nội dung khảo sát thực trạng quản lí
của hiệu trưởng về VHHĐ sẽ xoay quanh 3
lãnh vực: quản lí văn hóa môi trường, quản
lí văn hóa tổ chức và quản lí văn hóa ứng
xử trong trường mầm non.
3. Thực trạng quản lí văn hóa học
đường tại các trường Mầm non được
khảo sát
3.1. Thực trạng quản lí văn hóa
môi trường
Thực trạng quản lí văn hóa (VH) môi
trường tại các trường Mầm non thể hiện
qua các chức năng quản lí của hiệu trưởng
là công tác kế hoạch, công tác tổ chức,
công tác lãnh đạo và công tác kiểm tra.
Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 1
như sau:
Bảng 1: Thực trạng quản lí VH môi trường tại các trường mầm non được khảo sát
STT Thực trạng quản lí văn hóa môi trường
Mức độ thực hiện
ĐTB ĐLC XH
Công tác kế hoạch
1 Việc xây dựng kế hoạch đầu tư cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp 4.70 0.46 1
2 Việc xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng GD 4.57 0.56 2
3 Việc xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống trang phục, logo để tạo
thương hiệu cho nhà trường
4.51 0.61 3
CHUNG 4.60 0.54 2
NGUYỄN NGỌC ANH VY
63
STT Thực trạng quản lí văn hóa môi trường
Mức độ thực hiện
ĐTB ĐLC XH
Công tác tổ chức
1 Phân công trong Ban Giám hiệu về quản lí môi trường, cơ sở vật chất... 4.64 0.58 1
2 Phân công cho các bộ phận và cá nhân trong trường phụ trách thực hiện
môi trường, cơ sở vật chất
4.63 0.58 2
CHUNG 4.64 0.58 1
Công tác lãnh đạo
1 Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy định về VH môi trường 4.63 0.60 1
2 Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ về tầm quan trọng của VH môi trường 4.56 0.55 2
3 Phát động thi đua thực hiện VH môi trường 4.37 0.67 3
4 Khen thưởng tạo động lực thực hiện tốt VH môi trường 4.27 0.73 4
CHUNG 4.45 0.64 4
Công tác kiểm tra
1 Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra VH môi trường 4.55 0.57 2
2 Kế hoạch kiểm tra định kì và đột xuất việc thực hiện VH môi trường 4.55 0.57 2
3 Phân cấp kiểm tra việc thực hiện VH môi trường 4.59 0.58 1
4 Theo dõi sau kiểm tra 4.45 0.75 4
CHUNG 4.53 0.61 3
Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; XH: Xếp hạng.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lí VH
môi trường dựa trên bảng 1 cho thấy: hầu
hết CBQL, GV, NV đều đánh giá các nội
dung quản lí VH môi trường ở mức độ Tốt.
Điều này cho thấy ý thức về môi trường và
bảo vệ môi trường bên trong, bên ngoài của
các thành viên trong nhà trường là rất tốt.
Cụ thể như sau:
3.1.1. Công tác lập kế hoạch
- “Việc xây dựng kế hoạch đầu tư cảnh
quan môi trường xanh - sạch - đẹp” với
ĐTB: 4.70, được xếp hạng 1.
- “Việc xây dựng kế hoạch đầu tư cơ
sở vật chất để đảm bảo chất lượng GD” với
ĐTB: 4.57, được xếp hạng 2.
- “Việc xây dựng kế hoạch đầu tư hệ
thống trang phục, logo để tạo thương
hiệu cho nhà trường” với ĐTB: 4.51, được
xếp hạng 3.
Nghiên cứu văn bản “Kế hoạch đầu
năm học 2016-2017” của 5 trường mầm
non cho thấy vì sao “Việc xây dựng kế
hoạch đầu tư cảnh quan môi trường xanh -
sạch - đẹp” được xếp hạng cao nhất. Sở dĩ
như thế là vì đây là một trong những mục
tiêu đề ra trong phong trào “Xây dựng
trường lớp xanh - sạch - đẹp”. Cụ thể: mỗi
trường có kế hoạch đầu tư cây xanh, tạo
bóng mát, tạo vườn ươm cho trẻ; trong
từng lớp học phải tạo không gian xanh cho
trẻ; cơ sở vật chất được tu sửa theo kế
hoạch định kì vào đầu năm học; trang thiết
bị có kế hoạch mua sắm dự kiến cho cả
năm học.
Kết quả phỏng vấn sâu CBQL Trường
Mầm non Tư thục Ánh Sáng: “Trường
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG TẠI M T SỐ TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
64
luôn xây dựng kế hoạch trang bị hoàn
chỉnh hệ thống nước sạch, có phòng y tế, tủ
thuốc..., cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng
giáo dục”. Nội dung “Xây dựng kế hoạch
đầu tư hệ thống trang phục, logo để tạo
thương hiệu cho nhà trường” (ĐTB: 4.51)
được đánh giá thấp hơn so với các nội
dung kia vì mỗi trường có một thương
hiệu, logo riêng vốn có truyền thống lâu
dài nên cũng khó thay đổi ngay để kịp đáp
ứng với nhu cầu của cha mẹ học sinh trong
việc thay đổi bảng hiệu hay đồng phục trẻ.
3.1.2. Công tác tổ chức
Được đánh giá trên 2 nội dung, với
mức độ đánh giá Tốt (ĐTB chung là 4.64),
được xếp hạng theo thứ tự như sau:
- Phân công trong Ban Giám hiệu về
quản lí môi trường, cơ sở vật chất... (ĐTB:
4.64), xếp hạng 1.
- Phân công cho các bộ phận và cá
nhân trong trường phụ trách thực hiện môi
trường, cơ sở vật chất (ĐTB: 4.63), xếp
hạng 2.
Các nội dung thuộc về công tác tổ
chức được phần lớn đối tượng khảo sát
đánh giá ở mức độ thực hiện Tốt. Sự chênh
lệch giữa hai nội dung không cao, gần như
bằng nhau. Phỏng vấn sâu cho thấy mỗi
nhà trường có tổ chức chặt chẽ, phân công
cụ thể từng đối tượng, từng công việc để có
một đội ngũ làm cho môi trường giáo dục
trở nên tốt nhất cho trẻ.
3.1.3. Công tác lãnh đạo
Được đánh giá trên 4 nội dung, mức độ
thực hiện được đánh giá “ tốt” - ĐTB chung
là 4.45, với xếp hạng thứ tự như sau:
- “Xây dựng và hướng dẫn thực hiện
các quy định về VH môi trường” với ĐTB
là 4.63, được xếp hạng 1.
- “Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ về
tầm quan trọng của VH môi trường” với
ĐTB là 4.56, được xếp hạng 2.
- “Phát động thi đua thực hiện VH môi
trường” với ĐTB là 4.37, được xếp hạng 3.
- “Khen thưởng tạo động lực thực hiện
tốt VH môi trường” với ĐTB là 4.27, được
xếp hạng 4.
Nội dung “Khen thưởng tạo động lực
thực hiện tốt VH môi trường” (4.27đ) được
đánh giá thấp hơn so với các nội dung
khác, vì công tác này không rõ ràng nơi
từng trường. Kết quả phỏng vấn sâu cho
thấy các đối tượng phỏng vấn cũng chỉ
nhận xét một cách chung chung là có thực
hiện, nhưng cụ thể như thế nào thì chưa đề
cập nhiều.
3.1.4. Công tác kiểm tra
Đánh giá trên 4 nội dung với mức độ
thực hiện Tốt, điểm trung bình chung là
4.53, được xếp hạng theo thứ tự sau:
“Phân cấp kiểm tra việc thực hiện VH
môi trường” với ĐTB 4.59, xếp hạng 1
“Kế hoạch kiểm tra định kì và đột xuất
việc thực hiện VH môi trường” và “Xây
dựng các tiêu chuẩn kiểm tra VH môi
trường” cùng ĐTB 4.55, xếp hạng 2.
“Theo dõi sau kiểm tra” với ĐTB 4.45,
xếp hạng 4.
Nội dung “Theo dõi sau kiểm tra”
(4.45đ) được đánh giá thấp hơn các nội
dung khác vì công tác này thường bị quên
sót trong khi kiểm tra. Có lẽ vì số lượng
công việc nhiều, chủ yếu dành cho việc
kiểm tra công tác chuyên môn, nên việc
theo dõi sau kiểm tra về văn hóa môi
trường (có văn bản) không thường xuyên.
Như vậy, thực trạng quản lí văn hóa
môi trường tại một số trường được khảo sát
nhìn chung được đánh giá ở mức độ Tốt.
Trong đó, công tác tổ chức được đánh giá
cao với ĐTB chung là 4.64, xếp hạng 1; vì
việc phân công cho từng bộ phận rất cần
thiết, để có thể quản lí VH môi trường cách
tốt nhất cần có sự phân công và phối hợp
NGUYỄN NGỌC ANH VY
65
chặt chẽ giữa các đối tượng trong nhà
trường. Các công tác còn lại được xếp hạng
như sau: Công tác kế hoạch có ĐTB chung
4.60 - xếp hạng 2, công tác kiểm tra có
ĐTB chung 4.53 - xếp hạng 3, công tác
lãnh đạo có ĐTB chung 4.45 - xếp hạng 4.
3.2. Thực trạng quản lí văn hóa
tổ chức
Việc quản lí VH tổ chức cũng thể hiện
qua 4 chức năng quản lí: công tác kế hoạch,
công tác tổ chức, công tác lãnh đạo và công
tác kiểm tra, được cụ thể qua bảng 2.
Bảng 2: Thực trạng quản lí VH tổ chức tại các trường mầm non được khảo sát
STT Thực trạng quản lí văn hóa tổ chức Mức độ thực hiện
Công tác kế hoạch ĐTB ĐLC XH
1 Việc xây dựng kế hoạch triển khai VH tổ chức trong năm học 4.59 0.56 1
2 Việc xây dựng kế hoạch triển khai VH tổ chức thường xuyên hàng
tháng
4.57 0.59 2
CHUNG 4.58 0.58 2
Công tác tổ chức ĐTB ĐLC XH
1 Phân công trong Ban Giám hiệu về quản lí việc thực hiện VH tổ
chức
4.67 0.60 2
2 Phân công cho các bộ phận và cá nhân trong trường phụ trách thực
hiện
4.69 0.50 1
CHUNG 4.68 0.55 1
Công tác lãnh đạo ĐTB ĐLC XH
1 Xây dựng và hướng dẫn thực hiện nội quy của nhà trường thể hiện
hệ thống giá trị và các chuẩn mực
4.57 0.71 2
2 Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ GV, NV về hệ thống giá trị và các
chuẩn mực mà mọi người cần tuân thủ
4.61 0.49 1
3 Đưa hệ thống giá trị và các chuẩn mực đạo đức làm tiêu chí đánh
giá thi đua của các bộ phận và cá nhân
4.57 0.59 2
4 Khen thưởng tạo động lực thực hiện tốt VH tổ chức 4.38 0.70 4
CHUNG 4.53 0.62 3
Công tác kiểm tra ĐTB ĐLC XH
1 Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra việc tuân thủ hệ thống giá trị và
các chuẩn mực, nội quy trong trường
4.55 0.57 1
2 Kế hoạch kiểm tra định kì và đột xuất việc thực hiện hệ thống giá trị
và các chuẩn mực, nội quy trong trường
4.50 0.58 3
3 Phân cấp kiểm tra việc thực hiện 4.55 0.60 1
4 Theo dõi sau kiểm tra 4.49 0.74 4
CHUNG 4.52 0.62 4
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG TẠI M T SỐ TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
66
Kết quả khảo sát từ bảng 2 cho thấy:
Hầu hết CBQL, GV, NV đều đánh giá thực
trạng quản lí tổ chức ở mức độ Tốt. Điều
này cho thấy việc quản lí VH tổ chức tại
các trường khảo sát có nhiều thuận lợi. Cụ
thể như sau:
3.2.1. Công tác lập kế hoạch
Phần lớn CBQL, GV, NV đánh giá nội
dung “Xây dựng kế hoạch triển khai VH tổ
chức trong năm học” (4.59đ) được xếp hạng
cao nhất. Tuy nhiên các nội dung có sự chênh
lệch không nhiều; điều này cho thấy công tác
lập kế hoạch được thực hiện một cách
nghiêm túc trong việc quản lí VH tổ chức.
3.2.2. Công tác tổ chức
Nội dung “Phân công cho các bộ phận
và cá nhân trong trường phụ trách thực
hiện” (4.69đ) được phần lớn các đối tượng
khảo sát đánh giá với mức độ Tốt, xếp
hạng cao nhất. Sự chênh lệch giữa các nội
dung không nhiều thiết tưởng do sự điều
hành và sắp xếp hợp lý của CBQL, cũng
như sự công tác nhiệt tình của đội ngũ
trong và ngoài nhà trường đã tạo thuận lợi
trong công tác của mỗi thành viên.
3.2.3. Công tác lãnh đạo
Nội dung “Bồi dưỡng nhận thức cho
đội ngũ GV, NV về hệ thống giá trị và các
chuẩn mực mà mọi người cần tuân thủ”
(4.61đ) được phần lớn đối tượng khảo sát
đánh giá mức độ Tốt, xếp hạng cao nhất.
Có lẽ do hệ thống chuẩn mực tạo nên nét
độc đáo riêng của từng trường.
Kết quả cuộc phỏng vấn sâu về vấn đề
này cho thấy: nhờ việc “Xây dựng kế
hoạch, hội họp đúng giờ, duy trì nghiêm
túc việc họp giao ban” (nhận xét của một
giáo viên), “tổ chức nhiều cuộc thi đua về
đồ dùng dạy học, và tiêu chuẩn thi đua
được bàn bạc thống nhất khi thực hành
(một nhận xét của CBQL). Thiết tưởng vì
thế mà tổ chức ít có sự xáo trộn. Mỗi thành
viên là một thành phần cấu tạo nên mô
hình giáo dục có văn hóa tốt; ai cũng có vai
trò quan trọng và cũng là người có thể thay
đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực cho
mọi công tác của nhà trường.
Nội dung “Khen thưởng tạo động lực
thực hiện tốt VH tổ chức” (4.38đ) được
xếp hạng thấp hơn so với các nội dungkhác
là do việc khen thưởng trong nhà trường
chưa cao. Kết quả cuộc phỏng vấn sâu cho
thấy CBQL cũng như giáo viên không quá
chú trọng đến vấn đề khen thưởng, trong
khi vẫn nhiệt tình nhiệt tâm trong công
việc của mình xét như việc theo đuổi giá trị
riêng của nhà trường.
3.2.4. Công tác kiểm tra
Nội dung “Phân cấp kiểm tra việc thực
hiện” (4.55đ) và “Xây dựng các tiêu chuẩn
kiểm tra việc tuân thủ hệ thống giá trị và các
chuẩn mực, nội quy trong trường” (4.55đ)
được xếp đồng hạng nhất. Nội dung “Theo
dõi sau kiểm tra” (4.49đ) được xếp hạng
thấp hơn so với những nội dung khác. Sự
chênh lệch về ĐTB của các nội dung không
nhiều cho thấy có sự quân bình trong công
tác kiểm tra.
Như vậy, thực trạng quản lí văn hóa tổ
chức tại một số trường được khảo sát nhìn
chung được đánh giá ở mức độ Tốt. Trong
đó, nội dung “công tác tổ chức” có ĐTB
cao nhất (4.68), còn “công tác kiểm tra” có
ĐTB (4.52) thấp hơn so với các nội dung
còn lại. Điều này cho thấy, do sự phân
công hợp lý của Ban Giám hiệu mà VH tổ
chức của nhà trường đi vào nề nếp, có trật
tự. Mỗi bộ phận hoàn thành công việc được
giao phó, và làm hết mình với công tác của
mình, tạo nên một giá trị chuẩn mực cho
nhà trường mình. “Công tác kế hoạch” xếp
hạng 2, và “công tác lãnh đạo” xếp hạng 3.
3.3. Thực trạng quản lí văn hóa ứng xử
Văn hóa học đường còn là hành vi ứng
NGUYỄN NGỌC ANH VY
67
xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo
dục đào tạo trong nhà trường, là lối sống
văn minh trong trường học. Hành vi ứng
xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa,
đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được
thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ,
lời nói của mỗi cá nhân đó. Thực trạng
quản lí VH ứng xử tại các trường MN tư
thục được khảo sát thể hiện kết quả trong
bảng 3.
Bảng 3: Thực trạng quản lí VH ứng xử tại các trường mầm non được khảo sát
STT Thực trạng quản lí văn hóa ứng xử Mức độ thực hiện
Công tác kế hoạch ĐTB ĐLC XH
1 Việc xây dựng kế hoạch triển khai VH ứng xử trong năm học 4.54 0.68 2
2 Việc xây dựng kế hoạch triển khai VH ứng xử thường xuyên
hàng tháng
4.55 0.62 1
CHUNG 4.54 0.65 3
Công tác tổ chức ĐTB ĐLC XH
1 Phân công trong Ban Giám hiệu về quản lí việc thực hiện VH
ứng xử trong trường
4.66 0.53 1
2 Phân công cho các bộ phận và cá nhân trong trường phụ trách
thực hiện từng nội dung công việc liên quan VH ứng xử
4.60 0.54 2
CHUNG 4.63 0.54 2
Công tác lãnh đạo ĐTB ĐLC XH
1 Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy tắc ứng xử 4.76 0.45 1
2 Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ GV, NV về tầm quan trọng
của VH ứng xử trong nhà trường
4.71 0.45 2
3 Đưa việc thực hiện VH ứng xử làm tiêu chí đánh giá thi đua của
các bộ phận và cá nhân
4.60 0.53 3
4 Khen thưởng tạo động lực thực hiện tốt VH ứng xử 4.53 0.54 4
CHUNG 4.65 0.49 1
Công tác kiểm tra ĐTB ĐLC XH
1 Xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra việc tuân thủ VH ứng xử
trong trường
4.62 0.54 1
2 Kiểm tra định kì và đột xuất việc thực hiện VH ứng xử 4.53 0.60 2
3 Phân cấp kiểm tra việc thực hiện 4.46 0.60 3
4 Theo dõi sau kiểm tra 4.44 0.74 4
CHUNG 4.51 0.62 4
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG TẠI M T SỐ TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
68
Kết quả khảo sát cho thấy: Hầu hết các
nội dung được đánh giá ở mức độ Tốt, cụ
thể được thể hiện như sau:
3.3.1. Công tác lập kế hoạch
Các nội dung được đánh giá trong
công tác kế hoạch có điểm trung bình gần
bằng nhau: nội dung “Xây dựng kế hoạch
triển khai VH ứng xử trong năm học”
(ĐTB là 4.54) và “Xây dựng kế hoạch triển
khai VH ứng xử thường xuyên hàng tháng”
(ĐTB: 4.55).
Trong phỏng vấn sâu, nhận xét của
CBQL như sau: “Quy tắc ứng xử thân
thiện, văn minh, lịch sự giữa cấp trên và
cấp dưới, giữa GV và HS, đồng nghiệp với
đồng nghiệp, giữa GV-CNV với CMHS và
triển khai thực hiện trong buổi họp đầu
năm và hàng tháng”. Điều này cho thấy,
việc lập kế hoạch thực hiện các quy tắc
ứng xử không chỉ được đặt ra bởi một phía,
nhưng là có sự thống nhất giữa các cấp
trong trường và đưa quy tắc vào thực hiện
một cách nghiêm túc.
3.3.2. Công tác tổ chức
Nội dung “Phân công trong Ban Giám
hiệu về quản lí việc thực hiện VH ứng xử
trong trường” (4.66đ) được xếp hạng cao
nhất. Tiếp đó là nội dung “Phân công cho
các bộ phận và cá nhân trong trường phụ
trách thực hiện từng nội dung công việc
liên quan VH ứng xử” (4.60đ).
Qua phỏng vấn sâu, nhận xét của
CBQL cho thấy sự quan tâm của người
quản lí nhà trường trong việc quản lí VH
ứng xử: “Hiệu trưởng đầu tư xây dựng,
phân công tốt”, những nội quy đưa ra “đầy
đủ rõ ràng”. Từ đó việc đánh giá công tác
tổ chức của quản lí VH ứng xử được thực
hiện một cách cụ thể.
3.3.3. Công tác lãnh đạo
Nội dung “Xây dựng và hướng dẫn
thực hiện quy tắc ứng xử” (4.76đ) được xếp
hạng cao nhất. Điều cho thấy các nhà
trường cần phải có những quy tắc ứng xử để
tạo mối quan hệ gắn kết các thành viên lại
với nhau, chung một chí hướng và mục
đích. Nội dung “Khen thưởng tạo động lực
thực hiện tốt VH ứng xử” (4.53đ) được xếp
hạng thấp hơn so với các nội dung khác.
Điều này cho thấy việc khen thưởng trong
công tác lãnh đạo chưa nhiều; tuy nhiên,
nhận xét của 1 giáo viên trong phần phỏng
vấn sâu cho biết: CBQL, GV, NV ở các
trường đều thể hiện cách ứng xử rất “niềm
nở, hòa đồng, lịch sự, dịu dàng”, cho dù
không có hình thức phát bằng hay phát
thưởng, nhưng mọi người đều luôn ý thức
trách nhiệm của mình. Hơn nữa, có lẽ do
CBQL đã tổ chức những buổi đi chơi, nghỉ
hè tạo sự thân mật trong đội ngũ nhà trường.
3.3.4. Công tác kiểm tra
Nội dung “Xây dựng các tiêu chuẩn
kiểm tra việc tuân thủ VH ứng xử trong
trường” (4.62đ) được xếp hạng cao nhất. Nội
dung “Theo dõi sau kiểm tra” (4.44đ) được
xếp hạng thấp hơn so với các nội dung khác.
Kết quả phỏng vấn sâu GV cho thấy:
không ai phải chịu áp lực trong việc kiểm
tra và công tác theo dõi sau kiểm tra không
thấy nổi cộm trong nhà trường. Có lẽ vì
qua những buổi họp sư phạm hay họp
chuyên môn, CBQL luôn nhắc nhở và động
viên các thành viên trong cung cách ứng
xử, tạo một tình thân ái giữa nhà trường và
CMHS nên việc theo dõi sau kiểm tra
không còn cần thiết.
Như vậy, thực trạng quản lí VH ứng
xử tại các trường Mầm non được khảo sát
nhìn chung được đánh giá ở mức độ khá
tốt. Trong các chức năng thực hiện việc
quản lí VH ứng xử, “công tác lãnh đạo” có
điểm trung bình chung cao nhất (4.65), còn
“công tác kiểm tra” có điểm trung bình
thấp nhất (4.51). Điều này cho thấy, việc
NGUYỄN NGỌC ANH VY
69
lãnh đạo rất quan trọng, hiệu trưởng là
người định hướng cũng như tạo được bầu
không khí tốt cho tập thể, người quản lí
thực hiện tốt chức năng lãnh đạo sẽ khuyến
khích GV, NV làm tốt nhiệm vụ của mình;
làm gương tốt ảnh hưởng trên cấp dưới của
mình; giúp cấp dưới có được những ứng xử
gần gũi, chu đáo và tận tụy với công việc
của mình. Còn “công tác kiểm tra” được
đánh giá thấp có lẽ do mỗi người đều có ý
thức trách nhiệm trong công việc và tất cả
đều hướng đến mục đích sau cùng là tạo
được một môi trường tốt cho nhau và cho
trẻ cùng hoạt động, phát triển.
4. Kết luận
Khi khảo sát 115 CBQL, GV, NV về
thực trạng quản lí VHHĐ tại một số trường
Mầm non ở quận Tân Phú, TP. Hồ Chí
Minh cho thấy: các đối tượng khảo sát về
vấn đề quản lí VHHĐ đều đánh giá mức độ
chung là Tốt, nhưng xét riêng từng vấn đề
thì có những điểm mạnh và điểm yếu trong
công tác quản lí.
Về điểm mạnh, trong 3 lĩnh vực của
quản lí VHHĐ, lĩnh vực quản lí VH môi
trường và quản lí VH tổ chức xét về mặt
công tác tổ chức được xếp hạng cao nhất.
Chỉ riêng trong lĩnh vực quản lí VH ứng xử
thì công tác tổ chức được xếp hạng 2. Điều
này cho thấy, bộ máy quản lí của mỗi
trường khá tốt, việc phân công phân nhiệm
đúng theo chức năng, đúng người đúng
việc, tạo nên một bộ máy hoàn chỉnh. Bên
cạnh đó, việc thực hiện nghiêm túc các nội
qui, những qui định giờ giấc... tạo nên hệ
chuẩn các giá trị đạo đức, xây dựng được
sứ mệnh và tầm nhìn, tạo thương hiệu tốt
cho mỗi nhà trường.
Điểm yếu được thể hiện ở công tác
lãnh đạo, kết quả khảo sát cho thấy: trong 3
lĩnh vực quản lí VHHĐ, quản lí VH môi
trường và quản lí VH tổ chức xét về mặt
lãnh đạo được xếp hạng thấp nhất. Bởi lẽ,
tuy bộ máy quản lí có cơ cấu làm việc rất
tốt, nhưng bên trong mỗi nhà trường lại có
sự thay đổi nhân sự, nên công tác lãnh đạo
cũng có sự thay đổi; việc bồi dưỡng, khen
thưởng cho đội ngũ không cố định, hay
thay đổi tùy theo người lãnh đạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Quản lý giáo dục (2013), Xây dựng
và phát triển văn hoá nhà trường, Giáo trình
bồi dưỡng CBQL trường Mầm non (tập 2).
2. Phạm Văn Khanh (2009), Kỷ yếu Hội thảo khoa
học, Văn hóa học đường – Lý luận và thực tiễn,
Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam.
Ngày nhận bài: 27/02/2017 Biên tập xong: 15/3/2017 Duyệt đăng: 20/3/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 97_9028_2215149.pdf