Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 123 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh Develop nursery teaching staff in District 6 in accordance with national standardized nursery school Trần Thị Thanh Vân Trường Mầm non Rạng Đông 9, Q.6, TP.HCM Tran Thi Thanh Van Rang Dong 9 Kindergarten, District 6, Ho Chi Minh City Tóm tắt Công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Công tác này góp phần tạo ra một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đạt về chất lượng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các trường mầm non Quận 6 - một trong những quận lớn của Tp. HCM. Từ khóa: đội ngũ giáo viên, chuẩn quốc gia. A...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 123 Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh Develop nursery teaching staff in District 6 in accordance with national standardized nursery school Trần Thị Thanh Vân Trường Mầm non Rạng Đông 9, Q.6, TP.HCM Tran Thi Thanh Van Rang Dong 9 Kindergarten, District 6, Ho Chi Minh City Tóm tắt Công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Công tác này góp phần tạo ra một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đạt về chất lượng. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia tại các trường mầm non Quận 6 - một trong những quận lớn của Tp. HCM. Từ khóa: đội ngũ giáo viên, chuẩn quốc gia. Abstract In the process of educational innovation, nursery teaching staff have been developed to meet the national standard for nursery school and to satisfy the educational objectives in the era of globalization. The development process aims to enhance each teacher’s competency and to train enough teachers to serve the social demand. This article studies the process of developing nursery teaching staff in District 6, one of the biggest districts in Ho Chi Minh City. Keywords: teaching staff, national standard. 1. Đặt vấn đề Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành giáo dục và đào tạo, góp phần chuẩn hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ, giáo viên, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Ý nghĩa và vai trò quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Ngoài ra, phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có vai trò quan trọng, mang tính đột phá trong việc thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” theo tinh thần Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MẦM NON 124 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI [1]. Tại Quận 6 Tp. HCM, song song với việc phát triển mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia thì vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên là một trong những vấn đề được quan tâm. Thực tế, đội ngũ giáo viên mầm non tại một số trường ở Quận 6 đã đạt tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 [2]. Tuy nhiên, các trường đang từng bước phấn đấu để đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 [2]. Vì thế, công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 là vấn đề rất quan trọng trong quá trình phát triển nhà trường. 2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát Khảo sát nhằm làm rõ thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia (mức độ 2) tại các trường mầm non Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh (đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1). 2.2. Địa bàn, phương pháp và đối tượng khảo sát Khảo sát được thực hiện vào thời điểm tháng 01/2017, tại 05 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (mức độ 1), hiện nay đang phấn đấu xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (mức độ 2) của Quận 6, bao gồm: Trường MN Rạng Đông 4, Trường MN Rạng Đông 7, Trường MN Rạng Đông 9, Trường MN Rạng Đông 11A, Trường MN Rạng Đông Quận 6. Khảo sát tiến hành với phương pháp nghiên cứu hồ sơ liên quan đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại 5 trường mầm non và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đối tượng khảo sát là 144 người, bao gồm: 15 cán bộ quản lý (5 hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng), 129 giáo viên (11 tổ trưởng chuyên môn, 118 giáo viên). Các đối tượng khảo sát được yêu cầu đánh giá về công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại trường với thang điểm: 5 điểm – tốt; 4 điểm – khá; 3 điểm – trung bình; 2 điểm – yếu; 1 điểm – kém. Điểm trung bình được chia ra các mức độ như sau: 4,21 - 5 điểm: tốt; 3,41 – 4,20 điểm: khá; 2,61 – 3,40 điểm: trung bình; 1,81 - 2,60 điểm: yếu; 1 – 1,8 điểm: kém. 3. Thực trạng đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non được khảo sát Nghiên cứu hồ sơ liên quan đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại 5 trường mầm non của Quận 6 Tp. HCM cho thấy: - Số lượng giáo viên: Để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao thì cần có 2 giáo viên trong 1 nhóm/lớp. Số trẻ trong từng nhóm/lớp được qui định cụ thể theo Điều lệ trường mầm non. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy số trẻ trong từng nhóm/lớp đông nhưng số giáo viên vẫn chỉ có 2 giáo viên/nhóm, lớp. Theo qui định, nhóm/lớp có đông học sinh thì nhà trường cần bổ sung giáo viên để phù hợp với số lượng giáo viên/trẻ. Tuy nhiên nhà trường không tuyển đủ số lượng giáo viên tương ứng. Giải pháp của các trường là hợp đồng với đội ngũ bảo mẫu vào các nhóm/lớp thay thế cho giáo viên để thực hiện tốt việc chăm sóc trẻ. - Trình độ đào tạo: Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ giáo viên mầm non đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 96,97%. Đây là tỉ lệ cao, vượt tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (mức độ 2). Theo tiêu chuẩn: “Giáo viên mầm non đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 50%” (Khoản 1, Điều 7 và Khoản 1, Điều 12, Chương 2). Điều này cho thấy hiện nay TRẦN THỊ THANH VÂN 125 các trường rất quan tâm đến trình độ của giáo viên mầm non. - Giáo viên giỏi các cấp: Theo Qui chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (mức độ 2) là “có ít nhất 60% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện trở lên” (Khoản 2, Điều 12, Chương 2). Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng giáo viên dạy giỏi cấp trường là 58,33% và cấp quận là 40,26%. Như vậy số lượng giáo viên dạy giỏi cấp trường chưa đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn. - Kết quả thi đua: Kết quả nghiên cứu cho thấy số giáo viên đạt lao động tiên tiến là 88,64%, đạt chiến sĩ thi đua là 18,18%. Trong khi đó, tiêu chuẩn được qui định của trường chuẩn quốc gia (mức độ 2) là “có ít nhất 80% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến” (Khoản 2, Điều 12, Chương 2) và “có chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên” (Khoản 2, Điều 7, Chương 2). Như vậy, so với tiêu chuẩn thì số lượng giáo viên đạt danh hiệu thi đua có tỉ lệ cao hơn qui định. - Kết quả xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên: đạt khá 100% và xuất sắc là 63,64%. So với yêu cầu của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (mức độ 2) “có ít nhất 70% số giáo viên đạt loại khá trở lên, trong đó có ít nhất 50% đạt loại xuất sắc” (Khoản 2, Điều 12, Chương 2) thì tỉ lệ xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp của các trường đã vượt yêu cầu. 4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 4.1. Quy hoạch đội ngũ giáo viên Quy hoạch đội ngũ giáo viên là quá trình xác định những mục tiêu về ĐNGV cần có trong tương lai. Nói cách khác quy hoạch đội ngũ GVMN là dự báo về nhu cầu phát triển ĐNGV theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt CQG (mức độ 2) một cách cụ thể. Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác qui hoạch đội ngũ giáo viên tại 5 trường mầm non được khảo sát thể hiện qua bảng sau: Bảng 1. Thực trạng công tác qui hoạch đội ngũ giáo viên mầm non theo đánh giá của 144 CBQL và GV được khảo sát STT Công tác qui hoạch đội ngũ giáo viên Mức độ thực hiện ĐTB ĐLC XH 1 Việc phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV 4,78 0,49 3 2 Việc xây dựng các loại kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) về phát triển ĐNGV đạt CQG mức độ 2 4,74 0,51 4 3 Việc xác định phương thức phát triển ĐNGV đủ về số lượng theo quy định 4,79 0,47 2 4 Việc xác định phương thức phát triển ĐNGV đạt chất lượng theo quy định 4,83 0,41 1 CHUNG 4,79 0,47 4 Chú thích: ĐTB: điểm trung bình; ĐLC: độ lệch chuẩn; XH: xếp hạng. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MẦM NON 126 Kết quả thống kê từ bảng 1 cho thấy tất cả các nội dung liên quan đến công tác qui hoạch ĐNGV đều được CBQL và GV thể hiện ở mức độ “tốt” với điểm trung bình 4,79. Không có nội dung nào thể hiện ở mức độ “yếu” hoặc “kém”. Kết quả phỏng vấn sâu được thể hiện như sau: 40% ý kiến cho rằng “Chất lượng giáo viên rất quan trọng trong công tác qui hoạch”, 28% “Để xây dựng trường CQG (mức độ 2) cần có đủ số lượng giáo viên theo qui định”. Thực trạng trên cho thấy công tác qui hoạch đội ngũ giáo viên các trường rất được quan tâm. Tuy nhiên, nội dung “Việc xây dựng các loại kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) về phát triển ĐNGV đạt chuẩn quốc gia (mức độ 2)” được đánh giá ở mức độ “tốt” nhưng lại xếp hạng ở vị trí thấp nhất. Trong đó, có 77,78% ý kiến đánh giá nội dung này là “tốt”, 18,75% ý kiến đánh giá nội dung này là “khá”, 3,47% ý kiến đánh giá nội dung này là “trung bình”. Mức độ phân tán trong câu trả lời này khá cao thể hiện độ lệch chuẩn là 0,51. Điều này cho thấy các trường chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng các loại kế hoạch về phát triển ĐNGV đạt chuẩn quốc gia (mức độ 2). Để công tác phát triển ĐNGV đạt hiệu quả thì hiệu trưởng cần quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng các loại kế hoạch, thực hiện lộ trình để phát triển ĐNGV đạt hiệu quả hơn. 4.2. Tuyển chọn đội ngũ giáo viên Việc tuyển chọn GVMN đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn trường mầm non đạt CQG (mức độ 2) phải gắn với kế hoạch chiến lược của nhà trường. Đây là một nội dung quan trọng trong việc phát triển ĐNGV. Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên thể hiện qua bảng sau: Bảng 2. Thực trạng công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên mầm non theo đánh giá của 144 CBQL và GV được khảo sát STT Công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên Mức độ thực hiện ĐTB ĐLC XH 1 Việc xác định tiêu chí tuyển chọn ĐNGV theo CQG mức độ 2 4,77 0,49 4 2 Việc thực hiện quy trình tuyển chọn công khai, khách quan theo tiêu chí 4,81 0,44 1 3 Việc tiến hành thử việc GV sau khi được tuyển chọn 4,78 0,48 3 4 Việc quyết định tiếp nhận GV chính thức sau khi thử việc 4,79 0,47 2 CHUNG 4,79 0,47 4 Kết quả thống kê từ bảng 2 cho thấy tất cả các nội dung liên quan đến công tác tuyển chọn ĐNGV đều được CBQL và GV thể hiện ở mức độ “tốt” với điểm trung bình 4,79. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn trong câu trả lời của các nội dung gần bằng nhau. Kết quả phỏng vấn sâu được thể hiện như sau: 32% ý kiến cho rằng “Công tác tuyển chọn cần thực hiện khách quan để thể hiện sự công bằng”, 28% “Quá trình thử TRẦN THỊ THANH VÂN 127 việc sau khi tuyển chọn sẽ giúp cho hiệu trưởng biết được năng lực của giáo viên”, 24% ý kiến cho rằng “Tiếp nhận giáo viên sau khi thử việc và bố trí công việc phù hợp với năng lực là quan trọng”. Từ thực trạng trên cho thấy kết quả khảo sát và kết quả phỏng vấn đều thống nhất nội dung “xác định tiêu chí tuyển chọn” hạng 4. Điều này cho thấy các trường chưa thực hiện tốt việc xác định tiêu chí tuyển chọn giáo viên. Do đó, để công tác phát triển ĐNGV theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt CQG (mức độ 2) đạt hiệu quả thì các trường cần căn cứ vào tình hình thực tế để xác định tiêu chí tuyển chọn rõ ràng, cụ thể theo vị trí công việc và theo nhiệm vụ phát triển của nhà trường. 4.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên Sử dụng giáo viên là giúp cho GVMN thích ứng với môi trường làm việc nhằm phát huy tối đa khả năng hiện có của GV để hoàn thành mục tiêu GD. Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác sử dụng đội ngũ giáo viên thể hiện qua bảng sau: Bảng 3. Thực trạng công tác sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non theo đánh giá của 144 CBQL và GV được khảo sát STT Công tác sử dụng đội ngũ giáo viên Mức độ thực hiện ĐTB ĐLC XH 1 Việc phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của GV 4,79 0,46 2 2 Việc xây dựng các mối quan hệ công việc rõ ràng, cụ thể giữa các bộ phận và cá nhân 4,81 0,48 1 CHUNG 4,80 0,47 3 Kết quả thống kê từ bảng 3 cho thấy các nội dung liên quan đến công tác sử dụng ĐNGV đều được CBQL và GV thể hiện ở mức độ “tốt” với điểm trung bình 4,80. Các nội dung có độ lệch chuẩn và điểm trung bình tường đối đồng điều, không có sự khác biệt nhiều trong câu trả lời của các đối tượng. Kết quả phỏng vấn sâu cũng thống nhất nội dung “hiệu trưởng phân công công việc phù hợp với khả năng của từng người, xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận tốt sẽ giúp giáo viên biết cách phối hợp cùng nhau, hỗ trợ nhau để cùng hoàn thành tốt công tác”. Để công tác sử dụng ĐNGV theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt CQG (mức độ 2) hiệu quả hơn nữa thì hiệu trưởng cần thực hiện tốt nội dung sử dụng đội ngũ giáo viên, bố trí công việc hợp lí, phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên. 4.4. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Đào tạo, bồi dưỡng là một hoạt động giáo dục có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng, gắn liền với quan điểm học tập suốt đời, trở thành phương thức chủ yếu của mọi hoạt động GD&ĐT. Mục tiêu của bồi dưỡng là làm tăng thêm trình độ hiện có của THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MẦM NON 128 ĐNGV để đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của công việc. Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thể hiện qua bảng sau: Bảng 4. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo đánh giá của 144 CBQL và GV được khảo sát STT Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Mức độ thực hiện ĐTB ĐLC XH 1 Việc xác định mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng cụ thể 4,79 0,47 4 2 Việc xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng 4,81 0,46 3 3 Việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, chuyên đề và hoạt động xã hội cho GV 4,88 0,33 1 4 Việc thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo 4,86 0,37 2 5 Việc bồi dưỡng GV khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho GV trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ 4,76 0,46 5 6 Việc hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch phấn đấu sau khi được đánh giá, xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN 4,72 0,61 6 7 Việc hướng dẫn GV viết báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ trong từng năm học 4,67 0,58 7 8 Việc hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật (nếu có). 4,67 0,50 7 9 Việc tổ chức hội thi GV giỏi và bồi dưỡng để GV tham gia 4,76 0,45 5 CHUNG 4,77 0,47 5 Kết quả thống kê từ bảng 4 cho thấy tất cả các nội dung liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV đều được CBQL và GV thể hiện ở mức độ “tốt” với điểm trung bình 4,77. Tuy nhiên, độ lệch chuẩn trong những nội dung trả lời thể hiện mức độ phân tán khá cao so với điểm trung bình. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: 44% ý kiến cho rằng “Giáo viên tổ chức hoạt động CSGD trẻ thì tốt nhưng khi viết báo cải tiến thì còn lúng túng, chưa biết bắt đầu như thế nào”; 28% ý kiến cho rằng “Giáo viên chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, chỉ chờ vào kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường để thực hiện theo”. Nội dung 2 câu trả lời có xếp hạng thấp nhất là “Việc hướng dẫn GV viết báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ trong từng năm học”; “Việc hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chăm sóc, giáo dục riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật (nếu có)” (4,67). Điều này cho thấy việc hướng TRẦN THỊ THANH VÂN 129 dẫn GV viết báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp CSGD trẻ và xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng là những nội dung mà các trường chưa thực hiện tốt. Để công tác phát triển ĐNGV theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt CQG (mức độ 2) đạt hiệu quả thì hiệu trưởng cần thường xuyên duy trì công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên. Bên cạnh đó, hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viên cách viết báo cáo cải tiến và xây dựng kế hoạch tự học để bản thân mỗi giáo viên sẽ biết cách tích lũy kinh nghiệm, học tập và chia xẻ kinh nghiệm lẫn nhau. 4.5. Đánh giá đội ngũ giáo viên Việc đánh giá GVMN thực chất là đánh giá khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động CSGD trẻ MN của giáo viên phù hợp với mục tiêu, hiệu quả GDMN và phù hợp với tiêu chuẩn trường mầm non đạt CQG (mức độ 2). Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác đánh giá đội ngũ giáo viên thể hiện qua bảng sau: Bảng 5. Thực trạng công tác đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo đánh giá của 144 CBQL và GV được khảo sát STT Công tác đánh giá đội ngũ giáo viên Mức độ thực hiện ĐTB ĐLC XH 1 Quản lí quá trình GV tự đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN 4,86 0,39 2 2 Quản lí quá trình tổ chuyên môn đánh giá GV theo Chuẩn GVMN 4,87 0,40 1 3 Hiệu trưởng đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN 4,86 0,40 2 4 Việc thông báo và lắng nghe ý kiến phản hồi từ GV 4,85 0,42 3 5 Việc công khai kết quả đánh giá, xếp loại GV trước tập thể nhà trường 4,87 0,38 1 6 Việc báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại GV với cấp trên 4,81 0,44 4 CHUNG 4,85 0,40 1 Kết quả thống kê từ bảng 5 cho thấy các trường mầm non ở Quận 6 được khảo sát đã thực hiện tốt tất cả các nội dung liên quan đến công tác đánh giá ĐNGV thể hiện ở từng nội dung điểm trung bình đạt từ 4,81 đến 4,87. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn trong câu trả lời của các nội dung gần bằng nhau. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy: 68% ý kiến cho rằng “Công tác đánh giá ĐNGV theo chuẩn nghề nghiệp GVMN được thực hiện theo đúng quy trình và đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của giáo viên theo từng năm học. GV nhất trí với đánh giá của tổ chuyên môn và đánh giá của Hiệu trường”. Từ các kết quả trên cho thấy, công tác đánh giá đội ngũ giáo viên thực hiện tốt tại 5 trường mầm non được khảo sát. Vì thế, hiệu trưởng cần duy trì công tác đánh giá để kịp thời bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nhân rộng những gương điển hình, nổi bật trong đội ngũ. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THEO TIÊU CHUẨN TRƯỜNG MẦM NON 130 4.6. Xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ giáo viên Xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực, thúc đẩy giáo viên phấn đấu để phát triển ở mức cao hơn. Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ giáo viên tại 5 trường mầm non được khảo sát thể hiện qua bảng sau: Bảng 6. Thực trạng công tác xây dựng môi trường, điều kiện, hỗ trợ ĐNGV theo đánh giá của 144 CBQL và GV được khảo sát STT Công tác xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ giáo viên Mức độ thực hiện ĐTB ĐLC XH 1 Việc trang bị CSVC, phương tiện GD, dạy học cho GV 4,87 0,36 1 2 Việc tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho học tập nâng cao trình độ 4,80 0,47 5 3 Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên 4,83 0,45 3 4 Việc thực hiện các chế độ chính sách cho GV 4,86 0,39 2 5 Việc thực hiện chế độ tuyên dương, khen thưởng, kỉ luật 4,78 0,53 6 6 Việc tạo điều kiện cho GV phát huy quyền dân chủ 4,81 0,46 4 CHUNG 4,83 0,44 2 Kết quả thống kê từ bảng 6 cho thấy tất cả các nội dung liên quan đến công tác xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ giáo viên đều được CBQL và GV thể hiện ở mức độ “tốt” với điểm trung bình 4,83. Kết quả phỏng vấn sâu cũng có kết quả như sau: 26% ý kiến cho rằng “Chế độ khen thưởng của nhà trường chưa kịp thời, chưa tạo động lực giúp giáo viên phấn đấu”. Thực trạng cho thấy việc thực hiện chế độ tuyên dương, khen thưởng, kỉ luật chưa được chú trọng. Vì thế, để công tác phát triển đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn trường mầm non đạt CQG (mức độ 2) đạt hiệu quả thì hiệu trưởng cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên an tâm công tác và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Tóm lại, các nội dung của công tác phát triển đội ngũ giáo viên được tiến hành đồng loạt và có mối quan hệ với nhau. Kết quả xếp hạng nội dung các công tác phát triển ĐNGV thể hiện như sau: Đánh giá đội ngũ giáo viên (4,85): hạng 1; Xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ đội ngũ giáo viên (4,83): hạng 2; Sử dụng đội ngũ giáo viên (4,80): hạng 3; Quy hoạch đội ngũ giáo viên; Tuyển chọn đội ngũ giáo viên (4,79): hạng 4; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên (4,77): hạng 5. Từ kết quả trên cho thấy công tác đánh giá, xây dựng môi trường điều kiện hổ trợ, sử dụng ĐNGV được các trường rất quan tâm. Tuy nhiên, công tác qui hoạch, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng giáo viên còn một số nội dung lại chưa thật sự được coi trọng. Vì thế, hiệu trưởng cần thực hiện tốt tất cả các nội dung để công tác phát triển ĐNGV đạt hiệu quả cao. TRẦN THỊ THANH VÂN 131 4. Kết luận Đội ngũ giáo viên tại các trường mầm non Quận 6 được khảo sát có trình độ đào tạo cao, phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn tốt. Công tác thi đua khen thưởng và đánh giá xếp loại giáo viên được tiến hành hàng năm có nề nếp theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GVMN. Công tác qui hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, xây dựng môi trường, điều kiện hỗ trợ ĐNGV đều được các trường thực hiện thường xuyên và mang lại một số hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy một số hạn chế như: số lượng giáo viên ở các nhóm/ lớp còn thiếu. Một số giáo viên chưa biết viết báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp CSGD trẻ. Công tác qui hoạch thì cần xác định tiêu chí tuyển chọn rõ ràng và chế độ tuyên dương, khen thưởng, kỉ luật cần kịp thời hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương (2013), Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo (ban hành theo Quyết định số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam). 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (ban hành theo Thông tư 02/2014/TT- BGDĐT ngày 08/ 02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường (ban hành theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình Giáo dục mầm non (ban hành theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Điều lệ trường mầm non (ban hành theo Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo). 6. Bộ Nội vụ (2015), Danh mục khung vi trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập (ban hành theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Nội). 7. Chính phủ (2012), Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (ban hành theo Nghị định 29/2012/NĐ- CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ). 8. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 9. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Ban hành theo Văn bản số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 10. Thủ tướng Chính phủ (2012), Phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” (ban hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam). 11. Ủy ban nhân dân TPHCM (2016), Quy định về tuyển dụng, chuyển công tác viên chức và xếp lương khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp (ban hành theo Quyết định 06/2016/QĐ-UBND ngày 04/ 02/2016 của Ủy ban nhân dân TPHCM). Ngày nhận bài: 13/01/2017 Biên tập xong: 15/02/2017 Duyệt đăng: 20/02/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf125_2669_2215177.pdf
Tài liệu liên quan