Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên Trung học Phổ thông hiện naytrước yêu cầu đổi mới giáo dục

Tài liệu Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên Trung học Phổ thông hiện naytrước yêu cầu đổi mới giáo dục: 107 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0028 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 107-116 This paper is available online at THỰC TRẠNG NHU CẦU BỒI DƯỠNG CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAYTRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Trần Thị Tuyết Mai Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề cập đến thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên Trung học phổ thông (THPT): mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng, các nội dung cần bồi dưỡng, thời điểm, thời gian bồi dưỡng, địa điểm, hình thức và cách thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên THPT trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Từ khóa: Nhu cầu, bồi dưỡng, nhu cầu bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên, giáo viên Trung học phổ thông. 1. Mở đầu Trên thế giới, bồi dưỡng giáo viên luôn được xác định là một vấn đề rất cần thiết. Bồi dưỡng giáo viên được coi là một công cụ hữu hiệu trong việc thực thi các cuộc cải cách giáo dục vì giáo viên chính là người hiện thực hó...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên Trung học Phổ thông hiện naytrước yêu cầu đổi mới giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
107 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0028 Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 2A, pp. 107-116 This paper is available online at THỰC TRẠNG NHU CẦU BỒI DƯỠNG CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAYTRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Trần Thị Tuyết Mai Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết đề cập đến thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên Trung học phổ thông (THPT): mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng, các nội dung cần bồi dưỡng, thời điểm, thời gian bồi dưỡng, địa điểm, hình thức và cách thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên THPT trước yêu cầu đổi mới giáo dục. Từ khóa: Nhu cầu, bồi dưỡng, nhu cầu bồi dưỡng, bồi dưỡng giáo viên, giáo viên Trung học phổ thông. 1. Mở đầu Trên thế giới, bồi dưỡng giáo viên luôn được xác định là một vấn đề rất cần thiết. Bồi dưỡng giáo viên được coi là một công cụ hữu hiệu trong việc thực thi các cuộc cải cách giáo dục vì giáo viên chính là người hiện thực hóa các chính sách đổi mới ở tầng cơ sở [8]. Nhiệm vụ chính của các đợt bồi dưỡng giáo viên là việc cập nhật kiến thức phương pháp giảng dạy cho giáo viên giúp họ làm quen với những yêu cầu mới của các đợt cải cách. Darling - Hanmond, McLaughlin (1995) và Barnett (2002) [5, 3] cho rằng: đa phần các cuộc cải cách giáo dục đều phải trông chờ vào sự thay đổi từ phía giáo viên trong việc tiến hành giảng dạy, định vị lại vị trí của họ trong việc lên lớp, dạy theo cách mới - thông thường là theo cách mà trước giờ họ chưa được trải nghiệm. Bên cạnh sự kì vọng, các cuộc cải cách giáo dục cũng mang tới sức ép cho người thầy, buộc họ phải thay đổi để thích ứng với hoàn mới: họ phải dạy học theo bộ giáo trình mới hay dạy học dựa trên phương tiện hỗ trợ mới. Richards và Farrell (2005) [7] cho rằng, tất cả những sự thay đổi đều dẫn tới nhu cầu của việc bồi dưỡng cần được tiến hành thường xuyên đối với đội ngũ giáo viên. Đa phần các nhà làm chính sách đều hiểu rằng, đó chính là một cách hữu hiệu để giúp người thầy thay đổi, trưởng thành và thích nghi với những đòi hỏi của thời kì mới [4, 6]. Ở Việt Nam, do yêu cầu đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp cũng như thi nâng ngạch, nâng hạng làm cho nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên ngày càng cao. Đặc biệt, với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đang đặt ra những yêu cầu bức thiết để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên. Từ đó, các nghiên cứu về nhu cầu bồi dưỡng của Ngày nhận bài: 1/2/2019. Ngày sửa bài: 19/2/2019. Ngày nhận đăng: 2/3/2019. Tác giả liên hệ: Trần Thị Tuyết Mai. Địa chỉ e-mail: tuyetmaik57tlgd@gmail.com. Trần Thị Tuyết Mai 108 giáo viên được quan tâm hơn rất nhiều. Năm 2010, tác giả Đào Thị Oanh đã có nghiên cứu về Nhu cầu của giáo viên trẻ đối với nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Tác giả đã chỉ rõ những điểm yếu và còn thiếu trong kĩ năng nghề nghiệp của giáo viên trẻ, từ đó đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trẻ để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho họ [2]. Năm 2017, trong khuôn khổ của Chương trình ETEP, tác giả Hoàng Thị Kim Huệ đã nghiên cứu nhiệm vụ: “Xây dựng bộ công cụ, đề xuất phương án khảo sát đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp” [1]. Kết quả đã xây dựng được một bộ công cụ để đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lí các cơ sở giáo dục phổ thông. Thông qua khảo sát ban đầu cho thấy, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên và cán bộ quản lí trường phổ thông hiện nay hết sức đa dạng, phong phú, song hầu hết những nhu cầu đó đều gắn với chuẩn giáo viên hiện nay. Trong những năm qua, chương trình bồi dưỡng đã giúp giáo viên được cập nhật kiến thức và các phương pháp mới để vận dụng vào thực tế dạy học. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng còn phụ thuộc vào kế hoạch của Sở Giáo dục và đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và đào tạo, chưa xuất phát từ nhu cầu của chính giáo viên. Do đó, cần phải đổi mới nội dung và hình thức, cách thức bồi dưỡng để việc bồi dưỡng và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trở thành nhu cầu học tập thường xuyên. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT thể hiện qua nội dung của bài viết dưới đây. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tổ chức nghiên cứu Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 167 giáo viên thuộc 14 trường THPT của 13 tỉnh trong cả nước (An Giang, Bắc Giang, Cà Mau, Đà Nẵng, Điện Biên, Gia Lai, Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Phú Yên, Thanh Hóa). Chúng tôi sử dụng phối kết hợp các phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu lí luận; phương pháp nghiên cứu thực tiễn (phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia), phương pháp xử lí số liệu bằng Toán thống kê (sử dụng phần mềm spss) để nghiên cứu về nhu cầu bồi dưỡng ở giáo viên THPT hiện nay. Trong đó, hai phương pháp chính được chúng tôi sử dụng là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp phỏng vấn. Với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi chúng tôi đã xây dựng bộ công cụ gồm các câu hỏi với các nội dung khác nhau cho giáo viên lựa chọn và đánh giá: mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng, các nội dung cần bồi dưỡng, thời điểm, thời gian bồi dưỡng, địa điểm, hình thức và cách thức tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên. Đồng thời, với việc thiết kế các câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho giáo viên giúp chúng tôi thu thập được nguồn thông tin phong phú, chính xác, toàn diện hơn về các nội dung của đề tài. 2.2. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng cho giáo viên Trung học phổ thông hiện nay Trước tiên, chúng tôi tìm hiểu ý kiến đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng. Kết quả thể hiện thông qua Bảng 1 dưới đây. Như vậy, đa số giáo viên đánh giá việc bồi dưỡng giáo viên ở mức độ "Cần thiết", và "Rất cần thiết". Qua phỏng vấn chúng tôi thu được ý kiến đánh giá khá phong phú. Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trung học phổ thông hiện naytrước yêu cầu đổi mới 109 Bảng 1. Đánh giá của giáo viên trung học phổ thông về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng TT Các mức độ SL % 1 Không cần thiết 14 8,4 2 Cần thiết 111 66,5 3 Rất cần thiết 42 25,1 Theo cô N.T.T chia sẻ: "Bản thân tôi nhận thấy rằng việc bồi dưỡng là vô cùng cần thiết đối với giáo viên nhất là để đáp ứng bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay". Hay theo cô T.M.P chia sẻ: "Bất cứ với giáo viên nào, dù nhiều kinh nghiệm hay trẻ tuổi việc bồi dưỡng là rất có ích đối với họ". Tuy nhiên, vẫn có giáo viên cho rằng việc bồi dưỡng là "Không cần thiết" (chỉ chiếm 8,4%). Theo kết quả trên, chúng tôi nhận định rằng giáo viên THPT có nhu cầu cao đối với việc bồi dưỡng. Điều đó là do giáo viên nhận thức rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đối với việc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của bản thân. Tuy nhiên cũng có một số ít giáo viên cho rằng không cần thiết bởi họ cảm thấy tự bản thân có thể trau dồi, học hỏi qua nhiều kênh khác nhau, việc bồi dưỡng có thể làm ảnh hưởng đến quỹ thời gian hay gây đảo lộn một số công việc cá nhân khác...vv. Bên cạnh đó, để đánh giá và xác định rõ nhu cầu của giáo viên THPT về các nội dung cần bồi dưỡng, chúng tôi đã đưa ra 4 mảng nội dung chính: kiến thức chuyên môn; kĩ năng sư phạm, giá trị đạo đức nghề nghiệp và kĩ năng phát triển năng lực nghề nghiệp. Trong đó là những năng lực/kĩ năng cụ thể. Dựa trên việc tự đánh giá nhu cầu của bản thân mỗi giáo viên, chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 2. Nhu cầu của giáo viên trung học phổ thông về các nội dung bồi dưỡng TT Những nội dung cần bồi dưỡng Các mức độ nhu cầu (%) Không có nhu cầu Có nhu cầu Còn lưỡng lự/phân vân khi xác định nhu cầu A Về kiến thức chuyên môn (bộ môn giảng dạy) 3.1 Các kiến thức chuyên sâu của bộ môn 5,4 76,0 18,6 3.2 Các kiến thức liên ngành liên quan đến bộ môn giảng dạy 7,8 85,0 7,2 B Về nghiệp vụ sư phạm (các kĩ năng dạy học, giáo dục, quản lí lớp học, theo yêu cầu đổi mới GD) 3.3 Phát triển chương trình nhà trường, chương trình môn học. 22,2 70,7 7,2 3.4 Thiết kế kế hoạch dạy học, giáo dục phù hợp với 18,0 76,0 6,0 Trần Thị Tuyết Mai 110 chương trình nhà trường, chương trình môn học. 3.5 Lựa chọn SGK, tài liệu học tập phù hợp với đối tượng HS và vùng miền. 13,8 81,4 4,8 3.6 Thiết kế và tổ chức DH học theo định hướng phát triển năng lực cho HS 4,2 91,6 4,2 3.7 Thiết kế và tổ chức DH theo chủ đề tích hợp liên môn 4,2 84,4 11,4 3.8 Thiết kế và tổ chức DH phân hóa phù hợp với các đối tượng HS 4,2 94,0 1,8 3.9 Thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong DH-GD cho HS 5,4 87,3 7,2 3.10 Thiết kế và tổ chức các hoạt động GD hướng nghiệp để định hướng nghề nghiệp cho HS. 11,0 82,9 6,1 3.11 Thiết kế và tổ chức các hoạt động tự học, tự nghiên cứu cho HS 11,4 83,1 5,4 3.12 Thiết kế và tổ chức các hoạt động Giáo dục kĩ năng sống cho HS 11,5 82,4 6,1 3.13 Thiết kế và tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực của HS 9,6 86,1 4,2 3.14 Đổi mới và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động của HS. 8,5 89,0 2,4 3.15 . Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề của thực tiễn 6,7 87,8 5,5 3.16 Xây dựng các tình huống và các ví dụ minh họa phù hợp với đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán của địa phương 13,9 80,6 5,5 3.17 Nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và một số phần mềm tin học để nâng cao chất lượng dạy học-giáo dục (Microsoft Power Point, Violet, Moviemaker, Imindmap, ) 16,9 79,5 3,6 3.18 Thiết kế, sử dụng các đồ dùng dạy học/phương tiện dạy học một cách có hiệu quả 16,9 79,5 3,6 3.19 Xây dựng môi trường học tập dân chủ, cởi mở, thân thiện, hợp tác, phát huy tính tích cực, tự giác của HS trong học tập 15,7 81,9 2,4 3.20 Quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực 10,2 83,7 6,0 Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trung học phổ thông hiện naytrước yêu cầu đổi mới 111 3.21 Xử lí các tình huống vi phạm đạo đức và giáo dục HS cá biệt 13,9 82,5 3,6 3.22 Nâng cao kiến thức về sự phát triển tâm sinh lí, nhận thức và hoạt động học tập của HS THPT 19,9 74,1 6,0 3.23 Tham vấn và hỗ trợ tâm lí học đường đối với HS THPT 21,7 70,5 7,8 3.24 Kĩ năng tư vấn cho HS lựa chọn những môn học/ lĩnh vưc học tập phù hợp với từng đối tượng. 15,7 80,1 4,2 C Về các giá trị, đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới. 3.25 Nâng cao vị thế, giá trị trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp GV 19,8 76,6 3,6 3.26 Kĩ năng ứng xử với HS và đồng nghiệp ( yêu thương, tôn trọng, công bằng, bình đẳng,hợp tác, thân thiện ) 27,5 68,3 4,2 D Về phát triển năng lực nghề nghiệp 3.27 Bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục 9,0 79,0 12,0 3.28 Nâng cao kĩ năng khai thác và sử dụng hiệu quả những thông tin từ các website (truonghocketnoi.edu.vn, elearning.moet.vn, vista.gov.vn...) để tự học, tự nghiên cứu và hỗ trợ hoạt động chuyên môn 16,8 74,9 8,4 3.29 Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học 9,0 82,6 8,4 3.30 Kĩ năng chuyển giao kinh nghiệm DH-GD cho đồng nghiệp và tổ bộ môn 22,2 68,3 9,6 3.31 Bồi dưỡng các kĩ năng mềm để hỗ trợ phát triển nghề nghiệp ( KN giao tiếp sư phạm, KN quản lí bản thân và kiểm soát cảm xúc, KN thuyết phục,KN hợp tác, KN thích ứng, hòa nhập với môi trường GD, .) 24,1 69,3 6,6 Kết quả khảo sát ở Bảng 2 cho thấy: Nhu cầu bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn (bộ môn giảng dạy): giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng các kiến thức chuyên sâu của bộ môn và nhu cầu bồi dưỡng các kiến thức liên ngành liên quan đến bộ môn giảng dạy. Điều này cho thấy, bản thân giáo viên đã và đang rất cần những kiến thức chuyên sâu của bộ môn để phục vụ cho việc dạy học phân hóa, đặc biệt là những kiến thức liên ngành để giảng dạy tích hợp, liên môn đáp ứng yêu cầu của chương trình mới hiện nay. Cô N.T.T chia sẻ: "Đối với tôi những kiến thức Trần Thị Tuyết Mai 112 chuyên sâu về bộ môn luôn cần cập nhật và bổ sung hơn nữa để làm sao có thể xây dựng được kế hoạch dạy học một cách tốt nhất". Nhu cầu bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm (các kĩ năng dạy học, giáo dục, quản lí lớp học theo yêu cầu đổi mới giáo dục): Tuy nhu cầu ở mỗi nội dung cần bồi dưỡng có sự khác biệt nhau, nhưng mức độ nhu cầu cần được bồi dưỡng của giáo viên ở các nội dung cụ thể là rất cao. Trong đó, các nội dung giáo viên có nhu cầu cần bồi dưỡng cao nhất là: Thiết kế và tổ chức dạy học phân hóa phù hợp với các đối tượng học sinh; Thiết kế và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Qua kết quả trên, chúng tôi thấy rằng, các kĩ năng về nghiệp vụ sư phạm được giáo viên THPT hết sức chú trọng. Giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng những kĩ năng này để giúp cho họ thực hiện tốt hoạt động giảng dạy của mình. Bởi đây là những kĩ năng giáo viên sử dụng xuyên suốt trong quá trình dạy học trên lớp. Cô N.V.A chia sẻ: "Các nội dung bồi dưỡng về kĩ năng nghiệp vụ sư phạm lúc nào cũng rất quan trọng với riêng tôi và các giáo viên khác. Có kiến thức chuyên môn chưa đủ mà phải thành thục các kĩ năng nghiệp vụ để đảm bảo hoạt động dạy hiệu quả nhất". Với các nội dung cần bồi dưỡng khác như: Phát triển chương trình nhà trường, chương trình môn học; Thiết kế, sử dụng các đồ dùng dạy học/phương tiện dạy học một cách có hiệu quả; Nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và một số phần mềm tin học để nâng cao chất lượng dạy học - giáo dục (Microsoft Power Point, Violet, Moviemaker, Imindmap, vv giáo viên cũng có nhu cầu khá cao. Như vậy, giáo viên có nhu cầu khá cao với những nội dung này bởi đây là những yếu tố quan trọng mà giáo viên có thể vận dụng để nâng cao hiệu quả giảng dạy, nhất là trong thời đại sự bùng nổ về công nghệ thông tin đang diễn ra rất mạnh mẽ. Để biết được giáo viên có mong muốn, nhu cầu ra sao về thời điểm bồi dưỡng, chúng tôi đưa ra 3 thời điểm chính cho họ lựa chọn. Kết quả khảo sát thu được như sau: Bảng 3. Nhu cầu của giáo viên trung học phổ thông về các thời điểm tổ chức bồi dưỡng TT Các thời điểm tổ chức bồi dưỡng SL % 1 Kì nghỉ hè 83 49,7 2 Cuối học kì I, đầu học kì II 14 8,4 3 Một vài tuần đầu của năm học mới 58 34,7 4 Thời gian khác 14 8,4 Thời điểm giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng cao nhất là vào "Kì nghỉ hè". Theo chúng tôi, đa số giáo viên có sự lựa chọn như trên bởi vì kì nghỉ là thời điểm mà họ có nhiều thời gian rỗi nên sẽ thích hợp nhất để tham gia bồi dưỡng. Còn nếu việc bồi dưỡng được tổ chức vào các thời điểm khác trong năm học thì giáo viên thường rất khó tham gia vì họ còn bận lên lớp và các kế hoạch khác của cá nhân. Cô T.M.P chia sẻ: "Nếu các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho giáo viên được tổ chức vào kì nghỉ hè thì chúng tôi có thể bố trí các công việc cá nhân để tham gia. Nếu không bận các tiết dạy thì việc tham gia sẽ dễ hơn rất nhiều". Thời điểm "Cuối học kì I, đầu học kì II" được ít giáo viên lựa chọn nhất. Bởi lẽ có thể thấy đây là thời điểm giáo viên bận rộn nhất trong năm học. Thời điểm này họ bận cho việc tổ chức ôn tập, chuẩn bị đề thi, chấm thi, chuẩn bị giáo án cho kì mới nên Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trung học phổ thông hiện naytrước yêu cầu đổi mới 113 sẽ rất khó sắp xếp thời gian để tham gia bồi dưỡng. Qua kết quả khảo sát và các ý kiến phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy nhu cầu về thời điểm bồi dưỡng của giáo viên cũng phụ thuộc một phần vào tính chất nghề nghiệp của họ. Đồng thời với việc tìm hiểu thời điểm bồi dưỡng, chúng tôi cũng tìm hiểu về thời gian bồi dưỡng của giáo viên. Kết quả như sau: Bảng 4. Nhu cầu của giáo viên trung học phổ thông về thời gian bồi dưỡng TT Thời gian bồi dưỡng SL % 1 1-2 ngày 38 22,8 2 3-5 ngày 16 9,6 3 Tùy theo từng nội dung 110 65,9 Như vậy, về thời gian bồi dưỡng, giáo viên chủ yếu lựa chọn phương án "Tùy theo từng nội dung". Bởi lẽ mỗi nội dung bồi dưỡng khác nhau thì sẽ cần thời gian bồi dưỡng phù hợp với nội dung ấy. Những nội dung nào phức tạp thì sẽ cần đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc bồi dưỡng. Chia sẻ về điều này, cô N.T.T cho biết: "Tôi nghĩ căn cứ vào nội dung cụ thể thì mới lên được kế hoạch về thời gian bồi dưỡng bao nhiêu cho hợp lí". Bên cạnh đó, phương án ít được giáo viên lựa chọn nhất là "3 - 5 ngày". Sở dĩ như vậy vì có thể thời gian bồi dưỡng kéo dài liên tục từ 3 đến 5 ngày, giáo viên khó có thể thực hiện được các công việc khác nên sẽ không tham gia đầy đủ trong suốt thời gian diễn ra đợt bồi dưỡng. Cô T.M.P chia sẻ: "Trong năm học, nếu thời gian bồi dưỡng kéo dài từ 3 ngày trở lên thì sẽ gây trở ngại cho giáo viên. Bởi lẽ nó làm ảnh hưởng đến lịch công tác của giáo viên. Nếu muốn tổ chức thì phải có thông báo từ rất sớm mới sắp xếp được". Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy căn cứ lựa chọn thời gian bồi dưỡng của giáo viên phụ thuộc vào nội dung bồi dưỡng và việc bố trí, sắp xếp công việc cá nhân khác của họ. Để tìm hiểu nhu cầu của giáo viên về địa điểm tổ chức bồi dưỡng, chúng tôi đưa ra một số địa điểm cụ thể để giáo viên lựa chọn. Kết quả thể hiện qua bảng sau: Bảng 5. Nhu cầu của giáo viên trung học phổ thông về các địa điểm tổ chức bồi dưỡng TT Các địa điểm tổ chức bồi dưỡng SL % 1 Tại trường THPT 66 39,5 2 Tại các cụm trường THPT 53 31,7 3 Tại Sở GD&ĐT 14 8,4 4 Tại các Trung tâm Bồi dưỡng Thường xuyên của tỉnh 23 13,8 5 Tại trường ĐHSP 12 7,2 Theo ý kiến của giáo viên, địa điểm bồi dưỡng phù hợp nhất với họ là "Tại các trường THPT". Bởi lẽ với giáo viên, việc bồi dưỡng tại chính nơi họ đang dạy thì sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia. Theo chia sẻ của đa số giáo viên, nếu bồi dưỡng tại các trường THPT, giáo viên sẽ có những thuận lợi như: đi lại thuận tiện hơn, dễ dàng hơn, có thể tranh thủ thu xếp công việc cá nhân, bố trí thời gian tham gia bồi dưỡng. Cụ thể cô N.V.A chia sẻ: "Theo bản thân tôi mong muốn việc bồi dưỡng sẽ tiến hành ngay tại trường tôi đang công tác. Điều này theo tôi nghĩ rằng sẽ mang tính hiệu quả và kinh tế cao". Bên cạnh đó, địa điểm "Tại trường ĐHSP" được ít giáo viên lựa chọn hơn. Chúng Trần Thị Tuyết Mai 114 tôi đánh giá nguyên nhân của thực trạng trên là do giáo viên THPT ở khắp các tỉnh thành trong cả nước nên việc tổ chức bồi dưỡng tại trường ĐHSP sẽ gây khó khăn cho họ trong việc đi lại và các điều kiện sinh hoạt khác trong suốt thời gian diễn ra các khóa bồi dưỡng. Hiện nay có rất nhiều hình thức bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra 3 hình thức cơ bản để thăm dò nhu cầu của giáo viên. Kết quả như sau: Bảng 6. Nhu cầu của giáo viên trung học phổ thông về hình thức bồi dưỡng TT Các hình thức bồi dưỡng SL % 1 Bồi dưỡng trực tiếp 70 41,9 2 Bồi dưỡng trực tuyến 23 13,8 3 Kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến 71 42,5 Hình thức "Kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến" được giáo viên lựa chọn nhiều nhất. Theo giáo viên, nếu kết hợp giữa hai hình thức này với nhau thì sẽ phát huy ưu điểm và hạn chế được những nhược điểm của cả hai hình thức bồi dưỡng trên, góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc bồi dưỡng nói chung. Cô N.T.T chia sẻ: "Nếu được lựa chọn các hình thức bồi dưỡng thì tôi mong muốn kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Vì tôi nghĩ có như thế thì giáo viên mới được thực hiện các hình thức đa dạng, khác nhau". Hình thức "Bồi dưỡng trực tuyến" được ít giáo viên lựa chọn nhất trong các phương án. Xuất phát từ thực tế, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên vẫn chưa quen và thích ứng với những yêu cầu, điểu kiện của hình thức trực tuyến. Việc chưa quen với hình thức này có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả bồi dưỡng của giáo viên. Cô N.V.A chia sẻ: "Với nhiều giáo viên, tuy hình thức trực tuyến đã phổ biến hơn trước nhưng họ vẫn chưa quen và chưa thể phát huy hiệu quả của hình thức này". Bồi dưỡng cho giáo viên THPT được thực hiện thông qua các con đường, cách thức khác nhau. Chúng tôi đưa ra 7 cách thức bồi dưỡng cho giáo viên lựa chọn. Kết quả thể hiện qua bảng sau: Bảng 7. Nhu cầu của giáo viên trung học phổ thông về các cách thức bồi dưỡng TT Các cách thức bồi dưỡng SL % 1 Tổ chức hội thảo, tọa đàm 26 15,6 2 Tập huấn 24 14,4 3 Mời chuyên gia, giảng viên nói chuyện, trao đổi 69 41,3 4 Tổ chức cho GV dự giờ, nghiên cứu bài học 55 32,9 5 Hướng dẫn, tư vấn nhóm nhỏ hoặc riêng lẻ (cá nhân) 7 4,2 6 Bồi dưỡng online... 12 7,2 7 GV tự học, tự nghiên cứu (qua mạng, qua sách, tài liệu,) 13 7,8 Qua bảng trên, giáo viên có nhu cầu nhiều nhất được bồi dưỡng qua 2 cách thức: “Mời chuyên gia, giảng viên nói chuyện, trao đổi” và “Tổ chức cho giáo viên dự giờ, nghiên cứu bài học". Giáo viên cho rằng với các nội dung bồi dưỡng, nhất là các vấn đề mới thì nên mời các chuyên gia, giảng viên để trao đổi, truyền đạt lại cho họ. Bởi lẽ các chuyên gia, giảng viên sẽ có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực bồi dưỡng để cung cấp cho Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trung học phổ thông hiện naytrước yêu cầu đổi mới 115 giáo viên được những kiến thức phong phú và mới mẻ nhất. Mặt khác, đây cũng được xem là cách thức truyền thống đã được thường xuyên thực hiện từ trước đến giờ. Mặt khác, với mọi giáo viên việc nâng cao năng lực dạy học, năng lực giáo dục chỉ có thể được phát triển nhanh chóng thông qua dự giờ, nghiên cứu bài học cụ thể tại lớp học, tại trường học nơi họ giảng dạy. Bởi vì, chỉ có qua tiếp xúc thực tế với những giờ giảng, với học sinh đa dạng, với các điều kiện, môi trường giảng dạy rất khác nhau và với các tình huống cụ thể giáo viên mới có thể sáng tỏ nhiều vấn đề, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Trong khi đó, cách thức "Hướng dẫn, tư vấn nhóm nhỏ hoặc riêng lẻ (cá nhân)" được ít giáo viên lựa chọn nhất. Sở dĩ như vậy vì họ không chủ động trong việc liên kết nhóm và tự sắp xếp việc bồi dưỡng của mình. Khi phỏng vấn giáo viên về cách thức bồi dưỡng, hầu hết giáo viên có nhu cầu: Được nhìn, được nghe, được thấy, được làm một cách trực tiếp và cụ thể. Theo cô giáo N.T.H cho biết: “Trải qua một vài lớp tập huấn, bồi dưỡng do Sở GD&ĐT tổ chức, nhiều giáo viên cả trẻ lẫn già đều tỏ ra ngán ngẩm vì chỉ được nghe lí thuyết là chính. Nhiều nội dung lại quá xa xôi, hết sức chung chung, không sát với thực tiễn giáo viên đang cần. Hầu hết giáo viên nghe xong rồi bỏ đó, vì khó vận dụng được vào thực tiễn. Với giáo viên trẻ, họ rất cần chỉ dẫn theo kiểu “cầm tay chỉ việc” hoặc phải minh họa cụ thể để họ học tập cách làm”. Cô N.T.N mong muốn phải đổi mới phương pháp, cách thức bồi dưỡng sao cho thiết thực: “Giảm bớt những vấn đề lí thuyết, hàn lâm, tăng cường trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiếnvà đặc biệt phải cho GV xem thực hành mẫu từ báo cáo viên hoặc xem các băng hình minh hoạ để học tập kinh nghiệm”. Như vậy, qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu được những kết quả khái quát về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên qua nhiều phương diện khác nhau. Có thể thấy, giáo viên có nhu cầu cao với việc bồi dưỡng. Điều này được thể hiện thông qua việc hầu hết giáo viên đánh giá rất cao mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng, chỉ có rất ít giáo viên cho rằng việc bồi dưỡng là không cần thiết. Với nội dung bồi dưỡng, giáo viên có nhu cầu cao được bồi dưỡng về các kiến thức chuyên môn chuyên sâu và các kĩ năng nghiệp vụ sư phạm. Những nội dung này đều rất quan trọng đối với họ trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân. Đồng thời, chúng tôi thấy rằng việc lựa chọn thời điểm, địa điểm bồi dưỡng của giáo viên là hoàn toàn hợp lí. Giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng vào kì nghỉ hè mong muốn được tổ chức ở chính trường họ đang công tác giảng dạy. Điều này xuất phát từ tính chất nghề nghiệp của giáo viên. Cùng với đó, hình thức "Kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến" và 2 cách thức: “Mời chuyên gia, giảng viên nói chuyện, trao đổi” và “Tổ chức cho GV dự giờ, nghiên cứu bài học" được đa số giáo viên lựa chọn. Điều này cho thấy giáo viên cũng đã nhận thức rất rõ vai trò, ưu điểm của các hình thức, cách thức nêu trên trong thực tế bồi dưỡng từ trước đến nay. Họ đã và đang được bồi dưỡng theo những hình thức, cách thưc này và mong muốn có thể phát huy ưu điểm của các hình thức, cách thức đó. 3. Kết luận Tóm lại, theo kết quả nghiên cứu của đề tài, đa số giáo viên đánh giá việc bồi dưỡng ở mức độ "Cần thiết" và "Rất cần thiết". Về nội dung bồi dưỡng, các kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đều được giáo viên có nhu cầu được bồi dưỡng ở mức cao. Thời điểm giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng cao nhất là "Kì nghỉ hè". Về thời gian bồi dưỡng, giáo viên chủ yếu lựa chọn phương án "Tùy theo từng nội dung". Địa điểm bồi Trần Thị Tuyết Mai 116 dưỡng mà giáo viên mong muốn tổ chức bồi dưỡng nhiều nhất là "Tại các trường THPT". Hình thức "Kết hợp giữa hình thức trực tiếp và trực tuyến" và cách thức: “Mời chuyên gia, giảng viên nói chuyện, trao đổi” và “Tổ chức cho GV dự giờ, nghiên cứu bài học” được hầu hết giáo viên lựa chọn. Những kết quả nghiên cứu trên đây là những căn cứ khoa học và thực tiễn để chúng tôi tiến hành xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức, phương pháp, thời điểm tổ chức bồi dưỡng sao cho đáp ứng với nhu cầu của chính giáo viên hiện nay. Lời cảm ơn: Bài báo là sản phẩm của đề tài NCKH cấp Bộ: "Đánh giá thực trạng về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên THPT trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông", mã số: B2018 - SPH - 04HT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Thị Kim Huệ, 2017. Xây dựng bộ công cụ, đề xuất phương án khảo sát đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của GV phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp, Mã số HD12,Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Chương trình ETEP). [2] Đào Thị Oanh, 2010. Nhu cầu của giáo viên trẻ đối với nội dung rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Kỉ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường Đại học sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tháng 1/2010. [3] Barnett, M., 2002. Issues and trends concerning electronic networking technologies for teacher professional development: A critical review of the literature. Paper presented at the Annual Meeting of the American Educational Research Association, New Orleans, LA. [4] Bui, T. B. L., 2005. Legal education in transitional Vietnam. In M. May (Ed.), Asian socialism and legal change: The dynamics of Vietnamese and Chinese reform (pp. 135). Canberra: ANU E Press and Asia Pacific Press. [5] Darling-Hammond, L., & McLaughlin, M. W., 1995. Policies that support professional development in an era of reform. Phi delta kappan, 76(8), 597. [6] Le Ha, P., 2004. University classrooms in Vietnam: Contesting the stereotypes. ELT journal, 58(1), 50-57. [7] Richards, J. C., & Farrell, T. S. C., 2005. Professional development for language teachers: Strategies for teacher learning. Cambridge: Cambridge University Press. [8] G. I., & Harbon, L., 2010. English teacher professionalism and professional development: Some common issues in Indonesia. Asian EFL Journal, 12(3), 145-163. ABSTRACT Attempt on the reality of substitute demands high school curriculum Tran Thi Tuyet Mai Institute for Educational Research, Hanoi National University of Education The article addresses the actual needs of fostering teachers of high school (high school): the necessary level of fostering, fostering content, fostering time, location, knowledge of images and the way to organize training for high school teachers before the requirements of education innovation. Keywords: Needs, fostering, need for fostering, fostering teachers, high school teachers.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5515_0028_5_tran_thi_tuyet_mai_8873_2132665.pdf
Tài liệu liên quan