Thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh Trung học Phổ thông tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên

Tài liệu Thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh Trung học Phổ thông tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0040 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 159-166 This paper is available online at THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT TRUNG THỰC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ĐIỆN BIÊN Nguyễn Thu Trang Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trung thực là một trong những phẩm chất cần thiết của mỗi công dân trong mọi xã hội. Bài viết phản ánh thực trạng biểu hiện phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên, làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu rộng hơn về nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, nhằm đưa ra những biện pháp giúp nâng cao phẩm chất trung thực ở học sinh. Từ khóa: Nhân cách, phẩm chất, phẩm chất nhân cách, trung thực, học sinh trung học phổ thông. 1. Mở đầu Con người là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự vẻ vang của mỗi quốc gia. Khẳng định điều đó, trong bức thư đầu tiên gửi t...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh Trung học Phổ thông tại trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0040 Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 159-166 This paper is available online at THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT TRUNG THỰC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ĐIỆN BIÊN Nguyễn Thu Trang Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trung thực là một trong những phẩm chất cần thiết của mỗi công dân trong mọi xã hội. Bài viết phản ánh thực trạng biểu hiện phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên, làm cơ sở cho những nghiên cứu sâu rộng hơn về nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó, nhằm đưa ra những biện pháp giúp nâng cao phẩm chất trung thực ở học sinh. Từ khóa: Nhân cách, phẩm chất, phẩm chất nhân cách, trung thực, học sinh trung học phổ thông. 1. Mở đầu Con người là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự vẻ vang của mỗi quốc gia. Khẳng định điều đó, trong bức thư đầu tiên gửi tới các thế hệ học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ ngành giáo dục trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tháng 9 năm 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Cùng với lời căn dặn đã đi sâu vào lòng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam đó, lúc sinh thời Bác Hồ cũng không ít lần nhấn mạnh vai trò của ngành giáo dục cũng như sứ mệnh quan trọng của thế hệ trẻ trong tiến trình phát triển của nước nhà. Cho đến nay, vấn đề phát triển nguồn lực con người vẫn luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đã khẳng định rất rõ: “Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh” [1]. Mục tiêu chính của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách cho người học. Xã hội hiện đại mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với công tác giáo dục đào tạo thế hệ trẻ. Do vậy, có thể khẳng định việc nghiên cứu về phẩm chất nhân cách học sinh trong bối cảnh xã hội hiện nay là vô cùng cần thiết. Ngày nhận bài: 2/2/2018. Ngày sửa bài: 4/3/2018. Ngày nhận đăng: 12/3/2018. Liên hệ: Nguyễn Thu Trang, e-mail: nttrang1201@yahoo.com 159 Nguyễn Thu Trang Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là giai đoạn cuối cùng của thời kì học sinh. Ở lứa tuổi này, hầu hết học sinh đều muốn thể hiện cái tôi một cách mạnh mẽ. Các em cho rằng mình đã là người lớn nên không còn muốn chịu sự kiểm soát của bố mẹ và thầy cô giáo. Một trong những hệ lụy của đặc điểm này là dễ xuất hiện tình trạng gian dối, thiếu trung thực đối với gia đình, thầy cô và bạn bè, cũng như không thành thật với chính bản thân mình. Bài viết chỉ ra thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh THPT hiện nay, với mẫu nghiên cứu là các học sinh và giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên, làm cơ sở đề xuất các biện pháp giúp nâng cao phẩm chất này ở học sinh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu Khái niệm nhân cách: Nhân cách là đề tài bất tận của các nhà khoa học về tâm lí học, xã hội học, nhân học. . . Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân cách, tùy theo các cách tiếp cận. Song tựu chung lại, các tác giả đều có cùng quan điểm rằng nhân cách là một chỉnh thể tâm lí thống nhất mang tính đặc thù và ổn định. Tính chủ thể của mỗi cá nhân được biểu hiện thông qua nhân cách của họ. Nhân cách được hình thành và phát triển từ hoạt động và các mối quan hệ xã hội, tạo nên “ý nghĩa xã hội” của cá nhân [2]. Khái niệm phẩm chất: Phẩm chất được định nghĩa là cái làm nên giá trị của người hay vật (theo Hoàng Phê và các cộng sự trong “Từ điển Tiếng Việt”) [6] hay bản chất tốt đẹp ở con người (theo Nguyễn Như Ý và các cộng sự trong “Từ điển Tiếng Việt thông dụng”) [8]. Từ điển Cambridge định nghĩa phẩm chất là đặc tính, nét đặc trưng của người hoặc sự vật [9]. Cũng tương tự như vậy, theo cách định nghĩa của từ điển Oxford, phẩm chất là đặc điểm hoặc thuộc tính riêng được sở hữu bởi người hoặc vật nào đó [10]. Tựu chung lại, có thể hiểu phẩm chất là nét đặc trưng quy định giá trị của người hay vật. Theo đó, có thể đánh giá, xếp hạng, xác định giá trị của đối tượng căn cứ vào phẩm chất của đối tượng đó. Khái niệm phẩm chất nhân cách: Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất mà phẩm chất nhân cách là một khía cạnh biểu hiện trong đó. Từ những khái niệm chung về nhân cách và phẩm chất như đã nêu ở trên, chúng tôi đề xuất định nghĩa phẩm chất nhân cách là “một hệ thống bao hàm các đặc điểm đạo đức, thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử thể hiện giá trị cá nhân và giá trị xã hội trong mỗi chủ thể”. Phẩm chất nhân cách chi phối mọi hoạt động và giao tiếp trong đời sống của cá nhân. Khái niệm phẩm chất trung thực: Trung thực được hiểu là “ngay thẳng, thật thà, đúng với sự thật, không làm sai lệch sự thật” [6, 8]. Trung thực giúp con người phản ánh được đúng bản chất của đối tượng cũng như của chính chủ thể. Bởi lẽ đó, con người không chỉ cần trung thực với người khác hay với các sự vật, sự kiện mà còn cần thành thực với chính bản thân mình. 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông tại trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên Với nội dung nghiên cứu nhằm tìm ra thực trạng biểu hiện phẩm chất trung thực của học sinh THPT, trong nghiên cứu này chúng tôi chọn địa bàn khảo sát tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên, với số lượng mẫu nghiên cứu là 119 học sinh (HS) và 41 giáo viên (GV) tại trường. Bảng 1 mô tả cụ thể số lượng của mẫu nghiên cứu theo từng tiêu chí cụ thể. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra bằng 160 Thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông tại Trường... bảng hỏi, phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học. Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi xây dựng phiếu hỏi dành cho đối tượng học sinh và giáo viên với các câu hỏi được thiết kế theo thang Likert 4 mức độ với cách quy ước về mức điểm như sau: Chưa bao giờ: 1 điểm; Hiếm khi: 2 điểm; Thỉnh thoảng: 3 điểm; Thường xuyên: 4 điểm. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học giúp chúng tôi lượng hóa kết quả của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi bằng phần mềm SPSS; từ đó phát hiện thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh thuộc mẫu nghiên cứu. Bảng 1. Vài nét về mẫu nghiên cứu Học sinh Giáo viên Số lượng Tỉ lệ % Giới tính Nam 44 36,7 Nữ 66 55,0 Lớp 10 35 29,2 Khối lớp Lớp 11 36 30,0 Lớp 12 38 31,7 Giỏi 8 6,7 Khá 61 50,8 Tổng số Học lực Trung bình 28 23,3 giáo viên Yếu 0 0 tham gia Kém 0 0 khảo sát Nghề nghiệp Công nhân 3 2,5 thực trạng: mẹ Nông dân 100 83,3 41 Cán bộ công chức, viên chức 10 8,3 Công nhân 3 2,5 Nghề nghiệp Nông dân 87 72,5 bố Cán bộ công chức, viên chức 12 10,0 Lực lượng vũ trang 4 3,3 Lao động tự do 3 2,5 2.2.1. Kết quả thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông xét theo các mặt biểu hiện Bảng 2. Các mặt biểu hiện của phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông Trung thực Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn Thứ bậc Trung thực với bản thân 3,41 0,61 2 Trung thực với người khác 3,12 0,59 3 Tôn trọng sự thật 2,80 0,57 4 Bảo vệ sự thật 3,42 0,65 1 Kết quả khảo sát thực trạng về phẩm chất trung thực của học sinh THPT thể hiện ở Bảng 2 cho thấy học sinh THPT trong mẫu nghiên cứu có tần suất biểu hiện về phẩm chất trung thực ở mức khá trở lên. Trong đó, các biểu hiện bảo vệ sự thật và trung thực với bản thân đạt điểm trung bình cao nhất (X = 3,42 và 3,41), ứng với mức “thường xuyên”. Sau đó là biểu hiện trung thực với 161 Nguyễn Thu Trang người khác (X = 3,12) và thấp nhất là biểu hiện tôn trọng sự thật (X = 2,80). 2.2.2. Biểu hiện phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông * Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông thể hiện ở khía cạnh trung thực với bản thân Bảng 3. Các mặt biểu hiện trung thực với bản thân của học sinh trung học phổ thông Stt Trung thực với bản thân Điểm trungbình (X) Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Giữ vững lập trường của cá nhân 3,53 0,76 1 2 Thẳng thắn nhận khuyết điểm 3,47 0,78 2 3 Dám thừa nhận sự yếu kém của bản thân 3,45 0,77 3 Kết quả về các mặt biểu hiện phẩm chất trung thực của học sinh THPT theo Bảng 3 cho thấy, những biểu hiện về sự trung thực với chính mình được học sinh thể hiện với tần suất cao (X dao động từ 3,45 đến 3,53). Biểu hiện “giữ vững lập trường cá nhân” thể hiện sự kiên định, tôn trọng, trung thực với quan điểm của mình được học sinh thể hiện nhiều nhất (X = 3,53). Bên cạnh đó, học sinh cũng dám thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm và sự yếu kém của bản thân nhờ đó giúp các em phát triển và hoàn thiện mình hơn. * Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông thể hiện ở khía cạnh trung thực với người khác Bảng 4. Biểu hiện trung thực với người khác của học sinh trung học phổ thông Stt Trung thực với người khác Điểm trungbình (X) Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Không giả vờ thích/đồng ý với ai đó để đạt được mục đích của mình 3,09 0,89 4 2 Không đổ lỗi cho người khác về lỗi lầm của bản thân 3,11 0,90 3 3 Thẳng thắn chỉ ra những sai sót của người khác 3,19 0,75 2 4 Không “lách luật” khi tham gia giao thông trên đường, đi thi hay đối phó với giáo viên 3,20 0,89 1 Theo kết quả về biểu hiện trung thực với người khác ở Bảng 4, các học sinh trong mẫu nghiên cứu thể hiện sự trung thực với người khác chỉ dừng ở mức điểm khá, tương ứng với tần suất “thi thoảng”. Theo đó, “không lách luật khi tham gia giao thông, khi đi thi hay đối phó với giáo viên” và “thẳng thắn chỉ ra những sai sót của người khác” được học sinh thực hiện nhiều nhất trong số các biểu hiện thuộc nhóm trung thực với người khác, song không phải là thường xuyên, với X = 3,20 và 3,19. Ngoài ra, học sinh không giả vờ thích hoặc đồng ý với người khác để đạt được mục đích cá nhân và khi mắc khuyết điểm không đổ lỗi cho người khác, vừa thể hiện sự thành thật với người khác đồng thời cũng là tôn trọng chính bản thân mình. * Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông thể hiện trên khía cạnh tôn 162 Thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông tại Trường... trọng sự thật Bảng 5. Biểu hiện tôn trọng sự thật của học sinh trung học phổ thông Stt Tôn trọng sự thật Điểm trungbình (X) Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Không nói dối 2,42 0,82 3 2 Không che giấu sự thật 3,13 0,97 1 3 Thực hiện theo lẽ phải, dù điều đó ảnh hưởng tới quyền lợi cá nhân 3,01 0,94 2 Trong nhóm biểu hiện tôn trọng sự thật, việc “không nói dối” ít được học sinh chú trọng thực hiện, xếp ở thứ bậc cuối cùng của bảng với điểm trung bình ở mức “khiêm tốn” là 2,42. Cùng nhóm đó là biểu hiện “không che giấu sự thật” (X = 3,13) và “thực hiện theo lẽ phải, dù điều đó ảnh hưởng tới quyền lợi cá nhân” (X = 3,01) chỉ dừng ở mức thỉnh thoảng thực hiện. * Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông thể hiện trên khía cạnh dám đấu tranh bảo vệ sự thật Bảng 6. Biểu hiện dám đấu tranh bảo vệ sự thật của học sinh trung học phổ thông Stt Dám đấu tranh bảo vệ sự thật Điểm trungbình (X) Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Sẵn sàng đấu tranh vì lẽ phải 3,53 0,75 1 2 Kiên quyết đấu tranh bảo vệ lẽ phải 3,49 0,78 2 3 Kiên quyết phản đối sự gian dối 3,44 0,74 3 Phân tích nhóm biểu hiện dám đấu tranh bảo vệ sự thật, thấy được học sinh trong mẫu khảo sát thực hiện các biểu hiện này ở tần suất cao. Theo đó, các em sẵn sàng và kiên quyết đấu tranh bảo vệ lẽ phải (X = 3,53 và 3,49), cũng như kiên quyết phản đối sự gian dối (X = 3,44). Số liệu này cho thấy các học sinh trong mẫu nghiên cứu đã chú trọng việc đấu tranh vì lẽ phải. Đây là một tín hiệu đáng mừng, bởi nếu chỉ tôn trọng sự thật thôi thì chưa đủ, mà còn cần dũng cảm đấu tranh bảo vệ nó. Có như vậy, sự thật vẫn là sự thật chứ không bị “bóp méo” hay sai lệch. 2.2.3. Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông xét theo một số tiêu chí * Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông theo tự đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lí Do nhóm biểu hiện tôn trọng sự thật không được đưa vào phiếu hỏi dành cho giáo viên và cán bộ quản lí nên chúng tôi chỉ so sánh, phân tích kết quả tự đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo viên ở ba mặt biểu hiện: trung thực với bản thân, trung thực với người khác, dám đấu tranh bảo vệ sự thật. Kết quả được trình bày ở Bảng 7. 163 Nguyễn Thu Trang Bảng 7. Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông theo đánh giá của học sinh và giáo viên Trung thực Điểm trung bình (X) Độ lệch chuẩn p Trung thực với bản thân Tự đánh giá của HS 3,52 0,56 0,000 Đánh giá của GV 3,12 0,68 Trung thực với người khác Tự đánh giá của HS 3,28 0,58 0,000 Đánh giá của GV 2,68 0,36 Dám đấu tranh bảo vệ sự thật Tự đánh giá của HS 3,51 0,65 0,003 Đánh giá của GV 3,15 0,59 Kết quả so sánh về tự đánh giá của HS THPT và đánh giá của GV về phẩm chất trung thực của các HS tham gia nghiên cứu chỉ ra sự chênh lệch giữa ý kiến của hai nhóm đối tượng này. Cụ thể là học sinh tự đánh giá mình cao hơn so với kết quả đánh giá của giáo viên về việc thực hiện phẩm chất trung thực của học sinh (theo số liệu thể hiện ở bảng 7). Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê với giá trị p ở nhóm biểu hiện trung thực với bản thân và trung thực với người khác đều bằng 0,000; p ở nhóm biểu hiện dám đấu tranh bảo vệ sự thật bằng 0,003. * Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông xét theo giới tính Bảng 8. Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông xét theo giới tính Trung thực Giới tính Điểm trungbình (X) Độ lệch chuẩn p Trung thực với bản thân Nam 3,47 0,64 0,41 Nữ 3,56 0,50 Trung thực với người khác Nam 3,23 0,70 0,59 Nữ 3,29 0,49 Tôn trọng sự thật Nam 2,83 0,52 0,65 Nữ 2,78 0,59 Dám đấu tranh bảo vệ sự thật Nam 3,40 0,82 0,12 Nữ 3,60 0,52 Phân tích phẩm chất trung thực của học sinh THPT theo giới tính ở Bảng 8 cho thấy, nhìn chung điểm trung bình của học sinh nam có xu hướng thấp hơn so với học sinh nữ. Nhận định này thể hiện ở số liệu của các biểu hiện trung thực với bản thân, trung thực với người khác và dám đấu tranh bảo vệ sự thật. Riêng ở nhóm biểu hiện tôn trọng sự thật, học sinh nam thể hiện với tần suất cao hơn so với học sinh nữ. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 164 Thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông tại Trường... * Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông xét theo khối lớp Bảng 9. Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông xét theo khối lớp Trung thực Lớp Điểm trungbình (X) Độ lệch chuẩn p Trung thực với Lớp 10 3,45 0,58 bản thân Lớp 11 3,58 0,49 0,59 Lớp 12 3,53 0,62 Trung thực với Lớp 10 3,32 0,53 người khác Lớp 11 3,41 0,42 0,03 Lớp 12 3,07 0,71 Tôn trọng Lớp 10 2,76 0,62 sự thật Lớp 11 2,74 0,53 0,49 Lớp 12 2,89 0,55 Dám đấu tranh Lớp 10 3,56 0,63 bảo vệ sự thật Lớp 11 3,64 0,41 0,25 Lớp 12 3,39 0,83 Xét theo khối lớp, nhìn chung điểm đánh giá của học sinh từng khối lớp có sự khác biệt ở cả bốn mặt biểu hiện của phẩm chất trung thực. Số liệu cụ thể được biểu diễn trong bảng 9. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở mặt biểu hiện trung thực với người khác (p = 0,03); ở ba mặt biểu hiện còn lại (trung thực với bản thân, tôn trọng sự thật, dám đấu tranh bảo vệ sự thật) thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. * Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông xét theo học lực Bảng 10. Phẩm chất trung thực của học sinh trung học phổ thông xét theo học lực Trung thực Học lực Điểm trungbình (X) Độ lệch chuẩn p Trung thực với Trung bình 3,40 0,68 bản thân Khá 3,58 0,49 0,26 Giỏi 3,33 0,73 Trung thực với Trung bình 3,30 0,82 người khác Khá 3,21 0,48 0,71 Giỏi 3,11 0,58 Tôn trọng Trung bình 2,65 0,56 sự thật Khá 2,92 0,51 0,03 Giỏi 2,50 0,80 Dám đấu tranh Trung bình 3,39 0,90 bảo vệ sự thật Khá 3,60 0,45 0,30 Giỏi 3,38 1,08 Kết quả phân tích các mặt biểu hiện phẩm chất trung thực theo học lực chỉ ra sự chênh lệch về số liệu của các mức xếp loại học lực của học sinh THPT thể hiện ở khía cạnh của phẩm chất trung thực. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định thống kê so sánh phẩm chất trung thực của học sinh THPT cũng cho phép đưa ra kết luận: tồn tại sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mặt tôn trọng 165 Nguyễn Thu Trang sự thật giữa các nhóm học lực của học sinh trong mẫu nghiên cứu (p = 0,03) và không có sự khác biệt về mặt thống kê xét theo học lực của học sinh ở từng mặt biểu hiện còn lại: trung thực với bản thân, trung thực với người khác, dám đấu tranh bảo vệ sự thật. 3. Kết luận Ở bất kì môi trường xã hội nào đều không thể phủ nhận tầm quan trọng của phẩm chất trung thực trong mỗi công dân. Phẩm chất này cần được hình thành và phát triển ở học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phẩm chất trung thực của học sinh THPT tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên cho thấy, nhìn chung học sinh đã có những biểu hiện trung thực ở mức độ khá trở lên, trong đó việc thực hiện trung thực với bản thân và dám đấu tranh bảo vệ sự thật được học sinh chú trọng hơn so với nhóm biểu hiện tôn trọng sự thật và trung thực với người khác. Khía cạnh biểu hiện tôn trọng sự thật được học sinh thực hiện ít hơn cả. Kết quả khảo sát thực trạng trên đây là cơ sở để nhóm nghiên cứu mở rộng địa bàn khảo sát thực trạng tại các trường và các tỉnh thành khác trên cả nước, cũng như mở rộng nội dung nghiên cứu về nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến việc thể hiện phẩm chất này của học sinh. . . , làm cơ sở đề xuất các biện pháp giúp học sinh thể hiện và phát triển phẩm chất trung thực tốt hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. [2] Vũ Dũng (CB), 2008. Từ điển Tâm lí học. Nxb Từ điển Bách khoa. [3] Phạm Minh Hạc, 2016. Tâm lí học đại cương. Nxb Giáo dục Việt Nam. [4] Dương Thị Diệu Hoa (CB), 2008. Giáo trình Tâm lí học phát triển. Nxb Đại học Sư phạm. [5] Ngô Công Hoàn (CB), 2012. Tâm lí học khác biệt. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Hoàng Phê, 2012. Từ điển Tiếng Việt. Nxb Từ điển Bách Khoa. [7] Barry D. Smith, Harold J.Vetter, 2005. Các học thuyết về nhân cách. Nxb Văn hóa thông tin. [8] Nguyễn Như Ý (CB), 2001. Từ điển Tiếng Việt thông dụng. Nxb Giáo dục. [9] https://dictionary.cambridge.org [10] https://en.oxforddictionaries.com ABSTRACT The status of honesty quality of high school students at Dien Bien Ethnic Minority Boarding School Nguyen Thu Trang The Institute of Educational Research, Hanoi National University of Education Honesty is one of essential qualities of every citizen in society. This article reflects the status of honesty quality of high school students at Dien Bien Ethnic Minority Boarding School. This research result can become the basis for further researches about causes, influencing factors and proposing solutions to improve the honesty of students. Keywords: Personality, quality, quality of personality, honesty, high school student. 166

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5116_nttrang_5769_2123660.pdf
Tài liệu liên quan