Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học tại tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học tại tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 4-9 4 Email: lethihuongsgd@quangtri.edu.vn THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Lê Thị Hương - Nguyễn Xuân Hiếu, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị Phạm Thế Kiên - Đại học Huế Ngày nhận bài: 16/7/2019; ngày chỉnh sửa: 20/8/2019; ngày duyệt đăng: 03/9/2019. Abstract: The article discusses the reality of life skill education for elementary students in Quang Tri province to meet the educational renovation requirements today. The survey results show that: most managers, teachers and parents highly appreciate the importance and necessity of life skill education; collaborative skill education is the most frequently implemented content; the form of life skill education is mainly through teaching Ethics and through class activities; Educating cooperative skill is rated as the most effective. There are many causes affecting the effectiveness ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học tại tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 4-9 4 Email: lethihuongsgd@quangtri.edu.vn THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Lê Thị Hương - Nguyễn Xuân Hiếu, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị Phạm Thế Kiên - Đại học Huế Ngày nhận bài: 16/7/2019; ngày chỉnh sửa: 20/8/2019; ngày duyệt đăng: 03/9/2019. Abstract: The article discusses the reality of life skill education for elementary students in Quang Tri province to meet the educational renovation requirements today. The survey results show that: most managers, teachers and parents highly appreciate the importance and necessity of life skill education; collaborative skill education is the most frequently implemented content; the form of life skill education is mainly through teaching Ethics and through class activities; Educating cooperative skill is rated as the most effective. There are many causes affecting the effectiveness of life skill education for elementary school students in Quang Tri province, in which the biggest reason is that teachers have few opportunities to participate in training courses of life skill education for primary school students. Keywords: Life skill, life skill education, primary school student, educational innovation. 1. Mở đầu Trong Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể, Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh (HS) hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt [1]. Mục tiêu của Chương trình giáo dục tiểu học là giúp HS hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt [1; tr 6]. Ở lứa tuổi tiểu học, các em thường bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và thẳng thắn. Một số năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc lộ rõ rệt. Vì vậy, cần có những tác động giáo dục phù hợp để giúp các em phát triển toàn diện về mọi mặt, trong đó có kĩ năng sống (KNS). Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc, năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày gắn liền với 4 trụ cột của giáo dục là học để biết, học để tự khẳng định, học để cùng chung sống với người khác, và học để làm. Đây chính là những KNS của HS. Giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) được xác định là một phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo của nhà trường các cấp [2]. Bài viết trình bày thực trạng GDKNS cho HS tiểu học tại tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Khái niệm “kĩ năng sống” Tác giả Nguyễn Thanh Bình quan niệm: KNS nhằm giúp chúng ta chuyển dịch kiến thức “cái chúng ta biết” và thái độ, các giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế “làm gì và làm cách nào” là tích cực nhất và mang tính chất xây dựng [3; tr 15]. Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn: “KNS là những kĩ năng tinh thần hay những kĩ năng tâm lí, kĩ năng tâm lí - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Những kĩ năng này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển. KNS còn được xem như một biểu hiện quan trọng của năng lực tâm lí - xã hội, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thách thức” [4; tr 8]. 2.1.2. Khái niệm “giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học” Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan niệm: KNS cho HS tiểu học là những kĩ năng cần thiết giúp HS tiểu học có các năng lực cảm xúc - xã hội và tự bảo vệ để biết cách ứng xử với bản thân, với người khác, với các mối quan hệ và hoạt động một cách hiệu quả cũng như biết cách bảo vệ bản thân trong môi trường sống nhiều thách thức và khó khăn, đồng thời phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Theo đó, chúng tôi đề xuất nội dung GDKNS cho HS tiểu học bao gồm: kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ; kĩ năng quản lí cảm xúc; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng đồng cảm; kĩ năng hợp tác; kĩ năng giải VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 4-9 5 quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm; kĩ năng tự bảo vệ bản thân. GDKNS là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của các lực lượng giáo dục và chủ thể quản lí giáo dục trong nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng. GDKNS nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho HS trong bối cảnh xã hội không ngừng phát triển như hiện nay. Bản chất của GDKNS là hướng đến thay đổi hành vi cho người học. Với cách tiếp cận KNS trong nghiên cứu này, GDKNS cho HS tiểu học được hiểu là quá trình hình thành những năng lực cảm xúc - xã hội và tự bảo vệ cho HS. GDKNS giúp các em biết cách ứng xử với bản thân, với người khác, với các mối quan hệ và hoạt động một cách hiệu quả cũng như biết cách bảo vệ bản thân trong môi trường sống nhiều thách thức và khó khăn [5], [6], [7], [8]. 2.2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Khách thể nghiên cứu Chúng tôi khảo sát 126 cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV) và 122 phụ huynh HS ở các trường tiểu học thuộc 07 huyện (huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh, Hướng Hoá, Đakrông, Triệu Phong, Hải Lăng), 01 thành phố (TP. Đông Hà), 01 thị xã (Quảng Trị) của tỉnh Quảng Trị từ 3/2018 đến tháng 5/2019. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như nghiên cứu văn bản, tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi và thống kê toán học có sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 để nhập và xử lí số liệu, lập bảng, biểu để phân tích điểm trung bình (ĐTB), độ lệch chuẩn (ĐLC) và phân tích so sánh để đưa ra kết luận của các kết quả nghiên cứu. Thang đánh giá gồm 5 mức độ: Mức 1 (thấp nhất): 1 ≤ ĐTB < 1,8; Mức 2: 1,8 ≤ ĐTB < 2,6; Mức 3: 2,6 ≤ ĐTB < 3,4; Mức 4: 3,4 ≤ ĐTB < 4,2; Mức 5 (cao nhất): 4,2 ≤ ĐTB ≤ 5. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Thực trạng nhận thức về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học tỉnh Quảng Trị 2.3.1.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống GDKNS cho HS đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục các nước. Ở nước ta, giáo dục phổ thông đang chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, do đó, GDKNS càng có vai trò quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của các trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 1: Bảng 1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị Mức độ Đối tượng Mức độ (tỉ lệ %) Hoàn toàn không quan trọng Không quan trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng CBQL, GV 0,8 0,0 7,9 29,4 61,9 Phụ huynh HS 0,8 0,8 13,1 33,6 51,6 Bảng 1 cho thấy: Đa số đối tượng được khảo sát đều đánh giá cao về tầm quan trọng của việc GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị. Phần lớn CBQL, GV và phụ huynh đều cho rằng việc GDKNS cho HS tiểu học là ở mức “quan trọng” trở lên (91,3 % và 85,2 %). Đây là sự nhận thức đúng đắn vì giáo dục hiện nay không chỉ mang lại cho HS nói chung và HS tiểu học nói riêng những kiến thức, hiểu biết, kĩ năng về các khoa học cơ bản mà còn cả KNS để giúp HS có thể thích nghi với môi trường xung quanh, những biến đổi không ngừng của xã hội hiện nay. 2.3.1.2. Mức độ cần thiết của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học (xem bảng 2 trang bên) Bảng 2 cho thấy, đa số CBQL, GV và phụ huynh HS đánh giá cao mức độ cần thiết của việc giáo dục các KNS cho HS tiểu học. Trong đó, giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân và giáo dục kĩ năng giao tiếp là hai nội dung được đánh giá là cần thiết nhất, còn giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc thì được cho là ít cần thiết nhất. Sự đánh giá của CBQL, GV và phụ huynh HS có sự khác nhau, phụ huynh HS đánh giá cần thiết của việc giáo dục các KNS cho HS tiểu học cao hơn CBQL và GV. Tuy nhiên, ở các nội dung cụ thể thì có sự đồng thuận lớn giữa các đối tượng được khảo sát. 2.3.1.3. Nhận thức về ý nghĩa của giáo dục kĩ năng sống Để khảo sát thực trạng nhận thức về ý nghĩa của GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đưa ra 3 nhận định tích cực để người được khảo sát đánh giá. Nếu các nhận định nhận được sự đồng ý cao chứng tỏ các đối tượng được khảo sát có nhận thức đúng về ý nghĩa của GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3 (trang bên). Bảng 3 cho thấy, CBQL, GV và phụ huynh nhận thức đúng về ý nghĩa của GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị, cả 3 nhận định mà chúng tôi đưa ra đều được CBQL, GV và phụ huynh HS đánh giá ở mức cao nhất (mức “hoàn toàn đồng ý”: 4,2 ≤ ĐTB ≤ 5). VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 4-9 6 Kết quả phân tích Independent - Samples t-test ở bảng 3 cũng cho thấy, có sự đồng thuận lớn giữa các đối tượng được khảo sát trong nhận thức về ý nghĩa của GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị. Việc các đối tượng được khảo sát nhận thức đúng, đồng thuận trong nhận thức về GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị chính là điều kiện thuận lợi để tiến hành GDKNS cho HS tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong bối cảnh hiện nay. 2.3.2. Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng sống GDKNS cho HS tiểu học được hiểu là quá trình hình thành những năng lực cảm xúc - xã hội và tự bảo vệ cho bản thân HS, giúp các em biết cách ứng xử với bản thân, với người khác, với các mối quan hệ và hoạt động một cách hiệu quả cũng như biết cách bảo vệ bản thân trong môi trường sống nhiều thách thức và khó khăn. Nội dung GDKNS cho HS tiểu học được khảo sát gồm 8 kĩ năng, kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 4. Bảng 4. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện các nội dung GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị TT Nội dung Đánh giá Thứ bậc ĐTB ĐLC 1 Giáo dục kĩ năng tự nhận thức 3,87 0,82 5 2 Giáo dục kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 3,63 0,89 7 3 Giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc 3,60 0,93 8 4 Giáo dục kĩ năng giao tiếp 4,12 0,86 2 5 Giáo dục kĩ năng đồng cảm 3,67 0,86 6 6 Giáo dục kĩ năng hợp tác 4,24 0,88 1 7 Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm 3,95 0,81 4 8 Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân 4,06 0,97 3 Bảng 4 cho thấy, nội dung được thực hiện thường xuyên nhất ở các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Bảng 2. Nhận thức về mức độ cần thiết của GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị TT Nội dung GDKNS CBQL, GV Thứ bậc Phụ huynh Thứ bậc ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Giáo dục kĩ năng tự nhận thức 4,18 0,89 5 4,16 0,91 7 2 Giáo dục kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 4,17 0,93 6 4,34 0,84 3 3 Giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc 4,01 0,94 8 4,15 0,96 8 4 Giáo dục kĩ năng giao tiếp 4,37 0,99 2 4,46 0,79 2 5 Giáo dục kĩ năng đồng cảm 4,13 0,88 7 4,25 0,82 5 6 Giáo dục kĩ năng hợp tác 4,34 0,91 3 4,27 0,95 4 7 Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm 4,25 0,87 4 4,25 0,84 5 8 Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân 4,44 0,94 1 4,48 0,84 1 ĐTB chung 4,24 0,92 4,30 0,87 Bảng 3. Nhận thức về ý nghĩa của GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị TT Ý nghĩa của GDKNS CBQL, GV Phụ huynh Independent - Samples t-test ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Giúp hình thành và phát triển cho HS những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt và ý thức tự điều chỉnh bản thân theo đúng chủ trương của Bộ GD- ĐT về việc thực hiện GDKNS cho HS 4,28 0,86 4,25 1,02 0,27 2 Góp phần giúp HS thấu hiểu được cảm xúc của bản thân cũng như của người khác để có những hành động phù hợp 4,21 0,89 4,16 1,05 0,41 3 Giúp HS tự bảo vệ bản thân, thích ứng được với điều kiện tự nhiên của địa phương 4,30 0,92 4,30 1,01 0,05 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 4-9 7 Trị là “Giáo dục kĩ năng hợp tác” (ĐTB = 4,24), còn nội dung ít được thực hiện nhất là “Giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc” (ĐTB =3,60). Điều này là do các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã sử dụng hình thức dạy học theo nhóm nhỏ, trong quá trình dạy học GV cũng đã hướng dẫn cho các em việc chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp các em phát triển kĩ năng hợp tác, nhất là trong bối cảnh giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, phương pháp dạy học chuyển từ chủ yếu truyền thụ một chiều sang tổ chức hoạt động học cho HS, hình thức dạy học toàn lớp được thay bằng dạy học nhóm nhỏ. Các nội dung còn lại được CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện ở mức 4 (mức thường xuyên). Điều này cho thấy, dưới sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT, các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã từng bước đưa các nội dung GDKNS vào chương trình học trong nhà trường. 2.3.3. Các hình thức giáo dục kĩ năng sống Để giúp HS có được các KNS một cách đầy đủ và có hệ thống, việc tổ chức GDKNS cho HS tiểu học có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau. Để đánh giá mức độ thực hiện các hình thức GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị, chúng tôi đưa ra 8 hình thức thông dụng như sau (xem bảng 5): Bảng 5. Đánh giá của CBQL, giáo viên về các hình thức GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị TT Các hình thức GDKNS ĐTB ĐLC Thứ bậc 1 Thông qua hoạt động ngoại khóa/ trải nghiệm 3,56 0,87 6 2 Thông qua hoạt động dạy học môn Tiếng Việt 3,65 1,07 4 3 Thông qua hoạt động dạy học môn Đạo đức 3,88 1,03 1 4 Thông qua hoạt động dạy học môn Khoa học 3,61 1,00 5 5 Thông qua các giờ sinh hoạt lớp 3,86 1,12 2 6 Thông qua các hoạt động văn thể mĩ 3,75 0,91 3 7 Thông qua phối hợp với phụ huynh HS 3,45 0,94 7 8 Mời chuyên gia về tổ chức GDKNS 2,11 1,22 8 Bảng 5 cho thấy, các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhìn chung đã sử dụng khá nhiều hình thức GDKNS cho HS. Trong 8 hình thức mà chúng tôi đưa ra, hình thức được các lực lượng giáo dục thực hiện thường xuyên nhất là “Thông qua hoạt động dạy học môn Đạo đức” (ĐTB = 3,88) và “Thông qua các giờ sinh hoạt lớp” (ĐTB = 3,86). Thực tế cũng cho thấy, đây là 2 hình thức thường được sử dụng nhất hiện nay, nhất là trong bối cảnh GDKNS không được đưa vào nội dung chính khóa, mà chỉ được lồng ghép thông qua môn học khác. Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể [1], trong thời gian tới, các nội dung GDKNS ở cấp tiểu học sẽ được xem là nội dung giáo dục chủ yếu trong chương trình học môn Giáo dục công dân (kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân; kĩ năng tự bảo vệ) [9; tr 5]. Ngoài ra, một số kĩ năng cũng được đưa vào chương trình hoạt động trải nghiệm (Hiểu biết về bản thân và môi trường sống, Kĩ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi, Kĩ năng lập kế hoạch, Kĩ năng thực hiện kế hoạch và điều chỉnh hoạt động, Kĩ năng đánh giá hoạt động). Việc sử dụng khá thường xuyên hai hình thức này tạo điều kiện thuận lợi cho các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị khi tiến hành áp dụng chương trình mới. Các hình thức GDKNS mang lại hiệu quả cao nhưng lại ít được thực hiện trong các trường tiểu học ở tỉnh Quảng Trị như: mời chuyên gia về tổ chức GDKNS; thông qua phối hợp với phụ huynh HS; thông qua hoạt động ngoại khóa/ trải nghiệm. Do đó, đòi hỏi các nhà quản lí, các lực lượng giáo dục phải đa dạng hóa hình thức GDKNS; đặc biệt, cần phải tăng cường nhiều hơn nữa các hoạt động trải nghiệm bởi hoạt động này giúp HS tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi. GDKNS cho HS là một quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài, nhất là đối với HS tiểu học vì tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính không ổn định. Điều này đòi hỏi nhà trường, gia đình và xã hội phối hợp thường xuyên và chặt chẽ để tạo nên sức mạnh tổng hợp, có sự thống nhất và liên tục tránh tách rời nhau, mâu thuẫn lẫn nhau. 2.3.4. Hiệu quả của công tác giáo dục kĩ năng sống (xem bảng 6 trang bên) Bảng 6 cho thấy, “Giáo dục năng hợp tác” được đánh giá ở mức cao nhất với ĐTB = 4,03, và nội dung được đánh giá thấp nhất là “Giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc” (ĐTB = 3,60). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, hầu hết HS tiểu học tỉnh Quảng Trị đã có các KNS cơ bản; tuy nhiên, mức độ biểu hiện không đồng đều; các biểu hiện đòi hỏi khả năng khái quát, tính phức tạp cao thì các em chưa đáp ứng được. Điều này cho thấy, hiệu quả công tác GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị về cơ bản đã được đáp ứng, nhưng trước yêu cầu đổi mới giáo dục VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 4-9 8 như hiện nay, cần phải có những tác động phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị. Bảng 6. Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả công tác GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị TT Nội dung Đánh giá Thứ bậc ĐTB ĐLC 1 Giáo dục kĩ năng tự nhận thức 3,85 0,93 4 2 Giáo dục kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 3,73 0,92 6 3 Giáo dục kĩ năng quản lí cảm xúc 3,60 0,98 8 4 Giáo dục kĩ năng giao tiếp 3,91 0,94 3 5 Giáo dục kĩ năng đồng cảm 3,68 1,01 7 6 Giáo dục kĩ năng hợp tác 4,03 1,01 1 7 Giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm 3,75 0,92 5 8 Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân 3,92 1,10 2 2.3.5. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học tỉnh Quảng Trị Hiệu quả của công tác GDKNS cho HS tiểu học bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đưa ra 8 nguyên nhân cơ bản có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị (xem bảng 7): Bảng 7 cho thấy, nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị là “GV ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn về GDKNS cho HS tiểu học” (ĐTB = 3,71). Chương trình đào tạo GV sư phạm chưa có nội dung về GDKNS, việc ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn về GDKNS cho HS tiểu học chính là nguyên nhân kéo theo GV chưa có đủ tri thức và kinh nghiệm để GDKNS cho HS một cách bài bản và khoa học. Nguyên nhân “Chương trình dạy học không có nhiều thời gian để GDKNS cho HS” (ĐTB = 3,60) cũng nhận được sự đồng ý cao của các đối tượng khảo sát do GDKNS không được đưa vào chương trình chính khóa mà chỉ được thực hiện “Thông qua hoạt động dạy học môn Đạo đức” và “Thông qua các giờ sinh hoạt lớp”. Việc chỉ được lồng ghép thông qua môn học, tiết học khác đã làm cho thời lượng chuyển tải nội dung, chương trình cần giáo dục chắc chắn không thể đạt được hiệu quả như mong muốn, và không phải GV nào cũng có thể thực hiện tốt được. Bảng 7. Đánh giá của CBQL, GV về nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị TT Nguyên nhân ĐTB ĐLC Thứ bậc 1 Chương trình dạy học không có nhiều thời gian để GDKNS cho HS 3,60 1,13 2 2 Nhà trường chưa có chủ trương GDKNS cho HS thông qua dạy học 2,49 1,18 6 3 Bản thân chưa để ý đến một cách rõ ràng và hệ thống đến việc GDKNS cho HS 2,49 1,25 6 4 Nhiều GV cho rằng GDKNS cho HS là trách nhiệm chính của gia đình 2,48 1,14 8 5 GV chưa có đủ tri thức và kinh nghiệm để GDKNS cho HS một cách bài bản và khoa học 2,85 1,19 5 6 Thiếu các điều kiện và phương tiện vật chất để thực hiện 3,37 1,09 4 7 Thiếu các tài liệu hướng dẫn thực hiện 3,44 0,98 3 8 GV ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn về GDKNS cho HS tiểu học 3,71 1,04 1 Ngoài ra, “Thiếu các tài liệu hướng dẫn thực hiện” (ĐTB = 3,44) cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả GDKNS cho HS tiểu học hiện nay. Mặc dù hiện nay có khá nhiều tài liệu hướng dẫn GDKNS trên thị trường, tuy nhiên, một mặt chưa có chủ trương sử dụng của Bộ GD-ĐT, mặt khác, các nội dung hướng dẫn chưa hẳn đã phù hợp với thực tiễn địa phương, do đó, độ tin cậy của các tài liệu này chưa cao. Theo định hướng phát triển năng lực cảm xúc - xã hội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời phù hợp với đặc điểm tự nhiên, lịch sử chiến tranh của tỉnh Quảng Trị, thì tài liệu GDKNS hiện nay thực sự chưa đáp ứng được. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đối tượng được khảo sát có nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của GDKNS cho HS tiểu học tỉnh Quảng Trị. Các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã bước đầu tiến hành giáo dục các KNS: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng quản lí cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đồng cảm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định có trách nhiệm VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 4-9 9 và kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên, hình thức giáo dục chỉ chủ yếu là thông qua hoạt động dạy học môn Đạo đức và các giờ sinh hoạt lớp; hoạt động trải nghiệm có thể huy động được tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên chưa được ưu tiên sử dụng. Ngoài ra, mặc dù lực lượng GV chưa đáp ứng được yêu cầu GDKNS thì việc các trường chưa quan tâm đến việc mời chuyên gia về tổ chức GDKNS. Hình thức phối hợp với phụ huynh HS để tiến hành GDKNS cho HS cũng chưa được chú trọng. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [2] Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư số 04/2014/TT- BGDĐT ban hành Quy định Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. [3] Nguyễn Thanh Bình (2011). Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng sống. NXB Đại học Sư phạm. [4] Huỳnh Văn Sơn (2009). Nhập môn về kĩ năng sống. NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Bùi Thị Thúy Hằng (2010). Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Lê Bá Lộc (2016). Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 11, tr 232-235. [7] Nguyễn Thị Thu Hằng (2012). Cơ sở cho việc giáo dục kĩ năng sống nhìn từ góc độ tâm lí. Tạp chí Giáo dục, số 284, tr 17-19; 31. [8] Vũ Thị Thanh Nga (2015). Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân. Tạp chí Giáo dục, số 360, tr 49-50; 45. [9] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Môn Giáo dục công dân (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [10] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. KĨ NĂNG PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN (Tiếp theo trang 20) Tài liệu tham khảo [1] WHO (2010). Profile of Child Injuries: Selected Member States in the Asia - Pacific Region. [2] Margie Peden - Kayode Oyegbite - Joan Ozanne- Smith - Adam Ahyder - Christine Branche - AKM Fazlur Rahman - Frederick Rivara - Kidist Bartolomeos (2008). World report on child injury prevention. WHO. [3] Bộ Y tế (2006). Quyết định số 170/2006/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 Hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn phòng chống tai nạn thương tích. [4] Holder Y. - Peden M. et al (2001). Injury surveillance guidelines. Health & Development Networks. [5] WHO (2001). Injury surveillance guidelines. Published in conjunction with the Centers for Disease Control and Prevention, Atlanta, USA. [6] Simpson JC - Turnbull BL - Ardagh M, Richardson S. (2009). Child home injury prevention: understanding the context of unintentional injuries to preschool children. International Journal of Injury Control and Safety Promotion, Vol. 16(3), pp. 159- 167. [7] Kendrick D - Mulvaney CA - Ye L - Stevens T - Mytton JA - Stewart-Brown S (2013). Parenting interventions for the prevention of unintentional injuries in childhood. Cochrane Database of Systematic Reviews, 3, CD006020. [8] Gary Robinson - Bonnie Moss - Bernard Leckning (2016). Prevention of unintentional injury in childhood: a selective review of the evidence on unintentional injury, parental supervision and prevention. Centre for Child Development and Education, Menzies School of Health Research. [9] Lê Thị Huyền (2009). Từ điển tiếng Việt. NXB Thanh niên. [10] V.A. Crutexki (1981). Những cơ sở của tâm lí học sư phạm, tập 1. NXB Giáo dục. [11] Kovaliov A.G (1994). Tâm lí học cá nhân. NXB Giáo dục. [12] Levitov N.D (1971). Tâm lí học trẻ em và tâm lí học sư phạm. NXB Giáo dục.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02le_thi_huong_nguyen_xuan_hieu_pham_the_kien_4865_2207923.pdf