Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên

Tài liệu Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0186 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 18-25 This paper is available online at THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ CÔNG VIỆC TRONG LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Nguyễn Đức Sơn Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên cho phép phân tích sâu thực tiễn lao động làm cơ sở cho việc hình thành chính sách và quản lí lao động nghề. Nghiên cứu áp dụng mô hình các yếu tố công việc bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài để đánh giá thực trạng các yếu tố công việc bằng phiếu trên mẫu khách thể 312 giáo viên. Kết quả cho thấy: các yếu tố công việc được đánh giá ở mức độ khác nhau. Các yếu tố được đánh giá cao bao gồm: giá trị nghề, điều kiện làm việc và mối quan hệ công việc. Các yếu tố được đánh giá thấp bao gồm: phúc lợi và sự sáng tạo. Từ khóa: Yếu tố công việc, lao động sư phạm, điều kiện làm việc,quan hệ công việc. 1...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0186 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 18-25 This paper is available online at THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ CÔNG VIỆC TRONG LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN Nguyễn Đức Sơn Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên cho phép phân tích sâu thực tiễn lao động làm cơ sở cho việc hình thành chính sách và quản lí lao động nghề. Nghiên cứu áp dụng mô hình các yếu tố công việc bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài để đánh giá thực trạng các yếu tố công việc bằng phiếu trên mẫu khách thể 312 giáo viên. Kết quả cho thấy: các yếu tố công việc được đánh giá ở mức độ khác nhau. Các yếu tố được đánh giá cao bao gồm: giá trị nghề, điều kiện làm việc và mối quan hệ công việc. Các yếu tố được đánh giá thấp bao gồm: phúc lợi và sự sáng tạo. Từ khóa: Yếu tố công việc, lao động sư phạm, điều kiện làm việc,quan hệ công việc. 1. Mở đầu Các nghiên cứu về lao động sư phạm của người giáo viên đến nay chủ yếu bàn tới đặc điểm lao động của họ hoặc các phẩm chất và năng lực cần có do đòi hỏi của nghề. Lê Văn Hồng, Nguyễn Văn Thàng, Lê Ngọc Lan trong giáo trình Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm đã phân tích và trình bày những đặc điểm của lao động sư phạm, từ đó chỉ ra các phẩm chất, năng lực cần có ở giáo viên [2]. Các tác giảNguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị để cập đến lao động sư phạm của người giáo viên như là nghề lao động khoa học, nghề giao tiếp và nghề sáng tạo. Một số phẩm chất mới được nhấn mạnh như ứng xử công bằng và tạo điều kiện cho học sinh phát triển, tính tích cực xã hội cũng như uy tín của nhà giáo [3]. Nghiên cứu của Trần Quốc Thành “Đánh giá lao động ngoài giờ lên lớp của giáo viên phổ thông” - trong 3 dạng hoạt động chính: Hoạt động liên quan đến giáo dục (chủ nhiệm lớp, ngoài giờ giảng dạy, làm việc với phụ huynh); Hoạt động dạy học (tích lũy kiến thức chuyên sâu, nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ); Hoạt động hội họp thực hiện hoạt động chuyên môn, cho thấy thời gian lao động thực tế của giáo viên vượt quá giờ lao động chuẩn được quy định theo luật [4]. Gần đây hình thành hướng nghiên cứu về các kĩ năng nghề của giáo viên: kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin, kĩ năng đánh giá của giáo viên. . . Tuy vậy, nghiên cứu lao động sư phạm từ tiếp cậnphân tích các yếu tố của lao động nghề nghiệp (các yếu tố công việc) để mô hình hóa, từ đó thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu thực trạng, chưa được tiến hành ở nước ta, mặc dù hướng nghiên cứu này khá phổ biến trên thế giới [7, 8, 9]... Các nghiên cứu về các yếu tố công việc trong lao động sư phạm, thiếu vắng ở mọi cấp độ nghiên cứu và đào tạo. Trong khi đó, việc khảo sát các yếu tố công việc trong lao động sư phạm là hết sức cần thiết để tạo khung đánh giá lao động nghề nghiệp và điều chỉnh thực tiễn quản lí lao động. Bù lấp khoảng thiếu hụt này là vô cùng cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay, khi mà ngành giáo dục đang bước vào công cuộc đổi mới căn bản và toàn Ngày nhận bài: 10/8/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015. Liên hệ: Nguyễn Đức Sơn, e-mail: nguyensontlhnue.edu.vn@gmail.com 18 Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên diện. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của giáo viên ở một số trường phổ thông hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm Yếu tố công việc. Hoạt động lao động nghề nghiệp được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau. Tổ hợp các yếu tố quy định tính chất, đặc trưng, kết quả của một dạng lao động nghề nghiệp được gọi là các yếu tố công việc. Các yếu tố bao gồm yếu tố thuộc về chủ thể và các yếu tố thuộc về điều kiện, môi trường.Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố công việc, một mặt đánh giá được lao động nghề nghiệp, một mặt hiểu sâu hơn lao động nghề nghiệp đó. Các yếu tố công việc được đề cập đến trong nhiều lí thuyết khác nhau. Lí thuyết nhu cầu của Maslow xác định các yếu tố cơ bản bao gồm: lương, điều kiện làm việc, quán ăn, phúc lợi, an ninh công việc, lãnh đạo, vị trí, sự thách thức[theo 1.]. . . Lí thuyết về sự điều chỉnh công việc (Theory of Work Adjustment) (Dawis & Lofquist,1984) đề cập đến các yếu tố như: sự lựa chọn công việc, tuyển dụng nhân sự,động cơ làm việc, đạo đức của người lao động, hiệu quả công việc [theo1]. Trong phạm vi nghiên cứu này, lao động sư phạm được coi là bao gồm 2 nhóm yếu tố công việc cơ bản: -Các yếu tố bên trong công việc (thuộc về bản thân công việc, do công việc quy định): Lương bổng,Cơ hội thăng tiến trong công việc, sự ổn định của công việc, cơ hội bộc lộ và phát triển,tính linh hoạt, độc lập và sáng tạo, giá trị nghề,sự chấp nhận nghề và sự phù hợp của cá nhân với nghề. - Các yếu tố bên ngoài (xoay quanh công việc, trong mối quan hệ với người khác, môi trường và xã hội): Quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên, điều kiện làm việc, chuẩn mực của nghề nghiệp, sự thừa nhận từ phía xã hội, lợi thế so với ngành khác, áp lực xã hội, vị thế xã hội [5]. 2.2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: 312 giáo viên Tiểu học, THCS, THPT thuộc các trường Hà Nội, Nam Định, Sơn La. Mẫu nghiên cứu được lấy theo dạng mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện khi lấy mẫu bao gồm tất cả giáo viên của một trường. Sử dụng Bảng hỏi về các yếu tố công việcđược thiết kế dựa trên các yếu tố công việc nêu trên. Trong đó các yếu tố công việc được thiết kế với thang đo likert 5 mức độ (từ “Rất kém” – 1 điểm, đến “rất tốt” – 5 điểm”; các khoảng mức độ có điểm = 0,8 điểm; X càng tiến tới 5 đánh giá càng cao). Độ tin cậy của bảng hỏi được kiểm định bằng hệ số Cronbach Alpha, với α = 0,82. Bảng hỏi có độ tin cậy tốt. 2.3. Kết quả nghiên cứu 2.3.1. Thực trạng các yếu tố bên trong công việc Kết quả về thực trạng các yếu tố bên trong công việc được thể hiện ở bảng 1. Kết quả cho thấy, 4 yếu tố công việc (lương, cơ hội thăng tiến, sự sáng tạo, sự độc lập) được đánh giá ở mức trung bình với nằm ở khoảng 2,6-3,4. Đánh giá này khá phù hợp nếu so sánh với các nghề nghiệp phổ biến hiện nay. Đặc biệt chú ý, giá trị nghề đánh giá ở mức tốt (3,54) thứ bậc 1. Điều này cho thấy rõ cảm nhận của người giáo viên về giá trị nghề nghiệp vẫn được tiếp tục duy trì. Người giáo viên vẫn coi giá trị nghề nghiệp là một yếu tố hàng đầu trong nghề nghiệp của mình. Ở chiều ngược lại, rất cần chú ý khi yếu tố sáng tạo chỉ xếp ở vị trí thứ 7 khi nghề dạy học,về 19 Nguyễn Đức Sơn mặt lí thuyết vẫn được xem là nghề sáng tạo và nghệ thuật. Kết quả này đòi hỏi đi sâu đánh giá về cơ hội và đòi hỏi sáng tạo đối với công việc thực tế của giáo viên. Bảng 1. Thực trạng các yếu tố bên trong công việc TT Các yếu tố Mức độ đánh giá (%) Thứ bậcRất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt X 1 Lương 3,9 13,2 42,1 39,5 1,3 3,2 5 2 Cơ hội thăng tiến trong công việc 2,7 12,0 69,3 14,7 1,3 3,0 6 3 Sự ổn định của công việc 0 4,0 52,0 42,7 1,3 3,42 3 4 Khả năng linh hoạt trong việc tăng cường năng lực của bản thân 0 8,0 37,3 50,7 4,0 3,50 2 5 Sự sáng tạo 1 25,0 53,0 21,0 1,0 2,9 7e 6 Sự độc lập 0 4,0 53,0 41,7 1,3 3,3 4 7 Các giá trị nghề 0 1 37,3 57,7 4,0 3,50 1 Ghi chú:X = Điểm TB Trên bảng 1, đánh giá chung, lương xếp ở vị trí thứ 5/7 yếu tố, tức là gần kém nhất trong các yêu tố bên trong công việc. Xem xét cụ thể hơn về thực trạng yếu tố lương theo đánh giá của giáo viên. Kết quả thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Thực trạng yếu tố lương và phúc lợi TT Tiền lương và phúc lợi Rất kém (%) Kém (%) Bình thường (%) Tốt (%) Rất tốt (%) X ĐLC Thứbậc 1 Tiền lương được nhận hàng tháng 3,9 13,2 42,1 39,5 1,3 3,21 0,83 2 2 Chính sách tăng lương hàng năm 5,3 14,5 31,6 46,1 2,6 3,26 0,93 1 3 Tiền thưởng trong các dịp lễ tết 5,3 40,0 42,7 12,0 0 2,61 0,77 5 4 Các khoản phụ cấp được hưởng 3,9 31,6 48,7 14,5 1,3 2,78 0,79 3 5 Chính sách phúc lợi ngoài tiền lương (ví dụ: Bảo hiểm, chi phí đi lại, ăn uống, đi du lịch hàng năm...) 13,2 22,4 47,4 15,8 1,3 2,70 0,94 4 ĐTB: 2,91 (ĐLC: 0,85) Ghi chú:X = Điểm TB 20 Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên Trong yếu tố lương và phúc lợi, yếu tố kém nhất là tiền thưởng trong các dịp lễ tết (thứ bậc 5) và chính sách phúc lợi ngoài tiền lương (thứ bậc 4). Kết quả này phù hợp với các quan sát và các dữ liệu thực tế và hoạt động của các trường. Các trường không có các nguồn thu dành cho phúc lợi. Cơ bản lương được cung cấp từ ngân sách. Ngược lại với yếu tố lương, giá trị nghề được coi là yếu tố được đánh giá cao nhất trong các yếu tố bên trong công việc. Thực trạng yếu tố giá trị nghề được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3. Thực trạng yếu tố giá trị nghề TT Giá trị nghề và địnhhướng giá trị nghề Rất kém (%) Kém (%) Bình thường (%) Tốt (%) Rất tốt (%) X ĐLC Thứbậc 1 Vị trí xã hội của nghề giáo viên 0 2,7 38,7 49,3 9,3 3,65 0,69 3 2 Thái độ của xã hội đối với nghề giáo viên 0 13,3 32,0 49,3 5,3 3,47 0,79 5 3 Sự quan tâm của xã hội đối với nghề giáo viên 1,3 18,3 48,0 29,3 2,7 3,13 0,79 7 4 Giá trị nghề giáo viên trong việc góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội 0 6,7 41,3 34,7 17,3 3,63 0,85 4 5 Giá trị nghề giáo viên trong việc giúp bản thân tự hoàn thiện mình 0 2,7 40,0 41,3 16,0 3,71 0,77 2 6 Giá trị nghề giáo viên trong việc hình thành những nhân cách cao đẹp và đào tạo những công dân có ích cho xã hội 0 1,3 34,7 42,7 21,3 3,84 0,77 1 7 Sự lựa chọn nghề giáo viên của bản thân 0 9,3 49,3 36,0 5,3 3,37 0,69 6 ĐTB: 3,54 (ĐLC: 0,76) Nhìn chung yếu tố giá trị nghề được đánh giá cao. Các yếu tố trong giá trị nghề đều nằm ở mức tốt (từ 3,4- đến 4,2). Trong đó giá trị xã hội “ hình thành nhân cách cao đẹp cho xã hội” được đánh giá ở mức độ cao nhất - thứ bậc 1. Kết quả này phù hợp với quan niệm và khuôn mẫu xã hội về nghề giáo viên hiện nay. 2.3.2. Thực trạng các yếu tố bên ngoài công việc Thực trạng các yếu tố bên ngoài công việc được thể hiện ở bảng 4. Kết quả đánh giá chung các yếu tố bên ngoài công việc nằm ở mức độ trung bình với X = 3,3. Trong đó, đáng chú ý có một số yếu tố ở mức tốt như: điều kiện làm việc và vị thế xã hội, quan hệ với đồng nghiệp (X > 3,4). Điều đó chứng tỏ, môi trường làm việc bao gồm quan hệ với con người và điều kiện, phương tiện trong lao động của người giáo viên đã được cải thiện đáng kể. 21 Nguyễn Đức Sơn Bảng 4. Thực trạng các yếu tố bên ngoài công việc TT Các yếu tố Mức độ đánh giá (%) Thứ bậcRất kém Kém Bình thường Tốt Rất tốt X 1 Quan hệ với cấp trên 0 13,3 42,7 36,0 8,0 3,2 6 2 Quan hệ với đồng nghiệp 0 5,3 34,7 52,0 7,0 3,5 3 3 Điều kiện làm việc 0 6,6 40,0 42,7 10,7 3,57 2 4 Dịch vụ xã hội 0 15 45,7 36,0 3,3 3,1 7 5 Sự thừa nhận 0 13,2 47,4 34,2 5,3 3,32 4 6 Lợi thế so với ngành khác 0 27,0 51,0 21,0 1,0 2,9 8 7 Áp lực xã hội 0 3,0 51,0 36,0 10,0 3,3 5 8 Vị thế xã hội 0 2,7 38,7 49,3 9,3 3,65 1 ĐTB: 3,54 (ĐLC: 0,76) Khảo sát mối quan hệ trong công việc bao gồm cách đối xử giữa những cá nhân với nhau, những mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh, kết quả thể hiện ở bảng 5. Bảng 5. Thực trạng yếu tố “Mối quan hệ trong công việc” TT Mối quan hệ trong côngviệc Rất kém (%) Kém (%) Bình thường (%) Tốt (%) Rất tốt (%) X ĐLC Thứbậc 1 Thái độ tôn trọng và tin tưởng của cấp trên với giáo viên 0 13,3 42,7 36,0 8,0 3,39 0,82 8 2 Mức độ lắng nghe và ghi nhận của cấp trên với những ý kiến đóng góp của giáo viên 0 14,7 42,7 34,7 8,0 3,36 0,83 9 3 Việc bảo vệ quyền lợi cho giáo viên của cấp trên 0 6,7 57,3 25,3 10,7 3,40 0,77 6 4 Mức độ cấp trên hỗ trợ về chuyên môn và hướng dẫn công việc cho giáo viên. 0 1,3 61,3 30,7 6,7 3,43 0,64 5 5 Sự quan tâm, giúp đỡ của cấp trên đối với việc giải quyết các vấn đề khó khăn của giáo viên 0 1,3 60,0 30,7 8,0 3,45 0,66 4 6 Thái độ thân thiện và cởi mở của đồng nghiệp 0 5,3 41,3 48,0 5,3 3,53 0,68 2 22 Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên 7 Mức độ phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong công việc 0 4,0 49,3 42,7 4,0 3,47 0,64 3 8 Mức độ quan tâm và thân thiết với nhau giữa các đồng nghiệp 0 5,3 34,7 52,0 7,0 3,64 0,75 1 9 Thái độ của học sinh đối với giáo viên 0 1,3 56,0 40,0 2,7 3,44 0,58 6 10 Mức độ học sinh lắng nghe giáo viên và chấp hành kỉ luật trong học tập. 0 9,3 54,7 33,3 2,7 3,29 0,67 11 11 Mức độ quan tâm và phối hợp của phụ huynh học sinh với giáo viên trong việc giáo dục trẻ. 0 8,0 53,3 34,7 4,0 3,35 0,69 10 ĐTB: 3,43 (ĐLC: 0,70) Nhìn chung yếu tố mối quan hệ trong công việc được đánh giá ở mức tốt (X = 3,43). Mức độ quan tâm và thân thiết nhau giữa các đồng nghiệp (X = 3,64), thái độ thân thiện và cởi mở của đồng nghiệp (X = 3,53), mức độ phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp trong công việc (X = 3,47). Môi trường sư phạm được coi là môi trường luôn luôn được quán triệt thực hiện Quy tắc ứng xử có văn hóa, thực hiện cách ứng xử lịch sự, hòa nhã với mọi người xung quanh. Cô giáo Lê Thị T trường THCS Lê Quí Đôn chia sẻ: “Thực hiện Quy tắc ứng xử có văn hóa trong nhà trường, nhiều khi có chuyện gì không vừa lòng, tôi cũng cố gắng nén giận để cư xử sao cho hợp tình, hợp lí”. Trong mối quan hệ với cấp trên, nhìn chung đánh giá của giáo viên ở mức trung bình “mức độ lắng nghe và ghi nhận của cấp trên đối với những ý kiến đóng góp của giáo viên” (X=3,36) và cao nhất“mức độ quan tâm, hỗ trợ của giáo viên đối với việc giải quyết các vấn đề khó khăn của giáo viên” ( X=3,45). Tuy vậy vẫn có có 13,3% giáo viên đánh giá thấp “thái độ tôn trọng và tin tưởng của cấp trên đối với giáo viên”, 14,7% giáo viên không hài lòng với “mức độ lắng nghe và ghi nhận của cấp trên đối với những ý kiến đóng góp của giáo viên”. Điều này cũng cần lưu ý vì khi giáo viên cảm thấy mình không được cấp trên tôn trọng, tin tưởng lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đóng góp, thì họ cảm thấy bức xúc, căng thẳng, lo lắng và từ đó làm giảm đi sự hứng thú, lòng nhiệt huyết và hiệu quả công việc. Đối với mối quan hệ với phụ huynh học sinh có 38,7% giáo viên đánh giá tốt yếu tố “mức độ quan tâm và phối hợp của phụ huynh học sinh với giáo viên trong việc giáo dục trẻ” (34,7% và 4%). Điều đó chứng tỏ rằng một bộ phận phụ huynh học sinh đã thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em mình, đã có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên một cách tích cực và hiệu quả để cùng giáo dục trẻ. Tuy nhiên vẫn có 53,3% giáo viên đánh giá yếu tố này ở mức độ trung bình và 8% giáo viên đánh giá ở mức độ kém. Yếu tố điều kiện làm việc (các điều kiện về phương tiện, vật chất. . . ) được xem xét kĩ hơn với các kết quả ở bảng 6. 23 Nguyễn Đức Sơn Bảng 6 . Thực trạng yếu tố “Điều kiện làm việc” TT Điều kiện làm việc Rất kém (%) Kém (%) Bình thường (%) Tốt (%) Rất tốt (%) X ĐLC Thứbậc 1 Mức độ sạch sẽ và an toàn của môi trường làm việc 0 4,0 37,3 50,7 8,0 3,63 0,69 1 2 Cơ sở vật chất của nhà trường (hệ thống phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà để xe...) 0 6,6 40,0 42,7 10,7 3,57 0,77 3 3 Phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học (tài liệu, sách, báo, máy tính, máy chiếu, dụng cụ thực hành, thí nghiệm....) 0 13,3 37,3 38,7 10,7 3,47 0,86 5 4 Hệ thống chiếu sáng, quạt điện, thông gió...trong các phòng ban của nhà trường 0 5,4 37,3 48,0 9,3 3,61 0,73 2 5 Không gian làm việc (lớp học, sân trường, cây xanh, vườn hoa...) 0 8,0 38,7 46,7 6,6 3,52 0,74 4 ĐTB: 3,56 (ĐLC: 0,76) Qua bảng 6 có thể thấy rằng giáo viên đánh giá yếu tố điều kiện làm việc ở mức độ tốt (X = 3,56). Trong đó giáo viên đánh giá cao nhất với "mức độ sạch sẽ và an toàn của môi trường làm việc" (X = 5,63). Trong điều kiện làm việc thì “phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy và học”(tài liệu, sách, báo, máy tính, máy chiếu, dụng cụ thực hành. . . ) được đánh giá ở mức thấp nhất – thứ bậc 5 nhưng vẫn ở mức trung bình (X = 3,4). Mặc dù thư viện và phòng thiết bị dạy học tại các trường đã trang bị khá đầy đủ các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc học tập và giảng dạy nhưng nhu cầu sử dụng các phương tiện, trang thiết bị của người giáo viên ngày càng cao, mong muốn của người giáo viên là các phương tiện, trang thiết bị dạy học sẽ ngày càng tiên tiến, hiện đại hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh. 3. Kết luận Việc áp dụng tiếp cận phân tích các yếu tố công việc đối với lao động sư phạm của người giáo viên cho phép phân tích kết hợp nhiều mặt và đa chiều lao động nghề nghiệp của họ. Thực hiện khảo sát thực tiễn theo cách tiếp cận này cho thấy, các yếu tố công việc được đánh giá ở mức độ khác nhau. Các yếu tố được đánh giá cao bao gồm: giá trị nghề, điều kiện làm việc và mối quan hệ công việc. Các yếu tố được đánh giá thấp bao gồm: lương - phúc lợi và sự sáng tạo. Kết quả khảo sát giúp định hướng các tác động nhằm nâng cao hiệu quả của lao động sư phạm: muốn nâng cao hiệu quả lao động cần phân tích và đánh giá được các yếu tố cụ thể trong lao động sư phạm 24 Thực trạng các yếu tố công việc trong lao động sư phạm của người giáo viên của người giáo viên. Trên cơ sở kết quả đánh giá thực tiễn có thể xác định được các yếu tố cần duy trì, phát huy (giá trị nghề, các mối quan hệ nghề nghiệp, các điều kiện làm việc..) và các yếu tố cần điều chỉnh (lương – phúc lợi, sự sáng tạo trong công việc). Như vậy, cần có các nghiên cứu thêm về hướng tiếp cận này trong Tâm lí học lao động nói chung và Tâm lí học lao động sư phạm nói riêng. Lời cảm ơn. Bài viết sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu sự hài lòng với công việc của giáo viên phổ thông phục vụ công cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay” mã số: VI1.1 -2012.10, do Quĩ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) tài trợ PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn làm chủ nhiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Harol Koontz, Cyril O"Donnel, Heinz Weihrich, 1992. Những vấn đề cốt yếu của quản lí. Tập I, II. NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội. [2] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, 2001. Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm. NXB Giáo dục. [3] Phạm Thành Nghị, 2011. Tâm lí học giáo dục. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Nguyễn Đức Sơn, 2014. Mô hình và hướng nghiên cứu sự hài lòng với công việc của người giáo viên. Tạp chí Tâm lí học, số 12-2014, Tr 16-27. [5] Trần Quốc Thành, 2009. Đánh giá lao động của giáo viên phổ thông ngoài giờ lên lớp. Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: B2007-17-111TD. [6] Mai Việt Thắng, 2010. Công nhân với các vấn đề xã hội. Tạp chí Tâm lí học, 9/2010, tr. 28 - 35. [7] Andrey Bishay, 1996. Teacher motivation and job satisfation: a study employing the experience sampling method. Journal of undergraduate science, vol 3, page 147-154. [8] Chen, Junjun, 2010. Chinese Middle School Teacher Job Satisfaction and Its Relationships with Teacher Moving. Asia Pacific Education Review, 11(3) pp. 263 - 272. [9] Toker, Boran, 2011. Job Satisfaction of Academic Staff: An Empirical Study on Turkey. Quality Assurance in Education: An International Perspective, 19(2), pp. 156 - 169. ABSTRACT The current situation of teaching job factors Examining the teaching job factor provides basic for the policy making, professional management and a better undestanding of their labour. The research focuses on discovering the teaching professional factors such as internal (included salary, professional carier, professional values...) and external (inclueded working relationship, working condition. . . ). The survey was carried out obtaining responses to a questionnaire from 312 teachers in several provinces. It was discovered thatamong teachers salary, benefits and creative expression are valued less than working relationships and working conditions. Keywords: Teacher’s job, job factor, working conditions, working relationship. 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3672_ndson_7111_2178316.pdf
Tài liệu liên quan