Tài liệu Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La - Đỗ Thị Thu Hiền: TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 73 - 81
73
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Đỗ Thị Thu Hiền1, Lò Quỳnh Nhung1, Đinh Mạnh Tƣờng2
1Trường Đại học Tây Bắc
2Công an tỉnh Sơn La
Tóm tắt: Mục đích của bài viết nhằm đánh giá đúng thực trạng huy động các nguồn vốn cho phát triển
Kinh tế - Xã hội (KT - XH) giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La, trên cơ sở đó đề xuất một vài giải pháp gắn
với thực tiễn nhằm thu hút nguồn vốn huy động cho Tỉnh trong giai đoạn tới. Trong đó, huy động vốn đầu tư
phát triển KT - XH tỉnh Sơn La được phản ánh qua chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư lớn (trên 65 nghìn tỷ đồng)
nhưng cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý (lĩnh vực du lịch và phát triển khoa học công nghệ chưa được đầu tư thỏa
đáng). Tác giả nhấn mạnh các yếu tố nội tại của tỉnh Sơn La (chính sách thu hút vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, lợi
thế so sánh, thủ tục hành chính, nhận thức cấp lãnh đạo, chất lượng nguồn nhân lực...) là...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng huy động vốn cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La - Đỗ Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC
Khoa học Xã hội, Số 9 (6/2017) tr. 73 - 81
73
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
Đỗ Thị Thu Hiền1, Lò Quỳnh Nhung1, Đinh Mạnh Tƣờng2
1Trường Đại học Tây Bắc
2Công an tỉnh Sơn La
Tóm tắt: Mục đích của bài viết nhằm đánh giá đúng thực trạng huy động các nguồn vốn cho phát triển
Kinh tế - Xã hội (KT - XH) giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La, trên cơ sở đó đề xuất một vài giải pháp gắn
với thực tiễn nhằm thu hút nguồn vốn huy động cho Tỉnh trong giai đoạn tới. Trong đó, huy động vốn đầu tư
phát triển KT - XH tỉnh Sơn La được phản ánh qua chỉ tiêu khối lượng vốn đầu tư lớn (trên 65 nghìn tỷ đồng)
nhưng cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý (lĩnh vực du lịch và phát triển khoa học công nghệ chưa được đầu tư thỏa
đáng). Tác giả nhấn mạnh các yếu tố nội tại của tỉnh Sơn La (chính sách thu hút vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, lợi
thế so sánh, thủ tục hành chính, nhận thức cấp lãnh đạo, chất lượng nguồn nhân lực...) là yếu tố ảnh hưởng then
chốt đến huy động vốn cho phát triển KT - XH.
Từ khóa: Nguồn vốn huy động, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La, thu hút vốn đầu tư.
1. Đặt vấn đề
Theo “Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư 2011 - 2015”, “cho đến nay tỉnh Sơn La đã cấp
chứng nhận đầu tư và chấp thuận 199 dự án đầu tư vốn trong nước, tổng vốn đăng kí 25.767 tỷ
đồng”[1]. Bên cạnh đó, Sơn La có 09 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với “tổng mức
vốn đăng ký đầu tư trên 148 triệu USD”[1]. Tỉnh Sơn La đưa ra danh mục các “dự án kêu gọi
đầu tư vào địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020, sẽ có 18 dự án nằm trong các lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ khu du lịch và đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị”[1]. Bên cạnh những
kết quả đạt được đó, việc huy động các nguồn vốn đầu tư vào tỉnh Sơn La còn chưa tương xứng
với tiềm năng, thế mạnh của địa phương xuất phát từ các yếu tố nội tại. Vì Sơn La cần có những
giải pháp phù hợp cho sự phát triển nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2016 - 2020.
2. Nội dung
2.1. Các hoạt động hỗ trợ huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
Tỉnh Sơn La đã có những bước tiến về cải thiện thứ hạng PCI trong những năm gần đây.
Năm 2014, Sơn La xếp thứ 49/63 tỉnh thành trong cả nước. Đến năm 2015 năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh của Sơn La đã tăng 5 bậc so với năm trước, đứng thứ 44 cả nước và vượt qua
thứ hạng trung bình lên tốp khá của cả nước.
Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, Sơn La đã vượt lên đứng thứ 5 trong tốp đầu của 14
tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Kết quả trên là do trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã
có nhiều đổi mới trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào tỉnh đạt gần 15 nghìn
tỷ đồng. Cụ thể:
Ngày nhận bài: 6/9/2016. Ngày nhận đăng: 15/6/2017
Liên lạc: Đỗ Thị Thu Hiền, e - mail: thuhienktqd@gmail.com
74
Hình 1. So sánh chỉ số PCI của tỉnh Sơn La trong vùng miền núi phía Bắc
Nguồn:
Bảng 1. Bảng tổng hợp các chỉ số của tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Gia nhập thị trường 7,97 8,55 6,1 8,29 8,34
Tiếp cận đất đai 7,02 6,74 6,39 5,53 6,28
Tính minh bạch 4,58 6,91 5,18 5,23 5,86
Chi phí thời gian 5,71 4,28 5,21 5,88 6,35
Chi phí không chính thức 5,45 6,85 5,71 5,01 5
Tính năng động 5,05 5,27 4,26 3,79 4,61
Hỗ trợ doanh nghiệp 5,57 4,71 6,1 5,89 6,59
Đào tạo lao động 4,52 5,21 4,8 5,44 4,71
Thiết chế pháp lý 5,27 3,89 5,26 5,48 5,51
Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A 4,76 5,36 4,71
PCI 54,32 58,99 53,86 55,28 57,21
Nguồn:
75
Những chỉ số trên cho thấy Sơn La đã thực sự có môi trường kinh doanh tốt. “Chính
quyền Tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; thời gian, thủ tục
hành chính nhanh chóng; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao. Đây là tiền
đề cơ sở để tỉnh Sơn La thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đó là phấn
đấu đưa Sơn La trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc”[4].
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tập trung vào xây dựng và triển khai Đề án thực hiện thí
điểm Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm của các sở,
ban, ngành, UBND các huyện, thành phố giai đoạn 2014 - 2016. Triển khai thực hiện thí điểm
về cải cách hành chính đối với 05 đơn vị. Đến nay, đã có 17/17 sở, ngành, 11/12 huyện, thành
phố, 198/204 xã, phường, thị trấn thực hiện tốt cơ chế một cửa và một cửa liên thông trong
giải quyết TTHC cho các tổ chức, công dân.
Cải cách mạnh mẽ TTHC tỉnh Sơn La, đặc biệt là các TTHC trong lĩnh vực đầu tư, xây
dựng, đất đai, thuế, trong đó tập trung: “Đơn giản hóa các TTHC nhằm loại bỏ các TTHC
rườm rà, phức tạp, khó thực hiện” [2]. Hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư kinh doanh; “Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận đăng ký
doanh nghiệp qua mạng điện tử; qua đó, từ ngày 25/6/2015, tổ chức và cá nhân có nhu cầu đăng
ký doanh nghiệp có thể truy cập vào hệ thống tại địa chỉ
vào bất kỳ thời điểm nào để thực hiện việc đăng ký” [2]; về đăng ký doanh nghiệp: “giảm số
ngày đăng ký mới từ 5 ngày xuống còn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
theo quy định” [2]; về thuế: “Thời gian kê khai nộp thuế không quá 121,5 giờ/năm” [2]; từ
ngày 01/8/2015, Sở Xây dựng thực hiện giảm thời gian thực hiện các TTHC thuộc thẩm
quyền giải quyết của Sở Xây dựng: “đối với lĩnh vực xây dựng, quy hoạch xây dựng, nhà
ở và công sở cơ bản giảm (90 ngày xuống còn 60 ngày; 45 ngày xuống còn 30 ngày; 30
ngày xuống còn 15 ngày; 20 ngày xuống còn 10 ngày; 15 ngày xuống còn 10 ngày; 10
ngày xuống còn 7 ngày làm việc)” [2].
“Trong giai đoạn 2010 - 2015 công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị
trường, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp được Sở Công thương tỉnh Sơn La
triển khai tích cực: Trong năm 2015, Sở đã tổ chức được 09 hội chợ tại 07 huyện, thành phố
(Hội chợ Xuân 2015 tại Thành phố, Hội chợ Thương mại - Du lịch Mộc Châu, Hội Chợ Nông
nghiệp - Thương mại vùng Tây Bắc tại thành phố; tổ chức 4 hội chợ thương mại vùng cao
biên giới (xã Phiêng Khoài huyện Yên Châu; xã Chiềng Khương và thị trấn Sốp Cộp, huyện
Sông Mã) và “Đưa hàng Việt về vùng lòng hồ Sông Đà” huyện Mường La. Các cuộc hội chợ
được tổ chức là cơ hội cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong tỉnh mở rộng, tìm
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ, hợp tác đầu tư liên doanh, liên kết phát
triển sản xuất kinh doanh...và là nơi trưng bày giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá các sản
phẩm hàng hóa dịch vụ của tỉnh Sơn La [5]. Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm được
tăng cường với nhiều hình thức, nội dung phong phú trên các phương tiện truyền thanh,
truyền hình và báo chí như: Triển khai bình chọn “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
năm 2015 tỉnh Sơn La”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”... Đoàn công tác của
Tỉnh và một số doanh nghiệp sang làm việc với tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng nhằm tăng
cường mối quan hệ hợp tác kinh tế, tìm hiểu thị trường và xúc tiến hợp tác đầu tư, thương mại
giữa các doanh nghiệp Sơn La và hai tỉnh bạn.
76
Các hoạt động hỗ trợ huy động vốn nêu trên đã giúp Sơn La có nền tảng và lợi thế so
sánh trong vùng Tây Bắc về huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội.
2.2. Kết quả huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La
giai đoạn 2011 - 2015
Các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La trong thời gian qua đã góp phần nâng
cao trình độ sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng giá trị hàng hoá trên một
đơn vị diện tích, cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước xoá
đói giảm nghèo cho đồng bào trong tỉnh, đặc biệt nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên
thị trường trong và ngoài nước, góp phần vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
2.2.1. Số lượng vốn huy động
“Tính đến cuối năm 2015, tỉnh Sơn La đã cấp chứng nhận đầu tư và chấp thuận 199 dự
án đầu tư vốn trong nước, tổng vốn đăng kí 25.767 tỷ đồng” [1]. Cụ thể:
- Lĩnh vực nông lâm nghiệp: 32 dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư là 2.716 tỷ đồng tập
trung chủ yếu vào các lĩnh vực như trồng chè, rau hoa chất lượng cao, cao su, chăn nuôi bò sữa,
bò thịt, lợn thương phẩm, chế biến các sản phẩm như: Chè chất lượng cao, cà phê xuất khẩu, tre
công nghiệp, tinh bột sắn, sữa tiệt trùng.
- Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: 137 dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư là 21.454 tỷ
đồng, tập trung chủ yếu ở các dự án xây dựng thủy điện vừa và nhỏ, các dự án khai thác khoảng
sản, các dự án sản xuất vật liệu xây dựng thông thường.
- Lĩnh vực thương mại - du lịch - dịch vụ: 30 dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư là 1.597 tỷ
đồng, tập trung chủ yếu ở các dự án thuộc lĩnh vực du lịch - vui chơi giải trí. Vốn thực hiện chủ
yếu tập trung cho các dự án đã hoàn thành và các dự án đang triển khai gồm: Dự án thủy điện vừa
và nhỏ, dự án khai thác vật liệu xây dựng, dự án xi măng lò quay Mai Sơn và một số dự án lĩnh
vực trồng trọt chăn nuôi, du lịch dịch vụ.
Bảng 2. Tình hình huy động vốn đầu tƣ cho phát triển KT - XH của tỉnh Sơn La
giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu/Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Tổng 10.214 12.429 14.518 13.117 15.008
1. NSNN và vốn TPCP 3.718 3.991,7 4.125 4.312,1 4.903,2
2. Vốn tín dụng đầu tư 1.891,5 2.007,2 2.147 2.318,9 2.206,4
3. Vốn dân cư và doanh nghiệp 2.118,2 2.527,5 3.018 3.994 4.806,3
4. Vốn các Bộ, ngành Trung ương 895 1.017 1.287,2 1.219,6 1.182,4
5. Nguồn vốn khác 1.591,3 2.885,6 3.940,8 1.272,4 1.909,7
Ghi chú: NSNN- Ngân sách nhà nước; TPCP- Trái phiếu chính phủ
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT - XH tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
77
Số liệu Bảng 1, cho thấy: Tình hình huy động vốn cho phát triển KT - XH trên địa bàn
tỉnh Sơn La liên tục tăng qua các năm, nguồn vốn NSNN và vốn TPCP luôn chiếm tỷ trọng
cao nhất trong cơ cấu vốn (33% - 36%), bằng 64,2% kế hoạch. Trong đó, các nguồn ngân
sách nhà nước chi đầu tư phát triển đạt 1.169,3 tỷ đồng, bằng 54% kế hoạch (vốn bổ sung cân
đối đạt 314,7 tỷ đồng, bằng 79,7% kế hoạch; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương
đạt 304,3 tỷ đồng, bằng 56% kế hoạch; vốn các chương trình mục tiêu quốc gia đạt 286,6 tỷ
đồng, bằng 53% kế hoạch; vốn ngân sách khác đạt 70,4 tỷ đồng, bằng 47% kế hoạch); vốn trái
phiếu Chính phủ giải ngân thanh toán đạt 2.243 tỷ đồng, bằng 76,4% (vốn TPCP hỗ trợ đầu tư
các dự án giao thông, thuỷ lợi, y tế, xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đối ứng các dự án ODA
đạt 193,4 tỷ đồng, bằng 49% kế hoạch; dự án di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La đạt
2.050/2.543 tỷ đồng (tính cả vốn chuyển nguồn từ năm 2013 sang năm 2014), bằng 80,6% kế
hoạch vốn giao); vốn nước ngoài ODA đạt 146,6 tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ Sơn La vẫn là
một tỉnh miền núi trọng điểm với thị trường tài chính chưa phát triển nên luồng vốn luân
chuyển phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn NSNN. Tuy nhiên, đến năm 2015 nguồn vốn từ dân
cư và doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng (gần 130%) thể hiện bước chuyển biến mạnh mẽ
trong mối liên kết chính quyền và doanh nghiệp địa phương, cụ thể: Chính quyền có chính
sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đồng thời các doanh nghiệp ủng hộ chủ
trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh nhà. Đạt được kết quả
đó là do nguồn vốn nhà nước tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, chấn chỉnh và nâng cao hiệu
quả sử dụng. Thực hiện Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Nghị quyết 01/NQ - CP ngày
03/01/2015 của Chỉnh phủ, Chỉ thị số 1792/CT - TTg ngày 15/10/2011, Chỉ thị số 14/CT -
TTg ngày 28/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch sử dụng vốn NSNN và vốn TPCP
năm 2015 thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng theo hướng tập trung: “ưu tiên vốn để hoàn
trả các khoản vay, vốn ứng trước, đối ứng các dự án ODA, các dự án trọng điểm của tỉnh,
thanh toán nợ xây dựng cơ bản, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn
thành trong năm kế hoạch, lồng ghép vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển KT - XH
tại bản đặc biệt khó khăn, huyện nghèo và các xã xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đầu tư trụ
sở xã; chỉ bố trí vốn khởi công mới với những dự án thật sự cấp thiết, tập trung đầu tư trọng
điểm, có hiệu quả, khắc phục dần tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài thời gian thi công gây
lãng phí và giảm hiệu quả đầu tư” [4].
Tỉnh Sơn La đã tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư phục vụ mục tiêu, yêu cầu phát
triển KT - XH. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và
suy giảm kinh tế toàn cầu nên các nguồn vốn đầu tư hạn hẹp. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của
tỉnh Sơn La trong 5 năm khoảng 65.286 tỷ đồng, bình quân mỗi năm đạt 13.057 tỷ đồng, bằng
100,4% so với mục tiêu (Nghị quyết điều chỉnh giai đoạn 2011 - 2015 là 65.000 tỷ đồng).
Trong đó: Các nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ đã đầu tư cho các
chương trình, dự án với tổng vốn 21.050 tỷ đồng, bình quân đạt 4.210 tỷ đồng/năm; nguồn
vốn tín dụng đầu tư 10.571 tỷ đồng, bình quân 2.114 tỷ đồng/năm, vốn dân cư và doanh
nghiệp 16.464 tỷ đồng, bình quân 3,292 tỷ đồng/năm, vốn các Bộ, ngành Trung ương và các
nguồn vốn huy động khác là 15.061 tỷ đồng, bình quân 3.210 tỷ đồng/năm.
78
Hình 2. Tình hình huy động vốn đầu tƣ cho phát triển KT - XH của tỉnh Sơn La
giai đoạn 2011 - 2015 (Tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT - XH tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
2.2.2. Cơ cấu vốn huy động
Bảng 3. Tỷ trọng đầu tƣ cho phát triển KT - XH của tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị:%
Chỉ tiêu/Năm 2011 2012 2013 2014 2015
Nông - lâm - ngư nghiệp 18,3 25,7 24,0 17,5 14,6
Giao thông 42,2 28,8 13,5 27,4 37,5
Thương mại - dịch vụ 2,0 2,9 2,8 2,8 1,8
Quản lý nhà nước 4,6 4,4 4,6 5,6 4,4
Giáo dục - Đào tạo 8,9 12,7 13,8 10,1 8,4
Khoa học Công nghệ 2,6 1,3 1,3
Y tế
6,5 12,5
9,7 7,3 5,5
Xã hội - Môi trường 4,4 5,4 7,4
Văn hoá - Thể dục thể thao 7,3 4,8 6,2 3,6 1,5
Hạ tầng đô thị
5,5 2,7
3,7 2,6 3,6
Hạ tầng vùng kinh tế 9,9 11,8 9,9
An ninh quốc phòng 1,7 1,3 2,3 2,2 1,9
Khác 3,0 3,2 2,3 2,5 2,2
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển KT - XH tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015
Luồng vốn huy động cho phát triển KT - XH tỉnh Sơn La trong 5 năm qua tập trung chủ
yếu vào 2 ngành Giao thông, vận tải (chiếm khoảng 30%/năm), và Nông - lâm - ngư nghiệp
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
16000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Nguồn vốn khác
Vốn các Bộ, ngành
Trung ương
Vốn dân cư và doanh
nghiệp
Vốn tín dụng đầu tư
NSNN và vốn TPCP
79
(khoảng 20%/năm). Điều đó chứng tỏ Sơn La vẫn là vùng có lợi thế lớn về sản xuất nông
nghiệp và đang đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Tuy nhiên, lĩnh vực du
lịch và phát triển khoa học công nghệ chưa thu hút được đầu tư đúng mức. Đây là rào cản lớn
để Sơn La đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhiều điểm du lịch vẫn đang là tiềm
năng chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn. Tính đến cuối năm 2015 đã cấp giấy chứng nhận
đầu tư cho 22 dự án của các nhà đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 3.081 tỷ đồng, 02 dự
án sử dụng vốn tổ chức phi Chính phủ (NGO) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,4 tỷ đồng. Tổng
vốn đầu tư các dự án của các nhà đầu tư trong nước ước thực hiện khoảng 1.194 tỷ đồng (chủ
yếu của các dự án thủy điện vừa và nhỏ, khai thác vật liệu xây dựng, khoáng sản, sản xuất
giầy da, chế biến chè, sữa, ngô, sắn và một số dự án nông nghiệp trồng rau, hoa chất lượng
cao). Hiện trên địa bàn toàn tỉnh đang triển khai thực hiện 09 dự án FDI với tổng mức vốn
đăng ký đầu tư trên 148 triệu USD, đến nay đã đầu tư đạt 88,9% số vốn đăng ký. Các dự án
đầu tư của các tổ chức phi chính phủ chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, y tế với số vốn
đầu tư trong năm khoảng 2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Tỉnh cũng thực hiện tăng cường các biện pháp tăng cường huy động và cho
vay của hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng: Tổng huy động vốn tại địa
phương đến hết năm 2015 đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, tăng 16,8% so với năm 2014. Tổng dư
nợ cho vay đến hết năm 2015 đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2014. Hệ
thống các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh nhìn chung ổn
định, an toàn, hiệu quả. Thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và
hoạt động ngân hàng, tập trung huy động và ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn và các đối tượng chính sách với lãi suất cho vay ưu đãi ở mức thấp nhất. Các ngân hàng
trên địa bàn đã rà soát cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giảm lãi suất cho một số đối tượng khách
hàng, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng trả nợ. Ước tính
đến hết năm 2015 nợ xấu còn khoảng 35 tỷ, chiếm dưới 1% tổng dư nợ.
2.3. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác huy động vốn nhằm phát triển KT -
XH trên địa bàn tỉnh Sơn La còn vấp phải những khó khăn sau đây:
- Chính sách trong quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh chưa phù hợp với
tình hình thực tế; quy hoạch phát triển ngành, vùng kinh tế để định hướng huy động vốn đầu
tư cũng chưa rõ ràng nên nhà đầu tư nước ngoài chưa yên tâm sản xuất và không mạnh dạn
đầu tư. Đặc biệt là cơ chế, chính sách kêu gọi huy động vốn đầu tư vào khu công nghiệp tập
trung khu công nghệ cao, cụm công nghiệp còn thiếu, chưa được cụ thể.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, lực
lượng lao động qua đào tạo tại các trường dạy nghề của tỉnh tỷ lệ còn thấp, thiếu đội ngũ cán
bộ có kinh nghiệm làm công tác xúc tiến đầu tư ở cả cấp tỉnh và cấp huyện. Một bộ phận cán
bộ, còn tư tưởng ỷ lại vào nguồn vốn đầu tư từ NSNN, chưa chủ động khơi dậy và phát huy
tốt các nguồn lực của tỉnh.
- Bộ máy công vụ một số ngành, địa phương còn nặng nề, kém hiệu quả, các thủ tục
hành chính tuy đã được cải thiện song vẫn còn rườm rà, chỉ mang tính hình thức.
80
2.4. Một vài giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho phát triển KT - XH trên địa bàn
tỉnh Sơn La
Với mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020, “Sơn La cần thu hút đầu tư mới khoảng 150
dự án đầu tư trong nước, ít nhất 10 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư mới vào địa bàn
tỉnh, dự kiến tổng vốn đầu tư mới khoảng 20.000 tỷ đồng” [1]. Trong đó tập trung thu hút
đầu tư vào một số dự án trọng điểm: Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, Khu di tích lịch sử
cách mạng Việt Nam - Lào tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, Tượng đài
Bác Hồ gắn với Quảng trường Tây Bắc và Trung tâm hành chính tại thành phố Sơn La; Khu
di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La;
Để đạt được mục tiêu đó, xuất phát từ góc nhìn tổng thể tình hình huy động vốn trong 5
năm qua tại tỉnh Sơn La và những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, tác giả đề xuất một vài
giải pháp gắn với thực tiễn có tính cấp thiết như sau:
- Về công tác quản lý huy động vốn: “Tỉnh Sơn La cần thực hiện xã hội hóa trong đầu
tư phát triển hạ tầng nông thôn và một số lĩnh vực xã hội (giáo dục và đào tạo, khám chữa
bệnh), giảm bớt áp lực lên NSNN, dành nguồn lực đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc
gia: Chương trình 135 giai đoạn 3 cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,
Chương trình 30a của Chính phủ đầu tư cho 85 huyện nghèo, giáo dục, đào tạo và dạy nghề,
phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm;...”[5].
- Về xúc tiến đầu tư: “Sơn La cần xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác
về tình hình tài nguyên, kinh tế kỹ thuật, xã hội và môi trường đầu tư để công bố, phát hành
rộng rãi cho các đối tác trong và ngoài nước tìm hiểu. Tăng cường quy mô, chất lượng tiếp
thị, xúc tiến đầu tư nước ngoài, phát triển mạnh mẽ mạng lưới cộng tác viên ở trong, ngoài
nước, các cá nhân và tổ chức Việt Kiều ở nước ngoài, các văn phòng đại diện, các sứ quán tại
nước ta và nước ngoài. Sơn La cần tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương
để tiếp cận, hợp tác với các tổ chức xúc tiến đầu tư quốc tế để học hỏi kinh nghiệm và thu hút
vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, tỉnh nhà cần thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc
tiến đầu tư trong nước: Hội thảo, triển lãm, quảng cáo, phát hành tập sannhằm quảng bá,
kêu gọi, thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước.”[5].
- Về công tác quản lý các dự án đầu tư: “Giám sát, theo dõi chặt chẽ việc triển khai
thực hiện dự án của nhà đầu tư theo thỏa thuận thực hiện dự án. Kiên quyết xử lý những dự
án có vi phạm, đặc biệt là những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Rà soát, thu hồi
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tham mưu thu hồi quyết định chủ trương đầu tư đối với các
dự án có vi phạm nghiêm trọng hoặc không triển khai thực hiện dự án theo quy định.”[5].
- Về nguồn nhân lực: Sơn La cần chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác quản lý đầu tư,
xúc tiến đầu tư: có kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ, kinh tế, thị trường, phong cách làm việc
chuyên nghiệp. Bố trí cán bộ làm công tác quản lý đầu tư ODA, FDI có chuyên môn sâu,
ngoại ngữ giỏi, bản lĩnh chính trị vững vàng.
- Về thủ tục hành chính: Sơn La cần nâng cao hơn nữa chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
của tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư do Trung ương ban hành, đặc biệt
là các chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện hiệu quả cơ chế
“một cửa” công khai, minh bạch đơn giản hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính liên quan
81
đến đất đai, xây dựng, kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, các thủ tục về hải quan, xuất nhập
cảnh, đảm bảo sự thống nhất các quy trình, thủ tục tại các địa phương; quản lý hiệu quả
đường dây “nóng” để tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan về đầu tư.
3. Kết luận
Vốn đầu tư đã và đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế
tỉnh Sơn La nói riêng. Nguồn vốn này sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng nếu các cấp lãnh đạo
tỉnh có biện pháp huy động vốn đầu tư hiệu quả. Bài viết đánh giá đúng thực trạng huy động
và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình huy động nguồn vốn đầu tư cho phát triển KT
- XH tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2015. Nghiên cứu cho thấy kết quả huy động vốn đầu tư tại
tỉnh chỉ mới dừng lại ở mức trung bình, cần phải thực hiện đồng bộ ngay nhiều biện pháp để
công tác huy động vốn đầu tư phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao. Tác giả
cũng đã mạnh dạn đề xuất giải pháp mang tính vĩ mô và ở cấp địa phương có tính khả thi cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo tổng kết hoạt động đầu tư 2011 - 2015 của Tỉnh Sơn La. Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Sơn La.
[2] Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến
năm 2020. UBND tỉnh Sơn La.
[3] Báo cáo đánh giá Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tại Việt Nam,
[4] Nghị quyết 01/NQ - CP ngày 03/01/2015 của Chỉnh phủ về kế hoạch sử dụng vốn ngân
sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ năm 2015.
[5] ThS. Đinh Mạnh Tường. Luận văn: “Huy động vốn cho phát triển KT - XH trên địa
bàn tỉnh Sơn La”, Học viện chính trị KV I.
THE REALITY OF CAPITAL RAISING FOR ECONOMIC
AND SOCIAL DEVELOPMENT IN SON LA PROVINCE
Do Thi Thu Hien
1
,
Lo Quynh Nhung
1
, Dinh Manh Tuong
2
1
Tay Bac University
2
Provincial Police of Son La province
Abstract: The purpose of the article is to assess the current status of fund raising for socio - economic
development period 2011 - 2015 in Son La Province. From that basis, we try to propose some practical solutions
tied to attract resources of mobilizing capital for the province in the coming period. In particular, investment
mobilization of socio - economic development of Son La Province is reflected through mass index greater
investment (65000 billion) but the investment structure is irrational (the tourism and scientific and technological
development has not been satisfactory investment). The authors emphasize the intrinsic elements of Son La such
as policies to attract investment, infrastructure, comparative advantages, administrative procedures, the
awareness of leaders, the quality of human resources etc. They are key factors affecting to fund raising for socio
- economic development.
Keywords: Attract investment, capital mobilized, economic development - social Son La province.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28_3966_2135970.pdf