Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức

Tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 158-164 158 Email: lethithuha@hdu.edu.vn THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Lê Thị Thu Hà - Trường Đại học Hồng Đức Ngày nhận bài: 02/5/2019; ngày chỉnh sửa: 17/5/2019; ngày duyệt đăng: 25/5/2019. Abstract: The study was conducted on 90 managers, 145 lecturers and 250 students of Hong Duc University to study the current status of life skill education for students; The method used includes observation, interview and data was processed by using SPSS software version 20.0. Research results showed that the surveyed people are aware of the necessity of life skill education activities, but this work still has some limitations that needs to be overcome in the coming time. Keywords: Life skill, life skill education, Hong Duc University. 1. Mở đầu Tuổi sinh viên (SV) là lứa tuổi đẹp nhất cả về thể chất và tinh thần, luôn có khát vọng vươn lên, mong muốn khám phá những điều...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 158-164 158 Email: lethithuha@hdu.edu.vn THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Lê Thị Thu Hà - Trường Đại học Hồng Đức Ngày nhận bài: 02/5/2019; ngày chỉnh sửa: 17/5/2019; ngày duyệt đăng: 25/5/2019. Abstract: The study was conducted on 90 managers, 145 lecturers and 250 students of Hong Duc University to study the current status of life skill education for students; The method used includes observation, interview and data was processed by using SPSS software version 20.0. Research results showed that the surveyed people are aware of the necessity of life skill education activities, but this work still has some limitations that needs to be overcome in the coming time. Keywords: Life skill, life skill education, Hong Duc University. 1. Mở đầu Tuổi sinh viên (SV) là lứa tuổi đẹp nhất cả về thể chất và tinh thần, luôn có khát vọng vươn lên, mong muốn khám phá những điều mới lạ và tự khẳng định mình. SV được học tập, rèn luyện trong môi trường đại học để trở thành những người lao động có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của mọi lĩnh vực nghề nghiệp, đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của quốc gia. Bối cảnh phát triển của xã hội hiện đại đang có những tác động đa chiều đến SV và đặt nhà trường trước yêu cầu phải tăng cường giáo dục kĩ năng sống (KNS) để chuẩn bị tốt hành trang cho các em bước vào cuộc sống tự chủ, độc lập sau khi ra trường và ứng phó một cách chủ động với các tình huống bất thường của cuộc sống. Hồng Đức là Trường đại học đa ngành, có sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cao và cung cấp nguồn nhân lực khoa học - công nghệ tiên tiến phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa và các vùng lân cận. Trong những năm qua, sau khi tốt nghiệp, SV Trường Đại học Hồng Đức đã trở thành lực lượng lao động có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực ngành nghề, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội có nhiều biến đổi nhanh chóng về kinh tế, khoa học, công nghệ do ảnh hưởng tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, sự va đập văn hóa của toàn cầu hóa, yêu cầu ngày càng cao về mục tiêu giáo dục đại học, có rất nhiều thách thức đang được đặt ra đối với việc giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng cho SV Trường Đại học Hồng Đức. 2. Nội dung nghiên cứu Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để trưng cầu ý kiến trên 90 cán bộ quản lí (CBQL), 145 giảng viên (GV) và 250 SV Trường Đại học Hồng Đức; sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn và phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để xử lí kết quả thu được. Nghiên cứu được tiến hành vào tháng 3/2019. Kết quả thu được như sau: 2.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên Sử dụng câu hỏi để khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau (bảng 1): Bảng 1 cho thấy, hầu hết CBQL, GV và SV có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của hoạt động giáo dục KNS cho SV ở Trường Đại học Hồng Đức (CBQL: 82,20% cho rằng rất cần thiết, 17,8% cho rằng cần thiết; GV: 68,3% cho rằng rất cần thiết, 31,7% cho rằng cần thiết; SV: 15,6% cho rằng rất cần thiết, 70,0% cho rằng cần thiết). Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ SV cho rằng, hoạt động giáo dục KNS là ít cần thiết (14,4%). Bảng 1. Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục KNS cho SV Mức độ CBQL GV SV SL % SL % SL % Rất cần thiết 74 82,20 99 68,3 39 15,6 Cần thiết 16 17,8 46 31,7 175 70,0 Ít cần thiết 0 0 0 0 36 14,4 Không cần thiết 0 0 0 0 0 0 Tổng 90 100 145 100 250 100 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 158-164 159 Tìm hiểu lí do của thực trạng trên, chúng tôi đã phỏng vấn một số SV, đa số các em cho rằng: việc tham gia vào hoạt động GD-ĐT ở trường chủ yếu là học tập tri thức nghề nghiệp, còn việc rèn luyện KNS chỉ là yêu cầu phụ mà thôi. Bởi vì, thời gian học tập ở trường nhiều, họ học theo học chế tín chỉ đã chiếm hầu hết thời gian biểu trong ngày nên không có nhiều thời gian tham gia các hoạt động giáo dục KNS do Đoàn Thanh niên, Hội SV tổ chức. Bên cạnh đó, một bộ phận SV cũng nhận định, việc tham gia vào các hoạt động giáo dục KNS ở trường chưa mang lại hiệu quả cao, không tạo được hứng thú cho họ trong quá trình tham gia nên hoạt động này đối với một số SV là không cần thiết. Một bộ phận SV mải đi làm thêm nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quá trình đào tạo trong nhà trường. Từ sự nhận thức của SV về mức độ cần thiết của giáo dục KNS đã ảnh hưởng đến mức độ tham gia của SV trong các hoạt động giáo dục do Nhà trường và Khoa tổ chức. 2.2. Thực trạng mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên Kết quả xử lí số liệu thu được ở bảng 2. Bảng 2 cho thấy, mục tiêu giáo dục KNS cho SV được CBQL, GV và SV đánh giá ở mức tốt với điểm trung bình (ĐTB) chung lần lượt là 2,82; 2,79 và 2,64. Trong đó, nội dung được đánh giá tốt nhất theo CBQL và GV là “Hình thành cho SV những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực” với ĐTB là 3,07 và 3,02; theo đánh giá của SV là “Phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức của SV” với ĐTB là 2,82. Nội dung được đánh giá kém nhất theo CBQL và GV là giúp SV “có khả năng tự lập thân, lập nghiệp” với ĐTB là 2,46 và 2,43, theo đánh giá của SV là “Tạo cơ hội thuận lợi để SV thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình” với ĐTB là 2,42. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giáo dục KNS cho SV đại học nhằm đạt những mục tiêu nhất định, trong đó có các mục tiêu như: Trang bị cho người học những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho người học những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để người học thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức Các mục tiêu trên được thực hiện trong giáo dục KNS cho SV Trường Đại học Hồng Đức chưa đạt được như mong muốn. Mục tiêu giúp SV có khả năng tự lập thân lập nghiệp xếp bậc 2. Đây là vấn đề cần được quan tâm và khắc phục trong thời gian tới để SV Trường Đại học Hồng Đức được đào tạo đáp ứng cả về chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp do nhà sử dụng lao động yêu cầu. Đồng thời, cần đề xuất biện pháp phù hợp để thực hiện các mục tiêu giáo dục KNS đạt hiệu quả cao hơn. 2.3. Thực trạng nội dung giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên Kết quả khảo sát thu được ở bảng 3. Bảng 3. Thực trạng nội dung giáo dục KNS cho SV TT Nội dung giáo dục KNS cho SV CBQL GV SV X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Nhóm kĩ năng nhận thức bản thân và quản lí bản thân Bảng 2. Thực trạng mục tiêu giáo dục KNS cho SV TT Mục tiêu giáo dục KNS cho SV CBQL GV SV X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Trang bị cho SV những kiến thức, thái độ và kĩ năng phù hợp 3,01 2 2,85 3 2,53 4 2 Hình thành cho SV những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực 3,07 1 3,02 1 2,68 3 3 Tạo cơ hội thuận lợi để SV thực hiện tốt quyền và trách nhiệm của mình 2,62 4 2,72 4 2,42 5 4 Phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức của SV 2,94 3 2,93 2 2,82 1 5 Có khả năng tự lập thân, lập nghiệp 2,46 5 2,43 5 2,75 2 X chung 2,82 2,79 2,64 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 158-164 160 1.1 Kĩ năng tự nhận thức 2,82 1 2,78 1 2,56 3 1.2 Kĩ năng xác định giá trị 2,63 4 2,68 2 2,49 4 1.3 Kĩ năng đặt mục tiêu 2,78 2 2,48 5 2,68 1 1.4 Kĩ năng quản lí thời gian 2,71 3 2,62 3 2,62 2 1.5 Kĩ năng ứng phó với căng thẳng 2,59 5 2,53 4 2,44 5 1.6 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 2,55 6 2,45 6 2,39 6 X chung nhóm 1 2,68 2,59 2,53 2 Nhóm kĩ năng liên nhân cách 2.1 Kĩ năng ứng xử 2,70 2 2,66 3 2,71 1 2.2 Kĩ năng giao tiếp có hiệu quả 2,78 1 2,70 2 2,64 2 2.3 Kĩ năng lắng nghe tích cực 2,64 3 2,76 1 2,51 4 2.4 Kĩ năng thương lượng 2,46 6 2,50 6 2,43 6 2.5 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 2,60 4 2,56 5 2,45 5 2.6 Kĩ năng kiên định 2,54 5 2,60 4 2,56 3 X chung nhóm 2 2.62 2,63 2,55 3 Nhóm kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề 3.1 Kĩ năng tư duy sáng tạo 2,64 1 2,58 2 2,51 1 3.2 Kĩ năng tư duy phê phán 2,58 2 2,54 3 2,36 4 3.3 Kĩ năng ra quyết định 2,48 4 2,62 1 2,45 2 3.4 Kĩ năng giải quyết vấn đề 2,54 3 2,46 4 2,40 3 X chung nhóm 3 2,56 2,55 2,43 X chung 2,62 2,59 2,5 Bảng 3 cho thấy, việc thực hiện giáo dục KNS cho SV đã được thực hiện thường xuyên với ĐTB đánh giá của CBQL, GV là SV lần lượt là 2,62; 2,59 và 2,5. Cụ thể như sau: - Nhóm kĩ năng nhận thức bản thân và quản lí bản thân: Kĩ năng được thực hiện thường xuyên nhất theo đánh giá của CBQL và GV là “Kĩ năng tự nhận thức” với ĐTB là 2,68 và 2,59. Kĩ năng thực hiện thường xuyên nhất theo đánh giá của SV là “Kĩ năng đặt mục tiêu” với ĐTB là 2,53. Kĩ năng được giáo dục ít thường xuyên nhất là “Kĩ năng kiểm soát cảm xúc” theo đánh giá của CBQL, GV và SV với ĐTB là 2,56, 2,55 và 2,43. Thông qua kết quả điều tra và quan sát thực tiễn hoạt động giáo dục KNS cho SV ở Trường Đại học Hồng Đức, chúng tôi thấy rằng, nhận thức, đặt mục tiêu, quản lí thời gian là những kĩ năng đầu tiên được giáo dục cho SV khi họ mới bước chân vào trường đại học thông qua hoạt động sinh hoạt tuần công dân học sinh SV đầu khoa học. SV được giáo dục về kĩ năng nhận thức, đặt mục tiêu, quản lí thời gian sẽ giúp SV tự nhận thức được về bản thân mình, những mặt mạnh, mặt yếu, biết đặt mục tiêu cho quá trình học tập, cho cuộc sống của mình, biết sắp xếp thời gian biểu hợp lí để tham gia hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Kĩ năng ít được giáo dục thường xuyên nhất là “kĩ năng kiểm soát cảm xúc” với ĐTB đánh giá của CBQL, GV và SV là 2,55; 2,45 và 2,39. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc cần được rèn luyện trong quá trình SV tham gia hoạt động, trong quá trình học tập, nghiên cứu giúp SV hình thành và phát triển những tình cảm tích cực, hạn chế những xúc cảm tiêu cực trong quá trình tham gia hoạt động. Tuy nhiên, kĩ năng này chưa được tổ chức giáo dục đúng mức. - Nhóm kĩ năng liên nhân cách: Kĩ năng được tổ chức giáo dục thường xuyên nhất theo đánh giá của CBQL là “Kĩ năng giao tiếp có hiệu quả” với ĐTB là 2,78; theo đánh giá của GV là “Kĩ năng lắng nghe tích cực” với ĐTB là 2,76, theo đánh giá của SV là “Kĩ năng ứng xử” với ĐTB là 2,71. Kĩ năng ít được giáo dục thường xuyên nhất theo đánh giá của CBQL, GV và SV là “Kĩ năng thương lượng” với ĐTB là 2,46; 2,5 và 2,43. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 158-164 161 Đối với nhóm kĩ năng liên nhân cách cũng được tổ chức giáo dục thường xuyên cho SV với ĐTB chung đánh giá của CBQL, GV và SV là 2,62; 2,63 và 2,55. Từ kết quả khảo sát, phỏng vấn CBQL, giáo viên, SV và quan sát, chúng tôi thấy rằng, kết quả điều tra khá phù hợp với thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho SV ở Trường Đại học Hồng Đức. Các kĩ năng liên nhân cách được tổ chức thường xuyên thông qua các hoạt động dạy học trên lớp, các hoạt động theo từng tháng do Đoàn Thanh niên, Hội SV nhà trường tổ chức. Ngoài ra, các khoa cũng tổ chức các hoạt động giáo dục KNS riêng cho từng khoa đào tạo, ví dụ như: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh tổ chức Festival Kinh tế, Khoa Khoa học xã hội tổ chức Ngày hội văn hóa Việt Nam Thông qua các hoạt động này giúp hình thành và rèn luyện cho SV kĩ năng giao tiếp có hiệu quả, kĩ năng lắng nghe tích cực Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức các hoạt động này, một số kĩ năng vẫn chưa được chú trọng giáo dục một cách thường xuyên như kĩ năng thương lượng hay kĩ năng kiên định với mục tiêu. Một số SV còn tỏ ra thờ ơ, chưa hứng thú với các hoạt động do khoa, nhà trường tổ chức. - Nhóm kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề: Kết quả điều tra cho thấy, ĐTB chung đánh giá về kĩ năng này không cao. Đánh giá của CBQL, GV và SV là 2,56; 2,55, 2,43 điểm. Kĩ năng được thực hiện thường xuyên nhất theo đánh giá của CBQL và SV là “Kĩ năng tư duy sáng tạo” với ĐTB là 2,64; 2,51 theo đánh giá của GV là “Kĩ năng ra quyết định” với ĐTB là 2,62. Trong quá trình ra quyết định và giải quyết vấn đề, SV cần phải có kĩ năng sáng tạo trong tư duy. Đứng trước một vấn đề, một tình huống nào đó, không có một công thức chung cho việc giải quyết các vấn đề, các tình huống đó. Mà khi đó, SV cần phải có sự sáng tạo trong khi giải quyết vấn đề. Nhận thức rõ điều này nên các hoạt động được tổ chức cho SV đều nhắm đến việc hình thành và rèn luyện kĩ năng này cho SV thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn còn những kĩ năng mặc dù được tổ chức giáo dục cho SV nhưng SV cho rằng, họ ít được cung cấp thông tin, ít được rèn luyện như kĩ năng phê phán. Thực tế qua việc tổ chức dạy học, các hoạt động giáo dục KNS cho thấy, việc phê phán, đánh giá hoạt động, cá nhân hay tập thể sau khi tham gia hoạt động đó là vấn đề khá khó khăn đối với SV. Họ chưa biết cách đánh giá, nhận xét, phê phán một cách khách quan mà chủ yếu dựa trên những đánh giá cảm tính cá nhân. 2.4. Thực trạng phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên Kết quả khảo sát thu được ở bảng 4. Bảng 4 cho thấy, các phương pháp giáo dục KNS cho SV được sử dụng ở mức thường xuyên trong quá trình giáo dục thể hiện ở ĐTB đánh giá của CBQL là 2,58, GV là 2,51 và SV là 2,49. Trong đó, phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất theo ý kiến của CBQL và GV là “Phương pháp tổ chức cho SV tham gia vào các hoạt Bảng 4. thực trạng phương pháp giáo dục KNS cho SV TT Phương pháp giáo dục KNS cho SV CBQL GV SV X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Phương pháp giảng giải 2,48 7 2,58 4 2,60 3 2 Phương pháp đàm thoại 2,42 8 2,54 5 2,42 7 3 Phương pháp tạo dư luận 2,36 9 2,39 9 2,34 9 4 Phương pháp giao việc 2,72 3 2,70 2 2,54 5 5 Phương pháp luyện tập 2,68 4 2,65 3 2,38 8 6 Phương pháp tổ chức cho SV tham gia vào các hoạt động thực tiễn xã hội 2,86 1 2,78 1 2,57 4 7 Phương pháp thi đua 2,56 6 2,42 8 2,48 6 8 Phương pháp nêu gương 2,78 2 2,49 6 2,75 1 9 Phương pháp khen thưởng 2,64 5 2,45 7 2,68 2 10 Phương pháp trách phạt 2,28 10 2,12 10 2,17 10 X chung 2,58 2,51 2,49 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 158-164 162 động thực tiễn xã hội” với ĐTB lần lượt là 2,86 và 2,78. Phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất theo ý kiến của SV là “Phương pháp nêu gương” với ĐTB 2,75. Có sự thống nhất trong ý kiến về phương pháp ít được sử dụng là “Phương pháp trách phạt” với ĐTB đánh giá của CBQL là 2,28, GV là 2,12 và SV 2,17. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho SV ở Trường Đại học Hồng Đức nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo Khoa, Nhà trường, với các nội dung tổ chức giáo dục đa dạng, phong phú từ đầu năm học đến cuối năm học. Các hoạt động được tổ chức theo chủ điểm hàng tháng như: Chào mừng năm học mới, chào đón tân SV, chào mừng kỉ niệm thành lập Trường (tháng 9), chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam (tháng 10), chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (tháng 11), chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (tháng 12), mừng Đảng mừng xuân (tháng 1, tháng 2), tháng Thanh niên (tháng 3) Hướng đến các chủ điểm đó, nhiều hoạt động được tổ chức như: Đêm hội “We are students”, Thi giọng hát hay học sinh SV, Hội thi cắm hoa, Hội diễn văn nghệ, Giải bóng đá cán bộ viên chức lao động - học sinh SV, Giải bóng chuyền học sinh SV, giải cờ vua học sinh SV, Hội thi quốc phòng an ninh, Hội thi Bí thư chi đoàn giỏi, Hội thi Rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, Hội thi Tiểu phẩm phòng chống Tệ nạn xã hội, Hoạt động tình nguyện “Chung sức vì cộng đồng”, Hoạt động tình nguyện dạy trẻ tại làng SOS Hưởng ứng các cuộc thi do Trung ương đoàn và Tỉnh đoàn tổ chức. Các hoạt động này được tổ chức với sự kết hợp của các phương pháp tổ chức cho SV tham gia vào các hoạt động thực tiễn xã hội, phương pháp nêu gương, phương pháp giao việc, phương pháp luyện tập, phương pháp khen thưởng Điều này đúng với ý kiến đánh giá của CBQL và GV về việc sử dụng các phương pháp giáo dục KNS cho SV. Phương pháp ít được sử dụng nhất là trách phạt, tạo dư luận. SV trường đại học chủ yếu học tập, nghiên cứu một cách tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo nên trong quá trình giáo dục KNS cho SV, các phương pháp tạo dư luận, phương pháp trách phạt ít được sử dụng. Phương pháp trách phạt chỉ sử dụng khi SV vi phạm nhiều lần trong quá trình tham gia hoạt động giáo dục do Khoa và Nhà trường tổ chức. Phương pháp giảng giải chủ yếu sử dụng trong quá trình dạy học lí thuyết trên lớp, còn trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho SV, phương pháp này chỉ sử dụng trong phần đầu của hoạt động nhằm hướng dẫn cho SV những thao tác cần thiết trong quá trình tham gia hoạt động. Điều này phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của SV, SV đang ở tuổi trưởng thành cả thể chất và tâm lí, các em đã hiểu và nhận thức được vấn đề do đó ít phải sử dụng các phương pháp này. Như vậy, trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho SV Trường Đại học Hồng Đức, có nhiều phương pháp được sử dụng nhằm giúp SV phát triển KNS cho SV. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp như trên vẫn chưa mang lại hiệu quả cao trong giáo dục KNS cho SV. Thực trạng này đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo các cấp trong nhà trường cần đề xuất và áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục KNS cho SV Trường Đại học Hồng Đức. 2.5. Thực trạng hình thức giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên Kết quả khảo sát thu được ở bảng 5. Bảng 5 cho thấy, có nhiều hình thức giáo dục KNS cho SV Trường Đại học Hồng Đức, trong đó con đường giáo dục được sử dụng thường xuyên hơn cả là: “Thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao” với ĐTB đánh giá của CBQL, GV và SV lần lượt là 2,98; 2,76 và 2,78, thứ bậc 1. Tiếp đến là Bảng 5. Thực trạng các hình thức giáo dục KNS cho SV TT Hình thức giáo dục KNS cho SV CBQL GV SV X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp 2,82 3 2,65 3 2,54 4 2 Thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao 2,98 1 2,76 1 2,78 1 3 Thông qua tổ chức các hội thi 2,93 2 2,70 2 2,68 2 4 Thông qua tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ 2,67 5 2,55 5 2,48 5 5 Thông qua hình thức tham quan, thực tế 2,58 6 2,46 6 2,42 6 6 Thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể 2,76 4 2,60 4 2,58 3 X chung 2,79 2,62 2,58 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 158-164 163 “Thông qua tổ chức các hội thi” với ĐTB đánh giá của CBQL là 2,93; GV là 2,70 và SV là 2,68, thứ bậc 2. Kết quả thu được từ điều tra, kết hợp với quan sát thực tế việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho SV Trường Đại học Hồng Đức, chúng tôi nhận thấy: Trong những năm qua, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục với các hình thức đa dạng nhằm giáo dục KNS cho SV như các hoạt động được kể tên. Các hình thức giáo dục trên đã thu hút được SV tham gia, giúp SV rèn luyện được các KNS cần thiết cho bản thân mình. Tuy nhiên, việc tổ chức nhiều hoạt động cho SV vào thời gian trong năm học khiến cho nhiều SV tích cực tham gia hoạt động mà xao nhãng việc học tập. Mặt khác, nhiều SV vì chú trọng việc học tập hay đi làm thêm mà chưa dành thời gian phù hợp cho việc tham gia các hoạt động để rèn luyện KNS cần thiết cho mình. Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục KNS cho SV chưa lan tỏa đến mọi SV trong toàn trường mà mới chỉ có một bộ phận SV tham gia. Có những SV tham gia một cách hình thức để lấy thành tích, chưa có sự toàn tâm toàn ý cho việc tham gia hoạt động nhằm phát triển KNS cho bản thân mình. Đây là một trong những bất cập trong tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho SV Trường Đại học Hồng Đức cần khắc phục trong thời gian tới. Vì vậy, cần xây dựng biện pháp thích hợp nhằm quản lí tốt hơn hoạt động giáo dục KNS cho SV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường hiện nay. Trong các hình thức giáo dục trên, có 2 hình thức giáo dục ít được sử dụng hơn cả, đó là: “Thông qua tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ” với ĐTB đánh giá của CBQL, GV và SV là 2,67; 2,55 và 2,48, thứ bậc 5 và “Thông qua hình thức tham quan, thực tế” với ĐTB đánh giá của CBQL, GV và SV là 2,58; 2,46 và 2,42, thứ bậc 6. Ở Trường Đại học Hồng Đức, có nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm được thành lập trực thuộc Đoàn trường, Hội SV trường, trực thuộc các Liên chi đoàn như: Câu lạc bộ Nhà doanh nghiệp tương lai, Câu lạc bộ tiếng Anh Aloha Tuy nhiên, các câu lạc bộ hoạt động một cách hình thức, chưa sinh hoạt thường xuyên, chưa mang lại hiệu quả cao trong giáo dục KNS cho SV. Đối với hình thức giáo dục thông quan tham quan, thực tế cũng ít được sử dụng do đặc trưng của mỗi ngành đào tạo mà các hình thức tổ chức giáo dục khác nhau, kinh phí chi cho hoạt động này còn hạn chế, vì thế không được thực hiện thường xuyên trong toàn trường đối với tất cả SV ở các ngành đào tạo. Qua trò chuyện với SV N.T.V.A, lớp K18B Đại học Sư phạm Ngữ văn, Khoa Khoa học Xã hội, em cho biết: “Chúng em mong muốn Nhà trường tổ chức nhiều hình giáo dục KNS như được thực tế, trải nghiệm, được tham gia các câu lạc bộ, qua đó chúng em mới có nhiều cơ hội được rèn KNS”. 2.6. Thực trạng các điều kiện giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên Kết quả xử lí số liệu thu được ở bảng 6. Bảng 6 cho thấy, các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục KNS cho SV ở Trường Đại học Hồng Đức khá tốt với ĐTB đánh giá của CBQL là 2,75, GV 2,78 và SV 2,64. “Phòng học với đầy đủ các thiết bị máy tính, máy chiếu, mic, loa” được đánh giá tốt nhất với ĐTB của CBQL là 2,89, GV 2,88. Theo đánh giá của SV thì “Hội trường” có chất lượng tốt nhất với ĐTB là 2,81. “Thư viện với đầy đủ tài liệu về KNS” được đánh giá là có chất lượng thấp nhất với ĐTB của CBQL, GV và SV lần lượt là 2,65, 2,68 và 2,48. Từ kết quả điều tra và quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy, Trường Đại học Hồng Đức có cơ sở vật chất tốt, đáp ứng các điều kiện cho việc tổ chức hoạt động giáo dục KNS. Hệ thống phòng học với các thiết bị như máy tính, máy chiếu, mic, loa được trang bị đồng bộ. Hội trường, Bảng 6. Thực trạng các điều kiện giáo dục KNS cho SV TT Các điều kiện giáo dục KNS cho SV CBQL GV SV X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1 Sân vận động 2,72 4 2,80 3 2,65 3 2 Hội trường 2,80 2 2,84 2 2,81 1 3 Phòng truyền thống 2,76 3 2,72 5 2,72 2 4 Thư viện với đầy đủ tài liệu về KNS 2,65 6 2,68 6 2,48 6 5 Hệ thống mạng Internet không dây 2,68 5 2,76 4 2,62 4 6 Phòng học với đầy đủ các thiết bị máy tính, máy chiếu, mic, loa 2,89 1 2,88 1 2,56 5 X chung 2,75 2,78 2,64 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 158-164 164 phòng truyền thống, sân vận động cũng được đầu tư xây dựng. Trường Đại học Hồng Đức có sân vận động với sân cỏ nhân tạo đạt tiêu chuẩn để tổ chức các giải đấu bóng đá lớn. Hội trường lớn A7 (cơ sở 2) với hơn 300 chỗ ngồi là nơi để tổ chức hoạt động văn nghệ, các hội thi, nhiều hội trường nhỏ và vừa ở nhà Điều hành, nhà A5, A6 Tuy nhiên, thư viện của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu về giáo dục KNS cho SV. Hệ thống tài liệu của thư viện chưa cung cấp cho SV đầy đủ. Thời gian mở cửa thư viện còn hạn chế trong giờ hành chính. Trong thời gian này, SV phải tham gia hoạt động học tập trên lớp, tham gia các hoạt động khác nên SV ít lên thư viện tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin Từ thực trạng trên, cần xây dựng thư viện với hệ thống tài liệu về KNS đầy đủ, cần mở cửa thư viện đến 21h00’ tối để SV có thời gian lên thư viện tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu và tự giáo dục KNS. 3. Kết luận Nghiên cứu thực trạng hoạt động giáo dục KNS cho SV Trường Đại học Hồng Đức cho thấy, CBQL, GV và SV đã nhận thức được sự cần thiết của hoạt động này. Bên cạnh những nội dung đã thực hiện tốt, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác này. Cụ thể: Một bộ phận SV chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của giáo dục KNS đối với sự phát triển nhân cách cá nhân; năng lực trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa chưa cao do chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị trong tổ chức hoạt động giáo dục, SV chưa có sự hợp tác và tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục KNS chưa phổ biến đến tất cả SV. Các hoạt động giáo dục được tổ chức chưa lôi cuốn SV, chưa mang lại hiệu quả cao cho rộng rãi SV nên những lần tổ chức sau thì SV không quan tâm đến việc tham gia hoạt động. Một bộ phận SV rụt rè, e ngại khi tham gia các hoạt động giáo dục, số SV có năng lực học tập thì chú tâm vào việc học chuyên ngành, chưa dành thời gian phù hợp cho việc tham gia vào các hoạt động giáo dục KNS. Hoạt động giáo dục KNS cho SV Trường Đại học Hồng Đức đã được tổ chức qua nhiều hình thức, song vẫn chưa đạt được mục tiêu như mong muốn và kết quả giáo dục KNS cho SV vẫn chưa cao. Vì vậy, Nhà trường cần có những biện pháp giáo dục góp phần nhằm nâng cao KNS cho SV, giúp các em vững tin trong học tập, trong cuộc sống, tự lập thân, lập nghiệp. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Thanh Bình - Lê Thị Thu Hà - Đỗ Khánh Năm - Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2017). Giáo trình chuyên đề Giáo dục kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm. [2] Bộ GD-ĐT (2013). Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lí giáo dục trong thời kì đổi mới. NXB Văn hóa - Thông tin. [3] Đặng Quốc Bảo - Phạm Đỗ Nhật Tiến - Đặng Bá Lãm - Đặng Thị Thanh Huyền - Lê Phước Minh (2016). Quản lí giáo dục Việt Nam: Đổi mới và phát triển. NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Phan Thanh Long (chủ biên, 2018). Giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học phục vụ quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Trần Thị Minh Hằng (2011). Giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 261, tr 18-19; 26. [6] Nguyễn Thị Thu Hà (2016). Thực trạng quản lí giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên các trường đại học thành viên Huế. Tạp chí Giáo dục, số 397, tr 17-20. [7] Nguyễn Trọng Tuân (2012). Giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tạp chí Giáo dục, số 293, tr 34-35; 42. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SEMINAR... (Tiếp theo trang 257) [4] Mai Văn Thi (2018). Nghiên cứu chương trình môn Xác suất - Thống kê ngành Kinh tế, Kĩ thuật ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam theo hướng dạy học hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 02, tr 108-111. [5] Nguyễn Trọng - Tống Danh Đạo (2001). Cơ học cơ sở (tập 1). NXB Khoa học và Kĩ thuật. [6] Nguyễn Anh Tuấn - Lê Bá Phương (2014). Tăng cường liên hệ với thực tiễn nghề nghiệp trong dạy Toán cơ bản cho sinh viên Trường Đại học Công nghiệp. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 59 (1), tr 3-11. [7] Darling - Hammond, L (2006). Constructing 21st- century teacher education. Journal of Teacher Education, Vol. 57 (3), pp. 1-15. [8] Kennedy, M. (1999). The role of preservice teacher education. In L. Darling-Hammond & G. Sykes (Eds.). Teaching as the learning profession: Handbook of policy and practice (pp. 54-85). San Francisco: Jossey-Bass. [9] Jamesste wart (2002). Caculus concepts and contexts. Brookscole.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf33le_thi_thu_ha_9672_2148378.pdf
Tài liệu liên quan