Tài liệu Thực trạng giống cây lương thực, thực phẩm chủ yếu hiện nay ở Việt Nam, định hướng cho các năm tới: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
51
THỰC TRẠNG GIỐNG CÂY LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
CHỦ YẾU HIỆN NAY Ở VIỆT NAM, ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC NĂM TỚI
Trần Xuân Định
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giống luôn được xem là nhân tố vô cùng
quan trọng tạo ra những “đột phá” không chỉ về
năng suất, chất lượng nông sản, mà nó cũng góp
phần ứng phó nhanh nhất, rẻ tiền nhất với các
biến động bất thường của khí hậu thời tiết, với
xâm nhập mặn và sự xuất hiện mới của các đối
tượng sâu bệnh gây hại.
Công tác nghiên cứu, chọn tạo và công nhận,
phóng thích giống ra sản xuất ở Việt Nam những
năm gần đây đạt được những kết quả không thể
phủ nhận; Những thành tựu nổi bật của nông
nghiệp Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực
lương thực, thực phẩm nói riêng có sự đóng góp
và cống hiến rất to lớn của công tác giống cây
trồng. Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng và
mạnh mẽ của khí hậu theo hướng tiêu cực (biến
đổi khí hậu toàn cầu), hệ lụy của nó...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giống cây lương thực, thực phẩm chủ yếu hiện nay ở Việt Nam, định hướng cho các năm tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
51
THỰC TRẠNG GIỐNG CÂY LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
CHỦ YẾU HIỆN NAY Ở VIỆT NAM, ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC NĂM TỚI
Trần Xuân Định
Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giống luôn được xem là nhân tố vô cùng
quan trọng tạo ra những “đột phá” không chỉ về
năng suất, chất lượng nông sản, mà nó cũng góp
phần ứng phó nhanh nhất, rẻ tiền nhất với các
biến động bất thường của khí hậu thời tiết, với
xâm nhập mặn và sự xuất hiện mới của các đối
tượng sâu bệnh gây hại.
Công tác nghiên cứu, chọn tạo và công nhận,
phóng thích giống ra sản xuất ở Việt Nam những
năm gần đây đạt được những kết quả không thể
phủ nhận; Những thành tựu nổi bật của nông
nghiệp Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực
lương thực, thực phẩm nói riêng có sự đóng góp
và cống hiến rất to lớn của công tác giống cây
trồng. Tuy nhiên, sự thay đổi nhanh chóng và
mạnh mẽ của khí hậu theo hướng tiêu cực (biến
đổi khí hậu toàn cầu), hệ lụy của nó với hệ sinh
thái và đặc biệt sự hội nhập của Việt Nam với
kinh tế thế giới, vấn đề cạnh tranh trong sản xuất
và xuất khẩu các ngành hàng nông sản chủ lực
đòi hỏi chúng ta cần có một đánh giá khách quan
về thực trạng của công tác giống cây trồng hiện
nay, định hướng cho công tác chọn tạo giống cây
trồng trong những năm tới. Báo cáo này giới hạn
trong nhóm giống cây lương thực, cây thực phẩm
chủ yếu và dưới góc độ của các nhà quản lý,
tham mưu chính sách.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Tập hợp, thống kê và đánh giá dựa trên các
số liệu thực trạng của công tác khảo nghiệm,
công nhận và phóng thích giống.
- Tiếp cận các chủ trương, định hướng
(thông qua các đề án chuyển đổi, chiến lược
ngành) của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Đặc biệt
tiếp cận các quyết định, nghị định của Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tổng quan chung kết quả ngành trồng
trọt 2001 - 2011
Trong những năm qua, giá trị sản xuất ngành
trồng trọt liên tục tăng với mức bình quân đạt
3,9%/năm, trong đó giá trị sản xuất cây lương thực
tăng 3,3%/năm, rau đậu các loại tăng 5,8%/năm, cây
công nghiệp tăng 4,2%/năm, cây ăn quả tăng
5,4%/năm (toàn ngành nông nghiệp đạt 4,5%/năm).
Tỷ trọng giá trị sản xuất của trồng trọt trong
cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn đạt ở mức 76,1%
năm 2011 (theo giá so sánh).
Bảng 1. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt thời kỳ 2001 - 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Hạng mục 2001 2005 2008 2009 2010 2011 Tăng trưởng (%)
Tổng số 92.907 107.897 123.391 124.462 129.779 135.882 3,9
Tỷ lệ (%) 100 100 100 100 100 100
Trong đó:
1. Lương thực 55066,1 63852,5 70125,5 69959,4 72250 76228,2 3,3
Tỷ lệ (%) 59,3 59,2 56,8 56,2 55,7 56,1
2. Rau đậu 6844,3 8928,2 10584,6 10965,9 11921,5 12019,6 5,8
Tỷ lệ (%) 7,4 8,3 8,6 8,8 9,2 8,8
3. Cây công nghiệp 23109,3 25585,7 31637,7 32165,4 33708,3 35016,7 4,2
Tỷ lệ (%) 24,9 23,7 25,6 25,8 26,0 25,8
4. Cây ăn quả 6402,3 7942,7 9378,3 9676,1 10167,1 10847,8 5,4
Tỷ lệ (%) 6,9 7,4 7,6 7,8 7,8 8,0
5. Giá trị trên 01 ha đất trồng trọt (tr.đ) 23,6 43,9 45,5 54,6 72,2 20,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê; Giá so sánh năm 1994.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
52
Từ năm 2001 đến 2011, ngành trồng trọt đã có
bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tích
cực, giảm tỷ trọng nhóm cây lương thực, tăng tỷ
trọng các nhóm cây rau đậu, cây công nghiệp, cây
ăn quả. Năm 2001 cơ cấu giá trị sản xuất ngành
trồng trọt là: Cây lương thực 59,3%, cây rau đậu
7,4%, cây công nghiệp 24,9%, cây ăn quả 6,9%.
Năm 2011 cơ cấu tương ứng là: Cây lương thực
56,1%, cây rau đậu 8,8%, cây công nghiệp 25,8%,
cây ăn quả 8,0%. Giá trị sản xuất trồng trọt (giá so
sánh năm 1994) năm 2011 đạt 135.882 tỷ đồng,
trong đó cây lương thực đạt 76.228,2 tỷ đồng, cây
rau đậu đạt 12.019,6 tỷ đồng, cây công nghiệp đạt
35.016,7 tỷ đồng, cây ăn quả đạt 10.847,8 tỷ đồng.
3.2. Thực trạng công tác quản lý giống cây
trồng ở Việt Nam trong những năm gần đây
3.2.1. Những quy định cơ bản về trình tự khảo
nghiệm giống cây trồng
Theo Pháp lệnh Giống cây trồng và Quyết
định số 95 của Bộ Nông nghiệp & PTNT; nhóm
cây lương thực, thực phẩm có các loài giống cây
trồng sau đây (thuộc nhóm các cây trồng chủ
yếu) buộc phải tham gia khảo nghiệm so sánh giá
trị canh tác (VCU) và khảo khiệm giá trị khác
biệt (DUS) gồm: Lúa, ngô, lạc và đậu tương.
Trình tự khảo nghiệm như sau:
Biểu đồ 1. Sơ đồ trình tự khảo nghiệm, công nhận giống
3.2.2. Số lượng, chủng loại các loài giống cây trồng khảo nghiệm VCU trong những năm gần đây
Bảng 2. Số lượt giống cây trồng được khảo nghiệm năm 2010
Số giống được khảo nghiệm Số điểm khảo nghiệm
Vụ Xuân + Hè Vụ Mùa + Đông Vụ Xuân + Hè Vụ Mùa + Đông TT Loại cây
Sơ
bộ
Cơ
bản
Sản
xuất
Sơ
bộ
Cơ
bản
Sản
xuất
Cơ
bản
SX &
SB
Cơ
bản
SX &
SB
Lúa
- Lúa lai 91 7 64 2 7 5 7 4
1
- Lúa thuần 51 9 53 4 12 5 10 4
Ngô
- Ngô nếp 11 11 5 5
2
- Ngô tẻ 32 10 41 7 7 4 7 4
3 Đậu tương 3 3
4 Lạc 4
Cộng 192 17 172 13
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
53
Bảng 3. Số lượt giống cây trồng được khảo nghiệm năm 2011
Số giống được khảo nghiệm Số điểm khảo nghiệm
Vụ Xuân + Hè Vụ Mùa/Đông Vụ Xuân/Hè Vụ Mùa/Đông TT Loại cây
Sơ bộ Cơ bản Sản xuất Sơ bộ Cơ bản
Sản
xuất Cơ bản
Sản
xuất Cơ bản
Sản
xuất
Lúa
- Lúa lai 25 60 4 13 69 5 6 3 6 5 1
- Lúa thuần 65 2 72 2 12 3 10 5
Ngô
- Ngô đường 1 1 5 5 5
- Ngô nếp 12 1 19 5 5
2
- Ngô tẻ 51 10 1 55 9 8 4 7 4
3 Đậu tương 4 2 7 7
4 Lạc 4 7
Cộng 25 197 16 16 223 16
Bảng 4. Số lượt giống cây trồng được khảo nghiệm năm 2012
Số giống được khảo nghiệm
Vụ Xuân Vụ Mùa Số điểm khảo nghiệm
TT
Loại cây
Sơ bộ Cơ bản Sản xuất Sơ bộ Cơ bản Sản xuất Cơ bản Sản xuất
Lúa
- Lúa lai 40 73 8 9 78 3 6 4 1
- Lúa thuần 98 4 5 91 2 10 4
Ngô
- Ngô đường 8 5 3 5
- Ngô nếp 7 26 18 5 2
- Ngô tẻ 47 7 4 42 2 8 4
3 Đậu tương 2 2 7
4 Lạc 6 7
Cộng 55 257 19 18 234 7
Diễn biến qua các năm cho thấy: Số giống
cây trồng thuộc diện phải đăng ký và gửi khảo
nghiệm VCU tăng nhanh; hai loài cây trồng
chính là lúa và ngô có số lượng và số lượt đăng
ký tham gia khảo nghiệm tăng nhanh nhất. Với
lúa số lượt giống tăng từ vụ Xuân 2010 - 2011 -
2012 tương ứng là: 149 - 156 - 243, vụ Mùa là:
132 - 161 - 188. Với ngô, số lượng và số lượt
cũng tăng nhanh, vụ Xuân 2010 - 2011 - 2012
tương ứng là: 53 - 74 - 103 và vụ Mùa 59 - 82 -
69; lạc và đậu tương có số lượng ít, hàng năm số
giống mới tham gia khảo nghiệm chỉ từ 3 - 6
giống. Điều này cho thấy chọn tạo giống mới
được xã hội hóa và không chỉ các đơn vị nghiên
cứu, các viện, trung tâm chọn tạo mà một lượng
lớn giống cũng được các công ty sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực giống cây trồng, các công ty
liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài và cả
cá nhân lai tạo, chọn lọc và nhập nội gửi tham gia
khảo nghiệm.
3.2.3. Số lượng các loài giống cây trồng tham
gia khảo nghiệm DUS một số năm gần đây
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của Hiệp hội Quốc tế Bảo hộ giống cây
trồng mới (2006), công tác khảo nghiệm DUS
ngày càng phát triển cả về số lượng loài cũng như
số lượng giống trong một loài tham gia khảo
nghiệm đáp ứng công tác công nhận giống và bảo
hộ giống cây trồng mới. Các cây trồng khảo
nghiệm DUS nhiều đó là lúa, ngô, lạc, đậu tương
và một số loài rau và hoa (bảng 5).
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
54
Bảng 5. Lượng giống cây trồng khảo nghiệm DUS qua các năm
Năm
Cây trồng 2010 2011 2012 2013
Lúa 64 97 111 102
Hoa cúc 1 4 6 1
Cà chua 1 0 1 1
Dưa chuột 4 0 4 0
Su hào 0 2 2 0
Ngô 38 35 47 27
Đậu tương 0 2 6 3
Lạc 0 3 5
Dưa hấu 0 0 0 1
3.2.4. Công nhận giống
Từ kết quả khảo nghiệm trên các vùng sinh
thái khác nhau, kết hợp khảo nghiệm DUS để
khẳng định tính khác biệt của một giống mới đưa
vào sản xuất, cơ quan khảo nghiệm đã đề xuất
các giống có triển vọng đề nghị Bộ công nhận
đưa vào sản xuất, các giống đã được công nhận
đưa vào sản xuất như tại bảng 6.
Bảng 6. Số giống được công nhận cho sản xuất thử và giống mới năm 2010 - 2012
2010 2011 2012 Năm
Loài cây
Sản xuất thử Giống mới Sản xuất thử Giống mới Sản xuất thử Giống mới
Lúa thuần
Lúa lai
11
20
10
11
17
12
23
12
26
11
6
12
Ngô 13 14 10 10 17 9
Đậu tương 1 2 2
Tổng số 44 36 41 47 54 27
3.2.6. Bảo hộ giống cây trồng
Từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức UPOV,
công tác bảo hộ giống cây trồng có những tiến
triển vượt bậc, các tác giả (gồm cá nhân và tập
thể) đã chú trọng hơn công tác đăng ký bảo hộ
và bản quyền, nhờ vậy thị trường sang
nhượng, liên kết hoặc bán bản quyền sản xuất
giống cây trồng sau khi được công nhận trở
nên sôi động. Việt Nam đưa vào danh sách 90
loài cây trồng được bảo hộ, phí và lệ phí khảo
nghiệm DUS và bảo hộ, duy trì bảo hộ cũng
được xây dựng và ban hành theo thông lệ
Quốc tế.
+ Phí nộp đơn: 2 triệu đồng/đơn (giống).
+ Phí khảo nghiệm DUS (1 giống): Cây hàng
vụ: 8,3 triệu đồng, cây hàng năm: 11 triệu đồng,
cây lâu năm: 24 triệu đồng.
+ Phí duy trì hiệu lực: Năm thứ 1 - 3: 3 triệu
đồng/năm; năm thứ 4 - 6: 5 triệu đồng/năm; năm
thứ 7 - 9: 7 triệu đồng/năm; năm thứ 10 - 15: 10
triệu đồng/năm; năm 16 đến hết hiệu lực: 20 triệu
đồng/năm.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
55
Biểu đồ 2. Phân chia đơn bảo hộ giống theo lãnh thổ và chủng loại giống cây trồng
- Số lượng giống cây trồng chọn tạo trong
nước cũng như số lượng giống cây trồng được
nhập nội hoặc do các công ty đa quốc gia nộp
đơn đăng ký bảo hộ gia tăng nhanh kể từ năm
2007 đến nay, giống được chọn tạo trong nước có
tỷ lệ cao và tăng nhanh.
- Về chủng loại giống: Chủ yếu vẫn là nhóm
cây lương thực (lúa và ngô), sau đó là rau; lúa
chiếm gần 60% tổng số đơn, ngô gần 16% và rau
12,5%.
3.2.6. Một số nhận xét
- Công tác chọn tạo giống cây trồng ở Việt
Nam thực sự đã được xã hội hóa và thu hút sự
quan tâm của nhiều thành phần, số lượng giống
cây trồng mới được lai tạo, chọn lọc và tuyển
chọn qua nhập nội tăng nhanh.
- Công tác quản lý lĩnh vực giống cây trồng
mặc dù còn nhiều hạn chế, song đã đi vào nền
nếp và hội nhập Quốc tế. Trình tự khảo nghiệm,
điều kiện cần và đủ để được công nhận giống cho
sản xuất thử rồi công nhận chính thức đã được
các cơ quan tác giả, tác giả tuân thủ theo các văn
bản pháp quy.
- Đặc biệt bảo hộ giống cây trồng đã đạt
được kết quả rất tốt, ý thức bảo hộ của tác giả
được nâng cao, bảo hộ và đăng ký bản quyền
cũng tạo ra cuộc cạnh tranh sôi động giữa các
nhà chọn tạo, nông dân có nhiều cơ hội để lựa
chọn các giống tốt cho sản xuất và nâng cao hiệu
quả cho họ, các tác giả là các nhà khoa học cũng
được trả một phần công sức cho sản phẩm của
mình, các doanh nghiệp mua bản quyền cũng thu
được những khoản lợi nhuận không nhỏ nhờ chú
tâm vào việc sản xuất giống và nâng cao chất
lượng sản phẩm kinh doanh của mình.
* Những hạn chế:
- Trình tự, thủ tục quy định trong khảo
nghiệm, công nhận giống còn nhiều bất cập.
- Số giống được khảo nghiệm, công nhận
nhiều, song giống thực sự tốt chiếm thị phần lớn
được nông dân mở rộng trong sản xuất còn ít;
giống có chất lượng cao, giá trị cao ở cả 2 vùng
trọng điểm chưa thực sự nổi bật và chưa hỗ trợ
cho việc cạnh tranh sản phẩm nông sản với các
nước trong khu vực.
- Quản lý giống theo danh mục, song việc bổ
sung hàng vụ, hàng năm khiến danh mục giống
trở nên đồ sộ; chỉ có bổ sung mà không có loại
trừ; chưa có phí duy trì danh mục kiểu như danh
mục bảo hộ.
IV. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC CHỌN TẠO,
QUẢN LÝ GIỐNG CÂY LƯƠNG THỰC, THỰC
PHẨM CHỦ YẾU NHỮNG NĂM TIẾP THEO
4.1. Lúa gạo
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, hướng nâng cao giá trị gia tăng và
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển
dịch đất lúa, đặc biệt để đưa lúa gạo là sản phẩm
Quốc gia, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống
lúa phải hướng vào giống có năng suất, chất
lượng cao, giống lai cho 2 vùng trọng điểm lúa:
- Vùng Nam Bộ:
+ Nghiên cứu, chọn tạo, xây dựng và hoàn
thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ
thuật canh tác; tổ chức sản xuất, phát triển các
giống lúa có gạo trắng, hạt dài phục vụ xuất khẩu
(70%).
+ Nghiên cứu, chọn tạo, xây dựng và hoàn
thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ
thuật canh tác; tổ chức sản xuất, phát triển các
giống lúa đặc sản mới (30%).
- Phía Bắc, DHNTB và Tây Nguyên:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
56
+ Nghiên cứu chọn tạo, tổ chức sản xuất,
phát triển các giống lúa ngắn ngày, cao sản nhằm
đảm bảo an ninh lương thực, chế biến và làm
thức ăn chăn nuôi.
+ Nghiên cứu chọn tạo, xây dựng và hoàn
thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ
thuật canh tác, tổ chức sản xuất, phát triển các
giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao.
+ Nghiên cứu chọn tạo, xây dựng và hoàn
thiện quy trình công nghệ sản xuất giống và kỹ
thuật canh tác, tổ chức sản xuất, phát triển các
giống lúa đặc sản gồm lúa đặc sản địa phương,
nếp, nhóm Japonica.
4.2. Ngô
Tiếp tục đầu tư nghiên cứu tạo ra các giống
ngô lai cao sản, ngô rau, ngô siêu ngọt, hoàn
thiện các qui trình kỹ thuật thâm canh ngô phù
hợp với từng tiểu vùng sinh thái. Nghiên cứu
hoàn thiện các công nghệ phơi sấy, bảo quản ngô,
nhất là hạt ngô lai thành phẩm.
4.3. Rau hoa quả
Tăng cường nghiên cứu, nhập nội, lai tạo,
tuyển chọn những giống rau quả thực phẩm có
năng suất, chất lượng cao, cải thiện năng suất rau
hiện nay của nước ta (năng suất rau Việt Nam
hiện ở mức trung bình của thế giới). Hoàn thiện
các qui trình kỹ thuật thâm canh thích hợp cho
từng loại rau, từng vùng sinh thái, đảm bảo năng
suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng đòi hỏi của thị
trường trong và ngoài nước.
4.4. Định hướng nghiên cứu khác
Tiếp cận và đầu tư cho nghiên cứu, chọn tạo,
khảo nghiệm cây trồng chuyển gen (GMO), sẵn
sàng tham gia khi Việt Nam xây dựng xong hành
lang pháp lý.
Tiếp tục đẩy nhanh công tác nghiên cứu
chọn tạo các giống cây lương thực, thực phẩm
cho các vùng khó khăn, ứng phó với biến đổi khí
hậu và nước biển dâng.
4.5. Công tác quản lý giống
- Hoàn thiện hành lang pháp lý, sửa đổi Quyết
định số 95/2007/QĐ-BNN theo hướng tinh giảm
thủ tục, nâng cao chất lượng và hàm lượng khoa
học công nghệ trong các chủng loại giống cây
trồng được công nhận; tiến tới quản lý giống cây
trồng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
- Nâng cao và cải tiến công tác khảo nghiệm,
quản lý khảo nghiệm để hạn chế những thiệt hại khi
đưa giống ra sản xuất đại trà, xây dựng các tiêu chí
bắt buộc khi khảo nghiệm và công nhận giống
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thị
trường sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, tiến
tới quản lý từ gốc quá trình nhân lọc và sản xuất
giống; điều kiện phải đạt được của doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh giống.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_17_1677_2130104.pdf