Tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư – phát triển Việt Nam: CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ – PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH THUỘC NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ – PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1. lịch sử ra đời của công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Tên Tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Tên tiếng Anh: Financial Leasing Company of Bank for Investment and Development of Viet Nam.
Tên giao dịch: BLC
Địa chỉ: tầng 12, tháp A, toà nhà Vincom City Towers – 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Nội dung hoạt động theo Giấy phép hoạt động số 08/GP-CTCTTC ngày 27/10/1998:
Cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê theo mục đích kinh doanh hợp pháp.
Tư vấn, nhận bảo lãnh cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính;
Thực hiện các nghiệp vụ k...
94 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư – phát triển Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ – PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH THUỘC NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ – PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1.1. lịch sử ra đời của công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Tên Tiếng Việt: Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
Tên tiếng Anh: Financial Leasing Company of Bank for Investment and Development of Viet Nam.
Tên giao dịch: BLC
Địa chỉ: tầng 12, tháp A, toà nhà Vincom City Towers – 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Nội dung hoạt động theo Giấy phép hoạt động số 08/GP-CTCTTC ngày 27/10/1998:
Cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê theo mục đích kinh doanh hợp pháp.
Tư vấn, nhận bảo lãnh cho khách hàng về những dịch vụ có liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính;
Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng cho phép.
Trải qua hơn 5 năm hoạt động, Công ty đã phát triển không ngừng với dư nợ và lợi nhuận tăng liên tục qua các năm. Với trụ sở chính đặt tại Hà Nội, một chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và một chi nhánh tại Đà Nẵng, hoạt động cho thuê của Công ty đã trải dài trên khắp đất nước với khách hàng đa dạng và chủng loại tài sản cho thuê phong phú.
Năm 1995, trước sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho thuê trên thế giới và nhận thấy những điểm ưu việt của dịch vụ tài chính mới này trong việc dẫn vốn để đầu tư thiết bị máy móc trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra Quyết định số 149/QĐ-NH5 về việc ban hành Thể lệ tín dụng thuê mua. Theo đó, Công ty Tín dụng thuê mua trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chính thức được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 128/QĐ-NH5 ngày 26/4/1995 về việc thành lập Công ty chuyên doanh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên cũng giống như Phòng Tín dụng thuê mua tại các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác, Công ty Tín dụng thuê mua ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam rất vướng mắc trong hoạt động cho thuê tài chính. Trước tình trạng trên, để tạo ra một hành lang thông thoáng hơn cho hoạt động cho thuê, ngày 9/10/1995 Chính Phủ đã ban hành Nghị định 64/CP quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Công ty tín dụng thuê mua trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, sau 3 năm hoạt động cho thuê một cách dè dặt như một chi nhánh trực thuộc của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngày 4/9/1998 Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, tiền thân là Công ty tín dụng thuê mua, đã chính thức được thành lập theo Quyết định số 305/1998/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Công ty Cho thuê tài chính – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập và là một trong những Công ty cho thuê tài chính được thành lập rất sớm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tài chính.
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một pháp nhân; là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; được Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cấp vốn điều lệ; có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quy định tại Điều lệ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
1.2. Cơ cấu tổ chức
1.2.1. Nguyên tắc tổ chức và điều hành
- Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chịu sự quản lý của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về vốn, về kế hoạch phát triển kinh doanh, về tổ chức nhân sự và chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ.
- Công ty thực hiện các nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về tài chính, tín dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình.
- Công ty chịu sự quản lý, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng ĐT&PTVN.
1.2.2. Mô hình tổ chức
Từ một mô hình tổ chức rất đơn giản (chỉ gồm ban lãnh đạo, phòng Kinh doanh, phòng Tổng hợp và phòng Kế toán) với hơn 10 nhân viên vào năm 1999, hiện nay, cùng với chương trình “Hiện đại hoá” của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, mô hình tổ chức của công ty đã được cơ cấu lại cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Hiện tại, quy mô của Công ty đã được mở rộng với mô hình tổ chức đầy đủ hơn bao gồm: Ban Giám đốc, 2 Phòng Kinh doanh, Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng, Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức hành chính và Phòng Kiểm soát nội bộ. Sơ đồ mô hình tổ chức công ty như sau:
Sơ đồ 1.1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ĐẦU TU VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
PHÒNG KIỂM TRA, KIỂM TOÁN NỘI BỘ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH II
PHÒNG THẨM ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG
PHÒNG KINH DOANH I
PHÒNG TỔ CHỨC – HÀNH CHÍNH VÀ PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
PHÒNG KẾ TOÁN
PHÒNG KẾ HOẠCH – TỔNG HỢP
1.2.3. Chức năng của các phòng
Ban Giám đốc: Ban Giám đốc gồm một Giám đốc và một Phó Giám đốc được Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty.
Khối kinh doanh: gồm 2 phòng Kinh doanh được tổ chức theo địa dư hành chính có nhiệm vụ thực hiện công việc kinh doanh chính của công ty là cho thuê tài chính, thu nợ, thu lãi và mọi công việc liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính. Ngoài ra, Phòng Kinh doanh còn thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ các Chi nhánh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và từ các đơn vị bên ngoài hệ thống phục vụ cho mục đích tăng trưởng dư nợ của công ty. - Tiếp thị khách hàng
- Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định sơ bộ.
- Thẩm định dự án thuê tài chính, đưa ra ý kiến độc lập về việc tài trợ hay không tài trợ dự án thuê tài chính và trình Ban lãnh đạo Công ty. Thông báo cho khách hàng quyết định của Công ty về dự án thuê của khách hàng.
- Triển khai cho thuê tài chính ( ký kết các hợp đồng cho thuê tài chính, hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh ( nếu có); Ký hợp đồng mua bán; Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu ; Đăng ký tài sản cho thuê; Bàn giao tài sản cho thuê tài chính, thanh toán tiền mua theo các điều khoản qui định của hợp đồng đã ký kết ; Lập lịch thanh toán tiền thuê; thanh lý hợp đồng kinh tế).
- Theo dõi thu nợ gốc, lãi, xử lý các vấn đề phát sinh, lưu giữ quản lý hồ sơ và chế độ báo cáo , điều chỉnh kỳ thanh toán tiền thuê, gia hạn thời hạn thuê ( nếu có); Giảm tiền lãi cho thuê tài chính ( nếu phù hợp với qui định của Công ty và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam); kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh của bên thuê; kiểm tra tài sản sau khi cho thuê; Xử lý chấm dứt hợp đồng trước hạn, thu hồi tài sản thuê ( nếu có); lưu giữ quản lý hồ sơ thuê tài chính.
- Thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên thuê.
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh theo phạm vi được phân công theo đúng qui định của phát luật và các quy trình Cho thuê tài chính (Thực hiện các biện pháp phát triển kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh, góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả tín dụng của Công ty cho thuê tài chính.
Tham gia ý kiến đối với chiến lược kinh doanh của Công ty, kế hoạch kinh doanh hàng năm.
Tham gia ý kiến đối với các qui trình, qui chế liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính.
Phối hợp với các phòng ban của Công ty để thực hiện các công việc chung của Công ty ( kế toán, tổ chức, đào tạo...)
Lập báo cáo định kỳ, phân tích, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các công việc kinh doanh.
Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng: thuộc khối quản lý kinh doanh có nhiệm vụ thẩm định và đưa ra ý kiến độc lập về cho thuê tài chính đối với các dự án thuê tài sản thuộc loại khó chuyển nhượng trên thị trường, tài sản có giá trị lớn hoặc thời gian thuê dài, dự án thuê có tỷ lệ trả trước của khách hàng thấp (15-25%). Phòng còn có nhiệm vụ quản lý và xử lý rủi ro cho thuê tài chính, thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến cho thuê tài chính.
Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định theo quy định của Nhà nước và các qui trình nghiệp vụ liên quan (Quy trình thẩm định, cho thuê tài chính...) của Công ty đối với các dự án thuê tài chính; đánh giá tài sản đảm bảo thuê tài chính về tính pháp lý, giá trị, tính khả mại (nếu có); có ý kiến độc lập (đồng ý hoặc không đồng ý hoặc đưa ra các điều kiện) về việc cho thuê tài chính
Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc Công ty để xây dựng những văn bản hướng dẫn công tác thẩm định, xây dựng chương trình và các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định theo quy định, quy trình của nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty về công tác thẩm định.
Chịu trách nhiệm quản lý thông tin (thu thập, tổng hợp, lưu trữ, cung cấp) về kinh tế kỹ thuật, thị trường phục vụ công tác thẩm định đầu tư, thẩm định cho thuê tài chính
Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quá trình quản lý rủi ro, quản lý tín dụng và theo nhiệm vụ của Phòng (tham gia ý kiến về xác định mức phán quyết tín dụng, cấp tín dụng đối với khách hàng, xếp loại khách hàng, phân loại tín dụng theo mức độ rủi ro).
Tham gia ý kiến về chính sách cho thuê tài chính của Công ty (cơ cấu tài sản cho thuê, cơ cấu khách hàng, đánh giá danh mục đầu tư cho thuê của Công ty). Tham gia ý kiến và phối hợp với các phòng trong việc tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của Công ty.
Lập các loại báo cáo về công tác thẩm định theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
Phòng tín dụng
Thực hiện nhiệm vụ quản trị tín dụng trong hoạt động cho thuê tài chính
Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của Công ty theo quy trình, quy định của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và của Công ty:
- Xếp loại khách hàng, phân loại nợ theo mức độ rủi ro tín dụng;
- Có ý kiến độc lập về khoản cho thuê tài chính, bảo lãnh (đồng ý hay không đồng ý, hoặc bổ sung điều kiện cho thuê, điều kiện giải ngân), về đánh giá tài sản đảm bảo nợ (tính pháp lý, định giá, tính khả mại).
- Giám sát thực hiện hạn mức và việc chấp hành chính sách, quy chế, quy trình cho thuê tài chính của Phòng kinh doanh và các phòng liên quan.
- Quản lý danh mục đầu tư cho thuê của Công ty; định kỳ giám sát đánh giá toàn diện danh mục đầu tư cho thuê.
- Giám sát, đánh giá chất lượng tín dụng; quản lý các khoản nợ xấu (phát hiện, phân tách nguyên nhân, đề xuất biện pháp quản lý, phương án xử lý, trình xử lý và đôn đốc thu hồi sau xử lý).
- Giám sát thực hiện giới hạn cho thuê tài chính, các chỉ tiêu kế hoạch cho thuê tài chính được giao của Công ty
Đầu mối tham mưu, đề xuất với Giám đốc Công ty xây dựng chính sách cho thuê tài chính, các văn bản hướng dẫn công tác cho thuê, kế hoạch phát triển cho thuê của Công ty, kế hoạch, giải pháp quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của Công ty, các sản phẩm mới về cho thuê tài chính.
Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an toàn pháp lý trong hoạt động cho thuê tài chính của Công ty.
Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình cho thuê tài chính, quy trình quản lý rủi ro theo chức trách của phòng.
Đầu mối quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) về quản lý tín dụng, thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng và lập các loại báo cáo quản lý tín dụng theo quy định.
Thư ký Hội đồng Tín dụng, Hội đồng xử lý nợ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
Phòng Kiển tra và kiểm toán nội bộ: Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm toán nội bộ các Phòng tại hội sở chính của Công ty và các đơn vị trực thuộc, kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ theo đúng pháp luật, các quy định hiện hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong toàn công ty.
Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và thực hiện các hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch, các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Kiểm toán đột xuất từng bộ phận nghiệp vụ hay lĩnh vực hoạt động theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát Công ty.
Kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với tất cả các đơn vị ,bộ phận, các hoạt động của Công ty (cơ chế, chính sách, thủ tục, quy trình hoặc các vấn đề trong hoạt động) dựa trên mức độ rủi ro (cao, trung bình hoặc thấp) và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Đối với tất cả những vấn đề có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Công ty, kiểm toán nội bộ cần thông báo kịp thời về bản chất và ảnh hưởng của chúng đối với hoạt động của Công ty và đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm ngăn ngừa, khắc phục những vấn đề này.
Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; kiến nghị xử lý những vi phạm; đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Đánh giá mức độ phù hợp của hoạt động nhằm ngăn ngừa, khắc phục những điểm yếu đã được báo cáo, các hoạt động nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ; và theo dõi cho đến khi các vấn đề này được xử lý thoả đáng.
Lập báo cáo kiểm toán; thông báo và đệ trình kịp thời các kết quả kiểm toán nội bộ cho các bên hữu quan trong và ngoài Công ty theo đúng các chính sách, quy trình, quy định của Công ty và theo pháp luật.
Phát triển, chính sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của hoạt động ngân hàng.
Thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng công tác kiểm toán nội bộ.
Thiết lập hồ sơ về trình độ năng lực và các yêu cầu cần thiết đối với kiểm toán viên nội bộ để làm cơ sở tuyển dụng, đề bạt, luân chuyển cán bộ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; Tham gia các lớp đào tạo và tự đào tạo nhằm nâng cao và đảm bảo năng lực chuyên môn cho kiểm toán viên nội bộ.
Là đơn vị đầu mối phối hợp với các cơ quan bên ngoài đối với những công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
Tư vấn cho Ban điều hành, Hội đồng quản trị Công ty và các bộ phận nghiệp vụ áp dụng quy trình nghiệp vụ mới hoặc sửa đổi những quy trình nghiệp vụ đã ban hành; cơ chế quản trị, điều hành; quy trình nhận dạng, đo lường đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro, phương pháp đánh giá vốn; hệ thống thông tin, hạch toán, kế toán; thực hiện các nghiệp vụ, sản phẩm mới với điều kiện không ảnh hưởng tới tính độc lập của kiểm toán nội bộ.
Phòng Tổ chức – Hành chính: Thực hiện và tham mưu cho Giám đốc vấn đề tổ chức cán bộ và các vấn đề liên quan theo đúng chính sách pháp luật, chế độ quy định của Nhà nước và của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Thực hiện công tác hành chính quản trị của công ty.
Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, quản lý hành chính văn phòng; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của Công ty theo quy định.
Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc Công ty về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của Công ty (tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm….) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với người lao động theo Nội quy lao động, Thoả ước lao động tập thể, Công tác thi đua khen thưởng.
Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ tục mở chi nhánh mới.
Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung cấp...) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định.
Thư ký Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng nâng lương, Hội đồng tuyển dụng…
Thực hiện các công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của Công ty, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động của cán bộ công nhân viên; trực tiếp quản lý, mua sắm, bảo quản tài sản đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm theo qui định.
Quản lý và sử dụng con dấu của cơ quan đúng qui định; thực hiện công tác văn thư lưu trữ tại Công ty (các văn bản đi đến).
Phòng Kế hoạch tổng hợp: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các chính sách khách hàng, lãi suất và huy động vốn. Tổng hợp các báo cáo. Thực hiện công tác pháp chế chế độ, nghiên cứu khoa học và công tác điện toán.
Nhiệm vụ kế hoạch phát triển, tổng hợp, nguồn vốn gồm:
- Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích môi trường kinh doanh; xây dựng kế hoạch kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn,…
- Lập, theo dõi kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh (5 năm, 3 năm, hàng năm), xây dựng chương trình hành động (năm, quý, tháng) để thực hiện kế hoạch kinh doanh.
- Xây dựng chính sách khách hàng, chính sách maketing, cơ cấu khách hàng, cơ cấu tài sản cho thuê lĩnh vực cho thuê.
- Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan về an toàn trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Thư ký Hội đồng quản lý tài sản Nợ của Công ty.
- Tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, thông tin cho thuê tài chính, dự phòng rủi ro.
- Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, các hệ số hiệu quả kinh doanh của Công ty; xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ, chính sách lãi suất huy động, giá vốn.
- Xây dựng các đề án thành lập các Chi nhánh trực thuộc, Văn phòng đại diện của Công ty theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty.
- Thực hiện việc huy động vốn theo qui định
- Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn trong phạm vi toàn Công ty.
- Nắm bắt, phân tách, dự báo lãi suất trên thị trường.
- Quản lý, khai thác, cân đối và chu chuyển các nguồn vốn.
- Đề xuất, tham mưu, tham gia triển khai các biện pháp huy động vốn.
- Căn cứ nhu cầu, khả năng về nguồn vốn để tham gia xây dựng, giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
- Đánh giá điều chuyển vốn nội bộ, chi phí vốn.
- Tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, thị trường mở, thị trường vốn trong nước và quốc tế theo phân cấp, phân công (nếu có)
- Tham gia ý kiến về nguồn vốn, lãi suất, thời hạn đối với các dự án đầu tư theo qui định.
- Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày của Công ty
- Thường xuyên báo cáo lãi suất huy động bình quân nguồn vốn, lãi suất cho thuê của Công ty và hàng tháng có thông báo lãi suất huy động bình quân đầu vào tháng hiện tại để làm căn cứ cho thuê đối với các phòng có liên quan đến công tác kinh doanh theo qui định.
Nhiệm vụ pháp chế chế độ:
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ pháp lý của Công ty như: hồ sơ thành lập Công ty, hồ sơ thành lập Chi nhánh Công ty,...
- Hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ.
- Trực tiếp và phối hợp với các phòng chức năng xây dựng các văn bản chế độ trong phạm vi Công ty.
- Tham gia các đoàn kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ của Chi nhánh Công ty theo chỉ đạo của Giám đốc Công ty.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc những vấn đề pháp lý để Công ty hoạt động đúng pháp luật, nhất là những vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập các đơn vị trực thuộc, soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng, những vấn đề trực tiếp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của Công ty.
- Làm đầu mối liên hệ với các phòng chức năng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền khác để tham mưu cho Ban Giám đốc những vấn đề liên quan đến pháp chế, chế độ.
- Tư vấn cho các bộ phận, phòng chức năng, chi nhánh về các vấn đề có liên quan đến pháp lý khi có yêu cầu.
- Hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về mặt pháp lý cho các đơn vị trong công ty theo quy định của pháp luật.
- Xử lý các vướng mắc khi thực hiện các quy định của văn bản chế độ do Phòng Kế hoạch tổng hợp (bộ phận pháp chế) làm chủ biên.
- Thông báo danh mục văn bản ban hành, danh mục văn bản còn hiệu lực và hết hiệu lực theo định kỳ.
- Quản lý tủ sách pháp luật của Công ty, hàng năm mua sách bổ sung cho tủ sách pháp luật của Công ty.
- Sao, công chứng, chứng thực hồ sơ pháp lý về Công ty để thực hiện yêu cầu hoạt động của phòng Kế hoạch tổng hợp và các đơn vị trong công ty.
- Đề xuất phương hướng xử lý, chuẩn bị tài liệu, tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty.
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, ISO.
Công tác thông tin truyên truyền
- Phụ trách công tác thông tin tuyên truyền của Công ty
- Xây dựng và phát triển trang web của Công ty
- Quảng cáo và đưa ra các giải pháp biện pháp để xây dựng thương hiệu Công ty.
- Xây dựng , phát triển và nâng cao chất lượng các phương thức tuyên truyền của Công ty theo chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty và Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (bản tin, website, các phương tiện truyền thụng,…)
- Tuyên truyền các chủ trương, chính sách có liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính của Công ty, hoạt động của BIDV và Ngân hàng nhà nước theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức thiết kế/ trực tiếp thiết kế các mẫu ấn phẩm giới thiệu chung, giới thiệu các sản phẩm cho thuê, dịch vụ ngân hàng của BIDV đến khách hàng
- Sưu tập, lưu trữ, quản lý cỏc tư liệu, hình ảnh về hoạt động của Công ty, BIDV, xõy dựng và quản lý Phòng Truyền thống của Công ty.
Phòng Tài chính kế toán: Thực hiện công tác kế toán tài chính cho toàn bộ hoạt động của công ty. Lập báo cáo tài chính của toàn công ty, tham mưu cho Ban Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính kế toán.
Công tác kế hoạch:
- Lập kế hoạch tài chính hàng năm ; phối hợp cùng các phòng liên quan lập kế hoạch kinh doanh của Công ty.
- Bảo vệ kế hoạch Tài chính với các cơ quan chức năng có liên quan.
- Thực hiện việc quyết toán tài chính năm, quyết toán thuế với các cơ quan quản lý.
- Phối hợp cùng Phòng Tổ chức hành chính lập kế hoạch mua sắm, thanh lý tài sản cố định
- Xây dựng, thực hiện kế hoạch công tác tháng , quý của Phòng.
Công tác quản lý tài chính và tài sản:
- Tổ chức thực hiện quản lý, theo dõi, hạch toán đầy đủ toàn bộ vốn, quỹ, tài sản của Công ty và tham mưu cho Giám đốc Công ty về việc hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp thuế, trích lập quản lý và sử dụng các quỹ, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ của Nhà nước và của Ngành.
- Lập kế hoạch về phương án trích lập, phân phối các quỹ và báo cáo tình hình sử dụng quỹ
- Trình Giám đốc Công ty trong việc phê duyệt phương án phân phối quỹ thu nhập trong toàn Công ty.
- Lập báo cáo phân tích tài chính theo qui định của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Công tác kế toán:
- Tổ chức thực hiện việc hạch toán kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán do cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền ban hành phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kịp thời đúng qui định về hạch toán kế toán các nghiệp vụ Cho thuê tài chính, các nghiệp vụ giao dịch nội bộ.
- Lập, tổng hợp cung cấp các báo cáo thống kê định kỳ, đột xuất theo qui định cho các cơ quan chức năng và sự phân công của Giám đốc.
- Chỉ đạo, hướng dẫn chế độ kế toán của đơn vị thành viên trong lĩnh vực tài chính - Kế toán, đản bảo tính thống nhất trong toàn Công ty và theo đúng chế độ tài chính - kế toán hiện hành.
- Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đối với các đơn vị thành viên về nội dung chấp hành chính sách, chế độ tài chính, chấp hành chế độ hach toán kế toán ; an toàn tài sản, tiền vốn.
- Thực hiện đào tạo tại chỗ đối với cán bộ kế toán được quyền đề xuất với Giám đốc Công ty trong việc cử cán bộ đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
Công tác kho, quỹ:
- Thực hiện công tác quản lý kho quỹ theo đúng chế độ quy định. Đảm bảo an toàn tài sản của Công ty: Có nhiệm vụ giao nhận và bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá của Công ty, tổ chức thực hiện tốt công tác kho - quỹ theo đúng chế độ qui định.
- Có nhiệm vụ tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định hiện hành của Nhà nước và của ngành.
Công tác điện toán:
- Vận hành hệ thống máy chủ, đảm bảo hệ thống máy móc tại Công ty luôn hoạt động tốt.
- Quản lý hệ thống mạng nội bộ, chương trình phần mềm hiện có tại Công ty, đảm bảo tính an toàn, bảo mật của hệ thống dữ liệu.
- Thực hiện hỗ trọ Phòng Tài chính Kế toán và các Phòng Ban khác trong Công ty về lĩnh vực tạo báo cáo, chiết xuất dữ liệu từ chương trình hiện có.
- Chủ động đề xuất Ban Giám đốc những giải pháp, kiến nghị về các lĩnh vực:
+ Bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị khi cần thiết.
+ Những tồn tại bất cập của hệ thống phần mềm đang sử dụng; đề xuất, kiến nghị những giải pháp, biện pháp đối với hệ thống phần mềm đang quản lý tại Công ty.
+ Được đề nghị Ban Giám đốc cử đi học các lớp nâng cao trình độ, nghiệp vụ về lĩnh vực tin học để nâng cao kiến thức phục vụ công việc một cách tốt hơn.
Công tác chế độ:
- Nghiên cứu chính sách, chế độ của Nhà nước và của ngành áp dụng vào thực tế của Công ty để tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng chế độ kế toán - tài chính nội bộ.
- Nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn quy chế tài chính của Công ty, chế độ kế toán, quy trình nghiệp vụ kế toán cho toàn Công ty.
- Xây dựng các văn bản nội bộ liên quan đến công tác tài chính kế toán của Công ty và Chi nhánh (nếu có).
Sơ đồ1.2: Quy trình cho thuê tài chính có thể được mô tả như sau:
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Hợp đồng thuê
Hợp đồng mua
Quyền sở hữu
thiết bị
Trả tiền thuê
Trả tiền mua
Quyền sử dụng
thiết bị
NHÀ SẢN XUẤT HOẶC CUNG ỨNG THIẾT BỊ
NGƯỜI THUÊ
Giao thiết bị
Bảo dưỡng và áp tùng
Trả tiền bảo dưỡng và mua phụ tùng
Trong quá trình diễn ra giao dịch thuê tài chính, Bên cho thuê và Bên thuê có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Bên cho thuê có quyền: Yêu cầu bên thuê cung cấp các báo cáo tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tài sản cho thuê; Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài sản cho thuê; Mua, nhập khẩu tài sản cho thuê theo yêu cầu của bên thuê; Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại khi bên thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính...
Bên cho thuê có nghĩa vụ: Ký hợp đồng mua tài sản với bên cung ứng theo các điều kiện đã được thoả thuận giữa bên thuê và bên cung ứng; Không chịu trách nhiệm về việc tài sản cho thuê không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận với bên cung ứng; Đăng ký quyền sở hữu, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê...
Bên thuê có quyền: Lựa chọn, thoả thuận với bên cung ứng về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, cách thức và thời hạn giao nhận, lắp đặt và bảo hành tài sản cho thuê, Trực tiếp nhận tài sản cho thuê từ bên cung ứng theo thoả thuận trong hợp đồng mua tài sản, Quyết định việc mua tài sản hoặc tiếp tục thuê sau khi kết thúc hợp đồng cho thuê tài chính, Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại khi bên cho thuê vi phạm hợp đồng cho thuê tài chính...
Bên thuê có nghĩa vụ: Cung cấp các báo cáo tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các vấn đề liên quan đến tài sản thuê; Tạo điều kiện để bên cho thuê kiểm tra tài sản cho thuê; Chịu trách nhiệm về sự lựa chọn, thoả thuận; Sử dụng tài sản thuê đúng mục đích, không được chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho cá nhân, tổ chức khác nếu không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản; Trả tiền thuê theo thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc nhập khẩu, thuế, lệ phí đăng ký quyền sở hữu, bảo hiểm đối với tài sản thuê; Chịu mọi rủi ro về việc mất mát, hư hỏng đối với tài sản thuê và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả do việc sử dụng tài sản thuê gây ra đối với tổ chức và cá nhân khác trong quá trình sử dụng tài sản thuê; Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê; Không được dùng tài sản thuê để thế chấp, cầm cố hoặc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác.
1.3. Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư trong những năm gần đây
Tuy công ty cho thuê tài chính mới được thành lập chưa lâu và còn phụ thuộc nhiều vào công ty mẹ, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Nhưng với khả năng của mình và sự vươn lên không ngừng của công ty nói chung và của toàn công nhân viên nói riêng, đã làm công ty lớn mạnh lên theo từng năm tháng. Mới bắt đầu thành lập su một năm công ty đã có hơn 60 dự án cho thuê lớn nhỏ, đến những năm tiếp theo số dự án đều tăng lên khoảng 100 dự án, trong đó số dự án cho vay với số vốn lớn chiếm đa số trong tổng số các dự án. Nhất là đầu năm 2007 này công ty đã có hơn 40 dự án đã qua thẩm định và cho vay như dự án cho thuê tàu biển, đoàn ơto, công trình điện, máy công nghiệp ….Nhờ có sự phát triển không ngừng của công ty , làm cho uy tín của công ty được tăng lên kéo thêo đó nguồn vốn của công ty cũng được tăng lên, do từ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, từ các quỹ tín dụng, các tổ chức khác. Nhờ có thể tạo được nguồn vốn từ nhiều nơi một cách thuận lợi, cộng với những diễn biến tích cực của nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty cho thuê tài chính sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của mình, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay theo dự án (cho vay trung và dài hạn) nói riêng.
Bảng 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRONG THỜI GIAN QUA
(Đơn vị: tỷ VND)
CHỈ TIÊU
2004
2005
2006
I. DOANH SỐ CHO VAY
1. Trung dài hạn
2. Cho vay khác
22555
10264(45,5%)
12291(54,5%)
28646
11685(40,8%)
15961(59,2%)
32223
13116(40,7%)
19107(59,3%)
II. TỔNG DƯ NỢ
1. Trung dài hạn
2. Cho vay khác
20474
12021(58,7%)
8453(41,3%)
23996
13625(56,8%)
10371(43,4%)
28180
15389(54,6%)
12791(45,4%)
III. NỢ QUÁ HẠN
Tỷ lệ nợ quá hạn/ å dư nợ
1214
5,9%
1028
4,3%
875
3,1%
IV. NỢ CHỜ XỬ LÝ
Tỷ lệ nợ chờ xử lý/ å dư nợ
1883
9,2%
1936
8,1%
2010
7.1%
Bảng 2: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY
Bảng 3: CƠ CẤU TỔNG DƯ NỢ
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam 2004.2005,2006)
Năm 2006 doanh số cho vay của công ty cho thuê tài chính đạt 32223 tỷ VND, tăng 12,49% so với năm 2005 và tăng 42,86% so với năm 2004. Đồng thời tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng với tốc độ khá cao từ 20474 tỷ VND tăng lên 28180 tỷ VND của năm 2006. Tại sao lại có tốc độ tăng trưởng như vậy ?là vì trong những năm gần đây các chủ đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều và lại có nhiều các công ty liên doanh, liên kết với nước ngoài được ra đời, VIệt Nam hiện tại là thành viên chính thức của tổ chức WTO. Ngoài những biến đổi tích cực về thị trường Việt Nam, đây còn là kết quả của nhiều cố gắng song song trong quản lý điều hành, cải tiến quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay của công ty và trong quản lý vĩ mô, hạn chế tình trạng kinh tế giảm phát gần đây của Nhà nước.
Tại thời điểm 31/12/2006, dư nợ quá hạn là 875 tỷ VND, chiếm 3,3% tổng dư nợ tín dụng thông thường nhưng dư nợ khó đòi là 453 tỷ VND (74,3%). Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ quá hạn đã thay đổi theo hướng tích cực, giảm dần qua các năm (2004: 5,9%; 2005: 4,3%; 2006: 3,1%), thể hiện sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thẩm định tìa chính các khoản cho vay kết hợp với việc tích cực thu hồi nợ quá hạn.
Tăng trưởng tín dụng cao còn biểu hiện qua tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ này tăng mạnh về số tuyệt đối mặc dù về số tương đối tăng không cao. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trên tổng tài sản của Ngân hàng cũng được đẩy mạnh về số lượng, đặc biệt trong ba năm 2004, 2005, 2006 như sau:
Bảng 4: CHO VAY/ TỔNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH TỪ (2004 – 2006)
(Đơn vị: tỷ VND)
2004 2005 2006
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho thuê tài chính 04-06)
Với thế mạnh về nguồn vốn nói chung và với nguồn vốn rồi rào từ công ty mẹ ngân hàng đầu tư & phát triển VIệt Nam. Công ty đã tích cực tham gia cho vay nhiều dự án lớn, trọng điểm của Quốc gia và các công trình quan trọng. Vốn tín dụng đầu tư cho nhiều đối tượng khác nhau, từ những lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ tới lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng: cho vay các Tổng Công ty bưu chính viễn thông, Vinamilk, VinaFood, Vinatea, các công ty hàng hải, cáp quang…. Hiện nay công ty cho thuê tài chính đang tiếp tục triển khai thẩm định cho vay và đồng tài trợ cho một số dự án lớn của nước ngoài đầu tư vào VIệt Nam, ngoài ra tiếp tục giải ngân cho các dự án xây dựng cơ bản và dự án trong chương trình kích cầu của Chính phủ.
Như vậy, kết quả tăng trưởng tín dụng của công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam trong thời gian qua đã được ghi nhận là khá cao và an toàn với những cố gắng tích cực của đội ngũ cán bộ thẩm định cũng như những cố gắng của toàn công ty và ban lãnh đạo nhằm từng bước hoàn thiện quy trình thẩm định, công tác thẩm định, hoàn thiện các khâu tín dụng cũng như các khâu trong hệ thống hoạt động của công ty.
II.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẨU TƯ TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ – PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1. Quy trình thẩm định.
1.1. Các bước thực hiện
Bước 1- Giao nhận hồ sơ
Tham chiếu theo qui định tại Qui trình cho thuê tài chính về tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ thuê tài chính.
Bước 2- Thẩm định hồ sơ dự án và khách hàng, lập báo cáo thẩm định trình Lãnh đạo Phòng
* Nội dung thẩm định
- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng: Tham chiếu tại qui trình cho thuê tài chính
- Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và uy tín của khách hàng: Tham chiếu tại qui trình cho thuê tài chính
- Thẩm định dự án đầu tư, hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của dự án (PL02, 03/QT-TĐ-04)
- Thẩm định về các điều kiện khác: Tài sản thuê (Giá mua tài sản thuê, công nghệ, thuộc tính…), điều kiện đảm bảo (trả trước, ký quỹ, bảo lãnh…), bên cung ứng.
- Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.
Trên cơ sở nội dung thẩm định, CBTĐ lập báo cáo thẩm định theo hướng dẫn tại PL04/QT-TĐ-04 trình Lãnh đạo Phòng.
* CBTĐ chịu trách nhiệm về sự đúng đắn, trung thực của kết quả thẩm định và ý kiến đề xuất trước Trưởng phòng thẩm định và Lãnh đạo công ty.
*Lãnh đạo Phòng chịu trách nhiệm:
- Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thuê tài chính, những nội dung cán bộ thẩm định đã nêu trong báo cáo thẩm định
- Chỉnh sửa, thêm những thông tin về khách hàng thuê và dự án (nếu có).
- Ký tên nếu thống nhất ý kiến với cán bộ thẩm định
- Ghi ý kiến độc lập bên dưới tờ trình nếu ý kiến không thống nhất
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về chất lượng thẩm định dự án thuê tài chính
Bước 3- CBTĐ trình hồ sơ thẩm định, báo cáo thẩm định lên Lãnh đạo Công ty
- Lãnh đạo Công ty sau khi kiểm tra, xem xét, cho ý kiến:
+ Nếu cần giải trình, làm rõ các vấn đề tại hồ sơ ® quay lại bước 2
+ Nếu chấp thuận, ghi ý kiến tại báo cáo thẩm định.
Bước 4- CBTĐ nhận hồ sơ thẩm định, báo cáo thẩm định sau khi có ý kiến của Lãnh đạo Công ty và thực hiện:
- Đóng dấu giáp lai vào báo cáo thẩm định, chuyển bản gốc cho Phòng Kinh doanh trực tiếp thụ lý hồ sơ
- Phôtô báo cáo thẩm định và thực hiện lưu hồ sơ theo qui định.
BẢNG THỜI HẠN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN THUÊ TÀI CHÍNH
(Đơn vị ngày)
STT
Người thực hiện
Thẩm định sơ bộ trên hồ sơ
Thẩm định thực tế,lập báo cáo thẩm định
Trình báo cáo thẩm định
DA ≤ 1 tỷ
DA > 1 tỷ
DA ≤ 1 tỷ
DA > 1 tỷ
DA ≤ 1 tỷ
DA > 1 tỷ
1
CBTĐ
03
05
03
07
2
TPTĐ
01
02
01
03
3
GĐ hoặc người được uỷ quyền
01
02
Tổng cộng
≤ 10 ngày
≤ 20 ngày
* Đối với các dự án tái thẩm định, thời gian tái thẩm định và gia quyết định tối đa không quá 07 ngày làm việc.
1.2.ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN TÁI THẨM ĐỊNH
- Lãnh đạo Phòng thẩm định hoặc cán bộ thẩm định tiếp nhận hồ sơ tái thẩm định, kiểm tra hồ sơ, vào sổ theo dõi và bàn giao cho cán bộ phụ trách đơn vị thành viên trực tiếp thẩm định.
- Trình tự tái thẩm định theo phụ lục PL05/QT-TĐ04, cán bộ thẩm định lập tờ trình theo mẫu BM 04/QT-TĐ-04, lãnh đạo Phòng Thẩm định kiểm tra, ký tên; Trình lãnh đạo Công ty.
- Phòng Thẩm định soạn thảo công văn thông báo quyết định của Lãnh đạo Công ty đối với dự án thuê tài chính, trình Trưởng phòng kiểm tra, sửa, ký nháy, trình Lãnh đạo Công ty ký, đóng dấu, gửi công văn cho Chi nhánh và thực hiện lưu hồ sơ theo quy định.
Dưới đây là bản lưu đồ thẩm định dự án thuê tài chính, qua lưu đồ này chúng ta sẽ thấy rõ được quy trình thẩm định của công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam. Sơ đồ 1.3: QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH CHI TIẾT CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
PHÒNG KINH DOANH
Giao hồ sơ thuê tài chính
Bổ sung, giải trình
Nhận báo cáo thẩm định
CÁN BỘ THẨM ĐỊNH
Chưa đủ điều kiện thẩm định
Nhận hồ sơ để thẩm định
Thẩm định
Chưa
rõ
Lập Báo cáo thẩm định
Lưu hồ sơ, tài liệu
Nhận lại hồ sơ và báo cáo thẩm định
Giáp lai b/c TĐ
TRƯỞNG PHÒNG
THẨM ĐỊNH
Tiếp nhận hồ sơ
Kiểm tra sơ bộ hồ sơ
Chưa đạt yêu cầu
Kiểm tra, kiểm soát
Đạt
Trình GĐ
GIÁM ĐÔC CÔNG TY
Xem xét, cho ý kiến chỉ đạo
Thẩm định là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình ra quyết định của một dự án đầu tư, cũng như rất quan trọng đối với công ty cho thuê tài chính. Thẩm định tốt sẽ cho một phương hướng đầu tư hợp lý hay nó cũng giúp cho công ty cho thuê tài chính quyết dịnh cho thuê đúng đắn, giúp cho các cán bộ tín dụng giải ngân đúng trong quá trình cho thuê. Giúp cho công ty sẽ tránh được những dự án kém hiệu quả, qua đó sẽ đem lại lợi nhuận cao cũng như dư nợ lớn và tỷ lệ khó đòi, nợ trung và dài hạn giảm. Dưới đây là bảng số liệu của một số tài sản dự án cho thuê dư nợ tháng 1/2007 của công ty cho thuê tài chính ngân hàng đâu tư – phát triển Việt Nam.
Bảng 5: SỐ LIỆU CỦA MỘT SỐ TÀI SẢN DỰ ÁN CHO THUÊ DƯ NỢ THÁNG 1/2007
Nhóm tài sản
Tổng tiền(VND)
Dây chuyền sản xuất
3,604,620,346
Máy giửa ảnh kỹ thuật số
9,605,067,386
Taxi
15,818,473,273
Thiết bị thi công – khai thác mỏ
20,267,143,485
Thiết bị thi công – xây lắp
33,809,278,733
Thiết bị vận tải bộ
50,491,639,180
Thiết bị vận tải thuỷ
24,889,672
Máy móc thiết bị khác
23,988,588,507
Tổng số tiền thu được
157,609,700,582
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty cho thuê tài chính )
1.3. Báo cáo thẩm định dự án cho thuê tài chính
CÁC NỘI DUNG ĐÃ THẨM ĐỊNH
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của từng dự án, khách hàng thuê tài chính, Cán bộ thẩm định có thể linh hoạt đưa ra phân tích, đánh giá, đề xuất; tuy nhiên phải đảm bảo có các nội dung sau:
1.3.1- Giới thiệu về khách hàng và dự án đề nghị thuê tài chính:
Về khách hàng thuê tài chính:
Hồ sơ pháp lý, tài chính:
-Tên DN :
- Ngày thành lập và hoạt động :
- Vốn điều lệ :
- Các thành viên tham gia góp vốn :
- Ngành nghề kinh doanh :
- Trụ sở:
- Điện thoại :
- Đại Diện :
- Kế toán trưởng :
- Tài Khoản VNĐ :
Giới thiệu về dự án:
- Tên dự án:
- Chủ đầu tư:
- Mục tiêu đầu tư:
- Địa điểm đầu tư:
- Nội dung đầu tư:
- Tổng vốn đầu tư: Trong đó:
+ Giá mua thiết bị:
+ Chi phí khác:
- Nguồn vốn dự kiến:
+ Vốn tự có tham gia trả trước:
+ Công ty CTTC tài trợ:
+ Vốn khác:
- Thời gian thực hiện:
- Tiến độ thực hiện:
1.3.2- Kết quả thẩm định về hồ sơ pháp lý và khách hàng thuê tài chính
Về tình hình tài chính
Nhận xét về kết quả SXKD:
- Kết quả hoạt động SXKD
- Hiệu quả SXKD
Nhận xét về tình hình tài chính
- Cơ cấu tài sản và khả năng tự tài trợ
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Về quan hệ tín dụng
1.3.3- Kết quả thẩm định dự án thuê tài chính
1.3.3.1- Giới thiệu về hồ sơ và dự án thuê tài chính.
Cán bộ thẩm định phải trình bầy một số nội dung tóm tắt về dự án để khi đọc phần này, người đọc Báo cáo có thể nắm được các nội dung chính và một số vấn đề có liên quan tới dự án.
Những nội dung chính của dự án đầu tư nhất thiết phải nêu là: tên dự án, tổng mức đầu tư (cơ cấu vốn cho từng nội dung đầu tư chính), chủ đầu tư, mục đích đầu tư, nguồn vốn đầu tư, đối tượng đầu tư, công suất thiết kế của dự án, địa điểm đầu tư, cơ cấu sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các nội dung liên quan khác (nếu thấy cần thiết).
Trên cơ sở đối chiếu với quy định hiện hành, xem xét về hồ sơ, Cán bộ thẩm định phải nêu rõ về việc hợp lý, hợp lệ, tính đầy đủ của hồ sơ dự án xin vay vốn, nêu rõ những hồ sơ còn thiếu, cần phải bổ sung.
1.3.3.2- Đánh giá về tài sản thuê
Tại phần này, Cán bộ thẩm định phải nêu rõ được các nội dung sau:
Công nghệ tài sản thuê (Hiện đại, tiên tiến hay không)
Tính thông dụng của tài sản thuê (Dễ hay khó chyển nhượng trên thị trường)
Chất lượng tài sản thuê (Mới hay cũ)
Giá cả tài sản thuê (So sánh với giá tài sản thuê cùng loại trên thị trường)
Đánh giá Bên cung ứng tài sản
1.3.3.3- Kết quả thẩm định về vốn đầu tư và các phương án nguồn vốn
Tại phần này, cán bộ thẩm định phải nêu rõ được các nội dung sau:
- Mức độ đầy đủ, hợp lý của tổng vốn đầu tư dự tính, có cần xem xét lại phần nào không?
- Việc phân bổ vốn đầu tư theo từng giai đoạn thực hiện có hợp lý không?
- Các nguồn vốn đầu tư đã có, mức độ khả thi của từng nguồn vốn như thế nào?
1.3.3.4- Kết quả thẩm định về mặt thị trường và khả năng tiêu thụ:
Trên cơ sở phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dự án, Cán bộ thẩm định cần nêu được những điểm chính sau :
- Xem xét tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án. Nêu các chính sách của Nhà nước đã được thực hiện/áp dụng cho sản phẩm này, mục tiêu của các chính sách đó, đưa ra các số liệu thống kê thuộc ngành/lĩnh vực của dự án (nếu có), nhận xét diễn biến thị trường trong những năm qua.
- Thế mạnh của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại hiện có trên thị trường, khả năng bị thay thế.
- Tình hình cạnh tranh hiện tại, khả năng cạnh tranh trong trong lai, biện pháp tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp sử dụng công cụ cạnh tranh nào (chất lượng sản phẩm, giá cả, phương thức bán hàng …). Tình hình nhập khẩu hàng hoá cùng loại. Các vấn đề liên quan đến chính sách thuế về loại hàng hoá này ...
Sau khi phân tích các chỉ tiêu trên cần đánh giá về khối lượng sản phẩm, dự kiến mức độ tiêu thụ, vòng đời sản phẩm, quy cách, phẩm chất, mẫu mã sản phẩm, đưa ra ý kiến về mức độ hợp lý của quy mô dự án, đặc tính và cơ cấu sản phẩm, nhận định khả năng tiêu thụ, cạnh tranh....
1.3.3.5- Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án
- Dự án có chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào hay không
- Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc có thể chủ động nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào
- Những vấn đề phải lưu ý đối với nguồn nguyên vật liệu của dự án...
1.3.3.6- Kết quả đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật:
Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải nêu được kết quả đánh giá, nhận xét các nội dung liên quan đến phương diện kỹ thuật, công nghệ của dự án có phù hợp không, mức độ khả thi thực hiện, so sánh, đánh giá... theo các lĩnh vực chính:
- Địa điểm xây dựng
- Quy mô sản xuất
- Công nghệ, thiết bị
- Quy mô, giải pháp xây dựng
- Khả năng tác động đến môi trường, PCCC, các biện pháp phòng ngừa, xử lý
- ...
1.3.3.7 - Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
1.3.3.8- Kết quả thẩm định về mặt tài chính của dự án
Chi tiết thực hiện theo Hướng dẫn tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư (PL-03/QT-TĐ-04) kèm theo.
Tại Báo cáo thẩm định, Cán bộ thẩm định phải thuyết trình về quá trình tính toán và đưa ra kết quả tính toán, các bảng tính nhất thiết phải hoàn chỉnh và gửi kèm theo Báo cáo thẩm định là:
- Bảng báo cáo lãi - lỗ;
- Bảng cân đối trả nợ;
Các bảng tính toán khác khuyến khích áp dụng, hoàn chỉnh để đính kèm, đặc biệt là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Cán bộ thẩm định phải nêu rõ kết quả tính toán cho trường hợp lựa chọn (trường hợp cơ sở), nêu rõ ý kiến đánh giá về hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án, khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
1.3.4- Báo cáo kết quả thẩm định biện pháp bảo đảm tiền thuê
Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải nêu được những nội dung chính sau :
- Nêu tóm tắt biện pháp đảm bảo tiền thuê.
- Biện pháp đảm bảo tiền thuê mà khách hàng đề nghị có phù hợp, có đủ điều kiện và có đúng với quy định của Ngân hàng ĐT&PTVN và của Công ty không? Mức độ khả thi, an toàn khi thực hiện theo hình thức này.
- Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện biện pháp đảm bảo tiền thuê, kiến nghị, đề xuất bổ sung khác (nếu có).
1.3.5- Phân tích và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Nêu các nhận định về rủi ro có thể xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư dự án, trong quá trình dự án đi vào vận hành/khai thác.
Đề xuất những biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về phía công ty, về phía doanh nghiệp và đưa ra các hình thức hạn chế, giảm thiểu phù hợp.
1.3.6- Tổng hợp, đánh giá dự án trên hai mặt chính:
1.3.6.1- Những thuận lợi của dự án thuê tài chính.
1.3.6.2- Những khó khăn (điểm yếu, bất lợi) của dự án thuê tài chính.
ĐƯA RA ĐỀ XUẤT VỚI LÃNH ĐẠO
Trên cơ sở kết quả thẩm định, đánh giá về khách hàng, dự án đầu tư và các hình thức đảm bảo tiền thuê, phân tích - nhận định rủi ro, tại phần này Cán bộ thẩm định phải nêu rõ những căn cứ, lý do làm cơ sở đưa ra đề xuất về việc cho thuê hay không cho thuê.
Các nội dung đề xuất cần trình bầy rõ ràng theo 1 trong 3 trường hợp thông thường như sau:
Nếu nhất trí đề xuất cho thuê thì phải nêu rõ các nội dung sau:
+ Mức vốn cho thuê, loại tiền thuê
+ Tài sản cho thuê
+ Lãi suất cho thuê
+ Thời hạn thuê, kỳ hạn, lịch trả nợ
+ Điều kiện thuê, trả nợ
+ Hình thức đảm bảo tiền thuê
+ Các nội dung cần phải triển khai tiếp theo để thực hiện cho thuê đầu tư dự án.
Nếu không đồng ý cho thuê phải nêu rõ:
+ Lý do Công ty không nên tham gia tài trợ cho dự án.
+ Điều kiện để Công ty có thể tiếp tục xem xét khả năng cho thuê (nếu có).
Nếu chưa đủ căn cứ đề xuất việc cho thuê hoặc không cho thuê thì phải nêu rõ cần phải bổ sung, giải trình, làm rõ những nội dung gì.
THỰC HIỆN KHI Ý KIẾN GIỮA CÁN BỘ THẨM ĐỊNH VÀ TRƯỞNG PHÒNG THẨM ĐỊNH KHÔNG THỐNG NHẤT
Trong quá trình thẩm định, Cán bộ thẩm định phải thực hiện theo sự phân công, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ của Trưởng Phòng thẩm định. Cán bộ thẩm định phải hoàn chỉnh các nội dung yêu cầu của Trưởng Phòng thẩm định về các mặt:
Tìm kiếm thông tin, tính toán, xem xét kỹ lưỡng thêm một hoặc một số nội dung nào đó để đảm bảo chất lượng thẩm định dự án.
Chỉnh sửa những nội dung, ý kiến đánh giá nhận xét về doanh nghiệp, dự án đầu tư đưa ra chưa đúng, chưa phù hợp.
Sau khi phân tích, đánh giá, thảo luận, nếu Cán bộ thẩm định và Trưởng Phòng thẩm định thống nhất nội dung, ý kiến đề xuất thì cùng ký tên vào Báo cáo thẩm định sau khi đã hoàn chỉnh.
Trường hợp giữa Cán bộ thẩm định và Trưởng Phòng Thẩm định không thống nhất ý kiến đề xuất thì phần đề xuất với Lãnh đạo Công ty cần được phân ra thành 2 phần:
Phần 1: Phần ý kiến của của Cán bộ thẩm định
Phần 2: Phần ý kiến của Trưởng Phòng thẩm định
1.4. Thẩm định tài chính của dự án đầu tư tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng ĐT&PT VN
Trong quá trình thẩm định dự án, tuỳ theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án thuê tài chính, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ thẩm định sử dụng linh hoạt các nội dung tuỳ theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Tuỳ theo từng dự án thuê tài chính cụ thể, có thể xem xét bỏ qua một số nội dung không phù hợp.
1.4.1. Xem xét sự cần thiết đầu tư của dự án:
Từ việc xem xét chức năng hoạt động của bên thuê đăng ký trong giấy phép KD và tình hình thực tế của khách hàng thuê, phân tích có cần thiết phải đầu tư máy móc thiết bị đó hay không, quá trình đầu tư này có điều gì bất lợi, về môi trường pháp lý, về tình hình kinh tế xã hội hiện tại,….
Đánh giá về công nghệ, tài sản thuê, năm sản xuất, chất lượng, giá cả, bên cung ứng.
1.4.2. Tính toán hiệu quả kinh tế của dự án:
Đối với những thiết bị không trực tiếp tạo ra doanh thu: (như ô tô cho Giám đốc doanh nghiệp, thiết bị văn phòng, thiết bị kiểm tra,....): Xem xét doanh thu thực tế của Doanh nghiệp, tính toán việc trích khấu hao tài sản thuê làm tăng chi phí của DN có làm doanh nghiệp lỗ không? Nếu lãi thì lãi bao nhiêu? Tính toán nguồn trả nợ hàng năm của Doanh nghiệp (từ khấu hao và lợi nhuận sau thuế) để xem thời hạn thuê có phù hợp hay không?
Đối với những thiết bị trực tiếp tạo ra doanh thu:
Trên cơ sở dự đoán đầu ra của dự án, CBTĐ phải dự đoán được doanh thu mang lại từ dự án, những chi phí cần thiết để vận hành thiết bị đó (bao gồm cả khấu hao TSCĐ), từ đó tính toán được lợi nhuận mang lại từ dự án là bao nhiêu? Có phù hợp với tình hình thực tế của Doanh nghiệp?
Cân đối nguồn trả nợ của dự án:
Từ việc tính toán hiệu quả kinh tế của dự án, cân đối phần trả tiền gốc thuê tài chính và tiền lãi thuê, xem dự án có cần nguồn hỗ trợ từ các hoạt động kinh doanh khác hay không? Liên hệ với tình hình hoạt động thực tế của DN thì điều này có phù hợp không? Từ đó có thể đánh giá mức độ khả thi của dự án.
Điều kiện đảm bảo:
Doanh nghiệp tham gia trả trước với tỷ lệ phần trăm nhất định để khi doanh nghiệp không trả được nợ thì công ty CTTC thu và bán tài sản đảm bảo thu hồi nợ.
1.4.3. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
1.4.3.1. Tổng vốn đầu tư dự án
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ ... Thông thường, kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Công ty Cho thuê tài chính đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...), Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Công ty nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.
Ngoài ra, Cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này.
1.4.3.2. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án
Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước.
Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi thuê trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả.
1.4.3.3. Nguồn vốn đầu tư
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án.
1.4.4. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
- ...
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ tiền thuê.
Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm:
Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ).
Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ.
Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có:
- Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50-70%).
- Khấu hao cơ bản.
- Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
* Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:
- NPV.
- IRR.
- ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia).
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.
- Nguồn trả nợ hàng năm.
- Thời gian hoàn trả vốn vay.
- DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án).
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, v.v. ... sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể.
Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án và lập các bảng tính được hướng dẫn tại PL-03/QT-TĐ-04 kèm theo.
1.5. Phương pháp thẩm định, tính toán tài chính, khả năng trả nợ và các chỉ tiêu tài chính của dự án cho thuê tài chính
A. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án
Tuỳ theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án, khi bắt tay vào tính toán hiệu quả dự án, Cán bộ thẩm định cần xác định mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khi tính toán phản ánh trung thực, chính xác hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.
Đối với dự án xây dựng mới độc lập, các yếu tố đầu vào, đầu ra của dự án được tách biệt rõ ràng, dễ dàng trong việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra để tính hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng công suất, hoàn thiện quy trình sản xuất thì việc xác định mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp là tương đối khó khăn. Đối với loại dự án này, các mô hình sau đây thường được sử dụng:
- Dự án mở rộng nâng công suất: Hiệu quả dự án được tính toán trên cơ sở đầu ra là công suất tăng thêm, đầu vào là các tiện ích, bán thành phẩm được sử dụng từ dự án hiện hữu và đầu vào mới cho phần công suất tăng thêm.
- Dự án đầu tư chiều sâu, hợp lý hoá quy trình sản xuất: Hiệu quả dự án được tính toán trên cơ sở đầu ra là chi phí tiết kiệm được hay doanh thu tăng thêm thu được từ việc đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu vào là các chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu về đầu ra.
- Dự án kết hợp đầu tư chiều sâu, hợp lý hoá quy trình sản xuất và mở rộng nâng công suất: Hiệu quả của việc đầu tư dự án được tính toán trên cơ sở chênh lệch giữa đầu ra, đầu vào lúc trước khi đầu tư và sau khi đầu tư. Để đơn giản trong tính toán, đối với các dự án mà giá trị trước khi đầu tư không chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị dự án sau khi đầu tư thì dự án trước khi đầu tư xem là đầu vào của dự án sau khi đầu tư theo giá trị thanh lý.
Bước 2: Phân tích để tìm dữ liệu:
Khi đã xác định được mô hình đầu vào, đầu ra của dự án, cần phải phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần thiết phục vụ cho việc tính toán hiệu quả dự án bằng các bước sau đây:
- Đọc kỹ Báo cáo nghiên cứu khả thi, phân tích trên các phương diện khác nhau của dự án để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán hiệu quả dự án. Thông thường việc phân tích phương diện tài chính được thực hiện sau khi đã thực hiện các phương diện khác như phương diện thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý,... Việc phân tích các phương diện và rút ra các giả định có thể tóm tắt như sau:
TT
Phương diện phân tích
Giả định rút ra
1
Phân tích thị trường.
- Sản lượng tiêu thụ.
- Giá bán.
- Doanh thu trong suốt thời gian dự án.
- Nhu cầu vốn lưu động (Các khoản phải thu).
- Chi phí bán hàng.
2
Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp.
- Giá các chi phí nguyên vật liệu đầu vào
- Nhu cầu vốn lưu động (các khoản phải trả).
3
Phân tích kỹ thuật công nghệ.
- Công suất.
- Thời gian khấu hao.
- Thời gian hoạt động của dự án.
- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
4
Phân tích tổ chức quản lý.
- Nhu cầu nhân sự.
- Chi phí nhân công, quản lý.
5
Kế hoạch thực hiện, ngân sách.
- Thời điểm dự án đưa vào hoạt động .
- Chi phí tài chính.
- Xác định các giả định để tính toán cho trường hợp cơ sở (Phương án cơ sở): tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án với các giả định dự kiến ở mức sát với thực tế dự báo sẽ xảy ra nhất.
- Xác định các tình huống khác ngoài trường hợp cơ sở: Đánh giá độ tin cậy của các dữ liệu trong trường hợp cơ sở, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, từ đó thiết kế các tình huống khác có thể xảy ra. Xác định các dữ liệu cơ sở có độ tin cậy chưa cao và nhạy cảm đối với hiệu quả dự án để chuẩn bị cho bước phân tích độ nhậy sau này.
Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở
3.1- Tầm quan trọng của công tác lập bảng thông số:
- Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số.
- Chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án.
- Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định, có thể kiểm soát ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót.
3.2- Phương pháp lập bảng thông số:
Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự án. Các chỉ tiêu cần thiết của bảng thông số tuỳ thuộc vào từng dự án. Các thông số của dự án nên được phân nhóm để dễ kiểm soát.
Nội dung của bảng thông số như sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
Giá trị
Diễn giải
I/ Sản lượng, doanh thu
- Công suất thiết kế
- Công suất hoạt động
- Giá bán
II/ Chi phí hoạt động
- Định mức NVL
- Giá mua
- Chi phí nhân công
- Chi phí quản lý
- Chi phí bán hàng.......
III/ Đầu tư
- Chi phí xây dựng nhà xưởng
- Chi phí thiết bị
- Chi phí đầu tư khác
- Thời gian khấu hao, phân bổ chi phí
IV/ Vốn lưu động
Các định mức về nhu cầu vốn lưu động
- Tiền mặt
- Dự trữ nguyên vật liệu
- Thành phẩm tồn kho
- Các khoản phải thu
- Các khoản phải trả
V/ Tài trợ
- Số tiền vay
- Thời gian vay
- Lãi suất
VI/ Các thông số khác
- Thuế suất, tỷ giá,...
Ghi chú:
- Phần diễn giải để giải thích nguồn hay lý do đưa ra thông số.
- Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán. Tuy nhiên, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn chỉnh bảng thông số.
Bước 4: Lập các bảng tính trung gian
Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, cần phải lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này. Tuỳ mức độ phức tạp, đặc điểm của từng dự án mà có số lượng, nội dung các bảng tính trung gian khác nhau. Đối với một dự án sản xuất thì số lượng các bảng tính trung gian như sau:
Bảng 6: Bảng tính sản lượng và doanh thu
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm ...
Công suất hoạt động
Sản lượng
Giá bán
Doanh thu
Thuế VAT
Doanh thu sau thuế VAT
Bảng 7: Bảng tính chi phí hoạt động
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm ...
Nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu phụ
Điện
Nước
Lương + BHYT
Chi phí thuê đất
Chi phí quản lý PX
Chi phí quản lý DN
Chi phí bán hàng
Tổng cộng chi phí hoạt động
Thuế VAT được khấu trừ
Chi phí hoạt động đã khấu trừ thuế VAT
Trong các chi phí hoạt động, đối với từng dự án có thể lập các bảng tính trung gian chi tiết cho từng loại chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương và bảo hiểm y tế, chi phí quản lý,... để đảm bảo tính rõ ràng và chính xác hơn. Một số bảng tính trung gian chi tiết hơn về các loại chi phí hoạt động có thể như sau:
Bảng 7.1: Bảng tính chi phí nguyên vật liệu
Chỉ tiêu
Giá mua
CP vận chuyển
CP mua hàng khác
Tỷ giá
Giá thành
Định mức/ĐVSP
Định mức CP /ĐVSP
1. Nguyên liệu chính
- Nguyên liệu A
- Nguyên liệu B
2. Nguyên liệu phụ
- Nguyên liệu C
- Nguyên liệu D
- Nguyên liệu E
3. Nhiên liệu
Bảng 7.2: Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng
Khoản mục
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm ...
I. Chi phí quản lý phân xưởng
1. Định phí
- Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ)
- Chi phí thuê mướn nhà xưởng
- Phí bảo hiểm nhà xưởng
- Chi phí duy tu bảo trì thường xuyên khác
2. Biến phí
- Nhiên liệu, phụ tùng thay thế
- Dịch vụ mua ngoài...
II. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1. Định phí
- Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ)
- Chi phí thuê mướn văn phòng
- Văn phòng phẩm, điện thoại...
- Phí bảo hiểm văn phòng
- Chi phí duy tu bảo trì thường xuyên khác.
2. Biến phí
- Các khoản chi phí theo mức độ sản xuất
III. Chi phí bán hàng
1. Định phí
- Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ)
- Chi phí thuê mướn cửa hàng
- Chi phí tiếp thị và các chi phí khác
2. Biến phí
- Bao bì, đóng gói
- Chi phí vận chuyển
- Các chi phí trực tiếp phục vụ bán hàng khác
Bảng 8: Lịch khấu hao
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm ...
I. Nhà xưởng
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Khấu hao luỹ kế
- Giá trị còn lại cuối kỳ
II. Thiết bị
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Khấu hao luỹ kế
- Giá trị còn lại cuối kỳ
III. Chi phí đầu tư khác
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Khấu hao luỹ kế
- Giá trị còn lại cuối kỳ
IV. Tổng cộng
- Nguyên giá
- Đầu tư thêm trong kỳ
- Khấu hao trong kỳ
- Khấu hao luỹ kế
- Giá trị còn lại cuối kỳ
Bảng 9: Tính toán lãi vay vốn
Bảng 9.1: Lãi vay vốn trung dài hạn
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm ...
Dư nợ đầu kỳ
Vay trong kỳ
Trả nợ gốc trong kỳ
Dư nợ cuối kỳ
Nợ dài hạn đến hạn trả
Lãi vay trong kỳ
Trong đó:
- Vay trong kỳ: nhu cầu vay đầu tư bổ sung của dự án.
- Trả nợ gốc trong kỳ: dựa vào lịch trả nợ dự kiến (sau này sẽ liên kết với Bảng 7).
Bảng 9.2: Lãi vay vốn ngắn hạn
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm ...
Dư nợ đầu kỳ
Vay trong kỳ
Trả nợ gốc trong kỳ
Dư nợ cuối kỳ
Lãi vay trong kỳ
ò Ghi chú:
- Lịch vay trả nợ ngắn hạn căn cứ vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trường hợp nếu không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì dựa vào nhu cầu vốn lưu động dự kiến ban đầu và phát sinh hàng năm để tính toán.
- Thực chất đây là một bước điều chỉnh lại hiệu quả dự án theo tình hình tiền mặt thiếu hụt tạm thời cần phải vay vốn lưu động (nếu có).
Bảng 10: Bảng tính nhu cầu vốn lưu động
Khoản mục
Số ngày
Số vòng quay
Nhu cầu
dự trữ
(360/số ngày DT)
Năm 1
Năm 2
Năm...
Nhu cầu tiền mặt tối thiểu
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
- Nguyên vật liệu
- Bán thành phẩm
- Thành phẩm
Các khoản phải trả
Nhu cầu vốn lưu động
Thay đổi nhu cầu vốn lưu động
Cách tính toán: đối với từng khoản có phương pháp xác định riêng
* Nhu cầu tiền mặt tối thiểu: được xác định dựa trên các yếu tố sau:
- Số ngày dự trữ: thông thường 10 - 15 ngày.
- Bằng tổng các khoản chi phí bằng tiền mặt trong năm (chi lương, chi phí quản lý, ... ) chia cho số vòng quay.
Thông thường trong các dự án đơn giản, nhu cầu tiền mặt có thể tính theo tỷ lệ % doanh thu.
* Các khoản phải thu:
- Số ngày dự trữ: dựa vào đặc điểm của ngành hàng và chính sách bán chịu của doanh nghiệp.
- Bằng tổng doanh thu trong năm chia cho số vòng quay.
* Nguyên vật liệu:
- Số ngày dự trữ: dựa vào điểm của nguồn cung cấp (ổn định hay không, trong nước hay ngoài nước, thời gian vận chuyển,...), thường xác định riêng cho từng loại.
- Bằng tổng chi phí của từng loại nguyên vật liệu trong năm chia cho số vòng quay.
* Bán thành phẩm:
- Số ngày dự trữ: dựa vào chu kỳ sản xuất.
- Bằng tổng giá thành phân xưởng chia cho số vòng quay.
* Thành phẩm:
- Số ngày dự trữ: dựa vào phương thức tiêu thụ và tình hình thị trường.
- Bằng tổng giá vốn hàng bán trong năm chia cho số vòng quay.
* Các khoản phải trả:
- Số ngày dự trữ: dựa vào chính sách bán chịu của các nhà cung cấp nguyên vật liệu.
- Bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu trong năm chi cho số vòng quay.
Để chính xác, nên xác định cụ thể cho từng loại nguyên nhiên vật liệu.
Bước 5: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án
5.1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng 11: Báo cáo kết quả kinh doanh
Khoản mục
Diễn giải
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm ...
1. Doanh thu sau thuế
Bảng 6
2. Chi phí hoạt động sau thuế
Bảng 7
3. Khấu hao
Bảng 8
4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
= 1 – 2 – 3
5. Lãi vay
Bảng9.1,9.2
6. Lợi nhuận trước thuế
= 4 - 5
7. Lợi nhuận chịu thuế
= (a)
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp
= 7 x TS
9. Lợi nhuận sau thuế
= 7 – 8
10. Chia cổ tức, chi quỹ KT,PL
11. Lợi nhuận tích luỹ
12. Dòng tiền hàng năm từ dự án
- Luỹ kế dòng tiền
- Hiện giá dòng tiền
- Luỹ kế hiện giá dòng tiền
= (b)
Tính toán các chỉ số:
- LN trước thuế/DT
- LN sau thuế/Vốn tự có (ROE)
- LN sau thuế/Tổng VĐT (ROI)
- NPV
- IRR
(a): Được tính = Lợi nhuận trước thuế - Lỗ luỹ kế các năm trước được khấu trừ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoặc Luật đầu tư nước ngoài.
(b): Được tính = Khấu hao cơ bản + Lãi vay vốn cố định + Lợi nhuận sau thuế. Việc tính toán chỉ tiêu này chỉ áp dụng trong trường hợp không lập bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Bảng 8) để tính các chỉ số NPV, IRR. Cách tính NPV và IRR xem tại Mục II dưới đây.
Bảng 12: Bảng cân đối trả nợ (Khi không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Khoản mục
Diễn giải
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm ...
1. Nguồn trả nợ:
- Khấu hao cơ bản
- Lợi nhuận sau thuế để lại
- Nguồn bổ sung
Bảng 8
Bảng 11
tuỳ từng khách hàng
2. Dự kiến nợ trả hàng năm
Liên kết với Bảng 9.1
3. Cân đối: 1-2
Bảng 13: Bảng tính điểm hoà vốn
Khoản mục
Diễn giải
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm ...
I/ Định phí
= 1+2+3+4+5
1. Khấu hao TSCĐ
Bảng 3
2. Lãi vay trung hạn
Bảng 4.1
3. Chi phí QLPX (phần định phí)
Bảng 2.2
4. Chi phí QLDN (phần định phí)
Bảng 2.2
5. CP bán hàng (phần định phí)
Bảng 2.2
II/ Tổng chi phí
Bảng 6 (2,3,5)
III/ Biến phí
= II – I
IV/ Doanh thu thuần
Bảng 1
V/ Điểm hoà vốn
- Điểm hoà vốn lời lỗ (%)
= I/(IV-III)
5.2. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tính toán khả năng trả nợ của dự án
5.2.1. Ý nghĩa của việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
- Nguồn trả nợ cho một dự án là tiền mặt tạo ra từ dự án, vì vậy, để tính toán khả năng trả nợ của một dự án, việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là rất cần thiết.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép đánh giá được hiệu quả dự án dựa trên các chỉ tiêu NPV, IRR - là các chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất vì nó căn cứ vào dòng tiền bỏ ra và dòng tiền thu vào của một dự án có tính đến yếu tố thời gian.
5.2.2. Cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Dòng tiền của một dự án được chia thành 3 nhóm bao gồm: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, Dòng tiền từ hoạt động đầu tư và Dòng tiền từ hoạt động tài chính. Dòng tiền của một dự án là tổng hợp của dòng tiền từ 3 nhóm này.
Cách lập các nhóm như sau:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh:
Đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có 2 cách lập là cách trực tiếp và cách gián tiếp, cách lập thường dùng là cách gián tiếp.
Từ lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khoản chi phí phi tiền mặt như khấu hao (là khoản chi phí phân bổ cho nhiều năm) và lãi vay (thực chất là khoản chi tiền mặt nhưng được tính ở phần chi hoạt động tài chính) và sau đó điều chỉnh cho khoản thay đổi nhu cầu vốn lưu động (thực chất là điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho ...).
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
- Dòng tiền ra (chủ yếu): Bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu.
- Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định (thường được lấy bằng giá trị còn lại của tài sản cố định cuối kỳ hoặc ước lượng thực tế) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (thường được lấy bằng nhu cầu vốn lưu động cuối kỳ).
Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
- Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản như góp vốn tự có, vốn vay.
- Dòng tiền ra: bao gồm các khoản trả vốn gốc và lãi vay, chi cổ tức (đối với Cty cổ phần) hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng (đối với các Doanh nghiệp nhà nước).
Dàn ý chi tiết của bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau:
Bảng 14: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp gián tiếp)
Chỉ tiêu
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm ..
Diễn giải
I. Dòng tiền từ hoạt động SXKD
1. Lợi nhuận ròng: (lãi +, lỗ - )
Bảng 11
2. Khấu hao cơ bản: (+)
Bảng 8
3. Chi phí trả lãi vay: (+)
Bảng 9.1, 9.2
4. Tăng giảm nhu cầu vốn lưu động: (tăng -, giảm +)
Bảng 10
Dòng tiền ròng
= 1+2+3+4
II. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
1. Chi đầu tư TSCĐ: (-)
Bảng 8
2. Vốn lưu động ban đầu: (-)
Bảng 10
3. Giá trị thu hồi
- Giá trị thanh lý TSCĐ: (+)
- Vốn lưu động thu hồi cuối kỳ: (+)
Bảng 8
Bảng 10
Dòng tiền ròng
= 1+2+3
III.Dòng tiền từ hoạt động tài chính
1.Vốn tự có: (+)
KH góp vốn
2. Vay dài hạn: (+)
Bảng 9.1
3. Trả nợ vay dài hạn: (-)
Bảng 9.1
4. Vay ngắn hạn: (+)
(a)
5. Trả vốn vay ngắn hạn: (-)
(a)
6. Trả lãi vay: (-)
Bảng 9.1; 9.2
7. Chi cổ tức (Chi quỹ phúc lợi, khen thưởng): (-)
Chính sách Cty
Dòng tiền ròng
=1+2+3+4+5+6+7
IV. Dòng tiền ròng của dự án
- Dư tiền mặt đầu kỳ
- Dư tiền mặt cuối kỳ
= I + II + III
= Cuối kỳ trước
= Đầu kỳ + IV
V. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư (b)
- Luỹ kế dòng tiền
- Hiện giá dòng tiền
- Luỹ kế hiện giá dòng tiền
= I + II
Các tỷ số đánh giá hiệu quả tài chính:
- NPV
- IRR
- DSCR (c)
ò Ghi chú:
- (a): Nhu cầu vay trả nợ ngắn hạn được xác định dựa theo tình hình thiếu hụt nguồn tiền mặt tạm thời của từng năm (đảm bảo dòng tiền cuối kỳ không âm) nhưng dư nợ vay ngắn hạn không được vượt quá tổng nhu cầu vốn lưu động tại từng thời điểm.
- (b): Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư là dòng tiền thực sự, là dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác định để tính các chỉ số hiệu quả dự án như IRR, NPV.
- (c): DSCR (Debt Service Coverage Ratio) - là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án được tính theo công thức sau:
LN sau thuế + Khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn
= -------------------------------------------------------------------------
Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn
Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khoản vay trung dài hạn của dự án bao gồm cả nguồn tiền ngoài dự án thì nguồn tiền ngoài dự án được xem là nguồn vốn tự có bổ sung cho dự án. Nguồn này được đưa vào bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở phần dòng tiền từ hoạt động tài chính nhằm cân đối nguồn trả nợ và không ảnh hưởng đến các chỉ số về hiệu quả dự án.
Trường hợp muốn tính toán khả năng trả nợ tổng hợp của doanh nghiệp bao gồm cả dự án khi đầu tư thì dòng tiền ròng của dự án được đưa vào bảng cân đối khả năng trả nợ tổng hợp sau khi đầu tư như một khoản thặng dư (hay thâm hụt) từ dự án.
Bước 6: Lập bảng cân đối kế hoạch
6.1- Mục đích:
- Cho biết sơ lược tình hình tài chính của dự án.
- Tính các tỷ số (tỷ số thanh toán, đòn cân nợ,...) của dự án trong các năm kế hoạch.
6.2 Nguyên tắc lập:
- Bảng cân đối kế toán kế hoạch được lập dựa vào nguyên tắc cơ bản sau:
Tài sản = Nguồn vốn
Hay : Tài sản lưu động + TSCĐ = Nghĩa vụ nợ + Vốn chủ sở hữu
Hay: Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + (Nguyên giá TSCĐ - Khấu hao luỹ kế) = Nghĩa vụ nợ ngắn hạn + Nghĩa vụ nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu.
Trong đó:
- Tiền mặt: bao gồm:
+ Nhu cầu tiền mặt tối thiểu: được lấy từ Bảng tính nhu cầu vốn lưu động.
+ Thặng dư tiền mặt: là giá trị dòng tiền cuối kỳ trong bảng Báo cáo lưu chyển tiền tệ.
- Các khoản phải thu: được lấy từ Bảng tính nhu cầu vốn lưu động.
- Hàng tồn kho: bao gồm: nguyên vật liệu dự trữ, bán thành phẩm, thành phẩm tồn kho (được lấy từ Bảng tính nhu cầu vốn lưu động).
- Tài sản cố định: được lấy từ Lịch đầu tư và mức trích khấu hao.
- Nghĩa vụ nợ dài hạn: được lấy từ bảng lịch vay trả dài hạn, bằng khoản nợ cuối kỳ trừ đi nợ dài hạn đến hạn trả.
- Vốn chủ sở hữu: bao gồm:
+ Vốn tự có góp: được lấy từ bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Lợi nhuận tích luỹ: được lấy từ bảng Báo cáo thu nhập.
Dàn ý của Bảng cân đối kế hoạch như sau:
Bảng 15: Bảng cân đối kế hoạch
Chỉ tiêu
Diễn giải
Năm 1
Năm 2
Năm ...
A. Tài sản
I. Tài sản lưu động
1. Tiền mặt
- Nhu cầu tiền mặt tối thiểu
- Thặng dư tiền mặt
2. Các khoản phải thu
3. Hàng tồn kho
- Nguyên vật liệu
- Bán thành phẩm
- Thành phẩm
II. Tài sản cố định
- Nguyên giá
- Khấu hao lũy kế
Cộng tài sản
= 1+2+3
Bảng 10
Bảng 14
Bảng 10
Bảng 10
Bảng 10
Bảng 10
Bảng 9
Bảng 9
= I + II
B. Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
1. Nợ ngắn hạn
- Vay ngắn hạn
- Nợ dài hạn đến hạn trả
- Các khoản phải trả
2. Nợ dài hạn
II. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn tự có
2. Lợi nhuận giữ lại
Cộng nguồn vốn
= 1 + 2
Bảng 9.2
Bảng 9.1
Bảng 10
Bảng 9.1
= 1 + 2
Bảng 14
Bảng 11
C. Các tỷ số
1. Tỷ số thanh toán ngắn hạn (TSLĐ/Nợ ngắn hạn)
2. Tỷ số thanh toán nhanh [(Tiền + Đầu tư ngắn hạn)/Nợ ngắn hạn]
3. Hệ số nợ (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn)
B- Phân tích độ nhậy và tính toán các chỉ số ( ứng dụng EXCEL )
1- Phân tích độ nhậy
1.1- Khái niệm:
Phân tích độ nhậy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựa vào các nhân tố này.
1.2- Các bước thực hiện:
Xác định các biến dữ liệu đầu vào, đầu ra cần phải tính toán độ nhậy: như đã được đề nghị tại Bước 2 về việc phân tích tìm dữ liệu.
Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất (bước này thực hiện song song trong quá trình tính toán hiệu quả dự án và khả năng trả nợ).
Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thông thường là các chỉ số NPV, IRR, DSCR) cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi.
Lập bảng tính toán độ nhạy theo các trường hợp một biến thông số thay đổi hay cả hai biến thay đổi đồng thời theo mẫu dưới đây (Các bảng này phải nằm cùng bảng tính với các biến).
Bảng tính độ nhạy khi một biến thay đổi
Trường hợp cơ bản
Giá trị 1
Giá trị 2
Giá trị ...
IRR
Kết quả
NPV
Kết quả
DSCR
Kết quả
.....
Kết quả
Trong đó:
* Trường hợp cơ bản: là trường hợp đã được giả định sát với thực tế nhất, các kết quả đã được tính toán trong bảng tính hiệu quả và khả năng trả nợ.
* IRR, NPV, DSCR,... là các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ chúng ta cần khảo sát sự ảnh hưởng khi biến thay đổi.
* Giá trị 1,2,... giá trị của biến được gán để khảo sát sự ảnh hưởng của các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án và khả năng trả nợ.
2- Các hàm tính toán hiệu quả và việc trả nợ:
2.1. Hàm NPV: dùng để tính hiện giá thuần của dự án.
Công thức: NPV (rate, value 1, value 2,...).
Trong đó:
- Value 1, Value 2,...: là giá trị các dòng tiền ròng trong từng năm của dự án.
- Rate: Là tỷ lệ lãi suất chiết khấu.
ò Ghi chú:
Giá trị các dòng tiền ròng được giả định xảy ra vào thời điểm cuối năm, trường hợp giá trị các dòng tiền ròng được giả định xảy ra vào thời điểm đầu năm thì giá trị của dòng tiền năm đầu tiên được cộng vào kết quả của hàm NPV tính được chứ không đưa vào là một giá trị trong hàm.
2.2- Hàm IRR: dùng để tính tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án, có 2 cách tính toán, xác định như sau:
Cách 1: dùng theo công thức
NPV1
IRR = r1 + (r2 – r1) ------------------------
NPV1 + | NPV2|
Trong đó:
- r1: là mức chiết khấu sao cho NPV > 0
- NPV1: là hiện giá thuần ứng với mức chiết khấu r1
- r2: là mức chiết khấu sao cho NPV < 0
- |NPV2|: là hiện giá thuần ứng với mức chiết khấu r2
- Lưu ý: đây là công thức tính gần đúng, vì vậy phải chọn r1, r2 sao cho NPV1, NPV2 tương ứng gần bằng 0 thì mới cho kết quả tương đối chính xác.
Cách 2: dùng hàm IRR trong phần mềm Excel
Công thức: IRR (values, guess)
Trong đó:
- Values: Các ô tham chiếu chứa các giá trị dòng tiền ròng từng năm của dự án.
- Guess: Là số dự đoán gần đúng với giá trị IRR. Vì phần mềm Excel tính toán giá trị IRR theo phương pháp thử vòng lặp nhiều lần và giá trị guess là giá trị khởi điểm để tính toán. Thông thường chúng ta không cần đưa vào giá trị này do trong máy đã cài sẵn giá trị guess = 0,1 (10%).
2. Minh hoạ bằng dự án đầu tư đã được thẩm định tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam
Hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng sôi động và khởi sắc, đặc biệt là đối với tín dụng đầu tư cho các dự án sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong điều kiện kinh tế mở hiện nay. Nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án đầu tư đã cho thấy nó thực sự là đòn bẩy thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả và rủi ro. Các dự án trước khi cho vay đều phải thông qua khâu thẩm định nhằm xác minh chính xác các chỉ tiêu kinh tế – tài chính. Sau đây là dự án đầu tư đã thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, thể hiện vai trò quan trọng của công tác thẩm định đối với sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dự án:( thuê tài chính 01 tàu chở hàng khô trọng tải 3.200 tấn)
1) Giới thiệu dự án:
- Tên dự án:Dự án thuê tài chính 01 tàu chở hàng khô trọng tải 3.200 tấn.
- Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần Dịch vụ – Thương Mại Hoàng Anh.
- Mục đích đầu tư : Tăng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của DN
- Nội dung đầu tư : Tàu mới 100% được thiết kế với cấp thân tàu VRHIII, máy tàu VRM và được phép hoạt động tuyến biển nội địa.
- Tổng vốn đầu tư của dự án : 26.000.000.000 VNĐ:
Trong đó DN đề nghị :
+ Công ty CP Dịch vụ – Thương mại Hoàng Anh tham gia trả trước 6.5 tỷ đồng (25% tổng giá trị mua tài sản)
+ Công ty CTTC tài trợ: 19.5 tỷ (chiếm 75% tổng giá trị mua tài sản thuê) và các chi phí bảo hiểm, lệ phí trước bạ và các chi phí khác theo điều kiện của pháp luật.
+ Thời gian thuê: 07 năm ( 84 tháng), thời gian ân hạn 6 tháng.
+ Kỳ hạn trả tiền thuê: (gốc, lãi) 03 tháng/lần
Tài sản thuê:
- Loại tài sản thuê: 01 tàu chở hàng khô trọng tải 3.200 tấn
- Xuất sứ: Do Công ty CP Cơ khí Thương mại và Xây dựng Hải Phòng đóng năm 2006, mới 100% - Đánh giá về Công nghệ kỹ thuật: Tàu đóng mới, chất lượng – kỹ thuật – công nghệ đã được cơ quan đăng kiểm duyệt thiết kế và giám sát thi công.
- Đánh giá về giá cả: Theo hợp đồng kinh tế mua bán tàu của DN với nhà cung ứng thì tổng giá trị tài sản thuê là 26 tỷ đồng (đã bao gồm cả thuế VAT ). Tuy nhiên, do tài sản thuê có giá trị lớn, việc tính toán phức tạp và có đặc thù kỹ thuật, vì vậy để đánh giá đúng giá trị tài sản thuê phòng đề nghị yêu cầu doanh nghiệp thuê cơ quan thẩm định giá tiến hành thẩm định giá tài sản thuê.
Đánh giá về bên cung ứng :
- Công ty cung ứng : Công ty Cổ phần vận tải biển Đại Dương
+ Thành lập ngày 24/11/2003 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0803000105 do Sở KHĐT Thái Bình cấp.
+ Vốn điều lệ 32.250.000.000đ.
+ Giám đốc : Lê Văn Khoa.
+ Ngành nghề kinh doanh : Kinh doanh vận tải ven biển và viễn dương ; Dịch vụ đại lý vận tải biển ; Mua bán vải sợi....
+ Địa chỉ : Số 314, khu 6, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình.
- Về công ty Thiết kế : Công ty Cổ phần Kỹ thuật tàu thuỷ xây dựng và thương mại Hoàng Anh.
+ Thành lập 01/07/2005, giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103008473
+ Vốn điều lệ : 10.000.000.000 đ
+ Giám đốc : Nguyễn Văn Hải.
+ Ngành nghề kinh doanh : Tư vấn, thiết kế các loại máy móc, thiết bị phương tiện thuỷ ; Lập hồ sơ kinh tế, kỹ thuật phương tiện thủy.....
+ Trụ sở : Số 8A2, phố Hồng Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Về Công ty đóng tàu : Công ty Cổ phần Cơ khí thương mại và xây dựng Hải Phòng.
+ Thành lập ngày 03/01/2006, giấy phép kinh doanh số 0203001988, được chuyển đổi từ Công ty Cơ khí và thương mại Hải Phòng theo quyết định số 3081/QĐ -BGTVT ngày 29/08/2005 của Bộ Giao thông vận tải.
+ Vốn điều lệ : 6.791.244.000đ
+ Chủ tịch HĐQT : Vũ Đức Toàn.
+ Ngành nghề kinh doanh : Đóng mới, sửa chữa, phục hồi hoán cải phương tiện thuỷ-bộ và máy móc công trình, sản xuất kết cấu thép và gia công cơ khí ; Kinh doanh vận tải hàng hoá, hành khách thuỷ bộ......
+ Trụ sở : Thôn Song Mai, xã An Hồng, huyện An Dương, Hải Phòng
2) Chủ đầu tư:
- Tên DN: Công ty Cổ phần Dịch vụ – Thương mại Hoàng Anh
- Ngày thành lập và hoạt động: 04/03/2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0203000741 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.
- Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Dịch vụ cung ứng tầu biển, thu gom xử lý chất thải, rác thải, cung cấp nước ngọt cho tầu biển và các dịch vụ liên quan đến tầu và thuyền viên.
+ Tư vấn lao động và giới thiệu việc làm.
+ Dịch vụ mua bán giới thiệu nhà đất.
+ Đại lý bảo hiểm.
+................
- Trụ sở: Hạ Đoạn II, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng.
- Đại Diện: Hoàng Anh Tuấn Chức vụ: Giám đốc
- Kế toán trưởng: Trần Thị Hồng Vượng
- Tài Khoản VNĐ: 9569199 tại Ngân hàng ACB Hải Phòng
3) Kết quả SXKD, tình hình Tài chính và quan hệ tín dụng:
Về tình hình tài chính
Bảng CĐKT của doanh nghiệp năm 2006 có khoản tiền 3 tỷ đồng là tiền trả trước cho Công ty Cổ phần vận tải biển Đại Dương để đóng tàu nhưng doanh nghiệp lại hạch toán vào khoản phải thu ngắn hạn là chưa đúng. Vì vậy phòng đã điều chỉnh khoản này vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang của mục TSCĐ và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trên Bảng cân đối đã điều chỉnh này. Doanh nghiệp đã nhất trí điều chỉnh lại và sẽ gửi bản đúng lên cho Công ty Sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đơn vị: Triệu đồng
Khoản mục
Năm 2005
Năm 2006
Tổng tài sản
7,027.6
15,527.7
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
2,198.4
5,245.2
Tiền
152.8
4,233.0
Các khoản phải thu
1,775.0
671.0
Hàng tồn kho
133.3
176.0
Tài sản lưu động khác
137.3
165.2
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
4,829.2
10,282.5
Tài sản cố định hữu hình
0.0
550.0
Tài sản cố định thuê tài chính
4,729.2
6,632.5
Tài sản cố định vô hình
0.0
0.0
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
0.0
3,000.0
Ký quỹ, ký cược dài hạn
100.0
100.0
Tổng nguồn vốn
7,027.6
15,527.7
Nợ phải trả
4,922.0
7,419.6
Nợ ngắn hạn
192.8
1,183.8
Vay ngắn hạn
100.0
800.0
Thuế và các khoản phải trả khác
92.8
383.8
Nợ dài hạn
4,729.2
6,235.8
Vay dài hạn
0.0
0.0
Nợ dài hạn
4,729.2
6,235.8
Nợ khác
0.0
0.0
Vốn chủ sở hữu
2,105.6
8,108.1
Vốn kinh doanh
2,000.0
7,800.0
Các quỹ
0.0
0.0
Lợi nhuận chưa phân phối
105.6
308.1
Nguồn kinh phí, quỹ khác
0.0
0.0
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
Khoản mục
Đơn vị tính
Năm 2005
Năm 2006
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Doanh thu thuần
Triệu đồng
11,250.4
14,173.5
Giá vốn hàng bán
Triệu đồng
10,928.0
13,295.5
Lợi nhuận sau thuế
Triệu đồng
67.0
179.7
Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh toán hiện hành
Lần
11.40
4.43
Khả năng thanh toán nhanh
Lần
10.00
4.14
Khả năng thanh toán tức thì
Lần
0.79
3.58
Cơ cấu tài sản nguồn vốn
Tỷ suất tự tài trợ
%
29.96%
52.22%
TSCĐ/TTS
%
68.72%
66.22%
Sử dụng vốn
Các khoản phải thu/phải trả
Lần
19.13
1.75
Vòng quay vốn lưu động
Vòng
5.12
2.70
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng
6.34
21.12
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
84.40
80.53
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Lần
2.33
1.38
Hiệu suất sử dụng TTS
Lần
1.60
0.91
Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
%
3.18%
2.22%
Doanh lợi TTS (ROA)
%
0.95%
1.16%
Hệ số sinh lợi doanh thu
%
0.60%
1.27%
Nhận xét về kết quả SXKD:
- Kết quả hoạt động SXKD : Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng đi lên. Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế gia tăng qua các năm, cụ thể :
Doanh thu thuần năm 2006 đạt 14.173,5 trđ tăng 2.923,1 trđ (26%) so với năm 2005. Lợi nhuận sau thuế năm 2006 đạt 179,7 trđ gấp 2,68 lần so với năm 2005.
Theo như bản kê chi tiết tài khoản 511 (doanh thu) thì cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp hai năm 2005,2006 như sau :
Bảng 16: Cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp hai năm 2005, 2006.
( Đơn vị tính : VNĐ )
Nội dung
Năm 2005
Năm 2006
Doanh thu vận chuyển
934,872,022
3,805,967,118
Doanh thu dịch vụ vận chuyển
3,790,685,720
10,367,583,757
Doanh thu hoạt động bán than
6,524,905,758
Tổng
11.250.463.500
14.173.550.875
Qua xem xét hợp đồng vận chuyển, hoá đơn giá trị gia tăng, tờ khai thuế giá trị gia tăng thì thấy doanh thu vận chuyển của doanh nghiệp khoảng 3 tỷ/năm. Doanh thu kinh doanh than năm 2005 là 4,4 tỷ, hoá đơn đầu vào là 3,7 tỷ. Số doanh thu còn lại DN không có hoá đơn chứng minh. Theo giải thích của doanh nghiệp thì doanh nghiệp không xuất hoá đơn do yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có các hợp đồng kinh tế mua bán than với giá trị trên 15 tỷ
Doanh thu vận tải biển của doanh nghiệp còn hạn chế vì tính đến hiện nay doanh nghiệp mới chỉ có 01 tàu Hoàng Anh 45, trọng tải 985 tấn được đưa vào sử dụng từ tháng 4/2006. Để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đi thuê tàu. Điều này đã ảnh hưởng đến năng lực vận chuyển của doanh nghiệp.
- Hiệu quả SXKD : DN kinh doanh có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Các chỉ số ROA, hệ số sinh lợi trên doanh thu có xu hướng tăng. Chỉ số ROE năm 2006 giảm so với năm 2005 vì vốn CSH của doanh nghiệp năm 2006 tăng 6002,5 tỷ đồng so với năm 2005 (gấp 3,85 lần), trong khi đó LNST năm 2006 tăng 112,7 trđ so với năm 2005 (gấp 2,86 lần).
Nhận xét về tình hình tài chính:
- Khả năng thanh toán : Các chỉ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp có xu hướng giảm nhưng vẫn đảm bảo.
+ Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp năm 2006 là 4,43 giảm so với năm 2005 (11,4). Nguyên nhân là do năm 2006 nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng 991 trđ so với năm 2005 ( vay ngắn hạn tăng 700 trđ, thuế và các khoản phải trả tăng 291 trđ) gấp 6,14 lần. Trong khi đó TSLĐ&ĐTNH năm 2006 tăng 3046,8 trđ, gấp 2,38 lần so với năm 2005.
+ Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm từ 10 lần năm 2005 xuống còn 4,14 lần năm 2006. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của (tiền + các khoản phải thu) không bằng tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn.
+ Chỉ số thanh toán tức thì của doanh nghiệp tăng từ 0,79 lần năm 2005 lên 3,58 lần năm 2006 do tốc độ ra tăng tiền mặt lớn hơn nợ ngắn hạn. Lượng tiền mặt tăng từ 152,8 trđ năm 2005 lến 4.233 trđ năm 2006. Lượng tiền mặt của doanh nghiệp trong năm 2006 lớn là do việc tăng vốn góp của các cổ đông nhằm mục đích đầu tư tàu mới.
- Cơ cấu tài sản và khả năng tự tài trợ :
+ TTS của DN tăng từ 7.027,6 trđ năm 2005 lên 15.527,7 năm 2006. Sự gia tăng này chủ yếu do hai yếu tố : Tiền mặt tăng 4.080,2 trđ và TSCĐ tăng 5.453,3 trđ.
+ Tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp không cao. Năm 2005 tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp đạt 29,96%. Đến năm 2006 chỉ số này tăng lên đạt 52,22%. Nguyên nhân do tốc độ tăng của vốn CSH lớn hơn tốc độ tăng của TTS. Vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng gấp 3,85 lần so với năm 2005. Trong khi đó TTS năm 2006 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2005.
+ Tỷ lệ TSCĐ/TTS của doanh nghiệp đảm bảo. TSCĐ của doanh nghiệp chiếm gần 70% TTS.
4) Thẩm định tài chính dự án
Hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của dự án:
- Cơ sở tính toán : Doanh thu, chi phí của dự án được tính toán dựa trên những tài liệu doanh nghiệp cung cấp bao gồm : Doanh thu, chi phí hiện tại của Doanh nghiệp, năng lực của thiết bị đầu tư mới, phương án đầu tư của doanh nghiệp.
Bảng 17: SỐ CHUYẾN HOẠT ĐỘNG TRONG 1 NĂM
(đơn vị tính: ngày )
Tổng quỹ thời gian 1 năm
365
Thời gian sửa chữa thường xuyên, đột xuất
24
Thời gian sửa chữa lớn
12
Thời gian dự phòng thời tiết xấu, chờ hàng
53
Thời gian hoạt động
276
Thời gian chạy một chuyến khộp kớn
22.55
Tổng số chuyến trong một năm
12.24
Bảng 18: DOANH THU MỘT CHUYẾN
Tuyến
Mặt hàng
Khối lượng (T)
Giá cước (đ/T)
Doanh thu (đ)
Hải Phòng - Sài Gòn
Xi Măng
3,100
140,000
434,000,000
Sài Gòn - Hải Phòng
Gạo
3,100
110,000
341,000,000
Doanh thu một chuyến
775,000,000
Bảng 19: DOANH THU MỘT NĂM
1 Số chuyến trong 1 năm
12.24
2 Cước trung bỡnh
775,000,000
3 Doanh thu
9,484,919,937
- Qua các bảng tính doanh thu, chi phí, hiệu quả tài chính và cân đối nguồn trả nợ thì dự án có hiệu quả và doanh nghiệp hoàn toàn cân đối được nguồn trả nợ cho Công ty.
BẢNG 20: KHẢO SÁT ĐỘ NHẠY THEO GÍA DẦU DO
Chỉ tiêu
THCB
-10%
-8%
-5%
0
5%
8%
10%
NPV
579
1,401
1,236
990
579
168
-78
-242
IRR
13.62%
14.21%
14.09%
13.92%
13.62%
13.32%
13.14%
13.02%
BẢNG 21: KHẢO SÁT ĐỘ NHẠY THEO GIÁ CƯỚC
Chỉ tiêu
THCB
-10%
-8%
-5%
0
5%
8%
10%
NPV
579
-4,204
-3,248
-1,813
579
2,971
4,406
5,362
IRR
13.62%
10.11%
10.82%
11.88%
13.62%
15.34%
16.36%
17.04%
- Với Lãi suất cho thuê là 1.1%/tháng :
+ Tỷ suất chiết khấu của dự án là 13.2%/năm
+ NPV là 579 trđ
+ IRR là 13,62%
Biện pháp bảo đảm tiền thuê:
+ Công ty CP Dịch vụ – Thương mại Hoàng Anh tham gia trả trước 6.5 tỷ đồng (25% giá trị TS thuê).
+ Công ty CP Dịch vụ – Thương mại Hoàng Anh phải mua bảo hiểm mọi rủi ro cho tài sản thuê trong suốt thời hạn thuê, người thụ hưởng là Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
+ Tài sản thuê thuộc quyền sở hữu của Công ty cho thuê tài chính- BIDV trong suốt thời hạn thuê.
+ Thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng theo quy định, thuyền viên đi tàu phải có đầy đủ các chứng chỉ theo quy định hàng hải và có kinh nghiệm đi biển. Công ty CP Dịch vụ – Thương mại Hoàng Anh phải mua đầy đủ các loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, bảo hiểm thuyền viên.
+ Để đảm bảo cho việc thu hồi đủ vốn cho Công ty CTTC khi có rủi ro xảy ra, yêu cầu giám đốc Công ty CP Dịch vụ – Thương mại Hoàng Anh là ông Hoàng Anh Tuấn thế chấp mảnh đất có diện tích 91m2 thuộc quyền sử dụng của ông ở Hạ Đoạn II, Đông Hải, Hải An, Hải phòng.
+ Để đảm bảo việc thanh toán tiền thuê, giảm nợ quá hạn và theo quy định của Công ty về ký quỹ, Phòng đề nghị yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ 500 trđ để đảm bảo cho việc thanh toán tiền thuê.
5) Đánh giá tổng hợp về dự án:
- Những thuận lợi của dự án
+ Tiềm năng phát triển của ngành vận tải biển trong đó có vận tải biển nội địa như đã nói ở trên.
+ Giám đốc DN là người có kinh nghiệm trong ngành vận tải biển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang tiến triển
+ Doanh nghiệp được ưu đãi về thuế TNDN theo quyết định 149/2003/ QĐ - TTg.
+ Do đặc thù của ngành vận tải biển nên sau khi vận chuyển là doanh nghiệp thu được tiền ngay vì vậy doanh thu của doanh nghiệp không bị ứ đọng trong các khoản phải thu.từ khách hàng.
+ Theo tính toán dự án thuê có hiệu quả và doanh nghiệp đủ khả năng cân đối nguồn trả nợ cho Công ty CTTC - BIDV.
- Những khó khăn của dự án:
+ Kinh doanh vận tải biển chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn được gây ra bởi các yếu tố như: Trình độ, tư cách của thuyền trưởng và đội ngũ thuyền viên ; Điều kiện tự nhiên ; Giá dầu nguyên liệu biến động, cạnh tranh…
+ Tài sản thuê có giá trị lớn, thuộc loại khó chuyển nhượng.
Kết luận và đề xuất trình Giám đốc.
Kết luận
- Dự án thuộc loại phải xin ý kiến của Hội đồng tín dụng.
- Qua xem xét, Phòng Thẩm định nhận thấy
+ Doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân thuê tài chính.
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
+ Tình hình tài chính và quan hệ tín dụng của doanh nghiệp bình thường.
+ Dự án có hiệu quả, doanh nghiệp cân đối được nguồn trả nợ cho Công ty
Đế xuất
Với các phân tích trên đây, xét tổng thể dự án của khách hàng thuê. Phòng Thẩm định và QLTD đề xuất đồng ý cho thuê tài chính dự án đầu tư với Công ty Cổ phần Dịch vụ – Thương mại Hoàng Anh với nội dung như sau :
- Tài sản thuê : 01 tàu chở hàng khô trọng tải 3.200 tấn
- Tổng vốn đầu tư của dự án : 26 tỷ đồng.
Trong đó :
+ Công ty CP Dịch vụ – Thương mại Hoàng Anh tham gia trả trước 6.5 tỷ đồng (25% giá trị tài sản thuê).
+ Công ty CTTC tài trợ : 19.5 tỷ (chiếm 75% tổng giá trị mua tài sản thuê) và các chi phí bảo hiểm, lệ phí trước bạ và các chi phí khác theo điều kiện của pháp luật.
- Thời gian thuê: 07 năm ( 84 tháng), thời gian ân hạn 6 tháng.
- Kỳ hạn trả tiền thuê: (gốc, lãi) 03 tháng/lần
- Lãi suất: áp dụng theo lãi suất của phòng kinh doanh I đề xuất..
Điều kiện cho thuê tài chính:
- Công ty CP Dịch vụ – Thương mại Hoàng Anh hoàn chỉnh và bổ sung đầy đủ hồ sơ theo mục I.1 đã nêu trên
- Các điều kiện theo mục 7. Biện pháp bảo đảm tiền thuê đã nêu trên
- Công ty CP Dịch vụ – Thương mại Hoàng Anh chuyển toàn bộ số tiền tham gia trả trước hoặc giao phiếu thu tiền của bên cung ứng cho Công ty cho thuê tài chính- BIDV trước khi 03 bên (Công ty CTTC, Công ty Hoàng Anh, Nhà cung ứng) ký kết hợp đồng mua bán tài sản
- Trước khi ký kết hợp đồng CTTC, DN phải tiến hành thuê thẩm định giá tài sản để xác định đúng giá trị tài sản thuê. Nếu giá trị tài sản thuê lớn hơn 26 tỷ thì Công ty Cho thuê tài chính chỉ tài trợ 19.5 tỷ. Nếu giá trị Tài sản thuê nhỏ hơn 26 tỷ thì Công ty Cho thuê tài chính tài trợ số tiền bằng giá trị tài sản thuê trừ đi phần tham gia trả trước của doanh nghiệp (6.5 tỷ).
Bảng 22: BẢNG TÍNH CHI PHÍ NHIÊN LIỆU CỦA TÀU TRONG 1 NĂM
Cụng suất
Định mức tiêu hao NL(l)
Tg (ngày)
Khối lượng (l)
Máy chính (HP)
979
0.15
69.69
196,498
Máy phát(KW)
20
0.13
276
13,778
Mức tiêu thụ dầu DO trong năm
210,276
Khối lượng
Đơn gi
thành tiền
Dầu DO
210,276
7,600
1,598,098,272
Dầu LO (5%DO)
10,514
23,500
247,074,404
Chi phí nhiên liệu
1,845,172,676
Bảng 23: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TRONG 1 NĂM
I: Thông số chi phí hoạt động
II: Chi phí
1 Chi hoa hồng mụi giới (% DT)
0.50%
1 Khấu hao (đ)
1,857,142,857
2 Chi sửa chữa thường xuyên (%DT)
0.40%
2 Nhiên liệu (đ)
1,845,172,676
3 Chi phớ sửa chữa lớn (% NG)
0.50%
3 Lương
411,600,000
4 Chi phớ quản lý (%DT)
0.50%
4 BHYT + BHXH
69,972,000
5 Chi phớ khỏc (%DT)
0.50%
5 Chi phí sửa chữa thường xuyên
37,939,680
6 Thực phẩm, nước ngọt (đ/người/ngày)
18,500
6 Chi phớ sửa chữa lớn
130,000,000
7 Bảo hiểm thõn tàu (%NG)
1.00%
7 Chi phớ quản lý
47,424,600
8 Bảo hiểm TNDS chủ tàu (Đ/GRT)
20,000
8 Chi phớ dịch vụ hàng hải
514,021,468
9 Bảo hiểm thuyền viên (đ/ngưũi/năm)
56,000
9 Chi phớ hoa hồng mụi giới
47,424,600
10 Bảo hiểm y tế + xó hội (%lương)
17%
10 Chi phớ khỏc
47,424,600
11 Chi phí dịch vụ hàng hải (đ/chuyến)
42,000,000
11 Bảo hiểm thõn tàu
260,000,000
12 Bảo hiểm TNDS chủ tàu
31,580,000
13 Bảo hiểm thuyền viờn
784,000
14 Chi phí thực phẩm, nước ngọt
94,535,000
Tổng chi phí trong một năm
5,299,702,479
BẢNG 24: CÂN ĐỐI NGUỒN TRẢ NỢ
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
Năm 6
Năm 7
I: Nguồn trả
3,493
3,815
3,881
4,222
4,122
4,407
4,692
Lợi nhuận sau thuế
1,636
1,958
2,024
2,365
2,265
2,550
2,835
Khấu hao
1,857
1,857
1,857
1,857
1,857
1,857
1,857
II: Nợ gốc phải trả
1,500
3,000
3,000
3,000
3,000
3,000
3,000
III: Cân đối
1,993
815
881
1,222
1,122
1,407
1,692
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ – PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1. Kết quả đạt được
Ở Việt Nam, trong điều kiện chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa, quá trình công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, cùng với sự ra nhập WTO đã làm cho nhu cầu vốn của hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn và mang tính cấp bách hơn bao giờ hết, do đó sự ra đời của các Công ty Cho thuê Tài chính đã tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài của hoạt động này trên thị trường trong nước. Cho đến nay, Việt Nam đã có hơn 9 Công ty Cho thuê Tài chính, với doanh số vốn đầu tư khoảng 1050 tỷ VNĐ/năm. Tuy lượng vốn đầu tư này còn khá khiêm tốn so với nhu cầu vốn của nền kinh tế song cũng phần nào đó đáp ứng được cho việc đổi mới máy móc công nghệ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta.
Công ty cho thuê tài chính của ngân hàng đầu tư va phát triển Viêt Nam đã mở rộng nhiều loại hình cho vay thuê mới như: cho vay theo hạn mức, cho vay với lãi suất ưu đãi, cho vay đồng tài trợ... Mặt khác công ty không ngừng cải tiến đơn giản hoá các thủ tục cho thuê, nhưng cũng không làm mất tính hợp pháp và hiệu quả của nó. Đặc biệt là ở khâu tổ chức thực hiện thẩm định, với việc được tách ra tư phòng tín dụng thẩm định thành phong thẩm định, điều đó cho thấy sự quan trọng của khâu thẩm định của một dự án. Với đội ngụ cán bộ có chuyên môn giỏi và linh hoạt trong thẩm định của công ty đã tạo nên sức hút đặc biệt đối với các khách hàng. Trong số đó, bao gồm những Tổng công ty lớn như: Tổng Công ty điện lực Việt Nam, Tổng Công ty bưu chính viễn thông, Các công ty vận tải biển... Như vậy chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư đã được đảm bảo và khẳng định bởi sức hút đối với các nhà đầu tư lớn này. Qua bảng số liệu dưới đây sẽ cho ta thấy được phần nào sự hiệu quả của công tác thẩm định của công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển Viêt Nam.
Bảng 25: MỨC TĂNG TRƯỞNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ( 2005 – 2006 )
Năm 2005
Năm 2006
Dư nợ cho thuê (tỷ VNĐ)
1212
1301
Lợi nhuận trước thuế (tỷ VNĐ)
21,5
24
Nợ quá hạn (%)
0,85
<1
(Nguồn: Công ty Cho thuê tài chính – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam )
qua bảng số liệu trên ta thấy được sự phát triển của công ty cho thuê qua 2 năm liên tiếp dư nợ của năm 2005 la 1212 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế là 21,5 tỷ đồng qua đây cho ta thấy được sự phát triển của công ty, tuy là một công ty hay nói đúng hơn là mới so với các ngân hàng nhưng sự phát triển của nó là đáng kể điều đó được thể hiện dõ nét hơn qua năm 2006. Dư nợ là 1301 tỷ đồng tăng 89 tỷ đồng hay là tăng 7,34 % so với năm 2005. Lợi nhuận tăng lên 24 tỷ đồng vượt năm 2005 là 2,5 tỷ hay tăng hơn 11,63%. Mức tăng trưởng trên có sự đóng góp không nhỏ của công tác thẩm định, công ty đã thẩm định kỹ càng khách hàng,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DT56.docx