Thực trạng chính sách dân tộc thông qua hệ thống hóa và đánh giá các nghiên cứu liên quan từ năm 1986 đến nay - Trịnh Quang Cảnh

Tài liệu Thực trạng chính sách dân tộc thông qua hệ thống hóa và đánh giá các nghiên cứu liên quan từ năm 1986 đến nay - Trịnh Quang Cảnh: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 11Số 24 - Tháng 12 năm 2018 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THÔNG QUA HỆ THỐNG HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY* Trịnh Quang Cảnh Học viện Dân tộc; Email: trinhquangcanh@cema.gov.vn Từ năm 1986 đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chính sách dân tộc ở những phạm vi, mức độ, thời gian và không gian khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định cần khắc phục. Trước bối cảnh thực tiễn nảy sinh đang đặt ra ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi,trong điều kiện mới đòi hỏi cần nghiên cứu, tổng kết đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế trong những công trình khoa học đã nghiên cứu, làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển chính sách dân tộc, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Abstract From 1986 up to now, there have been many scientific...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng chính sách dân tộc thông qua hệ thống hóa và đánh giá các nghiên cứu liên quan từ năm 1986 đến nay - Trịnh Quang Cảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 11Số 24 - Tháng 12 năm 2018 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC THÔNG QUA HỆ THỐNG HÓA VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY* Trịnh Quang Cảnh Học viện Dân tộc; Email: trinhquangcanh@cema.gov.vn Từ năm 1986 đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chính sách dân tộc ở những phạm vi, mức độ, thời gian và không gian khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định cần khắc phục. Trước bối cảnh thực tiễn nảy sinh đang đặt ra ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi,trong điều kiện mới đòi hỏi cần nghiên cứu, tổng kết đánh giá những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế trong những công trình khoa học đã nghiên cứu, làm cơ sở tiếp tục nghiên cứu bổ sung, phát triển chính sách dân tộc, đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Abstract From 1986 up to now, there have been many scientific researches on ethnic policy in different areas, levels, time and space. The results of the research have achieved important achievements, however, there are still some shortcomings and certain limitations need to overcome. In the context of emerging realities in ethnic minority and mountainous areas, new conditions require research, review and evaluation of achieved results, indicating the constraints in the projects. scientific researches, which will serve as a basis for further researching, supplementing and developing national policies, meeting the revolutionary tasks in the new period. Thông tin chung Ngày nhận bài: 1/10/2018 Ngày phản biện: 22/10/2018 Ngày duyệt đăng: 7/11/2018 Title CURRENT STATUS OF ETHNIC POLICY THROUGH SYSTEMATIZATION AND ASSESSMENT OF RELATED RESEARCH FROM 1986 TO PRESENT Từ khóa Kết quả nghiên cứu; Nghiên cứu chính sách dân tộc; Hệ thống hóa các nghiên cứu về chính sách dân tộc ở Việt Nam; Định hướng giải pháp xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc; Thực trạng chính sách dân tộc. Keywords Research results; Ethnic policy research; To systematize studies on ethnic policies in Vietnam; Orienting solutions for building and organizing the implementation of ethnic policies; Current status of ethnic policy. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay (1986), đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc, các công trình đã cung cấp những cứ luận khoa học làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chính sách dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Các nghiên cứu về chính sách dân tộc (CSDT) từ năm 1986 đến nay được phân theo 3 nội dung với tổng số 975 nghiên cứu. Trong đó, các nghiên cứu chính sách dân tộc theo lĩnh vực (611 nghiên cứu); các nghiên cứu chính sách theo vùng (242 nghiên cứu); các nghiên cứu chính sách dân tộc theo tộc người (122 nghiên cứu). Có thể thấy rằng, các nghiên cứu thời gian qua chủ yếu quan tâm đến các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo (88 nghiên cứu) và văn hóa xã hội (120 nghiên cứu) vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, vì vậy cũng đã có nhiều nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này (108 nghiên cứu). Các nghiên cứu về chính sách dân tộc khá đa dạng, không chỉ tập trung vào các lĩnh vực mà còn tập trung nghiên cứu để cung cấp cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chính sách theo vùng. Trong đó những vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn luôn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các cơ quan, nhà * Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp quốc gia: “Hệ thống hóa và đánh giá các nghiên cứu về chính sách dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến nay”. Mã số: CTDT 06.16/16-20. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 12 Số 24 - Tháng 12 năm 2018 khoa học. Trong số 242 nghiên cứu chính sách theo vùng thì nhiều nhất là nghiên cứu chính sách dân tộc ở vùng Tây Nguyên (145 nghiên cứu); Tây Bắc (33 nghiên cứu)... Trong khuôn khổ, phạm vi bài viết, tác giả tổng hợp một số kết quả, đánh giá về thực trạng chính sách thông qua hệ thống hóa và đánh giá các nghiên cứu về chính sách dân tộc từ năm 1986 đến nay ở Việt Nam. 1. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc Thứ nhất, về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc Các vấn đề đặt ra trong xây dựng và thực hiện CSDT liên quan đến yêu tố về nguồn lực, hoạt động điều phối, năng lực trong thực hiện CSDT được nhắc nhiều hơn cả. Mặc dù, hệ thống CSDT từ năm 1986 đến nay được đánh giá là khá đầy đủ, hoàn thiện nhưng có hạn chế, tồn tại luôn được chỉ ra trong các nghiên cứu đó là sự chồng chéo của hệ thống CSDT và chính điều này đang gây cản trở trong việc thực hiện các mục tiêu của các CSDT. Giảm sự chồng chéo trong hệ thống CSDT đang là một trong những vấn đề cần được ưu tiên trong CSDT hiện nay. Sự chồng chéo trong hệ thống CSDT dẫn tới việc điều phối chính sách này trên thực tế gặp khó khăn. Các CSDT được thiết kế theo ngành, lĩnh vực khá độc lập với nhau, thiếu sự gắn kết các chính sách trong một ngành (giáo dục, y tế...) và giữa các ngành khác nhau tạo ra tính phân tán. Chồng chéo trong chính sách, không thể thực hiện việc điều phối chung để đạt được hiệu quả một cách toàn diện và tổng thể1. Theo báo cáo rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống CSDT đến năm 2020 do Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) thực hiện cho thấy: Hệ thống CSDT đến năm 2011, có tổng cộng 187 chính sách khác nhau ở cấp độ Trung ương do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong đó, số lượng Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ ban hành là 44 văn bản, đế cập gần như toàn diện các vấn đề từ giảm nghèo, y tế, giáo dục, dạy nghề, sản xuất, tín dụng... Riêng với 143 Quyết định được Thủ tướng Chính phủ ban hành hiện đang còn hiệu lực và phân chia thành 2 nhóm đó là (i) nhóm phát triển kinh tế - xã hội theo vùng (46 Quyết định). (ii) Nhóm phát triển kinh tế - xã hội theo lĩnh vực, theo ngành (97 Quyết định). Trong đó, nhiều nhất là nhóm chính sách về phát triển giao thông vận tải, tín dụng. Việc chồng chéo về CSDT thể hiện ở ba khía cạnh chính là nội dung, đối tượng thụ hưởng và thời gian thực hiện chính sách trên cùng một địa bàn. Ví dụ, về nội dung, có tới 6 chính sách hỗ trợ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Về 1. Ủy ban Dân tộc, UNDP& Irish aid, (2017), Báo cáo Tổng quan thực trạng kinh tế - xã hội của 53 Dân tộc thiểu số dựa trên kết quả phân tích số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015, tr 35. đối tượng thụ hưởng, hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) ở Đồng bằng sông Cửu Long là nhóm đối tượng hưởng nhiều chính sách nhất về giảm nghèo, do ngoài chính sách chung, còn có một chính sách riêng, mang tính đặc thù theo Quyết định 74/2008/ QĐ-TTg ngày 09/06/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008-2010 và nay là Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013. Riêng vấn đề chồng chéo về thời gian thực hiên chính sách trên cùng một địa bàn thể hiện rất rõ qua chính sách về nhà ở. Thống kê của báo cáo này cho thấy, có tới 6 chính sách hỗ trợ về nhà ở như 134/2004/ QĐ-TTg, Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 74/2008/ QĐ-TTg, Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP... Thứ hai, vấn đề vốn và phân bổ nguồn lực Theo quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm huy động, phân bổ và quản lý các nguồn lực đầu tư trong khi đó với các nguồn vốn sự nghiệp do Bộ Tài chính quản lý và phân bổ. Điều này đồng nghĩa, các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc như Ủy ban Dân tộc không có vai trò gì đáng kể trong phân bổ các nguồn lực tài chính cho các CSDT. Chình vì vậy, trong những năm qua một số CSDT được xây dựng trong bối cảnh nguồn lực không rõ ràng và hạn chế cho nên các nguồn lực tuy được bố trí nhưng ở mức thấp. Báo cáo Nghiên cứu rà soát chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống CSDT đến năm 2020 đã chỉ ra có hàng loạt các chính sách tín dụng cho người nghèo rơi vào tình trạng này. Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn. Theo chính sách thì vốn vay cho phát triển sản xuất mặc dù có lãi 0% nhưng định mức vay chỉ 5 triệu đồng/hộ. Theo một nghiên cứu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UNDP thì chỉ có khoảng 20% số hộ nghèo được vay vốn vì nguồn vốn vay quá hạn chế. Tương tự vậy, đối với chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo theo Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg qua đánh giá chỉ có 30% người dân tiếp cận được các nguồn vốn của ngân hàng Chính sách xã hội2. Ngay cả đối với chương trình 30a, theo báo cáo này thì để đầu tư đủ hệ thống cơ sở hạ tầng cho một huyện, kinh phí cần khoảng 3.000 tỷ đồng3. Mặc dù, mức đầu tư này tính tới năm 2020 nhưng kinh phí qua các năm 2009, 2010 mức kinh phí nhà nước đầu tư mới chỉ đạt 25 tỷ đồng, quá thấp so với nhu cầu và có thể dẫn tới nhiều tác động không tích cực trong việc đạt các mục tiêu giảm nghèo ở các huyện 30a. Hầu hết phân bổ nguồn lực cho các CSDT thường tập trung 2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UNDP, (2009), Đề xuất khung chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho các địa phương có tỷ lệ nghèo cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long. 3. Ủy ban Dân tộc và UNDP, (2012), Báo cáo nghiên cứu rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách dân tộc thiểu số đến năm 2020, tr 31. Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 13Số 24 - Tháng 12 năm 2018 nhiều nhất là đầu tư cho cơ sở hạ tầng, điển hình là trong chương trình mục tiêu quốc gia (MTQD) về giảm nghèo và chương trình 135. Theo báo cáo đánh giá của Chương trình MTQG về giảm nghèo và Chương trình 135 thì giai đoạn 2011-2016 tập trung khoảng 60% nguồn lực của các dự án cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và định canh, định cư. Theo đánh giá, ngoài bố trí nguồn lực còn hạn chế, nguồn lực cho việc thực hiện chính sách dân tộc thường bố trí chậm so với kế hoạch hàng năm. Ví dụ, Quyết định số 1672/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”. Hầu hết phân bổ nguồn vốn thực hiện chính sách này còn chậm, có năm không bố trí nguồn vốn để thực hiện chính sách này. Thứ ba, vấn đề về năng lực cán bộ thực hiện chính sách dân tộc Hiệu quả của các chính sách dân tộc, ngoài sự phụ thuộc vào nguồn lực, cách tiếp cận và phương pháp thực hiện chính sách dân tộc thì còn phụ thuộc rất nhiều tới năng lực của cán bộ làm chính sách dân tộc ở các cấp và phụ thuộc vào quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Những vấn đề có liên quan tới năng lực của cán bộ làm chính sách dân tộc ở cơ sở đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thực hiện chính sách dân tộc. Vấn đề năng lực cán bộ thực hiện chính sách dân tộc được xuất hiện liên tục trong các khuyến nghị và giải pháp chỉ ra trong các nghiên cứu. Cụ thể, có nghiên cứu chỉ ra rằng “Một số cán bộ cơ sở chỉ chú trọng thực hiện chính sách dễ làm, có lợi cho bản thân và gia đình, không tích cực thực hiện các chính sách ít có lợi cho bản thân và gia đình, khó triển khai”. Đồng thời đó là sự phân cấp, phân quyền cho cán bộ cũng ảnh hưởng tới việc triển khai chính sách “Nhiều cán bộ cơ sở vẫn còn tư tưởng ngại phân cấp cho cấp dưới, nhất là việc phân cấp làm chủ đầu tư dự án”4. Thứ tư, chính sách chưa phù hợp với đặc điểm vùng và người dân tộc thiểu số Đây cũng là một trong những trở ngại của chính sách dân tộc được chỉ ra nhiều trong các nghiên cứu. Như chúng ta biết vùng DTTS có những đặc thù về địa hình, khí hậu và người DTTS có những đặc điểm rất đặc thù trong tập quán, thói quen sinh hoạt cũng như sản xuất. Do đó, các chương trình, chính sách không tính kỹ đến đặc điểm này sẽ không khả thi. Có nghiên cứu đã chỉ ra sự không phù hợp đó trong chính sách 135 giai đoạn II, “Hợp phần tập huấn có sự không phù hợp đó là mô hình thí điểm làm ở diện tích có điều kiện tương đối thuận lợi, trong khi thực tế nhiều mảnh ruộng ở địa hình rất cao, rất manh mún, thiếu nước tưới, không thể gùi phân lên cao, chỉ thực hiện bón phân 1 lần/ vụ; không đủ vốn để đầu tư theo yêu cầu kỹ thuật; một số hộ có nội lực nhưng thấy quá vất vả, khó 4. Lê Ngọc Thắng, (2011), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. khăn nên không làm theo. Hay chương trình giảm nghèo phát máy gặt lúa nhưng không sử dụng được do không phù hợp với địa hình và điều kiện canh tác của địa phương. Chính sách hỗ trợ việc làm chưa phù hợp với tập quán không thích xa nhà của người DTTS, do vậy nỗ lực xuất khẩu lao động không thực hiện được...”5. Có thể nói, sự phù hợp là điều quan trọng giúp cho việc thực thi chính sách hiệu quả, câu chuyện được bàn nhiều trong các nghiên cứu, chính sách có ý tưởng hay chưa hẳn đã phù hợp, cần đặt sự phù hợp, tập quán, thói quen trước khi nghĩ đến những giải pháp về mặt chính sách cho đồng bào DTTS. Thứ năm, hiệu quả chính sách chưa cao Mặc dù hệ thống chính sách đã bao phủ toàn bộ đời sống kinh tế xã hội vùng DTTS nhưng thực tế hiệu quả chính sách vẫn chưa như mong đợi. Theo các báo cáo nghiên cứu thì người DTTS vẫn là thuộc nhóm yếu thế, thể hiện ở chỗ: (i) Có sự cải thiện nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng, nghèo đói dai dẳng trong các DTTS vẫn là vấn đề nổi cộm. (ii) Việc tiếp cận rất hạn chế đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế nhất là các dịch vụ y tế miễn phí cho người DTTS. Như vậy, các nghiên cứu về CSDT trong thời kỳ đổi mới đề cập đến khá nhiều lĩnh vực, từ các vấn đề lý thuyết, quan điểm đến các vấn đề thực tiễn, đặc biệt là các vấn đề mới đang nảy sịnh, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ nghèo đói và giảm nghèo đến vấn đề đất đai; từ tái định cư khi xây dựng các công trình trọng điểm đến giải pháp sinh kế; từ y tế đến giáo dục; từ quan hệ dân tộc đến bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa; từ an sinh xã hội đến đời sống tôn giáo và sự xuất hiện các tôn giáo mới; từ môi trường đến chất lượng dân số; từ hệ thống chính trị đến công tác đào tạo cán bộ; từ biên giới cho đến hải đảo liên quan đến quốc phòng, an ninh... Xuất phát từ yêu cầu hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu cơ bản, Quỹ Khoa học công nghệ Quốc gia cũng đã hỗ trợ triển khai hàng loạt các đề tài về vấn đề này. Mặc dù vậy, chính sách dân tộc cũng còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu sâu hơn trong tình hình và bối cảnh mới. 2. Các nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu và ban hành chính sách Thứ nhất, về thành phần dân tộc trong mối quan hệ tổ chức thực hiện chính sách dân tộc Trong nghiên cứu chính sách dân tộc chúng ta cần nhận thức và tái nhận thức rõ vấn đề này việc tôn trọng các dân tộc trước hết phải tôn trọng sự hiện diện của các dân tộc. Cần được xem xét lại bảng danh mục thành phần các dân tộc ở Việt Nam. Bản danh mục hiện nay đang sử dụng đã có cách đây gần 40 năm - là một trong những thành tựu quan trọng của giới khoa học xã hội nói chung và ngành dân tộc học nói riêng. Hiện nay, do xã hội 5. Ủy ban Dân tộc và UNDP, (2012), Báo cáo nghiên cứu rà soát các chính sách dân tộc và đề xuất xây dựng hệ thống chính sách dân tộc thiểu số đến năm 2020, tr.39 Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 14 Số 24 - Tháng 12 năm 2018 đã phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao, tự ý thức dân tộc, nhóm địa phương càng phát triển và vấn đề này luôn gắn với chính sách dân tộc, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc nên việc xem xét lại bản danh mục thành phần các dân tộc ở nước ta có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn cho việc hoạch định chính sách dân tộc, đáp ứng hài hòa lợi ích tộc người và lợi ích quốc gia. Thứ hai, cần nghiên cứu và quán triệt chính sách phát triển tộc người đối với các tộc người thiểu số, giải quyết hài hòa giữa lợi ích tộc người và lợi ích quốc gia, giữa phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh Từ những vấn đề dân tộc luôn được coi là vấn đề chiến lược nặng về tính chất chính trị trong các giai đoạn cách mạng trước đây ở nước ta, nay chuyển sang vấn đề chiến lược của chính sách dân tộc mà trọng tâm là về kinh tế và phát triển. Vấn đề tôn trọng, coi trọng các dân tộc, đời sống, sinh hoạt của họ cả trong nhận thức lẫn trong việc làm từ chính sách đầu tư, hoạch định các chính sách, đến xây dựng và triển khai các chương trình, dự án là hết sức cần thiết. Thứ ba, đa dạng hóa chính sách trong phát triển Từ thực tiễn của đất nước đa dân tộc, mỗi dân tộc có những đặc điểm lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hoá riêng; điều kiện tự nhiên mỗi vùng, mỗi dân tộc một khác dẫn đến việc chính sách dân tộc và những chủ trương, biện pháp thực hiện các chính sách đó phải rất đa dạng, phù hợp với từng vùng, từng dân tộc hay nhóm dân tộc; tạo ra nhiều cách lựa chọn, nhiều cách đi, nhiều cách giải quyết đối với mỗi vấn đề, mỗi vùng, mỗi dân tộc. Thứ tư, đánh giá tổng kết chính sách dân tộc trong vấn đề dân tộc Cho đến thời điểm hiện nay, việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phân tích chính sách và các biện pháp thực hiện các chính sách để rút ra những bài học về thành công trong thực hiện chính sách dân tộc, đặc biệt phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm trên thực tiễn phải trả giá về cách triển khai các biện pháp rập khuôn không phù hợp với thực tiễn vùng dân tộc và từng dân tộc đã trở thành vấn đề cấp thiết. Thứ năm, nghiên cứu các chính sách về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc phục vụ phát triển bền vững Văn hoá và các giá trị truyền thống (không phải chỉ là giáo dục, hay các hình thức bên ngoài của văn hoá như trang phục, nghi lễ, các kiểu nhà ở...) của các dân tộc cần được coi là động lực phát triển kinh tế - xã hội ở các dân tộc, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Văn hóa như Đảng ta xác định là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. Đây là một quan điểm cốt lõi và xác định vị trí hàng đầu của văn hóa dân tộc. Thực thể tinh thần, di sản vật chất và tinh thần cần được tôn trọng và phát huy đầy đủ không phải chỉ trên lĩnh vực văn hoá mà còn có ý nghĩa sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực, các ngành. Việc xây dựng bất cứ chương trình, dự án phát triển nào cũng cần phải quán triệt quan điểm thực sự kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc, của mỗi dân tộc; phải có cái nhìn xuất phát từ nền văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi vùng. Chúng ta cần có quan điểm nghiên cứu và kế thừa một cách thực sự những ứng xử văn hoá, những kiến thức, tri thức địa phương, hệ thống quản lý cộng đồng truyền thống của mỗi dân tộc trong phát triển . Thứ sáu, về chủ thể văn hóa và chủ thể phát triển trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách Thực tế phát triển cho thấy, chủ thể dân tộc thiểu số, chủ thể kinh tế, xã hội, văn hoá có vai trò, tiếng nói quyết định đối với sự phát triển của mình thông qua các chương trình, dự án và do đó trong chiến lược phát triển hiện nay phải xây dựng quan niệm về chủ nhân, chủ thể văn hoá. Quan niệm và chỉ đạo thực hiện phải làm cho thực sự người dân có tiếng nói quyết định, không áp đặt dưới mọi hình thức đối với vấn đề phát triển của từng dân tộc, từng cộng đồng. Vấn đề quan trọng chủ yếu là chủ thể phải tự nhận thức, tự thấy nhu cầu phải đổi mới, thay đổi và phát triển. Nhà nước, các tổ chức xã hội, phi chính phủ không được gò ép, làm thay, áp đặt. Xây dựng tự ý thức của mỗi người dân đối với sự phát triển là yêu cầu sống còn đối với phát triển của mỗi dân tộc. Thứ bảy, đánh giá và xây dựng cơ sở lý luận cho việc thiết kế hệ thống các chương trình quốc gia, các dự án trong mục tiêu phát triển trước mắt cũng như lâu dài Cần phải tập trung: Xây dựng hệ thống quan điểm lý luận, chính sách phát triển lâm nghiệp; vấn đề quản lý và sử dụng đất ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; nghiên cứu, đề xuất chính sách giải quyết vấn đề phát triển thị trường; xây dựng hệ thống quan điểm lý luận, chính sách và giải pháp về an sinh xã hội, vấn đề sức khoẻ cộng đồng, y tế phù hợp với điều kiện các dân tộc thiểu số và miền núi. Vấn đề đưa tiến bộ kỹ thuật vào vùng dân tộc trong điều kiện cần được nghiên cứu phù hợp với môi trường địa lý tự nhiên, điều kiện sinh thái và con người các dân tộc thiểu số và miền núi. Xây dựng các chính sách trong chương trình xây dựng nông thôn mới đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, không thể dập khuôn, máy móc. Thứ tám, nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển con người và đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, đa dạng hoá việc xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số để có thể phát huy có hiệu quả nội lực của các dân tộc Vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực là một trong những vấn đề có nội dung tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, có vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 15Số 24 - Tháng 12 năm 2018 Miền núi và vùng các dân tộc thiểu số là khu vực giàu tiềm năng và có vị trí đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa nhưng cũng có không ít khó khăn trong quá trình phát triển. Việc giải bài toán phát triển nguồn nhân lực không thể thực hiện một cách đơn tuyến từng lĩnh vực mà điều quan trọng là tạo ra các điều kiện và cơ hội để phát triển con người một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Song song với việc đào tạo, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo cũng có vai trò và vị trí không kém. Cần làm rõ cơ chế chính sách trong sử dụng nguồn nhân lực theo hướng không tách rời giữa đào tạo và sử dụng khi nhà nước đầu tư để phát triển nguồn nhân lực tại chỗ. Vấn đề đặt ra ở đây là đầu tư có kiểm soát, đầu tư có định hướng gắn với địa chỉ và nhu cầu sử dụng, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao. Trên thực tế chúng ta chưa có cơ chế chính sách về vấn đề này và trong một thời gian dài đã buông lỏng trong quản lý sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao. 3. Một số khuyến nghị Qua hệ thống hóa và đánh giá các nghiên cứu về chính sách dân tộc từ năm 1986 đến nay cho thấy, ngoài những kết quả đạt được, chính sách dân tộc trong thời gian tới cần phải đổi mới trong xây dựng và thực thiện chính sách theo hướng cụ thể như sau: Một là, đổi mới cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc theo hướng tập trung đầu mối trong xây dựng, kiểm tra, đánh giá và thực hiện chính sách dân tộc để giảm sự chồng chéo chính sách. Hai là, đổi mới chính sách dân tộc theo hướng tập trung nguồn lực, tránh dàn trải, manh mún, phân tán nguồn lực. Lựa chọn, tập trung vào những vấn đề trọng yếu, có tính lan tỏa cao. Trong thời gian tới cần xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS. Bổ sung luật ngân sách trong đó quy định tỷ nhất định để hỗ trợ phát triển vùng DTTS. Ba là, chính sách dân tộc cần đổi mới theo hướng trao quyền, cơ hội cho người dân tộc thiểu số. Xây dựng cơ chế, chính sách ràng buộc tái đầu tư đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở vùng DTTS, nhất là các doanh nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản, thủy điện ở vùng DTTS và miền núi. Bốn là, chính sách tập trung nâng cao năng lực để đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận các cơ hội phát triển, nội lực ở vùng DTTS. Các chính sách cần phải phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng dân tộc. Những lợi thế từ rừng, sông nước... Bốn là, việc xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc cần phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, vùng dân tộc thiểu số. Đồng thời chính sách phải giảm cho không mà chuyển sang hỗ trợ cho vay, có điều kiện. Năm là, chính sách phát triển kinh tế, giảm nghèo cần thực hiện đồng bộ từ sản xuất điến tiêu thụ sản phẩm. Tiếp cận chuỗi giá trị trong sản xuất, khuyến khích và có chính sách thu hút, ưu đãi các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm do đồng bào sản xuất. Khuyến nghị một số chính sách cụ thể: Thứ nhất, thực hiện đồng bộ chính sách phát triển theo vùng dân tộc và chính sách phát triển theo tộc người tránh trùng lặp, manh mún Trước hết cần đẩy mạnh và khẩn trương nghiên cứu về chính sánh phát triển đồng bộ theo vùng dân tộc, chính sách phát triển theo tộc người thiểu số tránh trùng lặp, manh mún trong xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc giữa các bộ nghành. Thứ hai, cần có các chính sách dân tộc nhằm phát triển nâng cao thể lực, môi trường sống và sinh tồn cho các tộc người Giải pháp này gắn liền với những chủ trương chiến lược phát triển kinh tế- xã hội như làm tốt chương trình xóa đói, giảm nghèo một cách căn bản và bền vững, từng bước cải thiện đời sống con người; thực hiện tốt các chính sách xã hội, bảo hiểm xã hội, đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình, đẩy lùi các tệ nạn và tập quán không phù hợp; xây dựng nếp sống vệ sinh. Tập trung mọi nguồn lực để giải quyết bền vững vấn đề định canh định cư đối với một số tộc người, gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh. Nghiên cứu, xây dựng mô hình thiết chế văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vận dụng quy chế văn hóa cơ sở cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng dân tộc thiểu số, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, truyền thống và đổi mới. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên cơ sở đặc thù từng vùng và từng dân tộc, ngăn chặn nguy cơ suy thoái giống nòi (trước hết là đầu tư cho hệ thống nhà trẻ mẫu giáo về cơ sở vật chất về điều kiện nuôi dạy, đảm bảo chế độ dinh dưỡng để con em các dân tộc có điều kiện cơ hội phát triển về thể lực với những chính sách cụ thể). Tạo điều kiện để trẻ em và thanh thiếu niên được hưởng thụ văn hóa và phát triển trong môi trường văn hóa (cơ sở vật chất cho các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, nước sạch, vệ sinh ...); đưa chương trình giáo dục môi trường vào trong nhà trường để học sinh sớm hình thành kỹ năng và nhận thức về vai trò của môi trường đối với sức khỏe con người, yêu cầu về giữ gìn môi trường (cả môi trường tự nhiên và xã hội), tăng cường lòng tự hào về quê hương xứ sở. Thứ ba, các chính sách dân tộc nhằm thực hiện phát triển giáo dục đào tạo vùng dân tộc thiểu số Nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, nâng cao dân trí để sớm hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC 16 Số 24 - Tháng 12 năm 2018 nhân kỹ thuật và tầng lớp trí thức người dân tộc thiểu số đủ khả năng giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế-xã hội trên quê hương của họ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bao gồm: - Nhanh chóng khắc phục hiện tượng thiếu trường lớp và giáo viên các cấp học ở vùng dân tộc và miền núi, để sớm đạt chuẩn về cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục. - Bằng mọi cách phổ cập rộng rãi tiếng Việt trong đời sống. Tại một số vùng như Tây Nguyên phải kết hợp song ngữ và triển khai cho học sinh nói và viết tiếng Việt từ cấp tiểu học và do đó phải xây dựng và đổi mới chương trình tiếng Việt cho phù hợp, tránh hiện tượng mù chữ, mù nghĩa tiếng phổ thông để từng bước đưa các thông tin truyền thông vào cuộc sống. - Mở rộng và nâng cao hiệu quả và chất lượng của các trường dân tộc nội trú các cấp. Trước mắt có thể đáp ứng ít nhất 50% con em các dân tộc được tham gia hệ đào tạo này. Song song với việc mở rộng về quy mô phải chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, tránh hiện tượng chạy đua thành tích và con số. Chính hệ thống các trường này là cơ sở để tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Mở rộng và phát triển hệ thống trường dạy nghề trên cơ sở căn cứ vào yêu cầu phát triển của từng vùng, từng dân tộc - Cải tiến chế độ cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, đảm bảo đúng đối tượng, đúng yêu cầu, đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo các nhu cầu cần thiết để con em được cử tuyển yên tâm học tập và làm việc sau đào tạo, cần có chế độ sử dụng thích hợp, tránh hiện tượng cử tuyển để phục vụ nguồn nhân lực cho các vùng khác. - Nhà nước cần có chính sách miễn học phí, cấp sách giáo khoa cho con em các dân tộc thiểu số trong hệ phổ thông, đồng thời hỗ trợ cho các trường dân tộc nội trú (chu cấp toàn bộ đối với con em vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và các dân tộc có dân số dưới 5000 người). Do đó cần điều chỉnh lại các trường dân tộc nội trú theo hướng chất lượng cao. Bốn là, tạo nguồn để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo là người dân tộc thiểu số cả về tri thức khoa học và bản lĩnh chính trị. Cần có chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số; chú trọng tính cân đối về tộc người và khu vực và các chính sách đặc thù. Khẩn trương nghiên cứu sắp xếp lại bộ máy làm công tác dân tộc từ Trung ương cho tới địa phương. Nghiên cứu thành lập quỹ phát triển nguồn nhân lực hoặc quỹ phát triển văn hóa và nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, đầu mối là Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Ủy ban Dân tộc. Đầu tư phát triển các đại học vùng dân tộc thiểu số và miền núi như: Tây Bắc, Tây Nguyên, Học viện Dân tộc theo cơ chế đặc thù để trở thành các đại học tiên tiến đạt thuộc tốp cao trong nước. 4. Kết luận Có thể thấy các nghiên cứu đã chỉ rõ các chính sách của Đảng và Nhà nước ta ban hành nhằm đảm bảo mục tiêu bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc. Các nghiên cứu chính sách đã góp phần giới thiệu các văn bản chính sách và chỉ ra những kết quả và đóng góp to lớn của CSDT đối với đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội. Nhiều nghiên cứu đã thống nhất đánh giá các chính sách dân tộc và quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta là hướng tới sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhằm hạn chế chênh lệch phát triển miền núi với miền xuôi... Những đóng góp của các công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc từ năm 1986 đến nay là rất to lớn; nhiều phân tích, đề xuất đã được xây dựng thành các chính sách dân tộc quan trọng như Chương trình 135, chính sách đối với người có uy tín, Chiến lược Công tác dân tộc giai đoạn 2011- 2020 Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề đặt ra cần quan tâm và có chính sách để giải quyết ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như: Cần phải có chính sách hợp lý về giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi; quan tâm và có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, bố trí hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số; giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc, giữa dân tộc thiểu số với với nhà nước và với dân tộc đa số, giải quyết tốt quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Tài liệu tham khảo Trần Thị Vân Anh, (2003), Về phương pháp đánh giá tác động của chính sách XĐGN và xây dựng chiến lược XĐGN đến năm 2010. Phan Văn Hùng, (2003), Nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi. Lê Kim Khôi, (2008), Điều tra, đánh giá thực trạng phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi Tây nguyên, Tây Nam bộ. Lê Ngọc Thắng, (2009-2011), “Nghiên cứu, đánh giá chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở nước ta”, Đề tài khoa học cấp quốc gia. Ủy ban Dân tộc. Ủy ban Dân tộc, Báo cáo hội thảo“Hệ thống hóa và đánh giá các nghiên cứu về chính sách dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến nay”. Viện Nghiên cứu Chính sách Dân tộc và miền núi, (2001), Vấn đề dân tộc và hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf58_295_1_pb_07_2132986.pdf