Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - Xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay

Tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - Xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0086 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 148-156 This paper is available online at THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÚC CẢM - XÃ HỘI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY Lê Mỹ Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay, những thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị về biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học sinh tiểu học. Từ khóa: Xúc cảm - xã hội; Kĩ năng xúc cảm - xã hội; Giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội. 1. Mở đầu Sự biến đổi xã hội diễn ra nhanh chóng khiến cho trẻ em thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều áp lực hơn so với trước. Các nghiên cứu tâm lí học dẫn ra một nghịch lí rằng: Mặc dù trẻ em ngày càng có chỉ s...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - Xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0086 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 148-156 This paper is available online at THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG XÚC CẢM - XÃ HỘI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY Lê Mỹ Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay, những thuận lợi và khó khăn trong việc giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị về biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học sinh tiểu học. Từ khóa: Xúc cảm - xã hội; Kĩ năng xúc cảm - xã hội; Giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội. 1. Mở đầu Sự biến đổi xã hội diễn ra nhanh chóng khiến cho trẻ em thế giới nói chung và trẻ em Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều áp lực hơn so với trước. Các nghiên cứu tâm lí học dẫn ra một nghịch lí rằng: Mặc dù trẻ em ngày càng có chỉ số IQ cao hơn, nhưng khả năng trí tuệ xúc cảm (EQ) của chúng lại có xu hướng giảm sút cho thấy sự phát triển không hài hòa về mặt nhân cách. Ước tính từ 15 đến 22% thanh thiếu niên Mĩ có khó khăn về kĩ năng xúc cảm - xã hội (Cohen, 2001; Mogno & Rosenblitt, 2001). Học sinh có nguy cơ thất bại trong học tập thường là những trẻ dễ bị tổn thương trong các vấn đề xúc cảm - xã hội. (Kavale & Forness, năm 1996) [7], yếu tố xúc cảm - xã hội đóng vai trò quan trọng nhất đối với thành tích học tập của học sinh [1]. Kết quả của nhiều nghiên cứu xã hội học, giáo dục học, tâm lí học gần gây đã cho thấy sự gia tăng các hiện tượng tiêu cực ở học sinh như: Bạo lực học đường, hành vi xâm kích, biểu hiện trầm cảm... với độ tuổi xuất hiện lần đầu ngày càng giảm xuống. Các hành vi tiêu cực đó diễn ra ở ngay trên lớp học hoặc ở ngoài lớp học với các cấp độ trầm trọng khác nhau, từ chỗ làm phương hại đến người khác cho đến tự làm tổn hại bản thân. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hành vi tiêu cực đó là do học sinh có “tâm trạng không ổn định”, “cứng nhắc/thiếu linh hoạt trong phương châm sống”, “cố chấp/hiếu thắng, khăng khăng phải làm bằng được điều mình mong muốn”, “dễ bị kích động”, “khó hợp tác”. Hoặc ngược lại, có cái nhìn bi quan về cuộc sống và các mối quan hệ giữa người với người... Nguyên nhân là do học sinh gặp khó khăn kiểm soát cảm xúc và thiếu hụt các kĩ năng xã hội [5, 10, 11, 14, 15]. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu [9] còn cho thấy, nhà trường có vai trò quan trọng nhất quyết định sự phát triển các kĩ năng như: Tính hợp tác, sự đồng cảm, khả năng tự kiềm chế... Vấn đề giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách. Hiện nay, các nhà trường phổ thông đã và đang tiến hành các chương trình giáo dục kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng xúc cảm - xã hội. Trong nội dung bài báo này đề cập đến thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường phổ thông hiện nay, từ đó đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học. Ngày nhận bài: 2/4/2015. Ngày nhận đăng: 20/5/2015. Liên hệ: Lê Mỹ Dung, e-mail: dungtamly@yahoo.com. 148 Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm cơ bản Xúc cảm - xã hội là xúc cảm thể hiện trong mối quan hệ với người khác. Kĩ năng xúc cảm - xã hội đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu, là một lĩnh vực mới phát triển trong 20 năm trở lại đây, bắt đầu từ việc nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm. Ellas et al. (1997) xác định kĩ năng xúc cảm xã hội là “khả năng để hiểu, quản lí và thể hiện các khía cạnh xã hội và xúc cảm của cá nhân cho phép quản lí thành công các nhiệm vụ trong cuộc sống như học tập, hình thành và duy trì các mối quan hệ, giải quyết các vấn đề hàng ngày và thích nghi với các yêu cầu phức tạp của sự tăng trưởng và phát triển” [1;2]. Theo Zins, Weissberg, Wang và Walberg: “Kĩ năng xúc cảm - xã hội bao gồm 5 thành phần chính gồm: Kĩ năng nhận thức bản thân, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng ra quyết định; kĩ năng nhận thức xã hội và kĩ năng làm chủ các mối quan hệ xã hội”[16]. Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học là “sự vận dụng tri thức, kinh nghiệmvào việc nhận diện xúc cảm của bản thân, hiểu xúc cảm của người khác, tự kiềm chế/ kiểm soát xúc cảm để hợp tác, đồng cảm, thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tích cực với Thầy Cô, bạn bè và những người khác”. Kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học biểu hiện ở 4 mặt, cụ thể là: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng kiểm soát, kiềm chế xúc cảm và kĩ năng giải quyết vấn đề trong tương tác xã hội. Giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội là quá trình và phát triển kĩ năng xúc cảm - xã hội dưới ảnh hưởng của những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống của cơ quan chuyên biệt giáo dục và đào tạo. Theo các nhà nghiên cứu, những năm đầu của cuộc đời là thời điểm tốt nhất để giáo dục cho trẻ em những kĩ năng xúc cảm - xã hội, mặc dù kĩ năng này vẫn tiếp tục được hình thành trong những năm ở nhà trường phổ thông. Từ đây, nhiều chương trình đã được xây dựng và đưa vào trong nhà trường. 2.2. Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội ở nước ngoài Hiện nay, trên thế giới ở một số nước đã triển khai giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội theo một khung khổ giáo dục -SEL (Educational Framework) với mô hình tổng quan với những tiêu chuẩn phù hợp nhằm liên kết nhiều chương trình về giáo dục lối sống, nhân cách, hành vi đang có trong nhà trường nhằm tạo một hiệu quả tổng lực trong việc phát triển của học sinh với các khía cạnh xã hội, xúc cảm và học tập. Khía cạnh xã hội (Social) nhằm nuôi dưỡng ở học sinh những mối quan hệ tích cực với người khác (bạn bè, thầy cô và các thành viên trong gia đình). Khía cạnh xúc cảm (Emotional) giúp học sinh tự nhận thức cảm xúc bản thân, cảm xúc của người khác, tuy duy và suy nghĩ có liên hệ với các cảm xúc. Khía cạnh học tập (Learning) thể hiện sự phát triển và điều chỉnh về mặt cảm xúc và xã hội đều có thể được dạy và học thông qua hướng dẫn, luyện tập, và phản hồi. Trong các chương trình giáo dục của SEL, giáo viên giúp học sinh nâng cao hiểu biết cảm xúc của họ bằng cách dạy các kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ (với 6 lĩnh vực: Giai điệu âm thanh/ giọng nói, nét mặt, tư thế và cử chỉ, khoảng cách (không gian) giữa các cá nhân, nhịp điệu và thời gian, và phong cách) và huấn luyện cảm xúc (nhận biết cảm xúc của mình và của người khác, đọc và thể hiện cảm xúc thông qua kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ); dạy kĩ năng xã hội (bao gồm kĩ năng kết bạn và duy trì tình bạn, chia sẻ và làm việc hợp tác, kĩ năng làm hài lòng giáo viên, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng đàm thoại, kĩ năng quyết định) và kĩ năng giải quyết vấn đề [2,7]. Tổng hợp các nghiên cứu về phát triển của trẻ em trong những năm đầu bậc Tiểu học của 149 Lê Mỹ Dung Hội đồng khoa học quốc gia Mĩ (2007) chỉ ra rằng, kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cung cấp một nền tảng vững chắc cho sự phát triển não bộ và khả năng nhận thức. Để giúp trẻ phát triển kĩ năng xúc cảm - xã hội, họ đã thiết kế 3 chương trình rèn luyện dành cho học sinh đầu bậc tiểu học gồm: Thích ứng học đường (rèn luyện kĩ năng hợp tác và kĩ năng giải quyết vấn đề); Kĩ năngxúc cảm - xã hội (rèn luyện kĩ năng đồng cảm, kiểm soát xúc cảm) và Trò chơi liên kết (giúp thể hiện hành vi và rèn luyện các kĩ năng xã hội cơ bản cần thiết cho việc học tập nhóm thành công) [7,13]. Chương trình giáo dục xúc cảm - xã hội như: Promoting Alternative Thinking Strategy, Second Step, The Incredible Years Series,... phát triển kĩ năng xúc cảm - xã hội ở trẻ trong độ tuổi mẫu giáo đến tiểu học do các giáo viên tiến hành trong các trường học với các nội dung rèn luyện gồm: Hiểu biết về các xúc cảm (tự nhận biết, khả năng gọi tên các xúc cảm, điều khiển xúc cảm); Kĩ năng chế ngự bản thân, quản lí cảm xúc; Kĩ năng định hướng công việc và giải quyết các xung đột; Kĩ năng xã hội (hợp tác, chia sẻ,...); Kĩ năng kết bạn; Kĩ năng quyết đoán và tự bảo vệ; Kĩ năng ứng phó với sự thay đổi [3,8]. Ngoài ra, còn có các chương trình bồi dưỡng kĩ năng xúc cảm - xã hội cho giáo viên và phụ huynh học sinh với các chiến lược giảng dạy phát triển kĩ năng xúc cảm - xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên. Hướng dẫn các phương pháp làm thế nào để dạy các kĩ năng xã hội-cảm xúc bằng cách tích hợp trong chương trình giảng dạy học tập ở nhà trường và gia đình để giúp trẻ hiểu và biết cách điều chỉnh cảm xúc, thiết lập và duy trì tình bạn, giải quyết các vấn đề xã hội và thành công trong trường học [12]. Các nghiên cứu cho thấy các chương trình giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội được triển khai ở trường học đã cải thiện ở học sinh về kĩ năng xúc cảm - xã hội, thái độ về bản thân và người khác và các tương tác xã hội, ngoài ra nó cũng giảm thiểu cảm xúc tiêu cực, cũng như hành vi lệch chuẩn trong nhà trường [8]. 2.3. Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay Chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội trên 1398 học sinh và và 90 giáo viên đang dạy lớp 4 và lớp 5 ở 12 trường tiểu học trên địa bàn (nội thành và ngoại thành) thuộc thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh trong năm học 2014 -2015, với các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu [6]. Dưới đây là kết quả nghiên cứu về thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học ở nhà trường phổ thông. 2.3.1. Giáo viên nói gì về biểu hiện kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh ở nhà trường Theo ý kiến của giáo viên, nhìn chung, phần lớn học sinh có các biểu hiện kĩ năng xúc cảm-xã hội tích cực chiếm tỉ lệ cao như: “Phối hợp với các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao” (76,7%); “Lắng nghe”(68,6); “Giữ bình tĩnh trong hoạt động nhóm” (43,3%); “Nói “Cảm ơn”, “Xin lỗi” khi cần thiết” (42,5%). Tuy nhiên, số học sinh thường xuyên có những biểu hiện đồng cảm và kiềm chế/ kiểm soát cảm xúc còn thấp như: “Không tức giận khi bị phê bình” (16,7%); “Không cãi nhau, không nói tục, chửi bậy” (23,3%); “Khen ngợi, động viên bạn khi cần thiết” (30,3%) (Bảng 1). Theo ý kiến trao đổi của giáo viên, học sinh chưa biết cách bộ lộ, quản lí xúc cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh. Một số học sinh có biểu hiện kiêu ngạo hoặc ứng xử thô bạo, đánh nhau, phá rối, trêu chọc các bạn. Kết quả này cho thấy, việc giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh là thực sự cần thiết để giúp các em hạn chế được những biểu hiện tiêu cực ở trong và ngoài nhà trường. 150 Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay Bảng 1. Ý kiến của giáo viên về biểu hiện kĩ năng xúc cảm - xã hội của học sinh tiểu học ở trường (N = 90) TT Biểu hiện % Thườngxuyên Điểm TB Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Nói “Cảm ơn”, “Xin lỗi” khi cần thiết 42,5 3,43 0,49 4 2 Không cãi nhau, không nói tục, chửibậy 23,3 3,17 0,56 9 3 Không tức giận khi bị phê bình 16,7 3,08 0,52 11 4 Xấu hổ khi không giữ đúng lời hứa 28,4 3,11 0,74 7 5 Nói “Làm ơn” và “Cảm ơn” với các bạnkhi làm việc trong nhóm 33,7 3,19 0,72 5 6 Khen ngợi, động viên bạn khi cần thiết 30,3 3,20 0,66 6 7 Không ngắt lời người khác 19,3 3,14 0,48 10 8 Phối hợp với các bạn hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao 76,7 3,77 0,42 1 9 Lắng nghe 68,6 3,69 0,46 2 10 Trong mọi trường hợp, cố gắng đợi đếnlượt mình (nói, làm, chơi...) 27,0 3,25 0,48 8 11 Giữ bình tĩnh trong hoạt động nhóm 43,3 3,39 0,59 3 12 Lạnh lùng 3,3 2,62 0,68 16 13 Kiêu ngạo 2,2 2,43 0,61 17 14 Xử sự thô bạo 4,4 2,33 0,58 15 15 Giữ kẽ, không cởi mở 1,1 2,31 0,51 20 16 Đánh nhau 4,4 2,17 0,48 14 17 Phá rối, trêu chọc các bạn 6,7 2,16 0,54 12 18 Lầm lì, khó kết bạn 1,1 2,56 0,62 19 19 Đa nghi, ngờ vực 1,1 2,57 0,67 18 20 Dễ bị kích động 5,6 2,19 0,55 13 Điểm TB cao nhất = 4; Điểm TB thấp nhất = 1. 2.3.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh ở trường tiểu học hiện nay Giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh ở trường tiểu học được các giáo viên và cán bộ quản lí quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây. Hiện nay ở một số trường đã đưa vào giảng dạy một số kĩ năng sống cơ bản cho học sinh. Ngoài ra, việc giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội đã được giáo viên lồng ghép trong các môn học ở tiểu học như: Đạo đức, Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - xã hội và Âm nhạc, Vẽ,...và các hoạt động ngoại khóa để dạy cho học sinh hiểu cảm xúc của bản thân, hiểu cảm xúc của người người khác, kiểm soát cảm xúc, đồng cảm, thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tích cực với người khác (bạn bè, thầy cô và thành viên trong gia đình). Tuy nhiên, các nội dung giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội được giáo viên lồng ghép trong giờ dạy ở các môn học cho học sinh chiếm tỉ lệ khác nhau, những nội dung như “Thay đổi cảm xúc bản thân phù hợp hoàn cảnh”; “Điều khiển cảm xúc của người khác”; “Duy trì mối quan hệ với người 151 Lê Mỹ Dung khác” còn ít được giáo viên quan tâm giáo dục trong giờ học (Bảng 2). Bảng 2. Ý kiến của giáo viên về giáo dục tiểu học thông qua môn học/hoạt độngở nhà trường hiện nay theo (N = 90) TT Nội dung Môn học/Hoạt động giáo dục (%) Đạo đức Tiếng Việt Kĩ năng sống Toán Tự nhiên xã hội Âm nhạc/ Vẽ/ Họa Hoạt động ngoại khóa 1 Hiểu đúng cảm xúc của bản thân 25,1 19,0 4,6 1,2 2,3 2,3 45,5 2 Hiểu đúng cảm xúc của người khác 23,9 36,9 5,1 0 0 3,8 30,3 3 Thiết lập quan hệ với người khác 13,7 18,5 6,0 2,4 2,4 2,4 54,6 4 Đồng cảm với người khác 39,0 22,1 6,1 0 0 3,6 29,2 5 Kiềm chế cảm xúc bản thân 23,0 10,3 14,7 1,3 0 4,3 46,4 6 Thay đổi cảm xúc bản thân phù hợphoàn cảnh 14,4 16,8 17,1 0 2,6 7,8 41,3 7 Điều khiển cảm xúc của người khác 16,9 3,8 9,5 0 0 11,5 58,3 8 Duy trì mối quan hệ với người khác 14,3 3,3 20,0 0,2 2,5 4,0 44,3 9 Ứng xử phù hợp trong các mối quanhệ người-người 40,3 24,4 1,0 0,6 1,8 1,8 30,1 Quan sát lớp học của học sinh lớp 4 và lớp 5 cho thấy: Trong các tiết học Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Tự nhiên - xã hội,... giáo viên đã tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, qua đó rèn luyện kĩ năng hợp tác ở các em. Trong bài học môn Tiếng Việt, các em được học cách thể hiện cảm xúc, hiểu cảm xúc của nhân vật, của người khác. Ở các tiết học môn Đạo đức, học sinh được học bài học về “Có trách nhiệm về việc làm của mình”, rèn kĩ năng ra quyết định có trách nhiệm; bài học về “Tình bạn”, “Kính già yêu trẻ”, giúp các em biết chia sẻ, giúp đỡ, đồng cảm với người khác; hay bài học về “Hợp tác với những người xung quanh” rèn kĩ năng hợp tác với bạn bè, thầy cô và mọi người trong các hoạt động ở lớp, trường, gia đình và cộng đồng; Ngoài ra, các trường tổ chức các hoạt động ngoài giờ, tham quan, giao lưu, các hoạt động Đội TNTP, hoặc các phong trào: Giúp bạn nghèo vượt khó trong học tập, ủng hộ người gặp hoàn cảnh khó khăn, làm từ thiện, thăm trung tâm dạy trẻ khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam, giúp đỡ người nghèo, đồng bào bị lũ lụt,...để giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh. Các trường tiểu học ở Hà Nội có tổ chức cho các em học các tiết học “Giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội”; Các trường tiểu học ở Hồ Chí Minh, giáo viên tổ chức các buổi tọa đàm “Điều em muốn nói”, sưu tầm những truyện đọc với chủ đề “Cửa sổ tâm hồn”, những đoạn phim có nội dung giáo dục lòng nhân ái trong giờ dạy cho học sinh về kĩ năng đồng cảm, chia sẻ... Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay chưa đạt hiệu quả tốt do có nhiều khó khăn về mặt chủ quan và khách quan. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường phổ thông hiện nay Kết quả nghiên cứu cho thấy những thuận lợi trong giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường phổ thông hiện nay (Bảng 3). Thứ nhất, đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học. Ở lứa tuổi này, phần lớn các em ngoan, vâng lời thầy cô, tuân thủ các nội quy, quy định của trường; biết quan sát và lắng nghe, tự phản biện để chiếm lĩnh kiến thức; Mặt khác, các em cũng dể thay đổi, giáo viên có thể tác động bằng các biện pháp tích cực. Thứ hai, sự quan tâm đến việc giáo dục con, thương yêu của cha mẹ học sinh, tạo điều kiện tốt nhất cho các em học 152 Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay tập. Thứ ba, sự quan tâm của nhà trường và giáo viên trong việc giáo dục học sinh. Học sinh tiểu học học ở trường 2 buổi/ ngày, được giáo viên thường xuyên tiếp xúc, tìm hiểu cảm xúc, tích cách và hoàn cảnh, nhiệt tình dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn các em. Đổi mới phương pháp giáo dục, hoạt động học tập với hình thức tổ chức lớp đa dạng, phối hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực, học sinh chia sẻ cởi mở, dám nói những băn khoăn, khó khăn gặp phải của bản thân với giáo viên và bạn bè. Ở một số trường, học sinh ở các khối lớp 1, 2 và 3 được học môn kĩ năng sống, tạo điều kiện thuận lợi trong việc rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội cho các em. Thứ tư là, môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh ở trường được cải thiện, lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi. Học sinh được tiếp xúc với nhiều bạn bè, sống trong tập thể nên dễ hòa đồng. Bảng 3. Ý kiến của giáo viên về những thuận lợi trong giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường (N = 90) TT Thuận lợi Số lượng % 1 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học 83 92,2 2 Sự quan tâm của nhà trường, của giáo viên trong việc giáo dụchọc sinh 75 83,3 3 Sự quan tâm của cha mẹ học sinh 81 90,0 4 Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh 78 86,6 5 Môi trường, điều kiện học tập được cải thiện 62 68,8 6 Chương trình học có các môn học (TiếngViệt, Đạo đức, Tự nhiên- xã hội) phù hợp với lứa tuổi 60 66,6 7 Sự đa dạng của các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng 58 64,4 Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hôi cho học sinh ở các trường tiểu học hiện nay còn gặp nhiều khó khăn (Bảng 4). Cụ thể là: - Nội dung chương trình tiểu học còn nặng về kiến thức tự nhiên, ít chú ý đến các môn học xã hội. Thời gian chủ yếu trên lớp dành cho việc truyền tải các kiến thức và kĩ năng cơ bản của các môn học dành cho thi cử, không có thời lượng cho các hoạt động giáo dục. Thực tế ở nhà trường hiện nay, quy định của ngành về chương trình giáo dục kĩ năng sống là 1 tiết/ tuần thì khó có thể có kết quả cao. - Chưa có chương trình giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh, chưa có kế hoạch, thời lượng, bài học cụ thể để giáo viên thực hiện. Các hoạt động giáo dục kĩ năng này còn mờ nhạt ở nhà trường tiểu học và chưa được triển khai đồng bộ ở các cấp học. Việc dạy lồng ghép các kĩ năng xúc cảm - xã hội vào các môn học còn hạn chế. - Phụ huynh học sinh có trình độ thấp, hiểu biết còn hạn hẹp, chưa coi trọng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội. Một bộ phận phụ huynh học sinh thiếu trách nhiệm, ít quan tâm đến con em, chưa phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ. Học sinh không được rèn luyện, củng cố ở gia đình và xã hội các kĩ năng xúc cảm - xã hội được hướng dẫn ở trên lớp; Một bộ phận phụ huynh khác, quá nuông chiều con (đặc biệt trong gia đình con một), hoặc áp đặt các quyết định của con, làm thay con mọi việc dẫn đến trẻ thụ động, nhút nhát, ích kỉ, thể hiện cái “tôi” cao. Ngoài ra, ở một số gia đình cuộc sống không hạnh phúc, bạo hành gia đình, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi ứng xử của trẻ. - Nhận thức và năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đáp ứng. Một bộ phận giáo viên còn tâm lí coi trọng việc “dạy chữ” và chưa chú trọng đến việc dạy người, ít dành thời gian, gần gũi quan tâm đến học sinh, chưa xây dựng kế hoạch giáo dục và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với học sinh. Kĩ năng xúc cảm - xã hội là một nội dung khá khó và trừu tượng, bản thân giáo viên cũng cảm thấy khó nên khó truyền đạt đến học sinh. Giáo viên chưa có nhiều biện pháp, còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh, vì vậy 153 Lê Mỹ Dung hoạt động giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội ở nhà chưa đi vào chiều sâu. - Tác động của xã hội với các mối quan hệ phức tạp. Với cuộc sống hiện đại ngày nay, phần lớn học sinh ít có điều kiện tiếp xúc bên ngoài, ít giao tiếp xã hội, phần lớn chỉ giao tiếp với phương tiện hiện đại (máy tính, chơi điện tử...), dễ bắt chước các thói hư tật xấu trong xã hội. - Cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, sân chơi chật hẹp, thiếu đồ dùng, trò chơi hữu ích, không có tài liệu hướng dẫn, giáo trình để học sinh tự học, tự tìm hiểu. Nhà trường không đủ kinh phí để tổ chức thường xuyên các hoạt động giáo dục (hoạt động ngoại khóa, tham quan), hoặc hỗ trợ cho các em gia đình khó khăn không có điều kiện tham gia các hoạt động ngoại khóa. Số lượng học sinh trong một lớp đông, hạn chế việc tiếp xúc, giáo dục của giáo viên với học sinh Bảng 4. Ý kiến của giáo viên về những khó khăn trong giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường (N = 90) TT Khó khăn Số lượng % 1 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học 79 87,7 2 Nội dung chương trình tiểu học nặng 87 96,6 3 Sự phối hợp của cha mẹ học sinh với nhà trường 82 91,1 4 Năng lực giáo dục của giáo viên chưa đáp ứng 65 72,2 5 Tác động xấu của xã hội 77 85,5 7 Cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn 75 83,3 8 Môi trường gia đình không thuận lợi 62 68,8 9 Chưa có chương trình giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội 85 94,4 10 Thời lượng dành cho hoạt động giáo dục ít 60 66,6 11 Số lượng học sinh trong một lớp đông 73 81,1 2.5. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học Để giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học sinh tiểu học đạt kết quả như mong muốn, cần có những biện pháp, cụ thể là: - Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh: Thông qua việc tuyên truyền, tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn giúp cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh nhận thức rõ ý nghĩa của công tác giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội đối với sự phát triển nhân cách của học sinh. - Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng về kĩ năng xúc cảm - xã hội cho giáo viên và phụ huynh học sinh. Đối với giáo viên, điều này giúp tạo lập một trạng thái tối ưu trong giờ học, tạo bầu không khí ấm áp, tin tưởng, tương tác xã hội đồng cảm tích cực để cả thầy và trò có thể học tập với khả năng tốt nhất có thể, nhằm phát huy hết tiềm năng sáng tạo của bản thân. Giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh; Tích hợp các kĩ năng xúc cảm - xã hội vào chương trình giảng dạy hàng ngày; Tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu tuần, ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp theo hướng vui chơi, nhẹ nhàng, gây hứng thú và có ích với học sinh; Đối với phụ huynh học sinh được trang bị kĩ năng xúc cảm - xã hội giúp tạo dựng một môi trường gia đình thuận lợi cho việc giáo dục xúc cảm cho trẻ. Để trở thành những người hướng dẫn tốt cho con cái, bản thân cha mẹ phải có khả năng làm chủ tốt những điều sơ đẳng nhất của trí tuệ xúc cảm. - Xây dựng và triển khai rộng rãi chương trình rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh trong các trường học. Hiện nay việc triển khai chương trình rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh theo đề xuất của UNESCO đã được thực hiện thí điểm ở một số nơi và đã có những phản hồi tích cực. Tuy nhiên, cần xây dựng những chương trình chuyên biệt dành cho các kĩ năng xã hội xúc 154 Thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường hiện nay cảm, trong đó tập trung vào việc rèn luyện cách đương đầu tích cực, hiệu quả cho học sinh. Điều cần lưu ý là nội dung chương trình cần quan tâm đến những đặc điểm mạnh, điểm yếu trong các cách đương đầu đó; đến những nhân tố chi phối cách đương đầu tích cực và tiêu cực theo đó cần xem xét nhiều nhân tố cùng một lúc. Trong nội dung chương trình cần có rèn luyện cho trẻ thói quen dành vài phút suy nghĩ trước khi hành động. Ngoài ra, cần dạy cho trẻ kĩ năng suy nghĩ một cách đúng đắn trong những tình huống tương tự. Phương pháp rèn luyện các kĩ năng xã hội - xúc cảm cho trẻ phải phù hợp với sự phát triển xúc cảm của chúng ở từng giai đoạn lứa tuổi và nên được tiến hành thông qua các bài tập tình huống và dưới hình thức đưa trẻ vào những trải nghiệm để giúp trẻ trở nên tự chủ hơn trong thực tế. - Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội tạo cơ hội cho học sinh được ứng dụng những điều đã học được trong gia đình, trong nhà trường vào giải quyết những tình huống thực tế để những kiến thức và kĩ năng học được không trở thành vô ích. Nhà trường, giáo viên tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ các kĩ năng cơ bản: Yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng. Hạn chế cho học sinh tiếp xúc với phim ảnh bạo lực trên mạng internet. Cha mẹ, giáo viên là tấm gương sáng cho trẻ học tập, noi theo và là nơi tin cậy để trẻ bày tỏ cảm xúc. Để thực hiện các biện pháp giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường, cần đảm bảo các điều kiện như sau: - Xây dựng chương trình giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội, với kế hoạch cụ thể cho từng năm học, tháng, tuần, với nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh tiểu học. - Nhà trường thống nhất, quán triệt cách tổ chức và quản lí, bỏ thi đua, thành tích để giáo viên tự do sáng tạo và phát triển toàn diện cho học sinh. Có giờ dạy kĩ năng xúc cảm - xã hội riêng biệt, bố trí thời gian hợp lí với thời lượng 2-3 tiết/ tuần để học sinh có thể tham gia đầy đủ các giờ học. - Giáo viên được đào tạo chuyên sâu về nội dung giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh, thay đổi nhận thức, quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, tâm huyết với nghề, yêu trẻ, có kĩ năng nắm bắt tâm lí trẻ, sẵn sàng tìm hiểu, động viên, giúp đỡ học sinh có khó khăn kịp thời. Sử dụng các phương pháp giáo dục tích cực để rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh: Giáo viên nêu vấn đề từ thực tế, học sinh tự tìm tòi, trình bày bằng lời nói, thuyết trình... - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên, Đội TNTP, học sinh, phụ huynh học sinh, tổ chức xã hội trong việc giáo dục học sinh. - Môi trường nhà trường, gia đình và xã hội lành mạnh, văn minh. - Cơ sở vật chất (kinh phí, tài liệu, tranh ảnh, máy tính, ti vi, bảng tương tác...) phục vụ riêng các hoạt động giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh. Có chế độ chính sách cho người dạy, báo cáo viên. 3. Kết luận Giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nhân cách của trẻ. Theo Hamburg, việc giáo dục xúc cảm không bao giờ là quá sớm- những năm chuyển tiếp sau khi vào trường tiểu học, rồi trường trung học là hai thời điểm then chốt. Từ 6-11 tuổi “nhà trường là một kinh nghiệm khó khăn và quyết định, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tuổi thiếu niên và sau đó. Tuổi dậy thì- một thời kì đảo lộn sinh lí và trí tuệ- là giai đoạn then chốt khác của sự giáo dục xúc cảm - xã hội” [4]. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội cho học sinh tiểu học ở nhà trường phổ thông hiện nay chưa đạt kết quả tốt, học sinh còn thiếu hụt các kĩ năng xúc cảm - xã hội do một số nguyên nhân như: Nhận thức và kĩ năng giáo dục xúc cảm - xã hội 155 Lê Mỹ Dung của giáo viên; Chương trình giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội; Cơ sở vật chất nhà trường thiếu thốn; Tác động của xã hội. Để giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học sinh tiểu học đạt kết quả như mong muốn, cần có những biện phápnâng cao nhận thức, kĩ năng của cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh; Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục kĩ năng xúc cảm - xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Autralian Council for Educational Reseach (2012), Social- Emotional Wellbeing Survey (Report) [2] Nguyễn Thanh Bình, 2013. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. [3] Csóti, Márianna, 2009. Developing Children’s Social, Emotional and Behavioural Skills. Continuum International Publishing [4] David Hamburg, 1992. Today’s Children: Creating a Future for a Genaration in Crisis Book, New York. [5] Lê Mỹ Dung, 2011. Biểu hiện khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 56, tr.56-66. [6] Lê Mỹ Dung, 2013. Nghiên cứu biện pháp rèn luyện kĩ năng xúc cảm - xã hội tích cực cho học sinh tiểu học. Đề tài cấp Bộ, mã số B2013-17-31. [7] Elksnin, L. K., & Elksnin, N., 2003. Fostering social-emotional learning in the classroom. Education, 124, 63-75, 48. [8] Goleman D., 2002. Trí tuệ cảm xúc. Làm thế nào để biến những cảm xúc của mình thành trí tuệ. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [9] Phan Thị Mai Hương, 2007. Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [10] Trần Kiều, 2005. Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, CQ, EQ,) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương trình KHCN cấp Nhà Nước KX-05. Viện KHGD. Hà Nội. [11] Nguyễn Công Khanh, 2005. Xúc cảm, tình cảm và các kĩ năng xã hội ở học sinh THPT. Tạp chí Tâm lí học, số 6/2005, tr. 41-47. [12] Linda K. Elksnin, 2006. Teaching Social Emotional Skills at School and Home. Love Pub [13] Mary Mindess, Min-hua Chen, Ronda Brenner, 2008. Social-Emotional Learning in the Primary Curriculum. Young Children. [14] Đào Thị Oanh, 2009. Vấn đề giáo dục xúc cảm cho học sinh ở nhà trường và gia đình hiện nay. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 42, tr. 19-25. [15] Vũ Thị Lệ Thuỷ, 2007. Vấn đề bạo lực học đường trong một vài năm gần đây. Chuyên đề Tâm lí học. Viện Nghiên cứu Sư phạm. [16] Zins, J.E, Weissberg, M.C &Walberg, H.J. (Eds.), 2004. Building academic success on social and emotional learning: What does the research say?. NewYork: Teachers College Press. ABSTRACT The status of social-emotional skills education for students in elementary schools today The article refers to the status of social - emotional skills education forstudents in elementary schools today; the advantages and disadvantages in education social - emotional skills to students. On this basis, the researchers propose some recommendations on how to practice social - emotional positive skills for elementary school students. Keywords: Social-emotional; social-emotional skills, the social-emotional skills education. 156

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3551_lmdung2_2064_2193054.pdf
Tài liệu liên quan