Thực trạng di cư tự phát của người mông ở Đắk Lắk và những vấn đề đặt ra - Võ Thị Mai Phương

Tài liệu Thực trạng di cư tự phát của người mông ở Đắk Lắk và những vấn đề đặt ra - Võ Thị Mai Phương: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 21Ngày nhận bài: 3/8/2018; Ngày phản biện: 10/8/2018; Ngày duyệt đăng: 20/8/2018(1) Bảo tàng Dân tộc; e-mail: phuongvme@gmail.com (2)(3)(4) Học viện Dân tộc; e-mail: hoanghuubinh.ubdt@gmail.com, nguyenhongvi@cema.gov.vn, hoanglenhat@cema.go.vn THỰC TRẠNG DI CƯ TỰ PHÁT CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA* Võ Thị Mai Phương(1) - Hoàng Hữu Bình(2) Nguyễn Hồng Vĩ(3) - Hoàng Lệ Nhật(4) Trình trạng di cư tự phát của người Mông ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến nay đã và đang tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, văn hoá, trật tự an ninh xã hội ở Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Nguyên nhân chính khiến người Mông di cư là vì đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp do thiếu điều kiện sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trong khi đó, địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng di cư tự phát của người mông ở Đắk Lắk và những vấn đề đặt ra - Võ Thị Mai Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 21Ngày nhận bài: 3/8/2018; Ngày phản biện: 10/8/2018; Ngày duyệt đăng: 20/8/2018(1) Bảo tàng Dân tộc; e-mail: phuongvme@gmail.com (2)(3)(4) Học viện Dân tộc; e-mail: hoanghuubinh.ubdt@gmail.com, nguyenhongvi@cema.gov.vn, hoanglenhat@cema.go.vn THỰC TRẠNG DI CƯ TỰ PHÁT CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA* Võ Thị Mai Phương(1) - Hoàng Hữu Bình(2) Nguyễn Hồng Vĩ(3) - Hoàng Lệ Nhật(4) Trình trạng di cư tự phát của người Mông ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến nay đã và đang tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, văn hoá, trật tự an ninh xã hội ở Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Nguyên nhân chính khiến người Mông di cư là vì đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp do thiếu điều kiện sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trong khi đó, địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có điều kiện sống thuận lợi hơn, đặc biệt đó là vùng đất đỏ ba zan màu mỡ, đất rộng, người thưa, tài nguyên rừng phong phú. Sự di cư tự phát của người Mông đã dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh, phức tạp, cụ thể: Di cư tự phát làm cho các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương bị đảo lộn; gia tăng nạn phá rừng làm rẫy, hủy hoại tài nguyên môi trường; làm cho tình hình an ninh, trật tự ở địa phương, kể cả nơi xuất cư và nhập cư thêm phức tạp, dễ tạo kẽ hở cho kẻ gian và những thế lực thù địch lợi dụng; Để giải quyết các vấn đề này Chính phủ đã có chủ trương giải quyết tình trạng dân di cư tự phát thể hiện trong các Chỉ thị số 660/TTg vào ngày 17-10-1995; Chỉ thị số 39/2004/CT TTg ngày 17 -11 -2004 và Quyết định số 193/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 - 8 – 2006. Từ khóa: Di cư tự phát; Di cư tự phát của người Mông ở Đắk Lắk; Nguyên nhân di cư tự phát của người Mông ở Đắk Lắk; Những vấn đề đặt ra. Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số của dân tộc Mông ở nước ta là 1.068.189 người. Họ cư trú chủ yếu trên vùng núi cao của các tỉnh phía Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An... Một số tỉnh của vùng này có người Mông sinh sống đông nhất là Hà Giang: 231.464 người, Điện Biên: 170.648 người, Sơn La: 157.253 người, Lào Cai: 146.147 người, Lai Châu: 83.324 người, Yên Bái: 81.921 người, Cao Bằng: 51.573 người, Nghệ An: 28.992 người... Bắt đầu từ năm 1975 đã có người Mông di cư tự phát từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên sinh sống, đến những năm 90 của thế kỷ XX thì các cuộc di cư tự phát diễn ra ồ ạt hơn, trong đó tập trung đông ở tỉnh Đắk Lắk. 1. Một vài nét về người Mông ở Đắk Lắk Ở Việt Nam người Mông có tập quán cư trú ở vùng cao hoặc vùng sâu của vùng miền núi phía Bắc. Do sinh sống ở địa hình hiểm trở, xa trung tâm nên giao thông tại khu vực này rất khó khăn, nhiều bản làng của họ nếu đến đó, chỉ bằng đi bộ hay cưỡi ngựa. Khi di cư vào Tây Nguyên, tập quán này vẫn tiếp tục được phát huy. Họ thường đến vùng rừng sâu, đốt rừng làm rẫy và lập bản. Điều này khác hẳn với một số tộc người như Mường, Tày, Nùng, Thái..., thường định cư tại những nơi có thể khai hoang ruộng nước và thường gần đường, gần các trung tâm dân cư. Người Mông là một trong những dân tộc thiểu số có tỷ lệ đói nghèo cao. Kết quả nghiên cứu ở các bản làng người Mông tại vùng miền núi phía Bắc trong thời gian qua cho thấy, phần lớn những cộng đồng này có tỷ lệ hộ nghèo khoảng 50%; đặc biệt có những bản tới 70 - 80%. Nhiều nơi thiếu điện, thiếu nước sạch, tỷ lệ bỏ học của học sinh cao, người dân ốm đau ít được chăm sóc y tế, các dịch vụ không phát triển... Và đây chính là những nguyên nhân khiến cho sản xuất trì trệ, số hộ thiếu lương thực kinh niên tăng và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người Mông di cư vào Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Với người Mông, họ có tổ chức dòng họ rất chặt chẽ và người đứng đầu mỗi dòng họ là tộc trưởng. Người trưởng tộc là người đại diện cho dòng họ giao thiệp với chính quyền và các dòng họ khác, đồng thời còn là người tổ chức các vụ kiện xưa kia. Người tộc trưởng có thể là do các thành viên dòng họ bầu ra nhưng cũng có nơi lại do người tộc trưởng cũ tìm chọn và bồi dưỡng. Như vậy, đặc trưng dòng họ người Mông là sự thống nhất về tư tưởng, thông qua tín ngưỡng với những điều kiêng kị lễ nghi Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 22 Số 23 - Tháng 9 năm 2018 riêng của dòng họ, đã tạo nên sự cố kết lâu bền trong quan hệ giữa các thành viên. Người Mông khi di cư vào Đắk Lắk vẫn giữ được bản sắc văn hoá độc đáo của họ góp phần làm phong phú cho nền văn hoá của các dân tộc ở Đắk Lắk. Hiện nay văn hóa của người Mông Đắk Lắk chia làm hai trường phái: Một trường phái vẫn giữ nguyên bản sắc văn hóa của người Mông và một trường phải văn hóa bị chi phối bởi đạo Tin lành, họ đặt niềm tin vào Chúa trời, những sinh hoạt văn hóa truyền thống bị phá vỡ. Những chàng trai, cô gái không còn dịp thổi khèn, thổi sáo, khi có người chết không được khóc tiếc thương, tết không được ném còn, các lễ hội truyền thống cũng bị mai một dần. Các huyện có người Mông di dân đến nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk là: 1) Ea Súp: 644 hộ (53,7%), 3.293 khẩu (54,4%); 2) Krông Bông: 341 hộ (28,4%), 1.569 khẩu (26,4%)1. Đây là các huyện vùng sâu, xa trung tâm tỉnh, diện tích tự nhiên lớn, đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng lớn. 2. Thực trạng di cư tự phát của người Mông ở Đắk Lắk 2.1. Tình hình di dân của người Mông từ phía Bắc vào Đắk Lắk từ 1975 đến nay Sau năm 1975, người Mông có các cuộc di cư vào các tỉnh Tây Nguyên và sang Lào. Đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 90 và cho đến nay vẫn âm thầm diễn ra. Điều đó đã làm cho phân bố dân cư của người Mông ở nước ta thêm đa dạng. Theo số liệu thống kê, năm 1989 người Mông ở Tây Nguyên là 219 người thì 10 năm sau, năm 1999 con số đã tăng lên là 12.392 người2, trong đó tỉnh Đắk Lắk có số dân đông nhất là 10.891 người (còn lại là tỉnh Lâm Đồng có 1.009 người, tỉnh Gia Lai có 486 người, tỉnh Kon Tum có 6 người)3 so với các dân tộc miền núi phía Bắc khác thì số lượng dân di cư vào Đắk Lắk của người Mông là đáng báo động. Người Mông di cư vào Tây Nguyên từ 36 huyện của 13 tỉnh miền núi phía Bắc, đông nhất là các huyện Xín Mần, Đồng Văn, Mèo Vạc, Vị Xuyên, Bắc Quang, Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang); Nguyên Bình, Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng); Chợ Đồn, Na Rì, Ba Bể (tỉnh Băc Kạn); Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, Sa Pa (tỉnh Lào Cai); Mường Tè, Mường Lay, Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu)Tủa Chùa, Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Nhé (tỉnh Điện Biên); Mường La, Phù Yên, Mai Sơn (tỉnh Sơn la) Về tình trạng di cư tự phát của người Mông tại Đắk Lắk tính từ năm 2005 đến tháng 3 năm 2015, cụ thể: Các địa phương có số dân Mông di cư lớn đến Đắk Lắk là: 1) Hà Giang: 369 hộ (30,78%), 1. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, năm 2015 2. Nguyễn Tuấn Triết, (2003), Tây Nguyên cuối thế kỷ XX Vấn đề dân cư và nguồn nhân lực, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 92. 3. Nguyễn Tuấn Triết (2003), sđd, tr. 95. 1.775 khẩu (29,88%); 2) Cao Bằng: 306 hộ (25,52%), 1.603 khẩu (26,98%); 3) Lào Cai: 269 hộ (2,44%), 1.382 khẩu (23,26%); 4) Bắc Cạn: 58 hộ (4,84%), 301 khẩu (5,07%); 5) Lạng Sơn: 34 hộ (2,84%), 165 khẩu (2,78%). Trong đó, người Mông di cư đến các huyện như sau: 1) Ea Súp: 644 hộ (53,7%), 3.293 khẩu (54,4%); 2) Krông Bông: 341 hộ (28,4%), 1.569 khẩu(26,4%); 3) Krông Pách: 101 hộ (8,42%), 594 khẩu 9,24%); 4) Ma Đrắc: 88 hộ (7,34%), 429 khẩu (7,22%); 5) Buôn Đôn: 87 hộ (7,26%), 341 khẩu (5,74%) ; 6) Lắk: 45 hộ (3,75%), 233 khẩu (0,25%); 7) Ea kar: 6 hộ (0,5%), 15 khẩu (0,25%); 8) Krông Năng: 5 hộ (0,42%), 29 khẩu (0,49%)4. 0 10 20 30 40 50 60 Ea S up Kr ôn g b ôn g Kr ôn gP ác h Ea Ka r Tỷ lệ phân bố các hộ người Mông DCTD (%) Thực trạng trên đã tạo nên bức tranh tộc người và văn hóa hết sức đa dạng, làm cho Đắk Lắk trở thành một khu vực đa sắc thái tộc người, có thành phần tộc người đông đảo nhất ở nước ta hiện nay với 47 tộc người, trong đó khoảng 20 tộc người dân tộc tại chỗ. Các tộc người này cư trú đan xen với nhau trong phạm vi xã, huyện, gần đây việc cư trú đan xen trong từng buôn làng, từng gia đình cũng phát triển nhiều so với trước đây, khiến cho xu thế giao lưu ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 2.2. Nguyên nhân di cư của người Mông Ở miền Bắc người Mông thường cư trú ở những vùng núi cao, hiểm trở với điều kiện thiên nhiên rất khắc nghiệt. Do vậy, họ luôn có khát vọng tìm nơi có điều kiện thuận lợi hơn cho bản thân họ và các thế hệ mai sau, vì thế họ sẵn sàng di cư khi có điều kiện đến những địa bàn mới để thay đổi cuộc sống lâu dài. 2.2.1. Điều kiện kinh tế khó khăn Nguyên nhân chính khiến người Mông di cư là đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp do thiếu điều kiện sản xuất để ổn định lâu dài, nhất là thiếu đất canh tác, thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đa số hộ dân thuộc diện nghèo. Trong khi đó, địa bàn Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng có điều kiện sống thuận lợi hơn, đặc biệt đó là vùng đất đỏ bazan màu mỡ, đất rộng, người thưa, tài nguyên rừng phong phú. Đối với người Mông cũng như nhiều dân tộc thiểu số thì đất canh tác là tư liệu sản xuất không thể thiếu nhằm sản xuất ra lương thực, giải quyết nhu 4. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo số 44/BC-HĐND năm 2010, Số liệu giai đoạn 2005-2009. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 23Số 23 - Tháng 9 năm 2018 cầu thiết yếu của con người là cái ăn. Bởi vậy, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến di cư tự phát vào Tây Nguyên là do đời sống khó khăn, cuộc sống đói nghèo, họ phải rời bỏ nơi ở cũ đến nơi có đất đai màu mỡ hơn để mưu sinh. Đắk Lắk là vùng đất bazan màu mỡ, giao thông thuận lợi, có nhiều điều kiện cho họ mưu sinh dễ dàng hơn. Điều kiện di chuyển khi dư cư bằng ô tô chỉ mất 2-3 ngày và có thể thông tin liên lạc với người thân rất thuận lợi, cho phép họ liên lạc với người thân nơi ở cũ và nơi đến. Do tính cộng đồng cao nên khi di cư người Mông không đơn độc, mà có sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của bà con thân thuộc khi đến vùng đất mới. Các hộ dân tộc Mông di cư tự phát đến Đắk Lắk chủ yếu theo quy mô hộ gia đình. Gần 100% người Mông trưởng thành có gia đình trước khi di cư, phần lớn các hộ có 2 thế hệ (bố mẹ, con), có một số hộ có 4 thế hệ (ông bà, bố mẹ, con và cháu). Việc các hộ người Mông quyết định di cư đến Đắk Lắk sinh sống hầu hết là do có sự đồng thuận của cả vợ và chồng và có sự góp ý của các người thân liên quan. Hộ di cư sau liên lạc với hộ di cư trước (di cư theo chính sách kinh tế mới, di dân theo kế hoạch của nhà nước, cán bộ công chức, bộ đội đến công tác hoặc hết thời gian phục vụ ở lại lập nghiệp ở Đắk Lắk, hoặc các hộ di dân tự phát trước đó). Thường thì người chồng đi trước để khảo sát tình hình, chuẩn bị cơ sở cho sự di chuyển của toàn bộ gia đình. Có trường hợp một số hộ cho một số người đi trước tiền trạm sau đó mới chuyển các thành viên còn lại. Theo lời ông Hàng A Thông, ông từ huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) vào đây đã được hai cái tết, là “do có ông chú là cán bộ xin cho một số con cháu đi làm, nên ông đi theo con vào Đắk Lắk, ông đã cắt hộ khẩu ở ngoài quê, vào đây mới chỉ đăng ký tạm trú nhưng đã đưa cả gia đình vào”5. Những suy nghĩ như ông Thông khá phổ biến trong những điểm người Mông cư trú. Kết quả điều tra của nghiên cứu này cũng cho thấy người Mông di cư vào Đắk Lắk hiện nay đều không có ý định về lại quê cũ. Bởi vì, về quê cũ “chỉ làm được một vụ ngô trong năm, không đủ ăn”. Do vậy, họ đều chọn ở lại và giải quyết vấn đề đủ lương thực là mục tiêu đầu tiên của nhiều hộ người Mông di cư. Chỉ có 10 hộ/23 khẩu ở thôn Giang Đông, xã Ea Đăk, huyện Krông Năng quay về quê cũ. 2.2.2. Điều kiện dịch vụ xã hội còn khó khăn Điều kiện tự nhiên nơi địa bàn sinh sống khắc nghiệt và nghèo đói được cho là nguyên nhân chính dẫn đến di cư tự phát. Kết quả phỏng vấn sâu về tình hình học tập của trẻ em trong các gia đình người Mông di cư tự phát từ Lào Cai đến huyện M’Drắk, 5. Theo lời kể của ông Hàng A Thông, 56 tuổi, người Mông Xư (Hoa) trú tại thôn 12, xã Vụ Bổn, huyện Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk. Tài liệu điền dã tháng 7/2015. tỉnh Đăk Lắk cho thấy “Khi còn ở ngoài Bắc, nhiều trẻ em không được đến trường, lý do là nhà ở xa trường, gia đình lại thiếu người lao động nên không muốn cho con đi học. Vào trong này, đi lại thuận tiện, thôn có trường tiểu học nên các cháu đi học thuận tiện”6 Cơ sở hạ tầng giáo dục và các dịch vụ y tế, kế hoạch hóa gia đình cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn tới di cư ở người Mông7. Người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa nên không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế và kế hoạch hóa gia đình. Khi ốm đau, đồng bào thường tự chữa ở nhà bằng các loại thảo dược hoặc nhờ thầy cúng đến để cúng. Hiện nay theo khảo sát tại thôn 7, xã Krông Á, huyện M’Drắk hầu hết người Mông được tiếp cận với các dịch vụ y tế ở các mức độ khác nhau thông qua chương trình y tế quốc gia, khi ốm đau họ cũng đã bắt đầu có thói quen đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Ngoài ra giao thông đi lại khó khăn, địa bàn chia cắt, vùng núi cao hiểm trở nên cơ sở hạ tầng thiết yếu thiếu và yếu, các dịch vụ thương mại phát triển kém, nước sinh hoạt thiếu... cũng là những nguyên nhân dẫn đến di cư tự phát ở người Mông trong thời gian gần đây. 2.2.3. Quan hệ gia đình, dòng tộc và phong tục tập quán Người Mông rất coi trọng vai trò của cộng đồng, đặc biệt là vai trò của gia đình, dòng họ. Trong cuộc sống, quan hệ đồng tộc thể hiện cách ứng xử của họ qua câu nói “người Mông ta”. Theo người Mông, các dòng họ đều được sinh ra từ một ông tổ chung. Do vậy, những người cùng một tổ tiên, quan hệ thân tộc, cùng một dòng họ (cùng ma), thì phải có trách nhiệm đùm bọc, giúp đỡ và cưu mang lẫn nhau trong cuộc sống. Do vậy, họ luôn luôn có ý thức đùm bọc, giúp đỡ nhau, mong muốn được sống quần tụ với những người cùng dòng họ. Thể hiện trong di cư, người Mông thường di chuyển đến nơi có cùng họ hàng hoặc ít nhất là người đồng tộc. Mặt khác, người Mông vẫn còn bảo lưu nhiều nghi lễ rườm rà, phức tạp, nặng về lễ tục trong các nghi lễ cưới xin, tang ma...ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân vốn còn rất nhiều khó khăn. Một bộ phận những người trẻ tuổi có tư tưởng di cư ra khỏi cộng đồng truyền thống để tránh bị chi phối bởi những quy định khắt khe của phong tục tập quán vốn không còn phù hợp với xã hội mới hiện nay. Thực tế cho thấy, số người đang ở độ tuổi lao động và chưa đến tuổi lao động chiếm một tỉ lệ cao trong số những người Mông di cư vào Đắk Lắk. Họ 6. Trích phỏng vấn ông Giàng Mí Thề, 69 tuổi, thôn 7, xã Krông Á, huyện M’Drắk. Tài liệu điền dã tháng 7/2015 7. Đậu Tuấn Nam, (2013), Di cư của người Hmông từ Đổi mới đến nay, NXB. Chính trị Quốc gia, tr 99 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 24 Số 23 - Tháng 9 năm 2018 là những người trẻ trong gia đình đi trước, chuẩn bị cơ sở vật chất, tìm đất đai sản xuất sau đó mới chính thức đưa toàn bộ gia đình vào. Một số gia đình đã có bà con, anh em họ hàng vào tạo dựng được cuộc sống tốt hơn quê cũ, nên tiếp tục theo vào. 2.2.4. Di cư tự phát do cải đạo Trong số người Mông di cư, có một bộ phận lớn đã cải đạo sang Tin lành trước, trong và sau khi di cư. Khi họ quyết tâm, bứt khỏi tôn giáo truyền thống để theo đạo, họ không nhận được sự chấp nhận của số đông người Mông còn lại. Họ trở thành thiểu số trong cộng đồng. Tôn giáo trở thành lý do tiềm tàng cho các xung đột với những người Mông theo tôn giáo tín ngưỡng truyền thống. Thêm vào đó, thời kỳ đầu, đạo Tin lành được quản lý chặt chẽ khi xâm nhập vào cộng đồng người Mông nên những người cải đạo đã tìm đến các điểm nhóm Tin lành để có thể sinh hoạt tôn giáo dễ dàng hơn và theo thông tin họ nhận được, Đắk Lắk là một điểm đến phù hợp. 2.3. Tác động từ việc di dân tự phát của người Mông ở Đắk Lắk Việc di cư tự phát của người Mông đã tạo nên một số hệ luỵ, với cả nơi đi và nơi đến. Thứ nhất, di cư làm cho các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương bị đảo lộn. Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, đồng bào di cư (nói chung) đến Đắk Lắc có nhiều yếu tố tích cực trong việc phân bổ lại dân cư, bổ sung cho các địa phương một lực lượng lao động dồi dào để phát triển kinh tế, đồng thời, đồng bào di cư cũng mang đến nhiều bản sắc văn hoá vùng miền, làm tăng thêm vốn văn hoá đa dạng, phong phú góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Tuy nhiên, tình trạng dân di cư tự phát cũng mang lại cho Đắk Lắk nhiều bất cập, nhất là gây xáo trộn, phá vỡ quy hoạch, kế hoạch mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tăng nhanh tỷ lệ hộ nghèo (đồng bào nghèo đói mới di cư tự phát), gia tăng các nhu cầu về y tế, giáo dục, giao thông. Nghiêm trọng hơn, đồng bào di cư tự phát luôn đi liền với tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên để sản xuất. Chỉ riêng từ năm 2008 đến nay, đồng bào di cư tự phát đã chặt phá, lấn chiếm nhiều ha rừng tự nhiên để sản xuất. Cụ thể thôn Ea Bra, xã vùng sâu Ea Trang, huyện M’Drắk được hình thành từ năm 2010, với 169 hộ, 841 khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông của 2 tỉnh Lào Cai và Hà Giang di cư đến. Xã đã hai lần tổ chức đưa đồng bào ra khỏi rừng để hình thành khu dân cư mới, nhưng đồng bào vẫn tiếp tục vào sâu trong rừng phá rừng tự nhiên trái phép, lấy đất làm nương rẫy. Khi được phỏng vấn, ông Thào A Tờ cho biết: “Ở Lào Cai, do thiếu đất sản xuất, gia đình ông quá nghèo, không đủ ăn, năm 2004, gia đình ông gồm 8 người di cư vào Đắk Lắk sinh sống. Vẫn biết phá rừng là sai, là vi phạm pháp luật nhưng không phá thì không có đất để sản xuất lúa, màu, không có cái ăn. Mong chính quyền địa phương sớm cho nhận rừng tự nhiên quản lý, bảo vệ để tăng thêm thu nhập không phá rừng trái phép nữa”8 Ở huyện Ea Súp, đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc nói chung và người Mông nói riêng di cư tự phát đã khiến cho hàng ngàn ha rừng nguyên sinh biến thành các khu sản xuất, khu dân cư. Theo số liệu của Ủy ban nhân dân huyện Krông Bông năm 2015 vẫn còn trên 120 hộ đồng bào Mông di cư tự phát ở các xã vùng sâu Cư Pui, Cư Drăm đang sinh sống trong các vùng rừng cấm, vùng rừng quy hoạch nhưng huyện không biết phải di dời đồng bào về đâu vì huyện không có điều kiện, không có nguồn lực để mở ra các dự án mới. Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, từ năm 1976 đến nay, có gần 60.000 hộ, với 289.808 khẩu của trên 60 tỉnh, thành phố trong cả nước di cư tự phát đến cư trú ở 15 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, trong đó, di cư tự phát nhiều nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc. Từ năm 2005 đến nay, số hộ đồng bào di cư tự phát ngày càng giảm. Cụ thể, từ năm 2005 đến nay chỉ có 1.503 hộ, với 7.578 khẩu của các tỉnh, thành di cư tự phát, bình quân mỗi năm chỉ còn 167 hộ di cư đến, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số của các tỉnh phía Bắc di cư đến giai đoạn này chỉ còn 1.437 hộ, 7.377 khẩu. Hai là, làm cho tình hình an ninh, trật tự ở địa phương, kể cả nơi xuất cư và nhập cư thêm phức tạp, dễ tạo kẽ hở cho kẻ gian và những thế lực thù địch lợi dụng. Về thành phần tôn giáo, hầu hết dân di cư tự phát của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng là theo đạo Tin lành, còn lại một bộ phận nhỏ theo đạo Công giáo. Chẳng hạn ở Đắk Lắk, đến năm 2009 có 17.232 người Mông là dân di cư tự phát, trong đó có 13.957 người, bằng 81% theo đạo Tin lành, thuộc nhiều hệ phái khác nhau (C.M.A): Tin lành liên hữu cơ dốc, Tin lành trưởng lão. Người Mông theo đạo Công giáo chủ yếu ở huyện Krông Năng (có 281 người chiếm 1,63%) . Người dân di cư tự phát đến Đăk Lắk đa phần các hộ rất nghèo, đông con, trình độ văn hóa thấp, đời sống còn nhiều khó khăn. Một số người dân di cư tự phát hiện nay chưa có hộ khẩu do cư trú luân chuyển nhiều không xác minh được quê gốc. Việc nhập hộ tịch hộ khẩu còn nhiều khó khăn vì đây là bộ phận dân cư liên tỉnh, cần có sự phối hợp, quản lý của tỉnh có dân đi và tỉnh có dân đến cùng giải quyết. Khoảng 70% người Mông di cư xác nhận là biết 8. Phỏng vấn sâu ông Thào A Tờ, 65 tuổi, ở thôn Ea Bra, xã Ea Trang, huyện M’Drắk cho biết. Tài liệu điền dã tháng 7/2015. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 25Số 23 - Tháng 9 năm 2018 sẽ đối mặt với khó khăn khi di cư, nhưng họ vẫn di cư. Nhà ở là mối lo lớn nhất, tiếp theo là điện sinh hoạt, lo không có thu nhập, nước sinh hoạt. Việc lựa chọn địa bàn nhập cư cụ thể của người dân di cư tự phát là theo kinh nghiệm và tập quán tâm lý sản xuất nông, lâm nghiệp truyền thống thường là những địa bàn cư trú giữa rừng già, vùng sâu, xa. Cũng có trường hợp, những người di cư tự phát đã được chính quyền địa phương, hoặc bộ đội biên phòng hỗ trợ ổn định đời sống và phát triển sản xuất tại một địa bàn nhất định theo quy hoạch, thì sau đó họ sẽ tin cho những người khác đi vào với tư cách đi thăm người nhà và ở lại luôn. Di cư tự phát của người Mông từ năm 1975 đến nay đã gây ra một số hệ lụy cho việc phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, văn hoá trật tự an ninh xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Cụ thể là: Phá vỡ quy hoạch của nhiều vùng kinh tế vì Đắk Lắk tuy giàu tiềm năng đất đai nhưng còn hạn chế về cơ sở hạ tầng, kinh tế chậm phát triển, bởi vậy đón một lực lượng lớn người Mông di cư tự phát đã làm cho nền kinh tế rơi vào thế bị động, mất cân đối, không phát triển được theo kế hoạch đã đề ra. Để khắc phục tình trạng này cần thiết phải có nguồn kinh phí lớn và mất nhiều thời gian mới thực hiện được. Di cư tự phát đã gây ra nhiều khó khăn cho chính quyền các cấp về mặt quản lý. Thời gian đầu, phần lớn người di cư không có hộ khẩu. Các quy hoạch về sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất nông lâm nghiệp, dịch vụ và các phúc lợi xã hội bị ảnh hưởng. Tại Đắk Lắk đồng bào Mông có 3.753 hộ/21.142 nhân khẩu, sinh sống ở 34 xã thuộc 8 huyện. Khoảng 56% chưa đăng ký hộ khẩu thường trú. Về xã hội và văn hoá, tệ nạn xã hội xuất hiện như hút thuốc phiện, cờ bạc, hoạt động tôn giáo trái phép, gây mất trật tự xã hội, gây mâu thuẫn đối với dân tộc ít người tại chỗ do tranh chấp đất đai, tranh giành lâm sản làm thu hẹp không gian văn hoá của dân tộc ít người tại chỗ do nạn phá rừng....Về an ninh chính trị, theo báo cáo của các huyện tại các điểm di cư tự phát, tình hình an ninh chính trị có những dấu hiệu phức tạp. Về quản lý nhà nước, làm đảo lộn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương, gây gánh nặng cho địa phương trong việc quản lý, bố trí cán bộ, chi phí ngân sách cho việc bố trí, sắp xếp, ổn định đời sống cho dân di cư tự phát và giải quyết các vấn đề nảy sinh. Ngoài ra, dân di cư tự phát còn làm tăng tỷ lệ đói nghèo của địa phương bởi vì phần lớn họ là những người đói nghèo, có đời sống khó khăn trước khi di cư vào Đắk Lắk. Hơn nữa, hiện nay chỉ một số nơi có điều kiện kinh tế ổn định thuận lợi cho phát triển sản xuất thì đời sống của người di cư tự phát khấm khá hơn, còn lại một bộ phận lớn vẫn đang trong tình trạng khó khăn, đói nghèo. Di dân tự phát đến các vùng đất mới cùng với việc tăng dân số làm tăng đột biến nhu cầu các dịch vụ xã hội, vượt khả năng đáp ứng hiện có ở địa phương, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh vốn đã thiếu lại càng thiếu thốn. 3. Một số vấn đề đặt ra hiện nay và các giải pháp giải quyết vấn đề di dân tự phát của người Mông tại Đắk Lắk Tỉnh Đắk Lắk xác định ổn định dân di cư tự phát là vấn đề cấp bách trong chiến lược ổn định và phát triển bền vững vùng Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, vấn đề này cần phải có sự tham gia của tất cả các cấp từ Trung ương đến chính quyền cơ sở. Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, đối với các hộ dân di cư tự phát giai đoạn 1976 - 1995 cơ bản đã ổn định đời sống, chỉ còn giai đoạn từ 1996 đến nay là chưa ổn định. Tỉnh Đắk Lắk đã quyết định phê duyệt 15/17 dự án quy hoạch đầu tư, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư cho 5.762 hộ, với 25.927 khẩu, tổng kinh phí 670.172 triệu đồng, trong đó, Trung ương đầu tư 490.708 triệu đồng, địa phương 179.464 triệu đồng. Còn lại 765 hộ, với 3.442 khẩu tỉnh đã lập 2 dự án, có tổng vốn đầu tư 141.250 triệu đồng, nhưng chưa được thẩm định, phê duyệt. Hiện nay, do thiếu vốn, nên tỉnh Đắk Lắk chỉ mới triển khai 11/15 dự án theo kế hoạch. Tuy chưa hoàn thành, nhưng theo đánh giá của UBND tỉnh Đắk Lắk năm 2014, đời sống đồng bào di cư tự phát vào sinh sống trong các vùng dự án đã có nhiều chuyển biến tích cực, bình quân mỗi hộ gia đình được cấp 400 m2 đất sản xuất, 40% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, 100% hộ nghèo được chăm lo khám chữa bệnh miễn phí; trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, chất lượng dạy và học được nâng lên. Tại các vùng nông thôn thực hiện 11 dự án ổn định đồng bào di cư tự phát, tỉnh cũng đầu tư xây dựng được gần 225 km đường giao thông nông thôn, hàng chục cầu, cống các loại, hàng trăm phòng học các cấp, 6 công trình thuỷ lợi, trạm xá, điện chiếu sáng từng bước phục vụ tốt yêu cầu sản xuất, sinh hoạt cho đồng bào. Vì vậy, song song với việc ổn định đời sống cho đồng bào di cư tự phát, tỉnh Đắk Lắk cũng đã chỉ đạo các địa phương kịp thời phát hiện số dân di cư mới đến địa phương, lâm phần thuộc đơn vị quản lý và có biện pháp ngăn chặn. Đồng thời, chỉ đạo các Sở, Ngành chức năng, các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện dự án rà soát, bổ sung quy hoạch bố trí, ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó có các dự án quy hoạch bố trí, ổn định Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 26 Số 23 - Tháng 9 năm 2018 dân di cư tự phát; chỉ đạo các địa phương nắm chắc tình hình phát triển sản xuất, đời sống của đồng bào ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động cộng đồng dân cư chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương. Điều đáng nói là hàng năm xây dựng kế hoạch sắp xếp dân cư, căn cứ kinh phí đầu tư của Trung ương, tỉnh Đắk Lắk cần chỉ đạo thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên cùng địa bàn, bố trí vốn phù hợp với tiến độ của dự án đã được phê duyệt để giải quyết cơ bản kịp thời nhu cầu về hạ tầng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân như: Giao thông, khai hoang xây dựng cánh đồng ruộng nước, điện, nước sinh hoạt, các công trình y tế, giáo dụctheo định hướng xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc yên tâm định cư, sớm ổn định đời sống, phát triển sản xuất tại các vùng quy hoạch.Tỉnh Đắk Lắk cũng kiến nghị Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương cần tăng ngân sách đầu tư cho chương trình bố trí, sắp xếp dân di cư tự phát ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng, xem xét cho tỉnh Đắk Lắk được chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp và đất thổ cư ở những nơi dân di cư đến ngoài kế hoạch đã ổn định nơi ở và sản xuất. Hạn chế không cấp đất ở, đất sản xuất (tiến đến cấp đất có thu tiền), hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội đối với dân di cư tự phát sau thời điểm 31/12/2013, nhằm tránh những so bì giữa các nhóm dân tộc, cũng như không tạo “động cơ” cho dân di cư tự phát di cư nội vùng và lợi dụng chinh sách để trục lợi. Các tỉnh có dân di cư tự phát phải có biện pháp tuyên truyền để ngăn chặn tình trạng dân di cư tự phát. Những vùng đồng bào có nguyện vọng ra đi, thì tỉnh đó phải xây dựng kế hoạch báo cáo Chính phủ và các bộ, ngành để bố trí theo kế hoạch của Nhà nước. Đứng trước thực trạng dân di cư tự phát vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, Chính phủ đã chủ trương phải giải quyết tình trạng dân di cư tự phát. Điều đó thể hiện trong các Chỉ thị số 660/TTg vào ngày 17- 10-1995, Chỉ thị số 39/2004/CT TTg ngày 17 -11 -2004 và Quyết định số 193/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 - 8 - 2006 về phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn biên giới, hải đảo, di cư tự phát, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015. Theo tinh thần các chỉ thị và nghị quyết trên, các địa phương ở Tây Nguyên trong đó có tỉnh Đắk Lắk đã bố trí, sắp xếp lại dân di cư tự phát theo các dự án quy hoạch. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay tình trạng dân di cư tự phát vẫn tiếp diễn, việc ổn định, bố trí sắp xếp lại dân di cư tự phát vào các vùng dự án chưa làm được nhiều. Vì vậy, trong thời gian tới, cần quan tâm áp dụng các biện pháp chủ yếu sau: Một là, Nhà nước đầu tư, hỗ trợ lớn vào các tỉnh miền núi phía Bắc là địa bàn xuất cư để phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện sản xuất và cải thiện đời sống tại quê nhà. Đây là biện pháp cơ bản nhất xóa bỏ tận gốc di cư tự phát. Hai là, trước mắt, xác định những vùng quá khó khăn và dân có nguyện vọng di cư thì chủ động bố trí, thực hiện di dân tái định cư theo quyết định193/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ba là, đối với dân di cư tự phát đã vào Tây Nguyên thì các địa phương nhập cư cố gắng tiến hành quy hoạch, xây dựng dự án ổn định, bố trí sắp xếp lại dân di cư tự phát vào nơi ở mới theo tinh thần Quyết định 193 nêu trên. Nhà nước tiếp tục đầu tư và hỗ trợ từ ngân sách để thực hiện các dự án này. Đầu tư này rất lớn cần Nhà nước cung cấp đủ và kịp thời, đồng thời lồng ghép với các chương trình 134, 135, 30A.... để hỗ trợ dân di cư tự phát. Bốn là, đối với những nơi không có khả năng thu nạp dân di cư tự phát thì kiên quyết đưa họ về quê cũ có sự hỗ trợ nhất định của Nhà nước để họ tái lập nghiệp ở quê nhà. Năm là, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các tỉnh xuất cư trong việc quản lý dân cư không để dân di cư tự phát, đồng thời nâng cao trách nhiệm của chính quyền các tỉnh nhập cư về quản lý lãnh thổ của mình không để người di cư tự phát đến mà không hay biết. Sáu là, chính quyền nơi xuất cư và chính quyền nơi nhập cư phải hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết tình trạng di cư tự phát, đặc biệt trong trường hợp đưa người di cư tự phát trở về quê cũ. Bảy là, Nhà nước cần ban hành Quy chế di dân cư tự phát hợp hiến và hợp pháp, bao gồm các nguyên tắc, điều kiện trách nhiệm và nghĩa vụ... để các công dân tuân thủ khi tiến hành di cư tự phát. Tám là, tuyên truyền giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhận thức để tự giác chấm dứt cuộc di cư tự phát trái phép, có hại cho đất nước và cho bản thân, chấp hành đúng chính sách của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ người công dân. Chín là, nghiêm trị những hành vi phạm pháp luật của người di cư tự phát như chặt phá rừng, buôn gỗ lậu, chống đối hành hung cán bộ thi hành công vụ... do những phần tử xấu xúi giục và tiếp tay cho các hoạt động phi pháp của người di cư tự phát. /. * Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp quốc gia: “Một số vấn đề cơ bản trong phát triển dân tộc Mông ở Việt Nam”. Mã số: CTDT.14.17/16-20. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 27Số 23 - Tháng 9 năm 2018 Tài liệu tham khảo [1] Yang Dao, (1992), Người Hmông: Những truyền thống bền vững, trong Văn hoá các dân tộc Lào, Trung tâm nghiên cứu cộng đồng Đông Nam Á xuất bản, Caliornia, USA. Dẫn theo Vương Duy Quang, (2005), Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam: Truyền thống và hiện tại, NXB. Văn hoá Thông tin & Viện Văn hoá, Hà Nội; [2] Đậu Tuấn Nam, (2013), Di cư của người Hmông từ Đổi mới đến nay, NXB. Chính trị Quốc gia; [3] Vương Duy Quang, (2005), Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam: Truyền thống và hiện tại, NXB. Văn hoá Thông tin & Viện Văn hoá; [4] Nguyễn Văn Thắng (Chủ biên, 2009), Giữ “Lý cũ” hay theo “Lý mới”: Bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin Lành, NXB. Khoa học Xã hội; [5] Nguyễn Thanh Xuân, (2004), Việc truyền đạo và theo đạo Tin Lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và Tây Bắc, Báo cáo tại Hội nghị Thông báo Dân tộc học, Viện Dân tộc học SPONTANEOUS MIGRATION SITUATION OF MONG ETHNIC GROUP IN DAK LAK PROVINCE AND ISSUED MATTERS Vo Thi Mai Phuong - Hoang Huu Binh Nguyen Hong Vi - Hoang Le Nhat Abstract: The situation of spontaneous migration of Mong ethnic group in Dak Lak province from 1975 to present has been influencing socio-economic development, ecological environment, culture, social security order in Dak Lak province in particular and the Central Highlands provinces in general. The main cause for migration of Mong ethnic group is that their economic life meeting many diffculty, per capita income is low due to lack of production conditions, lack of cultivated land and lack of water for production and daily life. Meanwhile, the Central Highlands in general and Dak Lak province in particular have more favorable living conditions, especially the fertile red basaltic soil area, extensive land, sparse people, rich forest resources. The spontaneous migration of Mong ethnic group led to many problems arising and very complicated. Specifically, the spontaneous migration makes the socio-economic development plans in the localities turned upside down; increasing deforestation and degradation of natural environment resources, making the situation of security and order in the locality, including the place of emigration and immigration more complicated, easy to create loophole for the crooks and the hostile forces to take advantage,... In order to deal with these issues, the Government has advocated the settlement of spontaneous migration as reflected in the Instruction No. 660 / TTg on 17th October, 1995; Instruction No. 39/2004 / CT-TTg on November 17th , 2004 and Decision No. 193/2006 / QD-TTg of the Prime Minister dated 24th August 2006. Keywords: Spontaneous migration; Spontaneous migration of Mong ethnic group in Dak Lak province; Main cause for spontaneous migration of Mong ethnic group in Dak Lak; Issued matters.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf83_390_1_pb_6147_2132992.pdf
Tài liệu liên quan