Tài liệu Thực trạng chẩn đoán và điều trị nhiễm helicobacter pylori tại ba bệnh viện quận trong Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 389
THỰC TRẠNG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
NHIỄM HELICOBACTER PYLORI TẠI BA BỆNH VIỆN QUẬN
TRONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016
Trần Văn Sỹ*, Trần Thị Khánh Tường**, Tăng Kim Hồng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm: (1) Xác định tỉ lệ nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori); (2) Xác
định tỉ lệ các phương pháp được dùng để chẩn đoán nhiễm H.pylori; (3) Xác định tỉ lệ tiệt trừ thành công
H.pylori của các phác đồ tại ba bệnh viện quận của TP Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại bệnh viện quận 6, quận 2 và quận
Thủ Đức trong năm 2016. Số liệu được thu thập bằng cách hồi cứu hồ sơ điện tử của 750 bệnh nhân có triệu
chứng tiêu hóa trên đến khám và được chỉ định xét nghiệm tìm H.pylori. Các tỷ lệ nhiễm, sử dụng test và tiệt trừ
thành công được so sánh giữa các bệnh viện. Giá trị p<0,05 được c...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng chẩn đoán và điều trị nhiễm helicobacter pylori tại ba bệnh viện quận trong Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 389
THỰC TRẠNG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
NHIỄM HELICOBACTER PYLORI TẠI BA BỆNH VIỆN QUẬN
TRONG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2016
Trần Văn Sỹ*, Trần Thị Khánh Tường**, Tăng Kim Hồng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm: (1) Xác định tỉ lệ nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori); (2) Xác
định tỉ lệ các phương pháp được dùng để chẩn đoán nhiễm H.pylori; (3) Xác định tỉ lệ tiệt trừ thành công
H.pylori của các phác đồ tại ba bệnh viện quận của TP Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại bệnh viện quận 6, quận 2 và quận
Thủ Đức trong năm 2016. Số liệu được thu thập bằng cách hồi cứu hồ sơ điện tử của 750 bệnh nhân có triệu
chứng tiêu hóa trên đến khám và được chỉ định xét nghiệm tìm H.pylori. Các tỷ lệ nhiễm, sử dụng test và tiệt trừ
thành công được so sánh giữa các bệnh viện. Giá trị p<0,05 được chọn là mức ý nghĩa của phép kiểm thống kê.
Kết quả: Tỉ lệ nhiễm H.pylori chung ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên tại ba bệnh viện quận là
68,3%. Các phương pháp được dùng để chẩn đoán nhiễm H.pylori lần lượt là: Urease 95,5%, hơi thở 1,2%,
huyết thanh 3,3%. Tỉ lệ tiệt trừ H.pylori thành công chung là 54,5%.
Kết luận: Tỉ lệ nhiễm H.pylori ở bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên còn cao. Xét nghiệm Urease
nhanh là xét nghiệm chính để chẩn đoán nhiễm H.pylori. Các bệnh viện quận vẫn chưa đạt mục tiêu tiệt trừ
hiệu quả H. pylori.
Từ khóa: Helicobacter pylori, tỉ lệ nhiễm H.pylori, tiệt trừ H.pylori
ABSTRACT
THE DIAGNOSIS AND TREATMENT OF HELICOBACTER PYLORI INFECTION AT THREE
DISTRICT HOSPITALS IN HO CHI MINH CITY, IN 2016
Tran Van Sy, Tran Thi Khanh Tuong, Tang Kim Hong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 389-394
Objectives: To identify prevalence of H.pylori infection in three distric hospitals, percentage of tests used to
detect H. pylori and the rate of successful H. pylori eradication at three distric hospitals in Ho Chi Minh City
Methods: A cross-sectional study was conducted at District 6, District 2, Thu Duc District Hospital in
2016. Data were collected retrospectively basing on 750 electronic clinical records of patients, who had visited
these three hospitals for dyspepsia and been indicated to have diagnostic tests to detect H. Pylori. Prevalence and
percentage of tests used as well as rate of successful eradication were compared among three hospitals. A p-value
at 0.05 was defined as significant.
Results: The total prevalence of H. pylori infection among patients with dyspepsia at these three hospitals
was 68.3%. Percentages of tests used to detect H. pylori infection were: Rapid Urease test 95.5%, Urea Breath
1.2% and Serology 3.3%, respectively. The rate of H. pylori eradication was 54.5% in general.
Conclusion: Prevalence of H. pylori infection in patients with dyspepsia remains high. The rapid urease test
is still the main test for detecting H. pylori. These district hospitals have not yet achieved goals for successful H.
pylori eradication.
*Bệnh viện 1A **Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Văn Sỹ ĐT: 0943778902 Email: tranvansy0243@gmail.com
*Bệnh viện Thống Nhất **Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 390
Keywords: Helicobacter pylori, prevalence of H. pylori infection, H. pylori eradication
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm H.pylori là nguyên nhân quan trọng
gây ra một số bệnh ở dạ dày như loét dạ dày- tá
tràng, viêm dạ dày cấp hoặc mạn, ung thư dạ
dày nguy cơ ung thư dạ dày ở những người
nhiễm H.pylori cao gấp 2-6 lần so với những
người không nhiễm(6,17). Ước tính có hơn một
nửa dân số thế giới đã bị nhiễm H.pylori, chủ yếu
tại các nước đang phát triển(17).
Tại Việt Nam tỉ lệ nhiễm H.pylori đã lên đến
70% vào năm 2015(8). Như vậy tiệt trừ H.pylori là
cần thiết để ngăn ngừa viêm loét dạ dày tái phát
và giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Mục tiêu điều
trị để tỉ lệ sạch vi khuẩn ít nhất 80% nhiều khi
không đạt được, gây khó khăn đáng kể trong
thực hành lâm sàng(14). Nghiên cứu trong nước
của tác giả Trần Thiện Trung vào năm 2009 với
phác đồ ba thuốc chuẩn thì hiệu quả Tiệt trừ chỉ
là 65,1%(16). Tiệt trừ vi khuẩn bằng các phác đồ
thuốc luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi từ
nhiều năm qua. Nhiều phác đồ khác nhau được
đề nghị để sử dụng thay thế cho phác đồ chuẩn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, các bệnh viện tuyến
quận là nơi tiếp cận và chỉ định phác đồ đầu tay
cho bệnh nhân, việc chẩn đoán đúng và tiệt trừ
hiệu quả ở các bệnh viện quận sẽ giúp giảm số
bệnh nhân phải điều trị nhiều đợt. Song chưa có
nghiên cứu khảo sát thực trạng chẩn đoán và tiệt
trừ H.pylori tại các bệnh viện quận nên chúng tôi
tiến hành thực hiện nghiên cứu này nhằm
những mục tiêu sau: (1) Xác định tỉ lệ nhiễm
H.pylori ở các bệnh nhân rối loạn tiêu hóa trên;
(2) Xác định tỉ lệ các phương pháp được dùng để
chẩn đoán và xác định tiệt trừ H.pylori; (3) Đánh
giá một số vấn đề về điều trị nhiễm H.pylori.
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đây là nghiên cứu cắt ngang thực hiện với
số liệu thu thập dựa trên hồi cứu 750 hồ sơ
điện tử của 750 bệnh nhân có triệu chứng tiêu
hóa trên, xét nghiệm H.pylori tại ba BV quận 2,
quận 6 và quận Thủ Đức trong TP. Hồ Chí
Minh trong năm 2016.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu
Bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên xét nghiệm
H.pylori.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Chúng tôi khảo sát các loại xét nghiệm được
dùng để chẩn đoán H.pylori ở 3 quận, cụ thể ở
quận 2 và quận 6 chỉ dùng xét nghiệm urease
nhanh (các xét nghiệm khác không triển khai);
quận Thủ Đức dùng xét nghiệm urease nhanh,
hơi thở và huyết thanh chẩn đoán. Tiếp theo,
chúng tôi truy xuất danh sách các mã số bệnh
nhân từ 18 tuổi trở lên được chỉ định các xét
nghiệm nêu trên trong thời gian từ ngày
01/01/2016 đến 31/12/2016; danh sách được sắp
xếp theo thứ tự thời gian. Dựa trên danh sách
lập được, chúng tôi chọn liên tục các đối tượng
được chỉ định từ ngày 01/01/2016 trở đi đến khi
đủ cỡ mẫu 250 đối tượng ở mỗi bệnh viện. Dựa
trên mã số bệnh nhân, các biến số cần nghiên
cứu được ghi nhận bao gồm tuổi, giới, xét
nghiệm chẩn đoán, phác đồ thuốc, kiểm tra sau
tiệt trừ. Dữ liệu được mã hóa, xử lý bằng phần
mềm STATA 14.0, kiểm định Chi bình phương,
có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
Định nghĩa các biến số chính
Tình trạng nhiễm: biến nhị giá (nhiễm/
không nhiễm), “nhiễm” khi xét nghiệm H.pylori
dương tính
Chỉ định phác đồ: Biến nhị giá (đúng/chưa
đúng), “đúng” khi phác đồ đúng thuốc, đúng
liều, đúng thời gian theo Hội tiêu hóa Việt
Nam năm 2013(4). Các trường hợp còn lại là
“chưa đúng”.
Thời gian dùng phác đồ: Biến định lượng,
tính bằng số ngày thuốc kháng sinh được cấp
(hồi cứu trên phần mềm)
Kiểm tra sau đợt trị: Biến nhị giá (có/không),
“có” khi bệnh nhân có làm xét nghiệm H.pylori
trong vòng 30 ngày sau khi ngưng kháng sinh 4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 391
tuần và thuốc ức chế bơm proton 2 tuần, thời
gian dựa trên ngày cuối của toa thuốc và ngày
làm xét nghiệm lại. Các trường hợp không xét
nghiệm và xét nghiệm không đúng thời gian
như trên xem như “không”.
Kết quả tiệt trừ: Biến nhị giá (thành
công/không thành công), “thành công” khi xét
nghiệm kiểm tra âm tính.
Y Đức
Nghiên cứu này đã được xét duyệt và thông
qua hội đồng của Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc
Thạch. Các thông tin bệnh nhân được mã hóa chỉ
sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thu thập dữ liệu của tổng cộng
750 bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên tại ba
bệnh viện quận 2, quận 6 và quận Thủ Đức
trong năm 2016 với số đối tượng chia đều cho
các quận. Tỉ lệ nhiễm H.pylori chung là 68,3%. Cụ
thể quận 2 là 82,8%, quận 6 là 45,2% và quận Thủ
Đức là 76,8%. Tỉ lệ nhiễm ở các bệnh viện khác
nhau với p<0,001. Chúng tôi ghi nhận ba xét
nghiệm dùng để chẩn đoán nhiễm H.pylori là
Urease nhanh (95,5%), huyết thanh (3,3%), hơi
thở (1,2%). Tại quận 2 và quận 6 chỉ dùng một
xét nghiệm Urease nhanh để chẩn đoán. Tại
quận Thủ Đức, đa số bệnh nhân được chỉ định
Urease nhanh (88%), có 17 trường hợp dùng xét
nghiệm huyết thanh (8,9%), 6 trường hợp dùng
xét nghiệm hơi thở (3,1%).
Chúng tôi ghi nhận có 6 phác đồ được chỉ
định cho 512 bệnh nhân nhiễm H.pylori: PAC
(38,3%); PAM (15,8%); PAMC (4,7%); Nối tiếp
(10,2%); PAL (9,8%); Bộ Kit (21,3%). Trong đó
44% phác đồ được chỉ định đúng. (P: Thuốc ức
chế bơm proton; A: Amoxicillin; C:
Clartihromycin; M: Metronidazole; L:
Levofloxacin) (Biểu đồ 1).
Biểu đồ 1: Các phác đồ được chỉ định
Phác đồ đúng khi được chỉ định đúng liều
và đúng thời gian theo khuyến cáo hướng dẫn
điều trị H. pylori tại Việt Nam năm 2013(2). Phác
đồ PAM, PAMC được chỉ định đúng 70%, PAC
chỉ định đúng chỉ đạt 26,5%. Nhìn chung, các
phác đồ chưa đúng chiếm đa số (56%) (Bảng 1).
Các phác đồ PAC, Nối tiếp, PAL, Bộ Kit
được chỉ định quá 14 ngày cho đợt tiệt trừ chiếm
87,8%; các phác đồ chứa Metronidazole như
PAM, PAMC không mắc phải lỗi này, tuy nhiên
liều Metronidazole thấp hơn khuyến cáo
(1000mg/ngày) chiếm 10,8%. Ngoài ra có 4
trường hợp PAMC chỉ định chưa đủ 10 ngày.
Trong số 512 bệnh nhân nhiễm H.pylori được
chỉ định phác đồ chúng tôi ghi nhận được chỉ có
132 (25,8%) bệnh nhân có làm xét nghiệm kiểm
tra sau đợt tiệt trừ (Biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Tỉ lệ bệnh nhân kiểm tra sau đợt tiệt trừ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 392
Chúng tôi đánh giá hiệu quả tiệt trừ thành
công dựa trên kết quả của 132 bệnh nhân có
kiểm tra sau đợt tiệt trừ. Số bệnh nhân tiệt trừ
thành công là 72 (54,5%) trong đó nhóm đúng
phác đồ là 46 (63,9%).
Các phác đồ đúng có tỉ lệ thành công cao là
PAM (30,4%), PAC(26,1%). Bộ Kit và PAMC có tỉ
lệ thành công thấp 0% và 6,5% (Bảng 2).
Bảng 1. Các phác đồ chưa đúng
Phác đồ tiệt trừ chưa đúng - Tần số (tỉ lệ %)
PAC PAM PAMC Nối tiếp PAL Bộ Kit Tổng
Chưa đủ liều Metronidazole 0 18(100) 13(76.5) 0 0 0 31(10.8)
Chưa đủ thời gian 0 0 4(23.5) 0 0 0 4(1.4)
Kéo dài quá 14 ngày 144(100) 0 0 22(100) 25(100) 60(100) 251(87.8)
Tổng 144(100) 18(100) 17(100) 22(100) 25(100) 60(100) 286(100)
Bảng 2. Tiệt trừ thành công theo phác đồ
Tiệt trừ thành công - Tần số (tỉ lệ %)
PAC PAM PAMC Nối tiếp PAL Bộ Kit Tổng
Phác đồ đúng 12(26,1) 14(30,4) 3(6,5) 8(17,3) 9(19,6) 0 46(100)
Phác đồ chưa đúng 18(69,2) 0 0 4(15,4) 3(11,5) 1(3,8) 26(100)
Tổng 30(41,7) 14(19,5) 3(4,2) 12(16,7) 12(16,7) 1(1,4) 72(100)
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ
lệ nhiễm H.pylori chung cho ba bệnh viện quận
là 68,3%. So sánh với các nghiên cứu tương tự tại
Việt Nam như Nguyễn Sào Trung (2005) thực
hiện nội soi sinh thiết ở bệnh nhân viêm hoặc
loét dạ dày ghi nhận tỉ lệ nhiễm H.pylori là
63%(10), Đặng Ngọc Quý Huệ (2016) nghiên cứu
tỉ lệ nhiễm H.pylori trên bệnh nhân viêm dạ dày
mạn là 72,5%(2), các tỉ lệ này khá gần với tỉ lệ
trong nghiên cứu của chúng tôi. Những nghiên
cứu lớn thực hiện với nội soi dạ dày ghi nhận tỉ
lệ nhiễm H.pylori của Hàn Quốc, Việt Nam và
Thổ Nhĩ Kỳ dao động từ 50-70% trong dân
số(9,11,12). Một báo cáo năm 2010 cho thấy tỉ lệ
nhiễm tại Việt Nam là 74,6%(4). Nghiên cứu của
Nguyen TL (2010) cho tỉ lệ nhiễm ở thành phố
Hồ Chí Minh là 64,7%(11). Như vậy nhiều nghiên
cứu trong và ngoài nước cho thấy Việt Nam nằm
trong khu vực có tỉ lệ nhiễm H.pylori trong cộng
đồng nói chung và tỉ lệ nhiễm ở bệnh nhân có
triệu chứng tiêu hóa trên nói riêng đều cao hơn
50%. Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt
về tỉ lệ nhiễm giữa các bệnh viện, cụ thể quận 6
thấp hơn hai quận còn lại (45,2% so với 82,8% và
76,8%), điều này có thể là do bệnh nhân nhiễm
H.pylori lựa chọn đến các bệnh viện lân cận
nhiều hơn bệnh viện quận 6.
Phương pháp được sử dụng nhiều nhất để
chẩn đoán nhiễm H.pylori là Ureases nhanh
(95,5%), các phương pháp còn lại chiếm tỉ lệ
nhỏ với lần lượt là huyết thanh chẩn đoán
(3,3%) và hơi thở (1,2%). Theo khuyến cáo
chẩn đoán và điều trị H.pylori tại Việt Nam
2013: Xét nghiệm Urease nhanh có chi phí
thấp, cho kết quả nhanh chóng, có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao do đó nên được áp dụng rộng
rãi. Đối với các bệnh nhân có chỉ định làm xét
nghiệm chẩn đoán nhiễm H.pylori không kèm
triệu chứng báo động, ưu tiên chọn lựa xét
nghiệm hơi thở do xét nghiệm này có độ nhạy
và độ đặc hiệu cao tương đương với xét
nghiệm Urease; Huyết thanh chẩn đoán
H.pylori là xét nghiệm kém chính xác, không
nên ưu tiên chọn lựa nếu có các phương pháp
chẩn đoán khác(5). Như vậy, 17 trường hợp
chẩn đoán nhiễm H.pylori bằng huyết thanh
chẩn đoán tại bệnh viện quận Thủ Đức là chưa
phù hợp với khuyến cáo, tuy nhiên có thể
những bệnh nhân này đã dùng kháng sinh
hoặc thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong
vòng 2-4 tuần nên không được chỉ định xét
nghiệm Urease và hơi thở. Do chúng tôi
nghiên cứu hồi cứu nên không ghi nhận được
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 393
tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân đặc biệt là
PPI và kháng sinh. PPI là thuốc mua không
cần đơn với giá tương đối rẻ, được sử dụng rất
rộng rãi tại Việt Nam để điều trị triệu chứng
đau thượng vị, bỏng rát sau xương ức. Hầu hết
các nghiên cứu cho thấy kết quả xét nghiệm
âm tính giả liên quan đến dùng PPIs có thể lên
đến 40%(7). Vấn đề lạm dụng kháng sinh tại
Việt Nam cũng cần được quan tâm, gần 80%
kháng sinh có thề mua được dễ dàng tại các
hiệu thuốc mà không cần kê đơn trong đó
Amoxicillin là thuốc phổ biến nhất(3). Các xét
nghiệm chẩn đoán đòi hỏi phải ngưng PPI ít
nhất 2 tuần, ngưng kháng sinh ít nhất 4 tuần
trước khi thực hiện. Âm tính giả do thuốc có
thề làm kết quả tỉ lệ nhiễm H.pylori của chúng
tôi thấp hơn thực tế. Hiện nay các bệnh viện
tuyến quận đều trang bị xét nghiệm urease
qua nội soi để chẩn đoán nhiễm H.pylori
(95,5%), điều này là phù hợp theo các khuyến
cáo hiện tại(5,6). Xét nghiệm hơi thở cũng có giá
trị cao theo các khuyến cáo nhưng nhược điểm
là giá thành còn cao nên chưa được dùng rộng
rãi ở các phòng khám tuyến quận, cụ thể là chỉ
trang bị ở bệnh viện quận Thủ Đức và dùng
cho một vài trường hợp.
Trong 6 phác đồ được sử dụng tại ba bệnh
viện quận trong năm 2016 có 2 phác đồ được chỉ
định nhiều nhất là phác đồ chứa ba thuốc PPI,
Amoxicillin, Clarithromycin, (PAC) và bộ Kit
(gồm các thuốc Lansoprazol 30mg, Tinidazole
500mg, Clarithromycin 250mg được đóng gói cố
định). Dựa vào số liệu chúng tôi thu được, mặc
dù miền Nam Việt Nam thuộc vùng dịch tể có tỉ
lệ kháng Clarithromycin rất cao và Bộ y tế đã
khuyến cáo nên sử dụng phác đồ 4 thuốc đầu
tiên(5), nhưng phác đồ PAC và bộ Kit vẫn được
bác sĩ tại bệnh viện quận lựa chọn nhiều nhất
(38,3% và 21,3%) trong điều trị H.pylori. Theo
Maastrict IV (2012), ở khu vực có tỉ lệ kháng
Clarithromycin cao như Việt Nam thì phác đồ
đầu tay nên là phác đồ bốn thuốc, nếu thất bại
thì tiếp tục điều trị đợt hai với phác đồ ba thuốc
có Levofloxacin(7). Phác đồ bốn thuốc (PAMC)
trong nghiên cứu của chúng tôi được chỉ định
không nhiều (4,7%). Có thể đây chính là những
nguyên nhân khiến cho hiệu quả điều trị H.pylori
tại các quận không cao.
Một vấn đề đáng quan tâm là tỉ lệ phác đồ
chưa đúng chiếm 56%. Các nghiên cứu cho thấy:
để vượt qua ngưỡng kháng Metronidazole là
tăng liều từ 500mg/ ngày lên 1000mg/ngày và
kéo dài thời gian dùng thuốc cho đủ 14 ngày(7).
Chúng tôi ghi nhận được 10,8% trường hợp
dùng Metronidazole liều 500mg/ ngày và 4
trường hợp chỉ dùng Metronidazole 7 ngày. Các
khuyến cáo đến năm 2016 đều không hướng dẫn
dùng phác đồ quá 14 ngày nhưng thực trạng có
tới 87,8% trường hợp sai do chỉ định hơn 14
ngày. Tuy nhiên các phác đồ PAM, PAMC thì
không mắc phải lỗi này có lẽ vì bác sĩ chỉ định lo
ngại về tác dụng phụ của Metronidazole.
Hiện nay việc kiểm tra sau đợt tiệt trừ đã
được khuyến cáo là rất cần thiết và được hướng
dẫn rõ ràng trong các khuyến cáo điều trị
H.pylori(5,6). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của
chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân được kiểm tra
sau tiệt trừ rất thấp chỉ đạt 25,8%. Thực trạng
này đến từ hai phía: Bác sĩ điều trị chưa hướng
dẫn cho bệnh nhân trở lại kiểm tra, bệnh nhân
chưa nhận thức được sự quan trọng của kiểm tra
sau đợt tiệt trừ.
Xét về tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu
thì tỷ lệ tiệt trừ thành công chiếm tỷ lệ 54,5%,
nhóm đúng phác đồ là 63,9%. Những nghiên
cứu trong nước đa số có tỉ lệ tiệt trừ thành công
cao hơn nghiên cứu của chúng tôi như Bùi Hữu
Hoàng (2011) là 86,1%(1), Vĩnh Khánh (2011) là
88,71%(18), Trần Thiện Trung (2009) là 65,1%(15).
Khác biệt này là do những nghiên cứu trên thực
hiện tại một bệnh viện và tập trung vào đánh giá
một hoặc hai phác đồ cụ thể còn nghiên cứu của
chúng tôi khảo sát tất cả các phác đồ tại ba bệnh
viện quận trong thành phố Hồ Chí Minh. Như
vậy, mục tiêu tiệt trừ H.pylori của ba bệnh viện
quận đều không đạt tới 80% cho thấy các phác
đồ đang dùng đã giảm hiệu quả đáng kể và việc
chọn lựa phác đồ để chỉ định từ phía bác sĩ cũng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 394
cần được xem xét.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm H.pylori ở bệnh nhân có triệu
chứng tiêu hóa trên vẫn còn cao. Các bệnh viện
quận chẩn đoán nhiễm H.pylori chủ yếu bằng xét
nghiệm Urease nhanh. Trong điều trị tiệt trừ còn
tồn tại một số vấn đề như: chọn lựa phác đồ hiệu
quả kém, chỉ định liều và thời gian chưa đúng,
không kiểm tra sau đợt tiệt trừ, tỉ lệ tiệt trừ thành
công chưa đạt mục tiêu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Hữu Hoàng (2011). Hiệu quả của phác đồ nối tiếp trong
điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày-
tá tràng. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15 (1):pp.303-307.
2. Đặng Ngọc Quý Huệ (2016). Nghiên cứu tỷ lệ kháng
Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori bằng
Epsilometer và hiệu ủa của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm
dạ dày mạn. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học y dược Huế, tr.13.
3. Do TT Nga et al (2014). Antibiotic sales in rural and urban
pharmacies in northern Vietnam: an observational study. BMC
Pharmacol Toxicol, 15:p.6.
4. Fock KM, Ang TL (2010). Epidemiology of Helicobacter pylori
infection and gastric cancer in Asia. J Gastroenterol Hepatol,
25(3):pp.479-486.
5. Hội Khoa học tiêu hóa Việt Nam (2013). Khuyến cáo chẩn đoán
và điều trị Helicobacter pylori tại Việt Nam. Nhà xuất bản Y học TP.
Hồ Chí Minh, tr.1-38.
6. Malfertheiner P et al (2007). Current concepts in the
management of Helicobacter pylori infection: the Maastricht III
Consensus Report. Gut, 56(6):pp.772-781.
7. Malfertheiner P et al (2012). Management of Helicobacter pylori
infection--the Maastricht IV/ Florence Consensus Report. Gut,
61(5):pp. 646-664.
8. Miftahussurur M, Yamaoka Y (2015). Appropriate First-Line
Regimens to Combat Helicobacter pylori Antibiotic Resistance:
An Asian Perspective. Molecules, 20 (4):pp.6068.
9. Nam SY et al (2010). Effect of Helicobacter pylori infection and its
eradication on reflux esophagitis and reflux symptoms. Am J
Gastroenterol, 105(10):pp.2153-2162.
10. Nguyễn Sào Trung (2005). Viêm loét dạ dày tá tràng và tình
trạng nhiễm Helicobacter pylori. Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
9(2):tr.74-79.
11. Nguyen TL et al. (2010). Helicobacter pylori infection and
gastroduodenal diseases in Vietnam: a cross-sectional, hospital-
based study. BMC Gastroenterol, 10:pp.114.
12. Ozdil K et al (2010). Current prevalence of intestinal metaplasia
and Helicobacter pylori infection in dyspeptic adult patients from
Turkey. Hepatogastroenterology, 57(104):pp.1563-1566.
13. Parsonnet J (1993). Helicobacter pylori and gastric cancer.
Gastroenterol Clin North Am, 22(1):pp.89-104.
14. Thung I et al (2016). Review article: the global emergence of
Helicobacter pylori antibiotic resistance. Aliment Pharmacol Ther,
43(4):pp.514-533.
15. Trần Thiện Trung (2008). Bệnh dạ dày - tá tràng và nhiễm
Helicobater pylori. Nhà xuất bản y học thành phố Hồ Chí Minh.
16. Trần Thiện Trung, Phạm Văn Tấn, Quách Trọng Đức, Lý Kim
Hương (2009). Hiệu quả của phác đồ EAL và EBMT trong tiệt
trừ Helicobacter pylori sau điều trị thất bại lần đầu. Y học thành
phố Hồ Chí Minh, 13(1):tr.11-22.
17. Vilaichone RK et al (2006). Helicobacter pylori diagnosis and
management. Gastroenterol Clin North Am, 35(2):pp.229-47.
18. Vĩnh Khánh, Phạm Ngọc Doanh, Trần Văn Huy (2012). Nghiên
cứu hiệu quả điều trị của phác đồ Rabeprazole-Amoxicillin-
Clarithromycin Metronidazole ở bệnh nhân loét dạ dày có
Helicobacter pylori. Y học thực hành, 1:pp.53-59.
Ngày nhận bài báo: 31/01/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 04/03/2019
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_chan_doan_va_dieu_tri_nhiem_helicobacter_pylori_t.pdf