Tài liệu Thực trạng đồng nhiễm HIV ở bệnh nhân lao tại Việt Nam giai đoạn 2011-2017: Tạp chí y - d−ợc học quân sự số 9-2018
5
THỰC TRẠNG ĐỒNG NHIỄM HIV Ở BỆNH NHÂN LAO
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2017
Nguyễn Bỡnh Hũa1
TểM TẮT
Mục tiờu: đỏnh giỏ thực trạng và xu hướng đồng nhiễm lao/HIV ở bệnh nhõn lao trờn toàn
quốc giai đoạn 2011 - 2017. Đối tượng và phương phỏp: bệnh nhõn lao được phỏt hiện, quản lý
trờn toàn quốc từ năm 2011 đến 2017. Nghiờn cứu mụ tả hồi cứu dựa trờn số liệu thứ cấp, là số
liệu hoạt động phỏt hiện được thu thập thường quy của Chương trỡnh Chống lao Quốc gia,
giai đoạn 2011 - 2017. Kết quả: trong giai đoạn này, tổng số 721.342 bệnh nhõn lao được phỏt hiện,
trong đú 520.490 bệnh nhõn (72,2%) được xột nghiệm HIV. Tỷ lệ bệnh nhõn được làm xột nghiệm
HIV tăng từ 58,5% năm 2011 đến 82,9% năm 2017 (p < 0,05). 27.029 bệnh nhõn lao (5,2%)
cú kết quả xột nghiệm HIV dương tớnh. Tỷ lệ HIV dương tớnh giảm, từ 8,0% năm 2011 xuống
cũn 3,7% năm 2017 (p < 0,05). Kết luận: kết quả hoạt động xột nghiệm HIV ở bệnh nhõn lao đó
tă...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng đồng nhiễm HIV ở bệnh nhân lao tại Việt Nam giai đoạn 2011-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
5
THỰC TRẠNG ĐỒNG NHIỄM HIV Ở BỆNH NHÂN LAO
TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2017
Nguyễn Bình Hòa1
TÓM TẮT
Mục tiêu: đánh giá thực trạng và xu hướng đồng nhiễm lao/HIV ở bệnh nhân lao trên toàn
quốc giai đoạn 2011 - 2017. Đối tượng và phương pháp: bệnh nhân lao được phát hiện, quản lý
trên toàn quốc từ năm 2011 đến 2017. Nghiên cứu mô tả hồi cứu dựa trên số liệu thứ cấp, là số
liệu hoạt động phát hiện được thu thập thường quy của Chương trình Chống lao Quốc gia,
giai đoạn 2011 - 2017. Kết quả: trong giai đoạn này, tổng số 721.342 bệnh nhân lao được phát hiện,
trong đó 520.490 bệnh nhân (72,2%) được xét nghiệm HIV. Tỷ lệ bệnh nhân được làm xét nghiệm
HIV tăng từ 58,5% năm 2011 đến 82,9% năm 2017 (p < 0,05). 27.029 bệnh nhân lao (5,2%)
có kết quả xét nghiệm HIV dương tính. Tỷ lệ HIV dương tính giảm, từ 8,0% năm 2011 xuống
còn 3,7% năm 2017 (p < 0,05). Kết luận: kết quả hoạt động xét nghiệm HIV ở bệnh nhân lao đã
tăng cao từ 2011 đến 2017, nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra của Chương trình Chống lao
Quốc gia (90%). Tỷ lệ HIV dương tính giảm, chứng tỏ tình hình lao/HIV có xu hướng giảm.
Chương trình Chống lao Quốc gia cần tiếp tục tăng cường hoạt động xét nghiệm HIV ở bệnh
nhân lao; đặc biệt tại 37 tỉnh, thành có tỷ lệ bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV dưới 90%
năm 2017.
* Từ khóa: Lao; Xu hướng lao/HIV; Đồng nhiễm lao/HIV.
Situation of HIV Co-infection in Tuberculosis Patients in Vietnam
Period 2011 - 2017
Summary
Objectives: To assess the situation and trends of HIV among tuberculosis patient in Vietnam
from 2011 to 2017. Subjects and methods: Tuberculosis patients were diagnosed and managed
in nation-wide, from 2011 to 2017. This was retrospective observational study based on secondary
routine data of National Tuberculosis Program, 2011 - 2017. Results: During this period,
721,342 tuberculosis cases were diagnosed, of those 520,490 (72.2%) were tested HIV.
The proportions of tuberculosis patients who were tested HIV increased, from 58.5% in 2011 to
82.9% in 2017 (p value for trend < 0.05). 27,029 tuberculosis patients (5.2%) had HIV positive.
The proportions of HIV positive were decreased, from 8.0% in 2011 to 3.7% in 2017 (p value for
trend < 0.05). Conclusions: The proportion of tuberculosis patients who had conducted HIV test
was increasing from 2011 to 2017, but still lower than National Tuberculosis Program’s targets (90%).
The proportion of HIV positive was decreasing, indicated the decline trend of tuberculosis/HIV.
National Tuberculosis Program needs to continue increasing HIV testing among tuberculosis
patients, especially in 37 provinces, where the proportion of tuberculosis patients who tested
HIV lower than 90%.
* Keywords: Tuberculosis; HIV; Trend of tuberculosis/HIV; HIV co-infection in tuberculosis.
1. Bệnh viện Phổi Trung ương
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Bình Hòa (nguyenbinhhoatb@yahoo.com)
Ngày nhận bài: 05/10/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 16/11/2018
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế
giới (TCYTTG), mặc dù đã đạt được một
số thành tựu đáng kể trong công tác
chống lao trong thời gian qua, bệnh lao
vẫn đang tiếp tục là một trong 10 nguyên
nhân tử vong cao nhất trên toàn cầu [4].
TCYTTG ước tính năm 2017 trên toàn cầu
có khoảng 10 triệu người mới mắc lao,
tương đương 133/100.000 dân; 9% trong
số mắc lao có đồng nhiễm HIV. Năm 2017,
toàn cầu có khoảng 1,3 triệu người tử
vong do lao (không đồng nhiễm HIV) và
khoảng 300.000 người tử vong do lao
trong số bệnh nhân (BN) HIV dương tính
[4].
Việt Nam hiện vẫn là nước có bệnh lao
cao, đứng thứ 15/30 nước có số người
bệnh lao cao nhất trên toàn cầu [5].
TCYTTG ước tính năm 2017, tại Việt Nam
có khoảng 124.000 người mới mắc lao,
chiếm tỷ lệ 129/100.000 dân, trong đó
4.500 người (3,6%) mới mắc lao/HIV
trong tổng số BN lao mới mắc. Năm 2017,
ước tính tại nước ta có khoảng 12.000 người
tử vong do lao, trong đó 840 người tử vong
do đồng nhiễm lao/HIV [4].
Lao/HIV là hai bệnh song hành, TCYTTG
đã đưa ra các khuyến cáo về hoạt động
phối hợp lao/HIV với những nội dung
chính là: (1) Thiết lập và tăng cường cơ
chế phối hợp lồng ghép các dịch vụ lao
và HIV; (2) Giảm gánh nặng lao trên người
nhiễm HIV và điều trị ARV sớm; (3) Giảm
gánh nặng HIV trên người nghi lao và
BN lao [6].
Bộ Y tế, Chương trình Chống lao Quốc
gia (CTCLQG) và Chương trình HIV đã có
những nội dung hướng dẫn về phối hợp
lao/HIV thể hiện trong các văn bản như:
QĐ 4263/QĐ-BYT về Hướng dẫn chẩn
đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao [1].
QĐ 3047/ QĐ-BYT về Hướng dẫn quản lý
điều trị và chăm sóc HIV/AIDS [2]; Quyết
định 2496 /QĐ - BYT về cơ chế phối hợp
giữa 2 chương trình lao và HIV [30]
Trong đó, các hoạt động ưu tiên trong
can thiệp dự phòng, chẩn đoán lao/HIV ở
Việt Nam là: chẩn đoán sớm HIV ở người
có lao và lao ở người có HIV, điều trị kịp
thời, kiểm soát lây nhiễm Nhằm đánh
giá kết quả của hoạt động chẩn đoán HIV
ở BN lao tại nước ta, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu nhằm mục tiêu: Đánh giá
thực trạng và xu hướng đồng nhiễm
lao/HIV ở BN lao trên toàn quốc giai đoạn
2011 - 2017.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu.
BN lao được phát hiện, quản lý trên
toàn quốc qua số liệu, sổ sách, báo cáo
điện tử của CTCLQG về hoạt động phát
hiện bệnh lao; lao/HIV từ năm 2011 đến
2017.
2. Phương pháp nghiên cứu.
* Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả hồi cứu trên số liệu thứ cấp, là số liệu
hoạt động phát hiện được thu thập
thường quy của CTCLQG trong giai đoạn
2011 - 2017.
* Xử lý và phân tích số liệu: số liệu
được xuất từ hệ thống VITIMES sang
phần mềm Excel và Stata v.14 để quản lý
và phân tích số liệu. So sánh sự khác biệt
giữa các tỷ lệ và xu hướng đồng nhiễm
lao/HIV bằng thuật toán Chi-square test - χ2),
với 95% khoảng tin cậy.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
7
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1: Tình hình thực hiện xét nghiệm HIV ở BN lao giai đoạn 2011 - 2017.
Năm Tổng số BN lao Số xét nghiệm HIV Tỷ lệ được xét nghiệm
2011 100.535 58.819 58,5
2012 103.812 66.141 63,7
2013 100.721 70.417 69,9
2014 102.087 74.092 72,6
2015 102.676 79.979 77,9
2016 105.839 83.467 78,9
2017 105.672 87.575 82,9
2011 - 2017 721.342 520.490 72,2
Từ 2011 đến 2017, trong tổng số 721.342 BN lao được phát hiện và đăng ký điều trị,
520.490 BN (72,2%) được làm xét nghiệm HIV. Tỷ lệ BN được làm xét nghiệm HIV
tăng, xu hướng tăng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), từ 58,5% năm 2011 đến 82,9%
năm 2017. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra của CTCLQG là
xét nghiệm HIV cho 90% BN lao được phát hiện và đăng ký điều trị.
Bảng 2: Tỷ lệ xét nghiệm HIV dương tính trong số BN lao được xét nghiệm giai
đoạn 2011 - 2017.
Năm
Số BN
xét nghiệm HIV
Số xét nghiệm
HIV dương tính
Tỷ lệ (%)
Khoảng tin cậy 95%
2011 58.819 4.714 8,0 7,8 - 8,2
2012 66.141 4.531 6,9 6,7 - 7,0
2013 70.417 4.301 6,1 5,9 - 6,3
2014 74.092 3.875 5,2 5,1 - 5,4
2015 79.979 3.438 4,3 4,2 - 4,4
2016 83.467 2.936 3,5 3,4 - 3,6
2017 87.575 3.234 3,7 3,6 - 3,8
2011 - 2017 520.490 27.029 5,2 5,1 - 5,3
Trong 520.490 BN lao được xét nghiệm HIV giai đoạn 2011 - 2017, 27.029 BN (5,2%)
có kết quả xét nghiệm HIV dương tính, (95%CI: 5,1 - 5,3%). Tỷ lệ HIV dương tính
trong BN lao được xét nghiệm giảm. Xu hướng giảm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05),
từ 8,0% năm 2011 xuống 3,7% năm 2017.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
8
Biểu đồ 1: Tình hình thực hiện xét nghiệm HIV ở BN lao theo 8 vùng kinh tế - xã hội
năm 2011 - 2017.
Tỷ lệ BN lao được xét nghiệm HIV có xu hướng tăng ở tất cả các vùng (p < 0,05),
ngoại trừ vùng Tây Bắc (p > 0,05) và vùng Nam Trung Bộ (p > 0,05).
Hoạt động phối hợp lao/HIV đã được CTCLQG triển khai từ năm 2005. Giai đoạn
đầu, hoạt động phối hợp lao/HIV được triển khai tại 26 tỉnh bằng nguồn kinh phí của
CDC và chủ yếu tập trung vào tư vấn xét nghiệm cho BN lao và phát hiện bệnh lao cho
người có HIV. Từ năm 2011, với sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ toàn cầu vòng 6 và vòng 9,
CTCLQG đã triển khai hoạt động phối hợp lao/HIV trên khắp 63 tỉnh/thành.
Biểu đồ 2: Phân bố tỷ lệ tỉnh theo tỷ lệ BN lao được xét nghiệm HIV năm 2017.
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
9
Tỷ lệ BN được xét nghiệm HIV < 70% ở 17 tỉnh (27,0%), thấp nhất là Vĩnh Phúc
(25,8%), tỷ lệ BN được xét nghiệm HIV từ 70 - 90% ở 20 tỉnh (31,7%), 26 tỉnh (41,3%)
có tỷ lệ BN lao được xét nghiệm HIV > 90% (Nam Định và Vĩnh Long có tỷ lệ BN lao
được xét nghiệm HIV cao nhất toàn quốc, > 99%).
Biểu đồ 3: Tỷ lệ HIV dương tính trong số BN lao được xét nghiệm theo 8 vùng kinh tế - xã
hội giai đoạn 2011 - 2017.
Tỷ lệ HIV dương tính trong BN lao
được xét nghiệm có xu hướng giảm ở tất
cả các vùng (p < 0,05), ngoại trừ vùng
Bắc Trung Bộ (p > 0,05) và vùng Nam
Trung Bộ (p > 0,05). Ngược lại, tỷ lệ BN
lao được xét nghiệm HIV có xu hướng
tăng, tỷ lệ xét nghiệm HIV dương tính
trong số BN lao được xét nghiệm giảm rõ
rệt từ 8,0% năm 2011 xuống còn 3,7%
năm 2017. Số liệu này chứng tỏ tình hình
dịch tễ lao/HIV tại Việt Nam đã có xu
hướng giảm rõ rệt. Từ năm 2015, với
phân loại mới của TCYTTG, Việt Nam
không còn nằm trong danh sách của
30 nước có gánh nặng lao/HIV cao nhất
trên toàn cầu [5]. TCYTTG ước tính số BN
lao/HIV mới mắc năm 2011 tại Việt Nam
là 14.000 BN (95%CI: 11.000 - 18.000)
và giảm xuống còn 4.500 BN (95%CI:
3.700 - 5.400) [4]. Sự không trùng lặp trong
95%CI: cho thấy khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ BN lao được xét nghiệm HIV tăng
dần qua các năm, từ 58,5% năm 2011 lên
82,9% năm 2017, trung bình trong 7 năm
(2011 - 2017) đạt 72,2%, tuy nhiên vẫn
chưa đạt được mục tiêu đề ra của
CTCLQG (90%).
Tỷ lệ HIV dương tính trong BN lao có
xu hướng giảm, từ 8,0% năm 2011 xuống
còn 3,7% năm 2017, chứng tỏ của tình
hình đồng nhiễm lao/HIV có xu hướng
giảm. CTCLQG cần tiếp tục tăng cường
hoạt động xét nghiệm HIV trong BN lao;
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 9-2018
10
đặc biệt tại 37 tỉnh, thành có tỷ lệ BN
lao được xét nghiệm HIV < 90% trong
năm 2017.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Quyết định số 4263/QĐ-BYT,
ngày 13 - 10 - 2015 về việc ban hành “Hướng
dẫn, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao”.
2. Bộ Y tế. Quyết định số 3047/QĐ-BYT,
ngày 22 - 07 - 2015 về việc ban hành
“Hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS”.
3. Bộ Y tế. Quyết định số 2496/QĐ-BYT,
ngày 18 - 07 - 2012 về việc ban hành “Quy chế
phối hợp giữa Chương trình mục tiêu quốc
gia phòng, chống HIV/AIDS và Dự án phòng,
chống bệnh lao thuộc Chương trình mục tiêu
Quốc gia Y tế”.
4. World Health Organization. Global
tuberculosis report 2018. World Health
Organization Document. WHO/CDS/TB/2018.
2018, 20, pp.1-231.
5. World Health Organization. Global
tuberculosis report 2017. World Health
Organization Document. WHO/HTM/TB/2017.
2017, 23, pp.1-249.
6. World Health Organization. A guide to
monitoring and evaluation for collaborative
tuberculosis/HIV activities. 2015 revision.
World Health Organization Document.
WHO/HTM/TB/2015.02. 2015, pp.1-42.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_dong_nhiem_hiv_o_benh_nhan_lao_tai_viet_nam_giai.pdf