Thực trạng đầu tư sản xuất ở Công ty vận tải Biển Bắc

Tài liệu Thực trạng đầu tư sản xuất ở Công ty vận tải Biển Bắc: Mở đầu Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế hiện nay nước, nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất ngày càng tăng đặc biệt và vận chuyển bằng đường thuỷ, bởi lợi thế của nó là chi phí vận chuyển thấp và khối lượng vận chuyển lớn. Với thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng nó đang được các thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnh vực vận tải quan tâm và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường và đạt lợi nhuận cao. Công ty vận tải Biển Bắc là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải với nhiệm vụ chính là vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ trong và ngoài nước, và kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị đường bị đường thuỷ. Trong quá trình hoạt động của mình đã góp phần không nhỏ vào quá trình lưu thông hàng hoá bằng đường thuỷ cho nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Là một ngành đòi hỏi luôn luôn đầu tư đổi mới phương tiện, thiết bị vận chuyển, xây dựng cơ bản chính...

docx34 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thực trạng đầu tư sản xuất ở Công ty vận tải Biển Bắc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế hiện nay nước, nhu cầu vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất ngày càng tăng đặc biệt và vận chuyển bằng đường thuỷ, bởi lợi thế của nó là chi phí vận chuyển thấp và khối lượng vận chuyển lớn. Với thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng nó đang được các thành phần kinh tế tham gia hoạt động trong lĩnh vực vận tải quan tâm và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường và đạt lợi nhuận cao. Công ty vận tải Biển Bắc là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải với nhiệm vụ chính là vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ trong và ngoài nước, và kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị đường bị đường thuỷ. Trong quá trình hoạt động của mình đã góp phần không nhỏ vào quá trình lưu thông hàng hoá bằng đường thuỷ cho nền kinh tế quốc dân, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Là một ngành đòi hỏi luôn luôn đầu tư đổi mới phương tiện, thiết bị vận chuyển, xây dựng cơ bản chính vì vậy mà hoạt động đầu tư của Công ty vận tải Biển Bắc là hết sức sôi động, liên tục được thực hiện với tổng số vốn tương đối lớn. Chính những lý do trên mà em chọn Công ty vận tải Biển Bắc là đơn vị thực tập của mình thông qua giai đoạn thực tập tổng hợp tại Công ty em đã nắm được những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy cũng như hoạt động đầu tư tại công ty. Em hi vọng sẽ tích luỹ được nhiều hơn kiến thức thực tế để phục vụ công việc sau này. Chuyên đề thực tập của em được chia làm hai phần: Phần 1: Thực trạng đầu tư sản xuất ở Công ty vận tải Biển Bắc. Phần 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất ở Công ty vận tải Biển Bắc. Qua bài báo cáo này em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn đã giúp em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập và các cô chú trong Công ty vận tải Biển Bắc đã cung cấp cho em những tài liệu và đóng góp ý kiến cho việc xây dựng và hoàn thiện chuyên đề. Hà Nội, tháng 09 năm 2006. Phần I thực trạng đầu tư sản xuất ở Công ty vận tải Biển Bắc I. Sự cần thiết của việc đầu tư Việt Nam nằm ở vị trí quan trọng trên các tuyến vận tải chính của khu vực Đông Nam á tới các nước Trung Đông, Châu Âu và Châu Phi. Đây là điều kiện địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển ngành vận tải biển. Những lô hàng hoá lớn, cồng kềnh trên thế giới chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển do cước phí vận chuyển rẻ hơn so với các loại hình vận chuyển khác nên nhu cầu vận tải hàng trong nước và quốc tế rất lớn. Từ nhiều năm nay, các công ty vận tải biển của Việt Nam đều phải đầu tư tàu biển dưới hình thức đóng mới hoặc mua tàu đã qua sử dụng để phát triển nhanh đội tàu của mình. Nhìn chung tình trạng kỹ thuật của đội tàu biển Việt Nam hiện nay vẫn thấp kém, tuỏi tàu, loại tàu về cơ bản không phù hợp, thậm chí lạc hậu so với các đội trong khu vực và thế giới và các loại tàu chuyên dụng mà nhu cầu nền kinh tế đang cần rất ít. Trong khi đó đội tàu của nước láng giềng Trung Quốc với tổng trọng tải khá lớn cùng với đội tàu già cũ được các liên doanh giữa Việt Nam và các nước trên thế giới tận dụng đang là đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường vận chuyển gạo và nông sản xuất khẩu, phân bón, sắt thép và nhiều loại hàng xuất nhập khẩu khác của Việt Nam. Hơn thế nữa, Việt Nam nói chung và ngành hàng hải Việt Nam nói riêng đang đứng trước thời cơ và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Với chiến lược phát triển nhanh đội tàu cả về số lượng, chất lượng và trọng tải tàu theo hướng trẻ hoá, chuyên môn hoá và hiện đại hoá của Tổng công ty hàng hải Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Công ty vận tải Biển Bắc cũng đang tích cực tham gia vào việc thực hiện kế hoạch phát triển nhanh đội tàu để phát huy hết tiềm năng phát triển của mình, góp phần vào mục tiêu phát triển chung của toàn Tổng công ty. II. Vài nét về công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty vận tải Biển Bắc là tiền thân của Công ty vận tải thuỷ Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục đường sông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 1108/QĐ-TCCB-LĐ ngày 03/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Do yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, ngỳ 30/7/1997, tại Quyết định số 598/TTg, Thủ tướng chính phủ chuyển Công ty vận tải Biển Bắc vào làm thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 01/4/2004, tại quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty vận tải thuỷ Bắc được đổi tên thành Công ty vận tải Biển Bắc trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. - Trụ sở chính đặt tại 278 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội. - Tài khoản tiền Việt Nam: 720A - 00155 tại Ngân hàng Công thương - Đống Đa - Hà Nội. - Tài khoản ngoại tệ: 362.111.370.506 tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Tên giao dịch quốc tế của Công ty là: Northern Shipping Company. - Tên viết tắt: NOSCO Từ khi thành lập đến nay công ty không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế thị trường, nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, công ty ngày càng phát triển mở rộng sản xuất, đa phương thức, đa ngành nghề kinh doanh sản xuất. Hiện nay công ty có 3 chi nhánh tại: Hải Phòng, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, 4 trung tâm và 1 xí nghiệp. Là doanh nghiệp Nhà nước nhưng vốn ngân sách chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn kinh doanh của công ty: 837 triệu đồng trong tổng số vốn khi thành lập là 3.804 triệu đồng. 2. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty 2.1. Vận tải hàng hoá đường sông, đường biển. 2.2. Cung ứng vật tư phụ tùng, thiét bị chuyên ngành vận tải thuỷ. 2.3. Đại lý dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác. 2.4. XNK trực tiếp vật tư, thiết bị, phụ tùng ngành đường song. 2.5. Sửa chữa, sản xuất, lắp đặt các loại phương tiện, thiết bị công trình giao thông đường thuỷ. 2.6. Khai thác sản xuất, kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng. 2.7. Vận tải hành khách bằng đường sông và ven biển. 2.8. Đại lý môi giới hàng hải phục vụ ngành giao thông vận tải. 2.9. Cung ứng lao động cho người nước ngoài. 2.10. Kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành quốc tế. 3. Mô hình tổ chức của công ty Trực thuộc ban lãnh đạo công ty hiện có 9 phòng ban, 4 trung tâm, 3 chi nhánh và 1 xí nghiệp gồm: 3.1. Phòng Tổ chức cán bộ - lao động 3.2. Phòng tài chính kế toán thống kê 3.3. Phòng kỹ thuật vật tư 3.4. Phòng vận tải biển 3.5. Ban kế hoạch đầu tư 3.6. Văn phòng Tổng giám đốc 3.7. Ban tàu khách 3.8. Ban tàu sông 3.9. Ban đóng mới 3.10. Trung tâm xuất nhập khẩu thiết bị CKD 3.11. Trung tâm XNK Đông Phong 3.12. Trung tâm dịch vụ và xuất khẩu lao động 3.13. Trung tâm du lịch hàng hải 3.14. Chi nhánh Hải Phòng 3.15. Chi nhánh Quảng Ninh 3.16. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh 3.17. Xí nghiệp sửa chữa cơ khí và vật liệu xây dựng Sơ đồ khối như sau: Tổng giám đốc P-vận tải Biển Ban VT sông Ban tàu khách P. TC lao động P. tài chính kế toán P. Kỹ thuật vật tư Ban đóng mới Văn phòng T.Giám đốc Ban Kế hoạch đầutư Các tàu biển, khách, sông T2 CKD T2 XNK Đông Phương T2 dịch vụ XK lao động T2 du lịch Hàng hải Chi nhánh Hải Phòng Chi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh TP.HCM XN SC cơ khí 4. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2003 đến năm 2005 4.1. Công ty vận tải Biển Bắc có truyền thống đoàn kết khắc phục khó khăn để vươn lên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty, Đảng bộ công ty liên tục được quận uỷ Đống Đa công nhận là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh kể từ ngày thành lập. Công đoàn Công ty và các tổ chức phụ nữ dân quân tự vệ, hưu trí đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền động viên toàn thể cán bộ công nhân viên nỗ lực thi đua hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Công ty luôn nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình có hiệu quả của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, đặc biệt là Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Quận uỷ, Uỷ ban nhân dân dân Quận Đống Đa và các cơ quan quản lý cùng đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Những sự giúp đỡ to lớn này là động lực đẩy toàn thể CBCNV Công ty quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đề ra. - Việc xác định và tổ chức thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh đa ngành nghề lấy vận tải biển làm nhiệm vụ sản xuất chính, xuất khẩu lao động là mũi nhọn của lãnh đạo Công ty là đúng đắn, phù hợp với khả năng, trình độ và hoàn cảnh thực tế của Công ty. Sự tăng trưởng liên tục, bền vững của Công ty trong thời gian qua đã chứng mình tính hiệu quả của mô hình sản xuất kinh doanh được ngành nghề này. Năm 2004 và nửa đầu năm 2005 giá cước vận tải biển trong khu vực tăng cao đã tạo thuận lợi cho công ty trong khai thác đợt tàu biển của mình, đặc biệt đầu năm 2004 công ty đã tiếp nhận và đưa vào khai thác tàu Ngọc Hà 3.780 DUT được Nhà nước và tổng công ty Hàng Hải cho đóng mới bằng nguồn vốn vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển. - Dưới sự hỗ trợ của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Trong các năm từ 2000 đến 2004 công ty đã liên tục đầu tư được 05 tàu biển, trong đó mua 04 tàu đã qua sử dụng với giá cả phù hợp có tính năng trạng thái kỹ thuật tốt và đóng mới một chiếc bằng vốn vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển. Những tàu biển này là phương tiện kinh doanh chủ yếu của công ty, là nguồn thu và lợi nhuận chính của công ty. 4.2. Về doanh thu Năm 2004 tổng doanh thu đạt 148.972 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.400.000t/người. Tăng 5,2% so với năm 2003. Trong đó có một số đơn vị do tổ chức sản xuất hợp lý, sản phẩm đa dạng đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thực hành tiết kiệm toàn diện nên có thu nhập bình quân khá cao. Bảo toàn và phát triển vốn, làm tròn nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách. - Các mặt hàng quản lý + Công tác tổ chức lao động đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp là kiện toàn tổ chức sản xuất từ công ty tới các đơn vị trực thuộc, thành lập mới những tổ chức phù hợp với yc sản xuất kinh doanh, sát nhập những đơn vị làm ăn thu lỗ. Sắp xếp kiện toàn đội ngũ cán bộ phù hợp với tổ chức sản xuất, tiến hành bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ từ công ty xuống các đơn vị thành viên, bãi nhiệm một số thành viên có biểu hiện mất đoàn kết xây dựng đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên trình tổng công ty phê duyệt và giao cho các đơn vị triển khai thực hiện, giải quyết này bậc lương cho cán bộ công nhân viên thuộc văn phòng công ty và các đơn vị thành viên theo phân cấp quản lý, chỉ đạo thực hiện các tái bảo hiểm lao động thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động. + Công tác khoa học công nghệ. Trong năm đã có 120 đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật với tổng trị giá làm lợi khoảng 2,7 tỷ đồng. + Công tác tài chính Tích cực thu đòi tiền cước đặc biệt là chủ hàng lớn, chủ hàng truyền thống đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán vốn cho các đơn vị. Tuy nhiên, các khoản nợ khó đòi kết quả chưa cao, số dư nợ còn lớn ảnh hưởng đến vốn kinh doanh, tiếp tục vay vốn từ các quỹ tiền tệ, huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên để có vốn kinh doanh. Nhìn chung các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc về chế độ quản lý về chi tiêu tài chính, sử dụng vốn và tài sản hiện hành, tuy nhiên trong thời gian qua ở một số đơn vị thực hện chưa tốt việc sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản, vốn vay huy động để đầu tư tài sản, thiết bị ở một số đơn vị có biểu hiện tiêu cực vi phạm pháp luật về quản lý tài chính. - Các mặt công tác tư tưởng, thi đua khen thưởng và phong trào văn hoá thể thao. Thường xuyên quan tâm đến công tác chính trị, tư tưởng quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 4.3. Trong năm 2005 - Về sản xuất kinh doanh Tổng doanh thu đạt: 156.076 tỷ đồng - Các mặt về quản lý + Công tác tổ chức lao động Công ty xắp xếp củng cố doanh nghiệp được làm tốt, tiến hành kiện toàn tổ chức sản xuất của các đơn vị thành viên theo mô hình đa dạng hoá ngành nghề, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung thêm nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, để phát triển sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế như thành lập thêm các trung tâm trực thuộc. Sắp xếp kiện toàn đội ngũ cán bộ phù hợp với tổ chức sản xuất ở các đơn vị cơ sở. Đã tiến hành xây dựng đơn giá tiền lương cho các đơn vị thành viên trình tổng công ty phê duyệt. Để khai thác hết tiềm năng và tư duy sáng tạo năm 2005 lãnh đạo công ty đã xuất từng đơn vị thành viên cùng xem xét tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích xây dựng mục tiêu, biện pháp để hoàn thành kế hoạch năm 2004 và những năm kế tiếp, theo cách làm này đã tạo ra bước chuyển mới trong nhận thức cách làm. Các đơn vị nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm của mình trong việc phấn đấu đạt sản lượng doanh thu, hiệu quả sản xuất cao, góp sức xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh. + Công tác khoa học công nghệ. Năm 2005 có 130 đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật tổng giá trị làm lợi khoản 2,896 tỷ đồng. Các phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất được phát triển rộng rãi, có nhiều công trình được gắn biển chào mừng đại hội công đoàn các cấp. + Công tác tài chính Tích cực thu đòi tiền cước, đặc biệt là chủ hàng lớn, chủ hàng truyền thống nên các chủ hàng chuyển trả tương đối đều với giá trị tương ứng, tạo điều kiện thuận lợi thanh toán vốn cho các đơn vị. Đã làm việc với tổng công ty xin bảo lãnh với các quỹ tín dụng được vay vốn ưu đãi nhằm giảm bớt khó khăn về vốn và tình hình tài chính của công ty. Trong điều kiện giá vật tư tăng cao các đơn vị đã xây dựng phương án chi tiêu hợp lý, phù hợp với doanh thu của đơn vị, do đó hầu hết các đơn vị tình hình tài chính ổn định, kết quả sản xuất kinh doanh có lãi bảo toàn được vốn đầu tư. III. Thực trạng đầu tư sản xuất ở công ty vận tải Biển Bắc 1. Vốn và cơ cấu tái sản xuất ở công ty 1.1. Vốn đầu tư sản xuất ở Công ty Vốn đầu tư sản xuất là 1 bộ phận quan trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư của bất cứ 1 doanh nghiệp sản xuất nào. Nó là điều kiện tiên quyết, cơ bản làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Vốn đầu tư sản xuất ở 1 công ty vận tải như công ty vận tải Biển Bắc là tương đối lớn và tăng mạnh hàng năm. Nhờ thế mà tốc độ phát triển của công ty cũng tăng lên nhanh chóng. Nhất là những năm gần đây công ty chú trọng đầu tư trang thiết bị sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng và phát triển. Đặc biệt hiện nay công ty đang đầu tư về việc mua tàu hàng 22. Sau khi đã có kết quả thuê giám định của công ty W Allem Shipmanagement Ltd về tàu Beaumont 22.05 DWT và đã có văn bản của ngân hàng đầu tư phát triển Bắc Hà Nội đồng ý tài trợ vốn đầu tư. Về huy động vốn từ các nguồn khác - Phòng tài vụ chịu trách nhiệm huy động vốn từ CB CNV - Phòng vận tải biển làm việc với các chủ hàng ứng trước cước của các tàu biển. - Phòng kỹ thuật vật tư xem lại kế hoạch để giảm nợ tiền sửa chữa các tàu. 1.2. Lựa chọn hình thức đầu tư: Qua tham khảo thị trường mua bán tàu biển cùng loại trong thời gian đầu tư năm 2006 đến nay, giá dự kiến mua khoảng: 16.000.000 USD Xác định tổng mức đầu tư: TT Chỉ tiêu USD 1 2 3 4 5 Giá tàu Thuế nhập khẩu (5% giá tàu) Chi phí nhận tàu Lệ phí trước bạ Dự phòng (10% giá tàu) 16.000.000 800.000 80.000 26.000 1.600.000 Tổng cộng 18.506.000 Quy đổi đồng USD sang đồng Việt Nam theo tỷ giá tạm tính: 1 USD = 16.015 VNĐ. Tổng mức đầu tư theo VNĐ là: 18.506.000 x 16.015 VND = 296.373.590.000 VND Phương án ưu tiên: Công ty dự kiến đầu tư tàu bằng nguồn vốn vay của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam từ việc phát hành phiếu Chính phủ, lãi suất 6,5% Phương án thứ hai: Trường hợp chưa có nguồn vốn vay từ việc phát hành trái phiếu của chính phủ, công ty dự kiến vốn đầu tư huy động từ nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại, bao gồm: - Tổng số vốn vay (70%): 12.954.200 USD - 30% từ nguồn tàu Thiền Quang, tự có và khác của công ty: 5.551.800 USD. - Thời hạn vay vốn: 12 năm - Thanh toán vốn mỗi năm 4 kỳ (3 tháng/kỳ) - Thanh toán lãi vay vào ngày cuối cùng hàng tháng. 2. Cơ cấu nguồn đầu tư sản xuất Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn hay cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ giữa từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp. Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn với cơ chế xoá bỏ dần bao cấp trong đầu tư, phong phú hơn với cơ chế xoá bỏ dần bao cấp trong đầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong phạm vi một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, một cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu phản ánh khả năng huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp cho đầu tư phát triển, phản ánh khả năng sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng vốn tín dụng ưu đãi, nguồn vốn của doanh nghiệp. 3. Tình hình đầu tư sản xuất theo thị trường và cơ cấu kỹ thuật 3.1. Thị trường hàng hoá Trong những năm gần đây nền kinh tế của đất nước đang trên đà phát triển ổn định với tỷ lệ tăng trưởng cao, lượng hàng hoá lưu thông nội địa ngày một tăng như than, ximăng, clinker, sắt, thép, phân bón… hàng hoá xuất nhập khẩu ngày một tăng nhanh. Các loại hàng hoá Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu, đó là: gạo, cà phê, tiêu và hạt điều, các loại hàng nông sản khác, dầu thô, khí đốt, than, cát, cao su, hải sản đông lạnh… Đối với hàng nhập khẩu lớn nhất là dầu sản phẩm, phân bón, sắt thép ở dạng nguyên liệu, máy móc thiết bị… Thị phần vận tải của đội tàu Việt Nam đối với tất cả các loại hàng hoá luân chuyển bằng đường biển mới chỉ chiếm khoảng 15%. Các nước trong khu vực chủ yếu là Indonexia và Phipines vẫn là hai nước chủ yếu nhập gạo của Việt Nam và Thái Lan do cự ly vận chuyển gồm. Thái Lan là nước có khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn như xuất gạo, đường, sắn, ngô, vật liệu xây dựng và nhập khẩu chủ yếu là phân bón, dầu sản phẩm… Trong khi đó đội tàu biển của Thái Lan chưa đủ mạnh, tuổi tàu trên 15 đến 25 năm khá nhiều. Vì vậy thị trường bên ngoài đối với tàu chở hàng khô vẫn còn chỗ và cơ hội để đội tàu Việt Nam tham gia chia sẻ trong quá trình vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của đất nước. Đồng thời, trong những năm qua việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đã mang lại kết quả lớn cụ thể là sản lượng lương thực không ngừng gia tăng, không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu, thu về một lượng ngoại tệ rất lớn cho đất nước. Năm 2004, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 19,5 triệu tấn dầu thô, 4 triệu tấn gạo Indonesia, Philipines, Châu Phi, Trung Đông… và theo dự báo, khối lượng gạo xuất khẩu trong tương lai sẽ còn tăng cao nữa. Trong khi đó, đội tàu hàng khô của nước ta với số lượng khá khiêm tốn và tuổi đời bình quân trên 15 tuổi sẽ không thể đáp ứng được. Vì vậy, để kịp thời phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu của đất nước hiện nay và trong tương lai, cần phải đầu tư trẻ hoá và hiện đại hoá đội tàu ngày. 3.2. Cơ cấu kỹ thuật của tàu Thị trường tàu cỡ 22.000 DWT phù hợp với điều kiện khai thác lô, những lô hàng khoảng 18.000 - 21.000T như hàng bao, kiện, sắt thép, quặng tại thị trường châu á, đặc biệt trên các tuyến Đông Nam á và Đông Bắc á. Vì vậy, việc đầu tư các tàu có trọng tải khoảng 22.000 DWT theo tiêu chuẩn quốc tế kết hợp với năng lực quản lý khai thác hiện nay của Công ty vận tải Biển Bắc và đội ngũ sỹ quan thuyền viên có chất lượng, chi phí lao động hợp lý thì công ty có khả năng cạnh tranh thị trường cho mình. Qua nghiên cứu thị trường tàu hàng rồi và khả năng khai thác của công ty, Công ty vận tải Biển Bắc xây dựng dự án khả thi đầu tư tàu hàng lớn trọng tải từ 22.000 DWT để phù hợp với nhu cầu vận tải các tuyến khai thác xa và khu vực. Sau khi nghiên cứu, so sánh thị trường mua bán tàu quốc tế đối với các loại tàu có tính năng kỹ thuật tương tự kết hợp xem xét tàu BEAUMONT đóng năm 1995 tại Nhật Bản, Công ty vận tải Biển Bắc nhận thấy việc đầu tư tàu có thể lựa chọn được vì có lý do sau: - Giá đầu tư chấp nhận được - Tuổi tàu phù hợp với quy định của Nhà nước về đăng ký tàu biển. - Phù hợp với khả năng khai thác hiện nay của Công ty. 3.2.1. Đặc trưng của tàu - Kích thước tàu: tàu hoả có kích thước phù hợp với trọng tải cho các loại hàng hoá chuyên chở. - Loại hàng chuyên chở: gồm các loại hàng hoá sau: + Hàng hạt rời và đóng bao. + Hàng than, phân bón + Hàng thép thỏi, thép cuộn. - Trọng tải tàu và dung tích tàu: 22.000 DWT 3.2.2. Vùng hoạt động - Tàu hoạt động trong các vùng biển: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu á, Châu Phi. - Tàu được thiết kế với cấp không hạn chế. 3.2.3. Các thông số kỹ thuật - Tên tàu: BEAUMONT - Loại tàu: Tàu chở hàng rời - Nơi đóng: Nhật Bản - Năm đóng: 5/1995 - Trọng tải: 22 DWT - Dung tích đăng ký: GRT: 13.695 tấn NRT: 7.737 tấn - Thiết bị làm hàng: 4 cẩu x 30 tấn - Hầm hàng/nắp hầm hàng: 4/4 - Miệng hầm hàng: Miệng hầm hàng loại thuỷ lực gấp. - Dung tích hầm hàng Grain/Bale (m3): 29.517/28.533 - Tốc độ khai thác: 14 hải lý/giờ - Cấp tàu: Không hạn chế - LOA: 157,6M - LBP: 148M - Bmax: 25M - Mớn nước: 9.11 M - Máy chính: Misubish 6UEC45LA Công suất 6.458BHP tại vòng tua 158 vòng/phút. - Máu đèn: 2 x YANMAR M20L - E, 480 KW - Tiêu thụ nhiên liệu: 20 R FO/ngày và 2 T Do/ngày khi làm láng 1,5 T Do/ngày khi chạy, chờ. IV. Hiệu quả hoạt động đầu tư sản xuất ở Công ty vận tải Biển Bắc Căn cứ tình hình kinh doanh tàu hàng, rồi trên thế giới và thực tế kinh doanh tàu hàng rời ỏ Việt Nam trong những năm gần đây, Công ty vận tải Biển Bắc dự kiến sẽ khai thác tàu hàng 22.051 DWT trong vòng 14 năm và theo 2 phương án sau: 1. Phương án cho thuê định hạn 1.1. Doanh thu của tàu trong 1 năm * Thời gian khai thác tàu trong năm: - Đối với năm chỉ sửa chữa thường xuyên: 330 ngày - Đối với năm lên đà kiểm tra đặc biệt: 320 ngày * Dự kiến giá cho thuê tàu định hạn:216,2 triệu đ/ngày Doanh thu của tàu trong năm là: 216,2 triệu đồng/ngày x 330 ngày = 71.346,8 triệu đồng. 1.2. Các chi phí khác 1.2.1. Khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng năm được trích đến trên tổng giá trị tàu, trong dự án này, tàu được tính khấu hao 12 năm. Mức khấu hao hàng năm là: 296.373.59 triệu đồng: 12 năm ằ 24.698 triệu đ/năm Giá sắt vụn của loại tàu này dự kiến là 130 USD/tấn (bán ở nước ngoài), tự trọng của tàu khoảng 7.737 tấn, như vậy giá trị của tàu khi bán sắt vụn là: 7.737 x 130 USD = 1.005.810 USD ằ 16.108 triệu đồng 1.2.2. Chi phí cho thuyền viên hàng năm Định biên sỹ quan thuyền viên: Dự kiến 26 người, trong đó: + Thuyền trưởng: 01 + Thuỷ thủ trưởng: 01 + Thuyền phó 2: 01 + Thuỷ thủ:04 + Thuyền phó 3: 01 + Thợ cả: 01 + Máy trưởng 3: 01 + Điện trưởng: 01 + Máy 2: 01 + Bếp trưởng: 01 + Máy 3: 01 + Phục vụ: 01 + Máy 4: 01 + VTĐ: 01 + Thợ máy:04 + Thực tập thuỷ thủ: 03 + Thực tập thợ máy: 01 Chi phí tiền lương 1 năm cho 26 thuyền viên dự kiến như sau: - Lương và phụ cấp đi biển: 3.800 triệu đồng - BHXH, BHYT, KPCĐ: 65 triệu đồng - Phụ cấp đi nước ngoài (4 USD/người/tháng) 26 người x 4 USD/ngày/tháng x 12 tháng x 16 nghìn = 20 triệu đồng Tổng cộng chi phí thuyền viên hàng năm là: 3.885 triệu đồng. 1.2.3. Chi phí sửa chữa, lên đà, phục tùng: - Trong 14 năm khai thác, tàu sẽ lên đà giám định đặc biệt 5 năm/lần, chi phí sửa chữa và vật tư dự kiến mỗi lần: 12.500 triệu đồng/lần. - Đối với các năm chỉ sửa chữa thường xuyên, chi phí sửa chữa dự kiến là: 2.500 triệu đồng/năm. - Chi phí phụ tùng vật tư hàng năm dự kiến là: 3.000 triệu đồng/năm 1.2.4. Chi phí dầu nhờn 12.000 T/năm x 250 nghìn đồng/T = 2.500 triệu đồng 1.2.5. Chi phí bảo hiểm hàng năm - Bảo hiểm P và I: GRT x tỷ lệ bảo hiểm (9 USD/GRT) 13.695 x 9 USD x 16,015 nghìn 1.115 triệu đồng - Bảo hiểm thân vỏ tàu: Giá trị tàu x 0,9% 296.373,59 x 0,9% = 2.665 triệu đồng - Bảo hiểm tai nạn thuyền viên (96.000đ/người/năm) 26 ngày x 56 nghìn = 1,456 triệu đồng - Bảo hiểm tai nạn con người (29 $ /người/năm) 26 ng x 29 USD x 16,015 nghìn = 12 triệu đồng Tổng cộng chi phí bảo hiểm hàng năm là: 3.784 triệu đồng. 1.2.6. Chi phí quản lý (2% doanh thu): 71.346,8 triệu đồng x 2% = 1.427 triệu đồng/năm. Tổng hợp chi phí khai thác năm đầu đối với phương án cho thuê tàu định hạn như sau: Đơn vị: triệu đồng TT Các loại chi phí Số tiền 1 Khấu hao cơ bản (12 năm 24.698 2 Lương, phụ cấp, BHXH, YT, CĐ 3.885 3 Trích KH S/C lớn hàng năm (5 năm s/c 1 lần) 2.500 4 Sửa chữa thường xuyên 2.500 5 Phụ tùng vật tư 3000 6 Dầu nhờn (12.000T) 2.500 7 Chi phí bảo hiểm hàng năm 3.794 8 Chi phí quản lý (2% doanh thu) 1.427 9 Vốn vay 7,5%/năm- ngoại tệ (như bảng tính) 20.457 Tổng cộng 64.760 2. Phương án tự khai thác Chở sắt thép, phân bón từ Hàn Quốc, Nhật Bản đi khu vực Indonesia, sau đó lấy hàng quặng, than, gỗ từ Indonesia đi Hàn Quốc, Nhật Bản. Lượng hàng vận chuyển: 21.000 DWT - Cước vận chuyển từ Hàn Quốc/Nhật đi Indonesia: 18 USD/MT - Cước vận chuyển từ Indonexia đi Hàn Quốc/Nhật: 13 USD/MT 2.1. Thời gian chuyến đi 2.1.1. Thời gian khai thác tàu trong năm: Đối với năm chỉ sửa chữa thường xuyên: 335 ngày Đối với năm lên đà kiểm tra đặc biệt: 325 ngày 2.1.2. Thời gian 1 chuyến đi khép kín: * Chuyến từ Hàn Quốc/Nhật đi Indonesia: 17 ngày, trong đó: - Dallast: 1 ngày - Dỡ hàng: 4 ngày - Xếp hàng: 3 ngày - Chờ: 1 ngày - Chạy: 8 ngày * Chuyến từ Indonesia đi Hàn Quốc/Nhật: 17 ngày trong đó: - Ballast: 1 ngày - Dỡ hàng: 3 ngày - Xếp hàng: 4 ngày - Chờ: 1 ngày - Chạy: 8 ngày Tổng thời gian cho một chuyến đi khép kín là: 17 + 17 = 34 ngày, trong đó: - Thời gian chạy: 18 ngày - Thời gian làm hàng: 14 ngày - Thời gian chờ đợi: 2 ngày 2.1.3. Số chuyến vận chuyển trung bình trong năm là: * Đối với năm chỉ sửa chữa thường xuyên: 335 ngày : 34 ngày = 9,8 chuyến - Thời gian chạy trong năm: 18 ngày/chuyến x 9,8 chuyến = 177 ngày - Thời gian làm hàng: 14 ngày/chuyến x 9,8 chuyến = 138 ngày - Thời gian chờ đợi: 2 ngày/ chuyến x 9,8 chuyến = 20 ngày * Đối với năm lên đà kiểm tra đặc biệt: 325 ngày 325 ngày : 34 ngày = 9,5 chuyến - Thời gian chạy trong năm: 18 ngày/chuyến x 9,5 chuyến = 171 ngày - Thời gian làm hàng: 14 ngày/chuyến x 9,5 chuyến = 134 ngày - Thời gian chờ đợi: 2 ngày/chuyến x 9,5 chuyến = 19 ngày. 2.2. Doanh thu của tàu trong 1 năm: - Doanh thu của 1 chuyến khép kín là: (18 USD/T + 13 USD/T) x 21.000T = 651.000 USD ằ 10.426 tr đồng - Đối với năm sửa chữa thường xuyên: Doanh thu trong năm là: 9,8 x 10.426 triệu đồng = 102.172 triệu đồng - Đối với năm lên đà kiểm tra đặc biệt: Doanh thu trong năm là: 9,5 x 10.426 triệu đồng = 99.045 triệu đồng 2.3. Chi phí khai thác 2.3.1. Chi phí cho thuyền viên hàng năm Định biên sỹ quan thuyền viên: dự kiến 26 người Các chức danh đi tàu, tiền lương giống với phương án cho thuê định hạn. Tổng cộng chi phí thuyền viên hàng năm là: 3.885 triệu đồng 2.3.2. Chi phí bảo hiểm hàng năm Chi phí bảo hiểm cũng giống như phương án cho thuê định hạn. Tổng cộng chi phí bảo hiểm hàng năm là: 3.794 triệu đồng 2.3.3. Chi phí nhiên liệu: * Đối với năm sửa chữa thường xuyên - FO: 177 ngày x 20T/ngày x 360 USD/T x 0,016015 = 20.410 triệu đồng - DO: Chạy, sửa chữa, chờ: (177 + 30 + 20) x 1,5T x 560 USD/T x 0,016015 = 3.054 triệu đồng + Làm hàng: 138 ngày x 2T/ngày x 560 USD/T x 0,016015 = 2.475 triệu đồng * Đối với năm lên đà, kiểm tra đặc biệt: - FO: 171 ngày x 20T/ngày x 360 USD/T x 0,016015 = 19.718 triệu đồng. -DO: chạy, sửa chữa, chờ: (171 + 40 + 20) x 1,5T x 560 USD/T x 0,016015 = 3.121 triệu đồng + Làm hàng 134 ngày x 2T/ngày x 560 USD/T x 0,016015 = 2.386 triệu đồng 2.3.4. Chi phí dầu nhờn: Chi phí dầu nhờ = Mức tiêu thụ dầu nhờn x đơn giá dầu nhờ Máy chính: Dầu xi lanh: 250 lít/ngày; 1,5 USD/lít Dầu cácte: 47 lít/ngày; 1,2 USD /lít Máy đèn: 31 lít/ngày x 1,2 USD/lít x 0,016015 = 0,5958 triệu đồng * Đối với năm sửa chữa thường xuyên, chi phí dầu nhờn là: [(250 x 1,5) + (47 x 1,2) + (31 x 1,2)] x 335 ngày x 0,016015 = 2.914 triệu đồng * Đối với năm lên đà kiểm tra đặc biệt, chi phí dầu nhờn là: [(250 + 1,5) + (47 x 1,2) + (31 x 1,2)] x 325 ngày x 0,016015 = 2.827 triệu đồng. 2.3.5. Chi phí sửa chữa, lên đà phụ tùng: - Trong 14 năm khai thác, tàu sẽ lên đà giám định đặc biệt 5 năm/lần, chi phí sửa chữa và vật tư dự kiến mỗi lần: 12.500 triệu đồng/lần. - Đối với các năm chỉ sửa chữa thường xuyên, chi phí sửa chữa dự kiến là: 2000 triệu đồng/năm. - Chi phí phụ tùng vật tư hàng năm dự kiến là: 2000 triệu đồng/năm. 2.3.6. Chi phí nước ngọt: - Thuyền viên: 0,5 T/ngày/người x 26 người = 13 T - Máy móc, thiết bị trên tàu: 5T/ngày - Giá mua nước ngọt tại nước ngoài: 80.000 đ/T Chi phí nước ngọt trên tàu là: 18T/ngày x 365 ngày x 0,8 triệu đồng/T = 5.256 triệu đồng 2.3.7. Đại lý phí đầu bến 36.000 USD/chuyến khép kín ằ 5.690 triệu đồng/năm 2.3.8. Phí môi giới hoa hồng (3 % DT): - Đối với năm sửa chữa thường xuyên 102.172 triệu đồng x 3% = 49 triệu đồng - Đối với năm lên đà kiểm tra đặc biệt: 99.045 triệu đồng x 3% = 48 triệu đồng 2.3.9. Quản lý phí (2% DT) - Đối với năm sửa chữa thường xuyên 102.172 triệu đồng x 2% = 2.043 triệu đồng - Đối với năm lên đà kiểm tra đặc biệt: 99.045 triệu đồng x 2% = 1.981 triệu đồng Bảng tổng hợp chi phí cho 1 năm khai thác như sau: Đơn vị: triệu đồng TT Chỉ tiêu Số tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 KHCB (12 năm) Lương, phụ cấp đi biển, BHXH…(26 TV) Trích Kh sửa chữa lớn (5 năm s.c 1 lần) Sửa chữa thường xuyên Phụ tùng vật tư Nhiên liệu FO: 20T x 177 ngày x 560 USD/T DO:-chạy 1,5T x (197+30) ngày x560 USD/T - Làm hàng: 2T x 138 ngày x 565 USD/T Dầu nhờn Nước ngọt 18T/ngày x 365 ngày Chi phí bảo hiểm hàng năm Vốn vay 7,5 % năm - ng.tệ Đại lý phí (36.000 USD/chuyến khép kín) Phí môi giới, hoa hồng (3% doanh thu) Quản lý phí (2% doanh thu) 24.698 3.885 2.500 2.500 3.000 25.939 20.410 3.054 2.475 2.914 5.256 3.794 20.457 5.650 49 2.043 Tổng cộng 100.643 Hiệu quả kinh doanh, nguồn trả nợ và cân bằng khả năng trả nợ, tổng hợp các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR và thời gian hoàn vốn tương ứng các phương án tính khấu hao được nêu tại các bảng đính kèm dưới đây. 3. Hiệu quả đầu tư Kết quả tính toán trong dự án cho 2 phương án: tự khai thác và cho thuê định hạn cho thấy, các chỉ tiêu tài chính NPV, IRR, BCR, thời gian hoàn vốn đầu tư đều đảm bảo như vậy dự án có hiệu quả kinh tế tài chính và khả năng trả nợ vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian quy định. Hiệu quả cụ thể của hai phương án trên đều tốt nên dù thị trường cước vận tải hay cước cho thuê tàu có biến động thì cả hai phương án tính toán đều có thể khai thác tàu hiệu quả thể hiện qua bảng sau đây: TT Chỉ tiêu Phương án cho thuê định hạn Phương án cho thuê khai thác 1 2 3 4 Giá trị hiện tại ròng - VPV Tỷ suất nội hoàn - IRR Thời gian hoàn vốn Hệ số sinh lời - BCR 126.255.000.000 16,28% 8 năm 9 tháng 1,24 96.857.000.000 14,21% 10 năm 6 tháng 1,12 Phần II một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất ở công ty vận tải biển bắc I. Một số kiến nghị Qua các phân tích tính toán nêu trên, có thể thấy rất rõ ràng việc đầu tư tàu hàng 22.056 DWT của công ty vận tải Biển Bắc đảm bảo có hiệu quả, thời gian hoàn vốn và có lãi khoảng 10 năm. Ngoài ra, dự án đầu tư 22.056 DWT mang tính khả thi dựa trên cơ sở: - Phù hợp với các Nghị định của Chính phủ và các văn bản pháp lý có liên quan. - Đáp ứng cho nhu cầu vận tải nội địa, vận tải trong khu vực ngày một cao. - Công ty vận tải Biển Bắc có kinh nghiệm quản lý, khai thác tàu đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dần tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường vận tải nội địa và trong khu vực - Cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý Công ty vận tải Biển Bắc có đủ trình độ và khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả đạt được sau đầu tư: - Về mặt kinh tế: Tàu được đưa vào hoạt động sẽ góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của công ty. Doanh thu mỗi năm tăng khoảng hơn 70 tỷ đồng, nộp ngân sách hàng trăm triệu đồng/ năm, mở rộng và tăng năng lực sản xuất của công ty, phân bổ thêm được quản lý phí của công ty, góp phần vào sự ổn định và phát triển của công ty. - Về mặt xã hội: giải quyết công ăn việc làm, ổn định và nâng cao đời sống cho CBCNV của Công ty vận tải Biển Bắc - Về mặt phát triển chung: việc đầu tư thêm 1 tàu hàng 22.056 DWT, 11 tuổi sẽ thực hiện được việc cơ cấu lại đội tàu của công ty theo hướng trẻ hoá, hiện đại hoá. Đầu tư thêm tàu mới ẽ làm tăng trưởng trọng tải đội tàu của công ty, góp phần phát triển chung của toàn tổng công ty cũng như ngành Hàng hải Việt Nam. II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu từ sản xuất ở Công ty vận tải Biển Bắc 1. Giải pháp về vốn: Về thu hút vốn: đầu tư sản xuất cần 1 khối lượng vốn lớn, lại nằm khe đọng lâu, việc thiếu vốn đến chậm hoàn thành các dự án và hiệu quả hoạt động sản xuất vì thế để chủ động trong hoạt động đầu tư sản xuất đem lại hiệu quả cao việc chủ động vốn đầu tư là rất quan trọng. Đối với vốn chủ sở hữu: đầu tư sản xuất là để tạo ra tài sản cố định nâng cao năng lực sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt có doanh thu, lợi nhuận cao và với lợi nhuận này sẽ bổ sung vào nguồn vốn để tiếp tục đầu tư chính vì thế để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. Muốn vậy công ty cần phải thực hiện 1 số giải pháp: Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đầu tư, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng và sát với thực tế, bởi vì kế hoạch là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, chiến lược sản xuất kinh doanh đúng đắn làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện , đồng thời kế hoạch cũng là công cụ giúp cho lãnh đạo công ty điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Muốn tăng vốn chủ sở hữu tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, thực hiện hành tiết kiệm, áp dụng khoa học tiến bộ kỹ thuật để làm giảm chi phí sản xuất tăng lợi nhuận cho tổng công ty. Đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn của các dự án đầu tư. Đồng thời đẩy nhanh việc cổ phần hoá các đơn vị thành viên. Vốn tín dụng: Nguồn vốn tín dụng hiện đang chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư của tổng công ty, là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư, bất cứ 1 tín hiệu nào từ nguồn vốn này cũng sẽ tác động lớn đến hoạt động đầu tư của công ty vì thế công ty cần phải xây dựng kế hoạch vay vốn cụ thể và chính xác về khối lượng vay cần thiết. Đối với các dự án vay vốn cần tính toán kỹ chi phí và hiệu quả dự án, đánh giá phương án hoạt động, đảm bảo khả năng thu hồi và trả nợ. Công ty cần tranh thủ nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cho các dự án có lợi ích kinh tế xã hội cao, việc tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi sẽ giảm bớt phần nào chi phí về vốn, muốn vậy cần đẩy nhanh và nâng cao chất lượng việc lập các báo cáo nghiên cứu khả thi. Chấp hành nghiêm túc các quy định của ngân hàng khi vay vốn đặc biệt là về thời hạn thanh toán lãi vay và gốc, tạo uy tín với các ngân hàng, duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài. Bên cạnh đó cần phải luôn đề cao uy tín trên thị trường thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc huy động vốn từ chính cán bộ công nhân viên trong nội bộ công ty cũng là một giải pháp, nó một mặt bổ sung thêm vào nguồn vốn, mặt khác gắn bó cán bộ công nhân viên với công ty, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người lao động với hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. Với việc đa dạng hoá nguồn vốn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đầu tư ở công ty. Với lượng vốn đủ và cung cấp kịp thời, sẽ tạo điều kiện khai thác các cơ hội mới, nâng cao hiệu quả đầu tư. Về sử dụng vốn: sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cũng là 1 cách để tạo thêm vốn. Công ty nên có kế hoạch tập hợp nhu cầu sử dụng vật tư, kim khí, máy móc, phụ tùng thay thế cho việc đóng mới cũng như sửa chữa các phương tiện thiết bị vận tải. Trong tình trạng giá của của các laọi kim khí luôn luôn biến động như hiện nay thì việc tính toán mua và dự trữ phải được cân nhắc kỹ. 2. Xây dựng các chủ trương, kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư đi đúng hướng và hiệu quả hơn. Kế hoạch đầu tư là khâu kế tiếp và cụ thể hoá nội dung định hướng của chiến lược và quy hoạch đầu tư sản xuất, là quá trình xác định mục tiêu của hoạt động đầu tư sản xuất và đề xuất những giải pháp tốt nhất để đạt mục tiêu đó với hiệu quả cao. Kế hoạch đầu tư phản ánh khả năng huy động vốn. Kế hoạch đầu tư cho phép phối hợp hoạt động giữa các bộ phận ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp, một kế hoạch đầu tư hợp lý có tác dụng giảm bớt những thất thoát và đầu tư lãng phí. Để nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất cần đổi mới nâng cấp chất lượng của công tác kế hoạch và quản lý hoạt động đầu tư sản xuất. Công tác kế hoạch hoá đầu tư phải quán triệt những nguyên tắc chủ yếu sau: Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của ngành CTVT, của công ty, các chiến lược, quy hoạch phát triển là cơ sở khoa học để lập kế hoạch đầu tư trong phạm vi nền kinh tế cũng như của ngành, của công ty. Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung, cầu của thị trường. Tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư cái gì, bao nhiên vốn, đầu tư khi nào. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường để quyết định phương hướng đầu tư mới nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư. Coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường. Dự báo là công cụ để kế hoạch. Trong cơ chế thị trường, kế hoạch định hướng giữ vị trí rất quan trọng nên cần phải phát huy hiệu quả công tác dự báo cả trong ngắn hạn và dài hạn, dự báo cung, cầu sản phẩm, dự báo vốn và nguồn vốn đầu tư, dự báo tình hình đầu tư các chủ thể. 3. Các giải pháp thị trường Đầu tư sản xuất ở công ty vận tải Biển Bắc với mục đích để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc kinh doanh trực tiếp chính vì thế nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ cần thiết để tìm ra cơ hội đầu tư. Công ty cần xây dựng hệ thống thông tin, đảm bảo khả năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin về thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường để xác định khả năng cung cầu tránh trường hợp mất cân đối cung cầu. Dành một lượng vốn đầu tư hợp lý cho việc nghiên cứu, xác định thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng về quy mô, cơ cấu và quy luật vận động của các loại thị trường, từ đó xác định quy mô và cơ cấu đầu tư hợp lý. Tìm kiếm và ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp lớn có khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào lâu dài, đảm bảo chất lượng giúp quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục và ổn định. Tuỳ vào mục tiêu từng thời kỳ để xác định chiến lược giá cả, thu hút khách hàng. Đồng thời tiến hành ký kết hợp đồng với khách hàng, có chính sách hỗ trợ tín dụng hợp lý cho khách hàng. 4. Một số giải pháp khác 4.1. Tăng cường giám sát và đánh giá ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư Giám sát quá trình đầu tư là công việc mang tính liên tục nhằm kiểm tra theo dõi dự án về tiến độ thời gian, chi phí và tiến hành thực hiện nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất những biện pháp và hành động cần thiết để thực hiện nhằm đánh giá thường xuyên mức độ hoàn thành và đề xuất những biện pháp và hành động cần thiết để thực hiện thành công dự án. Giám sát dự án có vai trò rất quan trọng, đảm bảo dự án đúng tiến độ đặt ra, đảm bảo chất lượng và giữ chi phí trong phạm vi ngân sách được duyệt. Chính vì thế công ty cần nâng cao vai trò trách nhiệm của bộ phận giám sát. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khối lượng công việc thực hiện, giá trị, kỹ thuật. Công ty cần thiết lập bộ phận giám sát có trình độ chuyên môn và tư cách đạo đức, quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân và tổ chức giám sát, để đảm bảo chất lượng cũng như tính hiệu quả của công cuộc đầu tư. 4.2. Nâng cao năng lực của phương tiện, thiết bị, máy móc công nghệ Hiện nay năng lực phương tiện, thiết bị, máy móc của công ty chưa được khai thác hết, đó là 1 sự lãng phí lớn mà công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới, có như vậy thì mới có thể nâng cao hơn nữa, năng lực của phương tiện, thiết bị công ty cần chú ý một số vấn đề sau: Tiến hành mua sắm phương tiện thiết bị thông qua đấu thầu để lựa chọn phương tiện, thiết bị tối ưu nhất. Nâng cao chất lượng đóng mới phương tiện và sửa chữa phương tiện thiết bị cũng bằng cách đầu tư mua sắc những thiết bị cơ khí, quy trình công nghệ tiên tiến. 4.3. Kiến nghị với Nhà nước Nhà nước cần phải tạo ra môi trường kinh tế, xã hội, chính trị ổn định và thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, đảm bảo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi cũng như hỗ trợ vốn cho công ty, tạo điều kiện để cho công ty được vay vốn ở các ngân hàng quốc doanh với lãi suất ưu đãi. Nhà nước cần đơn giản hoá thủ tục cấp phép đầu tư để các dự án được triển khai nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án nhanh đưa vào vận hành khai thác. Kết luận Là một công ty Nhà nước được thành lập tương đối sớm, tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng những kết quả này là chưa xứng với tiềm năng và năng lực của một công ty Nhà nước. Trong quá trình hội nhập và phát triển như vũ bão hiện nay bất cứ một bước thụt lùi so với các doanh nghiệp khác. Để vượt qua được những khó khăn này thì không có cách nào là phải đầu tư phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường và để hiệu quả tốt trong quá trình đầu tư thì một đòi hỏi đặt ra đó là phải có sự tổ chức quản lý đầu tư chặt chẽ hơn, chuyên môn hơn và cần phải có đội ngũ cán bộ có năng lực cũng như phẩm chất. Đó là điều hết sức bức thiết mà công ty cần phải thực hiện trong thời gian tới. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQT145.docx
Tài liệu liên quan