Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Tài liệu Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015 44 Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Research about the state and knowledge about reproduction safety of students from Hue University of education TS. Nguyễn Thị Tường Vy Trường Đại Học Sư phạm Huế Ph.D. Nguyen Thi Tuong Vy Hue Teacher’s Training University Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng phiếu phỏng vấn cho 448 sinh viên (SV) Khoa Hóa học, Toán, Lịch sử và Ngữ văn từ 18 đến 19 tuổi của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế từ tháng 10/2013 đến tháng 4/2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung SV nhận biết được thuật ngữ sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn, hiểu biết về các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sự khác biệt giữa kiến thức nam và nữ có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy trong số 53/448 SV đã quan hệ tình dục có đến 15,09% SV đã sử dụng thuốc uống tránh thai hằng tháng và 26,42% sử...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5(30) - Thaùng 7/2015 44 Thực trạng kiến thức về sức khỏe sinh sản của sinh viên Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Research about the state and knowledge about reproduction safety of students from Hue University of education TS. Nguyễn Thị Tường Vy Trường Đại Học Sư phạm Huế Ph.D. Nguyen Thi Tuong Vy Hue Teacher’s Training University Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng phiếu phỏng vấn cho 448 sinh viên (SV) Khoa Hóa học, Toán, Lịch sử và Ngữ văn từ 18 đến 19 tuổi của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế từ tháng 10/2013 đến tháng 4/2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung SV nhận biết được thuật ngữ sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn, hiểu biết về các biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Sự khác biệt giữa kiến thức nam và nữ có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy trong số 53/448 SV đã quan hệ tình dục có đến 15,09% SV đã sử dụng thuốc uống tránh thai hằng tháng và 26,42% sử dụng viên tránh thai khẩn cấp, 50,95% có sử dụng bao cao su (BCS). Từ khóa: bao cao su, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn, thuốc uống tránh thai, viên tránh thai khẩn cấp Abstract A survey was conducted with 448 students of Chemistry, Mathematics, History and Literature from 18 to 19 years old from Hue University of education from October, 2013 to April, 2014. Results showed that in general students recognized the term of reproductive health, sex safety, knowledge of contraceptive methods and sexually transmitted disease. There seemed to be a statistically significant difference between the knowledge of schoolboys and schoolgirls form. Results also showed that 53 out of 448 students who have sex using oral contraceptives with 15,09%, monthly using emergency contraceptive pills with 26,42% and using condoms with 50,95%. Keywords: condoms, reproductive health, sex safety, oral contraceptives, emergency contraceptive pills 1. Đặt vấn đề Từ những năm của thập niên 70, việc nghiên cứu về vị thành niên đã được tiến hành rộng rãi ở Mỹ vì gia tăng đột biến việc quan hệ tình dục và sinh đẻ trước hôn nhân. Những năm trở lại đây cũng với những lý do tương tự, việc nghiên cứu về vị thành niên cũng được tiến hành ở các quốc gia châu Phi, Mỹ La tinh, châu Á... Tiếp theo các mô hình nghiên cứu này, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tiến hành nghiên cứu các hoạt động tình dục, hậu quả của quan hệ tình dục trước hôn nhân, phá thai, các bệnh lây truyền qua 45 đường tình dục đặc biệt là HIV... (Mensch et al. 2003) [2], (United Nation, 2001)[8]. Mang thai ở vị thành niên là chủ đề của ngày Dân số Thế giới năm 2013. Theo Qũy dân số Liên hợp quốc UNFPA có khoảng hơn 500 triệu trẻ em gái đang sinh sống tại các nước đang phát triển. Trong đó có hàng triệu trẻ em phải lập gia đình, phải mang thai khi còn nhỏ tuổi. Hàng năm trên thế giới có khoảng 16 triệu trẻ em gái từ 15 – 19 tuổi sinh con, chiếm 10% tổng số trẻ em sinh ra trên toàn thế giới. Trong số các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) cứ 20 người mắc bệnh thì có 1 người ở lứa tuổi vị thành niên (VTN) và trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV/AIDS thì có 1/2 là những người dưới tuổi 25. Ở Việt Nam hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS) VTN. Theo thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70% là học sinh, SV. Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình (DS-KHHGĐ), mặc dù tỷ lệ nạo phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng - chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai. Theo các chuyên gia y tế - dân số, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới. Bài báo giới thiệu về thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi SKSS của SV trong độ tuổi vị thành niên muộn đang theo học tại 4 Khoa: Toán học, Hóa học, Sử học và Văn học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, nhằm đề xuất những biện pháp để nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản và mong muốn đáp ứng đúng nhu cầu của SV trong việc cung cấp kiến thức về sức khoẻ sinh sản. 2. Đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu SV năm 1 và năm 2 (18-19 tuổi) của 4 Khoa: Toán học, Hóa học, Ngữ văn và Lịch sử của Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. 2.2. Thời gian Từ tháng 10/2013 đến tháng 4/2014 2.3. Phương pháp nghiên cứu [4] 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Dùng phương pháp nghiên cứu cắt ngang, mô tả. 2.3.2. Cỡ mẫu Được tính theo công thức: n = Z 2 α/2 d pp 2 )1(  Trong đó: n: là số mẫu tối thiểu cần khảo sát p: tần số lý thuyết d: khoảng sai lệch 5%. 2.3.3. Các biến nghiên cứu Đặc điểm đối tượng nghiên cứu; kiến thức, thái độ về SKSS 2.3.4. Thu thập thông tin và xử lý số liệu Phần mềm Access 2010 và EPIDATA, - Dùng Test 2 để tìm hiểu mối tương quan giữa các biến. 2 = Trong đó 2: Biểu thị ý nghĩa thống kê o: Tần số quan sát p: Tần số lý thuyết Phân tích kết quả: + Thống kê mô tả tình hình chung của mẫu + Bảng đồ, biểu đồ để biểu thị + Tính tỷ lệ phần trăm 46 3. Kết quả và biện luận 3.1. Hiểu biết về các thuật ngữ “Sức khỏe sinh sản” và “Tình dục an toàn” Bảng 3.1: Nhận biết thuật ngữ “Sức khỏe sinh sản” và “Tình dục an toàn” Kiến thức Tỷ lệ p Nam Nữ Tổng cộng Nhận biết thuật ngữ về sức khỏe sinh sản Biết 70 (87,5%) 339 (92,12%) 409 (91,29%) 2 (1) = 1,76; p > 0,05 Không biết 10 (12,5%) 29 (7,88%) 39 (8,71%) Nhận biết thuật ngữ về tình dục an toàn Biết 65 (81,25%) 274 (74,46,%) 339 (76,67%) 2(1) = 2,78; p > 0,05 Không biết 15 (18,75%) 94 (25,54%) 109 (24,33%) Nhìn chung, sinh viên (SV) có hiểu biết về thuật ngữ “sức khỏe sinh sản” (SKSS) và “Tình dục an toàn” (TDAT) nhưng tỷ lệ hiểu biết được thuật ngữ SKSS cao hơn. Tuy nhiên có đến 24,33% SV không hiểu biết được thế nào là TDAT. Như vậy, mặc dù khái niệm SKSS là khái niệm mới nhưng đa số SV bước đầu tiếp cận với khái niệm này. 3.2. Hiểu biết về các vấn đề liên quan đến mang thai Bảng 3.2: Tỷ lệ sinh viên có hiểu biết đúng về những vấn đề liên quan đến có thai Kiến thức Nam (n=80) Nữ (n=368) p Hình thức QHTD dẫn đến có thai 73 (91,25%) 362 (98,37%) 2 (1) = 8,90; p < 0,01 Những dấu hiệu khi mang thai 50 (62,5%) 264 (71,74%) 2(1) = 2,68; p > 0,05 Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy, ở cả SV nam và nữ có sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến khả năng mang thai, cũng như các dấu hiệu của việc có thai là cao, ở nữ là 98,91% và 93,75% đối với nam. Qua bảng số liệu, với mức ý nghĩa p<0,01 ta nhận thấy sự hiểu biết về hình thức QHTD dẫn đến có thai ở SV nữ cao hơn SV nam. 3.3. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai Bảng 3.3: Tỷ lệ sinh viên hiểu biết về các biện pháp tránh thai Biện pháp tránh thai Nam (n=80) Nữ (n=368) Tổng cộng (n=448) P QHTD có sử dụng BPTT (n=53) Vòng tránh thai 40 (50%) 288 (78,26%) 328 (73,21%) 2(1)=26,80; p < 0,001 0 47 Biện pháp tránh thai Nam (n=80) Nữ (n=368) Tổng cộng (n=448) P QHTD có sử dụng BPTT (n=53) Hút điều hòa kinh nguyệt 14 (17,5%) 76 (20,65%) 90 (20,09%) 2 (1)=3,79; p > 0,05 0 Thuốc uống tránh thai 53 (66,25%) 310 (84,24%) 363 (81,03%) 2(1)=13,80; p < 0,001 8 (15,09%) Nạo phá thai to 10 (12,5%) 86 (23,37%) 96 (21,43%) 2 (1)=4,61; p < 0,05 0 Viên tránh thai khẩn cấp 31 (38,75%) 201 (57,07%) 232 (51,79%) 2 (1)= 6,63; p < 0,05 14 (26,42%) Bao cao su 67 (83,75%) 332 (90,22%) 399 (89,06%) 2 (1)=2,82; p > 0,05 31 (58,50%) Biện pháp tránh thai khác 31 (38,75%) 148 (40,22%) 179 (39,96%) 2 (1) =0,29; p > 0,05 0 Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ VTN biết chung về các biện pháp tránh thai (BPTT) khá cao. Biết rõ về bao cao su (BCS) là 89,06%, thuốc uống tránh thai là 81,03%, đình sản nam/nữ là 39,96%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm (2003) [6], khi nghiên cứu thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông ở thành phố Huế, VTN biết các BPTT: BCS chiếm 90,4%, thuốc uống chiếm 78,6%, đình sản nam/nữ là 46,6%. Và kết quả này cao hơn so với Nguyễn Quốc Anh (1999) [1] khi phân tích kiến thức, thái độ và thực hành của nam nữ thanh niên 15 - 25 tuổi và người cung cấp dịch vụ về các viện pháp tránh thai ở nông thôn Việt Nam: BCS 81,3%, thuốc uống là 57,7%, đình sản nam/nữ là 69,7%. Tỷ lệ VTN biết từ 1 – 3 BPTT chiếm 45,09%, biết từ 4 – 5 BPTT là 39,06% và 33,04% biết từ 6 – 7 BPTT. Theo kết quả nghiên cứu của Trương Thị Thu Thủy (2011)[7] khi nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi sức khỏe sinh sản học sinh trường trung học cơ sở nội trú huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị chỉ có 0,8% ở mức độ khá tốt (biết từ 4 – 6 BPTT) thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nhưng so với kết quả của Hoàng Thị Tâm (2003) [6] thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. 48 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Vòng tránh thai Hút điều hòa kinh nguyệt Thuốc uống tránh thai Nạo phá thai to Viên tránh thai khẩn cấp BCS Đình sản nam/nữ Tính vòng kinh, xuất tinh ngoài Nam Nữ Đã sử dụng Biểu đồ 3.3: Hiểu biết về các biện pháp tránh thai và mức độ sử dụng các biện pháp tránh thai Địa điểm cung cấp các dịch vụ tránh thai cũng là yếu tố quan trọng, bởi nó cung cấp kịp thời, đầy đủ mọi lúc, mọi nơi, nhờ đó mới có thể tạo cho VTN điều kiện phòng tránh thai và các bệnh LTQĐTD. Tuy nhiên, ở cả SV nam và SV nữ BPTT được biết nhiều nhất là BCS, cụ thể 83,75% đối với nam và 90,22% ở nữ. Trong số 53/448 SV đã QHTD có đến 15,09% SV đã sử dụng thuốc uống tránh thai hằng tháng và 26,42% sử dụng viên tránh thai khẩn cấp, 50,95% có sử dụng BCS. Theo Nguyễn Thành Luân (2010) [5], có 16/102 SV năm thứ nhất và 34/101 SV năm thứ 2 đã QHTD, như vậy so với nghiên cứu này thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Cùng với sự hội nhập quốc tế, Việt Nam chịu ảnh hưởng của các văn hóa phương Tây. Giới trẻ hiện nay chưa được trang bị kỹ càng các kiến thức về SKSS VTN nên nhu cầu tìm kiếm thông tin tăng cao. Do không được hướng dẫn từ người lớn nên có nhiều em có nhiều suy nghĩ lệch lạc, dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến bản thân VTN khi có QHTD quá sớm. Theo kết quả điều tra của bệnh viện Hùng Vương năm 1996 trong số các em có quan hệ tình dục chỉ có 36,8% có sử dụng biện pháp tránh thai. Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm (2003) [6] ở đối tượng học sinh trung học phổ thông ở thành phố Huế, trong số VTN được nghiên cứu có 0,4% đã có QHTD, trong đó có 1 nam và 1 nữ có QHTD khi 17- 18 tuổi không sử dụng BPTT. 3.4. Kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục Kết quả nghiên cứu về bệnh lây truyền qua đường tình dục được trình bày ở bảng 3.4 và 3.5. Đánh giá kiến thức về các bệnh LTQĐTD dựa vào việc kể đúng tên 6 bệnh LTQĐTD phổ biến nhất (HIV/AIDS, lậu, giang mai, herper, trùng roi, Clamadia) và có thể kể tên các bệnh khác. Đặc biệt là các con đường lây nhiễm HIV/AIDS cũng như những biện pháp phòng tránh. 49 Bảng 3.4: Hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục Kiến thức Nam (n=80) Nữ (n=368) P Tổng cộng Nhận biết được tên các bệnh LTQĐTD Đạt khá tốt (biết 4 - 9 bệnh) 41 (51,25%) 234 (63,57%) 2(1) =4,22; p < 0,05 275 (61,38%) Chưa đạt (biết dưới 3 bệnh) 39 (48,75%) 134 (36,41%) 173 (38,62%) Trên thực tế có khoảng hơn 20 loại bệnh LTQĐTD, nhưng hầu hết SV chỉ biết đến nhiều nhất là HIV/AIDS, Lậu, Giang mai, những bệnh còn lại như Viêm gan siêu vi B, sùi mào gà hay hạ cam,.. không được SV đề cập đến. Nhìn chung mức độ hiểu biết về tên các bệnh không cao, thậm chí có tới 5,8% SV cho rằng bệnh viêm khớp là 1 bệnh LTQĐTD. Bảng 3.5: Mức độ hiểu biết về tên các bệnh lây truyền qua đường tình dục Tên bệnh % (n=448) Bệnh Giang mai 309 (68,97%) Bệnh Lậu 297 (66,29%) Herper 59 (13,17%) Trùng roi 45 (10,04%) HIV/AIDS 412 91,96% Bệnh Clamadia 64 (14,29%) Bệnh viêm khớp 26 (5,8%) Hiện nay, HIV/AIDS đang được tuyên truyền rộng khắp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy có đến 91,96% SV biết về căn bệnh này là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn thấp so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2010) [3]. Tỷ lệ SV biết về bệnh Giang mai và Lậu cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Trương Thị Thu Thủy (2011) [7] khi “Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe sinh sản học sinh trường trung học cơ sở dân tộc nội trú huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” với 36,6% biết về bệnh Lậu, 10,4% biết về bệnh Giang mai. Kết quả đó cho thấy, môi trường học tập và rèn luyện có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của VTN về vấn đề SKSS. 50 Giang mai Lậu Heper Trùng roi HIV/AIDS Clamadia Viêm khớp 68.97 66.29 13.17 10.04 91.96 14.29 5.8 Bệnh LTQĐTD Biểu đồ 2: Hiểu biết về tên các bệnh lây truyền qua đường tình dục Từ kết quả nghiên cứu cho thấy công tác tuyên truyền, giáo dục sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn định hướng cho VTN có lối sống lành mạnh. Thực tế, trường Đại học Sư Phạm đã có các Khoa Sinh, Địa lý, Tâm lý giáo dục, Giáo dục chính trị đã đưa môn học giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vào môn học chính, nhằm góp phần hạn chế quan hệ tình dục trước hôn nhân, mang thai ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu khi sử dụng phiếu phỏng vấn trên 448 sinh viên trường Đại học Sư phạm Huế cho thấy: - Có đến 24,33% SV không hiểu biết được thế nào là TDAT. - Ở cả SV nam và nữ có sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến khả năng mang thai, cũng như các dấu hiệu của việc có thai là cao, ở nữ là 98,91% và 93,75% đối với nam (p<0,01). - Tỷ lệ VTN biết chung về BPTT khá cao. Biết rõ về bao cao su (BCS) là 89,06%, thuốc uống tránh thai là 81,03%, đình sản nam/nữ là 39,96% - Tỷ lệ VTN biết từ 1 – 3 BPTT chiếm 45,09%, biết từ 4 – 5 BPTT là 39,06% và 33,04% biết từ 6 – 7 BPTT. - Trong số 53/448 SV đã quan hệ tình dục có đến 15,09% SV đã sử dụng thuốc uống tránh thai hằng tháng và 26,42% sử dụng viên tránh thai khẩn cấp, 50,95% có sử dụng BCS. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Mỹ Hương (1999), “Sức khỏe sinh sản vị thành niên - Khảo sát, đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của thanh thiếu niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản”, Ủy ban quốc gia dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội, tr.8-67. 2. Mensch S.B, H.W, C. & Anh DN (2003), Adolescent In Vietnam: loking beyond reproductive health, Family plainning perspectives, 34(4), 249 - 262. 51 3. Nguyễn Thị Thu Hà (2010), Biện pháp quản lý công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Trường Đại học Sư phạm, tr.22, 38 – 56. 4. Đinh Thanh Huề (2004), “Phương pháp dịch tễ học”, Nxb Y học, tr.66-145. 5. Nguyễn Thành Luân, Trương Phi Hùng (2010), “Khảo sát hành vi tình dục, kiến thức thai sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục của sinh viên Trường Đại học Mở, Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14 (2), tr.32-37. 6. Hoàng Thị Tâm (2003), Nghiên cứu thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thông ở Thành phố Huế, Trường Đại học Y khoa Huế, tr.34-66. 7. Trương Thị Thu Thủy (2011), Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe sinh sản học sinh trường trung học cơ sở nội trú huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Trường Đại học Y dược Huế, tr 23-34. 8. United Nations (2001), World Population Prospects: The 2000 Revision Volumes I and II, New York: United Nations. Ngày nhận bài: 05/5/2015 Biên tập xong: 15/7/2015 Duyệt đăng: 20/7/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf73_0581_2221563.pdf