Tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0037
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 136-147
This paper is available online at
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Vũ Thị Nhân
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một
Tóm tắt. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Karl Marx) - đời sống con người
vận hành với sự giao tiếp cộng đồng trong mọi sinh hoạt, học tập và làm việc, vì vậy kĩ
năng hợp tác được coi là một trong những trang bị thiết yếu nhất. Đối với trẻ, đặc biệt là trẻ
mẫu giáo lớn với những đặc thù lứa tuổi trong ứng xử và tiếp nhận, hợp tác là kĩ năng quan
trọng cần được hình thành, trau dồi và rèn luyện. Nghiên cứu nhìn nhận vào bản chất của
kĩ năng hợp tác đồng thời khẳng định vai trò của việc giáo dục kĩ năng này trong việc hình
thành – phát triển nhân cách trẻ 5 – 6 tuổi. Bằng việc khảo sát thực trạng nhận thức về việc
giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ của giáo vi...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0037
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 3, pp. 136-147
This paper is available online at
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG HỢP TÁC CỦA TRẺ 5 - 6 TUỔI
TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Vũ Thị Nhân
Khoa Sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một
Tóm tắt. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Karl Marx) - đời sống con người
vận hành với sự giao tiếp cộng đồng trong mọi sinh hoạt, học tập và làm việc, vì vậy kĩ
năng hợp tác được coi là một trong những trang bị thiết yếu nhất. Đối với trẻ, đặc biệt là trẻ
mẫu giáo lớn với những đặc thù lứa tuổi trong ứng xử và tiếp nhận, hợp tác là kĩ năng quan
trọng cần được hình thành, trau dồi và rèn luyện. Nghiên cứu nhìn nhận vào bản chất của
kĩ năng hợp tác đồng thời khẳng định vai trò của việc giáo dục kĩ năng này trong việc hình
thành – phát triển nhân cách trẻ 5 – 6 tuổi. Bằng việc khảo sát thực trạng nhận thức về việc
giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ của giáo viên mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương, và
thực tế biện pháp giảng dạy sử dụng trong các nhà trường, nghiên cứu đã nhìn nhận và chỉ
ra ưu điểm và hạn chế của thực trạng. Từ thực tế giáo dục của giáo viên mầm non trên địa
bàn tỉnh Bình Dương, nghiên cứu là cơ sở để xuất những biện pháp hiệu quả cho việc giáo
dục kĩ năng hợp tác trẻ 5 – 6 tuổi trong nhà trường mầm non.
Từ khóa: Kĩ năng, kĩ năng sống, kĩ năng hợp tác, thực trạng giáo dục, trẻ 5 - 6 tuổi.
1. Mở đầu
Xã hội hiện nay là xã hội của sự hội nhập, toàn cầu hóa và đề cao giá trị của sự hợp tác,
cùng nhau làm việc, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau...Vì vậy mục tiêu học tập trong các nhà trường
trong đó có trường mầm non đã có sự thay đổi. Người học không chỉ lĩnh hội kiến thức có sẵn và
phát triển năng lực trí tuệ mà quan trọng hơn cả là hình thành và phát triển các kĩ năng giải quyết
các mối quan hệ xã hội có hiệu quả [2].
Nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam, Thái Duy Tuyên (2008) cho rằng hợp tác là một yếu
tố không thể thiếu trong cuộc sống. Sự hợp tác diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi con người, diễn ra
trong mọi gia đình, mọi cộng đồng khi các thành viên cùng hoạt động để đạt mục đích chung. Đối
với học sinh, việc dạy, rèn luyện kĩ năng hợp tác ngay từ khi trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường là rất
quan trọng, cần được coi trọng như việc dạy kiến thức và các kĩ năng cơ bản khác [9].
Cao Thị Cúc (2009) cho rằng trẻ 5-6 tuổi đã có những kĩ năng hợp tác cơ bản khi tham gia
vào các hoạt động chung của lớp mẫu giáo như cùng bạn thỏa thuận về chủ đề chơi, nội dung chơi,
phân vai chơi cho nhau... nhưng tác giả cho rằng những kĩ năng này chưa được hình thành đầy đủ
và bền vững. Các kĩ năng này cần được rèn luyện trong nhóm bạn bè thông qua hoạt động vui chơi
ở trường mầm non, cụ thể là thông qua các trò chơi như: trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi
xây dựng lắp ghép, trò chơi vận động... [3].
Ngày nhận bài: 15/2/2016. Ngày nhận đăng: 23/4/2016.
Liên hệ: Vũ Thị Nhân, e-mail: dongnoibinhduong@yahoo.com
136
Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn...
Trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) đưa ra, tích cực
hợp tác là một trong những nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực tình cảm – quan hệ xã hội cần rèn
cho trẻ 5-6 tuổi để chuẩn bị vào lớp một. Bộ chuẩn này cũng đưa ra các chỉ số thể hiện sự hợp tác
với bạn bè và mọi người xung quanh như: lắng nghe ý kiến của mình với người khác, trao đổi ý
kiến với người khác, thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè, chấp nhận sự phân công của nhóm
bạn và người lớn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. . . [1].
Trên thế giới, nghiên cứu về vấn đề này, Joseph S. Krajcik và cộng sự (2003) cho rằng: trong
sự hợp tác giữa trẻ với cộng đồng, trẻ làm việc với cha mẹ, hàng xóm, bạn bè, người thân, những
“chuyên gia” mà trẻ biết qua giáo viên giới thiệu hoặc qua các phương tiện truyền thông trong lĩnh
vực học tập. . . , bằng cách gặp trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, thư từ để chia sẻ, học hỏi các
thông tin. Thông qua việc hợp tác với cộng đồng, trẻ nhận ra rằng kiến thức mà trẻ học ở trường
học có liên quan đến những vấn đề trong thế giới thực. Chúng không chỉ học được kiến thức khoa
học mà còn học được cả về con người và nghề nghiệp, học cả cách giao tiếp với người khác trong
mối quan hệ hợp tác [5].
Trung tâm Nghiên cứu về giáo dục và phát triển trẻ em - thanh niên thuộc Đại học
Ochanomizu, Nhật Bản (2004) đã đưa ra sổ tay giáo dục trẻ giai đoạn đầu, trong đó đề cập đến các
mối quan hệ của trẻ với bạn cùng lứa nhằm phát triển sự hợp tác, tương tác tích cực giữa các trẻ
với nhau [4].
Theo Press và cộng sự (2009), việc phát triển sự hợp tác, phối hợp ở trẻ em là rất quan trọng
nhằm giúp trẻ phát huy tối đa sự ảnh hưởng đối với nhau theo nhiều cách khác nhau, trong bối
cảnh gia đình và cộng đồng của chúng [7]. Ở Australia, nghiên cứu Investing in the Early Years –
A National Early Childhood Development Strategy (Đầu tư trong giai đoạn đầu – Chiến lược quốc
gia phát triển trẻ em) đã xác định “hợp tác, xét về phương diện vật chất hay tinh thần, đều thúc đẩy
việc đáp ứng nhu cầu của trẻ và gia đình của trẻ theo nhiều hướng khác nhau”, được coi như một
thành tố quan trọng trong hệ thống phát triển trẻ giai đoạn đầu một cách hiệu quả (Hội đồng Chính
phủ Australia, 2009) [6].
Như vậy, kĩ năng hợp tác là một kĩ năng xã hội rất quan trọng, để trẻ chiếm lĩnh được kĩ
năng này đòi hỏi các trường mầm non nói chung và các trường mầm non trên địa bàn Tỉnh Bình
Dương nói riêng phải có những biện pháp cụ thể và đồng bộ tác động lên trẻ 5-6 tuổi nhằm giúp
trẻ đạt được kĩ năng này. Trên thực tế hiện nay các trường mầm non trên địa bàn Tỉnh đã quan tâm
đến việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ,tuy nhiên những biện pháp tác động chưa đồng bộ và
chưa mang lại hiệu quả cao trên trẻ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo (5-6) tuổi
Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo là một quá trình tác động sư phạm có mục đích,
có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành và phát triển ở trẻ sự phối hợp hành động
để cùng thực hiện có hiệu quả một nhiệm vụ chung nào đó dựa trên những tri thức và vốn kinh
nghiệm đã có trong điều kiện nhất định [8].
2.2. Ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ là giúp hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Các mối quan hệ xã hội mà trẻ tham gia càng phong phú đa dạng, càng góp phần vào việc
hoàn thiện nhân cách của trẻ. Sự kết hợp và phối hợp các hoạt động giữa các trẻ trong nhóm chơi
đã tạo ra những mối quan hệ xã hội hết sức độc đáo và điển hình. Vì vậy khi tham gia vào các hoạt
137
Vũ Thị Nhân
động chung, mỗi trẻ bằng hoạt động giao tiếp của mình đã tích cực chiếm lĩnh các mối quan hệ xã
hội. Về thực chất, đây là nền tảng của quá trình phát triển nhân cách.
Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ là tạo cơ hội để trẻ được chơi và rèn luyện các kĩ năng
khác qua chơi.
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng: Đối với
trẻ nhỏ, chơi là nhu cầu của một cơ thể đang phát triển, là “trường học của cuộc sống”. Khi chơi,
trẻ trở nên cao hơn chính mình và chúng có thể làm được nhiều việc mà trong thực tế không thể
làm được. Khi tham gia vào trò chơi do được thoả mãn nhu cầu nên mang lại niềm vui cho trẻ,
làm cho tinh thần của trẻ sảng khoái, phấn khởi...đó là những yếu tố quan trọng để tăng cường sức
khoẻ cho trẻ. Khi trẻ được cùng chơi với nhau trong nhóm, trẻ sẽ cọ sát với nhau, học hỏi lẫn nhau.
Trong khi chơi trẻ biết thỏa thuận với nhau để phân vai chơi, hành động chơi, biết lắng nghe ý kiến
của nhau, biết chia sẻ... Có thể nói rằng, chơi trong nhóm bạn bè là nhu cầu bức thiết của trẻ và trò
chơi cũng là nội dung chủ yếu để tập hợp trẻ thành nhóm. Phần lớn các nét tính cách của trẻ được
nhen nhóm trong nhóm bạn bè. Đây là một điều vô cùng quan trọng đối với trẻ.
Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ là giúp trẻ bước vào cuộc sống xã hội.
Thông qua hoạt động hợp tác với các bạn trong nhóm, trẻ tự tìm kiếm sự hoàn thiện của
những quan hệ giữa con người với con người. Vì vậy cũng không nên cho rằng chơi theo nhóm chỉ
giúp trẻ lĩnh hội kiến thức hay một tiêu chuẩn ứng xử nào đó, mà còn là cơ sở ban đầu để trẻ xây
dựng cách ứng xử của mình để bước vào thế giới mai sau. Vì vậy, có thể nói giáo dục kĩ năng hợp
tác cho trẻ là tạo ra cho trẻ các kinh nghiệm về quan hệ đạo đức, quan hệ trách nhiệm và giúp đỡ
lẫn nhau, cùng nhau hướng đến mục tiêu chung, làm nảy sinh rung cảm về nhau, gây ảnh hưởng
tới việc hình thành động cơ chung của tập thể. Hoạt động nhóm dạy trẻ những bài học có giá trị và
hình thành ở trẻ những kĩ năng xã hội [7].
2.3. Nội dung giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến 6 tuổi (Điều 21, Luật Giáo dục, 2005) [2].
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; hình thành và
phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ
năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,
đặt nền tảng cho việc học ở các cấp tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [2].
Trong đó nội dung giáo dục kĩ năng chơi hợp tác cho trẻ 5- 6 tuổi nằm trong mục tiêu phát
triển tình cảm và các kĩ năng xã hội cho trẻ 5- 6 tuổi. Cần phát triển ở trẻ các kĩ năng xã hội như:
“biết lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự; biết tôn trọng,
hợp tác, chấp nhận; quan tâm chia sẻ, giúp đỡ bạn; nhận xét và tỏ thái độ với hành vi đúng – sai,
tốt – xấu.”
Bên cạnh đó, trong “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” do Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009) đưa
ra, tích cực hợp tác là một trong những nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực tình cảm – quan hệ xã
hội cần rèn cho trẻ 5-6 tuổi để chuẩn bị vào lớp một. Bộ chuẩn này cũng đưa ra các chỉ số thể hiện
kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh như: lắng nghe ý kiến của mình với người
khác, trao đổi ý kiến với người khác, thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè, chấp nhận sự phân
công của nhóm bạn và người lớn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác. . . [1].
Như vậy, dựa trên mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu cụ thể về phát
triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi nằm trong chương trình, đồng thời dựa trên bộ
chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, luận án đưa ra nội dung cơ bản về giáo dục kĩ năng chơi hợp tác cho trẻ
138
Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn...
5- 6 tuổi trong trò chơi đóng vai có chủ đề như sau:
- Giáo dục trẻ em biết lắng nghe chia sẽ kinh nghiệm, ý tưởng với các bạn trong nhóm chơi.
Biết chấp nhận sự phân công nhiệm vụ của nhóm và hoàn thành nhiệm vụ nhóm giao cho.
- Biết phối hợp hành động với các bạn tronh nhóm để thực hiện công việc chung.
- Chủ động hổ trợ bạn và yêu cầu bạn hỗ trợ mình một cách tự tin, chân thực, cởi mở.
- Biết điều tiết hoạt động chơi và thể hiện thái độ tích cực đối với kết quả hoạt động chung.
2.4. Kết quả khảo sát trực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác trẻ 5-6 tuổi trên địa
bàn Tỉnh Bình Dương
Khảo sát thực trạng thực hiện các biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi ở các
trường mầm non trên địa bàn Tỉnh Bình Dương được thực hiện bằng phương pháp sử dụng phiếu
điều tra, trao đổi, đàm thoại với 404 GV và CB quản lí, đồng thời quan sát quá trình tổ chức các
hoạt động của GV ở trường mầm non. Kết quả thu được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
- Mục đích khảo sát:
Xác định thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non
hiện nay. Trên cơ sở đó, xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng làm cơ sở để đề xuất biện pháp.
- Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ.
Khảo sát trực trạng các biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác mà giáo viên đã sử dụng để giáo
dục trẻ.
Thực trạng các yếu tố ảnh hướng đến giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ.
Thực trạng những thuận lợi và khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình giáo dục kĩ
năng hợp tác cho trẻ.
Xác định nguyên nhân dẫn đến thực trạng
- Phương pháp khảo sát
Để đánh giá thực trạng nhận thức của giáo viên về việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ
cũng như thực trạng biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ, chúng
tôi sử dụng các phương pháp thu thập thông tin: điều tra bằng bảng hỏi; đàm thoại, trao đổi với
giáo viên; quan sát cách thức giáo viên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
2.4.1. Kết quả khảo sát trực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục kĩ năng hợp
tác trẻ 5 - 6 tuổi
Nhận thức của giáo viên về khái niệm kĩ năng hợp tác và ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng
hợp tác cho trẻ.
Kết quả khảo sát cho thấy sự nhận thức của giáo viên về kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo
được nhấn mạnh ở nội dung: khả năng tương tác thực hiện hiệu quả một công việc dựa trên kinh
nghiệm và tri thức đã có nhằm đạt mục đích chung (38.9%). Các nội dung khác được đánh giá với
tỉ lệ như sau: Là một nhóm trẻ cùng nhau thực hiện công việc được giao, dựa trên tri thức và vốn
kinh nghiệm nhất định (15.6%); Hệ thống mối quan hệ giữa người với người (19.6%). Trong khi
đó nội dung “khả năng phối hợp hành động cùng nhau thực hiện có hiệu quả hoạt động chung dựa
trên những tri thức và vốn kinh nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định” được xem là nội
dung phản ánh đầu đủ và đúng bản chất về kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo. Thế nhưng nội dung
này cũng chỉ có (26.0%) giáo viên lựa chọn. Với con số này, có thể kết luận rằng nhận thức của
GV về kĩ năng hợp tác của trẻ chưa thực sự sâu sắc và phản ánh đúng bản chất của nó. Đa phần
139
Vũ Thị Nhân
GV cho rằng kĩ năng hợp tác là khả năng tương tác trong khi khả năng tương tác được hình tượng
hóa bằng sự tiếp xúc bề mặt của hai đối thể, còn khả năng phối hợp hành động được thể hiện bởi
sự hòa quyện, kết hợp của các đối tượng tham gia hướng tới kết quả cuối cùng chính là sản phẩm
– mục tiêu của quá trình hợp tác.
Bảng 1. Nhận thức của GV về khái niệm kĩ năng hợp tác
Nhận thức của GV về khái niệm kĩ năng hợp tác Tần số Tỉ lệ % Tần xuấttích lũy
Là khả năng giao tiếp dựa trên đối thoại; 63 15,6 15,6
Hệ thống mối quan hệ giữa người với người 79 19,6 35,1
Khả năng phối hợp hành động cùng nhau thực hiện có hiệu
quả hoạt động chung dựa trên những tri thức và vốn kinh
nghiệm đã có trong những điều kiện nhất định
105 26,0 61,1
Khả năng tương tác thực hiện hiệu quả một công việc dựa
trên kinh nghiệm và tri thức đã có nhằm đạt mục đích chung
157 38,9 100,0
Bảng 2. Nhận thức của giáo viên
về ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi
Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc giáo dục kĩ
năng hợp tác Tần số Tỉ lệ %
Tần xuất
tích lũy
Giúp trẻ hòa đồng hơn với các bạn 162 40,1 40,1
Giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp 69 17,1 57,2
Giúp trẻ biết cách tự khẳng định bản thân trong tập thể 77 19,1 76,2
Giúp nâng cao phẩm chất đạo đức cho trẻ 40 9,9 86,1
Giúp phát triển các kĩ năng xã hội ở trẻ 56 13,9 100,0
Dù chưa nhận thức đúng bản chất của khái niệm hợp tác trong hoạt động nhóm của trẻ, các
giáo viên đều thấy được ý nghĩa của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ ở các khía cạnh khác
nhau. 100% GV cho rằng việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ là cần thiết. Khi được hỏi phần lớn
GV (40,1%) cho rằng, giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ là góp phần phát triển sự hòa đồng ở trẻ.
Một số GV cho rằng hợp tác giúp trẻ tự tin đến trường hơn và tự tin trong giao tiếp (17.1%). Bên
cạnh đó (19.1%) GV cho rằng hợp tác phát triển ở trẻ khả năng tự khẳng định bản thân trong tập
thể. 13.9% GV cho rằng giáo dục kĩ năng hợp tác là phát triển các kĩ năng xã hội ở trẻ. Và 9.9%
GV cho rằng giáo dục kĩ năng hợp tác góp phần phát triển phẩm chất đạo đức cho trẻ.
Như vậy, các giáo viên mầm non đều nhận thức rõ về vai trò quan trọng của việc giáo dục
kĩ năng hợp tác cho trẻ, và điều này sẽ là điều kiện thúc đẩy GV thiết kế, xây dựng các hoạt động
dạy học nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kĩ năng này ở trẻ.
Nhận thức của giáo viên về phương tiện giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6 tuổi.
Phần lớn giáo viên (51%) đã lựa chọn hoạt động vui chơi để thông qua đó giáo dục kĩ năng
hợp tác cho trẻ. Khi được hỏi lí do, thì GV cho rằng vì vui chơi là hoạt động chủ đạo và nó chiếm
thời lượng cao hơn so với các hoạt động khác, nên khi tích hợp mục tiêu giáo dục kĩ năng hợp
tác vào hoạt động vui chơi, trẻ sẽ có nhiều thời gian trải nghiệm cũng như thực hành và phát triển
kĩ năng hợp tác. (30%) giáo viên cho rằng hoạt động học tập cũng là một trong những hoạt động
140
Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn...
giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ hợp tác với nhau, trẻ có thể cùng giải quyết nhiệm vụ học tập,
như cùng nhau học thuộc bài thơ, câu chuyện, bài hát. . . Bên cạnh đó, hoạt động lao động cũng
được (15.1%) GV sử dụng để giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ. GV giải thích rằng khi có nhiệm
vụ lao động như nhặt lá cây, dọn rác xung quanh lớp học, quanh sân trường. . . giáo viên giao cho
một nhóm trẻ thực hiện, và nhắc nhở các em cùng nhau hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. 4% GV
lựa chọn giáo dục trẻ hợp tác thông qua chế độ sinh hoạt như giao nhiệm vụ cho trẻ cùng nhau dọn
dẹp đồ chơi, sắp xếp đồ chơi trên kệ, hoặc cùng nhau chuẩn bị bàn ăn. . .
Bảng 3. Nhận thức của giáo viên
về phương tiện giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi
Nhận thức của giáo viên về phương tiện giáo dục kĩ
năng hợp tác cho trẻ Tần số Tỉ lệ %
Tần xuất
tích lũy
Hoạt động vui chơi 206 51,0 51,0
Hoạt động học tập 121 30,0 80,9
Hoạt động lao động 61 15,1 96,0
Chế độ sinh hoạt 16 4,0 100,0
Trong 51% giáo viên đã lựa chọn hoạt động vui chơi để giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ,
khi được hỏi các cô sử dụng trò chơi nào để thông qua đó giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ thì kết
quả nhận được cho thấy các giáo viên không tập trung vào một trò chơi nào để giáo dục kĩ năng
hợp tác cho trẻ, mà các trò chơi được sử dụng gần như dàn trải với mức độ phần trăm khá tương
đối: trò chơi đóng vai theo chủ đề (24%), đóng kịch (21%), học tập (18,6%), vận động (19.3%),
xây dựng – lắp ghép (13.1%).
2.4.2. Kết quả khảo sát thực trạng các biện pháp giáo viên đã sử dụng để giáo dục kĩ năng
hợp tác cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi
Khi được hỏi về các biện pháp mà GV đã sử dụng để giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ thì
câu trả lời của các GV xoay quanh những biện pháp sau:
Bảng 4. Thực trạng các biện pháp GV thường sử dụng
để giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ
Các biện pháp GV thường sử dụng để giáo dục kĩ năng
hợp tác cho trẻ
Tần
xuất Tỉ lệ %
% các
trường
hợp
Xây dựng môi trường thân thiện trong lớp học 145 19,3% 35,9%
Tạo tình huống chơi mang tính hợp tác và ứng xử theo
hướng hợp tác
98 13,0% 24,3%
Xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú 184 24,5% 45,5%
Khuyến khích trẻ thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng
chơi cùng nhau
183 24,4% 45,3%
Theo dõi việc chơi và kịp thời giải quyết những xung đột 141 18,8% 34,9%
Tổng cộng 751 100,0% 185,9%
141
Vũ Thị Nhân
Xây dựng môi trường thân thiện trong lớp học
35.9% GV cho rằng sự thân thiện, cởi mở giữa giáo viên với trẻ và với các trẻ với nhau trong
khi chơi là việc làm tuy đơn giản nhưng mang lại bầu không khí tích cực góp phần giúp trẻ phát
triển kĩ năng hợp tác.
Để làm được điều này các cô cho rằng trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi, giáo viên
luôn có những cử chỉ nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ, lời nói nhỏ nhẹ, thiện cảm...từ đó giúp trẻ tự tin
thể hiện bản thân mình, bày tỏ suy nghĩ của mình với bạn, mạnh dạn trong khi chơi.
Tạo tình huống chơi cho trẻ
24.3% GV cho rằng trong quá trình trẻ chơi cũng nảy sinh các tình huống khác nhau, tuy
nhiên tình huống chơi của trẻ còn nghèo nàn, chủ yếu trẻ chơi trong nhóm của mình và ít liên kết với
nhóm khác, đặc biệt là đối với trò chơi đóng vai, chính vì vậy GV nên tạo tình huống chơi cho trẻ.
Để làm điều này thì GV cho rằng trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi, thì GV nên
theo dõi, quan sát từng nhóm chơi để kịp thời phát hiện ra những tình huống nảy sinh trong khi
chơi, từ đó kích thích, yêu cầu trẻ giải quyết tình huống. Qua đó GV chủ động tạo ra các tình huống
chơi cho trẻ theo diễn biến của cuộc chơi. Khi tạo tình huống chơi GV không gợi ý cách giải quyết
cho trẻ mà để trẻ tự tìm kiếm cách giải quyết. Sau đó GV quan sát và kịp thời động viên, khích lệ
trẻ có những biểu hiện hợp tác như biết chia sẻ, lắng nghe bạn...bằng cách nêu gương trẻ để các trẻ
khác học tập.
Xây dựng chủ đề chơi và nội dung chơi phong phú
45,5% GV cho rằng thông thường, việc tổ chức hoạt động vui chơi là công việc giáo viên tổ
chức thường xuyên, trong đó chủ đề chơi là mảng hiện thực của cuộc sống sinh hoạt xung quanh
trẻ được phản ánh trong trò chơi, thường là các lĩnh vực gần gũi quen thuộc với trẻ và khi tìm hiểu
sâu hơn về biện pháp xây dựng chủ đề và nội dung chơi phong phú của các giáo viên thì kết quả
thu được như sau: Đối với trò chơi đóng vai theo chủ đề, giáo viên thường chọn các chủ đề chơi
như chủ đề gia đình, bệnh viện, bán hàng... Ngoài ra, giáo viên cũng tổ chức thêm các chủ đề khác
như chủ đề trường tiểu học, cửa hàng uốn tóc, cấp dưỡng...Đối với trò chơi xây dựng lắp ghép GV
cũng thay đổi đồ dùng đồ chơi liên tục theo chủ đề chơi: xây công viên, xây sở thú, trường học,
bệnh viện...Đối với trò chơi đóng kịch thì GV thay đổi thường xuyên các câu chuyện theo chủ đề
chơi, cho trẻ cùng nhau tái hiện lại câu chuyện... Đồng thời GV xây dựng nội dung và xác định
nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động và lên kế hoạch thực hiện phù hợp.
Theo dõi trẻ chơi, và kịp thời giải quyết những xung đột
34.9% GV cho rằng trong khi chơi, không thể tránh khỏi giữa các trẻ xảy ra xung đột, vướng
mắc. Kết quả của những vướng mắc đó có thể dẫn đến mất vui, đổ vỡ tình bạn, quá trình chơi bị bỏ
giữa chừng. Vì vậy, tình đoàn kết, gắn bó của trẻ sẽ bị mất đi, những công việc đòi hỏi sự hợp tác
sẽ khó thực hiện được. Tuy nhiên, xung đột có thể sẽ là động lực của sự phát triển, tăng thêm sự
hiểu biết, sự đoàn kết và giúp cho mối quan hệ trở lên tốt đẹp hơn nếu giáo viên biết cách hướng
dẫn, chỉ bảo cho trẻ một cách khoa học và hợp lí.
Trong quá trình tổ chức hoạt động vui cơi, giáo viên luôn gần gũi với trẻ. Khi thấy có biểu
hiện xung đột xảy ra mà trẻ không tự giải quyết được thì giáo viên cần kịp thời giúp trẻ giải quyết
những vướng mắc đó một cách thoả đáng, làm cho xung đột dịu xuống, thảo luận một cách bình
tĩnh với thái độ xây dựng. Làm được điều này sẽ tạo điều kiện cho trẻ có hứng thú tham gia vào
cuộc chơi, có tinh thần hợp tác với mọi người để thực hiện nhiệm vụ chung.
Khuyến khích trẻ thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau
45.3% GV cho rằng, khi tham gia trò chơi, trẻ luôn mong muốn được mọi người tôn trọng
mình, được thể hiện tính tự nguyện, độc lập, sáng tạo, tự nói ra ý tưởng và kinh nghiệm chơi...Cố
gắng thể hiện mình trong cuộc chơi để khẳng định năng lực cá nhân và góp phần thể hiện sức mạnh
142
Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn...
của nhóm. Vì vậy theo GV việc khuyến khích trẻ biết thỏa thuận, thương lượng trong khi chơi là
một trong những biện pháp cần thiết để trẻ bộc lộ và phát triển kĩ năng hợp tác của mình.
Để làm được điều này các cô đã tiến hành bằng cách trò chuyện với trẻ trước khi nhóm bắt
đầu chơi, khơi gợi để các em chia sẻ ý tưởng chơi của bản thân. Trong khi trẻ chơi, giáo viên quan
sát thấy trẻ biết thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm chơi thì giáo viên khen ngợi trẻ đúng lúc từ đó trẻ
sẽ hào hứng hành động tiếp vào những lần sau.
2.4.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi
Qua kết quả khảo sát trên GV, cũng như kết hợp với việc quan sát, nghiên cứu sản phẩm
của trẻ, kết quả nghiên cứu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng hợp tác cho
trẻ được thể hiện trên bảng sau:
Bảng 5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi
Các yếu tố ảnh hưởng
Mức độ
ĐTB ThứhạngRất
cao
Cao
Trung
bình
Thấp
Rất
thấp
Đặc điểm tâm, sinh lí của trẻ 2,6 16,9 29,9 29,9 20,8 3,49 4
Sự tích cực, chủ động của bản
thân mỗi trẻ
29,9 14,3 6,5 26,0 23,4 2,99 3
Môi trường chơi 7,8 28,6 37,7 20,8 5,2 2,87 2
Biện pháp giáo dục của GV
trong tổ chức hướng dẫn trò chơi
45,5 35,1 7,8 9,1 2,6 1,88 1
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mang tính chất khách quan
có mức độ cao hơn các yếu tố mang tính chủ quan của đứa trẻ. Quan số liệu được mô tả trên bảng
. . . thì yếu tố ‘biện pháp giáo dục của giáo viên trong tổ chức trò chơi” ảnh hưởng cao nhất đến
mức độ kĩ năng chơi hợp tác của trẻ, đều này cho thấy chính biện pháp của GV làm thay đổi nhận
thức chơi, đến hành động chơi của trẻ. GV càng theo dõi trẻ chơi nhiều và có kế hoạch giáo dục
để phát triển kĩ năng chơi hợp tác ở trẻ thì hiệu quả giáo dục này càng cao. Bên cạnh đó thì “môi
trường chơi” là yếu tố ảnh hưởng lớn thứ hai sau “biện pháp tác động của GV”. Môi trường được
đánh giá là “người thầy thứ 3” sau cô giáo và gia đình. Việc cô giáo quan tâm thiết kế môi trường
chơi cho trẻ để tạo các tình huống hấp dẫn trẻ chơi, đồng thời đồ dùng đồ chơi GV chuẩn bị mang
nét gần gũi với cuộc sống, phong phú là điều hấp dẫn trẻ chơi và nảy sinh ý tưởng chơi.
Sự tích cực chủ động của bản thân đứa trẻ là yếu tố có mức độ ảnh hưởng thứ 3 sau “môi
trường chơi”, qua nghiên cứu luận án thấy rằng nếu trẻ chủ động và tích cực trong quá trình chơi,
cũng như được chủ động, tích cực trong quá trình chơi không bị áp đặt bởi GV khi xây dựng ý
tưởng chơi, phân vai chơi, đặc biệt là chọn nhóm chơi. . . thì đây được coi là yếu tố mang tính chất
xúc tác làm cho quá trình giáo dục kĩ năng chơi hợp tác của GV diễn ra dễ dàng và mang lại hiệu
quả cao hơn.
Cuối cùng là đặc điểm tâm, sinh lí của từng cá nhân trẻ cũng ảnh hưởng đến việc giáo dục
kĩ năng hợp tác cho trẻ, tuy nhiên so với các yếu tố đã phân tích trên thì mức độ ảnh hưởng của yếu
tố này là thấp nhất, vì trẻ 5-6 tuổi đã bộc lộ rõ những nét tính cách riêng biệt, vốn kinh nghiệm của
trẻ nhiều và trẻ tự tin mạnh dạn hơn các độ tuổi trước. Đặc biệt là kĩ năng giao tiếp phát triển tốt.
Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp trẻ phát triển về tâm, sinh lí chậm hơn so với tuổi, và điều
này phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động trong nhóm chơi nói chung, cũng như tốc độ hình
thành và phát triển kĩ năng hợp tác của cá nhân trẻ nói riêng.
143
Vũ Thị Nhân
2.4.4. Kết quả khảo sát về thuận lợi và khó khăn của GV trong việc giáo dục kĩ năng hợp
tác cho trẻ 5 - 6 tuổi
Thuận lợi
Về phía nhà trường: Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường yêu cầu thực
hiện bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, trong đó chuẩn thứ 11: “Trẻ thể hiện sự hợp tác với bạn bè và
người lớn xung quanh” trong có 5 chỉ số cho chuẩn 11 đó là: Lắng nghe ý kiến của người khác;
Trao đổi ý kiến của mình với các bạn; Thể hiện sự thân thiện, đoàn kết với bạn bè; Chấp nhận sự
phân công của nhóm bạn và người lớn; Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.
Về phía trẻ: Trẻ 5-6 tuổi đã có một lượng vốn từ phong phú, và thể hiện tương đối tốt khả
năng giao tiếp. So với các lứa tuổi trước, vốn kinh nghiệm sống của trẻ mở rộng hơn và có khả
năng thiết lập mối quan hệ với bạn bè trong khi chơi.
Khó khăn
GV cho rằng số trẻ trong lớp quá đông trong quá trình tổ chức các hoạt động với khối lượng
thời gian cho phép GV khó bao quát hết các nhóm chơi, cũng như quan tâm đến đặc điểm cá nhân
của trẻ trong quá trình hoạt động chung.
Đồ dùng đồ chơi của trẻ còn chưa phong phú, khi thay đổi chủ đề chủ điểm thì chủ yếu thêm
các tranh ảnh, còn đồ chơi của trẻ thì cũng có thay đổi nhưng còn hạn chế.
Chương trình giảng dạy mặc dù đã giảm tải, tuy nhiên vẫn còn nặng nề và tạo áp lực cho
giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động, công việc ở trường cả ngày về nhà phải chuẩn bị giáo
án, và đồ dùng đồ chơi vào buổi tối, đồng thời con chăm lo cho hạnh phúc gia đình... cho nên
không có nhiều thời gian để đầu tư về mặt ý tưởng cũng như đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động
của trẻ.
2.5. Đánh giá kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5-6
tuổi trên địa bàn Tỉnh Bình Dương
- Đánh giá chung
Thứ nhất: Hầu hết các giáo viên đều ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng
hợp tác cho trẻ 5 -6 tuổi trong nhà trường mẫu giáo ở nhiều khía cạnh khác nhau như phát triển sự
hòa đồng ở trẻ, tăng cường sự tự tin trong giao tiếp, phát huy khả năng điều phối và ý thức khẳng
định mình trong tập thể, cũng như góp phần rèn luyện và hoàn thiện nhân cách ở trẻ. Việc ý thức
được vai trò, ý nghĩa của giáo dục kĩ ănng hợp tác ở trẻ mầm non là điều kiện thúc đẩy các giáo
viên hiện thực, cụ thể hóa vào việc thiết kế chương trình, cũng như mục tiêu của các hoạt động và
các biện pháp giáo dục. Tuy nhiên, qua khảo sát, hầu hết giáo viên còn bộc lộ sự mơ hồ về bản
chất cốt lõi của khái niệm hợp tác. Điều này dẫn đến việc một số biện pháp dạy – học được đưa ra
chưa sâu sắc, triệt để, chưa đi thẳng vào trọng tâm giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ. Cụ thể:
- Giáo viên có ý thức tạo tình huống chơi cho trẻ, tuy nhiên, tình huống dù tích hợp mục
tiêu giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ nhưng mới chỉ dừng lại ở việc mở rộng nội dung chơi. Giáo
viên vẫn chưa kiến tạo được những tình huống có vấn đề - những tình huống chứa đựng nội dung
yêu cầu sự hợp tác ở trẻ để giải quyết. Giáo viên ý thức được việc rèn luyện những nguyên tắc cơ
bản cho trẻ trong khi hoạt động hợp tác như: chia sẻ, lắng nghe, thảo luận . . . nhưng mới dừng lại ở
mức độ nhắc nhở chung chung chứ chưa có biện pháp hay tình huống cụ thể để trẻ nhận thức hay
thực hiện.
- Các biện pháp GV đưa ra mới chỉ dừng lại ở hiệu quả kích thích tính tích cực trong hoạt
động chơi của trẻ, không đáp ứng một cách đặc thù cho một mục đích giáo dục cụ thể nào, đơn cử
như biện pháp xây dựng chủ đề chơi và nội dung chơi phong phú. Đồng thời chỉ phản ánh vấn đề
144
Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn...
điều tiết hoạt động của trẻ trong khi chơi như biện pháp theo dõi và kịp thời giải quyết xung đột;
khuyến khích trẻ thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm ý tưởng chơi cùng nhau.
- Mặc dù GV xác định phải xây dựng môi trường thân thiện trong lớp học tạo điều kiện để
trẻ có tinh thần hợp tác cùng nhau. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi qua hai
hình thức, quan sát trực tiếp và qua camera thì thực tế phản ánh - GV còn la mắng trẻ, một vài GV
còn quát nạt, dọa dẫm trẻ. Điều này thể hiện sự mâu thuẫn trong nhận thức và hành động của giáo
viên. Và lí do GV giải thích cho vấn đề này là do số trẻ trong lớp động, mà chương trình giảng dạy
tạo áp lực...bản thân GV dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, cáu gắt và đôi khi không kìm nén được cảm
xúc tức giận đã la mắng, quát nạt trẻ. Tuy nhiên trên thực tế chương trình giảng dạy đã được giảm
tải, chỉ GV nào chưa linh hoạt trong quá trình tổ chức hoạt động mới bị áp lực.
Thứ hai: Thực tế khó khăn mà phần đông GV gặp phải trong quá trình tổ chức các hoạt
động trong trường mầm non đó là số lượng trẻ trong lớp quá đông. Nếu tổ chức cho trẻ hoạt động
cá nhân, hay hoạt động tập thể thì rất khó bao quát trẻ, cũng như quan tâm đến từng cá nhân. Như
vậy hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm là giải pháp dung hòa cho vấn đề này, tuy nhiên trên
thực tế vẫn chưa mang lại hiệu quả, phần lớn do các biện pháp tác động của GV chưa phù hợp.
Thứ ba: GV chưa thực sự quan tâm đến cách thức thành lập nhóm trong quá trình hoạt động
chung, đa phần cách thức thành lập nhóm chỉ mang tính chất ngẫu nhiên. GV chưa kiểm chứng sự
ảnh hưởng của việc thiết lập nhóm với kết quả hoạt động chung của trẻ.
- Đánh giá cụ thể
Về mặt tích cực
- Thực tế tại các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương, từ năm 2010 khi bô chuẩn
phát triển trẻ em 5 tuổi được đưa vào áp dụng (23/7/2010), thì việc phát triển kĩ năng hợp tác cho
trẻ là một trong những nhiệm vụ góp phần phát triển toàn diện ở trẻ, vì kĩ năng hợp tác một trong
những chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi. Từ nhận thức cơ bản này, các trường mầm non cũng đưa tra
những định hướng trong đào tạo, tạo điều kiện cho việc xây dựng kế hoạch dạy – học cụ thể của
mỗi giáo viên [4].
- Về cơ bản, giáo viên mầm non đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ
năng hợp tác trong việc phát triển và hoàn thiện năng lực cá nhân cũng như nhân cách ở trẻ. Giáo
viên cũng đã có ý thức xây dựng hệ thống hoạt động dạy – học nhằm rèn luyện và phát triển năng
lực này, lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động thường nhật trong nhà trường mầm non, cụ thể hóa
nó bằng các biện pháp dạy học đa dạng, đặc thù với từng đối tượng trẻ.
Có thể thấy, trẻ 5 - 6 tuổi trong các nhà trường mầm non đã bộc lộ những phẩm chất ban
đầu trong năng lực hợp tác, qua các biểu hiện thực tế, cụ thể như việc biết chia sẻ, biết lắng nghe
và tôn trọng đối phương trong quá trình làm việc nhóm... Điều này một phần xuấ phát từ năng lực
cá nhân, một phần cũng thể hiện hiệu quả của phương pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ ở
trường mầm non.
Về mặt hạn chế:
- Giáo viên đánh giá được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ nhưng
chưa đi đúng hướng. Điều này thể hiện trong những biện pháp tác động để cụ thể hóa phương
hướng giáo dục của họ.
- Hợp tác nảy sinh trong mọi hoạt động chung, tuy nhiên các hoạt động chung của trẻ trong
nhà trường mầm non không được kiến dựng theo một kế hoạch với hệ thống khoa học, cụ thể. Một
số biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ chỉ đi vào sự tương tác bề nổi trong quan hệ giao
tiếp khi hoạt động chung của trẻ (ví dụ như theo dõi và kịp thời giải quyết xung đột hay khuyến
khích trẻ thỏa thuận, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng chơi cùng nhau ..), trong khi bản chất của hợp
tác, vượt qua sự tương tác, đó là phối hợp hành động.
145
Vũ Thị Nhân
- Mặc dù ý thức về việc đưa ra những biện pháp cụ thể, nhưng nhiều biện pháp còn mang
tính chung chung, trừu tượng, có thể phù hợp cho phương án phát triển những kĩ năng khác ở trẻ,
không đặc thù hay chuyên biệt cho kĩ năng hợp tác. Đơn cử như những thay đổi và tích hợp về nội
dung hoạt động dạy học (trong biện pháp tạo tình huống chơi, hay xây dựng chủ đề và nội dung
chơi.. ) mới chỉ dừng lại ở hiệu quả kích thích diễn tiến cho mục đích hoạt động, nội dung chơi
chưa đi vào bản chất của cơ chế hợp tác trong hoạt động nhóm, không hướng vào chủ đích giáo
dục kĩ năng hợp tác.
- Các biện pháp đưa ra thể hiện sự quan tâm của giáo viên đến những nguyên tắc trong hoạt
động hợp tác ở trẻ như chia sẻ, thảo luận, lắng nghe, tuy nhiên chưa có biện pháp nào đưa ra cách
thức phối hợp hành động trong hợp tác. Hệ quả của điều này được phản ánh qua kết quả khảo sát
thu được trên đối tượng trẻ em. Dựa trên kết quả khảo sát, có thể thấy, trẻ 5-6 tuổi đã bộc lộ những
kĩ năng cơ bản trong hoạt động nhóm như thống nhất mục tiêu với các thành viên của nhóm, đưa
ra đề xuất tích cực để thực hiện mục tiêu chung, lên kế hoạch và phối hợp hoạt động, có thái độ
tích cực với đối tác hành động, và có trách nhiệm với kết quả hoạt động tập thể. . . Tuy nhiên những
biểu hiện này không tập trung thống nhất ở một số trẻ, nói cách khác, trẻ không nhận thức được
đầy đủ quy trình hoạt động chung, cách thức phối hợp hành động. Từ đó, hành động không mang
tính đồng bộ và hệ thống, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của hợp tác.
Từ những tồn tại trong thực tiễn giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi, chúng tôi nhận
thấy yêu cầu thiết yếu một hệ thống biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ khắc phục những
hạn chế cơ bản trong thực tiễn giáo dục kĩ năng này ở nhà trường mầm non hiện nay. Hệ thống biện
pháp cần được xây dựng cụ thể, chi tiết, đảm bảo nhấn mạnh vào trọng tâm phối hợp hành động
trong quá trình hợp tác, thiết lập một cơ chế hành động theo quy trình trong hoạt động chung, hệ
thống hóa các nguyên tắc hợp tác, hướng đến những đặc trưng độ tuổi và từng nhóm trẻ riêng biệt.
3. Kết luận
Phát triển kĩ năng hợp tác cho trẻ 5 - 6 tuổi là một trong những nhiệm vụ giảng dạy quan
trọng của giáo viên trong nhà trường mầm non, theo mục tiêu giáo dục hình thành và phát triển
toàn diện về trí tuệ, kĩ năng và nhân cách ở trẻ. Từ thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác trong các
trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Dương (qua việc khảo sát nhận thức của giáo viên về bản
chất của việc giáo dục kĩ năng hợp tác cũng như các biện pháp giảng dạy được áp dụng trong thực
tiễn), nghiên cứu chỉ ra những ưu thế, những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời chỉ ra những yếu
tố ảnh hưởng, tác động đến thực tế giáo dục cho trẻ tại địa phương. Từ đó có thể thấy vấn đề này
cần được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống để tìm ra những phương hướng - biện pháp làm
kim chỉ nam thật sự hiệu quả để giúp giáo viên mầm non trong việc hình thành, phát triển và củng
cố kĩ năng hợp tác cho trẻ, trang bị cơ sở nền vững chắc cho trẻ trong tương lai có thể tham gia
một cách tích cực, chủ động vào những hình thức học tập khác nhau ở trường Tiểu học cũng như
những môi trường học tập, sinh hoạt khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, UNICEF Hà Nội, 2009. Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
[2] Bộ giáo dục và đào tạo, 2011. Chương trình giáo dục mầm non. Nxb Giáo dục Việt Nam.
[3] Cao Thị Cúc, 2009. Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong nhóm bạn bè cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vui chơi ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục, Số 212, tr. 33-35.
[4] Research Center for Child and Adolescent Development and Education, Ochanomizu
University, 2004. Early Childhood Education Handbook. Yochimi Kohsan Co., Ltd., Japan.
146
Thực trạng giáo dục kĩ năng hợp tác của trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non trên địa bàn...
[5] Krajcik, J. S., C. M. Czerniak, C. F. Berger, 2003. Teaching Science in Elementary and
Middle School Classrooms. McGraw Hill, 6: 199 - 246.
[6] Press, F., Sumsion, J. và Wong, S., 2009. Integrated early years provision in Australia.
Charles Sturt University for the Professional Support Coordinators Alliance.
[7] Vũ Thị Nhân, 2011. Trò chơi đóng vai có chủ đề, con đường thuận lợi nhất để rèn kĩ năng
hoạt động nhóm. Tạp chi Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 4, Tr. 126 - 133.
[8] T.I.Babaeve, L.S.Rimashevckaya, 2012. Phát triển các mối tương quan và hợp tác của trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non.
[9] Thái Duy Tuyên, 2008. Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
ABSTRACT
Education of 5-6-year-old preschool children in Binh Duong Province in cooperative skills.
The study looks at the need for cooperative skills and for the education in those skills of the
5-6-year-old preschool children in Binh Duong province. The investigation into the education in
the skills of the subjects ascertains its pros and cons. The findings are expected to provide grounds
for the proposal of effective methods of education in the skills for the 5-6-year-old children in
preschool in Vietnam in general.
Keywords: Skills , life skills , collaborative skills , education situation , 5-6 year-old children
.
147
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4071_vtnhan_2485_2134605.pdf