Thực trạng dạy học môn toán cao cấp so với chuẩn đầu ra ở trường Đại học Lạc Hồng - Trần Văn Hoan

Tài liệu Thực trạng dạy học môn toán cao cấp so với chuẩn đầu ra ở trường Đại học Lạc Hồng - Trần Văn Hoan: 26 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 26 - 32 THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CAO CẤP SO VỚI CHUẨN ĐẦU RA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG Trần Văn Hoan Trường Đại học Lạc Hồng Tóm tắt: Xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao là một nội dung đổi mới quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo ở Trường Đại học Lạc Hồng. Trong chuẩn đầu ra này, các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần được trang bị cho sinh viên khi ra trường được nêu rõ. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt ra “Cần phải dạy học các môn thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và kiến thức đại cương như thế nào để đảm bảo chuẩn đầu ra?”. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng dạy học môn học Toán cao cấp ở Trường, chúng tôi đã có sự tiếp cận mới về vai trò của việc giảng dạy môn học này cho sinh viên khối ngành kinh tế hướng đến đáp ứng chuẩn đầu ra đã xây dựng. Cụ thể hướng đến trả lời hai câu hỏi: Dạy cái gì? và dạy như thế nào? đối với môn học Toán cao cấp cho sinh viên khối ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng dạy học môn toán cao cấp so với chuẩn đầu ra ở trường Đại học Lạc Hồng - Trần Văn Hoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 26 - 32 THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN TOÁN CAO CẤP SO VỚI CHUẨN ĐẦU RA Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG Trần Văn Hoan Trường Đại học Lạc Hồng Tóm tắt: Xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao là một nội dung đổi mới quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo ở Trường Đại học Lạc Hồng. Trong chuẩn đầu ra này, các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cần được trang bị cho sinh viên khi ra trường được nêu rõ. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt ra “Cần phải dạy học các môn thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và kiến thức đại cương như thế nào để đảm bảo chuẩn đầu ra?”. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng dạy học môn học Toán cao cấp ở Trường, chúng tôi đã có sự tiếp cận mới về vai trò của việc giảng dạy môn học này cho sinh viên khối ngành kinh tế hướng đến đáp ứng chuẩn đầu ra đã xây dựng. Cụ thể hướng đến trả lời hai câu hỏi: Dạy cái gì? và dạy như thế nào? đối với môn học Toán cao cấp cho sinh viên khối ngành kinh tế. Từ khóa: Chuẩn đầu ra, kinh tế, kiến thứ, kỹ năng nghề nghi, môn Toán cao cấp. 1. Mở đầu Nâng cao chất lượng, đổi mới trong giáo dục đào tạo là tiêu chí sống còn đối với một trường đại học trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay. Việc đổi mới là xu thế tất yếu của thời đại và theo chiến lược phát triển giáo dục được báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ XI “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [2]. Hướng theo đó, một trong những nội dung đổi mới quan trọng ở Trường Đại học Lạc Hồng thực hiện trong thời gian qua là xây dựng chuẩn đầu ra (CĐR) với yêu cầu cao. Nhưng làm thế nào để sinh viên (SV) khi ra trường đạt được CĐR như đã xây dựng luôn là vấn đề cần nghiên cứu và phải cụ thể hóa ở từng ngành, từng lĩnh vực. Môn học Toán cao cấp (TCC) có vai trò đặc biệt đối với ngành kinh tế. Nó không chỉ là môn học cung cấp các kiến thức cơ bản mà còn là công cụ trong phân tích, nghiên cứu kinh tế. Hơn nữa, bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản cho nhiều môn học cơ sở và chuyên ngành của khối kinh tế và rèn luyện các thao tác tư duy thì việc học TCC còn góp phần rèn luyện các kỹ năng gắn với SV ngành kinh tế mà CĐR của nhà trường đã đặt ra. Nhưng, nên dạy học TCC như thế nào để có thể góp phần đáp ứng CĐR ở Trường Đại học Lạc Hồng thì hiện nay vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời. Bài báo này bước đầu đề cập định hướng việc dạy học Toán cao cấp (TCC) cho SV khối ngành kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng nhằm đáp ứng CĐR dựa trên cơ sở phân tích thực trạng dạy học môn học này. 2. Môn học Toán cao cấp đối với yêu cầu của CĐR ở Trường Đại học Lạc Hồng Ngày nhận bài: 2/11/2015. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 Liên lạc: Trần Văn Hoan, e - mail: tranhoan.math@gmail.com 27 2.1. Những nội dung trong CĐR với yêu cầu cao Một trong những công việc quan trọng nhất được thực hiện trong thời gian qua ở Trường đó là xây dựng CĐR với yêu cầu cao của mỗi chuyên ngành đào tạo. Qua nhiều lần chỉnh sửa, đến nay CĐR của nhà trường được hoàn thiện với sự góp ý của nhiều doanh nghiệp, sở, ban ngành trên địa bàn. Từ sứ mạng của nhà trường và các cuộc khảo sát hàng năm, nhà trường xây dựng “Chuẩn đầu ra 2012” [4], bao gồm: - Kiến thức; - Kỹ năng; - Thái độ; - Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp; - Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp. Hình 1. Sơ đồ vai trò môn Cơ bản đối với CĐR của Trường Đại học Lạc Hồng. Như vậy trong CĐR này đã nêu rõ các nội dung kiến thức Toán cần phải trang bị cho SV khối ngành kinh tế: Toán cao cấp, Xác suất – Thống kê, Quy hoạch tuyến tính, Thống kê toán, các chỉ tiêu phân tích kinh tế chủ yếu,... Nhưng để đạt được các yêu cầu về kỹ năng trong CĐR đã xây dựng thì việc dạy học Toán cần phải hướng đến trang bị các kiến thức Toán áp dụng vào chuyên ngành kinh tế để SV có thể sử dụng trong học tập các học phần tiếp theo cũng như học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường. Không những vậy, việc dạy học Toán cần hướng đến rèn luyện các kỹ năng đã nêu trong CĐR. Để đạt được các yêu cầu trên, cần thực hiện nghiên cứu một số vấn đề cụ thể sau: - Đề xuất chương trình các học phần Toán phục vụ cho chuyên ngành kinh tế. - Xây dựng đề cương với các yêu cầu cụ thể cần đạt được so với CĐR. 28 - Cách thức dạy học các môn Toán nhằm đạt được các yêu cầu đó. 2.2. Vai trò của môn học TCC đối với chuẩn đầu ra Môn học TCC là một môn thuộc khối kiến thức cơ bản và ngày nay các kiến thức thuộc về mảng này đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực và các ngành khoa học khác nhau. Các tri thức về TCC đã được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây là một trong những học phần quan trọng của khối kiến thức cơ bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định là môn học bắt buộc đối với SV khối ngành kinh tế, kỹ thuật, y dược, hóa, môi trường Hơn nữa, bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản cho nhiều môn học cơ sở và chuyên ngành của khối kinh tế như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế lượng, và rèn luyện các kỹ năng cơ bản mang tính toán học như: khái quát hóa, đặc biệt hóa, mô hình hóa, phát hiện và giải quyết vấn đề thì việc học TCC còn góp phần rèn luyện các kỹ năng gắn với SV ngành kinh tế, như: kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin; kỹ năng tự học; kỹ năng làm việc nhóm Những kỹ năng này là một phần không nhỏ trong yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp đối với SV khối ngành kinh tế mà CĐR của nhà trường đã đặt ra. Nhưng, nên dạy học TCC như thế nào để có thể góp phần đáp ứng CĐR ở Trường Đại học Lạc Hồng thì hiện nay vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời. Từ đó cho thấy cần phải có những nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu “Dạy học TCC theo hướng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng”. 3. Thực trạng dạy học môn học TCC ở Trường Đại học Lạc Hồng Chương trình học phần TCC ở Trường có 3 tín chỉ, trong đó phần Phép tính vi tích phân chiếm 2/3 nội dung, còn lại là Đại số tuyến tính. Việc dạy học môn TCC ở Trường có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi: Chương trình có tính hệ thống chặt chẽ, logic, có tính thực tiễn; Có thể tiếp cận môn học theo hướng kế thừa các kiến thức mà SV đã được học từ trung học phổ thông. Khó khăn: Tâm lí SV xem môn TCC là học phần đại cương, dẫn đến chưa chú trọng việc học môn học này; Chưa có tài liệu, giáo trình đặc thù cho SV theo định hướng phát triển kỹ năng. Từ những thuận lợi và khó khăn như trên, việc dạy học môn TCC ở Trường còn những hạn chế chủ yếu sau đây: Việc rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề chưa được thể hiện nhiều trong bài giảng. Đa số giảng viên (GV) đều giảng dạy theo phương pháp truyền thống là chủ yếu (nêu tri thức và áp dụng tri thức để giải các bài tập cụ thể), dẫn đến chưa rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho SV. Chưa gắn việc kiểm tra đánh giá với nội dung thực tiễn môn học. Chẳng hạn các đề 29 kiểm tra, thi cuối kì vẫn mang nhiều tính chất của toán học và được áp dụng cho tất cả các chuyên ngành đào tạo, chưa có sự cài đặt các bài toán mang tính ứng dụng trong thực tiễn nghề nghiệp cho SV đối với các ngành nghề cụ thể. Chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách có hiệu quả. Hiện nay ở trường, đa số giảng viên chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn SV tính toán bằng máy tính bỏ túi mà chưa sử dụng công cụ là một phần mềm cụ thể (chẳng hạn Maple, Mathematica,) để giải các bài toán cụ thể hướng đến rèn luyện tư duy tựa thuật giải cho SV Chưa phát huy khả năng tự học, khả năng làm việc tập thể của SV thông qua các bài tập nhóm, bài tập lớn ở nhà. Hiện tại, nhà trường chưa biên soạn hệ thống bài tập lớn của môn học, dẫn đến việc rèn luyện các kỹ năng trên chưa được thực hiện đối với môn học này. Thực trạng trên dẫn đến kết quả thi hết môn của học phần TCC còn thấp, số lượng SV thi lại, học lại còn khá cao. Hơn nữa, đa số SV cho rằng đây là một môn học khó và chưa định hướng được các ứng dụng môn học đối với chuyên ngành của mình cũng như rèn luyện các kỹ năng thông qua học tập môn học này. Những hạn chế này được thể hiện rõ thông qua kết quả khảo sát đánh giá của SV đối với môn học TCC năm học 2013 - 2014 ở Trường Đại học Lạc Hồng. Bộ phiếu khảo sát gồm 20 câu hỏi với thang đo mức độ: 5 = hoàn toàn đồng ý, 4 = đồng ý, 3 = không có ý kiến, 2 = không đồng ý, 1 = hoàn toàn không đồng ý, được khảo sát trên 350 SV của 2 khoa Quản Trị Kinh Tế Quốc Tế và Kế toán - Tài chính. Các kết quả khảo sát được lấy từ Trung tâm Thông tin tư liệu Trường Đại học Lạc Hồng, website: https://lhu.edu.vn/261/12501/Trung-tam-Thong-tin-Tu-lieu.html (ở đây tác giả chỉ liệt kê các câu hỏi có liên quan đến rèn luyện kỹ năng và ứng dụng môn học). Bảng 1. Bảng kết quả khảo sát SV đánh giá môn học TCC năm học 2013 - 2014 STT NỘI DUNG KHẢO SÁT Ý KIẾN TRẢ LỜI CỦA SV 1 2 3 4 5 6 GV tổ chức, hướng dẫn SV hoạt động nhóm để củng cố bài học, mở rộng nhận thức, vận dụng kiến thức 20 102 201 24 3 7 GV dạy học theo phương pháp nêu vấn đề, kích thích tư duy phê phán và sáng tạo của người học 5 44 213 83 5 8 Trong giờ học, GV chú trọng phát triển kỹ năng diễn đạt, kỹ năng giải quyết vấn đề của SV 11 61 211 54 13 9 GV liên hệ nội dung bài học với thực tiễn đời sống, gắn với nghề nghiệp tương lai của ngành học 12 51 205 76 6 Kết quả khảo sát ở cho thấy rằng đa số SV chọn câu trả lời là: không có ý kiến và không đồng ý về các câu hỏi đặt ra liên quan đến việc GV hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng và ứng dụng môn học vào thực tiễn nghề nghiệp. Cụ thể câu 6: “GV tổ chức, hướng 30 dẫn SV hoạt động nhóm để củng cố bài học, mở rộng nhận thức, vận dụng kiến thức” có 86,57% SV, câu 7: “GV dạy học theo phương pháp nêu vấn đề, kích thích tư duy phê phán và sáng tạo của người học” có 73,43% SV, câu 8: “Trong giờ học, GV chú trọng phát triển kỹ năng diễn đạt, kỹ năng giải quyết vấn đề của SV” có 77,71%, câu 9: “GV liên hệ nội dung bài học với thực tiễn đời sống, gắn với nghề nghiệp tương lai của ngành học” có 73,14% SV lựa chọn câu trả lời là không ý kiến và không đồng ý. Điều này khẳng định rằng: GV trong quá trình giảng dạy môn học chưa thật sự chú trọng vào việc rèn luyện kỹ năng, cũng như chưa có sự liện hệ từ bài học đến vấn đề thực tiễn ngành nghề của SV. 0 50 100 150 200 250 Câu 6 Câu 7 Câu 8 câu 9 NĂM HỌC 2013-2014 Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Hình 2. Biểu đồ đánh giá môn học TCC năm học 2013 – 2014 (nguồn: Trung tâm thông tin tư liệu trường Đại học Lạc Hồng – https://lhu.edu.vn/261/12501/Trung-tam-Thong-tin-Tu- lieu.html) Như vậy việc dạy học TCC theo khảo sát là chưa đạt yêu cầu đặt ra trong CĐR của nhà trường. Cụ thể ở các tiêu chí như: Nội dung môn TCC còn mang tính chung chung, nặng về lý thuyết, chưa áp dụng trực tiếp vào chuyên ngành kinh tế. Chưa tổ chức dạy học hướng đến rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cho SV. Để khắc phục các vấn đề trên cần dạy học TCC theo các định hướng sau: Xây dựng CĐR cho môn TCC thông qua đề cương môn học theo hướng tích hợp với 31 CĐR của quá trình đào tạo (trả lời câu hỏi dạy cái gì trong nội dung môn TCC? trên cơ sở CĐR của nhà trường đã công bố). Cách triển khai và vận hành trong quá trình giảng dạy môn TCC để đáp ứng được một số CĐR của môn học đã đề xuất (trả lời câu hỏi dạy như thế nào?). Biên soạn giáo trình các môn TCC cho chuyên ngành kinh tế và hướng đến rèn luyện kỹ năng. Hỗ trợ giảng viên TCC về kiến thức ngành kinh tế. Từ thực trạng và phân tích trên, chúng tôi nhận thấy rằng việc nghiên cứu “Dạy học TCC theo hướng đáp ứng CĐR cho SV khối ngành kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng” là yêu cầu cấp thiết. 4. Kết luận và kiến nghị Xây dựng chương trình và giảng dạy mỗi môn học trong chương trình đạo tạo hướng đến đáp ứng CĐR cho SV các ngành là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết, cụ thể là: xuất phát từ CĐR của quá trình đào tạo chung thì cần phải xây dựng được CĐR cho từng môn học thông qua đề cương (Trả lời câu hỏi dạy cái gì?) và nghiên cứu vận dụng các phương pháp dạy học trải nghiệm chủ động để truyền tải được nội dung đề cương môn học (Trả lời câu hỏi dạy như thế nào?), nhưng thực tế ở Trường cho thấy vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực và đầu tư nghiên cứu thích đáng đối với vấn đề này. Trên đây là một tiếp cận của chúng tôi về vai trò của dạy học TCC hướng đến đáp ứng các yêu cầu trong CĐR đã xây dựng cho SV khối ngành kinh tế. Qua đó cho thấy cần phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao tối đa hiệu quả của việc dạy học môn học này. Nếu làm được điều đó thì có thể tin rằng công tác đổi mới trong giáo dục và đào tạo ở Trường Đại học Lạc Hồng sẽ có một bước tiến mới, hiệu quả và vững chắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỉ yếu Hội thảo “Tập huấn quốc gia về phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho SV sư phạm qua hệ thống trường thực hành”, Nxb Giáo dục Việt Nam. [2] Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Quyết định số 711/QĐ - TTg ngày 16-6-2012, Hà Nội. [3] Trần Văn Hoan (2016), Tăng cường ứng dụng thực tiễn trong dạy học Toán Cao Cấp cho sinh viên khối ngành kinh tế ở trường Đại học Lạc Hồng hướng đến đáp ứng chuẩn đầu ra, Tạp chí Khoa học và Công nghệ trường Đại học Đà Nẵng, số 4(101). [4] Trường Đại học Lạc Hồng (2013), Báo cáo thực hiện quy chế công khai của Trường Đại học Lạc Hồng năm học 2013 - 2014. 32 THE CURRENT SITUATION OF TEACHING ADVANCED MATHEMATICS SUBJECT COMPARED TO THE STANDARD LEARNING OUTCOMES AT LAC HONG UNIVERSITY Tran Van Hoan Lac Hong University Abstract: Constructing standard learning outcomes with high demands is an important innovative content in the education and training at Lac Hong University. The requirements of professional knowledge and skills are clearly stated in the contents of the standard outcomes. However, a big question arises "How teaching in the fields of basic science and general knowledge should be to meet the standard learning outcomes?". Basing on the analysis of the current situation of teaching Advanced Mathematics subject at the school, we have come up with a new approach towards teaching this subject for students majoring in economics to meet the requirements of the standard learning outcomes mentioned above. Specifically, we aim to answer two issues: what to teach and how to teach. Keywords: standard learning outcomes; economy; knowledge; professional skill; Advanced Mathematics.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8_2853_2136082.pdf
Tài liệu liên quan