Thực trạng hành vi sức khỏe và nguy cơ trầm cảm của sinh viên năm thứ hai Đại học Thương mại

Tài liệu Thực trạng hành vi sức khỏe và nguy cơ trầm cảm của sinh viên năm thứ hai Đại học Thương mại: Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 101 Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 6%, trong đó chủ yếu là biến chứng nhiễm trùng (3,2%). Trong số 163 bệnh nhân liên lạc được có 25 trường hợp có tái phát sau điều trị (15,3%). Vị trí hay tái phát là vùng da quanh mắt (28%), rãnh mũi má (20%), mũi (16%). Thời gian tái phát sau điều trị được ghi nhận nhiều nhất là sau 24 tháng (48%). Khối u kích thước lớn (> 5cm) có tỷ lệ tái phát cao (71,4%), khối u kích thước nhỏ (≤ 2cm) có tỷ lệ tái phát thấp (9,5%). Giai đoạn III có tỷ lệ tái phát cao nhất (46,4%) và giảm dần đến giai đoạn I chỉ còn 5,3%. Tỷ lệ tái phát của các thể lâm sàng là không khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn phẫu thuật tạo hình Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Các u ác tính của da. Phẫu thuật tạo hình, nhà xuất bản Y học, 116 – 120. 2. Trần Văn Thiệp, Phan Triệu Cung, Võ Duy Phi Vũ, Đỗ Tường Huân (2005). Vạt đảo có cuống dưới da trong phẫu trị ung thư da vùng đầu cổ. Chuyên đề Ung thư...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hành vi sức khỏe và nguy cơ trầm cảm của sinh viên năm thứ hai Đại học Thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 101 Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 6%, trong đó chủ yếu là biến chứng nhiễm trùng (3,2%). Trong số 163 bệnh nhân liên lạc được có 25 trường hợp có tái phát sau điều trị (15,3%). Vị trí hay tái phát là vùng da quanh mắt (28%), rãnh mũi má (20%), mũi (16%). Thời gian tái phát sau điều trị được ghi nhận nhiều nhất là sau 24 tháng (48%). Khối u kích thước lớn (> 5cm) có tỷ lệ tái phát cao (71,4%), khối u kích thước nhỏ (≤ 2cm) có tỷ lệ tái phát thấp (9,5%). Giai đoạn III có tỷ lệ tái phát cao nhất (46,4%) và giảm dần đến giai đoạn I chỉ còn 5,3%. Tỷ lệ tái phát của các thể lâm sàng là không khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn phẫu thuật tạo hình Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Các u ác tính của da. Phẫu thuật tạo hình, nhà xuất bản Y học, 116 – 120. 2. Trần Văn Thiệp, Phan Triệu Cung, Võ Duy Phi Vũ, Đỗ Tường Huân (2005). Vạt đảo có cuống dưới da trong phẫu trị ung thư da vùng đầu cổ. Chuyên đề Ung thư học, Hội thảo phòng chống ung thư TP Hồ Chí Minh, 175 – 183. 3. Wilson de Oliveira and all (2003). Dermatology Online Journal. Volume 9, number 5; www.dermatology.cidlib.org/basal/ribeiro.html 4. Jeffey L. Melton, M.D., Atlast of Dermatology. www.meddean.luc.edu. 5. Trần Thanh Cường, Võ Đăng Hùng, Bùi Xuân Trường, Trần Chí Tiến (2005). Sử dụng vạt tại chỗ trong điều trị ung thư da vùng đầu cổ. Chuyên đề ung thư học, hội thảo phòng chống ung thư Tp Hồ Chí Minh, 163 – 170. 6. Bùi Xuân Trường, Trần Văn Thiệp, Phó Đức Mẫn (1999). Chẩn đoán và phẫu thuật ung thư da vùng đầu cổ. Tạp chí Thông tin Y dược, số đặc biệt chuyên đề ung thư, 122 – 128. 7. Đỗ Thu Hằng (2004). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả điều trị ung thư biểu mô da tại bệnh viện K từ 1999 - 2004. Luận văn thạc sỹ y học. 8. UICC (1997):TNM Atlast, 187 – 190. 9. Rhodes A.R. (1995). Public Education and Cancer of the skin. Cancer supplement: 613 – 630. 10. Nguyễn Bá Đức (2007), “Các nguyên tắc xạ trị trong ung thư”, Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư, Nhà xuất bản Y học, tr 31-38. THỰC TRẠNG HÀNH VI SỨC KHỎE VÀ NGUY CƠ TRẦM CẢM CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI NGUYỄN THỊ HƯỞNG - Trường Đại học Thăng Long NGUYỄN HỮU HIẾU, TRẦN THỊ THANH HƯƠNG Trường Đại học Y Hà Nội TÓM TẮT Đặt vấn đề: Học tập ở đại học là cơ hội tốt để sinh viên học tập và trải nghiệm bản thân. Tuy nhiên, sự thay đổi môi trường sống, môi trường học tập, sinh viên thường đối mặt với hành vi sức khỏe có hại, cũng như nguy cơ về trầm cảm và stress. Mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng hành vi sức khỏe của sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Thương Mại. (2) Đánh giá nguy cơ trầm cảm của nhóm sinh viên trên. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng bộ câu hỏi tự điền (bộ câu hỏi liên quan tới hành vi sức khỏe được phát triển và thang đo nguy cơ trầm cảm CESD) được tiến hành trên 400 sinh viên năm thứ 2, được lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên uống rượu 48,8%, hút thuốc lá 8,8%, sử dụng chất gây nghiện 3,2%, tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm là 49,5%, một số yếu tố liên quan tới stress ở sinh viên là bắt đầu khóa học đại học 85,5%, nhiều trách nhiệm mới 84,8%,...Kết luận: Sinh viên đang gặp rất nhiều vấn đề liên quan tới hành vi sức khỏe, stress và nguy cơ trầm cảm trong những năm đầu tiên của thời gian học đại học, do đó cần phải có sự quan tâm đúng mức tới sức khỏe của sinh viên. Từ khóa: Hành vi sức khỏe, nguy cơ trầm cảm, CESD, sinh viên năm thứ 2. SUMMARY HEALTH BEHAVIORS AND RISK OF DEPRESSION FROM SECOND YEAR STUDENT OF NATIONAL TRADE UNIVERSITY Background: Studying in college is a great opportunity for students to learn and create experience themselves. However, the changing of living environment and learning environment, students is often faced with adverse health behaviors, as well as risks of depression. The Trade University has more than 14,000 students are studying but study on health behavior of students were limited. Objectives: (1) To investigate health behaviors of second year student at the National Trade University; (2) To evaluate risk of depression in above students Methods: Cross-sectional study was applied in 400 second year students by self-filled questionnaire and applied CESD for identifying risk of depression. Results: The health behaviors of student were as following: drinking rate was 48.8%, 8.8% smoking, drug use by 3.2%; the percentage of students at risk of depression was 49.5%. Conclusions: Students having a lot of health problems during the time studying in college, so it should have the relevant attention to the health of students. Keywords: Health behaviors, risk of depression, CESD, 2nd students. ĐẶT VẤN ĐỀ Với sinh viên (SV), thời gian ngồi trên ghế giảng đường đại học là quãng thời gian vô cùng quan trọng trong quá trình lâu dài tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp tư duy cũng như là cơ hội tốt để sinh viên được trải nghiệm bản thân. Tuy nhiên, theo quy luật phát triển tâm lý của lứa tuổi này, SV lại đối mặt với nhiều hành vi không có lợi cho sức khỏe như uống rượu, hút thuốc, hành vi tình dục không an toànĐây cũng chính là thời gian mà nhiều SV có sự thay đổi môi trường sống, bắt đầu một cuộc sống tự lập, thay Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 102 đổi môi trường học tập với cách thức học tập khác hẳn so với thời gian học phổ thông. Vì vậy, nhiều SV không thể đương đầu với những khó khăn, thử thách và do vậy dễ có các nguy cơ lâm vào chứng trầm cảm. Theo điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ II (SAVY 2), tỷ lệ thanh thiếu niên nói chung, SV nói riêng sử dụng rượu bia, hút thuốc ngày càng nhiều hơn, có một tỷ lệ không nhỏ trong số họ còn có lúc có cảm giác tự ti (29,9%), có cảm giác thất vọng, chán chường về tương lai (14,3%) [1]. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang, có tới 63,6% SV bị stress, các yếu tố ảnh hưởng liên quan tới stress như vấn đề về học tập trên 75%, căng thẳng, lo lắng (81%), mệt mỏi, chán ăn khoảng 50 - 70%. Kết quả từ một nghiên cứu tại một trường đại học tại Đức cho thấy có khoảng 22,1% SV có hút thuốc lá, 32,5% SV uống rượu vài lần một tuần, 10% có sử dụng các thuốc gây nghiện (cần sa, cocain, amphetamines,) trong 3 tháng gần đây [2]. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Mỹ năm 2010, khoảng 18.800.000 người Mỹ trưởng thành, chiếm khoảng 9,5% độ tuổi dân số Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên bị rối loạn trầm cảm trong một năm trong đó tỷ lệ gặp ở phụ nữ cao gấp 2 lần so với nam giới [3]. Trường Đại học Thương Mại hiện với hơn 14.000 SV chính qui đang theo học, những cử nhân kinh tế tương lai. Hiện tại chưa có nghiên cứu nào liên quan đến sức khỏe của SV trong trường. Với mục đích tìm hiểu cụ thể các hành vi liên quan đến sức khỏe, vấn đề trầm cảm và stress của SV, phân tích những cảm nhận trải nghiệm từ đó đưa ra một số một số biện pháp để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và điều chỉnh hành vi của SV, chúng tôi tiến hành đề tài này với các mục tiêu như sau: Mô tả thực trạng hành vi sức khỏe của SV năm thứ hai Trường Đại học Thương Mại. Đánh giá nguy cơ trầm cảm của nhóm SV nói trên. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên hiện đang học năm thứ 2 trường Đại học Thương Mại. Tiêu chuẩn lựa chọn: Hiện đang học năm thứ 2 hệ chính quy. Đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Hiện không có vấn đề sức khỏe tâm thần hay một số tật như khiếm thị, tật nguyền cũng như không trong thời kỳ điều tra liên quan tới vấn đề pháp lý. Tiêu chuẩn loại trừ: Hiện đang học các năm thứ 1, 3, 4. Từ chối tham gia nghiên cứu. Hiện đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc một số tật như khiếm thị, tật nguyền. Đang trong thời kỳ điều tra liên quan tới vấn đề pháp lý. 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Thương Mại. Thời gian nghiên cứu: 1/2013 – 11/2013 3. Cỡ mẫu và chọn mẫu Cỡ mẫu: Được tính từ công thức tính cỡ mẫu cho việc ước tính một tỷ lệ: n = Z2(1 - /2) p x 1 - p 2 Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu. Z2(1 - /2): Hệ số tin cậy, với  = 0,05 ta có Z = 1,96. p: Tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm, p = 0,4. : Sai lệch mong muốn,  = 0,05. Từ đó ta tính được n  369, lấy tròn cỡ mẫu là 400 SV. Chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên từ danh sách sinh viên năm thứ 2 của các lớp, phân bổ theo tỷ lệ nam/nữ là 1/4. 4. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. 5. Công cụ thu thập thông tin: Sử dụng bộ câu hỏi được phát triển để đánh giá một số hành vi sức khỏe (uống rượu, hút thuốc, sinh hoạt tình dục, sử dụng mạng xã hội và game online), sử dụng thang đo CES-D đã được chuẩn hóa để đánh giá nguy cơ trầm cảm. 6. Nhập và xử lý số liệu Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Xử lý bằng phần mềm STATA v12.0. Thang đo CES-D là thang đo đã được chuẩn hóa, gồm 20 câu, đánh giá các triệu chứng thường gặp trong 1 tuần vừa qua. Mỗi câu hỏi được đánh giá trên thang điểm 4, với các mức độ như sau: 0: không bao giờ gặp hoặc hiếm khi, < 1 ngày. 1: xuất hiện một vài khi hoặc từ 1 – 2 ngày. 2: thỉnh thoảng gặp, đôi khi hoặc trung bình từ 3 – 4 ngày. 3: rất hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian, trong hoặc hơn 7 ngày. Sau đó tính tổng điểm của các câu hỏi, kết quả tổng điểm được phân tích theo 2 mức độ: < 22 điểm: Không có nguy cơ trầm cảm. ≥ 22 điểm: Có nguy cơ trầm cảm. 7. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được sự thống nhất và đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có quyền tự do rút khỏi nghiên cứu. Các thông tin về đối tượng được giữ bí mật và chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu khoa học. KẾT QUẢ Tổng số SV tham gia nghiên cứu là 400, trong đó nữ chiếm 73,7%, tuổi trung bình là 19,3  0,6, chủ yếu SV sinh ra ở nông thôn (66,8%), hiện có 58,8% SV đang thuê nhà trọ, hầu hết SV vẫn chưa lập gia đình (99,5%). Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 103 Bảng 1: Mức độ sử dụng các chất có hại cho sức khỏe của SV Sử dụng các chất có hại Nam (%) Nữ (%) Chung (%) OR 2 (p) Uống rượu Chưa sử dụng bao giờ Có, không phải 30 ngày qua Sử dụng trong 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 18,1 59,1 18,1 4,7 0,0 63,0 31,2 4,4 1,4 0,0 51,2 38,5 8,0 2,3 0,0 7,7 62,6 (<0,001) Hút thuốc lá Chưa sử dụng bao giờ Có, không phải 30 ngày qua Sử dụng trong 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 79,0 11,4 5,7 2,8 0,1 95,6 3,8 0,6 0,0 0,0 91,2 5,8 1,7 1,2 0,1 5,7 26,6 (<0,001) Sử dụng chất gây nghiện Chưa sử dụng bao giờ Có, không phải 30 ngày qua Sử dụng trong 1-9 ngày Sử dụng trong 10-29 ngày Sử dụng trong cả 30 ngày 96,1 2,9 1,0 0,0 0,0 97,0 2,0 0,7 0,3 0,0 96,8 2,2 0,8 0,2 0,0 1,3 0,1 (0,707) Nhận xét: Tỷ lệ uống rượu ở nam cao gấp 7,7 lần ở nữ, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam cao hơn 5,7 lần ở nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ SV nữ hút thuốc lá chiếm 4,4%, chủ yếu đã từng hút nhưng không phải trong 30 ngày qua; trong khi đó tỷ lệ nam hút thuốc cao hơn (21%), mức độ sử dụng trong tháng qua từ 1-29 ngày là 8,5%. Tỷ lệ SV có sử dụng chất gây nghiện (3%), không có sự khác biệt giữa nam và nữ, chủ yếu đã từng sử dụng nhưng không phải trong 30 ngày qua (Bảng 1). Bảng 2: Một số đặc điểm về hành vi sinh hoạt tình dục ở SV Hành vi sinh hoạt tình dục Nam (%) Nữ (%) Chung (%) 2 (p) Khuynh hướng tình dục Khác giới Đồng giới Lưỡng giới Không biết 92,4 1,9 1,9 3,8 94,9 0,7 2,7 1,7 94,2 1,0 2,5 2,3 2,9 (0,404) Mối quan hệ hiện tại Chưa có người yêu Có và đang sống cùng Có nhưng không sống cùng 71,4 3,8 24,8 79,3 0,7 20,0 77,3 1,5 21,2 6,5 (0,039) Số bạn tình trong 12 tháng qua Không Một Hai Từ ba trở lên 48,6 39,1 0,9 11,4 55,3 39,7 1,7 3,3 53,5 39,5 1,5 5,5 10,5 (0,018) Nhận xét: Khuynh hướng tình dục chủ yếu là khác giới (94,2%). Bên cạnh đó, 5,8% sinh viên trả lời là có có khuynh hướng đồng giới, lưỡng giới hoặc không biết mình theo khuynh hướng nào, tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ. Tỷ lệ SV nam có người yêu và đang sống cùng cao hơn ở nữ (nam 3,8%, nữ 0,7%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hầu hết SV không có hoặc chỉ có 1 bạn tình trong 12 tháng qua (93%), 5,5% sinh viên có số bạn tình từ ba trở lên (5,5%), đặc biệt ở SV nam (11,4%) (Bảng 2). Tỷ lệ SV đã quan hệ tình dục trong 12 tháng qua có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ, tỷ lệ đã quan hệ ở nam là 17,1% gấp 6 lần so với SV nữ (2,7%). Biểu đồ 1: Các biện pháp tránh thai được sử dụng khi quan hệ Nhận xét: Biểu đồ 1 cho thấy chủ yếu SV khi quan hệ tình dục sử dụng bao cao su để tránh thai (57,7%).Tuy nhiên, khoảng 1/4 số SV không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục. Bảng 3: Tỷ lệ chơi game online và vào mạng xã hội ở SV Sử dụng Internet Nam n (%) Nữ n (%) Chung n (%) OR 2 (p) Chơi game online 86 (81,9) 196 (66,4) 282 (70,5) 2,3 8,9 (0,003) Vào mạng xã hội 103 (98,1) 293 (99,3) 396 (99,0) 0,4 1,2 (0,278) Nhận xét: Tỷ lệ SV sử dụng Internet để chơi game online cao (70,5%) trong đó tỷ lệ SV nam chơi cao gấp 2,3 lần SV nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Hầu hết SV đều sử dụng mạng xã hội (99%), đặc biệt ở SV nữ (Bảng 3). Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 104 Biểu đồ 2: Thời gian chơi game online và sử dụng mạng xã hội Nhận xét: Thời gian chơi game online và vào mạng xã hội của SV chủ yếu dưới 3 giờ (trên 80%), thường từ 1 - 3 giờ. Bên cạnh đó vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ sử dụng trên 3 giờ để chơi game online (12,1%) hay vào mạng xã hội (19,4%) (Biểu đồ 2). Bảng 4: Nguy cơ trầm cảm ở SV Nguy cơ trầm cảm Nam n (%) Nữ n (%) Chung n (%) OR 2 (p) Có nguy cơ 45 (42,9) 153 (51,9) 198 (49,5) 0,7 2,5 (0,113) Không có nguy cơ 60 (57,1) 142 (48,1) 202 (50,5) Nhận xét: Tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm khá cao, chiếm gần 1/2 số SV (49,5%). Tỷ lệ SV nữ có nguy cơ trầm cảm cao hơn SV nam khoảng 10%. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). BÀN LUẬN 1. Sử dụng các chất có hại cho sức khỏe: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ SV sử dụng uống rượu ở SV nam là 81,9%, cao gấp 7,7 lần ở SV nữ, tỷ lệ hút thuốc lá là 21%, cũng cao gấp 5,7 lần. Kết quả này thấp hơn so với tỷ lệ sử dụng rượu và thuốc lá trong SAVY 2 (58% có sử dụng rượu, 20,4% hút thuốc lá) [1]. Nguyên nhân là do đặc thù của nam giới là sự mạnh mẽ, thích thể hiện nên thường dùng rượu để làm thước đo độ mạnh mẽ và cũng như là lời mời chào trong các bữa tiệc. Một đặc thù nữa là nam giới thường hút thuốc lá khi căng thẳng hoặc cũng có thể do bạn bè lôi kéo rồi dẫn đến nghiện thuốc lá. Mức độ sử dụng rượu và thuốc lá thường đã từng sử dụng hoặc sử dụng trong 1-9 ngày. Việc sử dụng các chất này không tốt cho SV bởi nó không chỉ hại sức khỏe mà còn hao tốn tiền của của SV. Ngoài ra còn có một tỷ lệ nhỏ SV có sử dụng chất gây nghiện (khoảng 3%). Có thể những SV này là những SV có điều kiện, hay vào các quán bar, sử dụng các thuốc gây nghiện để bay nhảy, hoặc có thể gặp ở một số SV khác dễ bị cám dỗ, lôi kéo khi bắt đầu vào môi trường phức tạp ở đô thị. Hậu quả có thể dẫn SV tới những tệ nạn xã hội khác rồi cả những hành vi vi phạm pháp luật. Nhà trường cần có các biện pháp tuyên truyền trên bảng tin, băng rôn và đài phát thanh về tác hại của chất gây nghiện. Đồng thời, Trạm y tế và Phòng Công tác SV có thể tổ chức xét nghiệm bất chợt phát hiện sử dụng chất gây nghiện trong người cho SV năm thứ nhất. Đây là hình thức răn đe, góp phần đảm bảo môi trường học đường nói không với ma túy. 2. Hành vi sinh hoạt tình dục: Khuynh hướng tình dục của SV trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là khác giới (94,2%). Bên cạnh đó còn có khoảng 5,8% SV có khuynh hướng đồng giới, lưỡng giới hoặc không biết mình theo khuynh hướng này, các đối tượng này có thể do bản thân về cấu tạo cơ thể hay tâm sinh lý của họ nhưng cũng có thể do một số SV có nhu cầu kiếm thêm tiền mà có thể phục vụ những người có nhu cầu tình dục đồng giới. Điều này có thể là nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội cao, vì vậy cần phát hiện và tổ chức tư vấn cho những SV này. Ngoài ra, một số có người yêu và đang sống cùng, nguyên nhân có thể do thuê nhà ở không có sự kiểm soát của gia đình, nhà trường, đây là vấn đề đang nhức nhối đặt ra ở giới trẻ. Theo nghiên cứu về sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân của SV do Trung ương hội SV kết hợp với Bộ Y tế tiến hành năm 2008 tại các trường đại học phía nam kết quả cho thấy tỷ lệ SV đồng ý với việc sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng cao, có xu hướng tăng lên ở một số khu vực nội thành đô thị lớn [4]. Từ đây sẽ dẫn đến những ý nghĩ và hành động nguy hại hơn của các em SV đặc biệt là SV nữ như lỡ có thai ngoài ý muốn rồi nạo phá thai, tập trung cuộc sống “vợ chồng” không tập trung học hành Đây là những vấn đề cần tìm hiểu sâu hơn, đồng thời Trạm y tế trường và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cần phải tìm hiểu kỹ hơn và tổ chức các hoạt động nhằm tư vấn kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản và ngăn chặn hệ lụy xảy ra. 3. Sử dụng internet: Đối với SV, môi trường học tập, giải trí phong phú đa dạng, nhu cầu sử dụng internet ngày càng cao. Sự ra đời của internet đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tinh thần cũng như đời sống học tập của SV trong môi trường sống luôn năng động và bận rộn hiện nay. Nghiên cứu về thị trường Internet Việt Nam năm 2012 vừa được công bố, internet đã vượt qua radio (23%) và báo giấy (40%) để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng hàng ngày phổ biến nhất tại Việt Nam (42%). Trong đó giới trẻ độ tuổi từ 15 đến 24 là đối tượng dùng internet nhiều nhất. Tuy nhiên thời gian sử dụng internet để chơi game online của SV năm thứ 2 khá cao. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền bạc và kéo theo đó là các hành vi tiêu cực. Nhà trường nên kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động ngoại khóa tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh, bổ ích, qua đó làm hạn chế thời gian chơi game online. 4. Đánh giá nguy cơ trầm cảm: 49,5% là con số cho thấy tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm khá cao, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Đình Quyên (39,6%) [5] hay nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên (47,6%) [6]. Tỷ lệ SV nữ có nguy cơ trầm cảm cao hơn SV nam khoảng 10%. Trong một nghiên cứu ở Mỹ thì tỷ lệ gặp ở nữ cao gấp 2 lần nam giới (12% so với 6,6%) [7]. Do đa phần tính cách nữ yếu đuối hơn nam nên thường bị ảnh hưởng tâm lí và suy nghĩ nhiều hơn khi gặp khó khăn. Điều này có thể giải thích vì khối lượng kiến thức học trong một buổi quá nhiều, quá nặng kèm theo các yếu tố khác như trò chơi, mạng xã Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014 105 hội cũng như các công việc khác làm SV không thể tập trung, dẫn đến kết quả học tập sút kém, có thể dẫn đến sự chán nản, thất vọng. Vì vậy nên giảm tải khối lượng kiến thức truyền tải trong một buổi, tổ chức bồi dưỡng thêm cho những SV yếu kém để cải thiện kết quả học tập cho SV. KẾT LUẬN 1. Hành vi sức khỏe của SV Tỷ lệ SV sử dụng các chất có hại cho sức khỏe khá cao, chủ yếu là SV nam: sử dụng rượu 48,8%, hút thuốc lá 8,8%, sử dụng chất gây nghiện 3,2%. Tỷ lệ uống rượu ở nam cao gấp 7,7 lần ở nữ, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam cao hơn 5,7 lần ở nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ SV đã quan hệ tình dục trong vòng 12 tháng qua là 6,5%, trong đó SV nam là 17,1%, cao gấp gần 6 lần SV nữ (2,7%). Tỷ lệ SV sử dụng các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục là 73,1%, trong đó sử dụng bao cao su chiếm tỷ lệ 57,7%, thuốc tránh thai là 15,4%, không sử dụng là 26,9%. Tỷ lệ SV sử dụng Internet để chơi game online cao (70,5%) trong đó tỷ lệ SV nam chơi cao gấp 2,3 lần SV nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,01). 2. Nguy cơ trầm cảm ở SV Tỷ lệ SV có nguy cơ trầm cảm là 49,5%, SV nữ có nguy cơ trầm cảm là 51,9%, SV nam là 42,9%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2010), "Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY2)". 2. Stefanie M Helmer (2012), "Health-related locus of control and health behaviour among university students in North Rhine Westphalia, Germany", BMC Research Notes. 3. Katherine Skipworth (2011), "Relationship between Perceived Stress and Depression in College Students", The Degree Master of Science, Arizona State University. 4. Trung tâm hỗ trợ sinh viên (2008). Giảm stress cho tân sinh viên. =com_content&view=article&id=129:gim-stress-cho-tan- sinh-vien&catid=44:k-nng&Itemid=91. 5. Do Dinh Quyen (2007), "Depression and among the first year medical students in university of medicine and pharmarcy Ho Chi Minh city, Vietnam", College of Public Health Sciences, Chulalongkom University. 6. Nguyễn Thị Bích Liên (2011), "Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan", Khóa luận tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội. 7. WHO (2005). “Child and adolescent mental health policies and plans”. heath/policy/en/Child2020Ado20Mental20Health final.pdf. KÕT QU¶ L¢U DµI PHÉU THUËT T¹O H×NH VAN BA L¸ Cã §ÆT VßNG VAN Vµ T¹O H×NH KH¤NG VßNG VAN T¹I VIÖN TIM Thµnh Phè Hå ChÝ Minh Tõ N¡M 2000 - 2012 Tr­¬ng NguyÔn Hoµi Linh, NguyÔn V¨n Phan ViÖn Tim Thµnh phè Hå ChÝ Minh Ph¹m Thä TuÊn Anh - §¹i häc Y D­îc TP.HCM TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả lâu dài của 2 phương pháp phẫu thuật tạo hình van 3 lá có đặt vòng và không vòng van tại Viện Tim Tp.HCM Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu kết hợp tiến cứu với 581 bệnh nhân phẫu thuật bệnh van 2 lá có kèm sửa van 3 lá trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2012. Kết quả: 581 bệnh nhân đã được can thiệp điều trị phẫu thuật van 3 lá đồng thời với phẫu thuật van hai lá, trong đó có 279 đặt vòng van 3 lá (48.02%) và 302 tạo hình không đặt vòng van 3 lá (51,97%). Thời gian theo dõi là 6,19 ± 3,62 năm. Các yếu tố liên quan đến chỉ định đặt vòng van là rung nhĩ (OR=1.82); hở van 3 lá thực thể (OR=5.72); mức độ hở van 3 lá trên 2 (OR=3.11) và mức độ NYHA trên II (OR=2.44). Sự cải thiện mức độ hở van 3 lá, NYHA và áp lực ĐMP tâm thu sau phẫu thuật của 2 nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0.001). Kết quả điều trị lâu dài ghi nhận nguy cơ giảm ở nhóm đặt vòng van so với nhóm tạo hình không vòng về mức độ tái hở van 3 lá (>2) HR=0.47 [95%CI, 0.37 – 0.60, p<0.001], tăng NYHA HR=0.72 [95%CI, 0.56 – 0.93, p=0.01], còn áp lực ĐMP thì nguy cơ tương đương giữa 2 nhóm. Kết luận: Kết quả điều trị lâu dài của nhóm bệnh nhân được phẫu thuật tạo hình van ba lá kèm đặt vòng van tốt hơn so với nhóm bệnh nhân được tạo hình không đặt vòng van. Khuyến cáo nên sử dụng kỹ thuật đặt vòng van cho các bệnh nhân có : rung nhĩ, hở van ba lá thực thể, mức độ hở van ba lá mức độ vừa-nặng ( > 2), đường kính thất phải lớn (>35mm), NYHA >2 trước phẫu thuật để đảm bảo kết quả điều trị tốt về lâu dài (trên 10 năm). Từ khóa: hở van 3 lá, đặt vòng, tạo hình, kết quả lâu dài, Viện Tim Tp.HCM summary Objective: To evaluate the long-term outcomes of the tricuspid valve annuloplasty surgery with ring and no ring in patients at Heart Institute HCMC.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf101_105_914_14_0464_2128310.pdf
Tài liệu liên quan