Tài liệu Thực trạng quản lí công tác phổ cập giáo dục Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 100-105
100
Email: hongthanh117@gmail.com
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Nguyễn Thị Hồng Thanh - Học viên Cao học Quản lí Giáo dục CH17QL01, Trường Đại học Thủ Dầu Một
Ngày nhận bài: 29/5/2019; ngày chỉnh sửa: 25/6/2019; ngày duyệt đăng: 20/7/2019.
Abstract: Implementing the Party and State's direction of education universalization, Binh Phuoc
Department of Education and Training issued a number of documents guiding the implementation
of education universalization in general and high school education universalization in particular to
create a legal basis for local institutions to implement. Therefore, in order to help high school
education universalization in Dong Xoai city, Binh Phuoc province achieve quality and efficiency,
there should be studies on the current situation of management on high school education
universalizatio...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lí công tác phổ cập giáo dục Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 100-105
100
Email: hongthanh117@gmail.com
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG XOÀI, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Nguyễn Thị Hồng Thanh - Học viên Cao học Quản lí Giáo dục CH17QL01, Trường Đại học Thủ Dầu Một
Ngày nhận bài: 29/5/2019; ngày chỉnh sửa: 25/6/2019; ngày duyệt đăng: 20/7/2019.
Abstract: Implementing the Party and State's direction of education universalization, Binh Phuoc
Department of Education and Training issued a number of documents guiding the implementation
of education universalization in general and high school education universalization in particular to
create a legal basis for local institutions to implement. Therefore, in order to help high school
education universalization in Dong Xoai city, Binh Phuoc province achieve quality and efficiency,
there should be studies on the current situation of management on high school education
universalization. The article mentions current situation of management on high school education
universalization in Dong Xoai city, Binh Phuoc province
Keywords: Education universalization, high school, Dong Xoai city, Binh Phuoc province.
1. Mở đầu
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 đã nêu:
“Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ,
thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát
hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh (HS). Nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, đạo đức, lối sống, ngoại
ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến
thức vào thực tiễn. Hoàn thành việc xây dựng chương
trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo
đảm cho HS có trình độ trung học cơ sở, có tri thức phổ
thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau
trung học cơ sở, trung học phổ thông, cần tiếp cận nghề
nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có
chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực
hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020” [1].
Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển GD-ĐT,
Đảng và Nhà nước ta đã đưa vào Nghị quyết đó là thực hiện
công tác phổ cập giáo dục (PCGD) ở từng cấp học: tiểu học,
trung học cơ sở, PCGD bậc mầm non 5 tuổi và PCGD trung
học phổ thông ở những nơi đã đạt chuẩn PCGD trung học cơ
sở. Thực hiện nội dung chỉ đạo của Đảng, nhà nước về công
tác PCGD, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều
văn bản chỉ đạo thực hiện công tác PCGD nói chung và
PCGD trung học phổ thông nói riêng nhằm tạo cơ sở pháp lí
quan trọng để các cơ sở địa phương triển khai thực hiện.
Để triển khai hiệu quả công tác PCGD trung học phổ
thông trên địa bàn TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, cần
có các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, duy trì và nâng cao tỉ lệ
thanh, thiếu niên trong độ tuổi 15-21 được đến trường,
tạo môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, an toàn,
nâng cao các tỉ lệ đạt chuẩn PCGD trung học phổ thông.
Do vậy, để giúp công tác PCGD trung học phổ thông trên
địa bàn TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đạt chất lượng
và hiệu quả, cần có những nghiên cứu về thực trạng quản
lí công tác PCGD trung học phổ thông nhằm làm cơ sở
cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả cho
công tác này trên địa bàn. Bài viết đề cập thực trạng quản
lí công tác PCGD trung học phổ thông trên địa bàn thành
phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp khảo sát
Nghiên cứu được thực hiện trên 90 giáo viên (GV) và
cán bộ quản lí (CBQL) (trong đó: 20 CBQL; 05 giáo viên
chuyên trách (GVCT) PCGD và 65 GV chủ nhiệm lớp)
đang công tác tại 05 trường trung học phổ thông trên địa
bàn TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, gồm: Trung học
phổ thông Đồng Xoài, Trung học phổ thông chuyên
Tuyên Quang, Trung học phổ thông Nguyễn Du, Trung
học phổ thông Hùng Vương và Trường Phổ thông Dân
tộc nội trú Trung học phổ thông Bình Phước. Thời gian
khảo sát từ 01/2016-12/2018 thông qua phương pháp
điều tra bằng phiếu hỏi, với thang đo giá trị trung bình
(GTTB) có 5 bậc, sắp theo mức độ tăng dần, điểm số
được quy đổi theo thang điểm 5, điểm thấp nhất là 1 và
cao nhất là 5 (xem bảng 1) như sau:
Bảng 1. Thang đo và mức ý nghĩa của GTTB
GTTB
Mức độ ý kiến
đánh giá
Mức độ
triển khai
Mức độ
hiệu quả
Mức độ
đạt được
Mức độ
cần thiết/Khả thi
Từ 1,00-1,80 Không đồng ý
Không triển
khai
Không hiệu quả Rất tệ
Không cần
thiết/Khả thi
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 100-105
101
Từ 1,81-2,60 Ít đồng ý Ít triển khai Ít hiệu quả Tệ Ít cần thiết/Khả thi
Từ 2,61-3,40 Khá đồng ý
Khá thường
xuyên
Khá hiệu quả Khá tốt
Khá cần thiết/
Khả thi
Từ 3,41-4,20 Đồng ý Thường xuyên Hiệu quả Tốt Cần thiết/Khả thi
Từ 4,21-5,00 Rất đồng ý
Rất thường
xuyên
Rất hiệu quả Rất tốt
Rất cần thiết/
Khả thi
2.2. Kết quả khảo sát
2.2.1. Công tác phổ cập giáo dục trung học phổ thông
trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
2.2.1.1. Công tác phổ cập giáo dục trung học phổ thông
trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Kết quả khảo sát mức độ đạt được của 06 nội dung
thực hiện công tác PCGD trung học phổ thông được thể
hiện ở bảng 2 dưới đây:
Bảng 2 cho thấy, các nội dung đánh giá kết quả thực
hiện PCGD trung học phổ thông trên địa bàn TP. Đồng
Xoài có sự khác biệt nhất định. Các nội dung: Xây dựng
kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch của Ban chỉ đạo
PCGD; Hoạt động của Phòng GD-ĐT về công tác
PCGD lần lượt có GTTB là 4,10; 4,16 và đạt mức khá.
Các nội dung: Chỉ đạo công tác điều tra PCGD; Hoạt
động của hiệu trưởng và GVCT PCGD có GTTB lần lượt
là 4,41 và 4,39. Đồng thời, các nội dung này có ĐLC
không lớn cho thấy, các ý kiến có tính thống nhất cao.
Đối với hai nội dung còn lại là Xây dựng, kiện toàn Ban
chỉ đạo PCGD và Sự phối kết hợp của các ban, ngành,
đoàn thể thực hiện công tác PCGD có GTTB lần lượt là
2,90 và 2,87; được đội ngũ CBQL, GV tham gia khảo sát
đánh giá ở mức trung bình.
2.2.1.2. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về
mục tiêu của công tác phổ cập giáo dục trung học phổ thông
Khảo sát nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về mục
tiêu của công tác PCGD trung học phổ thông (xem bảng
3), chúng tôi thu được kết quả như sau: các nội dung:
Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài;
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Phục vụ sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước lần lượt có GTTB là 4,81; 4,27;
4,60. Mặt khác, với ĐLC cao nhất là 0,577 thì có thể
khẳng định cả 03 nội dung này đều được đa số đội ngũ
CBQL, GV đánh giá là rất đồng ý.
Với nội dung Hội nhập khu vực và thế giới có GTTB
là 4,12 và ĐLC là 0,615 thì cũng được đánh giá là đồng ý.
2.2.1.3. Mức độ triển khai thực hiện công tác phổ cập
giáo dục trung học phổ thông
- Về mức độ triển khai thực hiện công tác PCGD
trung học phổ thông: Kết quả khảo sát (xem bảng 4,
trang bên) cho thấy, các nội dung như: Xây dựng kế
hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch của Ban chỉ đạo;
Chỉ đạo công tác điều tra PCGD của Ban chỉ đạo; Hoạt
động của Phòng GD-ĐT về công tác PCGD và Hoạt
động của hiệu trưởng và GVCT PCGD về công tác
PCGD lần lượt có GTTB là 3,97; 3,78; 4,10 và 4,23.
Đồng thời, các nội dung này có ĐLC lớn nhất là 0,542,
chứng tỏ mức độ triển khai các nội dung này được đánh
giá ở mức rất thường xuyên.
Để xây dựng kế hoạch mang tính khả thi và sát với
tình hình phát triển KT-XH của địa phương, Ban chỉ đạo
PCGD TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước đã ban hành kế
hoạch chỉ đạo, thực hiện tổng điều tra PCGD trên địa bàn
toàn thành phố. Cụ thể: Ban chỉ đạo PCGD thành phố tổ
chức tập huấn quy trình điều tra cơ bản cho Ban chỉ đạo
PCGD các xã, phường; Hiệu trưởng các trường phổ
thông; GVCT PCGD; các ban, ngành, đoàn thể địa
Bảng 2. Đánh giá của CBQL và GV về kết quả thực hiện công tác PCGD trung học phổ thông
Nội dung đánh giá
Số
phiếu
hợp lệ
Kết quả đạt được
GTTB
Độ lệch chuẩn
(ĐLC)
Xây dựng, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD 90 2,90 0,542
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch của Ban chỉ đạo PCGD 90 4,10 0,582
Chỉ đạo công tác điều tra PCGD 90 4,41 0,495
Hoạt động của Phòng GD-ĐT về công tác PCGD 90 4,16 0,702
Hoạt động của hiệu trưởng và GVCT PCGD 90 4,39 0,534
Sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể thực hiện công tác PCGD 90 2,87 0,584
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 100-105
102
phương về quy trình điều tra, xử lí và tổng hợp số liệu.
Nội dung điều tra theo hộ gia đình, cập nhật thông tin
từng hộ vào mẫu phiếu điều tra. Lực lượng điều tra là
GVCT PCGD, các ban, ngành, đoàn thể chính quyền xã,
phường. Thời gian điều tra kéo dài trong khoảng 2 tuần,
cán bộ điều tra đến từng hộ gia đình cập nhật đầy đủ
thông tin của đối tượng cần điều tra.
- Kết quả đạt được của công tác phổ cập giáo dục
trung học phổ thông. Tương tự như kết quả khảo sát mức
độ triển khai thực hiện công tác PCGD trung học phổ
thông, kết quả khảo sát kết quả đạt được của công tác phổ
cập giáo dục trung học phổ thông (xem bảng 5) như sau:
các nội dung: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế
hoạch của Ban chỉ đạo PCGD; Hoạt động của Phòng
GD-ĐT về công tác PCGD lần lượt có GTTB là 4,10;
4,16 và đạt mức khá.
Các nội dung: Chỉ đạo công tác điều tra PCGD của
Ban chỉ đạo PCGD; Hoạt động của hiệu trưởng và
GVCT PCGD về công tác PCGD có GTTB lần lượt là
4,41 và 4,39, đạt mức tốt. Đồng thời, các nội dung này
có ĐLC không lớn, cho thấy các ý kiến có tính thống nhất
cao. Đối với hai nội dung còn lại là Xây dựng, kiện toàn
Ban chỉ đạo PCGD và Sự phối kết hợp của các Ban,
ngành, đoàn thể thực hiện công tác PCGD có GTTB lần
lượt là 2,90 và 2,87 thì được đội ngũ CBQL, GV tham
gia khảo sát đánh giá ở mức độ trung bình.
2.2.2. Quản lí công tác phổ cập giáo dục trung học phổ
thông trên địa bàn thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
2.2.2.1. Lập kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục
- Mức độ triển khai việc lập kế hoạch thực hiện công
tác PCGD (xem bảng 6, 7, 8):
Bảng 6. Mức độ triển khai đối với nội dung Thiết lập
mục tiêu và Xác định các nguồn lực thực hiện mục tiêu
Thiết lập mục
tiêu rõ ràng
Xác định được các nguồn
lực để thực hiện mục tiêu
GTTB 3,91 3,47
ĐLC 0,593 0,524
Bảng 3. Mục tiêu thực hiện công tác PCGD trung học phổ thông
Nội dung đánh giá
Số phiếu
hợp lệ
Mức độ đánh giá
GTTB ĐLC
Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài 90 4,81 0,394
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 90 4,27 0,577
Phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước 90 4,60 0,515
Hội nhập khu vực và thế giới 90 4,12 0,615
Bảng 4. Mức độ triển khai công tác PCGD trung học phổ thông
Nội dung đánh giá
Số phiếu
hợp lệ
Mức độ triển khai
GTTB ĐLC
Xây dựng, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD 90 2,70 0,542
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch của Ban chỉ đạo PCGD 90 3,97 0,181
Chỉ đạo công tác điều tra PCGD của Ban chỉ đạo PCGD 90 3,78 0,536
Hoạt động của phòng GD-ĐT về công tác PCGD 90 4,10 0,542
Hoạt động của Hiệu trưởng và GVCT PCGD về công tác PCGD 90 4,23 0,534
Sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể thực hiện công tác PCGD 90 2,57 0,619
Bảng 5. Mức độ đạt được của công tác PCGD trung học phổ thông
Nội dung đánh giá
Số
phiếu
hợp lệ
Kết quả đạt được
GTTB ĐLC
Xây dựng, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD 90 2,90 0,542
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch của Ban chỉ đạo PCGD 90 4,10 0,582
Chỉ đạo công tác điều tra PCGD của Ban chỉ đạo PCGD 90 4,41 0,495
Hoạt động của Phòng GD-ĐT về công tác PCGD 90 4,16 0,702
Hoạt động của Hiệu trưởng và GVCT PCGD về công tác PCGD 90 4,39 0,534
Sự phối kết hợp của các Ban, ngành, đoàn thể thực hiện công tác PCGD 90 2,87 0,584
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 100-105
103
Bảng 6 cho thấy mức độ triển khai đối với 02 nội
dung: Thiết lập mục tiêu rõ ràng trong việc lập kế hoạch
thực hiện công tác PCGD trung học phổ thông có GTTB
là 3,91 và ĐLC là 0,593 thì có thể kết luận nội dung này
được triển khai thường xuyên. Tương tự, nội dung Xác
định được các nguồn lực để thực hiện mục tiêu có GTTB
và ĐLC lần lượt là 3,47 và 0,524 thì cũng được đánh giá
ở mức triển khai là thường xuyên.
Kết quả khảo sát đối với các nội dung lập kế hoạch thực
hiện công tác PCGD trung học phổ thông như sau (xem
bảng 7, trang bên): Đánh giá thực trạng; Các chỉ tiêu phấn
đấu; Các giải pháp thực hiện; Cách tổ chức, quản lí và Các
biện pháp kiểm tra, đánh giá có GTTB theo thứ tự là 3,14;
3,17; 2,93; 2,77 và 3,16. Mặt khác, với ĐLC lớn nhất là
0,966, ta có thể kết luận đa số đội ngũ CBQL, GV đánh giá
mức độ triển khai các nội dung này là khá thường xuyên.
Bảng 7. Mức độ triển khai các nội dung lập kế hoạch
thực hiện công tác PCGD trung học phổ thông
Nội dung đánh giá
Số phiếu
hợp lệ
Mức độ
triển khai
GTTB ĐLC
Đánh giá thực trạng
PCGD
90 3,14 0,966
Các chỉ tiêu phấn đấu 90 3,17 0,480
Các giải pháp thực hiện 90 2,93 0,650
Cách tổ chức, quản lí 90 2,77 0,688
Các biện pháp kiểm tra,
đánh giá
90 3,16 0,559
- Kết quả của việc lập kế hoạch thực hiện công tác
PCGD trung học phổ thông (xem bảng 8):
Bảng 8. Kết quả đạt được đối với nội dung Thiết lập
mục tiêu và Xác định các nguồn lực thực hiện mục tiêu
Thiết lập mục
tiêu rõ ràng
Xác định được các nguồn
lực để thực hiện mục tiêu
GTTB 4,49 4,49
ĐLC 0,658 0,797
Từ kết quả khảo sát thu được: nội dung Thiết lập mục
tiêu rõ ràng và Xác định được các nguồn lực để lập kế
hoạch thực hiện công tác PCGD trung học phổ thông đều
có GTTB là 4,49 cho thấy, 02 nội dung này có kết quả
đạt được là rất tốt.
2.2.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục
trung học phổ thông
- Mức độ triển khai kế hoạch PCGD trung học phổ
thông (xem bảng 9): Mức độ triển khai các nội dung:
Xây dựng, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD; Phân công,
phân nhiệm rõ ràng cho các thành viên Ban chỉ đạo
PCGD; Quản lí đối tượng PCGD và Tài chính, cơ sở
vật chất thực hiện PCGD có GTTB lần lượt là 2,83;
2,93; 3,37 và 3,32. Đồng thời, ĐLC lớn nhất trong các
nội dung này là 0,750, do đó có thể kết luận mức độ
triển khai kế hoạch là khá thường xuyên. Đối với hai
nội dung Quản lí GVCT PCGD và Sự phối kết hợp của
các ban, ngành, đoàn thể thực hiện PCGD có GTTB là
3,43 và 3,47 được đội ngũ CBQL, GV đánh giá ở mức
triển khai thường xuyên.
- Kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch PCGD trung
học phổ thông (xem bảng 9): các nội dung: Xây dựng,
kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD; Phân công, phân nhiệm
rõ ràng cho các thành viên Ban chỉ đạo PCGD; Quản lí
đối tượng PCGD và Sự phối kết hợp của các ban, ngành,
đoàn thể có GTTB lần lượt là 2,77; 2,90; 3,23 và 2,90.
Đồng thời, ĐLC lớn nhất trong các nội dung này là 0,805,
do đó có thể kết luận kết quả đạt được của việc tổ chức
thực hiện kế hoạch là chấp nhận được. Đối với hai nội
dung Quản lí GVCT PCGD và Tài chính, cơ sở vật chất
thực hiện PCGD được đội ngũ CBQL, GV đánh giá là
tốt do có GTTB là 3,57 và 3,59.
Như vậy, mặc dù nội dung Tài chính, cơ sở vật chất
thực hiện PCGD được đánh giá là triển khai ở mức độ
chấp nhận được nhưng kết quả đạt được lại tốt. Điều
này chứng tỏ quản lí công tác PCGD trung học phổ
thông trên địa bàn TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước rất
được chú trọng.
Bảng 9. Mức độ triển khai và kết quả đạt được đối với việc tổ chức thực hiện kế hoạch
Nội dung đánh giá
Số phiếu
hợp lệ
Mức độ triển khai Kết quả đạt được
GTTB ĐLC GTTB ĐLC
Xây dựng, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD 90 2,77 0,475 2,83 0,707
Phân công, phân nhiệm rõ ràng cho các thành
viên Ban chỉ đạo PCGD
90 2,90 0,619 2,93 0,650
Quản lí đối tượng PCGD 90 3,23 0,750 3,37 0,644
Quản lí GVCT PCGD 90 3,43 0,765 3,57 0,637
Tài chính, cơ sở vật chất thực hiện PCGD 90 3,47 0,690 3,32 0,805
Sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể 90 2,90 0,562 3,59 0,490
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 100-105
104
2.2.2.3. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Phổ cập
giáo dục trung học phổ thông
- Mức độ triển khai lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công
tác PCGD: Thực hiện khảo sát (xem bảng 10) mức độ
triển khai đối với 06 nội dung: Xây dựng và ban hành các
văn bản hướng dẫn thực hiện PCGD; Công tác tuyên
truyền thực hiện PCGD; Bố trí kinh phí thực hiện công
tác PCGD; Đổi mới công tác quản lí giáo dục; Đầu tư
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng trường lớp
và Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác PCGD có
GTTB lần lượt là 3,02; 3,24; 2,71; 2,81; 2,44 và 3,30.
Mặt khác, với ĐLC lớn nhất là 0,851, có thể kết luận 06
nội dung này được triển khai ở mức độ khá thường
xuyên. Đối với 04 nội dung còn lại là: Đề ra chủ trương,
chiến lược thực hiện công tác PCGD; Bồi dưỡng và phát
triển đội ngũ CBQL, GV; Đổi mới nội dung, phương
pháp dạy, học và Giữ vững kết quả công tác PCGD có
GTTB là 3,87; 3,59; 3,58; 3,48; được đánh giá ở mức
triển khai là thường xuyên.
- Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
PCGD trung học phổ thông: căn cứ kết quả khảo sát,
phân tích (xem bảng 10), ta thấy kết quả đạt được của
04 nội dung: Công tác tuyên truyền thực hiện PCGD;
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ CBQL, GV; Nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác PCGD và Giữ vững
kết quả công tác PCGD có GTTB lần lượt là 3,40;
3,68; 3,78 và 3,91. Đồng thời, ĐLC lớn nhất trong các
nội dung này là 0,818. Do đó, ta kết luận kết quả đạt
được của các nội dung này là tốt.
Đối với 06 nội dung: Xây dựng và ban hành các
văn bản hướng dẫn thực hiện; Bố trí kinh phí thực hiện
công tác PCGD; Đổi mới công tác quản lí giáo dục;
Đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và Đầu tư
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng trường lớp
có GTTB lần lượt là 3,02; 3,28; 3,24; 3,22 và 2,41,
như vậy kết quả được đánh giá là chấp nhận được.
2.2.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện Phổ cập
giáo dục trung học phổ thông (xem bảng 11, trang
sau)
- Mức độ triển khai công tác kiểm tra, đánh giá thực
hiện PCGD trung học phổ thông: Kết quả khảo sát ở
bảng 11 cho thấy, 02 nội dung: Xây dựng, kiện toàn Ban
chỉ đạo PCGD; Sự phối kết hợp của các ban, ngành,
đoàn thể có GTTB là 3,02; 3,17; có nghĩa là, đội ngũ
CBQL, GV đánh giá mức độ triển khai kiểm tra, đánh
giá đối với 02 nội dung này là khá thường xuyên.
Với 04 nội dung còn lại: Xây dựng và thực hiện kế
hoạch của Ban chỉ đạo; Chỉ đạo, điều tra PCGD của
Ban chỉ đạo; Hoạt động của Phòng GD-ĐT về công
tác PCGD và Hoạt động của hiệu trưởng và GVCT
PCGD về công tác PCGD trung học phổ thông có
GTTB lần lượt là 3,89; 3,73; 4,18 và 4,21, được đánh
giá ở mức triển khai là thường xuyên.
- Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện
PCGD trung học phổ thông: nội dung Xây dựng, kiện
toàn Ban chỉ đạo PCGD có GTTB là 3,34 và ĐLC là
0,501, nghĩa là kết quả đạt được của nội dung này là
chấp nhận được. Trong khi đó, 05 nội dung còn lại:
Bảng 10. Mức độ triển khai, kết quả đạt được đối với công tác lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện PCGD trung học phổ thông
Nội dung đánh giá
Số phiếu
hợp lệ
Mức độ triển khai Kết quả đạt được
GTTB ĐLC GTTB ĐLC
Đề ra chủ trương, chiến lược thực hiện công tác PCGD 90 3,87 0,565 4,00 0,540
Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện 90 3,02 0,599 3,02 0,636
Công tác tuyên truyền thực hiện PCGD 90 3,24 0,825 3,40 0,818
Bố trí kinh phí thực hiện công tác PCGD 90 2,71 0,851 3,28 0,654
Đổi mới công tác quản lí giáo dục 90 2,81 0,616 3,04 0,616
Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ CBQL, GV 90 3,59 0,634 3,68 0,700
Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học 90 3,58 0,618 3,22 0,818
Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và xây dựng
trường lớp
90 2,44 0,522 2,41 0,517
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác PCGD 90 3,30 0,529 3,78 0,595
Giữ vững kết quả công tác PCGD 90 3,48 0,604 3,91 0,512
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 100-105
105
Xây dựng và thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo; Chỉ
đạo, điều tra PCGD của Ban chỉ đạo; Hoạt động của
phòng GD-ĐT; Hoạt động của Hiệu trưởng và GVCT
PCGD về công tác PCGD trung học phổ thông; Sự
phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể được đánh
giá kết quả đạt được là tốt.
3. Kết luận
Nhìn chung, quản lí công tác PCGD trung học phổ
thông đã đạt được những kết quả tích cực, khả quan.
Các cấp quản lí, hiệu trưởng các nhà trường và GV
luôn nêu cao tinh thần tự giác, sáng tạo trong công tác
PCGD trung học phổ thông. Tuy nhiên, công tác này
vẫn còn những bất cập và khó khăn cần sớm được khắc
phục; việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
và xây dựng hệ thống trường, lớp ở các bậc học còn
chưa tương xứng với sự phát triển KT-XH của thành
phố, số lượng GV vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng được
yêu cầu đặt ra; công tác đổi mới nội dung, phương
pháp dạy học còn chậm. Do đó, chất lượng giáo dục,
tỉ lệ HS lưu ban, bỏ học ở các bậc học, cấp học còn
cao và trở thành những khó khăn lớn cho công tác
PCGD trung học phổ thông.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lí PCGD trung
học phổ thông tại TP. Đồng Xoài, theo chúng tôi cần:
- Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức về
công tác PCGD trung học phổ thông cho CBQL, GV
và công nhân viên trong nhà trường, cũng như các cấp
lãnh đạo địa phương và người dân sinh sống trên địa
bàn; - Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết
quả thực hiện công tác PCGD trung học phổ thông;
- Kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD và cơ chế phối hợp
thực hiện; - Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống
trường, lớp đảm bảo yêu cầu PCGD; - Tăng cường bồi
dưỡng và phát triển đội ngũ CBQL và GV đáp ứng yêu
cầu nâng cao chất lượng PCGD; - Nâng cao chất lượng
giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học ở các trường
trung học phổ thông.
Tài liệu tham khảo
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số
29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế.
[2] Bộ GD-ĐT (2003). Công văn số 3420/THPT ngày
23/4/2003 về việc thực hiện phổ cập bậc trung học
và Công văn số 10819/GDTrH, ngày 07/12/2004 về
việc điều chỉnh tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học.
[3] Bộ GD-ĐT (2016). Thông tư số 07/2016/TT-
BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GD-ĐT ban hành
quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy
trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn Phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ.
[4] Thủ tướng Chính phủ (2012). Chiến lược phát triển
giáo dục 2011-2020 (ban hành kèm theo Quyết định
số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng
Chính phủ).
[5] Thủ tướng Chính phủ (2014). Nghị định số
20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về
phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
[6] UBND thành phố Đồng Xoài (2019). Báo cáo tổng
kết công tác phổ cập giáo dục trung học giai đoạn
2008-2018 - Phương hướng nhiệm vụ giai đoạn
2019-2025.
[7] Đặng Bá Lãm - Trịnh Anh Hoa (2013). Tăng cường
tính pháp lí trong phổ cập giáo dục Việt Nam. Tạp
chí Quản lí giáo dục, số 46, tr 5-8.
Bảng 11. Mức độ triển khai và kết quả của công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện PCGD trung học phổ thông
Nội dung đánh giá
Số phiếu
hợp lệ
Mức độ triển khai Kết quả đạt được
GTTB ĐLC GTTB ĐLC
Xây dựng, kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD 90 3,02 0,497 3,34 0,501
Xây dựng và thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo 90 3,89 0,507 4,20 0,402
Chỉ đạo, điều tra PCGD của Ban chỉ đạo 90 3,73 0,515 3,91 0,533
Hoạt động của phòng GD-ĐT về công tác PCGD 90 4,18 0,384 4,18 0,384
Hoạt động của Hiệu trưởng và GVCT PCGD về
công tác PCGD trung học phổ thông
90 4,21 0,462 4,12 0,329
Sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể 90 3,17 0,375 3,48 0,622
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19nguyen_thi_hong_thanh_6465_2181745.pdf