Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 0 đến 24 tháng tuổi dân tộc raglai tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà năm 2016

Tài liệu Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 0 đến 24 tháng tuổi dân tộc raglai tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà năm 2016: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 10 THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ 0 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI DÂN TỘC RAGLAI TẠI HUYỆN KHÁNH SƠN, TỈNH KHÁNH HOÀ NĂM 2016 Phan Công Danh*, Viên Quang Mai*, Hồ Ngọc Gia** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em triển khai rất có hiệu quả, nhưng tại vùng miền núi vẫn còn tỷ lệ trẻ bị SDD khá cao. Kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ của bà mẹ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ SDD ở trẻ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan; mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng trẻ 0 đến 24 tháng của các bà mẹ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 400 trẻ 0 đến 24 tháng dân tộc Raglai và bà mẹ đang chăm sóc dinh dưỡng các trẻ này tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà, năm 2016. Kết quả: Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân: 39,3%, thấp còi: ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 0 đến 24 tháng tuổi dân tộc raglai tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 10 THỰC TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ 0 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI DÂN TỘC RAGLAI TẠI HUYỆN KHÁNH SƠN, TỈNH KHÁNH HOÀ NĂM 2016 Phan Công Danh*, Viên Quang Mai*, Hồ Ngọc Gia** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tại Việt Nam, hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em triển khai rất có hiệu quả, nhưng tại vùng miền núi vẫn còn tỷ lệ trẻ bị SDD khá cao. Kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ của bà mẹ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ SDD ở trẻ và tìm hiểu một số yếu tố liên quan; mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng trẻ 0 đến 24 tháng của các bà mẹ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 400 trẻ 0 đến 24 tháng dân tộc Raglai và bà mẹ đang chăm sóc dinh dưỡng các trẻ này tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà, năm 2016. Kết quả: Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân: 39,3%, thấp còi: 47,3% và gầy còm: 18,3%. Các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ bao gồm: Nhóm tuổi, giới tính, cân nặng sơ sinh, tình trạng bệnh tật của trẻ; trình độ học vấn, kinh tế gia đình, kiến thức, thực hành của bà mẹ. Kiến thức, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ đạt lần lượt là 34,8% và 59,5%. Kết luận: Tỷ lệ trẻ SDD các thể còn ở mức rất cao, có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ còn thấp. Vì vậy địa phương cần có kế hoạch can thiệp tích cực, đặc thù; tăng cường hoạt động truyền thông trực tiếp cho bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Từ khóa: suy dinh dưỡng, trẻ 0 đến 24 tháng, dân tộc Raglai ABSTRACT SITUATION OF NUTRITION AND SOME RELATED FACTORS IN RAGLAI CHILDREN FROM 0 TO 24 MONTHS IN KHANH SON DISTRICT, KHANH HOA PROVINCE 2016 Phan Cong Danh, Vien Quang Mai, Ho Ngoc Gia * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 10 – 18 Background: The prevention of child malnutrition is very effective in Vietnam, however, the rate of malnutrition in the mountain areas is still quite high. Knowledge and practice of mothers in proper nutritional care for their children is an important factor affecting the malnutrition of children. Objectives: To estimate the prevalence of malnutrition and its relevant factors among children 0-24 months; and to describe knowledge, practice of nutritional care for children by their mothers. Methods: Cross-sectional study was conducted on 400 Raglai children from 0 to 24 months and their mothers in Khanh Son district, Khanh Hoa province in 2016. Results: The rate of underweight children is 39.3%, stunting: 47.3% and wasting: 18.3%. Factors related to child malnutrition include: Age group, gender, birth weight, child's condition; education level, family economics, knowledge and practice of mothers. Knowledge and practice of mothers on nutrition care for their children reached 34.8% and 59.5%, respectively. Conclusions: The malnutrition rate among children is an awarning for public health at the high rate. *Viện Pasteur Nha Trang **Trung tâm Y tế huyện Khánh Sơn Tác giả liên lạc: ThS. Phan Công Danh ĐT: 0905 116773 Email: danhpasteurnt@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 11 knowledge and practice of nutritional care of their mothers is still low. Hence, medical care system at the local should have positive intervention plans, especially, enhancement direct communication for mothers about nutritional care for their child. Keywords: malnutrition, children 0 to 24 months, ethnic Raglai ĐẶT VẤN ĐỀ Suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng hàng đầu ở các nước đang phát triển. Năm 2014 thế giới có khoảng 23,8% trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp còi, trong đó có hơn 1/2 là ở các nước thuộc châu Á, hơn 1/3 là ở châu Phi, gây ra gần 3 triệu trẻ em tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân là 14,3%, giảm nhưng ở mức độ còn chậm(10). Tại Việt Nam do triển khai có hiệu quả hoạt động phòng chống SDD trẻ em, tỷ lệ SDD của trẻ đã giảm một cách đáng kể. Qua các cuộc điều tra trên toàn quốc của Viện Dinh dưỡng giai đoạn 1994- 2014, tỷ lệ SDD nhẹ cân giảm trung bình 1,5%/năm (44,6% so với 14,5%), SDD thấp còi là 1,1%/năm (46,9% so với 24,9%). Tuy nhiên, mức độ giảm không đồng đều giữa các vùng và SDD trẻ em vẫn còn cao ở vùng miền núi, có đồng bào thiểu số. Khánh Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, dân cư sống chủ yếu bằng nông lâm nghiệp. Trên 70% là dân tộc Raglai, tỷ lệ hộ nghèo và cận ngèo cao, nơi thường xuyên bị thiên tai, đồng bào nơi đây vẫn còn một số thói quen, tập tục lạc hậu. Công tác thực hiện Chương trình phòng chống SDD trẻ em đã và đang được triển khai, song hiệu quả còn chưa cao, tỷ lệ SDD các thể của trẻ em vẫn còn ở mức rất cao. Điều này cho thấy SDD trẻ em đặc biệt trẻ em dân tộc Raglai tại địa bàn miền núi này vẫn còn là vấn đề đáng được quan tâm. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ SDD và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở trẻ 0 đến 24 tháng dân tộc Raglai, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng trẻ 0 đến 24 tháng của các bà mẹ dân tộc Raglai, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Trẻ 0 đến 24 tháng dân tộc Raglai không bị mắc các bệnh bẩm sinh (sứt môi, hở hàm ếch, bệnh Down, tim bẩm sinh, bại não, bại liệt,...). Bà mẹ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ đồng ý chấp nhận tham gia nghiên cứu. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành tại 8/8 xã, thị trấn của huyện Khánh Sơn. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 03 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: 2 2 2/1 d )p1.(p. n    Trong đó: n: Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu (đơn vị là trẻ 0 đến 24 tháng). p: Tỷ lệ SDD trẻ từ 0 đến 24 tháng theo nghiên cứu Sở Y tế Khánh Hoà là 51,8%(6). Z: Ứng với độ tin cậy 95% (Z =1,96); α: Mức ý nghĩa thống kê (α = 5%); d: Sai số cho phép (d = 0,05). Áp dụng công thức trên có cỡ mẫu tối thiểu là 384. Để tránh mất một số đối tượng do từ chối tham gia, không có mặt tại thời điểm điều tra hoặc không trả lời được các câu hỏi, cỡ mẫu được cộng thêm 5% và làm tròn số để có cỡ mẫu cuối cùng là 400 trẻ 0 đến 24 tháng, tương ứng với 400 bà mẹ hiện đang chăm sóc dinh dưỡng cho những trẻ này. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo kích Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 12 thước quần thể trẻ 0 đến 24 tháng theo từng xã, thị trấn của huyện Khánh Sơn. Phương pháp thu thập số liệu Cân và đo chiều dài nằm của trẻ bằng cân, thước đo được chuẩn hóa, theo thường quy của Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế). Phỏng vấn trực tiếp bà mẹ bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn trong khoảng 30 phút/người, hồi cứu một số số liệu tại Trạm Y tế. Tiêu chuẩn đánh giá Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng Theo Viện Dinh dưỡng, sử dụng quần thể chuẩn để đánh giá tình trạng SDD của trẻ (Bảng 1). Bảng 1: Phân loại suy dinh dưỡng theo các chỉ số Zscore Zscore WAZ (Cân nặng theo tuổi) HAZ (Chiều cao theo tuổi) WHZ (Cân nặng theo chiều cao) ≥ -2 Không SDD Không SDD Không SDD < -2 đến -3 Nhẹ cân vừa Thấp còi vừa Gầy còm vừa < -3 đến -4 Nhẹ cân nặng Thấp còi nặng Gầy còm nặng < -4 Nhẹ cân rất nặng - - Đánh giá phân loại kiến thức, thực hành Dựa vào phương pháp cho điểm để đánh giá kiến thức, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ theo các nội dung về: Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM), cho trẻ ăn bổ sung (ĂBS), chăm sóc trẻ. Điểm được qui định cụ thể cho từng câu hỏi và được cho theo trọng số, dựa vào sự quan trọng và cần thiết của lứa tuổi hiện tại của trẻ cho từng bà mẹ. Đánh giá phân loại các mức độ về kiến thức như sau: Kiến thức về NCBSM đạt: ≥ 50% số điểm kiến thức về NCBSM; Kiến thức về cho trẻ ĂBS đạt: ≥ 50% số điểm kiến thức về cho trẻ ĂBS; Kiến thức về chăm sóc trẻ đạt: ≥ 50% số điểm kiến thức về chăm sóc trẻ; Kiến thức chung đạt: ≥ 50% tổng số điểm kiến thức. Đánh giá phân loại các mức độ về thực hành theo cách tính tương tự như kiến thức. Xử lý số liệu Số liệu cân, đo được nhập và đánh giá phân loại TTDD bằng phần mềm ENA (WHO, 2006) theo WAZ, HAZ và WHZ. So sánh với quần thể tham chiếu của WHO. Sử dụng phần mềm EPI DATA 3.1 để nhập số liệu từ phiếu điều tra. Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích số liệu. KẾT QUẢ Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Phân bố trẻ theo giới: Có 219 (54,7%) trẻ nam, 181 (45,3%) trẻ nữ. Phân bố theo nhóm tuổi: Có 104 trẻ từ 0 - 6 tháng (26,0%), 99 trẻ từ 7 - 12 tháng (24,7%) và 197 trẻ từ 13 - 24 tháng (49,3%). Có 18,7% trẻ có cân nặng sơ sinh < 2.500 gam (68/363). Có 240 (60,0%) bà mẹ mù chữ và tiểu học, 376 (94,0%) làm nông/lâm nghiệp, 372 (93,0%) hộ nghèo và cận nghèo. Tỷ lệ SDD nhẹ cân chung 39,3% (CI 95%: 33,3 - 45,5), khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (p< 0,05). SDD thấp còi chung 47,3% (CI 95%: 43,0 - 51,6), khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (p< 0,05). SDD gầy còm chung 18,3% (CI 95%: 15,4 - 21,5) (Bảng 2). Bảng 2: Tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể của trẻ 0-24 tháng theo giới tính Mức độ suy dinh dưỡng Nam (n = 219) Nữ (n = 181) Chung (n = 400) p SL % SL % SL % SDD nhẹ cân chung 97 44,3 60 33,1 157 39,3 < 0,05 - SDD nhẹ cân mức độ vừa 73 33,3 50 27,6 123 30,8 > 0,05 - SDD nhẹ cân mức độ nặng 24 11,0 10 5,5 34 8,5 > 0,05 SDD thấp còi chung 114 52,1 75 41,4 189 47,3 < 0,05 - SDD thấp còi mức độ vừa 80 36,6 55 30,4 135 33,8 > 0,05 - SDD thấp còi mức độ nặng 34 15,5 20 11,0 54 13,5 > 0,05 SDD gầy còm chung 42 19,2 31 17,1 73 18,3 > 0,05 - SDD gầy còm mức độ vừa 33 15,1 25 13,8 58 14,5 > 0,05 - SDD gầy còm mức độ nặng 9 4,1 6 3,3 15 3,8 > 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 13 Bảng 3: Tỷ lệ suy dinh dưỡng các thể của trẻ 0-24 tháng theo nhóm tuổi Mức độ suy dinh dưỡng 0-6 tháng (n=104) 7-12 tháng (n = 99) 13-24 tháng (n = 197) Chung (n = 400) p SL, (%) SL, (%) SL, (%) SL, (%) SDD nhẹ cân chung 15 (14,4) 35 (35,4) 107 (54,3) 157 (39,3) < 0,001 - SDD nhẹ cân mức độ vừa 13 (12,5) 27 (27,3) 83 (42,1) 123 (30,8) < 0,01 - SDD nhẹ cân mức độ nặng 2 (1,9) 8 (8,1) 24 (12,2) 34 (8,5) < 0,05 SDD thấp còi chung 21 (20,2) 38 (38,4) 130 (66,0) 189 (47,3) < 0,001 - SDD thấp còi mức độ vừa 20 (19,2) 27 (27,3) 88 (44,7) 135 (33,8) < 0,001 - SDD thấp còi mức độ nặng 1 (1,0) 11 (11,1) 42 (21,3) 54 (13,5) < 0,001 SDD gầy còm chung 11 (10,6) 18 (18,2) 44 (22,3) 73 (18,3) < 0,05 - SDD gầy còm mức độ vừa 8 (7,7) 16 (16,2) 34 (17,3) 58 (14,5) > 0,05 - SDD gầy còm mức độ nặng 3 (2,9) 2 (2,0) 10 (5,0) 15 (3,8) > 0,05 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ SDD nhẹ cân chung, mức độ vừa và nặng giữa các nhóm tuổi, tương ứng với (p <0,001, p <0,01, p <0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ SDD thấp còi chung, mức độ vừa và nặng giữa các nhóm tuổi, tương ứng với (p <0,001). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ SDD gầy còm chung giữa các nhóm tuổi (p <0,05) (Bảng 3). Trẻ mắc kết hợp cả 2 thể SDD cũng như mắc 1 trong 3 thể SDD có tỷ lệ cao ở trẻ em nam so với trẻ em nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p <0,05) (Bảng 4). Tỷ lệ trẻ mắc kết hợp cả 2 thể SDD cũng như mắc 1 trong 3 thể SDD tăng dần theo nhóm tuổi, cao nhất trong nhóm 13 - 24 tháng, khác biệt có ý nghĩa thống kê, tương ứng với (p <0,001; p <0,01) (Bảng 5). Bảng 4: Tỷ lệ mắc kết hợp các thể suy dinh dưỡng ở trẻ 0-24 tháng theo giới tính Đặc điểm Nam (n = 219) Nữ (n = 181) Chung (n = 400) p SL % SL % SL % Mắc 1 thể SDD 39 17,8 34 18,8 73 18,3 > 0,05 Mắc 2 thể SDD 74 33,8 45 24,9 119 29,8 < 0,05 Mắc cả 3 thể SDD 22 10,0 14 7,7 36 8,9 > 0,05 Mắc 1 trong 3 thể SDD 135 61,6 93 51,4 228 57,0 < 0,05 Bảng 5: Tỷ lệ mắc kết hợp các thể suy dinh dưỡng ở trẻ 0-24 tháng theo nhóm tuổi Đặc điểm 0-6 tháng (n = 104) 7-12 tháng (n = 99) 13-24 tháng (n = 197) Chung (n = 400) p SL % SL % SL % SL % Mắc 1 thể SDD 19 18,3 14 14,1 40 20,3 73 18,3 > 0,05 Mắc 2 thể SDD 14 13,5 28 28,2 77 39,1 119 29,8 < 0,001 Mắc cả 3 thể SDD 0 0,0 7 7,1 29 14,7 36 8,9 Mắc 1 trong 3 thể SDD 33 31,7 49 49,5 146 74,1 228 57,0 < 0,01 Kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ Bảng 6: Kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ Kiến thức Số lượng Tỷ lệ % Nuôi con bằng sữa mẹ đạt (n=400) 160 40,0 Cho trẻ ăn bổ sung đạt (n=400) 164 41,0 Chăm sóc trẻ đạt (n=400) 136 34,0 Chung đạt (n=400) 143 35,8 Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức về NCBSM, cho trẻ ĂBS, chăm sóc trẻ, kiến thức chung đạt lần lượt là: 40,0%, 41,0%, 34,0% và 35,8% (Bảng 6). Bảng 7: Thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ Thực hành Số lượng Tỷ lệ % Nuôi con bằng sữa mẹ đạt (n=400) 281 70,3 Cho trẻ ăn bổ sung đạt (n=306) 169 55,2 Chăm sóc trẻ đạt (n=400) 242 60,5 Chung đạt (n=400) 238 59,5 Tỷ lệ bà mẹ có thực hành về NCBSM, cho trẻ ĂBS, chăm sóc trẻ, thực hành chung đạt lần lượt là: 70,3%, 55,2%%, 60,5% và 59,5% (Bảng 7). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 14 Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em 0 – 24 tháng dân tộc Raglai Nhóm so sánh Có mối liên quan giữa SDD nhẹ cân với nhóm tuổi trẻ (OR = 3,64, p <0,001); với giới tính trẻ (OR = 1,60, p <0,05); với CNSS trẻ (OR = 3,25, p <0,001); với tình trạng trẻ mắc bệnh 1 tháng qua (OR = 2,08, p <0,001). Có mối liên quan giữa SDD thấp còi với nhóm tuổi trẻ (OR = 4,74, p <0,001); với giới tính trẻ (OR = 1,53, p <0,05); với CNSS trẻ (OR = 2,36, p <0,01); với tình trạng trẻ mắc bệnh 1 tháng qua (OR = 1,70, p <0,05). Có mối liên quan giữa SDD gầy còm với nhóm tuổi trẻ (OR = 1,73, p <0,05); với tình trạng trẻ mắc bệnh 1 tháng qua (OR = 1,92, p <0,05) (Bảng 8). Nhóm so sánh Có mối liên quan giữa SDD nhẹ cân với trình độ học vấn của bà mẹ (OR=1,63, p <0,05); với kinh tế hộ gia đình của bà mẹ (OR=3,18, p <0,05) (Bảng 9). Nhóm so sánh Có mối liên quan giữa SDD nhẹ cân với kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ (OR=1,82, p <0,01), với thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ (OR=1,87, p <0,05). Có mối liên quan giữa SDD thấp còi với thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ (OR=2,95, p <0,001) (Bảng 10). Bảng 8: Liên quan giữa yếu tố cá nhân trẻ Các yếu tố Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm SL % SL % SL % Nhóm tuổi 13 – 24 tháng 107 54,3 130 66,0 44 22,3 0 – 12 tháng * 50 24,6 59 29,1 29 14,3 OR, CI 95%, p OR = 3,64 (2,38 - 5,57) p< 0,001 OR = 4,74 (3,10 – 7,23) p< 0,001 OR = 1,73 (1,03 - 2,80) p< 0,05 Giới tính Nam 97 44,3 114 52,1 42 19,2 Nữ * 60 33,1 75 41,4 31 17,1 OR, CI 95%, p OR = 1,60 (1,07 –2,41) p< 0,05 OR = 1,53 (1,03 – 2,28) p< 0,05 OR = 1,15 (0,69 –1,92) p >0,05 Cân nặng sơ sinh < 2.500 gam 42 61,8 44 64,7 14 20,6 ≥ 2.500 gam * 98 33,2 129 43,7 45 15,3 OR, CI 95%, p OR = 3,25 (1,88 –5,61) p< 0,001 OR = 2,36 (1,36 – 4,08) p< 0,01 OR = 1,44 (0,74- 2,81) p> 0,05 Trẻ mắc bệnh 1 tháng qua Có 116 45,3 133 52,0 55 21,5 Không * 41 28,5 56 38,9 18 12,5 OR, CI 95%, p OR = 2,08 (1,34 –3,22) p< 0,001 OR = 1,70 (1,12 – 2,57) p< 0,05 OR = 1,92 (1,08 –3,41) p< 0,05 Bảng 9: Liên quan giữa yếu tố cá nhân và kinh tế gia đình của bà mẹ Các yếu tố Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm SL % SL % SL % Trình độ học vấn Mù chữ 64 47,1 64 47,1 31 22,8 Từ tiểu học trở lên * 93 35,2 125 47,3 42 15,9 OR, CI 95%, p OR = 1,63 (1,07 – 2,49) p< 0,05 OR = 0,99 (0,65 - 1,50) p> 0,05 OR = 1,56 (0,93 – 2,62) p> 0,05 Kinh tế hộ gia đình Nghèo, cận nghèo 152 40,9 180 48,4 72 19,4 Không nghèo * 5 17,9 9 32,1 1 3,6 OR, CI 95%, p OR = 3,18 (1,18 – 8,54) p< 0,05 OR = 1,98 (0,87 – 4,49) p> 0,05 OR = 6,48 (0,87 - 48,48) p>0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 15 Bảng 10: Liên quan giữa kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ Các yếu tố Nhẹ cân Thấp còi Gầy còm SL % SL % SL % Kiến thức chung về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ Chưa đạt 115 44,1 131 50,2 52 199 Đạt * 42 30,2 58 41,7 21 15,1 OR, CI 95%, p OR = 1,82 (1,18 – 2,82) p <0,01 OR = 1,41 (0,93 –2,13) p >0,05 OR = 1,40 (0,80 – 2,44) p >0,05 Thực hành chung về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ Chưa đạt 78 48,1 102 63,0 34 21,0 Đạt * 79 33,2 87 36,6 39 16,4 OR, CI 95%, p OR = 1,87 (1,24 – 2,82) p< 0,05 OR = 2,95 (1,95 – 4,46) p< 0,001 OR = 1,36 (0,81 – 2,26) p> 0,05 BÀN LUẬN Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ 0-24 tháng dân tộc Raglai Tỷ lệ trẻ SDD là 39,3% cho thể nhẹ cân, 47,3% cho thể thấp còi và 18,3% cho thể gầy còm. So với các nghiên cứu về tình trạng SDD trẻ em đặc thù tại các vùng dân tộc khác cho thấy tỷ lệ trẻ SDD ở Khánh Sơn là cao(1,2,3), với đặc thù là huyện miền núi cao, điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc là chủ yếu nên hiệu quả tác động của chương trình phòng chống SDD tại huyện Khánh Sơn chưa cao. Suy dinh dưỡng thấp còi phản ảnh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc về quá khứ, là thể SDD đáng lo ngại và rất khó thây đổi, nó không những ảnh hưởng đến cá nhân của trẻ mà còn phản ánh đến chất lượng của cả cộng đồng. Việc có tới 13,5% trẻ SDD thấp còi mức độ nặng và 21,3% ở nhóm trẻ 13-24 tháng là một đặc điểm khó khăn và thách thức cho quá trình can thiệp tác động để phục hồi SDD cũng như giảm SDD thấp còi chung cho trẻ em tại địa bàn này. Kết quả cũng cho thấy xuất hiện các thể SDD khá sớm, đều bắt đầu có mặt ở nhóm 0-6 tháng, qua đó có thể nghĩ rằng việc chăm sóc bà mẹ trong quá trình mang thai có thể chưa tốt, dẫn đến SDD bào thai và trẻ sinh ra thiếu cân. Tuy nghiên cứu chưa đề cập đến vấn đề chăm sóc dinh dưỡng trước và trong khi mang thai của bà mẹ, nhưng qua điều tra có tới 18,7% trẻ có CNSS thấp, cao gần gấp 3 lần so với mức trung bình của cả nước năm 2010 (5,4%). Khi phân tích sâu thêm nhận thấy trẻ 0-6 tháng có CNSS thấp là 8,6%, có liên quan đến 46,7% trẻ SDD nhẹ cân, 23,8% trẻ SDD thấp còi và 18,2% trẻ SDD gầy còm ở trẻ 0 - 6 tháng. Bên cạnh đó, khi xem xét về mức độ kết hợp các thể SDD nhận thấy có hơn một nửa (57,0%) số trẻ bị SDD 1 trong 3 thể, đặc biệt kết hợp cả 3 thể SDD khá cao (8,9%). Vì vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành y tế tại địa phương trong việc hỗ trợ can thiệp trực tiếp để phục hồi SDD nặng cho trẻ em dưới 5 tuổi nói chung, đặc biệt chú ý tới nhóm trẻ 0 - 24 tháng nhằm cải thiện nhanh chóng tỷ lệ SDD ở trẻ tại địa bàn này. Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ 0-24 tháng dân tộc Raglai Yếu tố về tuổi Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng tuổi của trẻ càng lớn khả năng bị SDD càng cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ ở nhóm 13–24 tháng SDD nhẹ cân (54,3%) cao hơn trẻ ở nhóm 0–12 tháng (24,6%) với (p <0,001). Nghiên cứu của Lê Phán năm 2008, Đinh Đạo năm 2010, Nguyễn Thọ Tùng năm 2011 cũng cho thấy SDD nhẹ cân có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm tuổi này(1,3,4). Trẻ SDD thấp còi ở nhóm 13-24 tháng (66,0%) cao hơn trẻ ở nhóm 0-12 tháng (29,1%) với (p <0,001). Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Thọ Tùng năm 2011(4). Trẻ SDD gầy còm ở nhóm 13- 24 tháng (22,3%) cao hơn trẻ ở nhóm 0-12 tháng (4,3%) với (p <0,05). Yếu tố về giới tính Một số nghiên cứu đã nhận định rằng SDD có xu hướng trẻ em nam cao hơn trẻ em nữ, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 16 nhưng sự khác biệt này chưa thật sự rõ nét. Trẻ em nam bị SDD nhẹ cân (44,3%) cao hơn gấp 1,60 lần so với trẻ nữ (33,1%), với (p <0,05). Kết quả này tương tự như kết quả của Thân Trọng Quang năm 2014(7). Trẻ em nam bị SDD thấp còi (52,1%) cao hơn gấp 1,53 so với trẻ nữ (41,4%) với (p <0,05). Kết quả này cũng tương tự trong nghiên cứu của Nguyễn Thọ Tùng năm 2011, Trần Thị Thanh năm 2012(4,8). Yếu tố về cân nặng sơ sinh Cân nặng sơ sinh là một trong những yếu tố có liên quan chặt chẽ tới tình trạng SDD của trẻ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Trẻ bị SDD từ trong bào thai (có CNSS <2.500g) có khả năng hấp thu kém, chống đỡ với môi trường bên ngoài kém, trẻ dễ mắc các bệnh tật và do đó khả năng phục hồi dinh dưỡng chậm, đặc biệt là SDD thấp còi. Kết quả cho thấy trẻ có CNSS dưới 2.500 gram khả năng bị SDD nhẹ cân (61,8%) cao gấp 3,25 lần so với trẻ có CNSS từ 2.500 gram trở lên (33,2%) với (p <0,001). Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Đinh Đạo năm 2010(1). Trẻ có CNSS dưới 2.500 gram khả năng bị SDD thấp còi (64,7%) cao gấp 2,36 lần so với trẻ có CNSS từ 2.500 gram trở lên (43,7%) với (p <0,01). Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Linh năm 2012 cũng cho thấy có liên quan chặt chẽ giữa trẻ có CNSS thấp với SDD thấp còi của trẻ (p=0,003)(5). Yếu tố về bệnh tật Suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn là một vòng xoáy bệnh lý, tất cả các bệnh lý nào cũng có thể ảnh hưởng đến TTDD của trẻ. Khi trẻ bị bệnh ngoài việc đảm bảo nhu cầu về các chất dinh dưỡng cần thiết thì bên cạnh đó có thể làm hạn chế thức ăn đưa vào, giảm khả năng hấp thu, chất dinh dưỡng dễ bị đào thải ra ngoài, trẻ hay mệt mỏi gây chán ăn và tình trạng chán ăn thường hay kéo dài và dễ dẫn đến SDD. Vì vậy trong nghiên cứu này chỉ đề cập về mối liên quan giữa tình trạng trẻ mắc bệnh chung (tiêu chảy, viêm hô hấp cấp và các bệnh khác) trong 1 tháng qua kể từ ngày điều tra với tình trạng SDD của trẻ với ý nghĩa xem xét mức độ ảnh hưởng của bệnh tật với tình trạng SDD, có thể khả năng phục hồi SDD sau khi trẻ bệnh chậm vì đối tượng nghiên cứu là dân tộc thiểu số. Kết quả cho thấy trẻ có mắc bệnh trong 1 tháng qua khả năng bị SDD nhẹ cân (45,3%) cao hơn gấp 2,08 lần so với trẻ không mắc bệnh (28,5%) với (p<0,001). Tỷ lệ SDD thấp còi ở những trẻ có mắc bệnh (52,0%) cao hơn gấp 1,70 lần so với trẻ không mắc bệnh (38,9%) với (p <0,05). Trẻ bị bệnh khả năng SDD gầy còm (21,5%) cao hơn gấp 1,92 lần so với trẻ không bệnh (12,5%), với (p<0,05). Các kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Lê Phán năm 2008, Đinh Đạo năm 2010, Trần Thị Thanh năm 2012(1,3,8). Yếu tố thuộc về cá nhân và kinh tế hộ gia đình của bà mẹ có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ đã được tìm thấy trong mỗi nghiên cứu là khác nhau, tuy nhiên khi tham khảo một số nghiên cứu trước đây cho thấy có một số yếu tố thuộc về cá nhân và kinh tế hộ gia đình của bà mẹ thường có mối liên quan với tình trạng SDD của trẻ. Yếu tố về trình độ học vấn: Thông thường bà mẹ có trình độ học vấn cao thường có được những công việc ổn định, đời sống và thu nhập khá hơn, kèm theo đó là giao lưu học hỏi nhiều hơn và kiến thức thực hành chăm sóc trẻ tốt hơn, nguy cơ trẻ bị SDD cũng thấp hơn. Ngược lại trình độ học vấn thấp có thể làm hạn chế rất nhiều đến việc tiếp cận với những thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, dẫn đến một vòng luẩn quẩn từ trình độ học vấn thấp đến thiếu kiến thức, dẫn đến hành vi không có lợi đến chăm sóc dinh dưỡng cho bản thân bà mẹ và cho con. Kết quả cho thấy những bà mẹ có TĐHV là mù chữ có con bị SDD nhẹ cân (47,1%) cao hơn gấp 1,63 lần so với những bà mẹ có trình độ học vấn từ tiểu học trở lên (35,2%), với (p <0,05). Nghiên cứu Đinh Đạo năm 2010, Trần Thị Thanh năm 2012 cũng cho kết quả tương tự(1,8). Yếu tố về kinh tế hộ gia đình: Đói nghèo là nguyên nhân gốc rễ của vấn đề SDD, ảnh hưởng rõ rệt của kinh tế hộ gia đình lên TTDD của trẻ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 17 đã phản ánh trong rất nhiều nghiên cứu khác nhau. Những bà mẹ nghèo thường ít học, hiểu biết thấp dẫn đến kiến thức và thực hành hạn chế và con của họ có nguy cơ bị SDD cao hơn. Những trẻ thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo có con bị SDD nhẹ cân (40,9%) cao hơn gấp 3,18 lần so với những trẻ thuộc hộ gia đình không nghèo (17,9%) với (p <0,05). Nghiên cứu của Đinh Đạo năm 2010, Trần Thị Thanh năm 2012 cho kết quả tương tự(1,8). Yếu tố về kiến thức của bà mẹ Bà mẹ có kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ chưa đạt khả năng có con bị SDD nhẹ cân (44,1%) cao hơn gấp 1,82 lần so với bà mẹ có kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng đạt (30,2%) với (p<0,01). Nghiên cứu của Đinh Đạo năm 2010 cũng cho thấy kiến thức về nuôi con của các bà mẹ có ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ (p<0,001)(1). Thân Trọng Quang năm 2014 cho tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân ở nhóm bà mẹ có kiến thức không đúng cao hơn gấp 2,32 lần so với bà mẹ có kiến thức đúng(7). Yếu tố về thực hành của bà mẹ Bà mẹ có thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ chưa đạt khả năng có con bị SDD nhẹ cân (48,1%) cao hơn gấp 1,87 lần so với bà mẹ có thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đạt (33,2%) với (p <0,05). Bà mẹ có thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ chưa đạt khả năng có con bị SDD thấp còi (63,0%) cao hơn gấp 2,95 lần so với bà mẹ có thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đạt (36,6%) với (p <0,001). Nghiên cứu của Đinh Đạo năm 2010 cho thấy thực hành về nuôi con của bà mẹ có liên quan chặt chẽ với SDD nhẹ cân của trẻ (p <0,001)(1). Kiến thức, thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ Kiến thức, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của các bà mẹ có vai trò quan trọng trong hoạt động phòng chống SDD trẻ em. Việc thực hành cho trẻ bú mẹ, ăn bổ sung, chăm sóc trẻ chưa đúng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bà mẹ được đánh giá có kiến thức đạt về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ là rất thấp (34,8%). Khi so sánh kết quả này nhận thấy kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ đạt cao hơn kết quả nghiên cứu của Đinh Đạo năm 2010 (20,0%)(1), thấp hơn kết quả của Thân Trọng Quang năm 2014 (86,8%)(7), gần tương đương với kết quả của Trần Thị Tuyết Mai năm 2013 (34,3%)(9). Sự khác nhau này một phần có thể là do phương pháp đánh giá, lĩnh vực đánh giá, số lượng và đối tượng trong các nghiên cứu trên có khác nhau. Tuy nhiên với kết quả trên cho thấy vẫn còn một tỷ lệ khá lớn (gần 2/3) số bà mẹ dân tộc Raglai Khánh Sơn hiểu biết chưa hoàn toàn đầy đủ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Đây là điều đáng lưu tâm và cần phải xem xét một cách thấu đáo về yếu tố này. Tỷ lệ lệ bà mẹ được đánh giá có thực hành đạt là 59,5%. Kết quả này có khác ở các nghiên cứu như của Đinh Đạo năm 2010 (13,8%)(1), Trần Thị Tuyết Mai năm 2013 (64,1%)(9), Thân Trọng Quang năm 2014 (78,1%)(7). Như vậy vẫn còn có tới 40,5% các bà mẹ dân tộc Raglai tại Khánh Sơn đang chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ 0-24 tháng có thực hành chưa đạt. KẾT LUẬN Tỷ lệ trẻ SDD vẫn còn rất cao ở tất cả các thể, có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm đều cao ở trẻ em nam so với nữ, và có xu hướng tăng lên theo nhóm tuổi. Các yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ bao gồm: Nhóm tuổi, giới tính, cân nặng sơ sinh, tình trạng bệnh tật của trẻ; trình độ học vấn, kinh tế gia đình, kiến thức, thực hành của bà mẹ. Kiến thức, thực hành về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ của bà mẹ còn thấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Đạo (2014). Nghiên cứu thực trạng và kết quả can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc thiểu số tại huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường đại học Y dược Huế. 2. Đoàn Thị Ánh Tuyết (2011). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi và kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ tại Hướng Hóa, DaKrông năm 2011. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 18 3. Lê Phán (2009). Đánh giá kết quả phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại 4 xã đặc biệt khó khăn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Luận án Chuyên khoa cấp II, chuyên ngành Quản lý Y tế, Trường đại học Y Dược Huế. 4. Nguyễn Thọ Tùng, Trần Thị Phúc Nguyệt (2011). “Tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số xã Phú Thịnh, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”. Y học Dự phòng, 4(103):95- 99. 5. Nguyễn Thùy Linh, Lê Thị Hương, Trần Thị Giáng Hương (2014). “Tình hình suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang năm 2012”. Y học Dự phòng, 6(155):78 - 83. 6. Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa (2015). “Khảo sát các chỉ số nhân trắc của người dân tộc Raglai dưới 50 tuổi tại 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh”. 7. Thân Trọng Quang, Trần Quang Hưng (2015). “Thực trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi tại huyện Cưmgar, tỉnh ĐăkLăk năm 2014”. Y học Thực hành, pp.8-11. 8. Trần Thị Thanh (2015). "Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Cưkuin tỉnh Đắk Lắk năm 2012". Y học dự phòng, 4(164):58 - 62. 9. Trần Thị Tuyết Mai (2013). Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Luận án Tiến sỹ Y tế công cộng, Trường đại học Y tế công cộng. 10. UNICEF (2016). Undernutrition contributes to nearly half of all deaths in children under 5 and is widespread in Asia and Africa. URL: Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_dinh_duong_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_7673_2212094.pdf