Tài liệu Thực trạng phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở một số trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0034
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 107-112
This paper is available online at
THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
ỞMỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Nguyễn Thị Liên
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng mức độ biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của học
sinh ở trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ và trường trung học phổ thông Lê
Lợi, thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu trên 350 học sinh các
khối lớp 10, 11, 12 cho thấy, phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở mức trung bình. Trong
các mặt biểu hiện của phẩm chất trách nhiệm, phẩm chất trách nhiệm đối với bản thân ở
mức tốt nhất, tiếp đến là phẩm chất trách nhiệm đối với gia đình, thấp nhất là phẩm chất
trách nhiệm đối với xã hội.
Từ khóa: Phẩm chất, trách nhiệm, phẩm chất nhân cách, phẩm chất trách nhiệm, học sinh
THPT.
1. Mở đầu
Cuộ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở một số trường Trung học Phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0034
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 107-112
This paper is available online at
THỰC TRẠNG PHẨM CHẤT TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH
ỞMỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Nguyễn Thị Liên
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng mức độ biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của học
sinh ở trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ và trường trung học phổ thông Lê
Lợi, thuộc quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu trên 350 học sinh các
khối lớp 10, 11, 12 cho thấy, phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở mức trung bình. Trong
các mặt biểu hiện của phẩm chất trách nhiệm, phẩm chất trách nhiệm đối với bản thân ở
mức tốt nhất, tiếp đến là phẩm chất trách nhiệm đối với gia đình, thấp nhất là phẩm chất
trách nhiệm đối với xã hội.
Từ khóa: Phẩm chất, trách nhiệm, phẩm chất nhân cách, phẩm chất trách nhiệm, học sinh
THPT.
1. Mở đầu
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang thâm nhập mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực đời
sống xã hội, đặt ra yêu cầu cho giáo dục Việt Nam sứ mạng đào tạo con người phát triển toàn diện,
cung cấp cho xã hội một thế hệ người lao động có đầy đủ những phẩm chất và năng lực cốt lõi [8],
phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc cũng như để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa
vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Những yêu cầu đó cho thấy rõ, việc tìm hiểu thực trạng phẩm chất
nhân cách của học sinh trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về đặc tính, phẩm chất nhân cách với tư cách là một
cấu trúc tâm lí thống nhất và ổn định [4, 6]. Nghiên cứu gần đây của Đào Thị Oanh và cộng sự cho
thấy, đánh giá của học sinh trung học phổ thông về trách nhiệm xã hội đạt mức trung bình; phần
lớn các em học sinh trung học phổ thông hiện nay đã có tinh thần cố gắng thực hiện các nhiệm vụ
với kết quả tốt nhất có thể như: có tinh thần sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi tập thể lớp, chi đoàn giao
phó; các em muốn nỗ lực khẳng định mình, nhất là khi có hứng thú, khi được khuyến khích kịp
thời; các em cũng dám chịu trách nhiệm với kết quả công việc, không trốn tránh, không đổ lỗi cho
người khác. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra vẫn còn một số học sinh hay né tránh trách
nhiệm, chưa thực nỗ lực cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao [6].
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đang hoàn thiện và hoàn thiện những giá
trị nhân cách, ham hiểu biết, giàu ước mơ, thích tìm tòi khám phá; song các em vẫn còn chưa có
Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018
Liên hệ: Nguyễn Thị Liên, e-mail: liensupham@gmail.com
107
Nguyễn Thị Liên
nhiều kinh nghiệm sống hay chưa thực sự hiểu biết sâu sắc về xã hội, dễ bị kích động, lôi kéo. . .
Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của
những yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những
áp lực tiêu cực. Nếu không có được tinh thần trách nhiệm cao, học sinh sẽ dễ bị lôi kéo và có các
hành vi tiêu cực, bạo lực, có lối sống lai căng, thực dụng, ích kỉ, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân
cách. Cho nên, trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục đề cập đến thực trạng phẩm chất trách nhiệm
của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội, để có căn cứ đề xuất biện pháp
nâng cao tính trách nhiệm của học sinh đối với chính bản thân, với gia đình và xã hội.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm phẩm chất
Theo Hoàng Phê và các cộng sự, phẩm chất được định nghĩa là cái làm nên giá trị của người
hay vật. Theo định nghĩa này, có thể hiểu phẩm chất là những thuộc tính, đặc điểm của đối tượng
mà căn cứ vào đó người ta có thể đánh giá, xác định giá trị đối tượng đó [5].
Từ điển Tâm lí học của Raymond J.Corsini quan niệm “Phẩm chất là đặc điểm (hoặc đặc
trưng) về cảm giác hoặc thực thể khác để cho nó trở thành độc đáo, là sự khác về chất (loại, thứ,
hạng) chứ không phải về số lượng” [7].
Như vậy, theo những cách hiểu này, phẩm chất được hiểu là những đặc điểm (đặc trưng)
về thực thể hoặc về sự phản ánh thế giới (tinh thần) của đối tượng để tạo nên sự khác biệt với đối
tượng khác về tính chất, giúp đánh giá phân loại hay xếp hạng đối tượng. Có hai loại phẩm chất:
phẩm chất thực thể (vật chất) và phẩm chất của cảm giác (tinh thần). Có thể khái quát một số nội
dung cơ bản sau: phẩm chất là đặc điểm, thuộc tính gắn bó với đối tượng; phẩm chất là mức độ
giá trị của những đặc điểm, thuộc tính. . . của đối tượng để tạo nên sự khác biệt của chúng, là cơ
sở cho sự đánh giá, phân loại, xếp hạng; Có những phẩm chất thiên về tinh thần (xét riêng về khía
cạnh con người), nhưng cũng có những phẩm chất thiên về thực thể vật chất (cả con người và đồ
vật, vật chất).
Từ những phân tích trên, có thể hiểu “phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật.
Nói khác đi, phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, tình cảm, niềm tin, giá trị cuộc
sống; ý thức thực hiện pháp luật của con người được hình thành sau một quá trình giáo dục”.
Khái niệm phẩm chất nhân cách
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng quan điểm coi nhân cách là tổ hợp những đặc điểm
và phẩm chất tâm lí của cá nhân nói lên hành vi xã hội và giá trị xã hội của con người [3]. Theo
cách hiểu này, phẩm chất nhân cách bao gồm các đặc điểm đạo đức, hành vi ứng xử, tình cảm,
niềm tin, giá trị của con người. Việc xác định những phẩm chất tâm lí của nhân cách là cần thiết
để định hướng cho việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
Khái niệm trách nhiệm
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, định nghĩa “Trách nhiệm là khái niệm của ý thức đạo
đức và ý thức pháp luật, nói lên nhân cách con người trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đặt
ra cho con người” [2].
Tiếp cận quan điểm tâm lí học, trách nhiệm là sự kiểm soát thực hiện dưới các hình thức
khác nhau đối với hoạt động của chủ thể xét từ góc độ thực hiện các chuẩn mực và nguyên tắc
thông thường. Có hai loại hình thức kiểm soát là kiểm soát bên ngoài và kiểm soát bên trong. Hình
108
Thực trạng phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở một số trường trung học phổ thông...
thức kiểm soát bên ngoài được sử dụng để đảm bảo việc quy trách nhiệm về kết quả hoạt động của
chủ thể (trách nhiệm báo cáo, kỉ luật. . . ). Kiểm soát bên trong là hình thức chủ thể tự điều chỉnh
hoạt động của mình (ý thức trách nhiệm và ý thức nghĩa vụ). Đặc trưng của trách nhiệm cá nhân
đối với xã hội là việc tuân thủ có ý thức các nguyên tắc đạo đức và các chuẩn mực pháp luật. Trách
nhiệm là nét nhân cách. Trong quá trình hoạt động chung, trách nhiệm được hình thành và là kết
quả của sự hướng đến các giá trị, chuẩn mực và quy tắc xã hội [1].
Do đó, về mặt nội hàm, thuật ngữ trách nhiệm được hiểu là trách nhiệm bao giờ cũng gắn
liền với con người, bị quy định bởi những nhu cầu phát triển của đời sống con người và về thực
chất phản ánh nhận thức và hoạt động của chủ thể, về những bổn phận đạo đức và pháp luật cần
phải thực hiện trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, vì sự phát
triển lành mạnh và bền vững của toàn xã hội.
Phẩm chất trách nhiệm của học sinh trung học phổ thông
Từ những phân tích trên, theo chúng tôi, phẩm chất trách nhiệm của học sinh trung học phổ
thông trong nghiên cứu này được hiểu là một đặc trưng của nhân cách, góp phần tạo nên giá trị của
mỗi người, thể hiện ở trách nhiệm của học sinh với chỉnh bản thân, với gia đình và với xã hội.
Phẩm chất trách nhiệm làm học sinh có những hành vi theo hướng tích cực, thúc đẩy học
sinh thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Với tư cách thành viên
trong xã hội, mỗi học sinh trung học phổ thông (THPT) nhận thức, thấu hiểu và tuân thủ nghiêm
ngặt những yêu cầu, quy tắc, quy định, điều luật của xã hội để đảm bảo sự phát triển bền vững cho
xã hội. Việc ý thức một cách sâu sắc những yêu cầu đó sẽ cho phép học sinh quyết định và lựa
chọn hành động, hành vi một cách đúng đắn hơn, có trách nhiệm hơn.
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở một
số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Nội dung, mẫu và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Thực trạng một số biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của học sinh
trung học phổ thông ở 3 mặt: trách nhiệm bản thân; trách nhiệm gia đình; trách nhiệm xã hội.
Mẫu nghiên cứu: 350 học sinh thuộc 3 khối lớp 10, 11 và 12 trường Trung học phổ thông
Lê Lợi và trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Nghiên cứu tài liệu, văn bản; điều tra viết; phỏng
vấn sâu; thống kê toán học. Trong đó, phương pháp điều tra viết dựa vào 3 mặt biểu hiện để xây
dựng một thang tự đánh giá dành cho học sinh với các câu hỏi đa lựa chọn. Điểm quy ước về mặt
định lượng tương ứng với mức điểm thấp nhất là 1 (hoàn toàn chưa thực hiện) cho đến cao nhất là
4 (luôn luôn thực hiện). Kết quả được đánh giá dựa trên điểm trung bình đạt được ở mỗi biểu hiện
trên toàn bộ mẫu khách thể, xử lí bằng phần mềm SPSS 18.0; qua đó có thể cung cấp bức tranh
thực trạng biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của học sinh trung học phổ thông.
2.2.2. Kết quả thu được từ nghiên cứu thực tiễn
a. Đánh giá chung về thực trạng biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của học sinh trung
học
Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện trách nhiệm của học sinh Bảng 1 cho thấy, nhìn chung
phẩm chất trách nhiệm với bản thân, với gia đình, cũng như với xã hội của học sinh chỉ ở mức có
thực hiện nhưng chưa thường xuyên. Trong đó, trách nhiệm xã hội có điểm thấp nhất (X¯ = 2.37 ±
0.93), trách nhiệm bản thân có điểm trung bình cao nhất (X¯ = 2.50 ± 0.89). Điều này phản ánh
109
Nguyễn Thị Liên
sự chưa tích cực, tự giác, chủ động của học sinh trong việc thể hiện hành vi và việc làm có trách
nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.
Bảng 1. Biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của học sinh Trung học phổ thông
Biểu hiện Điểm trung bình (X¯) Độ lệch chuẩn (SD)
Trách nhiệm bản thân 2.50 0.89
Trách nhiệm gia đình 2.49 0.70
Trách nhiệm xã hội 2.37 0.93
Kết quả kiểm định thống kê so sánh theo trường học cho thấy, không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về mức độ biểu hiện trách nhiệm bản thân và trách nhiệm với gia đình của học sinh
trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ và học sinh trường trung học phổ thông Lê Lợi;
kết quả cho thấy điểm trung bình của các trách nhiệm đó đều > 2.55 < 3.0. Tuy nhiên, kết quả cũng
cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,00 của mức độ biểu hiện trách nhiệm xã
hội giữa học sinh trường trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ và học sinh trường trung
học phổ thông Lê Lợi, theo đó học sinh trường trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ
thể hiện trách nhiệm xã hội (X¯ = 2.74 ± 0.54) cao hơn hơn so với học sinh trường trung học phổ
thông Lê Lợi (X¯ = 2.24 ± 0.99).
Phân tích theo tiêu chí so sánh theo khối lớp phẩm chất trách nhiệm của học sinh, kết quả
cho thấy, không có sự khác biệt giữa học sinh các khối lớp 10, 11 và 12 về trách nhiệm bản thân
và trách nhiệm gia đình; nhưng có khuynh hướng X¯ cao lên rõ rệt theo khối lớp học về phẩm chất
trách nhiệm xã hội: lớp 10 X¯ = 2.18 ± 0.98, lớp 11 X¯ = 2.34 ± 0.99, lớp 12 X¯ = 2.73 ± 0.59; sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,00.
Vì chưa có khẳng định bằng quan sát thực tế nên chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận cuối
cùng, tuy nhiên có thể không loại trừ sự tác động của các yếu tố môi trường nhà trường và sự
trưởng thành của học sinh về mặt xã hội, khi các em học sinh lớp 12 có thời gian trải nghiệm cuộc
sống nhiều hơn so với học sinh lớp dưới... Vấn đề này sẽ được đề cập đến ở các công bố nghiên
cứu tiếp theo của chúng tôi.
b. Kết quả mức độ biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của học sinh trung học theo từng
tiêu chí đánh giá
b1) Phẩm chất trách nhiệm với bản thân
Bảng 2. Biểu hiện trách nhiệm với bản thân của học sinh THPT
TT Biểu hiện X¯ SD Thứ bậc
1 Chăm sóc sức khỏe về thể chất 2.01 0.62 8
2 Chăm sóc sức khỏe về tinh thần 2.61 0.74 3
3 Thực hiện các công việc học tập 2.44 0.56 5
4 Xây dựng kế hoạch cho tương lai 2.26 0.57 7
5 Định hướng nghề nghiệp 2.81 0.63 2
6 Đánh giá đúng giá trị của bản thân 2.33 0.72 6
7 Chịu trách nhiệm trước các vấn đề của bản thân 2.54 0.67 4
8 Thực hiện các việc khác của cá nhân 3.10 0.66 1
9 Tự biết kiểm soát hành động, lời nói, cảm xúc 1.87 0.73 9
Kết quả số liệu thu được ở nội dung này tại Bảng 2 cho thấy, trách nhiệm đối với bản thân
của học sinh biểu hiện ở nhiều khía cạnh với những mức độ khác nhau. Nhìn chung, học sinh thể
hiện trách nhiệm đối với bản thân ở mức trên trung bình, gần kề mức “thực hiện nhiều” nhưng
110
Thực trạng phẩm chất trách nhiệm của học sinh ở một số trường trung học phổ thông...
chưa phải là “thường xuyên thực hiện” các việc đó. Nếu như việc thực hiện các công việc khác của
cá nhân trong cuộc sống ngoài công việc học tập của học sinh được thực hiện tốt nhất (xếp thứ bậc
1), tiếp theo là việc định hướng nghề nghiệp cũng đã được học sinh chú trọng (xếp thứ 2) thì việc
học sinh thể hiện trách nhiệm “tự kiểm soát hành động, lời nói, cảm xúc” lại ở mức thấp nhất, sau
đó là việc “chăm sóc sức khỏe thể chất” ở mức thấp nhất (X¯ ± 0.73).
b2) Phẩm chất trách nhiệm với gia đình
Bảng 3. Biểu hiện trách nhiệm với gia đình của học sinh THPT
TT Biểu hiện X¯ SD Thứ bậc
1 Chủ động thực hiện các công việc của gia đình 2.49 0.62 4
2 Yêu thương, quan tâm chăm sóc người thân 3.25 0.56 1
3 Vai trò kết nối các thành viên trong gia đình 3.22 0.51 2
4 Gìn giữ, phát huy truyền thống gia đình 2.76 0.82 3
5 Biết giải quyết vấn đề kinh tế của cá nhân và gia đình 2.44 0.56 5
6 Nhắc nhở, giúp đỡ người thân trong những trường hợpcần thiết
2.42 0.72 6
7 Bảo quản tài sản trong gia đình 2.97 0.60 7
Kết quả biểu hiện mức độ trách nhiệm với gia đình thể hiện ở Bảng 3. Số liệu đó cho thấy,
tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc người thân của nhóm học sinh tham gia khảo sát chủ yếu
thể hiện ở mức bước đầu đã được thực hiện nhiều, tuy nhiên vẫn chưa đạt tới mức thường xuyên
thực hiện. Phân tích sâu hơn, việc thể hiện tình yêu thương, quan tâm và chăm sóc người thân và
thể hiện vai trò của bản thân trọng việc két nối các thành viên gia đình được các em thực hiện tốt
hơn cả (xếp thứ bậc 1 và 2). Việc nhắc nhở, giúp đỡ người thân trong những trường hợp cần thiết
như tiết kiệm điện, nước hay bảo vệ cảnh quan môi trường... và biết bảo quản tài sản gia đình vẫn
chưa được thể hiện hết trách nhiệm của bản thân học sinh (xếp thứ 6 và thứ 7).
b3) Phẩm chất trách nhiệm với xã hội
Bảng 4. Biểu hiện trách nhiệm với xã hội của học sinh THPT
TT Biểu hiện X¯ SD Thứ bậc
1 Thực hiện quy định của pháp luật 2.81 0.73 3
2 Thực hiện nội quy trường, lớp 2.85 0.73 2
3 Kỉ luật tự giác nơi công cộng 1.99 0.66 8
4 Hợp tác, chia sẻ với người khác 1.86 0.69 9
5 Cảm thông, giúp đỡ những người gặp khó khăn 2.65 0.64 4
6 Tôn trọng cam kết, giữ lời hứa 3.05 0.54 1
7 Bảo vệ tài sản công 2.30 0.73 7
8 Bảo vệ môi trường sống 2.52 0.64 5
9 Cống hiến cho công việc chung của cộng đồng 2.51 0.73 6
Kết quả xử lí thống kê mức độ biểu hiện trách nhiệm xã hội tại Bảng 4 cho thấy, trách nhiệm
của học sinh trong việc tôn trọng cam kết, giữ lời hứa được thể hiện ở mức cao nhất, xếp thứ bậc
1. Tiếp theo, là việc thực hiện nội quy trường, lớp được học sinh thể hiện ở mức cao thứ hai so với
các biểu hiện khác. Trong khi đó, việc hợp tác chia sẻ với người khác và tính kỉ luật tự giác ở mức
độ thấp nhất, xếp thứ bậc 8, 9 là cuối cùng trong các tiêu chí đưa ra đánh giá. Nhìn chung, so với
kết quả mức điểm của các tiêu chí thể hiện trách nhiệm bản thân và gia đình đã nêu ở Bảng 2 và
Bảng 3, các mức điểm trung bình đạt được của các tiêu chí ở nhóm trách nhiệm xã hội thấp hơn.
111
Nguyễn Thị Liên
Cụ thể, có 2 tiêu chí điểm trung bình đạt được < 2. Kết quả khảo sát theo tỷ lệ % còn cho thấy:
việc thực hiện bảo vệ tài sản công và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường đều chỉ có 4,3%
số học sinh thường xuyên thực hiện, thường xuyên cống hiến cho công việc chung của cộng đồng
cũng chỉ có 5,1% học sinh thực hiện công việc này.
3. Kết luận
Từ việc phân tích thực trạng mức độ biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của nhóm học sinh
tham gia nghiên cứu tại 2 trường trường Trung học phổ thông Lê Lợi và trường Trung học phổ
thông chuyên Nguyễn Huệ, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội nói chung, phân tích thực trạng đó
theo các khía cạnh biểu hiện của phẩm chất trách nhiệm, có thể rút ra kết luận: Học sinh đã thể
hiện được trách nhiệm của bản thân với chính mình, với gia đình và với xã hội. Tuy nhiên, mức độ
thể hiện còn chưa cao, trong đó trách nhiệm đối với xã hội ở mức thấp hơn cả. Kết quả khảo sát
thực trạng trong nghiên cứu này sẽ là gợi ý để nhóm tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố tác
động tới thực trạng đó, để đề xuất biện pháp giáo dục phối kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã
hội nhằm nâng cao hơn nữa mức độ biểu hiện phẩm chất trách nhiệm của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Dũng, 2008. Từ điển tâm lí học. Nxb Từ điển Bách khoa.
[2] Hội đồng chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 2005. Từ điển bách khoa Việt Nam
4. Nxb Từ điển Bách khoa.
[3] Phạm Minh Hạc, 2016. Tâm lí học đại cương. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[4] Đào Thị Oanh (Chủ biên), 2015. Văn hóa công nghiệp – lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Sư
phạm.
[5] Hoàng Phê, 1994. Từ điển tiếng Việt. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[6] Vũ Thị Ngọc Tú, 2014. Biểu hiện giá trị sống của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí Tâm
lí học xã hội, Số tháng 4.
[7] Corsini Raymond J, 1999. The dictionary of psychology, Ann arbor, Mt.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hà Nội tháng 7,
2017.
ABSTRACT
The situation of the responsibility characteristics in some secondary schools in Hanoi
Nguyen Thi Lien
Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education
This paper looks into the expression of responsibilities as a personality’s characteristic of
students in some secondary schools at Ha Dong district of Hanoi city including: Le Loi High
school and Nguyen Hue Gifted High school. Results were conducted from 350 students of Grade
10, Grade 11 and Grade 12 showing that the quality of responsibilities was reported at average
level. Among different aspects of the responsibility, the expression of responsibility with self was
shown at lowest level, following was this responsiblity with family, and the lowest percentage was
the responsibility with society.
Keywords: Characteristic, responsibility, characteristics of personality, characteristic of
responsibility, secondary school students.
112
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5110_ntlien_0998_2123654.pdf