Thực trạng kết quả học tập của sinh viên cử tuyển tại trường Đại học y dược – Đại học Thái Nguyên

Tài liệu Thực trạng kết quả học tập của sinh viên cử tuyển tại trường Đại học y dược – Đại học Thái Nguyên: Trần Bảo Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 143 - 148 143 THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CỬ TUYỂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Trần Bảo Ngọc*, Lê Ngọc Uyển, Nguyễn Đắc Trung Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng kết quả học tập các sinh viên (SV) cử tuyển đang học tập tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Đối tượng, phương pháp: Mô tả thiết kế cắt ngang kết quả học tập theo thang điểm 4 từ hồ sơ thứ cấp quản lý điểm của các SV cử tuyển đang học tập tại Trường. Kết quả: 444 SV diện cử tuyển đang học tập, tỷ lệ nữ/nam là 1,32/1; bao gồm 21 dân tộc. Kết quả học tập trung bình các năm một đến năm sáu lần lượt là 1,72; 1,85; 2,29; 2,18; 2,57; 2,19. Tỷ lệ học lực giỏi, xuất sắc qua các năm học chiếm tỷ lệ thấp. Điểm tích lũy xếp loại yếu, kém giảm dần qua các năm học. SV nữ, vùng Đông Bắc và nhóm dân tộc Tày, Nùng có điểm số tích lũy cao hơn rõ rệt. Kết luận: Xếp loại học tậ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kết quả học tập của sinh viên cử tuyển tại trường Đại học y dược – Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Bảo Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 143 - 148 143 THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN CỬ TUYỂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Trần Bảo Ngọc*, Lê Ngọc Uyển, Nguyễn Đắc Trung Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng kết quả học tập các sinh viên (SV) cử tuyển đang học tập tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Đối tượng, phương pháp: Mô tả thiết kế cắt ngang kết quả học tập theo thang điểm 4 từ hồ sơ thứ cấp quản lý điểm của các SV cử tuyển đang học tập tại Trường. Kết quả: 444 SV diện cử tuyển đang học tập, tỷ lệ nữ/nam là 1,32/1; bao gồm 21 dân tộc. Kết quả học tập trung bình các năm một đến năm sáu lần lượt là 1,72; 1,85; 2,29; 2,18; 2,57; 2,19. Tỷ lệ học lực giỏi, xuất sắc qua các năm học chiếm tỷ lệ thấp. Điểm tích lũy xếp loại yếu, kém giảm dần qua các năm học. SV nữ, vùng Đông Bắc và nhóm dân tộc Tày, Nùng có điểm số tích lũy cao hơn rõ rệt. Kết luận: Xếp loại học tập SV diện cử tuyển tại Trường Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên không cao, có xu hướng tiến bộ trong các năm học sau. Từ khóa: xếp loại tốt nghiệp, sinh viên diện cử tuyển, Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên ĐẶT VẤN ĐỀ* Cử tuyển là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có hoàn cảnh kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đây là chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, có hiệu quả; đã và đang tạo ra cơ hội học tập bình đẳng cho con em đồng bào dân tộc thiểu số; là điều kiện, cơ hội nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn; bổ sung đội ngũ trí thức, cán bộ có trình độ cho vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [1]. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1544 về Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển [2]. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Y Dược-một trong các cơ sở đào tạo lớn của Đại học Thái Nguyên- đã cung cấp cho xã hội hàng ngàn nhân viên y tế, cung cấp nguồn nhân lực quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Từ năm 1991, thực hiện Nghị định 134/2006 của Chính phủ, Nhà trường đã có thêm trách nhiệm đào tạo * Tel: 0912 232902, Email: ngoctranbao72@gmail.com nhân lực y tế chủ yếu cho khu vực miền núi phía Bắc. Đến nay, qua gần 30 năm thực hiện chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước, hàng ngàn bác sĩ (BS) từ diện đào tạo cử tuyển đã tốt nghiệp, góp một phần không nhỏ cho việc cung cấp nguồn nhân lực y tế cho vùng khó khăn. Tại Hội nghị Hội đồng Hiệu trưởng các trường Y Dược Việt Nam lần thứ XIII ngày 10/10/2014 tại Đại học Y Hà Nội đã nghe báo cáo và tham luận của 4 trường về thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo cử tuyển. Hội đồng thảo luận nhất trí cao với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ở miền núi, vùng sâu và vùng xa, biên giới và hải đảo. Hội đồng khuyến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh và đào tạo như: tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm; xây dựng quy hoạch nhu cầu đào tạo cử tuyển dựa trên đề án việc làm của các địa phương và tập trung đào tạo ở một số trường có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đào tạo cử tuyển [3]. Để có những số liệu khoa học, từ đó có những nghiên cứu sâu hơn trong việc cải thiện kết quả học tập cũng như năng lực nghề nghiệp của các BS cử tuyển chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: Trần Bảo Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 143 - 148 144 Mô tả thực trạng kết quả học tập của sinh viên diện cử tuyển đang theo học tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Số liệu thứ cấp từ phần mềm quản lý điểm học tập của Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Chọn chủ đích các SV diện cử tuyển đang theo học tại Trường tới thời điểm hiện tại (kết thúc học kỳ I năm học 2017-2018). Phương pháp nghiên cứu Mô tả thiết kế cắt ngang tới thời điểm hoàn thiện bảng điểm học kỳ I năm học 2017-2018. Cỡ mẫu: chọn toàn bộ SV diện cử tuyển đang theo học tại trường. Địa điểm: Phòng Công tác học sinh sinh viên, Phòng Đào tạo, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. Thời gian: Tháng 4 năm 2018. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu này hoàn toàn sử dụng số liệu thứ cấp từ sổ sách quản lý nên các thông tin cá nhân hoàn toàn được bảo mật. Các chỉ tiêu nghiên cứu Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: dân tộc, giới tính, địa chỉ thường trú trước khi nhập học. Xếp loại học tập theo thang 4 điểm quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo về đào tạo tín chỉ, chia thành 4 mức độ: Xuất sắc (3,6-4), Giỏi (3,2-3,59), Khá (2,5-3,19), Trung bình (2- 2,49), Yếu (1-1,99) và Kém (dưới 1 điểm). Xác định một số yếu tố liên quan tới xếp loại học tập (giới, dân tộc, địa dư). Xử lý số liệu Các số liệu được nhập và xử lý trong phần mềm SPSS 22.0. Sử dụng test thống kê phù hợp khi xác định một số yếu tố liên quan. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Hiện tại có 444 sinh viên (SV) diện cử tuyển đang theo học, trong đó nữ 253 SV, tỷ lệ nữ/nam là 1,32/1. Phân bố theo vùng địa lý: Đông Bắc bộ 164 SV (36,9%), Tây Bắc bộ 206 SV (46,4%), các tỉnh còn lại 74 SV (16,7%). Phân bố cụ thể SV theo học các năm và tỷ lệ SV theo dân tộc thể hiện bảng 1 và bảng 2. Số lượng SV các năm diện cử tuyển khá tương đồng, tuy nhiên SV cử tuyển năm thứ ba tăng đột biến (130 người) là do các SV này được các địa phương cử đi học khi thực hiện triệt để văn bản hướng dẫn số 4348 ngày 26/8/2015 của Bộ Giáo dục-Đào tạo [4]. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên vẫn còn số ít SV cử tuyển chậm tiến độ tốt nghiệp (hiện còn 18 SV có thời gian đào tạo quá 6 năm). Mặc dù số lượng đào tạo nguồn cử tuyển khá đều đặn ở các năm gần đây, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, chỉ tiêu đào tạo cử tuyển còn chưa đạt yêu cầu, như trong báo cáo của Trần Quốc Kham (2014), tỷ lệ chỉ tiêu cử tuyển bậc đại học của 34 tỉnh được khảo sát mới đạt 91,3% [5]. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Phân bố sinh viên cử tuyển theo khóa đào tạo Khóa đào tạo Số lượng Tỷ lệ % Năm thứ nhất 65 14,6 Năm thứ hai 60 13,5 Năm thứ ba 130 29,3 Năm thứ tư 65 14,6 Năm thứ năm 70 15,8 Năm thứ sáu 36 8,1 Số SV chậm tiến độ tốt nghiệp 18 4,1 Tổng cộng 444 100 Trần Bảo Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 143 - 148 145 Có 21/54 dân tộc anh em là SV cử tuyển đang học tập tại trường, tỷ lệ SV người Kinh chiếm 11,3% (thấp hơn quy định là 15%)). 6 dân tộc thiểu số (Tày, Dao, Mông, Thái, Nùng, Mường) chiếm tỷ lệ cao nhất trong các SV cử tuyển theo học tại trường (364 SV, chiếm 81,9%), điều này phản ánh đúng tính chất vùng miền khi Nhà trường đóng tại địa bàn trung du Đông Bắc bộ. Kết quả này cũng tương tự như báo cáo của Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa thông tin thể thao và du lịch năm 2017 [6]. Đặc biệt bảng 2 cho thấy có 6 SV từ 5 dân tộc thiểu số rất ít người (trong 16 dân tộc) đã được các tỉnh giới thiệu đào tạo và đã tốt nghiệp (Bố Y, Pà Thẻn, Cống, Pu Péo, Ngái) thể hiện sự quan tâm của UBND các tỉnh cũng như sự nỗ lực học tập rất cao của các SV dân tộc rất ít người này. Bảng 3 cung cấp số liệu về kết quả học tập SV cử tuyển, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ SV có học lực yếu, kém có xu hướng giảm dần qua các năm học. Kết quả học tập năm 1, năm 2 kém hơn các năm khác có lẽ do việc chưa thích nghi với môi trường đào tạo đại học của SV nói chung hoặc do kiến thức giảng dạy nhiều hơn so với giai đoạn học phổ thông hoặc do chất lượng “đầu vào” không cao cùng với những đặc điểm “cố hữu” của SV cử tuyển (ngại giao tiếp, tự ti, yếu về các kỹ năng mềm). Do đó chúng tôi đề xuất có những thay đổi về tổ chức lớp học, về phương pháp giảng dạy, về tăng cường hoạt động bổ trợ cho các SV năm đầu nói chung, đặc biệt SV cử tuyển nói riêng. Thực trạng kết quả học tập và một số yếu tố liên quan của đối tượng nghiên cứu Bảng 2. Phân bố sinh viên theo dân tộc Dân tộc Số lượng Tỷ lệ Dân tộc Số lượng Tỷ lệ Tày 101 22,7 Xinh Mun 2 0,5 Mường 74 16,7 Sán Dìu 2 0,5 Mông 58 13,1 Khơ Mú 1 0,2 Dao 52 11,7 Lào 1 0,2 Kinh 50 11,3 Hoa 1 0,2 Thái 50 11,3 Phù Lá 1 0,2 Bố Y 2 0,5 Nùng 29 6,5 Pà Thẻn 1 0,2 Hà Nhì 7 1,6 Pu Péo 1 0,2 Sán Chí 6 1,4 Cống 1 0,2 Giấy 3 0,7 Ngái 1 0,2 Bảng 3. Kết quả học tập theo năm học của đối tượng nghiên cứu Năm học Xuất sắc (SL/tỷ lệ) Giỏi (SL/tỷ lệ) Khá (SL/tỷ lệ) Trung bình (SL/tỷ lệ) Yếu (SL/tỷ lệ) Kém (SL/tỷ lệ) Trung bình (SD) Thứ nhất (444 SV) 0 3 (0,7) 26 (5,9) 99 (22,3) 293 (66,0) 23 (5,2) 1,72 (0,49) Thứ hai (379 SV) 0 6 (1,6) 41 (10,8) 103 (27,2) 212 (55,9) 17 (4,5) 1,86 (0,55) Thứ ba (318 SV) 2 (0,6) 15 (4,7) 90 (28,3) 123 (38,7) 84 (26,4) 4 (1,3) 2,29 (0,54) Thứ tư (189 SV) 0 1 (0,5) 53 (28,0) 67 (35,4) 65 (34,4) 3 (1,6) 2,18 (0,51) Thứ năm (123 SV) 6 (3,3) 5 (17,9) 47 (38,2) 25 (20,3) 23 (18,7) 2 (1,6) 2,57 (0,69) Thứ sáu (54 SV) 0 0 18 (33,3) 17 (31,5) 18 (33,3) 1 (1,9) 2,19 (0,52) Tích lũy (444 SV) 0 7 (1,6) 69 (15,5) 157 (35,4) 205 (46,2) 6 (1,4) 2,03 (0,48) Trần Bảo Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 143 - 148 146 Nếu xét riêng cho từng khóa học (Bảng 4), chúng tôi thấy ngoài SV chậm tốt nghiệp, còn có SV năm 2 K49 có kết quả học tập thấp hơn rõ rệt so với các khóa khác cùng thời điểm (qua phân tích Anova một chiều). Và cũng thấy rõ, kết quả trung bình (KQTB) thấp hơn ở những năm đầu. Rất tiếc, chúng tôi chưa đủ thông tin để có những kết luận về vấn đề này. Theo Nguyễn Thị Thu An (2016) qua nghiên cứu 561 SV năm 1, năm 2 tại Cần Thơ cho biết kiến thức đạt được sau khi học, động cơ học tập, tính chủ động của SV có ảnh hưởng đến kết quả học tập cao hơn nhân tố thuộc về năng lực giảng viên [7]. * Năm 1: 447 SV (Dunnett T3): Khác biệt có ý nghĩa K50 so với K49, chậm TN. K49 khác biệt tất cả (trừ K47, chậm TN). K48 khác biệt với K49, K46, chậm TN. K47 khác biệt K45, chậm TN. K46 khác biệt tất cả (trừ K50 và K45). K45 khác biệt K49, chậm TN. Chậm TN khác biệt tất cả (trừ K49). * Năm 2: 382 SV (LSD): Khác biệt rõ giữa K49 với tất cả các khóa (trừ chậm TN). K48 khác biệt với K49, K45, chậm TN. K47 khác với K49, chậm TN. K46 khác với K49, chậm TN. K45 khác với K49, K48, chậm TN. Chậm TN khác biệt tất cả trừ K49. * Năm 3: 321 SV (Dunnett T3): Khác biệt rõ giữa chậm TN với các khóa (ngoại trừ K47). * Năm 4: 189 SV (Dunnett T3): Khác biệt rõ giữa chậm TN với các khóa. * Năm 5: 123 SV (Dunnett T3): Khác biệt rõ giữa chậm TN với các khóa. * Năm 6: 54 SV: có khác biệt rõ giữa K45 với chậm TN. * Điểm tích lũy: 322 SV (Dunnett T3): Khác biệt rõ giữa chậm TN với các khóa. Khác biệt giữa K48 với các khóa (trừ K47). Khác biệt giữa K46 với các khóa (trừ K45). Ghi chú: “-”: chưa có số liệu học tập. Bảng 5 cho thấy, một số yếu tố liên quan có ý nghĩa với kết quả học tập cao hơn là SV nữ, SV vùng Đông Bắc bộ, dân tộc Tày. Kết quả học tập ở SV nữ cao hơn SV nam thể hiện sự siêng năng, cần cù, ít bị cuốn hút những hoạt động không có ích như các SV nam cũng tương tự như nghiên cứu của của Nguyễn Thị Thu An (2016) tại Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ [7], Nguyễn Thùy Dung (2017) tại Trường Đại học Lâm nghiệp [8]. Khi so sánh cặp đôi với nhóm dân tộc, chúng tôi thấy có sự khác biệt về học tập ở những SV dân tộc thiểu số có dân số đông (Tày, Nùng, Dao) khi so sánh với các dân tộc ít người khác (Mông, Thái), do đó các SV vùng Đông Bắc (vốn nhiều người Tày, Nùng hơn) cao hơn có ý nghĩa với vùng Tây Bắc (nhiều người Mông, Thái hơn). Đặc biệt quan tâm khi có 5/6 SV dân tộc rất ít người đang có điểm tích lũy < 2 (nguy cơ cảnh báo học vụ và/hoặc chậm tốt nghiệp lớn). Bảng 4. Kết quả học tập từng năm xét theo khóa học Khóa SL KQTB năm 1 (SD) KQTB năm 2 (SD) KQTB năm 3 (SD) KQTB năm 4 (SD) KQTB năm 5 (SD) KQTB năm 6 (SD) KQTB tích lũy (SD) Y1K50 65 1,82 (0,57) - - - - - - Y2K49 60 1,43 (0,46) 1,44 (0,54) - - - - - Y3K48 130 1,73 (0,48) 1,89 (0,47) 2,33 (0,57) - - - 2,08 (0,35) Y4K47 65 1,66 (0,48) 1,96 (0,52) 2,18 (0,48) 2,13 (0,56) - - 2,13 (0,35) Y5K46 70 1,93 (0,38) 2,02 (0,59) 2,38 (0,56) 2,29 (0,47) 2,67 (0,73) - 2,35 (0,38) Y6K45 36 1,86 (0,35) 2,09 (0,57) 2,39 (0,49) 2,31 (0,39) 2,72 (0,56) 2,41 (0,43) 2,37 (0,35) Chậm TN 18 1,24 (0,28) 1,42 (0,37) 1,96 (0,22) 1,69 (0,30) 1,89 (0,29) 1,77 (0,41) 1,96 (0,11) Điểm trung bình (SD) 1,72 (0,49) 1,85 (0,56) 2,29 (0,54) 2,18 (0,51) 2,57 (0,69) 2,20 (0,52) 2,17 (0,37) Trần Bảo Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 143 - 148 147 Bảng 5. Liên quan một số yếu tố với điểm tích lũy Yếu tố Điểm tích lũy Tổng số p < 2 (SL/tỷ lệ) ≥ 2 (SL/tỷ lệ) Giới Nam 130 (68,1) 61 (31,9) 191 < 0,0001 Nữ 81 (32,0) 172 (68,0) 253 Vùng địa lý Đông Bắc 63 (38,4) 101 (61,6) 164 < 0,002 Tây Bắc 102 (49,5) 104 (50,5) 206 Còn lại 46 (62,2) 28 (37,8) 74 Dân tộc Kinh 22 (44,0) 28 (56,0) 50 < 0,001 Tày 31 (30,7) 70 (69,3) 101 Dao 26 (50,0) 26 (50,0) 52 Nùng 11 (37,9) 18 (62,1) 29 Mông 39 (67,2) 19 (32,8) 58 Mường 35 (47,3) 39 (52,7) 74 Thái 32 (64,0) 18 (36,0) 50 Còn lại 15 (50,0) 15 (50,0) 30 Từ những số liệu thứ cấp tại các phòng chức năng, chúng tôi đã cố gắng đưa ra bức tranh thực trạng xếp loại tốt nghiệp của các SV cử tuyển trong 5 năm gần đây và đã rút ra một số yếu tố liên quan. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của nghiên cứu này là tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục bằng các nghiên cứu định tính, theo dõi dọc dài hơn, đây cũng là chủ đề trong các công bố tương lai của nhóm nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng chưa nhiều kinh nghiệm với các vấn đề giáo dục nên số liệu về học lực trước khi nhập học, đặc điểm tâm lý của SV cử tuyển không đầy đủ thông tin cũng như không có nhóm chứng phù hợp là SV chính quy cùng đối tượng nghiên cứu để có những phân tích và bàn luận sâu hơn. Những hạn chế này, chúng tôi xin khắc phục trong những nghiên cứu kế tiếp. KẾT LUẬN 444 SV cử tuyển đang theo học, với 21 dân tộc có kết quả học tập chưa cao, tuy nhiên, có xu hướng tiến bộ trong các năm học sau: kết quả học tập trung bình các năm một đến năm sáu lần lượt là 1,72; 1,85; 2,29; 2,18; 2,57; 2,19. Điểm tích lũy xếp loại yếu, kém giảm dần qua các năm học. Một số yếu tố liên quan kết quả học tập tích lũy khá là: SV nữ, vùng Đông Bắc và dân tộc Tày, Nùng. KIẾN NGHỊ Nhóm nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng này và đề xuất các giải pháp can thiệp và sẽ công bố trong tương lai. LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả gửi lời cảm ơn tới chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, mã số B2017-TNA-46 của Đại học Thái Nguyên và các phòng chức năng Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên đã cung cấp số liệu cho nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hội đồng dân tộc (Cổng thông tin điện tử Hội đồng dân tộc ngày 11/11/2011), “Báo cáo số 79 về Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách tuyển sinh, đào tạo và sử dụng cán bộ theo hình thức cử tuyển tại Kỳ họp Quốc hội khóa XIII”. 2. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 1544 ngày 14/11/2007 về Phê duyệt "Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây nguyên theo chế độ cử tuyển". 3. Bộ Y tế (Cổng thông tin điện tử, ngày 10/10/2014), “Hội nghị Hội đồng Hiệu trưởng các trường Y Dược Việt Nam lần thứ XIII tại Trường Đại học Y Hà Nội”. 4. Bộ Giáo dục-Đào tạo (2015), Văn bản số 4348 ngày 26/8/2015 về việc đào tạo nhân lực trình độ ĐH, Ths của các địa phương thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. 5. Trần Quốc Kham, Đinh Hồng Dương (2014), “Đánh giá kết quả đà tạo cử tuyển nhân lực y tế tại 34 tỉnh (2007-2011)”, Tạp chí Y Dược học quân sự, số 9, tr. 39-45. Trần Bảo Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 143 - 148 148 6. Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa thông tin thể thao và du lịch (Cổng thông tin điện tử của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch-Vụ Đào tạo ngày 16/11/2017), “Hiệu quả đào tạo hệ cử tuyển đối với nguồn nhân lực ở vùng đồng bằng dân tộc thiểu số”. 7. Nguyễn Thị Thu An, Nguyễn Thị Ngọc Thứ, Đinh Thị Kiều Oanh và cs (2016), “Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập sinh viên năm I-II Trường Đại học Kỹ thuật-Công nghệ Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 46, tr. 82- 89. 8. Nguyễn Thùy Dung, Hoàng Thị Kim Oanh, Lê Đình Hải (2017), “Thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đạo học Lâm nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, tháng 10/2017, tr. 134-141. ABSTRACT THE RESULTS OF STUDYING AMONG SELECTED STUDENTS AT THAI NGUYEN UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY Tran Bao Ngoc * , Le Ngoc Uyen, Nguyen Dac Trung University of Medicine and Pharmacy - TNU Objectives: To describe the results of studying among selected students studying at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy. Materials and methods: A cross- sectional study with the results of studying on a scale of 4.0 (GPA) from secondary records from all selected students studying at the University. Results: There are 444 selected students studying at the University, with the rate of female/male: 1.32/1, including 21 ethnic groups. The average results of studying from the first to sixth year are: 1.72; 1.85; 2.29; 2.18; 2.57; 2.19, respectively. The rate of very good and excellent students through the year is low. The cumulative grade points are weak and below average reduce over the school years. Female students from the North-East and Tay, Nung ethnic groups have significant higher cumulative scores. Conclusion: Ranking the results of studying among selected students at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy is not high and tends to progress in the following years. Key words: Ranking graduation, selected students, Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy Ngày nhận bài: 13/11/2018; Ngày hoàn thiện: 26/12/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 * Tel: 0912 232902, Email: ngoctranbao72@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf60_90_1_pb_4106_2124484.pdf
Tài liệu liên quan