Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: Đỗ Thị Hồng Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 27 - 32 27 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Đỗ Thị Hồng Hạnh* Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các hình thức tổ chức kinh tế chủ yếu vẫn là hình thức hộ nông dân nhỏ lẻ, do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra manh mún, kém hiệu quả. Những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế, UBND tỉnh đã có những quan tâm khuyến khích phát triển mô hình HTX trên địa bàn. Đặc biệt là hình thức HTX trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm liên kết các hộ nông dân nhỏ lẻ lại với nhau, tạo nên sức mạnh tập thể trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua HTX các hộ dân có thể hỗ trợ nhau về các yếu tố ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Thị Hồng Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 27 - 32 27 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN Đỗ Thị Hồng Hạnh* Trường Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Sản xuất công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển. Trong lĩnh vực nông nghiệp, các hình thức tổ chức kinh tế chủ yếu vẫn là hình thức hộ nông dân nhỏ lẻ, do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra manh mún, kém hiệu quả. Những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế, UBND tỉnh đã có những quan tâm khuyến khích phát triển mô hình HTX trên địa bàn. Đặc biệt là hình thức HTX trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm liên kết các hộ nông dân nhỏ lẻ lại với nhau, tạo nên sức mạnh tập thể trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thông qua HTX các hộ dân có thể hỗ trợ nhau về các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tìm kiếm thị trường; Thông qua các HTX nhà nước và chính quyền địa phương dễ dàng hơn trong công tác tập huấn, tuyên truyền và hỗ trợ về giống, hỗ trợ vay vốn,... nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập cho người lao động. Do vậy, phát triển mô hình HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đang được coi là động lực cho sự phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh. Từ khóa: Hợp tác xã nông nghiệp; Hợp tác xã; Phát triển hợp tác xã nông nghiệp; Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển hợp tác xã nông nghiệp MỞ ĐẦU* Trong những năm qua, kinh tế hợp tác nói chung, HTX nông nghiệp (HTXNN) nói riêng đã có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hình thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú. Theo Liên minh HTX Việt Nam, đến nay cả nước hiện có hơn 10.500 HTX nông nghiệp và số lượng thành lập mới mỗi năm đều tăng cao. Các HTX nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, ổn định kinh tế xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các HTX nông nghiệp hiện nay mới chỉ cung cấp được các dịch vụ đầu vào cơ bản cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, chỉ có 9% HTX cung cấp được dịch vụ đầu ra, hơn 90% HTX không tham gia vào hoạt động liên kết tiêu thụ nông sản và kết nối nông dân với doanh nghiệp. Tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, với hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn là hộ nông dân nhỏ lẻ, do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra * Tel: 0989 537468, Email: dohanhkt.sfl@tnu.edu.vn manh mún, kém hiệu quả. Những năm gần đây, UBND tỉnh đã có chủ trương quan tâm khuyến khích phát triển mô hình HTX nông nghiệp trên địa bàn, nhằm liên kết các hộ nông dân nhỏ lẻ lại với nhau,... nhằm tạo nên sức mạnh tập thể trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các HTX nông nghiệp, cải thiện thu nhập cho người lao động [5]. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập thông tin Số liệu thứ cấp được thu thập từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình hoạt động của các HTX, trên website, sách, tạp chí, các tài liệu đã công bố tại tỉnh Bắc Kạn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn, Cục Thống kê tỉnh và UBND các huyện, thành phố và các báo cáo liên quan khác. Phương pháp xử lý thông tin Các dữ liệu thu thập được tiến hành hệ thống hóa, chọn lọc để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài bằng cách thiết lập các bảng thống kê, sơ đồ, đồ thị thống kê, phân tổ thống kê. Đỗ Thị Hồng Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 27 - 32 28 Phương pháp phân tích thông tin Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá các thông tin trong nghiên cứu. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Số lượng và lĩnh vực hoạt động các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Số lượng HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Trong những năm gần đây số lượng HTXNN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số HTX toàn tỉnh, HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số HTX của tỉnh, HTX thương mại dịch vụ số lượng rất thấp. Trong 3 nẳm, từ năm 2014 đến năm 2016 số lượng HTX của tỉnh Bắc Kạn sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân, phần nhiều khó khăn về tài chính của các HTX, chất lượng đội ngũ cán bộ trong các HTX còn thấp, Lĩnh vực hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Đối với tỉnh Bắc Kạn, các HTX hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số HTX của tỉnh, HTX thương mại dịch vụ số lượng rất thấp. Số lượng HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm gần đây (2014-2016) giảm đáng kể, do một số HTX hoạt động không hiệu quả, thị trường đầu ra khó khăn, nhỏ lẻ, chủ yếu tiêu thụ tại các chợ, các cửa hàng, siêu thị của tỉnh, . (xem bảng 2). Tình hình cấp đăng ký kinh doanh và con dấu của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Đăng ký kinh doanh và con dấu thể hiện tư cách pháp nhân đối với một tổ chức kinh tế HTX là vô cùng quan trọng, nó quyết định hoạt động của HTX, bảo đảm cho hoạt động của HTX về pháp lý. Trong những năm vừa qua, tình hình cấp giấy phép kinh doanh và con dấu cho các HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được thực hiện khá nghiêm túc, hầu hết các các ngành nghề kinh doanh của các HTXNN đã được cấp giấy phép kinh doanh và đa phần các HTX này đều có con dấu của mình. Tính đến năm 2016, 100% các HTXNN trên địa bàn tỉnh đã tiến hành đăng ký kinh doanh và có con dấu riêng (xem bảng 3). Bảng 1. Số lượng HTX tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm 2014 -2016 ĐVT: HTX TT Phân loại HTX theo lĩnh vực Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Nông lâm nghiệp 116 113 51 2 Công nghiệp – TTCN 40 38 5 3 Xây dựng – DVLXD 30 27 5 4 Giao thông vận tải 4 4 4 5 Thương mại, dịch vụ 13 12 4 6 Lĩnh vực khác 18 18 Tổng cộng 221 212 69 Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn [1],[2],[3] Bảng 2. Số lượng HTXNN phân theo lĩnh vực hoạt động ĐVT: HTX TT Phân loại HTX NN theo lĩnh vực Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Chăn nuôi 17 12 0 2 Chế biến nông, lâm sản 53 33 20 3 Nông nghiệp, dich vụ nông nghiệp 46 68 31 Tổng cộng 116 113 51 Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn [1],[2],[3] Đỗ Thị Hồng Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 27 - 32 29 Bảng 3. Tình hình cấp ĐKKD và con dấu tại các HTXNN tỉnh Bắc Kạn Địa bàn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chưa đủ ĐKKD Chưa có con dấu Chưa đủ ĐKKD Chưa có con dấu Chưa đủ ĐKKD Chưa có con dấu TP Bắc Kạn 1 0 1 0 0 0 Huyện Chợ Đồn 2 2 1 0 0 0 Huyện Chợ Mới 2 1 0 0 0 0 Huyện Ngân Sơn 1 0 0 0 0 0 Huyện Ba Bể 1 1 0 0 0 0 Huyện Na Rỳ 2 2 0 0 0 0 Huyện Pác Nặm 3 2 1 1 0 0 Huyện Bạch Thông 1 0 0 0 0 0 Huyện Chợ Đồn 1 0 0 0 0 0 Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn [1],[2],[3] Bảng 4. Tình hình tài sản hiện có của HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Đất đai, nhà xưởng 3.878 3.700,8 1.049,3 2 Máy móc thiết bị 2.729,6 2.639,4 1.929,4 3 Xe ô tô 7.927,8 5.908 5.758 4 Tài sản khác 929. 790,7 644,1 Tổng tài sản 15.464,5 13.039 9.380,9 Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn [1],[2],[3] Bảng 5. Vốn hoạt động của các HTXNN phân theo lĩnh vực ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Chăn nuôi 10.272,5 8.817,9 - 2 Chế biến nông, lâm sản 11.827,2 9.872,2 9.578 3 Nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp 10.282,7 9.615,9 9.689 Tổng cộng 32.382,5 28.306,1 19.267 Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn [1],[2],[3] Kết quả hoạt động kinh doanh của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Tình hình tài sản của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Đặc trưng của các HTXNN tỉnh Bắc Kạn là phần lớn các HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp nên giá trị tài sản của các HTX không lớn, chủ yếu là các tư liệu sản xuất nhỏ phục vụ cho hoạt động sản xuất của HTX. Tài sản có giá trị của HTX là phương tiện vận tải được sử dụng để chuyên chở sản phẩm nông nghiệp của HTX mang đi bán, đối với các HTX chế biến nông lâm sản thì giá trị tài sản cố định có giá trị còn có các máy móc thiết bị sử dụng cho hoạt động sản xuất chế biến (xem bảng 4). Nguồn vốn hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Nguồn vốn hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chủ yếu được huy động từ các thành viên tham gia HTX góp vốn (khoảng 66%), vốn được vay từ các tổ chức tín dụng (khoảng 30%), số vốn được hỗ trợ từ các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ (khoảng 4%) [3]. Theo số liệu thống kê từ Liên minh HTX tỉnh Bắc kạn, tổng nguồn vốn của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong 3 năm 2014 - 2016 có sự biến động đáng kể, chủ yếu là các HTX chăn nuôi, do làm ăn thua lỗ phải đóng cửa (xem bảng 05) Chi phí sản xuất kinh doanh của HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Chi phí sản xuất kinh doanh của HTXNN chủ yếu gồm các chi phí về giống, chi phí phân bón, chi phí khấu hao về ruộng, đất, chi phí nhân công (đổi công và lấy công làm lãi),.... Theo số liệu của Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn (bảng 6), chi phí trong các HTXNN thuộc lĩnh vực chế biến nông, lâm sản chiếm tỷ trọng cao, tiếp đến là lĩnh vực trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi có chi phí thấp nhất. Đỗ Thị Hồng Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 27 - 32 30 Bảng 6. Chi phí hoạt động của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ĐVT:Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Chăn nuôi 3.800 3.403 0 2 Chế biến nông, lâm sản 12.219 13.494 11.037 3 Nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp 6.780 7.121 6.549 Tổng cộng 22.799 24.018 17.586 Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn [1],[2],[3] Doanh thu sản xuất kinh doanh của HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Bảng 7. Doanh thu của HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ĐVT: Triệu đồng TT Lĩnh vực hoạt động của HTXNN Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Chăn nuôi 3.228 2.983 0 92,41 - - 2 Chế biến nông, lâm sản 13.029 14.272 11.632 109,54 81,50 95,52 3 Nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp 7.150 7.483 6.734 104,66 89,99 97,33 Tổng cộng 23.407 24.738 18.366 105,69 74,24 89,97 Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn [1],[2],[3] Qua bảng 7 ta thấy, doanh thu của các HTXNN giảm đáng kể trong 3 năm tổng doanh thu của các HTX giảm bình quân 10,03%. Nguyên nhân do số lượng HTXNN giảm khá mạnh, ngoài ra các HTXNN và dịch vụ vẫn dựa chủ yếu vào thời vụ, được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa; đối với HTX chế biến nông lâm sản thì cạnh tranh gay gắt trong nội bộ ngành, thiếu nguồn nguyên liệu do không cạnh tranh được với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất lớn; một số sản phẩm ngành chăn nuôi bán cho thương lái để xuất khẩu cho Trung Quốc nên giá cả phụ thuộc vào Trung Quốc và thương lái, dẫn đến biến động giá cả rất lớn, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của các đơn vị HTX trên địa bàn. Thêm vào đó, tình hình dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi diễn biến phức tạp, nhiều hộ dân thiệt hại nhiều trong quá trình sản xuất, do vậy cũng ảnh hưởng rất nhiều đến doanh thu của các HTX. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh của HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Với việc áp dụng luật hợp tác xã mới, nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn làm ăn thua lỗ đã xin giải thể, chuyển đổi phương thức làm ăn, các thành viên cũng giải tán, một số thành viên xin tham gia các HTX khác để tiếp tục sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình. Đối với các HTX chăn nuôi trong những năm 2014 và 2015 liên tục làm ăn thua lỗ bởi một số nguyên nhân như sau: trong những năm này chăn nuôi liên tục gặp các bệnh số lượng chết nhiều như: bệnh long mồm lở móng, bệnh tai xanh ở lợn, bệnh cúm ở gà... đây là những bệnh khó chữa, gia súc gia cầm mắc bệnh chết nhanh, HTX chăn nuôi lợn chủ yếu bán cho thương lái sau đó xuất khẩu sang Trung Quốc (thị trường phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc). Do đó, khi Trung Quốc không nhập khẩu lợn làm cho các HTX chăn nuôi lợn phá sản không có thị trường để tiêu thụ. Vì vậy, nhiều HTX đã bị thua lỗ rất nặng, dẫn đến phá sản giải thể, thêm vào đó là công tác quản lý, sử dụng khoa học chưa thật sự hiệu quả, năng suất chăn nuôi thấp dẫn đến lợi nhuận thấp. Các hợp tác xã chế biến nông, lâm sản với vùng nguyên liệu rộng lớn, giá chi phí đầu vào thấp và chi phí nhân công thấp nên làm ăn kinh doanh có lãi nhiều. Một số HTX trong lĩnh vực này cũng làm ăn thua lỗ và xin giải thể chủ yếu là các doanh nghiệp vướng mắc nhiều vào thị trường đầu ra, các sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của đối tác và thị trường như: HTX ván dăm chưa đạt về độ dẻo dai, độ ẩm, HTX gỗ ép chưa đạt về độ mịn... nên giá thành của các sản phẩm của các HTX chế biến lâm sản thường không cao. Đỗ Thị Hồng Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 27 - 32 31 Bảng 8. Lợi nhuận của các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Đơn vị: Triệu đồng TT Lĩnh vực hoạt động của HTXNN Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Chăn nuôi -572 -420 0 73,0 - - 2 Chế biến nông, lâm sản 810 778 595 96,0 76,4 86,2 3 Nông nghiệp, dich vụ nông nghiệp 370 362 185 97,8 51,1 74,4 4 Tổng 1.180 1.140 780 96,6 68,4 82,5 Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Bắc Kạn [1],[2],[3] HTX nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp chủ yếu vẫn làm ăn có lãi, một số HTX làm ăn thua lỗ bởi một số nguyên nhân như: nhập một số chủng loại thuốc thu y và thuốc bảo vệ thực vật quá đắt, thông qua nhiều trung gian, mặt hàng không đa dạng và không cập nhật những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Một điểm đáng quan tâm đó là khách hàng các HTX này là nông dân, những người có thu nhập thấp và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thiên tai và dịch bệnh nên tỷ lệ nợ xấu rất nhiều. Các HTX trong lĩnh vực này muốn làm ăn được thì thường xuyên cho bà con nợ đến cuối vụ trả, nhiều hộ đã không làm đúng theo cam kết và tỷ lệ nợ đọng vốn trong dân rất nhiều bởi vậy một số HTX thua lỗ trong nhiều năm nên cũng xin giải thể Các giải pháp nâng cao nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Mở rộng quy mô sản xuất cho các HTX nông nghiệp Cần khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất của HTXNN thông qua những giải pháp cụ thể sau: Hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các HTXNN; Huy động nguồn vốn phi chính phủ; Kêu gọi nâng cao góp vốn từ các thành viên; Thực hiện các dự án ưu đãi của nhà nước Bên cạnh đó, việc mở rộng quy mô sản xuất phải gắn với việc đầu tư công nghệ về giống, công nghệ về phân bón, công nghệ sản xuất, công nghệ chế biến,... sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho HTXNN, đồng thời nâng cao thu nhập cho các thành viên tham gia HTX. Đây chính là điều kiện tiêu quyết để các thành viên gắn bó với HTXNN. Nâng cao năng lực quản lý của Hội đồng quản trị hợp tác xã + Nâng cao trình độ quản lý của Hội đồng quản trị HTX thông qua các lớp tập huấn, các khóa học đào tạo ngắn hạn do Liên minh HTX phối hợp với các cơ quan tổ chức như Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn + Mở các lớp nâng cao trình độ khoa học công nghệ. + Liên minh hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc vận động, khuyến khích, giúp đỡ Hội đồng quản trị của các HTXNN trong mọi vướng mắc liên quan đến pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán, về quản trị,... giúp các HTXNN tiếp cận dần với việc quản lý hiện đại theo cơ chế thị trường hiện nay. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của các thành viên hợp tác xã + Tuyên truyền vận động các thành viên tham gia các hoạt động của HTX, tham gia các cuộc họp thường niên của HTX để biết được mục tiêu, phương hướng cũng như cách thức sản xuất kinh doanh của HTX. + Nâng cao sự đoàn kết giữa các thành viên trong HTX thông qua các hoạt động chung của HTX, cùng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động sản xuất kinh doanh, hợp tác và thi đua giữa các nhóm trong HTX + Thường xuyên tổ chức các hoạt động chung + Ban quản trị HTX cần kết hợp với các Sở, ban, ngành mở các lớp tập huấn hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn làm ăn. Ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất tại các HTXNN Muốn nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp của các HTXNN, các HTX này cần phải ứng dụng công nghệ về giống, Đỗ Thị Hồng Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 27 - 32 32 công nghệ phân bón, công nghệ chăm sóc, công nghệ sản xuất, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản,... cho sản xuất sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ - Các HTXNN cần ổn định các yếu tố đầu vào, các yếu tố đầu vào cho sản xuất của các HTX phải đảm bảo chất lượng, do vậy HTX cần phải ký kết hợp đồng đối với các doanh nghiệp, các cơ sở cung ứng các yếu tố đầu vào nhằm ổn định về giá cả và đáp ứng chất lượng. - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức nhằm tiêu thụ sản phẩm của HTXNN. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần có chính sách quảng bá rộng rãi thông qua các website, các chương trình hội trợ triển lãm hàng nông sản trong và ngoài nước, đặc biệt cần có chính sách sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn VietGAP,... có như vậy HTXNN mới có chỗ đứng trên thị trường và phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn (2016), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2015. 2. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn (2017), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2016. 3. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn (2018), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn năm 2017 4. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Bắc Kạn (2016), Báo cáo số 43/BC-LMHTX, ngày 31 tháng 8 năm 2016, Báo váo về tình hình kinh tế tập thể và hoạt động của Liên minh Hợp tác của tỉnh. 5. UBND tỉnh Bắc Kạn (2016), Kế hoạch số 281/KH-UBND tỉnh Bắc Kạn ngày 01 tháng 9 năm 2016 về kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Bắc Kạn năm 2017. SUMMARY SITUATION OF BUSINESS ACTIVITIES OF AGRICULTURAL COOPERATIVES IN BAC KAN PROVINCE Do Thi Hong Hanh * University of Economics and Business Administration - TNU Bac Kan is a mountainous province in northeastern Vietnam. The economy is mainly agricultural, forestry and fishery. Industrial production and services are still underdeveloped. In the field of agriculture, the main forms of economic organization are small farmer households, so the production and business activities are fragmented and ineffective. In the past years, with the process of economic integration, the provincial People's Committee has paid attention to encouraging the development of cooperative models in the province. Especially the form of cooperative in the field of agriculture to link the small farmers together, creating collective strength in production and consumption of products. Through cooperatives, households can support each other in terms of input factors for production and market search. Through cooperatives and local authorities, it is easier to train, propagate and support seeds, loan support, etc., in order to improve the efficiency of production and business. Income for employees. Therefore, the development of agricultural cooperative models in the province is considered as a driving force for the rural economic development of the province.. Keyword: Vocational training; vocational training for rural workers; vocational training quality; vocational training results for rural workers; Efficient vocational training for rural workersagricultural cooperatives; Cooperative; Development of agricultural cooperatives; The results of production and business activities of agricultural cooperatives; Promote the development of agricultural cooperatives Ngày nhận bài: 27/8/2018; Ngày phản biện: 06/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018 * Tel: 0989 537468, Email: dohanhkt.sfl@tnu.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf307_489_1_pb_0806_2127083.pdf