Thực trạng công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Tài liệu Thực trạng công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 6-10; 35 6 Email: hvthao1980@gmail.com THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Nguyễn Minh Châu - Hoàng Văn Thao, Sở Giáo dục - Đào tạo Lạng Sơn Lưu Bá Mạc - Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn Ngày nhận bài: 12/7/2019; ngày chỉnh sửa: 15/7/2019; ngày duyệt đăng: 12/8/2019. Abstract: The diverging students after graduating from secondary school plays a very important role, contributing to building a diversified education system to meet the needs of human resources with a diversified occupational structure and training level; it is not only to meet the needs of society in education and training but also the requirements of the labor market in society. The article presents the survey results on the current status of diverging students after graduating from secondary school in Lang Son province. Keywords: Diverging students, secondary school, Lang Son provin...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học Cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 6-10; 35 6 Email: hvthao1980@gmail.com THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN Nguyễn Minh Châu - Hoàng Văn Thao, Sở Giáo dục - Đào tạo Lạng Sơn Lưu Bá Mạc - Sở Khoa học và Công nghệ Lạng Sơn Ngày nhận bài: 12/7/2019; ngày chỉnh sửa: 15/7/2019; ngày duyệt đăng: 12/8/2019. Abstract: The diverging students after graduating from secondary school plays a very important role, contributing to building a diversified education system to meet the needs of human resources with a diversified occupational structure and training level; it is not only to meet the needs of society in education and training but also the requirements of the labor market in society. The article presents the survey results on the current status of diverging students after graduating from secondary school in Lang Son province. Keywords: Diverging students, secondary school, Lang Son province. 1. Mở đầu Công tác phân luồng học sinh (HS) có thể hiểu là các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở định hướng, hướng nghiệp cho HS sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), tạo điều kiện cho các em tiếp tục học chương trình trung học phổ thông (THPT), học trung cấp, học nghề hoặc tham gia vào thị trường lao động, phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của từng cá nhân và đáp ứng nhu cầu xã hội; từ đó góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước cũng như của địa phương. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có các chủ trương, chính sách về công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS. Chỉ thị số 10/CT-TW ngày 5/12/2011 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: “Kiên trì thực hiện chủ trương phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS, tạo chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh hợp lí cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xã hội” [1; tr 2]. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 cũng xác định: “bảo đảm cho HS THCS có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau tốt nghiệp THCS” [2; tr 3]. Mặc dù công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn những bất cập: tỉ lệ HS tốt nghiệp THCS vào học THPT vẫn ở mức cao; vào học nghề, trung cấp chuyên nghiệp thấp và có xu hướng giảm; mất cân đối về cơ cấu tuyển sinh, cơ cấu đào tạo, số lượng cơ sở đào tạo và cơ cấu nguồn nhân lực [3]. Bài viết đề cập thực trạng công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng khảo sát Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 900 HS lớp 9, 142 cán bộ quản lí (CBQL) và giáo viên (GV) của 30 trường THCS được lựa chọn khảo sát ở 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; 142 phụ huynh HS được lựa chọn ngẫu nhiên ở các trường được khảo sát. Thời gian khảo sát được tiến hành từ tháng 10-11/2018. Thang đánh giá được chia thành 5 mức: - Mức 1: Hoàn toàn không lựa chọn (1 điểm); - Mức 2: Ít ưu tiên lựa chọn (2 điểm); - Mức 3: Ưu tiên lựa chọn trung bình (3 điểm); - Mức 4: Ưu tiên lựa chọn cao (4 điểm); - Mức 5: Ưu tiên lựa chọn cao nhất (5 điểm). Điểm trung bình (ĐTB) thống kê được tính là trung bình các điểm của tất cả các phiếu khảo sát hợp lệ. Độ lệch chuẩn được tính từ ĐTB của tất cả các phiếu hợp lệ. ĐTB của từng tiêu chí được đánh giá theo 5 mức độ, tương ứng với ĐTB như sau: - Mức 1: Hoàn toàn không lựa chọn 1-1,8; - Mức 2: Ít ưu tiên lựa chọn: 1,81-2,6; - Mức 3: Ưu tiên lựa chọn trung bình: 2,61-3,4; - Mức 4: Ưu tiên lựa chọn cao: 3,41-4,2; - Mức 5: Ưu tiên lựa chọn cao nhất: 4,24-5,0. 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1. Thực trạng nhu cầu và xu hướng lựa chọn các luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Nguyện vọng học tập của HS có ảnh hưởng lớn đến công tác phân luồng. Sau tốt nghiệp THCS, hệ thống giáo dục được phân thành hai luồng: Giáo dục phổ thông và giáo dục kĩ thuật nghề nghiệp. Cùng với hệ thống giáo dục chính quy còn có hệ thống giáo dục thường xuyên. Dựa trên năng lực và nguyện vọng của bản thân, HS có thể lựa chọn một trong các hướng sau: i) Học tiếp lên THPT (luồng chính); ii) Học nghề hoặc trung cấp chuyên nghiệp; iii) Tham gia vào thị trường lao động (các luồng phụ) [3; tr 105]. Khảo sát nhu cầu, xu hướng lựa chọn các luồng và nhóm ngành nghề sau tốt nghiệp THCS của 900 HS lớp VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 6-10; 35 7 9 thuộc 30 trường THCS của 11 huyện/thành phố, chúng tôi thu được 860 phiếu hợp lệ. Kết quả thu được khi sử dụng phép thống kê và phân tích số liệu ở bảng 1 và 2 như sau: Kết quả khảo sát cho thấy, HS đều lựa chọn 7 luồng sau tốt nghiệp THCS, với ĐTB từ mức 2 trở lên và độ lệch chuẩn của các luồng từ 1,07-1,48, trong đó luồng Đi du học và Học nghề tại các trường cao đẳng đào tạo nghề có độ lệch chuẩn cao nhất. Luồng lựa chọn học tiếp lên THPT có ĐTB cao nhất (mức 5), luồng Học nghề tại các trường cao đẳng đào tạo nghề với ĐTB thuộc mức 3 và các luồng còn lại đều có ĐTB dưới 2,6 điểm (mức 2). Như vậy, bước đầu HS đã có sự nhận thức về các luồng sau tốt nghiệp THCS. Luồng Học nghề tại các trường cao đẳng đào tạo nghề và Đi du học có mức độ phân tán các ý kiến được khảo sát tương đối rõ rệt. Khảo sát 142 phụ huynh HS về lựa chọn các luồng sau tốt nghiệp THCS thu được kết quả tương tự. Tuy nhiên, các luồng được tập trung chủ yếu ở 3 mức (2, 3, 4), lựa chọn Học tại các trường THPT xếp thứ nhất (ĐTB là 3,74 - mức 4); tiếp theo học nghề tại các trường cao đẳng đào tạo nghề (mức 3). Việc lựa chọn luồng sau THCS của HS và phụ huynh có những điểm tương đồng nhất định. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều HS và phụ huynh lựa chọn luồng tham gia vào thị trường lao động và ở nhà phụ giúp gia đình sau tốt nghiệp THCS. Do vậy, nhà nước cần có những biện pháp và chính sách trong công tác phân luồng sau tốt nghiệp THCS phù hợp, tạo cơ hội cho HS được học nghề. Điều này nhằm giúp người học phát triển bền vững, đảm bảo an sinh và an toàn xã hội. 2.2.2. Thực trạng lựa chọn các nhóm ngành nghề của học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (xem bảng 2) Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 12 nhóm ngành nghề với ĐTB tập trung ở mức 2 và 3, với độ lệch chuẩn của từng ngành nghề từ 1,15-1,4 điểm, trong đó ngành Công an, Quân đội và Nghệ thuật, Thiết kế thời trang, Nhạc, Họa,... có độ lệch chuẩn cao hơn, chứng tỏ có sự phân tán các ý kiến lớn hơn. Bên cạnh đó, HS đã lựa chọn tất cả các nhóm ngành nghề nhưng có 6 nhóm có ĐTB ở mức 3 (ưu tiên trung bình), 5 nhóm ngành nghề có ĐTB ở mức 2 (ít ưu tiên) và 01 nhóm có ĐTB ở mức 1 (không lựa chọn). Các ngành nghề được HS ưu tiên lựa chọn hoàn toàn phù hợp với xu thế của xã hội, thu nhập cao hiện nay như: Du lịch, Quản lí khách sạn, Nhà hàng; Công an, Quân đội; Nghệ thuật, Kinh tế, Kinh doanh,... Ngược lại, những nghề lao động thủ công, thu nhập thấp như sửa chữa máy móc, xe máy, ô tô thì HS ít lựa chọn. Bảng 1. Sự lựa chọn các luồng sau tốt nghiệp THCS của HS TT Các luồng sau tốt nghiệp THCS Hoàn toàn không lựa chọn (mức 1) Ít ưu tiên lựa chọn (mức 2) Ưu tiên lựa chọn trung bình (mức 3) Ưu tiên lựa chọn cao (mức 4) Ưu tiên lựa chọn cao nhất (mức 5) Tổng điểm ĐTB Độ lệch chuẩn 1 Học tại các trường THPT 43 45 86 129 556 3687 4,29 1,15 2 Học nghề tại các trường cao đẳng đào tạo nghề 186 174 229 143 127 3270 2,82 1,34 3 Học tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX) 446 148 151 80 33 2113 1,96 1,19 4 Tham gia thị trường lao động 381 226 171 58 21 1994 1,96 1,07 5 Đi du học 222 119 176 163 180 3535 2,95 1,48 6 Ở nhà phụ giúp gia đình 425 208 138 50 38 1933 1,91 1,13 7 Phương án khác 239 166 254 112 86 2857 2,58 1,29 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 6-10; 35 8 2.2.3. Thực trạng công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Hàng năm, căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ GD- ĐT, Sở GD-ĐT ban hành văn bản chỉ đạo các phòng GD- ĐT, trường THCS, THPT, Trung tâm GDNN - GDTX triển khai, tổ chức dạy hướng nghiệp, phân luồng HS cũng như tuyên truyền về công tác này; đồng thời chỉ đạo các nhà trường xây dựng chương trình cho phù hợp với đối tượng HS, đặc điểm tình hình KT-XH của địa phương; biên soạn tài liệu về nghề truyền thống của địa phương, xu thế phát triển ngành nghề trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Các trường THCS đã đưa nội dung hướng nghiệp vào kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường, đặc biệt là ở lớp cuối cấp; thành lập Ban tư vấn hướng nghiệp để tư vấn cho HS chọn đúng nghề, phù hợp với khả năng, năng lực và nhu cầu của xã hội thông qua các hình thức phong phú như: tổ chức ngoại khóa, diễn đàn, trả lời câu hỏi của HS, thi tìm hiểu nghề nghiệp,... Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Lạng Sơn, kết quả công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn những năm gần đây như sau (xem bảng 3) [5]: Hàng năm có khoảng 10% số HS tốt nghiệp THCS không học tiếp mà đi làm ngay (làm công nhân, lao động nông nghiệp tại địa phương, làm tự do), số còn lại được học tiếp (học THPT, GDTX, học nghề). Trong 2 năm gần đây, tỉ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT chiếm khoảng dưới 80% số HS đã hoàn thành THCS [5; tr 4]. 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Bảng 2. Thực trạng các nhóm nghề được HS lựa chọn sau tốt nghiệp THCS TT Các nhóm ngành nghề Hoàn toàn không lựa chọn (mức 1) Ít ưu tiên lựa chọn (mức 2) Ưu tiên lựa chọn trung bình (mức 3) Ưu tiện lựa chọn cao (mức 4) Ưu tiên lựa chọn cao nhất (mức 5) Tổng điểm ĐTB Độ lệch chuẩn 1 Du lịch, Quản lí khách sạn, Nhà hàng 133 150 227 219 129 2635 3,07 1,29 2 Công an, Quân đội 183 169 189 162 156 2516 2,93 1,4 3 Các ngành nghề khác 155 165 260 149 131 2516 2,93 1,3 4 Nghệ thuật, Thiết kế thời trang, Nhạc, Họa, 187 157 199 180 137 2503 2,91 1,38 5 Kinh tế, kinh doanh: Tài chính, Kiểm toán, Marketing 167 171 222 177 122 2493 2,9 1,32 6 Giáo dục, Sư phạm, Khoa học cơ bản, Ngôn ngữ, Ngoại ngữ 207 219 200 134 100 2281 2,65 1,31 7 Y, Dược, Công nghệ thực phẩm, Sinh học, Nano 241 193 228 122 76 2179 2,53 1,27 8 Công nghệ thông tin: lập trình, phần mềm, dữ liệu, 263 191 221 111 74 2122 2,47 1,28 9 Nông lâm ngư nghiệp: kĩ thuật chăn nuôi, chăm sóc cây trồng, 264 224 210 95 66 2052 2,39 1,24 10 Xây dựng, Giao thông, Kiến trúc, 292 220 214 87 46 1952 2,27 1,19 11 Kĩ thuật, công nghệ: Điện, Cơ Khí, Hàn, Mộc,... 431 174 163 56 36 1672 1,94 1,15 12 Sửa chữa máy móc, xe máy, ô tô, 520 141 104 54 41 1535 1,78 1,17 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 6-10; 35 9 Khảo sát, đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến công tác phân luồng, hướng nghiệp HS sau THCS: tiến hành khảo sát 142 CBQL, GV các trường THCS về sự ảnh hưởng của một số yếu tố đến công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS, kết quả như sau (xem bảng 4): Bảng 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS TT Các yếu tố ảnh hưởng Hoàn toàn không ảnh hưởng (mức 1) Ít ảnh hưởng (mức 2) Ảnh hưởng trung bình (mức 3) Ảnh hưởng cao (mức 4) Ảnh hưởng cao nhất (mức 5) Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) 1 Định hướng, sở thích nghề nghiệp của HS 13 9,15 28 19,72 30 21,13 23 16,20 47 33,10 3,45 1,37 2 Hoạt động học nghề phổ thông, hoạt động trải nghiệm 9 6,34 30 21,13 31 21,83 32 22,54 39 27,46 3,44 1,27 3 Năng lực học tập, năng khiếu nghề của HS 11 7,75 36 25,35 19 13,38 31 21,83 44 30,99 3,43 1,36 4 Cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp 11 7,75 37 26,06 32 22,54 26 18,31 35 24,65 3,26 1,30 5 Chất lượng đào tạo của trường đào tạo nghề 15 10,56 39 27,46 28 19,72 26 18,31 33 23,24 3,16 1,34 6 Môi trường giáo dục nhà trường, chương trình, nội dung, hình thức giáo dục 19 13,38 35 24,65 26 18,31 28 19,72 33 23,24 3,15 1,38 7 Môi trường giáo dục gia đình 14 9,86 42 29,58 33 23,24 21 14,79 31 21,83 3,09 1,31 8 Thị trường lao động, sự liên kết giữa doanh 17 11,97 33 23,24 36 25,35 24 16,90 31 21,83 3,13 1,33 Bảng 3. Công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn những năm gần đây Năm học Phân luồng HS sau THCS 2015-2016 2016-2017 2017-2018 SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) SL Tỉ lệ (%) Hoàn thành chương trình giáo dục THCS 10429 99,8 10542 99,6 10657 99,3 Học tại trường THPT ở huyện 8110 77,8 7954 75,5 7898 74,1 Học tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh 180 1,7 180 1,7 210 2,0 Học tại trung tâm GDNN-GDTX 932 8,9 1247 11,8 1014 9,5 Học tại trung cấp chuyên nghiệp 19 0,18 12 0,11 19 0,18 Học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 9 0,09 35 0,33 64 0,60 Ở nhà, tham gia lao động xã hội 1093 10,5 1114 10,6 1452 13,6 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 6-10; 35 10 nghiệp và trường đào tạo nghề 9 Tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp từ các tổ chức xã hội 19 13,38 38 26,76 27 19,01 33 23,24 24 16,90 3,04 1,32 10 Tác động từ nguyện vọng của bố, mẹ 22 15,49 36 25,35 31 21,83 30 21,13 21 14,79 2,94 1,31 11 Chính sách thu hút, khuyến khích vào các trường nghề 22 15,49 38 26,76 36 25,35 19 13,38 26 18,31 2,92 1,33 12 Tác động của các thầy, cô giáo 25 17,61 38 26,76 29 20,42 30 21,13 19 13,38 2,86 1,31 13 Trào lưu xã hội về việc học trường nghề 14 9,86 53 37,32 42 29,58 20 14,08 12 8,45 2,74 1,09 14 Tâm lí về việc coi trọng bằng cấp, coi học đại học 28 19,72 42 29,58 35 24,65 22 15,49 14 9,86 2,66 1,24 15 Các yếu tố khác 30 21,13 40 28,17 33 23,24 26 18,31 12 8,45 2,65 1,24 16 Tác động của bạn bè 42 29,58 42 29,58 30 21,13 20 14,08 7 4,93 2,35 1,19 17 Tác động của họ hàng 41 28,87 52 36,62 34 23,94 10 7,04 4 2,82 2,18 1,02 Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 17 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS với độ lệch chuẩn từ 1,02-1,38 điểm, tất cả các yếu tố đều có ĐTB > 1,81, xếp ở mức 2 trở lên. Trong đó, 3 nhóm yếu tố xếp ở mức 4 (khá ảnh hưởng) thuộc về phía HS như: định hướng sở thích nghề nghiệp, được trải nghiệm nghề nghiệp và năng lực học tập, năng khiếu; 12 nhóm yếu tố xếp ở mức 3 (ảnh hưởng trung bình) thuộc về các yếu tố giáo dục nghề nghiệp của nhà trường, gia đình, xã hội đến việc lựa chọn nghề; hai yếu tố còn lại (mức 2/ít ảnh hưởng) thuộc về tác động của bạn bè, họ hàng. Kết quả khảo sát cho thấy, công tác phân luồng HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố là HS, nhà trường và gia đình giữ vai trò quan trọng; trào lưu xã hội về việc học nghề cũng như tâm lí coi trọng bằng cấp có phần ảnh hưởng ít hơn. 3. Kết luận Phân luồng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi đất nước. Công tác phân luồng HS nói chung, phân luồng sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã được thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của các cấp. Tuy nhiên, trên thực tế, các trường THCS mới chỉ tập trung vào công tác dạy nghề, công tác tư vấn, hướng nghiệp còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay, theo chúng tôi cần: - Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng sau tốt nghiệp THCS cho HS và phụ huynh HS; - Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS; - Phát triển đội ngũ GV kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn, hướng nghiệp ở các trường THCS; - Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp ở trường THCS; - Bổ sung, xây dựng cơ chế, chính sách thực hiện công tác phân luồng sau tốt nghiệp THCS; - Tăng cường quản lí đối với giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng sau tốt nghiệp THCS; xây dựng mô hình đào tạo nghề liên thông “9+” ở các trường cao đẳng nghề. (Xem tiếp trang 35) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 29-35 35 các nhà khoa học bổ sung và xem xét các chỉ số kể trên trong quá trình phân tích, đánh giá. Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Vương Quân Hoàng, Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Liên ngành, Trường Đại học Phenikaa; Phòng thí nghiệm AI về Dữ liệu xã hội (AI Social Data Lab) và các thành viên thuộc AI Social Data Lab đã góp ý cho bài nghiên cứu này. Nghiên cứu được tài trợ một phần bởi Chương trình Khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” - Đề tài mã số KHGD/16- 20.ĐT.032. Tài liệu tham khảo [1] Chính phủ (2003). Nghị định Chính phủ số 122/2003/NĐ-CP ngày 22/10/2003 về thành lập Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia. [2] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ngày 4/4/2017 ban hành quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ. [3] Vuong, Q.H., La, V.P., Vuong, T.T., Ho, M.T., Nguyen, T.H.K., Nguyen, T.V.H., Pham, H.H., Ho, M.T. (2018). An open database of productivity in Vietnamese social sciences and humanities for public use. Scientific Data, 5: 180188, DOI: 10.1038/sdata.2018.188. [4] Ho, T. M., Do, T. H., Pham, H. H., & Vuong, T. T. (2017). Vài quan sát ban đầu từ dữ liệu Scopus về công bố quốc tế trong lĩnh vực KHXH&NV của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo ( -sat-ban-dau-tu-du-lieu-scopus-ve-cong-bo-quoc-te -trong-linh-vuc-khxhnv-cua-viet-nam.html). [5] Ho, T. M., Nguyen, H. V., Vuong, T. T., Dam, Q. M., Pham, H. H., & Vuong, Q. H. (2017). Exploring Vietnamese co-authorship patterns in social sciences with basic network measures of 2008-2017 Scopus data. F1000Research, 6, DOI: https://doi.org/10.12688/f1000research.12404.1. [6] Ho, T. M., Vuong, T. T., & Vuong, Q. H. (2017). On the sustainability of co-authoring behaviors in Vietnamese social sciences: A preliminary analysis of network data. Sustainability, 9(11), 2142, DOI: https://doi.org/10.3390/su9112142. [7] Vuong, Q. H., Ho, T. M., Vuong, T. T., Nguyen, H. V., Napier, N. K., & Pham, H. H. (2017). Nemo Solus Satis Sapit: Trends of research collaborations in the Vietnamese social sciences, observing 2008- 2017 Scopus data. Publications, 5, 24. DOI:10.3390/publications5040024. [8] Vuong, Q. H., Napier, N. K., Ho, T. M., Nguyen, V. H., Vuong, T. T., Pham, H. H., & Nguyen, H. K. T. (2018). Effects of work environment and collaboration on research productivity in Vietnamese social sciences: evidence from 2008 to 2017 scopus data. Studies in Higher Education, 1- 16, DOI: 10.1080/03075079.2018.1479845. [9] Vuong, T. T., Nguyen, H., Ho, T., Ho, T., & Vuong, Q. H. (2018). The (in) significance of socio- demographic factors as possible determinants of Vietnamese social scientists’ contribution-adjusted productivity: Preliminary results from 2008-2017 Scopus data. Societies, 8(1), 3, DOI:10.3390/ soc8010003. [10] Scimago. (2018). Country Rankings. Retrieved from: https://www.scimagojr.com/countryrank.php. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG... (Tiếp theo trang 10) Tài liệu tham khảo [1] Bộ Chính trị (2011). Chỉ thị số 10-CT-TW ngày 5/12/2011 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn. [2] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [3] Đỗ Thị Bích Loan (2012). Phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục - Hướng đến xã hội học tập. Kỉ yếu Hội thảo quốc tế “Hướng tới đổi mới nền giáo dục Việt Nam”. Hà Nội, tháng 10/2012, tr 111-117. [4] Trần Công Phong - Đỗ Thị Bích Loan (2016). Phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam - Lí luận và thực tiễn. NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Sở GD-ĐT Lạng Sơn (2018). Báo cáo số 1290/BC- SGDĐT, ngày 14/06/2018 về công tác phân luồng sau giáo dục trung học cơ sở tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. [6] Thủ tướng Chính phủ (2018). Quyết định số 522/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. [7] Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2019). Báo cáo 123/BC-UBND, ngày 27/03/2019 về tình hình thực hiện các chương trình, chính sách liên quan đến công tác phân luồng sau giáo dục trung học cơ sở tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2010-2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02nguyen_minh_chau_hoang_van_thao_luu_ba_mac_0671_2207925.pdf
Tài liệu liên quan