Tài liệu Thực trạng & giải pháp phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan - Lê Thị Như Quỳnh: 48 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
Lê Thị Như Quỳnh
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bạch Đằng
Email: quynhlenhu207@gmail.com
Ngày nhận bài: 27/9/2017
Ngày PB đánh giá: 3/11/2017
Ngày duyệt đăng: 10/11/2017
TÓM TẮT
Đài Loan là một trong các thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động của nước ta. Việt Nam
bắt đầu xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Đài Loan từ những năm 1990. Trải qua 18 năm, quy mô
lao động Việt Nam hàng năm sang làm việc tại thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng
số lao động Việt Nam đưa đi làm việc tại nước ngoài. Bài viết nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan
về lao động Việt Nam tại Đài Loan trong những năm gần đây, cơ hội và thách thức của thị trường
lao động này, từ đó đề ra giải pháp để phát triển thị trường xuất khẩu lao động sang Đài Loan.
Từ khóa: xuất khẩu lao động Đài Loan, thực trạng, giải pháp
THE REAL SITUATION AND DEVELOPMENT SOLU...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng & giải pháp phát triển xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Đài Loan - Lê Thị Như Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
48 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU
LAO ĐỘNG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
Lê Thị Như Quỳnh
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bạch Đằng
Email: quynhlenhu207@gmail.com
Ngày nhận bài: 27/9/2017
Ngày PB đánh giá: 3/11/2017
Ngày duyệt đăng: 10/11/2017
TÓM TẮT
Đài Loan là một trong các thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động của nước ta. Việt Nam
bắt đầu xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Đài Loan từ những năm 1990. Trải qua 18 năm, quy mô
lao động Việt Nam hàng năm sang làm việc tại thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng
số lao động Việt Nam đưa đi làm việc tại nước ngoài. Bài viết nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan
về lao động Việt Nam tại Đài Loan trong những năm gần đây, cơ hội và thách thức của thị trường
lao động này, từ đó đề ra giải pháp để phát triển thị trường xuất khẩu lao động sang Đài Loan.
Từ khóa: xuất khẩu lao động Đài Loan, thực trạng, giải pháp
THE REAL SITUATION AND DEVELOPMENT SOLUTION TO EXPORT
VIETNAMESE LABOR TO TAIWAN’S MARKET
ABSTRACT
Taiwan is one of the leading labor export markets of our country. Vietnam has been
exporting labors to Taiwan since 1990s. Over the past 18 years, the scale of Vietnam's labor
force to work in this market always accounts for a high proportion of total number of
Vietnamese labors working abroad. The article provides an overview of Vietnamese labor in
Taiwan in recent years in terms of opportunities and challenges of the labor market, since then
offers solutions to develop the labor export market to Taiwan.
Keywords: labor exporting Taiwan, situation, solutions.
1. MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực
được thừa nhận là yếu tố quan trọng, và vấn đề
di cư lao động là một đòi hỏi tất yếu khách quan
trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, với chủ
trương, chính sách đổi mới và mở cửa, Việt
Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thế giới, nên việc người Việt Nam đi làm việc
tại nước ngoài là một tất yếu khách quan.
Bên cạnh đó, hoạt động đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài đã tạo ra hiệu quả kép rất đáng ghi
nhận: Với những kinh nghiệm học hỏi được
nhiều nơi trên thế giới từ nghề nghiệp, tác
phong, đến sau những năm làm việc ở nước
ngoài, nhiều lao động đã trở về quê hương
đầu tư xây dựng nhà cửa, lập ra các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, góp phần xóa đói giảm
49 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
nghèo, làm giàu, thay đổi diện mạo quê
hương, và thúc đẩy sự phát triển của đất
nước. Trong đó thị trường lao động Đài
Loan góp phần không nhỏ vào thị trường
XKLĐ chung.
Dưới tác động của toàn cầu hóa, sự
khác biệt về mức sống, chênh lệch về thu
nhập, cơ hội việc làm, tiếp cận dịch vụ xã hội
là nguyên nhân cơ bản tạo ra các dòng di cư
làm việc tại nước ngoài. Thống kê cho thấy,
XKLĐ sang Đài Loan tăng dần qua các năm.
Riêng trong năm 2016, đã có 126.296 lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
vượt 26,29% so với kế hoạch năm [4]. Trong
đó, lao động xuất khẩu sang Đài Loan đứng
thứ nhất với trên 60 nghìn lao động, chiếm
khoảng một nửa số lượng người Việt Nam
XKLĐ ra nước ngoài. Nhìn nhận tổng quan
về thị trường XKLĐ sang Đài Loan cả về số
lượng, cơ cấu lao động, thị trường doanh
nghiệp XKLĐ để nhận diện những khó khăn,
thách thức, từ đó đề ra các giải pháp phát
triển thị trường này.
2. NỘI DUNG
2.1. Thực trạng xuất khẩu lao động
sang Đài Loan
2.1.1. Thực trạng số lượng lao động
xuất khẩu sang Đài Loan
Trong nền kinh tế cạnh tranh và thách thức,
để đứng vững trên thị trường xuất khẩu thì việc
nâng cao chất lượng nguồn lao động là rất quan
trọng, góp phần lớn trong việc cạnh tranh và giữ
vững được đối tác truyền thống. Đài Loan là một
thị trường có số lượng lao động Việt Nam lựa
chọn nhiều nhất. Theo số liệu thống kê, số lượng
lao động tại Đài Loan năm 2014 là trên 62.000 lao
động. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản có
khoảng gần 20.000 người và thị trường Hàn Quốc
có gần 7.000 người. Trong năm 2014, lao động
Việt Nam làm việc tại Đài Loan chiếm số lượng
nhiều nhất so với các nước trong khu vực [1].
Xét theo quy mô quốc gia, Đài Loan là
nước dẫn đầu về thu hút lao động Việt Nam
(44,7%), bởi Đài Loan vốn có rất nhiều cô dâu
Việt đang sinh sống tại đó; kế đến là Nhật Bản
(14,35%), Hàn Quốc (10,48%) và Malaysia
(9,66%) [2].
Hình 1. Các quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam tính đến hết năm 2016 [2]
50 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Nhu cầu cung ứng và tiếp nhận lao động
được nhận định sẽ tiếp tục tăng cao trong các
năm tiếp theo là động lực để các doanh nghiệp
đẩy mạnh hợp tác phát triển thị trường lao động
này. Thực trạng này cũng mở ra nhiều cơ hội
cho người lao động Việt Nam muốn làm việc
tại Đài Loan. Bên cạnh đó, theo Cục Quản lý
Lao động ngoài nước, Đài Loan đã nới lỏng
các chính sách của mình để tiếp nhận nguồn lao
động từ khu vực Đông Nam Á. Năm 2015,
lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan tăng
thêm hơn 5000 người, đạt ở mức trên 67.000
lao động. Đến năm 2016, số lượng này tăng lên
trên 68.000 người.
Bảng 1. Bảng số liệu lao động xuất khẩu sang Đài Loan [1]
Năm 2012 2013 2014 2015 2016
8 tháng
2017
Số lao động xuất khẩu 30.533 46.368 62.124 67.121 68.244 39.746
( Nguồn: Cục Quản lý Lao động ngoài nước)
Hình 2. Số lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan qua các năm
Căn cứ vào bảng số liệu trên cho
thấy, tình hình XKLĐ sang Đài Loan của
Doanh nghiệp những năm gần đây có
hướng phát triển tốt gia tăng đáng kể từ
2012 đến nay. Năm 2016, lượng lao động
xuất khẩu sang Đài Loan gấp hơn 2 lần so
với năm 2012. Đài Loan có nhiều điều
chỉnh về mặt chính sách tạo thuận lợi cho
51 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
người lao động làm việc tại nước này. Cụ
thể, ngày 21/10/2016, Quốc hội Đài Loan
đã ban hành điều luật sửa đổi số 52, từ
việc lao động hết 3 năm phải về nước 1
lần thành việc lao động có thể ở lại 12
năm đối với công nhân công xưởng, 14
năm với khán hộ công gia đình. Lợi ích
lớn nhất của điều luật này là người lao
động chỉ mất duy nhất chi phí lần đầu,
không phải trả chi phí cho các lần tái
nhập cảnh tiếp theo. Khi người lao động
có nhu cầu về nước thăm gia đình, chỉ cần
mua vé máy bay khứ hồi để có thể quay
trở lại Đài Loan làm việc mà không phải
làm thủ tục phức tạp như trước kia, cũng
có nghĩa là người lao động không phải
tiếp tục gánh chịu các chi phí thủ tục quá
cao như trước.
2.1.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu sang
Đài Loan
Thị trường Đài Loan được xem là thị
trường khá dễ tính khi chủ yếu tiếp nhận nguồn
lao động phổ thông, không đòi hỏi về trình độ
chuyên môn cao. Ngoài ra, Đài Loan cũng xây
dựng được hành lang pháp lý tương đối hợp lý
khi cân bằng về lợi ích của cả doanh nghiệp và
người lao động. Đài Loan là nước phát triển, vì
vậy, tại các ngành nghề lao động chân tay,
nặng nhọc, người dân địa phương không đoái
hoài đến mà chủ yếu là lao động nước ngoài
như lao động Việt Nam, Thái Lan, Indonesia,
Philippines. Bản thân nước Đài Loan không
XKLĐ sang các nước khác. Loại hình ngành
nghề phổ thông tại Đài Loan chủ yếu là công
nhân công xưởng, hộ lý, khán hộ công gia đình
và ngành nghề đánh bắt cá xa bờ.
Bảng 2. Thống kê số lượng lao động Việt Nam đi XKLĐ nước ngoài
một số tháng đầu năm 2017
Thị trƣờng Đài Loan Nhật Bản Hàn Quốc Malaysia
Ả rập -
Xê út
Khác
Tháng
3/2017
3.580 lao
động
(1.144 nữ)
3.823 lao
động
(1.252 nữ)
437 lao
động
(41 nữ)
67 lao động
(44 nữ)
191 lao
động
(170 nữ)
176 lao
động
Tháng
4/2017
5.538 lao
động
(1.719 nữ)
4.459 lao
động
(1.904 nữ)
844 lao
động
(164 nữ)
95 lao động
(55 nữ)
567 lao
động
(513 nữ)
238 lao
động
Tháng
5/2017
5.305 lao
động(1.915
nữ)
3.311 lao
động
(1.422 nữ)
782 lao
động (50
nữ)
157 lao động
(119 nữ)
309 lao
động
(306 nữ)
157 lao
động
(Nguồn: Cục Quản lý Lao động ngoài nước)
Dựa vào các số liệu thống kê của Cục
quản lý lao động ngoài nước, có thể thấy
rằng: Mỗi tháng, có khoảng 10.000 lao
động Việt Nam sang nước ngoài làm việc
trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan
là 3 thị trường XKLĐ lớn nhất Việt Nam
(chiếm trên 90% số lao động đi lao động
nước ngoài). Con số này dự kiến sẽ tăng
lên trong những tháng tiếp theo. Ngành
nghề xin visa sang Đài Loan chủ yếu là xây
dựng (đối với nam) và khán hộ công gia
đình, hộ lý (đối với nữ).
52 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Đài Loan luôn là thị trường hấp dẫn nhất
cho lao động Việt Nam do điều kiện tuyển chọn
không quá khắt khe, mức thu nhập khá cao,
nhiều nét phong tục tập quán tương đồng với
Việt Nam và có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp
cho lao động. Các lao động đi làm việc tại Đài
Loan thường có hợp đồng làm việc là 3 năm.
Nếu muốn tiếp tục ở lại làm việc thì người lao
động có thể xin gia hạn thêm thời gian, tối đa là
12 năm – 14 năm.
Các ngành nghề đi xuất khẩu lao động
Đài Loan năm 2017 gồm có:
+ Cơ khí: tiện, sản xuất bản lề, các
sản phẩm năng lượng mặt trời, gia công
kim loại...
+ Xây dựng: giàn giáo, cốt pha, xây
chát, làm ván khuôn xây dựng...
+ Hộ lý, khán hộ công gia đình
+ Đánh bắt cá gần bờ
+ Điện tử: gia công linh kiện, lắp ráp
linh kiện, làm thẻ từ...
+ Chế biến thực phẩm: làm bánh
nướng, bánh mì, kẹo bánh, nước ngọt, đóng
gói, chế biến thủy hải sản, cơm hộp ...
Tỷ lệ cơ cấu ngành nghề xuất khẩu
sang thị trường Đài Loan đã có một số
thay đổi. Cụ thể, cơ cấu lao động chuyển
đổi theo hướng gia tăng lao động trong
khu vực sản xuất chế tạo và xây dựng.
Bảng 3. Cơ cấu lao động phân theo khu vực làm việc [6]
Đơn vị: người
Năm 2009 2010 2011 2012 9/2013
SXCT-XD 47.754 53.075 69.548 78.414 98.788
HLCSNB 6.808 7.159 7.718 7.970 8.349
CSNBTGĐ 23.110 19.383 17.970 13.529 12.472
(Nguồn : UBLĐ Đài Loan, 2013)
Số liệu bảng 3 cho thấy: Lao động ngành
sản xuất chế tạo và xây dựng trong 5 năm tăng
lên hơn gấp đôi, bình quân tăng hơn 10.000
người/năm; chiếm xấp xỉ 70% lượng tăng của
tổng thị phần ngành nghề này. Lao động làm việc
trong khu vực chăm sóc người già người bệnh tại
bệnh viện, trại dưỡng lão tăng đều đặn và luôn
chiếm trên 70% thị phần ngành này. Trong khi
đó, lao động làm việc trong gia đình chịu ảnh
hưởng của chính sách đông kết của Đài Loan tiếp
tục giảm xuống với tốc độ bình quân mỗi năm
2.100 lao động trong giai đoạn 2009-2013 [4].
Độ tuổi đẹp nhất để đi XKLĐ đối với cả
nam và nữ đó là từ 22 đến 32 tuổi, trong
khoảng này các lao động sẽ có cơ hội nhiều
hơn so với các ứng viên khác. Tuy nhiên, đối
với các đơn hàng có nhu cầu lao động cao
như: may, giúp việc, thì giới hạn này hoàn
toàn có nới rộng ra. Cơ cấu lao động về độ
tuổi và giới tính phân bổ theo hướng tích cực.
Độ tuổi từ 24 đến 34 chiếm trên 90% đối với
lao động làm việc tại khu vực sản xuất và lao
động có độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi chiếm gần
78% đối với lao động làm việc trong khu vực
dịch vụ xã hội [4].
Chú thích: SXCT-XD: sản xuất chế tạo, xây dựng;
HLCSNB:Hộ lý chãm sóc ngýời bệnh, CSNBTGÐ:
Chãm sóc ngýời bệnh trong gia ðình.
53 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
Tiền lương của lao động đi làm việc tại
Đài Loan bao gồm: lương cơ bản, tiền
thưởng, tiền làm thêm. Hàng tháng lao động
sẽ được chủ lao động trả lương trực tiếp hoặc
chuyển trực tiếp vào tài khoản của lao động
và gửi cho mỗi lao động 1 thông báo lương.
Những trường hợp quy định riêng theo pháp
luật hoặc trong hợp đồng lao động giữa lao
động và chủ lao động có sự thỏa thuận với
nhau nhưng mức lương không được thấp hơn
mức lương cơ bản. Mức lương cơ bản của
công nhân, khán hộ công bệnh viện, thuyền
viên tàu cá gần bờ là 21.009 Đài tệ/tháng;
Chăm sóc người bệnh trong gia đình là
17.000 Đài tệ/tháng. Kể từ ngày 1/1/2018,
mức lương này sẽ được điều chỉnh theo
hướng tăng lên. Đối với hợp đồng lao động
ký kết mà tiền lương cơ bản của người lao
động được hưởng theo tháng thì mắc lương
cơ bản sẽ được điều chỉnh từ 21.009 Đài
tệ/tháng lên 22.000 Đài tệ/tháng (tương
đương 17,300,000 VNĐ/tháng). Mức lương
cơ bản theo giờ tăng từ 133 Đài tệ/giờ lên
140 Đài tệ/giờ [1].
Theo đánh giá chung, lao động xuất
khẩu sang Đài Loan có khả năng làm việc,
chăm chỉ, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật
tiên tiến, lao động có chuyên môn kỹ thuật
đã gia tăng đáng kể trong những năm trở lại
đây. Về phía Cơ quan Lao động Đài Loan,
tại các diễn đàn lao động, họ cho rằng: trên
bình diện chung, lao động Việt Nam được
chủ sử dụng ưa dùng vì những ưu điểm rất
cơ bản nêu trên, về sự tương đồng văn hóa
và sự chăm chỉ, thông minh. Song tỷ lệ trốn
chưa giảm đáng kể là những cản trở lớn cho
sự gia tăng bền vững của lao động Việt Nam
vào thị trường này.Tuy nhiên, thách thức lớn
nhất đối với lao động nước ta chính là tính
kỷ luật không nghiêm, tình trạng cư trú làm
việc bất hợp pháp, trình độ lao động còn hạn
chế Đây là vấn đề tồn tại từ nhiều năm
qua mà chưa giải quyết được dứt điểm.
Thậm chí còn để lại hậu quả, khiến một số
nước ngừng tiếp nhận lao động. Nhiều
chuyên gia kinh tế nhận định, cơ hội có
nhiều nhưng đòi hỏi phải mau chóng thay
đổi nhận thức của người XKLĐ theo chiều
hướng tích cực, giữ gìn, phát huy những đức
tính của lao động Việt Nam.
2.1.3. Thị trường doanh nghiệp xuất
khẩu sang Đài Loan
Để có thể đưa người lao động sang làm
việc tại nước ngoài, người lao động phải trải
qua các khâu tuyển dụng và đào tạo bài bản.
Hiện nay, thị trường đưa lao động sang làm
việc tại Đài Loan là thị trường phổ biến,
truyền thống của các doanh nghiệp Việt
Nam. Với giải pháp phát triển XKLĐ sang
thị trường Đài Loan thì các doanh nghiệp
luôn xác định việc nâng cao chất lượng tuyển
dụng và đào tạo nguồn lao động Việt Nam
sang làm việc tại Đài Loan là một chiến lược
quan trọng vì đó là điều kiện quyết định để
doanh nghiệp chiếm được thị phần và đứng
vững trong môi trường cạnh trạnh hiện nay.
Hiện có 274 doanh nghiệp được cấp phép
đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài, trong đó có có 147 doanh nghiệp đưa
người lao động Việt Nam sang làm việc tại
Đài Loan [3].
Năm 2017, có 86 doanh nghiệp đã
được Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam
giám sát và đánh giá quá trình thực hiện Bộ
Quy tắc ứng xử năm thứ 4 (từ 1/1/2016 đến
31/12/2016) dựa trên thông tin thu thập từ
các Sở LĐTB&XH, thanh tra Bộ
LĐTB&XH, thanh tra Cục Quản lý lao động
ngoài nước, Ban Quản lý lao động Việt Nam
54 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ở các nước tiếp nhận lao động. Kết quả cho
thấy, không có doanh nghiệp nào được xếp
hạng cao nhất (6 sao), 37 doanh nghiệp xếp
hạng 5 sao, 41 doanh nghiệp xếp hạng 4 sao,
8 doanh nghiệp xếp hạng 3 sao và không có
doanh nghiệp nào xếp hạng 2 sao, 1 sao. Mặc
dù số doanh nghiệp tham gia COC-VN năm
2016 chỉ chiếm 31,4% số DN được cấp phép
đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài nhưng số lao động do các doanh
nghiệp này đưa đi chiếm tới 61,62% tổng số
lao động xuất cảnh [3].
2.1.4. Nhận định cơ hội và thách thức
Trong thời gian trước mắt cũng như
trong dài hạn, thị trường Đài Loan vẫn luôn
là điểm đến quan trọng của lao động Việt
Nam với cơ hội thuận lợi là cơ bản. Thời gian
vừa qua, những chính sách phát triển kinh tế
và thúc đẩy việc làm của Đài Loan sẽ dẫn
đến việc những năm tới tổng lượng lao động
nước ngoài ngày càng gia tăng. Phía Đài
Loan xúc tiến ban hành và ngày càng hoàn
thiện các chính sách nhằm bảo vệ tốt hơn
quyền lợi của người lao động nước ngoài.
Thị trường đã quá quen thuộc đối với lao
động Việt Nam và nhiều doanh nghiệp đã có
nhiều kinh nghiệm trong việc cung ứng lao
động sang thị trường này và cũng là định
hướng chiến lược về thi trường cung ứng của
nhiều công ty XKLĐ.
Tuy nhiên, cung ứng lao động sang thị
trường này, các doanh nghiệp cũng đối mặt
với một số thách thức. Về số lượng nguồn
cung: yêu cầu cao về số lượng và sự nhanh
chóng, kịp thời thời gian cung ứng. Về chất
lượng lao động, chủ yếu cần nâng cao ý thức
tuân thủ kỷ luật, tôn trọng cam kết trong hợp
đồng. Đài Loan phát triển mở rộng, không
xa rời mục tiêu nâng cao chất lượng sản
nghiệp (nâng cấp sản nghiệp), nên chất lượng
lao động yêu cầu phải được ngày càng nâng
lên tương xứng với đẳng cấp doanh nghiệp.
Các vấn đề tồn tại cần nhanh chóng
khắc phục, đó là: từng doanh nghiệp cung
ứng phải tự xác định bước đi trong việc chấn
chỉnh, rà soát, cải thiện tình hình lao động bỏ
hợp đồng và tình trạng lao động bị thu phí
còn cao của chính doanh nghiệp mình.
2.2. Các giải pháp phát triển thị trƣờng
xuất khẩu Đài Loan
2.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước
trong lĩnh vực này trên một số khâu cơ bản
không dàn trải, có trọng tâm trọng điểm trong
từng thời kỳ, đó là:
- Chủ động trong việc sửa đổi bổ sung
pháp luật kịp thời với sự vận hành của tình
hình thị trường;
- Tăng cường giám sát thanh tra kiểm
tra, xử phạt nghiêm minh;
- Sớm bổ sung hoàn thiện cẩm nang thị
trường lao động Đài Loan được cập nhật
thông tin phù hợp với sự biến động của thị
trường với các nội dung thiết thực và được
phổ biến rộng rãi, cấp phát cho mọi người lao
động làm việc tại thị trường này;
- Các tổ chức Lao động quốc tế tại Việt
Nam nên đẩy mạnh thực hiện chiến dịch
truyền thông nâng cao kỹ năng tự bảo vệ khi
đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động
ở một số địa phương có đông người đi làm
việc tại Đài Loan, trang bị cho người lao
động những thông tin liên quan đến làm việc
hợp pháp, kiểm tra thông tin về doanh nghiệp
tuyển dụng, ký kết hợp đồng với doanh
nghiệp tuyển dụng và với người sử dụng lao
động, chuẩn bị các giấy tờ cần thiết và cung
55 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 26, tháng 1/2018
cấp các số điện thoại của các tổ chức hỗ trợ
lao động ở trong nước và nước ngoài cho
người lao động;
- Cục Quản lý Lao động nước ngoài
nên đẩy mạnh triển khai các hoạt động biện
pháp siết chặt quản lý lao động, tập trung
chấn chỉnh doanh nghiệp và kiểm soát chi phí
của người lao động sang Đài Loan;
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ
năng nghề nghiệp cho lao động Việt Nam;
- Bộ LĐTB&XH nên phối hợp với các
doanh nghiệp môi giới tổ chức các khóa đào
tạo tiếng Hoa giao tiếp ngắn hạn và các khóa
tập huấn hướng dẫn sử dụng các thiết bị máy
móc cho người lao động;
- Nâng cao đời sống tinh thần của
người lao động;
- Hỗ trợ tìm việc phù hợp cho người
lao động khi về nước. Công tác này cần được
coi như một trong các quy trình cơ bản quyết
định để hạn chế tối đa những phát sinh không
đáng có khi người lao động sắp hết thời hạn
hợp đồng về nước và cũng là hoạt động nhằm
tận dụng tối đa nguồn nhân lực lao động có
trình độ, ngoại ngữ và nguồn lực vật chất của
họ có được khi làm việc ở nước ngoài. Sẽ là
hiệu quả khi nhà nước, doanh nghiệp tận
dụng được nguồn lực đáng quý này;
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên
truyền dưới nhiều hình thức, tổ chức và làm
tốt công tác tư vấn cho người lao động và gia
đình họ về việc XKLĐ làm việc tại Đài Loan
kể cả trước khi đi, trong quá trình làm việc và
khi trở về nước.
2.2.2. Giải pháp từ các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động
Các doanh nghiệp XKLĐ cần nâng cao
chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo thực
hiện nhiệm vụ đào tạo và giáo dục định
hướng phục vụ công tác xuất khẩu lao động,
mở rộng quy mô đào tạo và loại hình đào tạo.
- Đẩy mạnh việc phối kết hợp đào tạo
nghề cho lao động với các cơ sở đào tạo
chuyên dụng, thường xuyên phối hợp và
kiểm soát chất lượng lao động gửi đào tạo.
- Chú trọng không chỉ đào tạo ngoại ngữ
mà còn định hướng kỹ trước khi đưa lao động ra
làm việc tại nước ngoài, chỉ có như vậy mới hạn
chế được những phát sinh sau khi xuất cảnh.
Việc đào tạo nghề phải được tổ chức bài bản
trên cơ sở hệ thống đào tạo nghề quốc gia, có
chính sách hướng nghiệp và hỗ trợ tối đa cho
người lao động, cần quốc tế hóa công nghệ,
phương pháp, chương trình giảng dạy và bằng
cấp tốt nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường nước ngoài được quốc tế công nhận để
tạo điều kiện cho lao động ra nước ngoài có thể
làm việc được ngay.
- Các công ty phải kết hợp sát sao với
đối tác nước ngoài để theo dõi và quản lý lao
động của mình, giải quyết những vấn đề phát
sinh nếu có ngay lập tức.
- Đối với doanh nghiệp đưa được từ
100 lao động trở lên phải cử đại diện tại nước
ngoài theo dõi và quản lý lao động.
- Ngoài ra hàng quý, người phụ trách
quản lý phải kết hợp với các đối tác để theo
dõi và quan tâm kiểm tra lao động tại nước
ngoài theo định kỳ 03 tháng/1lần. Giải quyết
khi có phát sinh xảy ra một cách kịp thời.
3. KẾT LUẬN
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế đã trở
thành một xu thế tất yếu, nền kinh tế của các
quốc gia phụ thuộc lẫn nhau. Trong xu thế
phát triển đó, xuất khẩu và nhập khẩu lao
56 TRƢỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
động giữa các nước cũng không ngừng tăng
lên phản ánh sự phân công lao động quốc tế
đã và đang diễn ra với quy mô lớn, tốc độ cao
và ngày càng sâu sắc. Nước ta có nguồn lao
động dồi dào số người không đủ việc làm,
hoặc thất nghiệp đông, nên xuất khẩu lao
động trở thành vấn đề cấp bách.
Hoạt động XKLĐ là một lĩnh vực kinh
tế đối ngoại quan trọng đã và đang trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta. Bên cạnh
mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, tăng kim
ngạch hàng năm là chính thì hoạt động
XKLĐ đã cung cấp một nguồn nhân lực có
kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật được đánh
giá cao trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà
các chính sách của Nhà nước chưa đủ và
cũng chưa hoàn thiện để sử dụng hợp lý
nguồn nhân lực này.
Với quy mô cung ứng lao động sang
làm việc tại thị trường Đài Loan trong thời
gian qua tương đối ổn định và trong vài năm
gần đây có xu hướng gia tăng. Thị phần lao
động Việt Nam luôn giữ vị trí thứ 2 đối với
thị phần lao động nước ngoài tại Đài Loan.
Việc làm và thu nhập của người lao động cơ
bản được bảo đảm. Phía đối tác Đài Loan
nhìn nhận lao động Việt Nam với nhiều
đánh giá tích cực, đặc biệt trong các năm
gần đây chất lượng nguồn lao động từng
bước được cải thiện đáp ứng yêu cầu của
nhiều chủ sử dụng.
Đối với Việt Nam, đây là một trong
những thị trường trọng điểm nên nhiều năm
qua được quan tâm nhiều hơn trong việc
chỉnh đốn thị trường và điều chỉnh các chính
sách nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
người lao động.
Để giải quyết những khó khăn, thách
thức đang tồn tại nhằm phát triển thị trường
xuất khẩu lao động sang Đài Loan cả về số
lượng và chất lượng, cần có nhiều giải pháp
tổng thể. Trong đó, đội ngũ lao động xuất
khẩu cần phải được nâng cao chất lượng tay
nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ và đặc
biệt cần phải được giáo dục định hướng kỹ
trước khi đưa sang Đài Loan làm việc, điều
này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của
chúng ta trong giai đoạn khó khăn và đòi hỏi
các tiêu chuẩn cao của cả thị trường lao
động truyền thống và nhiều thị trường lao
động mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Quản lý lao động ngoài nước (2017), “Báo cáo xuất khẩu lao động sang Đài Loan”;
2. Chân Hồ (2017), Lao động xuất khẩu của Việt Nam đang ở đâu so với các nước?
(Infographic),
the-nao.html
3. Hiệp hội Xuất khẩu lao động (2017), “Bảng xếp hạng xuất khẩu lao động năm 2016”;
4. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2013), “Tổng quan tình hình lao động Việt Nam tại Đài
Loan”, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (
5. Mai Đan (2017), “Năm 2016, hơn 126.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài”,
Thời báo Tài chính Việt Nam.
6. Ủy ban Lao động Đài Loan (2013), Báo cáo Tổng quan tình hình lao động Đài Loan năm 2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_2867_2154185.pdf