Thực trạng mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan tại Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018

Tài liệu Thực trạng mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan tại Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 141 THỰC TRẠNG MỔ LẤY THAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH NĂM 2018 Phạm Thị Bé Lan*, Đoàn Thị Thùy Dương**, Lâm Vĩnh Niên*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sinh mổ đang là một phương pháp khá phổ biến, tìm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho thai phụ. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sinh mổ và một số yếu tố liên quan tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018. Phương pháp: Mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 310 bà mẹ sau sinh tại thành phố Trà Vinh. Kết quả: Tỷ lệ mổ lấy thai là 53,6%. Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ sinh mổ như: tuổi (OR=2,3, 95%CI: 1,1 - 4,8), dân tộc (OR=1,8, 95%CI: 1,03 - 3,03) và số con hiện tại (OR=2,1 , 95%CI: 1,3 - 3,5). Kết luận: Tỉ lệ mổ lấy thai còn tương đối cao. Cần có thêm nghiên cứu về tính phù hợp của chỉ định mổ lấy thai trên các đối tượng sản phụ này để có thể đưa ra giải pháp cải thiện thực trạng này. Từ khó...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan tại Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 141 THỰC TRẠNG MỔ LẤY THAI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH NĂM 2018 Phạm Thị Bé Lan*, Đoàn Thị Thùy Dương**, Lâm Vĩnh Niên*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sinh mổ đang là một phương pháp khá phổ biến, tìm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho thai phụ. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sinh mổ và một số yếu tố liên quan tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018. Phương pháp: Mô tả cắt ngang với cỡ mẫu 310 bà mẹ sau sinh tại thành phố Trà Vinh. Kết quả: Tỷ lệ mổ lấy thai là 53,6%. Yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ sinh mổ như: tuổi (OR=2,3, 95%CI: 1,1 - 4,8), dân tộc (OR=1,8, 95%CI: 1,03 - 3,03) và số con hiện tại (OR=2,1 , 95%CI: 1,3 - 3,5). Kết luận: Tỉ lệ mổ lấy thai còn tương đối cao. Cần có thêm nghiên cứu về tính phù hợp của chỉ định mổ lấy thai trên các đối tượng sản phụ này để có thể đưa ra giải pháp cải thiện thực trạng này. Từ khóa: sinh mổ, chỉ định mổ lấy thai ABSTRACT SITUATION OF CESAREAN SECTION AND SOME RELATED FACTORS IN TRA VINH CITY, TRA VINH PROVINCE IN 2018 Pham Thi Be Lan, Doan Thi Thuy Duong, Lam Vinh Nien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 141 - 146 Rationale: Caesarean section is a common method, find hidden risk of danger to pregnant women. Objectives: To determine the rate of caesarean section and related factors in Tra Vinh city, Tra Vinh province in 2018. Methods: A cross-sectional description was used of 310 postpartum mothers in Tra Vinh City. Results: Caesarean section rate was 53.6%. Relevant factors were statistically significant with cesarean section rate (OR = 2.3, 95% CI: 1.1 - 4.8), ethnicity (OR = 1.8, 95% CI: 1.03 - 3.03) and the number of children present (OR = 2.1, 95% CI: 1.3-3.5). Conclusion: The rate of caeserean section is relatively high. More research on the appropriateness of caesarean section for these women should be done to improve this situation. Keywords: Caesarean section, indications for caesarean section ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc thai kỳ tốt, đánh giá, tiên lượng, theo dõi và hỗ trợ tốt cho cuộc sinh nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và trẻ là nhiệm vụ quan trọng và cao cả của ngành y tế nói chung và các cán bộ y tế hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng. Hiện nay có 2 phương pháp sinh, gồm sinh qua ngã âm đạo có can thiệp hay không can thiệp của người thực hiện đỡ sinh, hoặc sinh mổ. Khi có những trở ngại trong thời gian chuyển dạ, để đảm bảo quá trình sinh an toàn, thầy thuốc phải dùng đến phương pháp mổ lấy thai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mổ lấy thai thường chỉ xảy ra trong khoảng từ 5% đến 15% tổng số các trường hợp sinh. Mổ lấy thai *Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh, **Trường Đại học Y tế Công cộng, ***Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS TS BS. Lâm Vĩnh Niên ĐT: 0988846972 Email: nien@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 142 có thể ngăn ngừa bệnh tật và tử vong cho mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy lợi ích của mổ lấy thai khi không có chỉ định sản khoa đúng đắn(12). Trong thời gian gần đây, tỷ lệ mổ lấy thai đã tăng một cách nhanh chóng, cũng theo ước tính của WHO, tỷ lệ này lên đến 46% ở Trung Quốc, 35,6% ở Việt Nam, khoảng 25% ở nhiều nước châu Á, châu Mỹ Latinh và các châu lục khác(9). Theo Đặng Thị Hà, tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở 2, tỷ lệ mổ lấy thai năm 2010 là 43,2%(3). Số liệu về mổ lấy thai của Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh cho thấy tỷ lệ này tăng dần theo từng năm. Cụ thể năm 2014 tỷ lệ mổ lấy thai là 48,01%; 2015 là 52,47%; 2016 là 56,6% và năm 2017 là tỷ lệ mổ lấy thai 61,5%(1). Tỷ lệ mổ lấy thai cao hiện nay, vượt quá khuyến nghị của WHO là nguy cơ cao cho cả mẹ và con. Với mục đích tìm hiểu sâu về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ mổ lấy thai tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018. Xác định một số yếu tố liên quan đến mổ lấy thai tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các phụ nữ sinh con trong thời gian từ tháng 01/01/2018 đến tháng 01/04/2018 tại thành phố Trà Vinh. Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang có phân tích. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu toàn bộ. Tiêu chuẩn chọn mẫu Phụ nữ sinh con trong khoảng từ tháng 01/01/2018 đến tháng 01/04/2018, đang sinh sống trên địa bàn nghiên cứu, bao gồm cả trường hợp có hoặc không có đăng ký hộ khẩu tạm trú, tạm vắng. Biến số nghiên cứu Biến phụ thuộc Tình trạng sinh mổ. Biến độc lập gồm Tuổi; dân tộc; tôn giáo; trình độ học vấn; nghề nghiệp; tình trạng kinh tế gia đình; Số con hiện tại; tình trạng sống chung với bố mẹ; thời điểm trẻ được sinh ra; lo lắng trong quá trình mang thai; giới tính của con; giới tính của con theo mong muốn. Phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 phân tích thống kê mô tả để mô tả tình trạng sinh mổ. Xác định mối liên quan giữa hai biến được đo lường thông qua kiểm định tỷ lệ với mức ý nghĩa p<0,05; sau đó sử dụng mô hình hồi quy đa biến logistic với phương pháp Backward với mức ý nghĩa p<0,05 để kiểm soát nhiễu giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Kiểm định Hosmer and Lemeshow được sử dụng để xác định mức độ phù hợp của mô hình. KẾT QUẢ Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Tổng số có 310 phụ nữ sau sinh đủ tiêu chí đã tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 28,79%. Đa số đối tượng là dân tộc Kinh (75,2%), dân tộc Khmer là 22,9%. Có 61,6% phụ nữ tham gia nghiên cứu không theo tôn giáo nào, còn lại 35,8% có theo tôn giáo và tôn giáo chủ yếu là phật giáo. Về trình độ học vấn, trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ là 41,0%, tiểu học/trung học cơ sở 32,6%, đối tượng có trình độ dưới tiểu học chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 1%. Nghề nghiệp, Trong nghiên cứu nghề nghiệp nội trợ chiếm tỷ lệ (31%) cao hơn so với công nhân viên chức (22,9%) và nông dân chiếm tỷ lệ thấp (6,1%). Đối tượng có kinh tế trung bình chiếm tỷ lệ cao (52,9%), kinh tế khá chiếm 32,9%; kinh tế tốt 9,0% và kinh tế khó khăn chiếm tỷ lệ thấp (5,2%). Có 50,6% phụ nữ sinh con đầu tiên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 143 chiếm tỷ lệ cao so với phụ nữ sinh con từ thứ 2 (43,9%) và sinh từ con thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ thấp (5,5%) (Bảng 1). Một số yếu tố liên quan đến sinh mổ ở phụ nữ sau sinh tại thành phố Trà Vinh năm 2018 Qua kết quả cho thấy những đối tượng dân tộc kinh có nguy cơ sinh mổ cao gấp 1,9 lần so với những đối tượng khác (Khmer, Chăm, Hoa) (95% CI:1,1 - 3,2) và những đối tượng sinh lần đầu cũng có nguy cơ sinh mổ cao gấp 1,9 lần so với những đối tượng sinh từ lần thứ 2 trở lên (95% CI: 1,2 - 2,9) (Bảng 2). Bảng 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu NỘI DUNG KẾT QUẢ n % Tuổi <25 tuổi 75 24,2 25 - 35 tuổi 194 62,6 > 35 tuổi 41 13,2 Dân tộc Kinh 233 75,2 Khmer 71 22,9 Khác 6 1,9 Tôn giáo Phật giáo 111 35,8 Thiên Chúa giáo 6 1,9 Cao đài 2 0,6 Không theo tôn giáo 191 61,6 Trình độ học vấn Không biết chữ 3 1,0 Tiểu học/trung học cơ sở 101 32,6 Trung học phổ thông 127 41,0 Trung cấp, cao đẳng 30 9,7 Đại học, sau đại học 49 15,8 Nghề nghiệp Nông dân 19 6,1 Nội trợ 96 31,0 Buôn bán 60 19,4 Công nhân viên chức 71 22,9 Công nhân phổ thông 64 20,6 Tình trạng kinh tế gia đình Khó khăn 16 5,2 Trung bình 164 52,9 Khá 102 32,9 Tốt 28 9,0 Số con hiện tại Đầu tiên 157 50,6 Thứ 2 136 43,9 Thứ 3 trở lên 17 5,5 Bảng 2. Một số yếu tố liên quan đến sinh mổ ở phụ nữ sau sinh tại thành phố Trà Vinh năm 2018 ĐẶC ĐIỂM Sinh mổ OR 95% CI p Có (n = 166) Không (n= 144) n % n % Tuổi > 35 tuổi 27 65,9 14 34,1 1,8 0,9 - 3,6 0,09 ≤ 35 tuổi 139 52,7 130 47,3 1 - - Dân tộc Kinh 134 57,5 99 42,5 1,9 1,1 - 3,2 0,02 Dân tộc khác 32 41,6 45 58,4 1 - - Tôn giáo Không tôn giáo 106 55,5 85 44,5 1,2 0,8 - 1,9 0,4 Có tôn giáo 60 50,4 59 49,6 1 - - Trình độ học vấn ≥ Trung học phổ thông 116 56 91 44 1,4 0,8 - 2,2 0,2 < Trung học phổ thông 50 48,5 53 51,5 1 - - Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 144 ĐẶC ĐIỂM Sinh mổ OR 95% CI p Có (n = 166) Không (n= 144) n % n % Nghề nghiệp Toàn thời gian 74 55,2 60 44,8 1,1 0,7 - 1,8 0,6 Bán thời gian 92 52,3 84 47,7 1 - - Tình trạng kinh tế gia đình Khá hoặc tốt 71 56,8 54 43,2 1,2 0,8 - 2,0 0,4 Trung bình, khó khăn 95 51,4 90 48,6 1 - - Số con hiện tại Đầu tiên 96 61,1 61 38,9 1,9 1,2 - 2,9 0,007 Thứ 2 trở lên 70 45,8 83 54,2 1 - - Tình trạng sống chung với bố mẹ Có 41 56,9 31 43,1 1,2 0,7 - 2,0 0,5 Không 125 52,5 113 47,5 1 - - Thời điểm trẻ được sinh ra Sinh non tháng, sinh già tháng 11 61,1 7 38,9 1,4 0,5 - 3,7 0,5 Sinh đủ tháng 155 53,1 137 46,9 1 - - Lo lắng trong quá trình mang thai Không 60 59,4 41 40,6 1,4 0,9 - 2,3 0,2 Có 106 50,7 103 49,3 1 - - Giới tính của con Con trai 103 58,2 74 41,8 1,5 1,0 - 2,4 0,06 Con gái 63 47,4 70 52,6 1 - - Giới tính của con theo mong muốn Không 33 54,1 28 45,9 1,03 0,6 - 1,8 0,9 Có 133 53,4 116 46,6 1 - - Mô hình hồi quy đa biến Bảng 3: Mô hình hồi quy đa biến Yếu tố trong mô hình OR hiệu chỉnh 95% CI Mức ý nghĩa (p) Tuổi - > 35 tuổi - ≤ 35 tuổi 2,3 1 1,1 - 4,8 - 0,03 - Dân tộc - Kinh - Dân tộc khác 1,8 1 1,03 - 3,03 - 0,04 - Số con hiện tại - Đầu tiên - Thứ 2 trở lên 2,1 1 1,3 - 3,5 - 0,002 - 1): Nhóm so sánh Biến phụ thuộc là tình trạng sinh mổ của đối tượng. Kiểm định tính phù hợp của mô hình (Hosmer and Lemeshow Test):χ2= 3,0; df=7,0; p=0,9 Kết quả phân tích đa biến trong mô hình cho thấy ở những đối tượng trên 35 tuổi có nguy cơ sinh mổ cao gấp 2,3 lần so với những đối tượng dưới hoặc bằng 35 tuổi (OR=2,3, 95%CI: 1,1 - 4,8). Bên cạnh đó, những đối tượng dân tộc Kinh có nguy cơ sinh mổ cao gấp 1,8 lần so với những đối tượng khác, chủ yếu là dân tộc Khmer (OR=1,8, 95%CI: 1,03 - 3,03). Ngoài ra, những đối tượng sinh lần đầu cũng có nguy cơ sinh mổ cao gấp 2,1 lần so với những đối tượng sinh từ lần thứ 2 trở lên (OR=2,1 , 95%CI: 1,3 - 3,5). BÀN LUẬN Tỷ lệ mổ lấy thai tại thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh năm 2018 Ngày nay, cùng với việc y học hiện đại phát triển thì càng nhiều sản phụ lựa chọn cho mình hình thức mổ lấy thai để tránh cơn đau khi chuyển dạ, hay “chọn giờ đẹp” cho con. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều cảnh báo về việc ‘xin được’ đẻ mổ này. Trong đó tỷ lệ mổ lấy thai tại TP Trà Vinh là 53,6% cao hơn tỷ lệ sinh thường 46,4%. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Tiền thực hiện tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh tỷ lệ này là 61,5%(5). Tỷ lệ này cao hơn khi so với các nghiên cứu khác như Nguyễn Thị Bình (2012) là 45,1%(6), theo Nguyễn Thị Huệ (2013) là 50,4%(7) và theo Lê Ngọc Thuận Ngân (2013) là 47,72%(4). So với các nghiên cứu được thực hiện trên thế giới tỷ lệ mổ lấy thai được thực hiện tương đối thấp theo thống kê của WHO chỉ từ 5% đến 15%. Tỷ lệ mổ lấy thai tại Thành phố Trà Vinh tương đối cao nguyên nhân có thể từ phía sản phụ và thai nhi hoặc từ gia đình sản phụ. Nguyên nhân từ phía sản phụ chủ yếu âm đạo có sẹo do phẫu thuật tạo hình, rách và khâu trong những lần sanh trước, có vật cản trở ở đường sinh dục của mẹ ,... Nguyên nhân từ con Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 145 có thể do ngôi thai bất thường, suy thai, dị tật bẩm sinh,hoặc bà mẹ nhiễm HIV có nguy cơ lây cho con. Mặc khác một số nguyên nhân đến từ gia đình sản phụ muốn cuộc thai diễn ra nhanh chóng và giảm đau đớn sản phụ thường muốn cho thai phụ được sinh mổ. Chính vì một số lý do trên mà tỷ lệ sinh mổ tại địa phương tương đối cao. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ sinh mổ tại Thành phố Trà Vinh năm 2018 Kết quả phân tích đa biến trong mô hình cho thấy ở những đối tượng trên 35 tuổi có nguy cơ sinh mổ cao gấp 2,3 lần so với những đối tượng dưới hoặc bằng 35 tuổi (aOR=2,3, 95%CI: 1,1 - 4,8). So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm tỷ lệ phụ nữ > 35 tuổi có nguy cơ mổ lấy thai cao gấp 5 lần phụ nữ < 35 tuổi(8). Đối tượng có tuổi ngoài độ tuổi được sinh nở theo khuyến cáo có nhiều nguy cơ phụ nữ có thai ở độ tuổi trên 35 sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh con. Quá trình chuyển dạ thường kéo dài và tình trạng chảy máu nhiều hơn. Hơn nữa thời gian phục hồi sau sinh cũng lâu hơn. Ngoài ra, tỷ lệ sinh mổ là rất cao, có khoảng 50% phụ nữ mang thai ở độ tuổi trên 40 phải đẻ mổ để bắt lấy thai. Yếu tố liên quan giữa tỷ lệ sinh mổ và yếu tố dân tộc trong đó ở dân tộc Kinh có tỉ lệ sinh mổ cao gấp 1,8 lần so với những đối tượng khác chủ yếu là dân tộc Khmer (aOR=1,8; 95%CI: 1,03 - 3,03). Đây là đặc điểm đặc biệt của đề tài so với đối tượng nghiên cứu của các tác giả khác như: Nghiên cứu của Võ Thị Hồng (2014) tỷ lệ sản phụ là người dân tộc Kinh nhiều nhất chiếm 98,15%(11). Theo Cao Thanh Tùng (2013) sản phụ dân tộc Kinh là 81,5%(2). Kết quả của chúng tôi chênh lệch so với các nghiên cứu trên do nghiên cứu này được thực hiện tại tỉnh Trà Vinh, là một trong những tỉnh thuộc khu vực Tây Nam bộ có đông đồng bào dân tộc thiểu số như dân tộc Khmer. Yếu tố liên quan giữa tỷ lệ sinh mổ và số lần sinh con của sản phụ trong đó những đối tượng sinh lần đầu cũng có nguy cơ sinh mổ cao gấp 2,1 lần so với những đối tượng sinh từ lần thứ 2 trở lên (aOR=2,1; 95%CI: 1,3 - 3,5). Tương đồng khi so sánh với nghiên cứu của tác giả Phạm Bá Nha nghiên cứu tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2008, tỷ lệ sinh mổ là 36,7%, trong đó sinh mổ ở thai phụ con so chiếm 52,1% tổng số sinh mổ(10). Tỷ lệ sản phụ sinh con so cao hơn sản phụ sinh con rạ trong nhiều nghiên cứu, có thể do sự khác biệt về dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở và tuyến trên hay tuyến chuyên khoa. Tâm lý sản phụ mang thai lần đầu lo lắng hơn sản phụ đã từng sinh con và đặt ra yêu cầu được chăm sóc sức khỏe tốt nhất, nên xu hướng thường đến tuyến tỉnh như Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh sử dụng các loại kỹ thuật nhanh chóng như phương pháp sinh mổ. KẾT LUẬN Phương pháp sinh mổ được áp dụng với tỉ lệ khá cao, chiếm 53,6% số ca sinh tại thành phố Trà Vinh. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ sinh mổ bao gồm nhóm tuổi (OR=2,3, 95%CI: 1,1 - 4,8), dân tộc (OR=1,8, 95%CI: 1,03 - 3,03) và số con hiện tại (OR=2,1, 95%CI: 1,3 - 3,5). Cần có thêm nghiên cứu về tính phù hợp của chỉ định mổ lấy thai trên các đối tượng sản phụ này để có thể đưa ra giải pháp cải thiện thực trạng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh (2017). Báo cáo tổng kết giai đoạn 2014 - 2017 Trà Vinh. Trà Vinh. 2. Cao Thanh Tùng (2014)."Ảnh hưởng của thiểu ối lên kết cục sinh ở thai ≥37 tuần". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(1):pp.52-57. 3. Đặng Thị Hà (2010)."Tình hình mổ lấy thai tại Bệnh viện đại học y dược cơ sở 2". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4):pp.153-159. 4. Lê Ngọc Thuận Ngân (2013). Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ (Từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2013). Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 5. Lê Thanh Tiền (2017). "Đánh giá thực trạng mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh năm 2017". Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. 6. Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Đức Hinh, Nguyễn Việt Hùng (2013). "Nhận xét tình hình mổ lấy thai tại Bệnh viện Đa khoa Trung uơng Thái Nguyên 6 tháng đầu năm 2012". Tạp chí y học thực hành, 893 (11):pp.144 - 146. 7. Nguyễn Thị Huệ, Phạm Phước Vinh, Trương Thanh Thanh, Châu Hữu Hầu (2014)."Khảo sát tình hình mổ lấy thai tại Bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 146 viện Nhật Tân năm 2013". Kỷ yếu hội nghị khoa học 10/2014 - Bệnh viện An Giang, pp.22-29. 8. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2007). "Thực trạng mổ lấy thai và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mới sinh con tại quận Hoàn Kiếm và huyện Gia Lâm Hà Nội - năm 2007". Luận văn thạc sỹ, Đại học Y tế công cộng. 9. Pisake L, Laopaiboon M, Gülmezoglu AM, Souza JP, Taneepanichskul S, et al (2010). "Method of delivery and pregnancy outcomes in Asia: the WHO global survey on maternal and perinatal health 2007–08". The Lancet, 375(9713):pp.450-499. 10. Phạm Bá Nha (2008). "Nghiên cứu về chỉ định mổ lấy thai tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2008". Tạp chí Y học Việt Nam, 2:pp.14-18. 11. Võ Thị Hồng (2014). "Nghiên cứu tình hình mổ lấy thai tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ". Luận văn chuyên khoa cấp II. 12. WHO (2015)."WHO Statement on Caesarean Section Rates". Human Reproduction Programme. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_mo_lay_thai_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_tai_thanh.pdf
Tài liệu liên quan