Tài liệu Thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tiền mãn kinh khám tại Bệnh viện 30-4 Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 181
THỰC TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH KHÁM TẠI BỆNH VIỆN 30-4
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Xuân Trường*, Ngô Thanh Hữu**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề thường gặp và trở thành vấn đề đáng lo ngại cho
sức khỏe, đặt biệt là phụ nữ tiền mãn kinh.
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ Hội chứng chuyển hóa và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tiền mãn kinh đến khám tại
bệnh viện 30-4 TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang trên đối tượng phụ nữ tiền mãn kinh ở độ tuổi 45-55, có rối
loạn kinh nguyệt. Hội chứng chuyển hóa được xác định qua chỉ số khối cơ thể, tỉ lệ vòng eo/ vòng mông, kết quả
xét nghiệm máu.
Kết quả: Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa là 22,4%. Nhóm tuổi ≥50 tuổi, thừa cân béo phì theo BMI, tỉ lệ vòng
eo/vòng mông là những yếu tố có liên quan với hội chứng chuyển hóa.
Kết luận: Phụ nữ tiền mãn kinh kh...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng mắc hội chứng chuyển hóa và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ tiền mãn kinh khám tại Bệnh viện 30-4 Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 181
THỰC TRẠNG MẮC HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH KHÁM TẠI BỆNH VIỆN 30-4
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lê Xuân Trường*, Ngô Thanh Hữu**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng chuyển hóa là một trong những vấn đề thường gặp và trở thành vấn đề đáng lo ngại cho
sức khỏe, đặt biệt là phụ nữ tiền mãn kinh.
Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ Hội chứng chuyển hóa và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tiền mãn kinh đến khám tại
bệnh viện 30-4 TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang trên đối tượng phụ nữ tiền mãn kinh ở độ tuổi 45-55, có rối
loạn kinh nguyệt. Hội chứng chuyển hóa được xác định qua chỉ số khối cơ thể, tỉ lệ vòng eo/ vòng mông, kết quả
xét nghiệm máu.
Kết quả: Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa là 22,4%. Nhóm tuổi ≥50 tuổi, thừa cân béo phì theo BMI, tỉ lệ vòng
eo/vòng mông là những yếu tố có liên quan với hội chứng chuyển hóa.
Kết luận: Phụ nữ tiền mãn kinh khi thừa cân béo phì thì có nhiều nguy cơ có hội chứng chuyển hóa.
Từ khóa: hội chứng chuyển hóa, tiền mãn kinh
ABSTRACT
THE REALITY OF METABOLIC SYNDROME AND SOME FACTORS RELATING TO
PREMENOPAUSAL WOMEN AT THE 30-4 HOSPITAL – HO CHI MINH CITY
Le Xuan Truong, Ngo Thanh Huu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 181 - 186
Introduction: Metabolic syndrome is one of the common problems and becomes a matter of concern for
health, especially relating to premenopausal women.
Objectives: Surveying the rate of metabolic syndrome and factors relating to premenopausal women at the
30-4 hospital HCMC.
Methods: Descriptive cross-sectional study on premenopausal women aged 45-55 who have menstrual
disorders. Metabolic syndrome is defined by body mass index, the ratio of waist circumference/round ass and blood
test results.
Results: The rate of metabolic syndrome is 22.4%. At over 50 year-old age group, overweight and obesity
according to BMI and ratio of waist circumference/round ass are the factors associated with metabolic syndrome.
Conclusions: Premenopausal women who suffer from overweight and obesity are at a high risk of metabolic
syndrome.
Keywords: Metabolic syndrome, premenopause.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tật và lão hóa là hai quá trình không
thể tránh khỏi trong đời sống con người, tiền
mãn kinh là dấu hiệu báo động chuẩn bị bước
vào giai đoạn lão hóa của phụ nữ, một hiện
* Đại học Y Dược TP. HCM, ** Bệnh viện 30/4
Tác giả liên lạc: PGS. TS. BS. Lê Xuân Trường ĐT: 01269872057 Email: lxtruong1957@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 182
tượng sinh lý xảy ra ở phụ nữ 45 đến 55 tuổi, với
biểu hiện ngưng hoàn toàn và vĩnh viễn các chảy
máu trong chu kỳ kinh nguyệt(3). Sự chuyển tiếp
từ thời kỳ tiền mãn kinh sang mãn kinh làm xuất
hiện nhiều dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa
như béo trung tâm, chuyển hóa lipid có tính sinh
vữa (tăng triglycerid, tăng lipoproten tỉ trọng
thấp, giảm lipoprotein tỉ trọng cao), tăng glucose
máu và tăng insulin máu(1,15). Đặc điểm sinh lý
thời kỳ tiền mãn kinh như: thiếu hụt estrogen,
độ nhạy cảm insulin giảm, tăng trọng, giảm hoạt
động thể chất góp phần làm tăng nguy cơ rối
loạn lipid máu và rối loạn chuyển hóa glucose,
gây rối loạn chức năng mô mỡ dẫn đến tăng
huyết áp và không dung nạp glucose, tất cả gọi
chung là “hội chứng chuyển hóa”(9). Các thành
phần của hội chứng chuyển hóa đều là các yếu
tố nguy cơ tim mạch, do vậy hội chứng này được
dự báo là tăng tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch cũng
như các biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng
người bệnh. Hội chứng chuyển hóa giờ đây
được xem là hội chứng “tiền mạch vành” và
bệnh tim mạch vẫn là nguy cơ hàng đầu gây
bệnh tật và tử vong ở phụ nữ mãn kinh. Nếu
ngăn ngừa kịp thời các yếu tố nguy cơ thì có thể
phòng ngừa tiến triển không những bệnh đái
tháo đường, bệnh tim mạch, mà cả các biến
chứng tim mạch(4). Tại Việt Nam, hội chứng
chuyển hóa là vấn đề sức khoẻ ngày càng phổ
biến trong cộng đồng dân cư, tuy nhiên việc hiểu
biết về hội chứng chuyển hóa và các thành tố
nguy cơ mắc Hội chứng chuyển hóa của người
dân còn yếu. Nhìn chung ở Việt Nam, các
nghiên cứu đa số tập trung vào việc xác định tỉ lệ
mắc Hội chứng chuyển hóa, tỉ lệ xuất hiện các
rối loạn thuộc HCCH và chủ yếu trên những
bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Trong bối
cảnh khi mà HCCH đã trở thành vấn đề thời sự
của y học thì việc khảo sát hội chứng này để tìm
kiếm cách hạn chế mắc bệnh là rất cần thiết.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cắt ngang với đối tượng được
chọn là phụ nữ tiền mãn kinh ở độ tuổi 45-55, có
rối loạn kinh nguyệt dưới dạng: chu kỳ kinh
ngắn lại hoặc thưa ra so với chu kỳ kinh bình
thường của mỗi đối tượng nghiên cứu, bị rong
kinh, rong huyết hay cường kinh(14) đến khám tại
Bệnh viện 30-4 thành phố Hồ Chí Minh, đồng ý
tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại ra là khi phụ
nữ đã phẫu thuật cắt bỏ 2 buồng trứng, tử cung
trước khi mãn kinh; có điều trị thay thế hormon
sinh dục glycocorticoid liều cao và kéo dài; có
bệnh lý ảnh hưởng thành phần lipid máu như:
suy giáp, hội chứng thận hư hoặc có sử dụng
thuốc điều trị rối loạn lipid máu; bị cong, gù hay
vẹo cột sống, có phẫu thuật hút mỡ bụng.
Cỡ mẫu khảo sát được tính theo công thức
ước lượng một tỉ lệ, với hệ số tin cậy 95%, sai số
cho phép 5% và ước lượng p được chọn từ
nghiên cứu của Trương Văn Đạt (2014) tại thành
phố Cà Mau với tỉ lệ rối loạn hội chứng chuyển
hóa là 16,7 %. Cỡ mẫu tối thiểu là 214 người.
Phương pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên hệ thống.
Bảng 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán Hội chứng chuyển hóa
của ATP III (theo NCEP)(11)
Tăng glucose huyết tương
lúc đói >6,1mmol/L (>110mg/dL)
Tăng triglycerid huyết tương >1,7mmol/L (>150mg/dL)
Giảm HDL-cholesterol:
- Nam
- Nữ
<1,0mmol/L (<40mg/dL)
<1,3mmol/L (<50mg/dL)
Tăng huyết áp >130/85mmHg hoặc bắt buộc
phải dùng thuốc hạ áp
Béo phì trung tâm (béo bụng)
- Vòng bụng nam
- Vòng bụng nữ
>102cm
> 88cm
Phương tiện, công cụ
- Phiếu thu thập số liệu, thước dây sai số
0,1cm, thước cây.
- Cân bàn hiệu, sai số 0,1kg.
- Ống nghe, máy đo huyết áp hiệu YAMASU
(Nhật sản xuất).
- Máy sinh hóa tự động AU 680.
- Hóa chất hãng OLYMPUS: glucose, C-T,
triglycerite, HDL-C, LDL-C.
Kỹ thuật thu thập số liệu
Đo chiều cao và cân nặng
Dùng cân bàn đã được hiệu chỉnh với một
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 183
cân chuẩn trước khi sử dụng, sau khi cân 20 lần
phải kiểm tra lại cân. Cân đặt ở vị trí cân bằng.
Đối tượng đứng thẳng, mặt nhìn về phía trước;
chân không mang dép, hai chân chạm nhau và
gót chân sát mặt sau cân, mặc áo quần nhẹ,
không đội mũ và không cầm bất kỳ một vật gì,
kim chỉ trọng lượng đứng yên mới đọc kết quả.
Đo cân nặng chính xác đến 0,1kg (100g) và đo
chiều cao chính xác đến 1cm(12). Đơn vị biểu thị:
cân nặng = kg; chiều cao = m.
Đo vòng eo và vòng mông
Dùng thước dây có đối chiếu với thước đo
kim loại. Đối tượng đứng thẳng, hai chân dang
rộng bằng chiều rộng ngang hai vai. Vòng bụng
được đo ngang qua trung điểm của bờ dưới
xương sườn 12 và mào chậu vào lúc thở ra nhẹ
nhàng, tính bằng cm(4). Đối tượng được đo nới
rộng dây nịt để không tạo một áp lực nào lên
bụng, không được co cơ bụng và phải đặt thước
dây nằm ngang song song mặt đất. Đo vòng
mông ngang qua hai mấu chuyển của xương
đùi. Đo vòng eo và vòng mông chính xác đến
1cm. Đơn vị biểu thị: cm.
Đo huyết áp
Đối tượng được nằm trên giường để đo, đo
huyết áp hai lần cách nhau 3 phút lấy trung bình
cộng. Đơn vị biểu thị tính bằng mmHg. Phương
pháp đo: băng quấn đặt ngang mức tim, mép
băng quấn cách lằn khuỷu 3cm. Bơm túi hơi với
tốc độ 2-4 mm/giây. Sau khi áp lực hơi trong
băng quấn làm mất mạch quay, bơm lên tiếp
30mmHg nữa và sau đó mở van cho áp lực giảm
xuống từ từ (tốc độ 2-4 mm/giây). Huyết áp tâm
thu tương ứng với tiếng đập đầu tiên. Huyết áp
tâm trương tương ứng với tiếng đập biến mất
(hoặc thay đổi tần số). Nếu giữa hai lần đo đầu
tiên chênh lệch >5mmHg thì đo thêm 1- 2 lần
nữa và lấy trị số trung bình(15).
Kỹ thuật lấy mẫu máu: Đối tượng nhịn đói,
lấy máu tĩnh mạch ở tư thế ngồi. Thắt dây thắt
mạch không quá một phút. Lấy khoảng 2 ml
máu, chuyển ngay về phòng XN. Định lượng các
thành tố: glucose, C-T, triglycerid, HDL-C, LDL-
C trên máy sinh hóa tự động AU 680 với thuốc
thử của hãng OLYMPUS.
Kiểm soát sai lệch: Các khảo sát viên tham
gia thu thập số liệu được tập huấn thống nhất
nhau và có làm thử rút kinh nghiệm. Mỗi thông
số chỉ được thu thập bởi 1-2 người chuyên
nghiệp trong suốt quá trình khảo sát. Các dụng
cụ thu thập số liệu được sử dụng theo một loại
thống nhất và đều được chuẩn định trước mỗi
lần thu thập. Trước khi phân tích mẫu đều được
kiểm chuẩn bằng control (nội kiểm) hệ số biến
thiên CV <5%.
Số liệu được xử lý bằng máy vi tính nhờ
phần mềm SPSS 22.0 theo chương trình định sẵn
để tính ra những đặc trưng thống kê như trung
bình cộng ( X ), độ lệch chuẩn (SD), tần số, tỉ lệ
%, tỉ số tỉ lệ (PR).
Đạo đức nghiên cứu
Tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức của
Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội trong
nghiên cứu khoa học.
KẾT QUẢ
Đặc tính mẫu
Tuổi có kinh trung bình của đối tượng
nghiên cứu là 13,8±1,2. Tuổi bắt đầu tiền mãn
kinh có trung bình là 50,7±3,3. Đa số phụ nữ
thuộc nhóm ≥50 tuổi, chiếm tỉ lệ 64%.
Bảng 2: Đặc tính mẫu theo tỉ lệ và phần trăm (%)
(n=214)
Đặc điểm Tần số (%)
Tuổi có kinh (trung bình±độ lệch chuẩn) 13,8±1,2
Tuổi bắt đầu tiền mãn kinh 50,7±3,3
Nhóm tuổi
<50 77 (36)
≥50 137 (64)
BMI (kg/m
2
) (trung bình±độ lệch chuẩn) 22,2±1,75
Tỉ số vòng eo/vòng mông
(trung bình±độ lệch chuẩn)
0,82±0,03
Phân loại BMI
Gầy 1 (0,5)
Bình thường 160 (75)
Tăng cân 41 (19)
Béo phì độ I, II 12 (5,5)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 184
BMI
Kết quả khảo sát: về giá trị trung bình của
BMI= 22,24±1,75 kg/m²; vòng eo= 76,24±5,75 cm;
tỉ số VE/VM= 0,829±0,03. Phần lớn phụ nữ có
BMI ở mức bình thường, chiếm tỉ lệ 75%.
77,6
22,4
Có 22,4%
Không 77,6%
Biểu đồ 1: Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa
24,3
67,2
44,3
24,7
15,4
0
10
20
30
40
50
60
70
Tăng GLU Tăng TG Giảm HDL Tăng HA Béo bụng
Biểu đồ 2: Tỉ lệ rối loạn các thành tố cấu thành Hội
chứng chuyển hóa.
Tỉ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa là 22,4%.
Trong đó, rối loạn do tăng triglycerit chiếm tỉ lệ
cao nhất với 67,2%, do béo bụng chiếm tỉ lệ thấp
nhất với 15,4%.
Bảng 3: Mối liên quan giữa đặc tính mẫu với hội
chứng chuyển hóa
Mắc HCCH PR
(KTC 95%) Có n (%) Không n (%)
Nhóm tuổi
≥ 50 tuổi 35 (25,5) 102 (74,5) 1,68
(1,57 – 1,70) < 50 tuổi 13 (16,9) 64 (83,1)
Thường ăn cá
Không 24 (44,4) 30 (55,6) 2,93
(0,11-0,44) Có 24 (15,0) 136 (85,0)
Tăng huyết áp
Có 19 (82,6) 4 (17,4) 26,53
(8,41 – 83,66) Không 29 (15,2) 162 (84,8)
Tăng cân béo phì theo BMI
Có 7 (58,3) 5 (41,7) 5,5
(1,66-18,2) Không 41 (20,3) 161 (79,7)
Béo phì trung tâm (VE/VM)
Có 33 (64,7) 18 (35,3) 18,08
(8,27-39,54) Không 15 (9,2) 148 (90,8)
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi, thường ăn cá,
tăng huyết áp. Tăng cân béo phì theo BMI và béo
phì trng tâm với tình trạng có mắc Hội chứng
chuyển hóa.
BÀN LUẬN
Đặc tính mẫu
Kết quả từ bảng 2 cho thấy tuổi bắt đầu có
kinh trung bình, tuổi bắt đầu tiền mãn kinh
trung bình của đối tượng nghiên cứu là phù
hợp với sinh lý bình thường. Theo nhiều
nghiên cứu hiện nay tuổi mãn kinh trung bình
là 48-52 tuổi. Các dấu hiệu của tiền mãn kinh
có thể xảy ra trước đó từ 2-5 năm(13). Các chỉ số
về BMI, tỉ số vòng eo/vòng mông có thể phản
ánh phần nào xu hướng béo phì và béo phì
dạng nam đang có xu hướng phát triển ở phụ
nữ tiền mãn kinh. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Trung Kiên, phụ nữ mãn kinh tại Cần
Thơ có số đo trung bình của BMI, vòng eo và tỉ
số VE/VM lần lượt là 21,4±3,59kg/m²;
75,1±10,69cm; 0,85±0,102(7). Như vậy kết quả
chúng tôi thu được cũng tương đương, nhưng
chỉ số trung bình BMI và vòng eo/vòng mông
cao hơn, có thể yếu tố xã hội ngày càng phát
triển, công việc hàng ngày của con người càng
thay đổi, có thể ít vận động... Vì vậy theo xu
hướng càng về sau tỉ lệ béo phì càng tăng.
Tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa
Tỉ lệ có Hội chứng chuyển hóa là 22,4%,
được xem là phù hợp và không có nhiều thay
đổi đáng kể ở thời điểm nghiên cứu khi so sánh
với các nghiên cứu khác trong nước: Lê Thị Hợp
và Nguyễn Công Khẩn, Viện Dinh dưỡng Quốc
gia Việt Nam, năm 2008, khảo sát trên 17.213 đối
tượng nghiên cứu từ 25-84 tuổi ở Việt Nam, cho
thấy tỉ lệ Hội chứng chuyển hóa là 13,1%(2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 185
Nghiên cứu của Châu Ngọc Hoa, cho thấy tỉ lệ
Hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ khám tại 2
Bệnh viện Đại Học Y Dược và Nhân dân Gia
Định năm 2005 là 27,8%(1).
Một số yếu tố liên quan đến hội chứng
chuyển hóa
Kết quả khảo sát của chúng tôi, nhóm tuổi
≥50 mắc Hội chứng chuyển hóa chiếm tỉ lệ
25,5%, nhóm <50 tuổi chiếm tỉ lệ 16,9%, thấp hơn
nghiên cứu của Lê Thanh Đức và cộng sự trên
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa
khoa Vĩnh Long, nhóm tuổi <40 mắc Hội chứng
chuyển hóa 33,3%, 40-49 tuổi chiếm 49,1%, nhóm
50-59 tuổi chiếm 55,6%, 60-69 tuổi chiếm 67,1%,
nhóm ≥70 tuổi chiếm 72,2% và có xu hướng tăng
theo tuổi, kết quả này cao hơn kết quả của chúng
tôi nhưng do đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân
đái tháo đường đang nằm điều trị tại bệnh viện
nên tỉ lệ mắc Hội chứng chuyển hóa sẽ cao hơn.
Qua kết quả trên cũng như nhiều kết quả nghiên
cứu khác điều xác định rằng: “xu hướng mắc
Hội chứng chuyển hóa tăng theo quá trình tích
tuổi”. Theo tác giả nước ngoài, chế độ ăn kiểu
Châu Á điển hình với lượng chất béo chỉ chiếm
10-15% tổng số năng lượng của khẩu phần ăn
hằng ngày trong khi lượng carbohydrate lên tới
60% tổng năng lượng sẽ gây giảm HDL-C và
tăng triglycerit(10). Kết quả của chúng tôi, tỉ lệ
mắc Hội chứng chuyển hóa ở nhóm thường ăn
cá (15%) và không thường ăn cá là (44,4), nhóm
thường ăn thịt có tỉ lệ mắc Hội chứng chuyển
hóa (46%) cao hơn nhóm không thường ăn thịt
(15,2%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Kết quả của chúng tôi gần giống với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Lan(6).
Người có BMI ≥23kg/m² mắc Hội chứng chuyển
hóa chiếm tỉ lệ 58,3%, BMI <23kg/m² chiếm tỉ lệ
20,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. BMI
là chỉ số có độ chính xác rất cao để xác định tình
trạng cân nặng dư thừa. Tình trạng thừa cân, béo
phì là một trong những yếu tố cấu thành Hội
chứng chuyển hóa. Theo các nghiên cứu khác
như: Phạm Văn Sơn, Lê Thị Ánh(8). Một trong
những đặc điểm quan trọng của béo phì là béo
bụng, xảy ra nhiều ở nữ giới trong tuổi mãn
kinh. Béo bụng có nguy cơ cao dễ đi liền với rối
loạn phân bố mỡ cơ thể, mỡ tích tụ trong các
tạng, béo bụng thường dễ dẫn đến các biến
chứng về chuyển hóa như đái tháo đường typ 2,
bệnh gout, bệnh tim, tăng huyết áp, tỉ lệ vòng eo/
vòng mông tăng thì nguy cơ tăng huyết áp càng
cao. Không chỉ về mặt thẩm mỹ, những người
béo vùng bụng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim do
mạch vành và nguy cơ đái tháo đường gấp 2 lần
so với người không béo bụng(12). Khảo sát của
chúng tôi người có tỉ số vòng eo/ vòng mông
bình thường mắc HCCH chiếm tỉ lệ 9,2%, thấp
hơn người có tỉ số vòng eo/ vòng mông cao,
chiếm tỉ lệ 64,7%, có ý nghĩa thống kê với
OR=18,08. Tức người có vòng eo/ vòng mông cao
nguy cơ mắc Hội chứng chuyển hóa gấp 18 lần
người có vòng eo/ vòng mông bình thường. Có
sự tương quan giữa béo phì dạng nam với sự
phân bố mỡ trong phủ tạng, cũng giống như béo
bụng, nó dễ dẫn đến các biến chứng về chuyển
hóa nhất là đái tháo đường. Theo quan điểm của
Hoa Kỳ: vòng eo/ vòng mông gia tăng có giá trị
dịch tễ học nhưng không hữu ích bằng bản thân
vòng eo. Người nữ có vòng eo >88cm sẽ có gia
tăng triglycerid và giảm HDL-C(12).
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy Hội chứng
chuyển hóa ở phụ nữ tiền mãn kinh không có xu
hướng tăng sau nhiều năm, so với các nghiên
cứu trước đây. Những yếu tố được tìm thấy có
liên quan với Hội chứng chuyển hóa ở nhóm
phụ nữ này là nhóm tuổi ≥ 50 tuổi, thừa cân béo
phì theo BMI, tỉ lệ vòng eo/ vòng mông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Ngọc Hoa (2005), “Các yếu tố nguy cơ mạch vành ở phụ nữ
mãn kinh”, Tạp chí Y học Tp. Hồ Chí Minh, tập 9, phụ bản số
1, tr 50-54.
2. Đỗ Quốc Hùng (2010), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh
nhân tăng huyết áp nguyên phát có hội chứng chuyển hóa”, Tạp chí
Y học Việt nam tháng 7-1/2010, tr 26 - 32.
3. Lê Thị Hợp, Lê Bạch Mai và cs (2012), “Thừa cân béo phì và rối
loạn lipid máu của người 25-74 tuổi tại khu vực nội thành thành
phố và nông thôn”, Tạp chí Y học Việt Nam tháng 8-2/2012, tr
106 - 112.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 186
4. Lê Văn An (2009), “Nghiên cứu sự thay đổi lipid huyết thanh ở
phụ nữ mãn kinh tại bệnh viện trường đại học Y Dược Huế”, Tạp
chí y học thực hành, hội nghị khoa học Nội khoa và xạ phẫu
bằng tia gamma, lần thứ I Bộ Y tế, tr 325-331.
5. Mai Thế Trạch (2007), “Mãn kinh”, Nội tiết học đại cương NXB
Y học, tr 329 - 330.
6. Nguyễn Thị Phương Lan (2011), “Nghiên cứu rối loạn lipid máu
ở phụ nữ từ 45 tuổi trở lên tại huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh”,
Đại học Y Huế.
7. Nguyễn Trung Kiên (2007), “Nghiên cứu một số chỉ số sinh học
và mối tương quan giữa các chỉ số này ở phụ nữ mãn kinh Cần
Thơ”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
8. Phạm Văn Sơn (2004), “Khảo sát các đặc điểm rối loạn lipid,
lipoprotein máu ở phụ nữ tuổi mãn kinh có tăng huyết áp”, Luận
văn thạc sĩ nội khoa, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
9. Phù Thị Hoa (2005), “Nghiên cứu nồng độ estradiol và một số chỉ
số lipid máu ở phụ nữ mãn kinh khám sức khỏe tại bệnh viện trường
Đại học Y khoa Huế”, Đại học Y khoa Huế.
10. Tạ Văn Bình (2004), “Ảnh hưởng của thói quen ăn uống và tình
trạng hoạt động thể lực đến rối loạn chuyển hóa đường”, Kỷ yếu
toàn văn các đề tài khoa học, hội nghị khoa học toàn quốc
chuyên ngành Nội Tiết và chuyển hóa, lần thứ hai, tr 361- 369.
11. Tan CE (2004), “Can we apply the National Cholesterol Education
program adult treatment Panel Definition of the Metabolic syndrome
to Asians”, Diabetes case, 27, pg 1182-1186.
12. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Hải Thủy (2008), “Béo phì”, Giáo
trình sau đại học chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, tr 304-
312
13. Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên (2011), “Giá trị ngưỡng
vòng bụng để chẩn đoán hội chứng chuyển hóa tại thành phố Huế”,
Tạp chí Y học Việt Nam tháng 9, tr 168-173.
14. Trần Thị Minh Châu (2008), “Mãn kinh, sản phụ khoa tập 2 Đại
học y Dược thành phố Hồ Chí Minh”, NXB y học.
15. Trần Văn Huy (2008), “Nghiên cứu về sự khác biệt giữa các thành
phần lipid máu ở người có hội chứng chuyển hóa tại Khánh Hòa”,
Tạp chí Y học Việt nam tháng 3-1/2008, tr 51 - 56.
16. Trương Văn Đạt (2014), “Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở
phụ nữ tiền mãn kinh tại thành phố Cà mau năm 2013-2014”,
Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
Ngày nhận bài báo: 18/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_mac_hoi_chung_chuyen_hoa_va_mot_so_yeu_to_lien_qu.pdf