Tài liệu Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh - Phạm Thị Kim Thủy: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 41-45
41
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Kim Thủy - Trường Tiểu học Phạm Hùng, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 13/03/2019; ngày sửa chữa: 23/03/2019; ngày duyệt đăng: 03/04/2019.
Abstract: This article presents the results of the survey about 120 educational managers and
officers, teachers on the levels of implementing the content of managing moral education activities
for students at primary schools in Binh Chanh district, Ho Chi Minh City. Research results will be
the basis for proposing management measures in accordance with local characteristics in the
coming time.
Keywords: Current status, moral education, primary school.
1. Mở đầu
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ương [1], Bộ GD-ĐT đã xây dựng và công
bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018),
t...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Tiểu học huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh - Phạm Thị Kim Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 41-45
41
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH CHÁNH,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Phạm Thị Kim Thủy - Trường Tiểu học Phạm Hùng, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 13/03/2019; ngày sửa chữa: 23/03/2019; ngày duyệt đăng: 03/04/2019.
Abstract: This article presents the results of the survey about 120 educational managers and
officers, teachers on the levels of implementing the content of managing moral education activities
for students at primary schools in Binh Chanh district, Ho Chi Minh City. Research results will be
the basis for proposing management measures in accordance with local characteristics in the
coming time.
Keywords: Current status, moral education, primary school.
1. Mở đầu
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ương [1], Bộ GD-ĐT đã xây dựng và công
bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018),
trong đó thể hiện rõ mục tiêu phát triển phẩm chất và
năng lực học sinh (HS). Chương trình giáo dục tiểu học
giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản
đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh
thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo
dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói
quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt [2].
Như vậy, yếu tố “phẩm chất” được đề cao trong đổi mới
giáo dục phổ thông lần này, đặc biệt là HS tiểu học - cấp
đầu tiên của giáo dục phổ thông. Để giúp HS phát triển
toàn diện hình thành nhân cách con người trong một quốc
gia phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Việt
Nam, cần phải đẩy mạnh hoạt động giáo dục nhằm hình
thành cho HS về ý thức và niềm tin, thái độ ứng xử đúng
đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành vi và
các kĩ năng hoạt động, tạo cơ sở để HS bổ sung và hoàn
thiện những tri thức đã học trên lớp. Chính vì thế, giáo
dục đạo đức (GDĐĐ) có vị trí hàng đầu và chủ đạo trong
giáo dục nhà trường tiểu học.
Huyện Bình Chánh thuộc ngoại thành TP. Hồ Chí
Minh, trong những năm qua, bên cạnh việc thực hiện
giảng dạy tốt, hoạt động GDĐĐ ở các trường tiểu học
được tích hợp trong chương trình sách giáo khoa theo
quy định của Bộ GD-ĐT, một số trường đã tiến hành tổ
chức các hoạt động GDĐĐ với các chuyên đề, phù hợp
từng khối lớp, từng độ tuổi khác nhau. Nhưng qua thực
tế, công tác quản lí hoạt động GDĐĐ vẫn chưa được
quan tâm đúng mức, dẫn đến một số bất cập còn tồn tại,
cần được khắc phục. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục
hiện nay, cần đánh giá lại một cách khách quan thực
trạng quản lí hoạt động GDĐĐ ở các trường tiểu học
huyện Bình Chánh để có cơ sở cho việc đề xuất các
biện pháp quản lí hoạt động này phù hợp với tình hình
địa phương.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát về tổ chức khảo sát
- Nội dung, đối tượng và thời gian khảo sát: Nghiên
cứu thực trạng quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS ở các
trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.
Khảo sát được tiến hành trên 20 cán bộ quản lí (CBQL)
và 100 cán bộ, giáo viên (CB-GV) của 05 trường tiểu học
huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh (Phạm Hùng, An
Phú Tây, Tân Quý Tây, Bình Hưng, Phong Phú); đồng
thời phỏng vấn phỏng sâu một số CBQL các trường này.
Thời gian khảo sát: năm học 2018-2019.
- Phương pháp khảo sát:
Phương pháp chính được sử dụng là điều tra bằng
bảng hỏi, phỏng vấn. Đối với phương pháp sử dụng bảng
hỏi, chúng tôi thiết kế phiếu khảo sát để đánh giá mức độ
nhận thức của CBQL và CB-GV về tầm quan trọng của
quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS và mức độ thực hiện
các nội dung quản lí hoạt động này thang đo 5 bậc như
sau: Tốt/Rất quan trọng, Khá tốt/Quan trọng, Trung
bình/Bình thường, Yếu/Ít quan trọng, Rất yếu/Không
quan trọng. Số liệu khảo sát được tổng hợp và đưa về tỉ
lệ % ở từng nội dung khảo sát.
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của quản lí hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu
học huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (xem
bảng 1 trang bên)
Bảng 1 cho thấy, có 67,5% đối tượng khảo sát cho
rằng việc quản lí hoạt động GDĐĐ cho HS tiểu học là
quan trọng và 20,8% là rất quan trọng, đặc biệt, không có
ý kiến nào đánh giá là ít hoặc không quan trọng. Như vậy,
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 41-45
42
CBQL và CB-GV các nhà trường đã nhận thức được tầm
quan trọng của hoạt động quản lí GDĐĐ cho HS.
2.2.2. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình
Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2.
Bảng 2 cho thấy: Nội dung “Xây dựng kế hoạch thực
hiện các khâu của hoạt động GDĐĐ” được đánh giá là
thực hiện yếu nhất khi có đến 48,3% đối tượng đánh giá
là Rất yếu, 25,83% yếu và chỉ có 2,5% là tốt. Nội dung
tiếp theo cũng được đánh giá yếu là “Xây dựng mục tiêu
GDĐĐ mang tính kế thừa mục tiêu giáo dục” với kết quả
đánh giá là 39,2% rất yếu, 25,0% yếu và chỉ có 1,67%
tốt. Như vậy, hiệu trưởng các trường tiểu học chưa cụ thể
hóa được kế hoạch cho từng khâu của hoạt động GDĐĐ,
kéo theo đó là mục tiêu giáo dục cho vấn đề này cũng
không được mô tả một cách thể. Điều này sẽ rất khó khăn
cho việc triển khai của Ban Giám hiệu và CB-GV trong
việc tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS. Qua tìm hiểu,
chúng tôi được biết, Bộ GD-ĐT cũng chưa có văn bản
cụ thể quy định về mục tiêu GDĐĐ, phần lớn các trường
chỉ dựa vào mục tiêu chung của giáo dục Việt Nam mà
xây dựng nên mục tiêu GDĐĐ cho từng đơn vị, chưa có
sự thống nhất giữa các trường với nhau.
Các nội dung như “Xây dựng nội dung GDĐĐ lồng
ghép trong hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động
ngoại khóa” và “Đổi mới phương pháp GDĐĐ trong
giáo dục và giảng dạy” cũng được đánh giá không cao
khi số ý kiến “Yếu” và “Rất yếu” chiếm trên 50%. Khi
phỏng vấn một số CBQL, chúng tôi được biết: Việc dành
Bảng 2. Mức độ thực hiện lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS
ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Nội dung quản lí
Mức độ thực hiện
Rất
yếu
Yếu
Trung
bình
Khá tốt Tốt
Xây dựng mục tiêu GDĐĐ mang tính kế thừa mục
tiêu giáo dục
SL 47 30 37 4 2
Tỉ lệ (%) 39,2 25,0 30,83 3,33 1,67
Xây dựng và hoàn thiện nội dung GDĐĐ trong
chương trình chính khóa
SL 1 32 69 15 3
Tỉ lệ (%) 0,83 26,67 57,5 12,5 2,5
Xây dựng nội dung GDĐĐ lồng ghép trong hoạt
động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động ngoại khóa
SL 8 60 39 6 7
Tỉ lệ (%) 6,67 50,0 32,5 5,0 5,83
Đổi mới phương pháp GDĐĐ trong giáo dục và
giảng dạy
SL 3 64 38 4 11
Tỉ lệ (%) 2,5 53,33 31,67 3,33 9,17
Xây dựng kế hoạch thực hiện các khâu của hoạt động
GDĐĐ
SL 58 31 20 8 3
Tỉ lệ (%) 48,33 25,83 16,67 6,67 2,5
Dự toán kinh phí, lập định mức thu - chi cho hoạt
động GDĐĐ
SL 1 50 27 33 25
Tỉ lệ (%) 0,83 41,67 22,5 27,7 37,5
Sắp xếp thời gian, địa điểm tổ chức hoạt động GDĐĐ
trong chương trình chính khóa và hoạt động ngoại
khóa
SL 0 29 16 70 5
Tỉ lệ (%) 0 24,17 13,34 58,33 4,17
Bảng 1. Mức độ nhận thức của đối tượng khảo sát về tầm quan trọng của quản lí hoạt động GDĐĐ
cho HS ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Nội dung
Mức độ
Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Bình
thường
Ít quan
trọng
Không
quan
trọng
Nhận thức về tầm quan trọng của quản lí hoạt động
GDĐĐ cho HS
SL 25 81 14 0 0
Tỉ lệ (%) 20,8 67,5 11,7 0 0
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 41-45
43
nhiều thời gian cho hoạt động GDĐĐ là rất khó; GV chỉ
theo phương pháp giáo dục truyền thống được tiến hành
trên lớp mà chưa cập nhật, đổi mới hình thức và phương
pháp giáo dục sao cho phù hợp với đối tượng và nội dung
GDĐĐ. Các nội dung còn lại chủ yếu được đánh giá ở
mức trung bình.
Nhìn chung, việc lập kế hoạch cho hoạt động GDĐĐ
cho HS ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ
Chí Minh chưa được chú trọng nhiều từ khâu xây dựng
mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp GDĐĐ.
CBQL, CB-GV còn dành nhiều thời gian cho công tác
chuyên môn, không còn thời gian cho việc lập kế hoạch,
chỉ đạo triển khai, đánh giá hoạt động GDĐĐ. Việc lập
kế hoạch còn yếu là do nhiều cá nhân trong tổ chức còn
chưa quan tâm đến hoạt động này; xây dựng kế hoạch
chưa bài bản, chưa có sự thống nhất.
2.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh,
Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát thu được như sau (xem bảng 3):
Bảng 3 cho thấy: Công tác tổ chức hoạt động GDĐĐ
cho HS được đánh giá là thực hiện tốt hơn công tác lập
kế hoạch, thể hiện ở việc không có ý kiến nào đánh giá
mức “Rất yếu” và chỉ 15-32,67% đánh giá mức “Yếu”.
Tất cả các nội dung được đánh giá chủ yếu ở mức trung
bình (dao động từ 48,33-60,0%). Nội dung được đánh giá
yếu nhất là “Xây dựng nhiệm vụ, trách nhiệm của HS đối
với yêu cầu GDĐĐ” với 31,67% rất yếu, 51,67% yếu và
chỉ 2,5% là được đánh giá ở mức tốt. Để làm rõ hơn thực
trạng này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu một số
CBQL, đa số họ đều khẳng định, phần lớn các trường
chưa xây dựng tốt về nhiệm vụ, trách nhiệm của các
thành viên trong trường và HS khi thực hiện GDĐĐ mà
chủ yếu tập trung dạy kiến thức chuyên môn của mình.
Nội dung tiếp theo cũng thực hiện chưa tốt là “Sự phối
hợp giữa nhà trường, phụ huynh HS và các tổ chức xã
hội” với 25,83% yếu, 48,33% trung bình, 13,34% khá tốt
và 12,5% tốt. Đây là nội dung rất quan trọng trong việc
GDĐĐ cho HS, nhưng qua trao đổi với một số giáo viên
làm công tác chủ nhiệm lớp thì đa số họ đều cho rằng,
nhìn chung các giáo viên mới chỉ tập trung vào GDĐĐ
trong các môn học chính khóa; việc phối hợp với các tổ
chức xã hội, đoàn thể, mời báo cáo viên, chuyên gia tư
vấn... cùng sinh hoạt với các em hoặc xin hỗ trợ đầu tư
kinh phí, giúp hoạt động diễn ra hiệu quả gần như chưa
được thực hiện.
Ngay như nội dung “Sự chỉ đạo của Phòng GD-ĐT
đến CBQL các trường” cũng chỉ được 5,0% đánh giá tốt
và 17,5% khá tốt. Điều này chứng tỏ, các cấp quản lí chưa
thực sự quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS. Qua trao
đổi với một số CBQL các trường, họ đều nhận định: các
trường vẫn thiếu sự chủ động và rập khuôn khi tiến hành
GDĐĐ, phải dựa vào kế hoạch, chỉ thị của cấp trên mới
tiến hành thực hiện; nhà trường cũng nhận được hàng loạt
các văn bản chỉ thị của cấp trên về thực hiện GDĐĐ cho
HS tiểu học như Quyết định số 1501/QĐ-TTg về “Tăng
cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho
thanh niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”, Kế hoạch
số 1146/KH-UBND của UBND huyện Bình Chánh về
việc: “Thực hiện Đề án tăng cường giáo dục lí tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi
Bảng 3. Mức độ thực hiện việc tổ chức hoạt động GDĐĐ
cho HS ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Nội dung quản lí
Mức độ thực hiện
Rất
yếu
Yếu
Trung
bình
Khá
tốt
Tốt
Triển khai của Phòng GD-ĐT đến CBQL các trường
SL 0 21 72 21 6
Tỉ lệ (%) 0 17,5 60,0 17,5 5,0
Triển khai của CBQL các trường đến cán bộ phụ
trách hoạt động GDĐĐ
SL 0 19 65 19 17
Tỉ lệ (%) 0 15,83 54,17 15,83 14,17
Sự phối hợp giữa các thành viên trong nhà trường khi
thực hiện hoạt động GDĐĐ
SL 0 19 58 29 14
Tỉ lệ (%) 0 15,83 48,33 24,17 11,67
Sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh HS và các
tổ chức xã hội
SL 0 31 58 16 15
Tỉ lệ (%) 0 25,83 48,33 13,34 12,5
Xây dựng nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên
trong nhà trường khi thực hiện hoạt động GDĐĐ
SL 0 18 58 25 19
Tỉ lệ (%) 0 15,0 48,33 20,84 15,83
Xây dựng nhiệm vụ, trách nhiệm của HS đối với yêu
cầu GDĐĐ
SL 0 38 62 17 3
Tỉ lệ (%) 0 31,67 51,67 14,16 2,5
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 41-45
44
đồng giai đoan 2015-2020”, tuy nhiên việc tổ chức triển
khai cụ thể thì chưa đạt được như mong muốn.
2.2.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh ở trường tiểu học huyện Bình Chánh, Thành
phố Hồ Chí Minh (bảng 4):
Bảng 4 cho thấy: Các nội dung chỉ đạo chủ yếu được
đánh giá ở mức thực hiện yếu và trung bình. Trong đó,
nội dung “Xây dựng chiến lược, tầm nhìn cho tổ chức về
hoạt động GDĐĐ trong trường tiểu học” được đánh giá
thấp nhất với 11,66% rất yếu, 52,51% yếu và chỉ có 7,5%
tốt; tiếp đến là nội dung “Ra quyết định, ban hành các
văn bản về thực hiện GDĐĐ cho HS ở các khối, lớp” và
“Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động GDĐĐ” (đều có
mức rất yếu và yếu xung quanh 50%). Qua phỏng vấn,
chúng tôi được biết: Nội dung GDĐĐ thường được các
trường gắn liền với nội dung trong sách giáo khoa, chính
vì vậy, việc xây dựng quy trình tổ chức GDĐĐ vẫn nằm
trong việc xây dựng quy trình tổ chức giảng dạy các môn
học chính khóa và được các trường thực hiện theo kế
hoạch hằng năm, ít có sự đầu tư riêng kế hoạch cho từng
hoạt động. CBQL chỉ chú trọng việc hoàn thành nội dung
chương trình theo chuẩn quy định của Bộ GD-ĐT, cũng
là một khó khăn khi thực hiện biện pháp xây dựng tư
tưởng, tầm nhìn cho tổ chức.
2.2.5. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục
đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình
Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (xem bảng 5 trang bên)
Bảng 5 cho thấy: Đối tượng đánh giá các nội dung của
công tác này chủ yếu ở mức trung bình (dao động từ 60,83-
70,83%), không có ý kiến nào đánh giá ở mức rất yếu.
Trong đó, nội dung được đánh giá yếu nhất là “Xây dựng
hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra nhận thức của HS
sau quá trình giảng dạy” với 22,47% yếu và 67,5% trung
bình. Các nội dung còn lại có tỉ lệ đánh giá mức độ yếu
dao động từ 12,5-19,17% và mức độ tốt chỉ từ 3,34-10,0%.
Như vậy, khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho
HS đã được thực hiện nhưng chưa tốt. Qua phỏng vấn một
số CBQL ở các trường này, chúng tôi được biết, việc kiểm
tra thực hiện mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp
tổ chức ở phần lập kế hoạch chưa được CBQL thực hiện
thường xuyên; việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí
kiểm tra nhận thức của HS sau quá trình giảng dạy vẫn
đang được lồng ghép chung vào việc đánh giá khi hoàn
thành các môn học tích hợp trong chương trình theo quy
định chuẩn đánh giá của Bộ GD-ĐT.
Nhìn chung, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động
GDĐĐ cho HS ở các trường tiểu học được thực hiện
chưa đạt hiệu quả cao. Phần lớn các trường còn chưa
quan tâm hoặc chỉ chú trọng và hoàn thành việc lồng
ghép nội dung trong chương trình học chính khóa. CBQL
cần định hướng tốt cho công tác này, có kiểm tra, đánh
giá mới thấy được việc thực hiện hoạt động GDĐĐ cho
HS của tổ chức đang ở mức độ nào và cải thiện ra sao để
phù hợp với nhu cầu xã hội.
Bảng 4. Mức độ thực hiện việc chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho HS
ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Nội dung quản lí
Mức độ thực hiện
Rất
yếu
Yếu
Trung
bình
Khá
tốt
Tốt
Xây dựng chiến lược, tầm nhìn cho tổ chức về
hoạt động GDĐĐ trong trường tiểu học
SL 14 63 22 12 9
Tỉ lệ (%) 11,66 52,51 18,33 10 7,5
Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động GDĐĐ
SL 5 51 44 16 14
Tỉ lệ (%) 4,12 42,47 36,67 13,33 11,67
Ra quyết định, ban hành các văn bản về thực
hiện GDĐĐ cho HS ở các khối, lớp
SL 4 63 33 11 9
Tỉ lệ (%) 3,33 52,5 27,5 9,17 7,5
Lựa chọn phương thức tổ chức hoạt động
GDĐĐ
SL 1 21 58 27 13
Tỉ lệ (%) 0,83 17,5 48,33 22,5 10,84
Phổ biến, lấy ý kiến và triển khai thực hiện các
quy định, nội dung hoạt động GDĐĐ đến toàn
thể CB-GV được phân công thực hiện nhiệm vụ
SL 0 19 33 31 37
Tỉ lệ (%) 0 15,83 27,5 25,83 30,84
Công tác hướng dẫn, chỉ đạo trong thời gian
thực hiện nhiệm vụ
SL 0 15 33 69 3
Tỉ lệ (%) 0 12,5 27,5 57,5 2,5
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 41-45
45
3. Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy, đội ngũ CBQL, CB-GV đã
nhận thức được tầm quan trọng của quản lí hoạt động
GDĐĐ cho HS ở trường tiểu học. Tuy nhiên, bên cạnh
những nội dung thực hiện tốt, vẫn còn tồn tại những hạn
chế trong quản lí hoạt động này ở các nội dung như: xây
dựng kế hoạch thực hiện các khâu của hoạt động GDĐĐ;
xây dựng mục tiêu GDĐĐ mang tính kế thừa mục tiêu
giáo dục; xây dựng nhiệm vụ, trách nhiệm của HS đối với
yêu cầu GDĐĐ; sự phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh
HS và các tổ chức xã hội; xây dựng chiến lược, tầm nhìn
cho tổ chức về hoạt động GDĐĐ trong trường tiểu học; ra
quyết định, ban hành các văn bản về thực hiện GDĐĐ cho
HS ở các khối, lớp; xây dựng quy trình tổ chức hoạt động
GDĐĐ; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra
nhận thức của HS sau quá trình giảng dạy... Những hạn
chế này là cơ sở quan trọng để hiệu trưởng các trường tiểu
học huyện Bình Chánh đề xuất những biện pháp quản lí
hoạt động này phù hợp và hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[2] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[3] Thủ tướng Chính phủ (2015). Quyết định số
1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 về Phê duyệt đề án
“Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức,
lối sống cho thanh niên và nhi đồng giai đoạn 2015-
2020”.
[4] Hà Nhật Thăng (2007). Giáo trình đạo đức và giáo
dục đạo đức. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Nguyễn Thanh Phú (2014). Quản lí giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư
phạm miền Đông Nam Bộ. Luận án tiến sĩ Quản lí
Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[6] Lê Thị Lâm (2015). Thực trạng về công tác quản lí
giáo dục đạo đức học sinh trung học cơ sở quận Hai
Bà Trưng của hiệu trưởng. Tạp chí Giáo dục, số 357,
tr 61-63; 54.
[7] Nguyễn Thị Thu Hảo (2016). Quản lí hoạt động
giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học
quận Hai Bà Trưng. Tạp chí Giáo dục, số 384, tr 9-
11; 17.
Bảng 5. Mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS
ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Nội dung quản lí
Mức độ thực hiện
Rất
Yếu
Yếu
Trung
bình
Khá
tốt
Tốt
Kiểm tra việc thực hiện mục tiêu GDĐĐ
SL 0 23 79 8 10
Tỉ lệ (%) 0 19,17 65,83 6,67 8,33
Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện nội dung GDĐĐ
SL 0 15 83 15 7
Tỉ lệ (%) 0 12,5 69,17 12,5 5,83
Kiểm tra việc lập kế hoạch hoạt động GDĐĐ
SL 0 19 85 12 4
Tỉ lệ (%) 0 15,83 70,83 10,0 3,34
Kiểm tra quá trình xây dựng cơ cấu, phân công nhiệm
vụ cho các thành viên khi thực hiện hoạt động GDĐĐ
SL 0 16 81 11 12
Tỉ lệ (%) 0 13,33 67,5 9,17 10,0
Kiểm tra việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện hoạt động
GDĐĐ
SL 0 19 73 17 11
Tỉ lệ (%) 0 15,83 60,83 14,17 9,17
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá việc
thực hiện hoạt động GDĐĐ
SL 0 22 80 10 10
Tỉ lệ (%) 0 18,33 65,01 8,33 8,33
Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra nhận
thức của HS sau quá trình giảng dạy
SL 0 27 81 7 5
Tỉ lệ (%) 0 22,47 67,5 5,83 4,17
Phát hiện sai lệch và thực hiện điều chỉnh mục tiêu, nội
dung, kế hoạch GDĐĐ kịp thời
SL 0 18 77 14 11
Tỉ lệ (%) 0 15,0 64,16 11,67 9,17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8pham_thi_kim_thuy_096_2148322.pdf