Thực trạng đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chính sách dân tộc - Lê Ngọc Thắng

Tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chính sách dân tộc - Lê Ngọc Thắng: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 13Ngày nhận bài: 17/4/2017; Ngày phản biện: 15/5/2017; Ngày duyệt đăng: 5/6/2017(1) Tạp chí Dân tộc và Thời đại; e-mail: lengocthangvdt@yahoo.com THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Lê Ngọc Thắng(1) Xây dựng đội ngũ cán bộ hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc là việc làm thường xuyên, liên tục. Đây không chỉ là việc làm trước mắt của giai đoạn 2017-2020 mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nhiều năm tiếp theo. Bài viết phân tích rõ thực trạng của đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách dân tộc, hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chính sách dân tộc trong những năm tiếp theo. Từ khóa: Xây dựng đội ngũ cán bộ; chính sách dân tộc; giải pháp thiết thực; nâng cao hiệu quả. Xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) giai đoạn 2017-2020 là một yêu cầu được tiếp tục đặt ra...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chính sách dân tộc - Lê Ngọc Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 13Ngày nhận bài: 17/4/2017; Ngày phản biện: 15/5/2017; Ngày duyệt đăng: 5/6/2017(1) Tạp chí Dân tộc và Thời đại; e-mail: lengocthangvdt@yahoo.com THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Lê Ngọc Thắng(1) Xây dựng đội ngũ cán bộ hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc là việc làm thường xuyên, liên tục. Đây không chỉ là việc làm trước mắt của giai đoạn 2017-2020 mà còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nhiều năm tiếp theo. Bài viết phân tích rõ thực trạng của đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách dân tộc, hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chính sách dân tộc trong những năm tiếp theo. Từ khóa: Xây dựng đội ngũ cán bộ; chính sách dân tộc; giải pháp thiết thực; nâng cao hiệu quả. Xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) giai đoạn 2017-2020 là một yêu cầu được tiếp tục đặt ra đối với công tác dân tộc. Khi Học viện Dân tộc ra đời (2016) với các chức năng, nhiệm vụ quan trọng, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng và thực hiện CSDT. Theo quyết định 1562/QĐ- TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 507/QĐ-UBDT ngày 29/9/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, sau khi Học viện Dân tộc được thành lập sẽ thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và sự nghiệp công tác dân tộc nước nhà. Xây dựng đội ngũ cán bộ hoạch định và thực hiện hiệu quả CSDT là vấn đề cốt yếu và là vấn đề cần được xem xét một cách khoa học, nghiêm túc không chỉ trong giai đoạn 2017-2020 mà còn có ý nghĩa trong nhiều năm tiếp theo. Theo tôi, để làm được điều này cần chú trọng những vấn đề sau: 1. Yêu cầu, đặc điểm và nguyên tắc xây dựng chính sách dân tộc Ngày 03/5/2017, Ủy ban Dân tộc kỷ niệm 71 năm sự nghiệp công tác dân tộc. CSDT hơn 70 năm qua, đặc biệt hơn 30 năm đổi mới đã cho chúng ta nhiều bài học và kinh nghiệm. Trong đó, có 2 nội dung cơ bản: Những người làm chính sách và hiệu quả xây dựng chính sách. - Trong thời gian qua, ai là những người chủ trì và tham gia xây dựng CSDT ? - CSDT vừa qua hiệu quả đến đâu ? Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một vấn đề liên quan đến cả 2 câu hỏi trên, đó là những yêu cầu, đặc điểm và nguyên tắc trong xây dựng CSDT đặt ra. Người chủ trì hoặc tham gia xây dựng CSDT và hiệu quả của CSDT nếu như không xác định được yêu cầu có tính đặc trưng, tính đặc thù, đặc điểm và nguyên tắc riêng trong xây dựng CSDT thì sẽ ảnh hưởng và làm giảm chất lượng chính sách theo các mục tiêu, nhiệm vụ công tác dân tộc đặt ra trong cả một chặng đường cách mạng và từng giai đoạn cụ thể. Trong nhiều công trình nghiên cứu chúng tôi đã bàn và nêu về vấn đề trên1: 1.1.Yêu cầu Người xây dựng CSDT và bản thân CSDT 1 - Lê Ngọc Thắng: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Giáo trình Đại học, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội - 2005; - Lê Ngọc Thắng: Một số vấn đề dân tộc và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005; - Lê Ngọc Thắng: Sự gia nhập của vùng dân tộc thiểu số sau WTO, Nhà xuất bản Công thương, Hà Nội 2010; - Lê Ngọc Thắng (chủ biên): Đổi mới, xây dựng và hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011; - Đồng tác giả: Một số vấn đề về Đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. Nxb Chinh trị - Hành chính, Hà Nội 2013; - Việc thể chế hóa đường lối quan điểm, chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc trong việc hỗ trợ, đầu tư cho các vùng dân tộc thiểu số chậm phát triển nhất và các vùng có những khó khăn đặc thù về điều kiện môi trường sống tự nhiên – Tham luận hội thảo Đề án của Hội dồng dân tộc của Quốc hội, 2014. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 14 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 muốn đáp ứng được mục đích, nhiệm vụ công tác dân tộc đặt ra trong các giai đoạn cách mạng của đất nước phải thấy được yêu cầu đối với “đội ngũ” và của chính sách với những tiêu chí, sự khác biệt so với các chính sách xã hội, kinh tế, tôn giáo, khác. Người xây dựng CSDT phải đáp ứng những yêu cầu nhất định về các tiêu chí: - Có trình độ lý luận chính trị nói chung và về công tác dân tộc nói riêng; - Có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn nhất định về công tác dân tộc; - Có tri thức khoa học về Dân tộc học, Nhân học; - Có kỹ năng xây dựng chính sách. Chính sách trong quá trình xây dựng và sau khi được ban hành phải đáp ứng được các yêu cầu: - Đáp ứng nhu cầu thực tiễn, mục tiêu, nhiệm vụ nhất định ở quy mô quốc gia, địa phương, lĩnh vực, vấn đề, của công tác dân tộc đặt ra trong từng giai đoạn cách mạng; - Có tính khả thi và phù hợp với điều kiện cụ thể trong quá trình triển khai vào thực tiễn; - Tạo ra cơ chế phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội hóa (con người, kinh tế, thời gian,). 1.2. Đặc điểm Người xây dựng CSDT phải nhận thức được đặc điểm của nó, phải có sự phân biệt được sự giống và khác nhau giữa CSDT và chính sách xã hội, chính sách tôn giáo, chính sách môi trường, chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung, Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của CSDT là “mang tính liên ngành, tính đa lĩnh vực”. Vì vậy, CSDT thời gian qua được tiếp cận xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện trên các nhóm vấn đề: - CSDT tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nhưng thông qua các lĩnh vực cụ thể: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, cán bộ, môi trường, - CSDT tác động đến đồng bào DTTS nhưng thông qua các chính sách phát triển vùng (Chương trình 135, Chương trình 134; Quyết định 168, Quyết định 186, Quyết định 173,); - CSDT tác động đến nhóm đồng bào DTTS có dân số rất ít: Chương trình đối với nhóm các dân tộc rất ít người. Với 3 nhóm CSDT trên thì hiệu quả của nó cũng chỉ mang lại đối với các nhóm mục tiêu đề ra cụ thể, chưa đáp ứng ứng được sự phát triển toàn diện của cộng đồng các DTTS nước ta. Đây là đặc thù và là điểm không dễ của xây dựng CSDT so với các loại chính sách thuộc các ngành cụ thể khác (nông nghiệp, xây dựng, giáo dục, y tế, văn hóa,) 1.3. Nguyên tắc CSDT trong quá trình xây dựng, triển khai, đánh giá hiệu quả, tác động xã hội phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: - Luôn luôn đảm bảo các mục đích tăng cường, củng cố, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc theo hướng: Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, cùng phát triển. - Đáp ứng tính dân chủ, công khai trong xây dựng và thực hiện, lấy lợi ích của cộng đồng các dân tộc làm mục đích cụ thể và lâu dài. - Phù hợp với trình độ phát triển và “hấp thụ chính sách” của các nhóm tộc người; phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng địa phương; phù hợp với điều kiện vật chất và năng lực quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở các cấp. - Đảm bảo tính thời gian lâu dài với nội dung phù hợp; khắc phục tình trạng lấy 5 năm cho một chính sách (nên thiết kế 5 năm chỉ là một “công đoạn” của một chính sách, dự án, đề án dài hơi – nên tính theo hàng chục năm, mà 5 năm trước (hoặc 3 năm trước) là tiền đề cho các năm tiếp theo; khắc phục tình trạng 5 năm thực hiện xong một chính sách, nhưng lại chưa biết 5 năm sau làm cái gì, lại phải “mò mẫm” đi tìm, đi nghiên cứu, phát hiện. Thực ra CSDT không phải “discovery” như vậy vì đồng bào cần gì chắc chúng ta không lạ, nhưng vấn đề là chọn, làm cái gì trước, cái gì sau, làm như thế nào, đầu tư thời gian, con người, điều kiện vật chất ra sao, đến đâu? Mô hình Dự án Hoàng gia của Thái Lan Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 15Số 18 - Tháng 6 năm 2017 (được xây dựng và duy trì từ năm 1968 đến nay) là gợi ý rất cần nghiên cứu, tham khảo, vận dụng. 2. Về đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách dân tộc Trong nhiều năm qua với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao, Ủy ban Dân tộc (UBDT) là cơ quan trình Chính phủ các CSDT2. Theo đó đội ngũ xây dựng CSDT chủ yếu trong thời gian qua là cán bộ chuyên môn thuộc các đơn vị chức năng của UBDT - là những người chủ trì xây dựng các nhóm, loại chính sách về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,Với sự nỗ lực vượt bậc, các chính sách về các lĩnh vực do UBDT là cơ quan chủ trì hoặc phối hợp với các bộ ngành, địa phương xây dựng đã đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả quan trọng đối với sự thay đổi, phát triển của vùng đồng bào DTTS thời 2. Theo “Điều 2” Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc thì UBDT có nhiệm vụ, quyền hạn: “3. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách dân tộc, chính sách đặc thù, các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu, vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao; các chính sách đầu tư, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; các chính sách, dự án hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; các chính sách, dự án bảo tồn và phát triển đối với các nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án sau khi ban hành. 4. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách đặc thù đối với cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thu hút, tăng cường cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi. 5. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về công tác dân tộc theo phân công. 6. Chủ trì hoặc phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số, nâng cao dân trí ở vùng dân tộc thiểu số; chính sách để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; chính sách đầu tư, phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo đáp ứng về cơ sở vật chất để phục vụ công tác giáo dục, đào tạo cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.” gian qua. Đội ngũ cán bộ của UBDT thuộc khối quản lý nhà nước (từ khoản 1 đến khoản 13) trong Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 và khối đơn vị sự nghiệp (từ khoản 14-18 trong Nghị định 13/2017/NĐ-CP) dù ở các nhóm chuyên môn cụ thể khác nhau nhưng đã có sự cộng tác phối hợp nỗ lực trong quá trình xây dựng chính sách. Các chính sách về các lĩnh vực phát triển đối với cộng đồng các DTTS nước ta được xây dựng, ban hành thời gian qua còn được sự tham gia đóng góp ý kiến của các Bộ ban ngành hữu quan, chính quyền các cấp và cả các tổ chức Quốc tế, cán bộ, đồng bào các dân tộc nên ngày cành có chất lượng, hiệu quả tốt. Tuy nhiên, nghiêm túc, nhìn lại vấn đề xây dựng CSDT của UBDT thời gian qua chúng ta có thể thấy nổi lên các vấn đề cần quan tâm để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quan trọng, đặc thù mà Chính phủ giao cho UBDT: - Hiện nay, còn thiếu một đội ngũ có tính “chuyên nghiệp”, chuyên sâu trong xây dựng chính sách. Đội ngũ cán bộ UBDT và các bộ phận liên quan còn chưa hoàn thiện về tri thức và kỹ năng xây dựng chính sách. Các hoạt động còn thiên về “kinh nghiệm chủ nghĩa”, tính khoa học, tính chính trị-xã hội còn hạn chế và thiếu tính phản biện cao. - Đội ngũ cán bộ xây dựng CSDT chưa được xác định rõ đối tượng cần được xây dựng, tập trung đào tạo về tri thức và kỹ năng xây dựng chính sách. Chưa chỉ ra được cụ thể những ai trong khối “quản lý nhà nước” và ai trong khối “đơn vị sự nghiệp” cần và phải tham gia, có “điều kiện” và “tiêu chuẩn” để xây dựng chính sách; hoặc đối với các chính sách cụ thể thì nhóm cán bộ nào, đơn vị nào là “chủ trì”, nhóm nào là “tham gia”, một cách thực sự khoa học. - Chưa xác định được cụ thể đội ngũ cán bộ là cộng tác viên thuộc các Bộ, ban, ngành, tổ chức xã hội ở Trung ương cũng như ở địa phương tham gia vào quá trình xây dựng CSDT. - Đội ngũ cán bộ xây dựng CSDT của UBDT trong nhiều năm chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xây dựng chính sách một cách hệ thống trong sự biến động về đội ngũ, vấn đề kế thừa và nhiều vấn đề chính sách mới nảy sinh trong thực tiễn đặt ra. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 16 Số 18 - Tháng 6 năm 2017 Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề đặt ra là: - Cần quan tâm giải quyết là tập trung vào xác định nguồn lực tham gia xây dựng CSDT ở 2 khối quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp của UBDT. - Giao Học viện Dân tộc tạo điều kiện phù hợp để xây dựng Tài liệu về ''Kiến thức và Kỹ năng xây dựng CSDT'' phục vụ công tác đào tạo, bồi đưỡng trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc toàn quốc, trước hết là đối với cơ quan UBDT ở Trung ương. Xác định rõ các khối tri thức thuộc mảng kiến thức và các kỹ năng cụ thể không phải trong lĩnh vực công tác dân tộc (bước đầu đã có) mà tập trung vào hoạt động xây dựng CSDT, tổ chức nghiên cứu, biên soạn làm tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ đang và sẽ tham gia xây dựng chính sách. - Đổi mới phương pháp và hoàn thiện quy trình xây dựng CSDT (nếu đã có), trước hết ở cơ quan công tác dân tộc Trung ương (UBDT). - Đổi mới, hoàn thiện và xây dựng “tiêu chí đầu vào” đối với đội ngũ cán bộ thuộc các khối quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc điểm của cơ quan công tác dân tộc, Tóm lại, đội ngũ cán bộ xây dựng CSDT bao gồm cán bộ, công chức, viên chức trong và ngoài UBDT, trong đó đội ngũ thuộc UBDT là chủ chốt, chủ trì. Và trong từng yêu cầu cụ thể của việc xây dựng CSDT thì lại có những bộ phận của UBDT là chủ trì và các bộ phận khác tham gia. Tuy nhiên vấn đề chủ yếu ở đây là những người xây dựng CSDT phải có trình độ chuyên môn xây dựng chính sách với những yêu cầu đặc thù đối với một số bộ ngành khác. Chất lượng, hiệu quả của CSDT tùy thuộc vào tri thức và kỹ năng được trang bị và phương pháp xây dựng chính sách của những người trực tiếp xây dựng các chính sách cụ thể đáp ứng tình hình thực tiễn đề ra của công tác dân tộc trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. 3. Về giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng chính sách dân tộc Nói hiệu quả xây dựng CSDT là đề cập đến một vấn đề mang tính tổng hợp, phản ánh sự “kết tinh” của nhiều yếu tố con người và phương pháp xây dựng chính sách. Đây là vấn đề tưởng chừng quen thuộc nhưng còn rất mới khi bàn về “chính sách” và “chất lượng”, “hiệu quả” của CSDT. Câu hỏi đặt ra là: Một chính sách dân tộc tốt, chưa tốt và không tốt là do những nguyên nhân nào trong quá trình xây dựng chính sách? Theo cách nhìn trên thì có hai yếu tố cơ bản tạo nên hệ quả đó là : - Con người xây dựng chính sách được trang bị những kiến thức, kỹ năng nào trong quá trình xây dựng chính sách; - Phương pháp áp dụng trong quá trình xây dựng chính sách được tiến hành ra sao? Và giải pháp đề nâng cao hiệu quả xây dựng CSDT là phải có nhận thức đúng, quan tâm và đầu tư để hai yếu tố trên đảm bảo các yêu cầu, chất lượng trong xây dựng CSDT. Vấn đề đặt ra là, những cán bộ nào và làm thế nào để đội ngũ cán bộ trong các bộ phận tham gia vào quá trình xây dựng có được tri thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu xây dựng CSDT trong giai đoạn hiện nay và sắp tới? Để thực hiện được công việc quan trọng đó thì phải làm những gì và bắt đầu từ đâu? Trả lời được câu hỏi đó là đã tìm ra được một giải pháp rất cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả xây dựng CSDT. Vấn đề thứ hai là, rà soát, nghiên cứu, đánh giá, hoàn thiện, bổ sung hoặc đổi mới để có một Quy trình về phương pháp xây dựng CSDT3. Câu hỏi đặt ra là lâu nay việc xây dựng CSDT được tiến hành theo quy trình và phương pháp nào? Các hoạt động xây dựng CSDT đó có gì là ưu thế, có gì là hạn chế ? Các ưu thế và hạn chế đó tác động như thế nào đến hiệu quả của chất lượng CSDT? Cần phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó thì sẽ có biện pháp đề nâng cao hiệu quả xây dựng CSDT trong giai đoạn tới. Tài liệu tham khảo [1] Chính phủ: Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc; [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, BCH Trung 3. Xem: “Đổi mới, xây dựng và hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách dân tộc” (tr 368-396) trong Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc ở Việt Nam, PGS.TS. Lê Ngọc Thắng (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, H -2011. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 17Số 18 - Tháng 6 năm 2017 ương (2003), Nghị Quyết Trung ương 7 khóa IX về CTDT; [3] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1562/QĐ-TTg Về việc tổ chức lại Viện dân tộc và Trường Cán bộ dân tộc thành Học viện Dân tộc, ngày 08 tháng 8 năm 2016; [4] Ủy ban Dân tộc, Quyết định số 507/ QĐ-UBDT Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Dân tộc, ngày 26 tháng 9 năm 2016; [5] Lê Ngọc Thắng, Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam, Giáo trình Đại học, Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội - 2005; [6] Lê Ngọc Thắng, Một số vấn đề dân tộc và phát triển, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005; [7] Lê Ngọc Thắng, Sự gia nhập của vùng dân tộc thiểu số sau WTO, NXB. Công thương, Hà Nội 2010; [8] Lê Ngọc Thắng (chủ biên), Đổi mới, xây dựng và hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách dân tộc. NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2011; [9] Đồng tác giả, Một số vấn đề về Đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc. NXB. Chinh trị - Hành chính, Hà Nội 2013; [10] Lê Ngọc Thắng, Việc thể chế hóa đường lối quan điểm, chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về côn tác dân tộc trong việc hỗ trợ, đầu tư cho các vùng dân tộc thiểu số chậm phát triển nhất và các vùng có những khó khăn đặc thù về điều kiện môi trường sống tự nhiên – Tham luận hội thảo Đề án của Hội dồng dân tộc của Quốc hội, 2014; THE CURRENT SITUATION OF POLICY PLANNING STAFF AND SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFECTIVENESS OF ESTABLISHING ETHNIC POLICY Abstract: Building a contingent of cadres for planning and implementing ethnic policies is a regular, continuous task. This is not only a short-term job of the 2017-2020 period but also of great significance for many years to come. The paper analyzes the current situation of the ethnic policy-making cadres and then proposes practical solutions to improve the efficiency of ethnic minority policy development in the coming years. Keywords: Building staff; national policy; practical solution; increase quality

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf209_891_1_pb_546_2152000.pdf
Tài liệu liên quan