Thực trạng nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa cấp cứu chống độc tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017

Tài liệu Thực trạng nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa cấp cứu chống độc tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 214 THỰC TRẠNG NHÂN LỰC, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CẤP CỨU NỘI VIỆN TẠI KHOA CẤP CỨU CHỐNG ĐỘC TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017 Đỗ Mạnh Hùng*, Lê Thanh Hải*, Lưu Thị Mỹ Thục* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu nội viện tại Khoa cấp cứu chống độc tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp định tính trên 350 trường hợp vận chuyển cấp cứu nội viện. Kết quả: đội vận chuyển có bác sỹ đi cùng 61,71%, đội vận chuyển có điều dưỡng đi cùng 94,29%, đội vận chuyển có cả bác sỹ và điều dưỡng đi cùng 59,14. Được học 03 lớp cấp cứu cơ bản và nâng cao ở bác sỹ chiếm 22,29%, ở điều dưỡng chiếm 38,86%. Tỷ lệ đạt danh mục thiết bị quá trình vận chuyển chiếm 85,14%. Kết luận: Số lượng, trình độ cán bộ và trang thiết bị t...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu nội viện tại khoa cấp cứu chống độc tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 214 THỰC TRẠNG NHÂN LỰC, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN CẤP CỨU NỘI VIỆN TẠI KHOA CẤP CỨU CHỐNG ĐỘC TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2017 Đỗ Mạnh Hùng*, Lê Thanh Hải*, Lưu Thị Mỹ Thục* TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu nội viện tại Khoa cấp cứu chống độc tại bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp định tính trên 350 trường hợp vận chuyển cấp cứu nội viện. Kết quả: đội vận chuyển có bác sỹ đi cùng 61,71%, đội vận chuyển có điều dưỡng đi cùng 94,29%, đội vận chuyển có cả bác sỹ và điều dưỡng đi cùng 59,14. Được học 03 lớp cấp cứu cơ bản và nâng cao ở bác sỹ chiếm 22,29%, ở điều dưỡng chiếm 38,86%. Tỷ lệ đạt danh mục thiết bị quá trình vận chuyển chiếm 85,14%. Kết luận: Số lượng, trình độ cán bộ và trang thiết bị tại khoa Cấp cứu –chống độc của bệnh viện chưa đáp ứng được nhu cầu công tác vận chuyển cấp cứu nội viện. Từ khóa: Nhân lực, trang thiết bị, vận chuyển cấp cứu nội viện. ABSTRACT CURRENT STATUS OF HUMAN RESOURCES AND MEDICAL EQUIPMENTS FOR INTRAHOSSPITAL TRANSPORT AT EMERGENRY – POISON CONTROL DEPARTMENT, VIETNAM NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL IN 2017 Do Manh Hung, Le Thanh Hai, Luu Thi My Thuc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 214 – 220 Objective: Describe the current status of human resources, equipment for emergency transport in the hospital at Emergency – Poison control department, Vietnam National Children’s Hospital in 2017. Methodology: A cross-sectional study, we conducted on 350 cases of intrahospital transport. Result: Transport team accompanied by doctor accounts for 61.71%, transport team accompanied by nurse accounts for 94.29%, Transport team accompanied by both doctor and nurse accounts for 59.14. 22.29% of doctors has run 3 basic and advanced pediatric life support courses, 38.86% of nurses has run those courses. 85.14% of equipment items meets the requirement of transport. Conclusion: Quantity, quanlification and medical equiptment at Emergency – Poison control department have not met the demand of patient transport inside the hospital. Keywords: human resources, equipment, emergency transport in the hospital. ĐẶT VẤN ĐỀ Beckmann và cộng sự (2004) có đến 61% sự cố liên quan đến các vấn đề về nhân lực tham gia bao gồm việc giao tiếp kém hiệu quả và kiểm soát thiếu chặt chẽ, 39% sự cố xảy ra do vấn đề về thiết bị, và 31% xảy ra do sức khỏe người bệnh diễn biến bất thường(1). Kết luận của tác giả: Việc vận chuyển bệnh nhân trong bệnh viện tiềm ẩn rủi ro đối với người bệnh. Vì thế, xây *Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Mạnh Hùng, ĐT: 0913 304075, Email: hungdm.nip@gmail.com . Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 215 dựng các quy định đối với nhân viên y tế, với thiết bị máy móc và công tác kiểm soát, kiểm tra liên quan đến vận chuyển người bệnh là rất cần thiết. Bệnh viện Nhi Trung ương hàng ngày tiếp nhận hàng trăm ca cấp cứu tại khoa Cấp cứu chống độc. Quá trình vận chuyển cấp cứu nội viện do chưa đủ nhân lực, trang thiết bị nên hiện đang là mối quan tâm của Bệnh viện. Nhằm đáng giá thực trạng nhân lực, trang thiết bị, qua đó tìm ra các giải pháp can thiệp kịp thời trong vận chuyển cấp cứu nội viện chúng tôi tiến hàng nghiên cứu với đề tài: “Thực trạng nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu nội viện tại Khoa cấp cứu chống độc tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017”. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả thực trạng nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu nội viện tại Khoa cấp cứu chống độc tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các trường hợp vận chuyển cấp cứu nội viện cho bệnh nhi Các cán bộ y tế tham gia vận chuyển cấp cứu nội viện. Các nhân viên y tế bệnh viện tham gia vào quá trình vận chuyển nội viện từ khoa cấp cứu chống độc tới các đơn vị khác trong bệnh viện; Nhân viên y tế có thể bao gồm các thành phần: Bác sỹ, Điều dưỡng viên; học viên. Phương tiện, trang thiết bị, thuốc được sử dụng trong quá trình vận chuyển nội viện. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp thiết kế mô tả cắt ngang có phân tích, nghiên cứu kết hợp định lượng định tính. Cỡ mẫu Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức: Trong đó: p = 30% = 0,3 là tỷ lệ các sự cố xảy ra trong các lần vận chuyển nội viện. Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z). d = 0,05 là sai số tuyệt đối, lấy mức 5%. n = 323: Cỡ mẫu cần nghiên cứu, lấy tròn khoảng 350 trường hợp bệnh nhi cần vận chuyển cấp cứu nội viện. Tiêu chuẩn đánh giá Dựa vào kết quả nghiên cứu của Brunsveld- Reinders AH, Arbous MS, Kuiper SG, de Jonge E (2014)(3). Vấn đề y đức Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng y đức của bệnh viện Nhi Trung ương, trong đó: Nghiên cứu chỉ quan sát và nghi nhận thực trạng sự cố, không có bất cứ can thiệp nào lên người bệnh cũng như đến hệ thống vận chuyển cấp cứu nội viện, Tất cả bệnh nhân trong các hồ sơ bệnh án, được giữ kín toàn bộ thông tin cá nhân về độ tuổi, quê quán và các thông tin cá nhân khác, Các bảng, biểu số liệu điều tra không ghi rõ bất cứ một trường hợp cụ thể nào dễ nhận biết một đối tượng hay trường hợp vận chuyển. KẾT QUẢ Bảng 1. Thông tin về cán bộ tham gia vận chuyển trên thực tế Đặc điểm cán bộ Số lượng Tỷ lệ% Số lượng cán bộ 01 cán bộ 58 16,57 02 cán bộ 183 52,29 03 cán bộ 99 28,29 04 cán bộ 10 2,86 Bác sỹ đi cùng Không 134 38,29 Có 216 61,71 Điều dưỡng đi cùng Không 20 5,71 Có 330 94,29 Cả bác sỹ, điều dưỡng Không 143 40,86 Có 207 59,14 Tổng 350 100 Đa số số là có trên 2 cán bộ tham gia VCCC Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 216 nội viện với gần 85% số bệnh nhân, số ca vận chuyển có bác sỹ là 61,71%, số ca vận chuyển có điều dưỡng là 83,43%. Đa phần là học viên bao gồm bác sỹ và điều dưỡng đang thực tập, thử việc tại bệnh viện thực hiện. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy do lượng cán bộ còn ít, bên cạnh đó tại khoa Cấp cứu – Chống độc thường xảy ra tình trạng quá tải, do vậy việc bố trí cán bộ tham gia vận chuyển cấp cứu thường gặp nhiều khó khăn: “Những hôm đông bệnh nhân, chúng tôi phải huy động đến cả các trường hợp học viên đang học tập, thử việc tại bệnh viện tham gia vận chuyển” (Lãnh đạo khoa CCCĐ). Bệnh nhi thở máy hoặc dùng thuốc vận mạch, suy hô thấp, loạn nhịp tim cần 01 bác sỹ, 01 điều dưỡng VCCC, tỷ lệ không đáp ứng chiếm 5,71% (Hình 1). Hình 1. Đạt yêu cầu về số lượng cán bộ vận chuyển cấp cứu nội viện Bảng 2. Trình độ điều dưỡng tham gia vận chuyển cấp cứu Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Trình độ cao nhất của điều dưỡng trong đội vận chuyển Sau đại học 3 0,91 Đại học 137 41,52 Cao đẳng 107 32,42 Trung cấp 83 25,15 Đội vận chuyển có ĐD được học cấp cứu cơ bản Không 90 27,27 Có 240 72,73 Đội vận chuyển có ĐD được học cấp cứu nâng cao Không 169 51,21 Có 161 48,79 Đội vận chuyển có ĐD đã được học về sử dụng trang thiết bị Không 4 1,14 Có 346 98,86 Tổng 350 100 Trình độ ĐD tham gia vận chuyển với hơn 60 là đại học, với đa số được học cấp cứu cơ bản (72,73%), tỷ lệ được học cấp cứu nâng cao chiếm gần 1 nửa số ĐDV (48,79%). Bảng 3. Trình độ bác sỹ tham gia vận chuyển (tại thời điểm thu thập số liệu) Nội dung Số lượng Tỷ lệ % Trình độ cao nhất của Bs trong đội vận chuyển Bs Đa khoa 209 96,76 Định hướng nhi 5 2,31 Chuyên khoa I 1 0,46 Thạc sỹ 1 0,46 Đội vận chuyển có Bs học lớp cấp cứu cơ bản Không 49 22,69 Có 167 77,31 Đội vận chuyển có Bs học lớp cấp cứu nâng cao Không 134 62,04 Có 82 37,96 Đội vận chuyển cấp cứu có Bs được học về sử dụng TTB cấp cứu Không 5 2,31 Có 211 97,69 Tổng 216 100 Tại thời điểm thu thập số liệu, lực lượng bác sỹ tham gia vận chuyển chủ yếu là các học viên là bác sỹ mới tốt nghiệp đại học với 96,76%, tỷ lệ sau đại học chiếm tỷ lệ nhỏ với định hướng nhi chiếm 2,31%, chuyên khoa I và thạc sỹ đều chiếm 0,46%. Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, việc bố trí bác sỹ có trình độ cao tham gia vận chuyển là khó khăn, tuy vậy theo lãnh đạo khoa cấp cứu thì việc vận chuyển thì với quãng đường ngắn như trong bệnh viện thì không nhất thiết phải có bác sỹ có trình độ sau đại học đi cùng. Tuy vậy, đa số bác sỹ tham gia vận chuyển còn trẻ, chưa được học đầy đủ các lớp cấp cứu, điều này do thiếu nhân lực tại khoa. “Các bác sỹ có thâm niên công tác tại khoa Cấp cứu & chống độc 3 – 5 năm, Bác sỹ nội trú Nhi, được tập huấn thì phải trực tại phòng cấp cứu, vì phòng cấp cứu thường xảy ra quá tải, hơn nữa tại phòng cấp cứu có nhiều bệnh nhân nặng hơn, do vậy chúng tôi chỉ có thể cử các bác sỹ đang đi học tham gia vận chuyển”. Do thiếu hụt nhân lực, nên nhân viên tham gia vận chuyển cấp cứu chủ yếu là học viên, do đó tỷ lệ được tập huấn đầy đủ 03 nội dung cấp cứu cơ bản, nâng cao và sử dụng các thiết bị cấp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 217 cứu khi vận chuyển bệnh nhân ở điều dưỡng viên chỉ đạt 38,86%, ở bác sỹ là 22,29%. Hình 2. Tỷ lệ đội vận chuyển có CBYT tham gia vận chuyển được tập huấn đầy đủ cả 03 lớp cấp cứu cơ bản, nâng cao (n=350) Bảng 4. Trang thiết bị quá trình vận chuyển Danh mục TTB cho VCCC Số lượng (n=350) Tỷ lệ Canuyn 100 28,57 Ống nội khí quản 212 60,57 Mask thở ôxy 251 71,71 Máy hút đờm dãi 78 22,29 Máy thở di động để vận chuyển 23 6,57 Bình ô xy và dây dẫn 319 91,14 Bóng ambu tự phồng (có túi chứa ô xy) 273 78,00 Máy đo độ bão hòa ô xy trong máu SPO2 320 91,43 Máy truyền 110 31,43 Máy tiêm 119 34,00 Catheter tĩnh mạch (kim luồn) 193 55,14 Ống nghe 207 59,14 Máy đo huyết áp 29 8,29 Túi cấp cứu (thuốc/dụng cụ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp) 310 88,57 Các TTB phục vụ vận vận chuyển cấp cứu nội viện được sử dụng nhiều nhất là bình oxy, máu đo độ bão hòa oxy và túi cấp cứu với tỷ lệ khoảng trên dưới 90% số ca VCCC nội viện. Đánh giá đạt khi trên xe vận chuyển cấp cứu đầy đủ các trang thiết bị theo danh mục theo Bảng 4. Hầu hết các danh mục TTB là đạt (tức là TTB vận chuyển tương ứng với thiết bị tại giường bệnh) với tỷ lệ 85,14%. Hình 4. Tỷ lệ đạt danh mục thiết bị quá trình vận chuyển (n=350) Nghiên cứu định tính cho thấy tỷ lệ không đạt các danh mục TTB là do khoa hiện còn thiếu và không đáp ứng được. “Máy thở xách tay mới có 01 cái, chưa nói để dự trù khi hỏng hóc hoặc bảo dưỡng. Nếu trong trường hợp có khoảng 2 đế 3 bệnh nhân thở máy cùng một lúc mà cần phải vận chuyển thì không biết nên sử lý thế nào?” (Lãnh đạo khoa CCCĐ). Một số trang thiết bị mặc dù đã được đầu tư, tuy nhiên đã hỏng hóc và không sử dụng được. “Máy theo dõi đủ 6 chức năng hầu hết không tham gia vận chuyển được vì chai pin. Chỉ còn 03 máy hai chức năng tham gia vận chuyển được. Như thế có thể nói là hạn chế” (Lãnh đạo Khoa CCCĐ). “Các trang thiết bị như: đèn nội khí quản, bóng bóp có được trang bị nhưng hiện tại đang hư, hỏng nhiều” (Lãnh đạo khoa CCCĐ). Xe điện vận chuyển là một trong những nhu cầu thiết yếu trong công tác VCCC nội viện: “Nếu vận chuyển bệnh nhân trong lúc trời nắng, mưa cần sự linh hoạt thì xe điện, phương tiện đưa đón bệnh nhân cũng chưa có” (Lãnh đạo khoa CCCĐ). BÀN LUẬN Nhân lực Vận chuyển cấp cứu nội viện là một quá trình vận chuyển những bệnh nhân nặng, cần có những can thiệp để duy trì sự ổn định các chỉ số sinh tồn tại giường bệnh và trong quá trình vận chuyển. Do vậy, quá trình vận chuyển đòi hỏi số Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 218 lượng đủ cán bộ với trình độ chuyên môn cao và kỹ năng xử trí tốt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số lượng công tác vận chuyển cấp cứu nội viện với 01 cán bộ chiếm 16,57%, 02 cán bộ chiếm 52,29%, 03 cán bộ chiếm 28,29% và 04 cán bộ chiếm. Tỷ lệ có bác sỹ đi cùng là 61,71%, tỷ lệ có học viên đi cùng là 94,29%, tỷ lệ có bác sỹ và điều dưỡng tham gia vận chuyển là 59,14%. Đa số trường hợp chỉ có học viên tham gia vận chuyển cấp cứu nội viện. So sánh với kết quả nghiên cứu của Brunsveld-Reinders AH (2014) cho thấy trong 503 ca vận chuyển nội viện đến khoa chụp X- Quang tỷ lệ điều dưỡng và bác sỹ là 66%, và tỷ lệ vận chuyển chi với cán bộ khoa cấp cứu là 27%, điều dưỡng khoa cấp cứu và bác sỹ khoa cấp cứu là 3%. Thực tế các trường hợp vận chuyển cấp nội viện cứu đều có những biểu hiện về suy giảm các chỉ số sinh tồn. Số lượng cán bộ tham gia vận chuyển cấp cứu là không đạt so với tiêu chuẩn theo C Waydhas (1999) và BF Mazza quá trình vận chuyển cần có 02 cán bộ y tế hộ tống(5,10). Sự thiếu hụt nguồn nhân lực tại khoa Cấp cứu & chống độc cũng như của bệnh viện hiện đang là vấn đề đã được giám đốc bệnh viện rất qua tâm, tuy nhiên việc bổ sung nhân lực đặc biệt nhân lực có trình độ, kỹ năng thì đòi hỏi cần có thời gian và cần có cơ chế thu hút nhân lực. Việc bố trí nhân lực tham gia vận chuyển cấp cứu nội viện tùy thuộc vào nhu cầu bệnh nhân. Ở những bệnh nhân nhẹ hơn, ít hoặc không phải can thiệp thì không cần thiết đầy đủ cả bác sỹ lẫn điều dưỡng. Theo Brunsveld-Reinders AH, Arbous MS, Kuiper SG, de Jonge E (2014) ở các trường hợp bệnh nhân thở máy hoặc dùng thuốc vận mạch, suy hô thấp và loạn nhịp tim cần 01 bác sỹ và 01 điều dưỡng VCCC [2], Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ không đáp ứng chiếm 5,71% số bệnh nhân. Theo VW Stevenson, CF Haas, and WL Wahl (2002) và DW Chang và cộng sự (2002), thì quá trình vận chuyển cần có điều dưỡng chuyên trách có chứng chỉ cấp cứu nâng cao, và kinh nghiệm ứng phó với các tình huống cấp cứu(4,8). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trình độ điều dưỡng thiếu chuyên môn chiếm tỷ lệ cao. Kết quả cho thấy đại học và sau đại học chiếm 42,43%, cao đẳng và trung cấp chiếm 57,57%. Điều dưỡng được học về cấp cứu cơ bản chiếm 72,73%, điều dưỡng được học về cấp cứu nâng cao chiếm 48,79%, điều dưỡng được học về cách sử dụng thiết bị vận chuyển cấp cứu chiếm 98,86%. Đội vận chuyển đa số là bác sỹ đa khoa và mới tốt nghiệp ra trường chiếm 96,76%, bác sỹ được học lớp cấp cứu cơ bản chiếm 77,31%, bác sỹ được học lớp cấp cứu nâng cao chiếm 37,96%, bác sỹ được học về sử dụng TTB cấp cứu chiếm 97,69%. Theo VW Stevenson, CF Haas and WL Wah bệnh nhân thở máy cần một bác sĩ chuyên khoa hô hấp(8). Nghiên cứu của các tác giả C Waydhas (1999), BB Pope (2003) và nghiên cứu của J. Warren và cộng sự (2004) cho thấy bệnh nhân có tình trạng huyết động không ổn định cần bác sĩ có kinh nghiệm chăm sóc tích cực(6,9,10). Tuy vậy, hiện khoa chưa thực hiện được việc này vì chưa đáp ứng đủ về nhân lực để tham gia vận chuyển bệnh nhân đặc biệt bệnh nhân nặng. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ điều dưỡng được học đầy đủ cấp cứu cơ bản, nâng cao và sử dụng trang thiết bị là 38,86% số ca vận chuyển và bác sỹ được học đầy đủ cấp cứu cơ bản, nâng cao và sử dụng thiết bị y tế chiếm 22,29%. Với kết quả này cho thấy bệnh viện cần đẩy mạnh công tác tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ tham gia vận chuyển cấp cứu, mặt khác cần bổ sung nguồn nhân lực phục vụ công tác vận chuyển cấp cứu nhằm đảm bảo VCCC nội viện tính an toàn cao. Trang thiết bị, thuốc Ở những bệnh nhân suy giảm các chỉ số sinh tồn thì TTB trong quá trình vận chuyển đóng vai Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 219 trò quan trọng trong việc duy trì tình trạng ổn định các chỉ số sinh tồn ở bệnh nhân. Đảm bảo được các TTB là đảm bảo được tính mạng và sự phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Do vậy, việc tổ chức, xây dựng kế hoạch và sử dụng tốt các TTB trong quá trình vận chuyển cấp cứu đóng vai trò hết sức quan trọng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ các thiết bị sử dụng trong các ca vận chuyển như sau: Canuyn 28,57%, ống nội khí quản 60,57%, Mask thở oxy 71,71%, máy hút đờm dãi 22,29%, máy thở di động để vận chuyển 6,57%, bình oxy và dây dẫn 91,14%, bóng ambu tự phồng (có túi chứa oxy là 78%, máy đo độ bãi hòa oxy trong máu SPO2 là 91,43%, máy truyền dịch là 31,43%, máy tiêm là 34%, Catheter tĩnh mạch 55,14%; Ống nghe 59,14%; máy đo huyết áp 8,29%, túi cấp cứu 88,57%. Thực tế thì mỗi ca vận chuyển cấp cứu có những biểu hiện suy giảm chức năng sống là khác nhau và nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau. Do vậy đòi hỏi những TTB riêng biệt. Điều quan trọng là các vật dụng kèm theo không thừa, không thiếu. Điều kiện tối thiểu là bệnh nhân cần được chăm sóc với tiêu chuẩn giống như tại khoa Cấp cứu & chống độc(4). Theo C Waydhas và cộng sự (1999) việc mang quá nhiều thiết bị không cần thiết có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh bởi vì nhiều hơn không đồng nghĩa với tốt hơn nếu các thiết bị này xảy ra sự cố khiến cho nhân viên y tế xao nhãng người bệnh(10). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy danh mục TTB là đạt (tức là TTB vận chuyển tương ứng với thiết bị tại giường bệnh) với tỷ lệ là 85,14%, trong khi tỷ lệ không đạt còn chiếm tớ 14,86%. Thực tế tại bệnh viện, nghiên cứu định tính cũng chỉ ra sự thiếu hụt về trang thiết bị cho đội vận chuyển cấp cứu nội viện. Sự thiếu hụt TTB có nhiều nguyên nhân như hỏng hỏng, quá tải bệnh nhân và các thiết bị không phù hợp với mỗi bệnh nhân. Bệnh viện Nhi Trung ương cần có các phương án và dự báo về tình hình bệnh tật, qua đó có kế hoạch mua sắm các TTB phù hợp phục vụ công tác vận chuyển là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, nghiên cứu định tính cho thấy mặc dù bệnh viện đã có các xe đẩy/ giường đẩy phục vụ bệnh nhân cấp cứu, tuy vậy xe đẩy/giường đẩy hiện nay là không phù hợp với thiết kế các khoa phòng trong khuân viên bệnh viện. Do có nhiều dãy nhà khác nhau, việc vận chuyển bệnh nhân ngoài trời đòi hỏi phải có sự che mưa, che nắng và chắn gió. Với khoảng cách vận chuyển có khi lên đến 2km (tính cả lượt đi lượt về), việc đầy tư các xe điện chuyên dụng trong việc vận chuyển nội viện bệnh nhân là hết sức quan trọng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Nghiên cứu cho thấy thực trạng nhân lực, trang thiết bị tại bệnh viện còn chưa đáp ứng được nhu cầu công tác vận chuyển cấp cứu nội viện. Trong đó số lượng và trình độ qua kết quả cho thấy: Số lượng: Đội vận chuyển có từ 2 cán bộ chiếm 83,43%, có bác sỹ đi cùng 61,71%, điều dưỡng đi cùng 94,29%, có cả bác sỹ và điều dưỡng 59,14%, đạt về số cán bộ theo sức khỏe người bệnh 94,29%. Trình độ: ĐD có trình độ đại học, sau đại học chiếm 42,43%; ĐD được học cấp cứu cơ bản 72,73%, ĐD được học cấp cứu nâng cao 48,79%, ĐD được học về sử dụng TTB chiếm 98,86%. Bác sỹ chủ yếu là bác sỹ đa khoa đại học với 96,76%, bác sỹ được học cấp cứu cơ bản chiếm 22,69%, bác sỹ học cấp cứu nâng cao 37,96%. Tỷ lệ được học đầy đủ cấp cứu cơ bản, nâng cao và sử dụng TTB ở ĐD là 22,29%, Bác sỹ là 38,86%. TTB vận chuyển: Tỷ lệ đạt danh mục thiết bị (tương đương với giường bệnh) là 85,14%. Bệnh viện cần đảm bảo nhân lực tham gia vận chuyển cấp cứu được đào tạo cấp cứu cơ bản, nâng cao và sử dụng thành thạo TTB vận chuyển. Cần có chính sách thu hút cán bộ tham gia thực hiện công tác vận chuyển cấp cứu, cần có đủ các bác sỹ có chuyên môn tham gia vào các ca vận chuyển bệnh nhân nặng. Bên cạnh đó, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 220 bệnh viện cần bổ sung mua sắm TTB, phương tiện đầy đủ cho công tác vận chuyển cấp cứu nội viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beckmann U, Gillies DM., Berenholtz SM, Wu AW and Pronovost P (2004), “Incidents relating to the intra-hospital transfer of critically ill patients. An analysis of the reports submitted to the Australian Incident Monitoring Study in Intensive Care,” Intensive Care Med., vol. 30, no. 8, pp. 1579– 1585. 2. Braxton CC, Reilly PM and Schwab CW (2000), “The traveling intensive care unit patient. Road trips,” Surg. Clin. North Am, vol. 80, no. 3, pp. 949–956. 3. Brunsveld-Reinders H, Arbous MS, Kuiper SG and de Jonge E (2015), “A comprehensive method to develop a checklist to increase safety of intra-hospital transport of critically ill patients,” Crit. Care Lond. Engl, vol. 19, p. 214. 4. Chang DW and American Association for Respiratory Care (AARC) (2002), “AARC Clinical Practice Guideline: in-hospital transport of the mechanically ventilated patient--2002 revision & update,” Respir. Care, vol. 47, no. 6, pp. 721–723. 5. Mazza F et al (2008), “Safety in intrahospital transportation: evaluation of respiratory and hemodynamic parameters. A prospective cohort study,” Sao Paulo Med. J. Rev. Paul. Med, vol. 126, no. 6, pp. 319–322. 6. Pope BB (2003), “Provide safe passage for patients,” Nurs. Manag (Harrow), vol. 34, no. 9, pp. 41–46. 7. Rice DH, Kotti G and Beninati W (2008), “Clinical review: critical care transport and austere critical care,” Crit. Care Lond. Engl, vol. 12, no. 2, p. 207. 8. Stevenson VW, Haas CF and Wahl WL (2002), “Intrahospital transport of the adult mechanically ventilated patient,” Respir. Care Clin. N. Am, vol. 8, no. 1, pp. 1–35. 9. Warren J, Fromm RE, Orr RA, Rotello LC, Horst HM. and American College of Critical Care Medicine (2004), “Guidelines for the inter- and intrahospital transport of critically ill patients,” Crit. Care Med, vol. 32, no. 1, pp. 256–262. 10. Waydhas C (1999), “Intrahospital transport of critically ill patients,” Crit. Care Lond. Engl, vol. 3, no. 5, pp. R83-89. Ngày nhận bài báo: 10/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_nhan_luc_trang_thiet_bi_phuc_vu_cong_tac_van_chuy.pdf
Tài liệu liên quan