Tài liệu Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục công dân của học sinh Trung học Cơ sở Hà Nội: 126 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HÀ NỘI
Nguyễn Thị Toan, Quách Thu Hà
1
, Đoàn Thị Lan Hương
2
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Môn Giáo dục công dân không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản
về thế giới quan, các giá trị và chuẩn mực đạo đức, các quy định cơ bản của pháp luật
mà còn giáo dục các em trở thành người công dân tử tế, giúp ích cho xã hội. Đề tài đã
cung cấp cơ sở thực tiễn về thực trạng hứng thú của học tập môn Giáo dục công dân của
học sinh tại số trường Trung học Cơ sở trên địa bàn Hà Nội nói riêng cũng như hứng thú
học tập môn Giáo dục công dân của học sinh Trung học Cơ sở nói chung. Từ đó, nhóm
tác giả đề ra một số biện phương hướng và giải pháp để nâng cao hứng thú học tập của
học sinh Trung học Cơ sở đối với môn học này.
Từ khóa: Hứng thú, hứng thú học tập, môn Giáo dục công dân, cấp Trung học Cơ sở.
Nhận bài ngày 20.3.2019; gửi phản biện, ...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục công dân của học sinh Trung học Cơ sở Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
126 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HỌC TẬP
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HÀ NỘI
Nguyễn Thị Toan, Quách Thu Hà
1
, Đoàn Thị Lan Hương
2
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Môn Giáo dục công dân không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản
về thế giới quan, các giá trị và chuẩn mực đạo đức, các quy định cơ bản của pháp luật
mà còn giáo dục các em trở thành người công dân tử tế, giúp ích cho xã hội. Đề tài đã
cung cấp cơ sở thực tiễn về thực trạng hứng thú của học tập môn Giáo dục công dân của
học sinh tại số trường Trung học Cơ sở trên địa bàn Hà Nội nói riêng cũng như hứng thú
học tập môn Giáo dục công dân của học sinh Trung học Cơ sở nói chung. Từ đó, nhóm
tác giả đề ra một số biện phương hướng và giải pháp để nâng cao hứng thú học tập của
học sinh Trung học Cơ sở đối với môn học này.
Từ khóa: Hứng thú, hứng thú học tập, môn Giáo dục công dân, cấp Trung học Cơ sở.
Nhận bài ngày 20.3.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.4.2019.
Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Toan; Email: nttoan@hnmu.edu.vn
1. MỞ ĐẦU
Hứng thú học tập là thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với đối tượng hoạt
động học tập vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống cá
nhân. Hứng thú học tập nhằm khơi gợi động cơ học tập đúng đắn, thúc đẩy học sinh (HS)
tìm tòi, khám phá những kiến thức mới mẻ và áp dụng nó vào thực tế cuộc sống.
Giáo dục công dân (GDCD) giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp HS hình thành, phát
triển ý thức và hành vi của người công dân. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy,
giáo viên (GV) chưa chú trọng đổi mới phương pháp dạy học; nội dung học tập còn khô
khan, khó hiểu. Mặt khác, phần lớn HS chưa nhận thức được vai trò của môn học này, từ
đó dẫn đến tình trạng học đối phó, thụ động và chưa có hứng thú học tập. Thực trạng này
1, 2 Sinh viên lớp GDCD 2017 - Khoa Giáo dục Chính trị
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 127
đã gợi ý cho nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hứng thú học tập
của HS đối với môn GDCD.
Nghiên cứu về hứng thú nói chung và hứng thú học tập nói riêng đã và đang ngày càng
phổ biến, phát triển ở trong và ngoài nước. Trong đó không thể không kể đến những công
trình nổi tiếng thể giới như: “Phát triển hứng thú ở trẻ em” của Ch.Buhler, “Tác dụng của
việc giảng dạy, nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của sinh viên” của A.K.Maracôva,
“Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục” của G.I.Sukina... Ở Việt Nam, có
một số công trình như: “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại trường của sinh viên khoa tâm lí giáo dục” của
Nguyễn Khắc Mai, “Nâng cao hứng thú học toán qua việc điều khiển hoạt động tự học ở
nhà của học sinh” của Trần Thị Thanh Hương; “Hứng thú học tập các môn lí luận chính trị
của sinh viên hệ chính quy trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Văn
Bích...
Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hứng thú học tập, tuy nhiên việc
nghiên cứu về hứng thú học tập môn GDCD nói chung, hứng thú học tập môn GDCD cấp
THCS ở Hà Nội hiện nay vẫn một khoảng trống. Đó là lí do mà nhóm tác giả đã thực hiện
đề tài “Thực trạng hứng thú học tập môn GDCD của học sinh cấp THCS ở Hà Nội”.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của hứng thú học tập môn GDCD cấp THCS
2.1.1. Vị trí, vai trò môn GDCD cấp THCS
Giáo dục công dân (môn Đạo đức ở cấp Tiểu học, môn GDCD ở cấp Trung học cơ sở,
môn Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp Trung học phổ thông) giữ vai trò chủ đạo trong
việc giúp HS hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các
bài học về lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn GDCD góp phần bồi dưỡng cho học
sinh những phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân, đặc biệt là tình cảm,
niềm tin, nhận thức, cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp
luật, có kĩ năng sống và bản lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm
công dân trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Nội dung chủ yếu của môn học xoay quanh 4 trụ cột giáo dục là: giáo dục đạo đức,
pháp luật, kĩ năng sống và kinh tế. Những nội dung này định hướng chính vào giáo dục về
giá trị bản thân, gia đình, quê hương, cộng đồng, nhằm hình thành cho HS thói quen, nền
nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực
đạo đức và quy định của pháp luật.
128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Môn Giáo dục công dân cấp THCS trang bị cho HS có hiểu biết về những chuẩn mực
đạo đức, pháp luật cơ bản và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực đó; tự hào về truyền thống
gia đình, quê hương, dân tộc; tôn trọng, khoan dung, quan tâm, giúp đỡ người khác; tự
giác, tích cực học tập và lao động; có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự
kiện trong đời sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, công việc và
môi trường sống
2.1.2. Khái quát đặc điểm tâm sinh lí của học sinh cấp THCS
Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi, các em được vào học ở
trường trung học cơ sở (từ lớp 6-9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng
trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng
thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó
bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”... Đây là thời kì quá độ từ trẻ con sang người lớn
và giai đoạn này tạo nên sự phát triển đặc thù về mọi mặt: thể chất, trí lực, đạo đức...
Về sinh lí: Trong độ tuổi này, cơ thể các em đang có sự biến đổi mạnh mẽ về chiều
cao, hệ xương, hệ tuần hoàn... điều đó tác động không nhỏ tới tâm lí lứa tuổi thiếu niên.
Với chiều cao trung bình phát triển 4-5 cm, các em nam lớn nhanh vào khoảng 13-15 tuổi,
còn đối với học sinh nữ quá trình này diễn ra sớm hơn vào khoảng 11-13 tuổi. Bên cạnh
đó, trọng lượng mỗi năm tăng từ 2 đến 5 kg; hệ xương phát triển mạnh nhưng lại không
đồng đều; tuyến sinh dục phát triển, sự tăng tiết các hormon giới tính lớn dần; hoạt động
thần kinh cấp cao có những đặc điểm riêng, điều đó đã dẫn đến những biến đổi về tâm lí
của các em.
Về tâm lí: Ở độ tuổi này các em nhận được nhiều sự kì vọng từ cha mẹ, thầy cô và xã
hội, đó là những mong muốn quá mức về thành tích học tập hay sự so sánh giữa những
những đứa trẻ cùng trang lứa tình trạng này đã dẫn đến sự tự tin, mặc cảm, stress của các
em. Hơn thế nữa, hệ tim mạch không cân đối dẫn đến biến đổi tâm lí bất thường, học sinh
có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, dễ xúc động và bực tức Điều này đã dẫn đến những
biểu hiện đặc trưng của khủng hoảng độ tuổi như: bướng bỉnh, lầm lì, bất cần... Hơn thế,
các em dễ bị tác động từ sách báo, phim ảnh bạo lực, các văn hóa phẩm đồi trụy
Về trí tuệ: Các em bước đầu có khả năng tư duy trừu tượng một cách độc lập. Không
những vậy, HS có khả năng tiếp thu kiến thức nhanh, dễ dàng; năng lực phân tích và tổng
hợp tri thức; phát triển hơn về trí nhớ, sự tập trung, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. Mặt
khác, các em nhận thức được cái tôi của mình trong hiện tại, khao khát được khám phá,
lĩnh hội tri thức mới mẻ...
Vì vậy, sự phát triển được định hướng đúng từ GV và phụ huynh thì HS sẽ phát triển
và trở thành một cá nhân thành đạt, một công dân tốt, có ích. Và ngược lại, nếu định hướng
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 129
sai lệch, bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực thì nhận thức, thái độ, hành động và nhân cách
của HS sẽ phát triển một cách lệch lạc.
2.1.3. Về hứng thú, hứng thú học tập, hứng thú học tập GDCD
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối
với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
Hứng thú thể hiện ở sự tập trung cao độ, sự say mê, nhiệt huyết của chủ thể. Hứng thú làm
nảy sinh động cơ, khát vọng hành động từ đó làm tăng hiệu quả của hành động, tăng năng
suất, hiệu quả công việc.
Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của chủ thể đới với hoạt động học tập của mình, vì
sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của não bộ trong quá trình nhận thức và
trong đời sống cá nhân. Hứng thú có vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu học tập
của HS, nó thúc đẩy các em khám phá, tìm tòi những kiến thức mới và áp dụng chúng vào
thực tế đời sống. Ngược lại, không có hứng thú thì kết quả học tập của các em khó đạt
được kết quả cao.
Hứng thú học tập môn GDCD của HS là sự yêu thích, say mê tìm kiếm, khám phá, đặt
những câu hỏi liên quan đến vấn đề thực tiễn, tham gia tích cực hoạt động trải nghiệm.
Thông qua 4 nội dung giáo dục cơ bản của chương trình GDCD cấp THCS (giáo dục đạo
đức, giáo dục pháp luật, giáo dục kinh tế và giáo dục kĩ năng sống), HS tự giác ý thức về
mục đích của môn học, huy động cao độ các chức năng tâm lí để giải quyết các nhiệm vụ
học tập.
2.2. Hứng thú học tập môn GDCD của học sinh cấp THCS ở Hà Nội - thực
trạng và nguyên nhân
2.2.1. Thực trạng hứng thú học tập môn GDCD của học sinh cấp THCS ở Hà Nội
Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát 5 trường THCS nội thành Hà Nội, bao gồm:
trường THCS Yên Hòa, trường THCS Minh Khai, trường THCS Trưng Vương, trường
THCS Nguyễn Tri Phương và đặc biệt, nhóm tác giả đã có kì thực tập tại trường THCS
Ngô Gia Tự, đó là một trong những thuận lợi của nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài.
Đề tài đã khảo sát 110 HS trên tổng số 5 trường ở 4 khối lớp, trong đó có 67 HS nữ, 43 HS
nam.
Để có hứng thú học tập môn GDCD, HS cần nhận thức được tầm quan trọng của môn
học. Qua khảo sát, nhóm tác giả nhận thấy, bên cạnh một số ý kiến cho rằng GDCD có ý
nghĩa thiết thực trong cuộc sống vẫn còn một số HS chưa nhận thức đúng tầm quan trọng
của môn học này. Kết quả điều tra được biểu hiện qua bảng sau:
130 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Bảng 1: Ý kiến đánh giá của HS về tầm quan trọng của môn GDCD
Tiêu chí đánh giá Số lượng Tỉ lệ %
Rất quan trọng 26 23,6%
Quan trọng 29 26,4%
Bình thường 33 30%
Không quan trọng, không cần phải học 22 20%
Tổng 110 100%
Có 23,6% HS cho rằng GDCD là môn học rất quan trọng, 26,4% HS khẳng định đây
là môn học quan trọng. Tuy nhiên, HS cho rằng môn học GDCD có tầm quan trọng bình
thường chiếm tỉ lệ 30% và có đến 20% HS cho rằng môn học này không quan trọng, không
cần phải học. Có nhiều lí do khác nhau để lí giải, nhưng chủ yếu là do HS quan niệm môn
GDCD là môn “phụ”, HS thường học chỉ để có đủ điểm. Việc chưa nhận thức đúng đắn về
vai trò của môn học đã dẫn đến tình trạng học bị động và học đối phó của HS.
Một trong những yếu tố tác động đến hứng thú học tập của người học không thể không
kể đến việc sử dụng linh hoạt phương tiện dạy học tích cực. Vậy người GV đã sử dụng
phương tiện dạy học với mức độ như thế nào? Nhóm tác giả đã khảo sát và thu thập ý kiến
đánh giá của HS, cụ thể ở bảng sau:
Bảng 2: Ý kiến đánh giá của HS về mức độ sử dụng các phương tiện dạy học trong giờ GDCD
Mức độ SD
Phương tiện
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
SL % SL % SL %
Tivi, video 26 23,7% 47 42,7% 37 33,6%
Máy chiếu 30 27,3% 44 40% 36 32,7%
Máy vi tính 29 26,3% 40 36,4% 41 37,3%
Internet 30 27,3% 40 36,4% 40 36,4%
Tranh ảnh 41 37,3% 37 33,6% 32 29,1%
Mức độ thường xuyên sử dụng tranh ảnh là cao nhất với tỷ lệ là 37,3%. Tivi và video
được sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng với phần trăm cao nhất so với phương tiện khác là
42,7%. Tưởng chừng đây là công cụ “đắc lực” của giáo viên dạy GDCD nhưng trên thực tế
nó lại không được giáo viên trường THCS thực sự tin dùng.
Trong phiếu khảo sát, máy vi tính đứng thứ nhất với tỉ lệ 37,3% và cao hai là Internet
với 36,4% với mức độ không bao giờ sử dụng. Qua đó ta nhận thấy, đối với phương tiện
dạy học hiện đại, người giáo viên chưa thự sự khai thác tối đa các lợi thế của nó, làm cho
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 131
tiết dạy và học môn GDCD trở nên khô khan, không phát huy được tính tích cực và chủ
động mà mục tiêu giáo dục đề ra.
Bảng 3: Ý kiến đánh giá của HS về mức độ hấp dẫn của môn GDCD
Tiêu chí đánh giá Số lượng Tỉ lệ %
Hay, hấp dẫn 29 26,4%
Bình thường 46 41,8%
Khô khan, thiếu sức thuyết phục 35 31,8%
Tổng 110 100%
Tỉ lệ HS đánh giá hứng thú môn học ở mức độ bình thường là cao nhất với 41,8%.
Đứng thứ hai là đánh giá khô khan, thiếu sức thuyết phục với tỉ lệ không nhỏ 31,8%. Cuối
cùng chỉ có 26,4% cho rằng môn học này hay, hấp dẫn.
Để có thể đánh giá khách quan hơn, hứng thú môn GDCD cần được đặt lên bàn cân so
với hứng thú học những môn học khác, từ đó sẽ tìm ra nguyên nhân gây nên mất hứng thú
học tập môn học này và các giải pháp nâng cao hứng thú học tập môn GDCD.
Bảng 4: Ý kiến đánh giá của HS về môn GDCD so với các môn học khác
Mức độ
Môn học
Rất thích Thích Bình thường Không thích Chán học
SL % SL % SL % SL % SL %
Toán 29 26,4% 29 26,4% 30 27,3% 17 15,5% 5 4,5%
Tin học 23 21% 20 18,2% 39 35,4% 14 12,7% 14 12,7%
Vật lí 16 14,5% 23 21% 39 35,4% 23 21% 9 8,2%
Sinh học 15 13,6% 15 13,6% 48 43,6% 19 17,3% 13 11,9%
Ngữ văn 23 21% 25 22,7% 32 29,1% 18 16,4% 12 10,9%
Lịch sử 15 13,6% 27 24,5% 32 29,1% 20 18,2% 16 14,5%
Địa lí 13 11,9% 20 18,2% 40 36,4% 22 20% 15 13,6%
GDCD 14 12,7% 17 15,5% 37 33,6% 21 19,1% 21 19,1%
Ngoại ngữ 17 15,5% 30 27,3% 35 31,8% 16 14,5% 12 10,9%
Công nghệ 17 15,5% 25 22,7% 34 30,9% 19 17,3% 15 13,6%
Âm nhạc 17 15,5% 21 19,1% 37 33,6% 21 19,1% 14 12,7%
Mĩ thuật 17 15,5% 24 21,8% 36 32,7% 20 18,2% 13 11,9%
Thể dục 28 25,4% 21 19,1% 30 27,3% 17 15,5% 14 12,7%
132 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Có 6,7% HS hứng thú với môn học GDCD, 11,7% HS cảm thấy thích đối với môn
học, 45% học sinh trả lời bình thường. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh có cảm nhận không thích
đến chán học môn GDCD khá cao, cả hai chiếm 18,3%. So với môn khác, môn GDCD
nhận được phản hồi chán học cao hơn hẳn.Số liệu cho thấy các em vẫn chưa có những thái
độ tích cực đối với môn học, tuy nhiên, đa số lựa chọn mức bình thường cũng chưa thực sự
là tín hiệu xấu, việc hứng thú đến môn học là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hứng
thú học tập của HS và để HS hứng thú với môn học thì đòi hỏi người GV phải có những
phương pháp tác động đến nhận thức và thái độ học tập của HS làm cho các em yêu thích
môn học.
2.2.2. Nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến sự hứng thú học tập của học sinh
đối với môn học GDCD
2.2.2.1. Về phía học sinh
Về nhận thức: Một số HS đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa thực
tiễn của môn GDCD. Đây là môn học giúp trang bị những kiến thức, hiểu biết chung về kĩ
năng sống, có vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức pháp luật, ý thức đạo đức của
HS. Tuy nhiên, có những HS chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học GDCD, từ đó
tạo ra ảnh hưởng không tốt đến hứng thú học tập với môn học. Nhiều em còn khá mơ hồ
trong việc xác định mục tiêu, yêu cầu, nội dung học tập của môn học.
Về thái độ học tập: HS tiếp thu bài còn thụ động, quen với phương pháp học tập truyền
thống, chưa tích cực, chủ động trong học tập. Một số em chưa chăm chỉ học tập, đặc biệt
với một số môn học bị coi là môn phụ như môn GDCD.
Về động cơ học tập: Nhiều HS có động cơ học tập môn GDCD chưa đúng đắn, học
môn GDCD không phải vì yêu thích thực sự mà do các yếu tố bên ngoài tác động (vì điểm
số, vì sợ GV hay bố mẹ la mắng)
2.2.2.2. Về phía giáo viên
Về nội dung kiến thức: Bên cạnh một số GV nắm vững về kiến thức chuyên môn, năng
động, linh hoạt trong việc vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại phù hợp với
từng nội dung bài dạy, vẫn còn một số GV có sự hạn chế nhất định về kiến thức chuyên
môn. Là người GV dạy GDCD nhưng lại không được đào tạo đúng chuyên ngành GDCD.
Qua quá trình tìm hiểu nhóm tác giả nhận thấy có một số GV từ chuyên ngành khác lại
đảm nhận giảng dạy bộ môn GDCD, từ đó dẫn đến tình trạng GV không nắm vững nội
dung kiến thức
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 133
Về phương pháp dạy học: Đa phần giáo viên GDCD vẫn sử dụng phương pháp truyền
thống thuyết trình là chủ yếu, bởi vậy, giờ dạy thiếu hấp dẫn đối với học sinh.
Nhận thức về tầm quan trọng của môn học: Giáo viên vẫn còn có tâm lí coi GDCD là
môn học phụ nên còn hiện tượng cắt xén giờ học, lấy giờ môn GDCD để dạy môn học
khác. Khi người giáo viên có cách nhìn nhận chưa đúng về tầm quan trọng của bộ môn thì
đó chính là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến hứng thú học tập
của học sinh đối với môn học.
Về việc sử dụng trang thiết bị dạy học: Do coi GDCD là môn phụ nên giáo viên chưa
chú trọng nhiều tới việc sử dụng trang thiết bị dạy học.
Về phía nhà trường: Nhìn chung, một số trường đã chú trọng tổ chức các buổi tập
huấn về phương pháp, kĩ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Tuy nhiên,
việc coi GDCD là môn phụ đã hạn chế tới việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và chỉ
đạo, quản lí giờ lên lớp chưa sát sao.
Bên cạnh đó, chương trình GDCD trước đổi mới còn hàn lâm, khô khan, nặng về kiến
thức lí thuyết chính trị, thiếu hoạt động trải nghiệm thực tế. Chính vì vậy, người học chỉ
dừng lại ở mức học thuộc lòng, học đối phó mà khó áp dụng kiến thức đã học vào cuộc
sống, khó tìm thấy hứng thú, sự hấp dẫn trong việc học tập môn GDCD.
2.3. Đề xuất biện pháp để nâng cao hứng thú học tập môn GDCD của học sinh
cấp THCS theo định hướng phát triển năng lực
Đối với học sinh: Cần xác định động cơ học tập môn GDCD một cách đúng đắn, ý
thức được đây là môn học quan trọng trang bị cho các em các kĩ năng sống cần thiết, các
kiến thức cơ bản về pháp luật, đạo đức để học sinh trở thành các công dân tốt trong tương
lai. Trong quá trình học, khi gặp những vấn đề khó hiểu, trừu tượng mà bản thân không
hiểu nên mạnh dạn bày tỏ ý kiến với bạn và thầy cô để được giải đáp. Không nên nản chí,
bỏ qua những tình huống có vấn đề vì lâu dần sẽ không còn yêu thích với môn học. Cần có
ý thức học tập hết các môn học trong chương trình. Không có tâm lí phân biệt môn chính,
môn phụ, môn phải thi tốt nghiệp, môn không thi tốt nghiệp. Cần đầu tư nhiều thời gian,
công sức để tìm tòi, nghiên cứu tài liệu nhằm mở rộng hiểu biết của bản thân để vận dụng
vào việc giải quyết vấn đề trong quá trình học tập và trong cuộc sống thực tiễn.
Từ mong muốn cải thiện hiệu quả học tập của học sinh, nhóm tác giả đã tiến hành
khảo sát lấy ý kiến, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn
GDCD và kết quả khảo ý kiến của học sinh được thể hiện qua bảng sau:
134 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Bảng 5: Đánh giá ý kiến của HS về các biện pháp nâng cao chất lượng dạy môn GDCD
TT Biện pháp
Đồng ý Phân vân Không đồng ý
SL % SL % SL %
1 Tăng cường hoạt động trải nghiệm 89 80,9 21 19,1 0 0
2 Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại 77 70 30 27,3 3 2,7
3 Đổi mới nội dung dạy học 78 71 28 25,4 4 3,6
4 Đổi mới phương pháp dạy học 56 51 49 44,5 5 4,5
5 Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá 55 50 35 31,8 20 18,2
Kết quả khảo sát từ bảng 5 cho thấy, biện pháp mà học sinh đồng ý nhất là tăng cường
hoạt động trải nghiệm chiếm tỉ lệ 80,9%; thứ hai là biện pháp đổi mới nội dung dạy học
với tỉ lệ 71% HS đồng ý; thứ ba là biện pháp sử dụng phương tiện dạy học hiện đại chiếm
tỉ lệ 70% HS đồng ý; tiếp theo là có 51% HS đồng ý với biện pháp đổi mới phương pháp
dạy học và cuối cùng 50% HS đồng ý với biện pháp đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá.
Những con số trên cho thấy, phần lớn học sinh đồng ý với các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy học. Điều này khẳng định tầm quan trọng của người GV, đòi hỏi sự đầu tư
cao độ của GV trong việc thiết kế nội dung, phương pháp, kế hoạch giảng dạy. Vậy để
giúp đáp ứng được những yêu cầu của người dạy học trong thời đại mới, người giáo viên
cần làm gì?
Đối với giáo viên: Bằng chính tâm huyết của mình, người dạy luôn là những người
chủ động khơi gợi hứng thú học tập, là người nâng cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm trong
dạy học môn GDCD theo hướng lấy người học làm trung tâm thông qua những phương
pháp dạy học hiện đại, thiết thực đặc biệt như phương pháp nêu gương; chủ động xây dựng
mối quan hệ thân thiện gần gũi với học sinh, tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ ý kiến, tương
tác lẫn nhau trong quá trình học tập, để tự nâng cao kiến thức, tích hợp nhiều nội dung
khác làm cho tiết học sôi nổi, hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó người GV cần nắm vững các nội
dung sau: Thứ nhất, về kiến thức: Giáo viên cần đánh giá đúng nội dung trọng tâm mà bài
học muốn truyền tải tới người học. Thông qua kiến thức, người học rút ra được ý nghĩa bài
học nhằm định hướng cho bản thân học sinh đưa ra những cách giải quyết các vấn đề diễn
ra trong thực tiễn cuộc sống; Thứ hai, về phương pháp dạy học: Người dạy cần đổi mới
theo hướng thuyết trình nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, tăng cường hoạt động trải
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 135
nghiệm theo chủ đề như đẩy mạnh tổ chức các buổi tham quan tại Viện Bảo tàng Hồ Chí
Minh, Làng trẻ SOS, Viện dưỡng lão hoặc triển khai các buổi tọa đàm theo chủ đề tình
bạn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước nhằm rèn luyện các kĩ năng cơ bản,
xây dựng tinh thần đoàn kết, hòa nhập, yêu thương con người và môi trường xung quanh
cho học sinh. Tuy nhiên, phải tùy vào nội dung bài giảng để người GV áp dụng phương
pháp, kĩ thuật dạy học linh hoạt phù hợp với môn học, bài học cụ thể nhằm tạo hứng thú
học tập cho học sinh. Thứ ba, về đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá: Thay vì hình thức
kiểm tra đánh giá truyền thống chủ yếu cho học sinh học thuộc lòng nội dung, người GV
cần xây dựng ngân hàng đề thi với phương châm phát triển năng lực người học theo định
hướng tiếp cận năng lực. Ví dụ: Có ý kiến cho rằng, hiện tượng có một bộ phận giới trẻ
thần tượng “Khá Bảnh” là biểu hiện của sự lệch chuẩn trong giá trị sống của xã hội hiện
nay. Em suy nghĩ như thế nào về ý kiến này? Bằng phương châm dạy học theo định hướng
tiếp cận năng lực, học sinh có thể sử dụng sách giáo khoa nhưng phải biết liên hệ vận dụng
kiến thức vào việc giải quyết tình huống thực tiễn. Từ đó, học sinh phát triển năng lực phản
biện, tư duy phê phán, đánh giá, khả năng sáng tạo trong việc nêu và giải quyết vấn đề.
Tiếp theo, trong thời kì ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ 4.0,
việc trang bị thiết bị học tập hiện đại như máy tính, Internet không phải là vấn đề quá
khó đối với mỗi GV và HS, nhất là ở các trường nội thành Hà Nội. Chính vì thế, người GV
cần biết tận dụng tối đa hiệu quả của phương tiện dạy học hiện đại để giúp HS tìm kiếm
thông tin phục vụ mục đích học tập một cách dễ dàng, từ đó người học sẽ phát triển, hoàn
thiện kĩ năng tổng hợp, đánh giá, giải quyết vấn đề. Để trở thành người GV giỏi, bên cạnh
có phương pháp dạy học lôi cuốn HS, người GV cần luôn phải tích cực học hỏi để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, biết nắm bắt đặc điểm lứa tuổi, nhu cầu của HS để có
sự quan tâm giúp đỡ kịp thời, đó là điều kiện đảm bảo để hội tụ đầy đủ yếu tố của một
người GV “vừa hồng vừa chuyên” trong thời đại mới.
Đối với nhà trường: Để tăng cường hứng thú học tập của HS với môn GDCD, nhà
trường cần quan tâm nhiều hơn tới môn GDCD, đặt môn GDCD ở vị trí xứng đáng trong
các môn học; tạo những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết hỗ trợ
GV trong công tác giảng dạy; khuyến khích GV đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng
cao chất lượng chuyên môn; tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa giúp GV và
HS có cơ hội tiếp xúc, gần gũi nhau và gần gũi với các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn.
3. KẾT LUẬN
Hứng thú học tập môn GDCD là sự yêu thích, say mê nội dung của môn GDCD, từ đó
HS có ý thức tự giác học tập, tìm ta những giải pháp tối ưu nhằm giải quyết các nhiệm vụ
học tập của môn học do GV đề ra một cách có hiệu quả.
136 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Nâng cao hứng thú học tập ở HS là việc làm rất cần thiết, có ích cho bản thân HS, gia
đình và toàn xã hội. Chính vì vậy, thông qua công trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến
hành khảo sát thực tế và chỉ ra được thực trạng, nguyên nhân tác động tới thực trạng hứng
thú học tập môn học GDCD ở học sinh THCS Hà Nội hiện nay, đồng thời đề xuất một số
biện pháp nhằm khắc phục nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt tới hứng thú học tập ở
học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Bích (2010), “Hứng thú học tập các môn lí luận chính trị của sinh viên hệ chính quy
trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh”, - Luận văn Thạc sĩ.
2. Ch.Buher (1938), Phát triển hứng thú ở trẻ em, - Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Macarencô (1967), Tác dụng của việc giảng dạy, nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của
sinh viên, - Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. G.I.Sukina (1972), Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục, - Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
5. Nguyễn Khắc Mai (1987), “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với hoạt động rèn
luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại trường của sinh viên khoa Tâm lí giáo dục”, - Luận
án Tiến sĩ.
6. J.Piaget (1986), Tâm lý học và giáo dục học, - Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Trần Thị Thanh Hương (1984), “Nâng cao hứng thú học toán qua việc điều khiển hoạt động tự
học ở nhà của học sinh”, - Luận văn Thạc sĩ.
8. Lưu Thu Thủy - Lê Thị Lí - Nguyễn Thị Thanh Mai (đồng chủ biên) (2008), Phương pháp dạy
học GDCD ở Trung học cơ sở, - Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
THE INTEREST IN LEARNING CIVIC EDUCATION
AT THE SECONDARY SCHOOL IN HANOI
Abstract: Civic Education does not only equip students with basic knowledge of
worldview, moral values and standards and basic legal rules but also educates them to
become kind and helpful citizens for society. This paper provides a practical basis for the
current situation of interest in learning Civic Education at Secondary schools,
particularly at Secondary schools in Hanoi. Thereby, the authors set out a number of
measures and solutions to enhance the interest in learning this subject for students at
Secondary schools.
Keywords: Interest, interest in learning, Civic Education, Secondary school.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28_9697_2203356.pdf