Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh Trung học Cơ sở

Tài liệu Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh Trung học Cơ sở: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0070 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 22-30 This paper is available online at THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA CÔNG NGHIỆP Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Kim Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến một vấn đề mới và rất cần trong điều kiện hiện nay nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - đó là thực trạng văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở (THCS). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khía cạnh văn hóa công nghiệp như Tư duy công nghiệp, Trách nhiệm xã hội, Tác phong công nghiệp, Ứng xử và đạo đức công nghiệp đều được học sinh THCS thực hiện ở các mức độ từ “chưa thực hiện” đến “luôn luôn thực hiện”. Tuy nhiên, mức độ thực hiện tập trung nhiều nhất ở giữa hai mức “thực hiện ít” và “thực hiện nhiều”. Bên cạnh đó, bài báo cũng so sánh thực trạng theo giới, học lực, địa điểm cư trú ...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh Trung học Cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0070 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 22-30 This paper is available online at THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN VĂN HÓA CÔNG NGHIỆP Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Thị Kim Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến một vấn đề mới và rất cần trong điều kiện hiện nay nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - đó là thực trạng văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở (THCS). Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khía cạnh văn hóa công nghiệp như Tư duy công nghiệp, Trách nhiệm xã hội, Tác phong công nghiệp, Ứng xử và đạo đức công nghiệp đều được học sinh THCS thực hiện ở các mức độ từ “chưa thực hiện” đến “luôn luôn thực hiện”. Tuy nhiên, mức độ thực hiện tập trung nhiều nhất ở giữa hai mức “thực hiện ít” và “thực hiện nhiều”. Bên cạnh đó, bài báo cũng so sánh thực trạng theo giới, học lực, địa điểm cư trú và nghề nghiệp của bố mẹ. Ngoài ra, bài báo cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng văn hóa công nghiệp ở học sinh (HS) có liên quan đến môi trường giáo dục nhà trường, môi trường gia đình và môi trường xã hội. Từ khóa: Thực trạng, văn hóa công nghiệp, học sinh THCS. 1. Mở đầu Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định cần xây dựng hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế...; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhân và tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đình và xã hội... [2]. Trên cơ sở những yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực của đất nước mà Nghị Quyết 33 nêu ra, kết hợp với những nghiên cứu lí luận [3] và thực tiễn, chúng tôi xác định 4 mặt với 10 giá trị văn hóa công nghiệp (VHCN) cốt lõi cần giáo dục cho HS nói chung và HS THCS nói riêng [4]. Bài viết này sẽ mô tả bức tranh thực trạng các biểu hiện VHCN ở HS lớp 9 – lớp cuối cấp THCS và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó. Ngày nhận bài: 1/1/2015. Ngày nhận đăng: 30/4/2015. Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Kim Dung, địa chỉ e-mail: kimdung28863@gmail.com 22 Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về nội dung và đối tượng khảo sát 2.1.1. Nội dung khảo sát Từ 10 giá trị VHCN cần giáo dục cho HS, chúng tôi đã cụ thể hóa thành 26 tiêu chí như trình bày ở Bảng 1. Các tiêu chí được cụ thể hóa bằng 116 biểu hiện để HS tự đánh giá [4]. 23 Nguyễn Thị Kim Dung 2.1.2. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là 725 HS lớp 9 của 16 trường THCS thuộc 7 tỉnh (Bảng 2). Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với giáo viên chủ nhiệm (33 GV) và cha mẹ HS (30 CMHS) của các trường trên. Bảng 2. Đối tượng khảo sát Tỉnh Giới Học lực Vùng Tổng Nam Nữ TB Khá Giỏi Nội thành Ngoại thành Sơn La 41 30 31 37 3 36 35 71 Quảng Ninh 48 42 18 30 40 48 42 90 Huế 35 40 15 21 38 44 31 75 Đà Nẵng 32 39 17 29 21 33 38 71 Đăk Lăk 39 43 2 32 42 42 40 82 TP. HCM 39 56 1 19 74 47 48 95 Hà Nội 120 121 29 77 116 106 135 241 Tổng 354 371 113 245 334 356 369 725 2.2. Thực trạng các biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh THCS 2.2.1. Thực trạng các mặt văn hóa công nghiệp ở học sinh THCS * Thực trạng các mặt VHCN Các biểu hiện VHCN ở HS THCS được đánh giá ở 4 mức độ: 1 - Chưa thực hiện; 2 - thực hiện ít; 3 - thực hiện nhiều và 4 - luôn luôn thực hiện. Với cách tính điểm như thế, Bảng 3 cho thấy các mặt VHCN đều có điểm trung bình (TB) ở quanh mức trên dưới 3 - tức là có thực hiện. Trong đó, các biểu hiện VHCN thuộc “Tư duy công nghiệp” có điểm TB thấp nhất ở cả ý kiến đánh giá của chính HS và GV về HS, tiếp theo là “Tác phong công nghiệp”. Bảng 3. Biểu hiện VHCN thể hiện ở các mặt Các mặt VHCN Ý kiến của HS Ý kiến của GV Số lượng TB SD Số lượng TB SD* Tư duy công nghiệp 725 2,5 0,390 33 2,6 0,570 Trách nhiệm xã hội 725 3,1 0,410 33 3,1 0,507 Tác phong công nghiệp 725 2,9 0,480 33 3,0 0,547 Ứng xử và đạo đức CN 725 3,1 0,460 33 3,1 0,490 Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài V12.5-2011.13; SD*: Độ lệch chuẩn Phân chia theo 5 mức độ dựa trên điểm TB của tổng thể (Bảng 4) để xác định số lượng HS ở các mức độ (Bảng 5). Bảng 4. Quy ước điểm ở từng mức độ Các mặt Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Tư duy công nghiệp 3,23đ Trách nhiệm xã hội 3,87đ Tác phong công nghiệp 3,90đ Ứng xử và đạo đức công nghiệp 3,96đ 24 Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở Bảng 5 cho thấy chỉ có duy nhất 1 HS (0,13%) có tất cả các mặt của VHCN ở mức 5 - mức cao nhất và có 3 HS có 3 mặt ở mức 5. Mức 4 có 10 em (1,38%). Trong khi đó, có tới 5 HS (0,68%) có tất cả các mặt của VNCN ở mức 1 - mức thấp nhất và có 6 HS (0,82%) có 4 mặt ở mức 2. Số HS chiếm phần đông có 4 mặt ở mức 3 - 248 em (34,3%) - tức là mức có thực hiện nhưng không thường xuyên. * So sánh thực trạng các mặt VHCN Chúng tôi phân tích so sánh số liệu thực trạng các mặt VHCN ở HS theo giới, học lực, loại trường và theo nghề nghiệp của cha mẹ. Kết quả cho thấy, khi so sánh theo học lực thì những HS có học lực giỏi có điểm TB cao hơn so với HS có học lực khá và học lực trung bình ở tất cả các mặt VHCN. Sự chênh lệch này đạt mức độ có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,00) (Bảng 6). 25 Nguyễn Thị Kim Dung Bảng 6. So sánh các mặt VHCN ở HS theo lực học Các mặt VHCN Học lực SL Điểm TB SD p Tư duy công nghiệp TB 113 2,3 0,41 0,00 Khá 245 2,4 0,41 Giỏi 334 2,5 0,36 Trách nhiệm xã hội TB 113 2,9 0,44 0,00 Khá 245 3,1 0,42 Giỏi 334 3,1 0,37 Tác phong công nghiệp TB 113 2,8 0,51 0,00 Khá 245 3,0 0,50 Giỏi 334 3,0 0,44 Ứng xử và đạo đức công nghiệp TB 113 2,8 0,52 0,00 Khá 245 3,1 0,48 Giỏi 334 3,2 0,39 Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài V12.5-2011.13 qua phiếu tự đánh giá của HS So sánh theo giới cho thấy ở mặt “Tư duy công nghiệp” thì không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Còn 3 mặt khác có sự khác biệt đạt ở mức độ có ý nghĩa thống kê (p < 0,00) giữa nam và nữ theo hướng HS nữ có điểm TB cao hơn HS nam. Sự chênh lệch cũng đạt được mức độ có ý nghĩa khi so sánh theo địa điểm, trong đó Huế và Đà Nẵng là hai địa phương có điểm TB cao nhất ở tất cả các mặt. Còn so sánh theo nghề nghiệp của bố và mẹ thì với nghề nghiệp của bố không có khác nhau trong các biểu hiện VHCN ở HS THCS, mà chỉ có nghề nghiệp của mẹ tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa ở hai mặt là “tư duy công nghiệp” và “Ứng xử, đạo đức công nghiệp” theo hướng HS có mẹ làm nông nghiệp có điểm TB thấp nhất. 2.2.2. Thực trạng các biểu hiện cụ thể theo từng mặt VHCN ở học sinh THCS * Tư duy công nghiệp Sơ đồ 1. Điểm TB các tiêu chí thuộc “Tư duy công nghiệp” ở HS THCS 26 Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở Chú thích: 1. Tôn trọng tri thức và tự học hỏi 1.1 Cập nhật tri thức và công nghệ mới 1.2 Cách thức học tập hiệu quả 2. Tư duy phản biện 2.1 Phân tích, đánh giá vấn đề dựa trên minh chứng khoa học 2.2 Phân tích, đánh giá các vấn đề một cách đa chiều 2.3 Tư duy duy lí 3. Thích ứng với sự thay đổi 3.1 Chấp nhận thực tế 3.2 Dám thay đổi 3.3 Lường trước những khó khăn Như trên đã phân tích, trong 4 mặt của VHCN thì “Tư duy công nghiệp” có điểm TB ở mức thấp nhất. Đi sâu phân tích cụ thể (sơ đồ 1) cho thấy trong các giá trị thuộc “Tư duy công nghiệp” thì giá trị “Tôn trọng tri thức và tự học hỏi” có điểm TB thấp nhất (2,2) nghĩa là ở mức “thực hiện ít”. Trong đó, đặc biệt thấp thể hiện ở chỉ báo “Cập nhật tri thức và công nghệ mới” cũng như “cách thức học tập hiệu quả”. HS THCS rất ít tham gia các câu lạc bộ khoa học của trường, ít hỏi GV để biết thêm các kiến thức về khoa học công nghệ, ít tìm tòi, làm lại những thí nghiệm, thực nghiệm đã học cũng như vận dụng tri thức khoa học vào đời sống thường ngày... Đây là những biểu hiện có điểm TB thấp nhất trong đánh giá của cả GV và chính HS. * Trách nhiệm xã hội Đây là khía cạnh có điểm trung bình cao thứ hai. Trách nhiệm xã hội thể hiện ở việc “Tự chịu trách nhiệm”, “Tôn trọng kỉ cương” và “Tôn trọng sự cam kết”. HS THCS đã “tự chủ, chủ động trong công việc và các mối quan hệ”; “dám chịu trách nhiệm” và “nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ” , “Kỉ luật tự giác” và “tôn trọng đối tác”. . . ở mức độ thường xuyên. Tuy nhiên, những biểu hiện như “tham gia chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ. . . ”, “chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”. . . thì còn ở mức độ ít thực hiện. * Tác phong công nghiệp Tác phong công nghiệp là một trong những khía cạnh thể hiện rõ nhất yếu tố VHCN ở HS. Tuy nhiên, điểm TB còn ở mức thấp thứ hai so với 4 mặt. Điểm TB của các biểu hiện đạt được ở mức sát 3,0 - gần mức thực hiện nhiều. Trong các biểu hiện của tác phong công nghiệp thì “Em không nói chuyện riêng trong giờ làm việc”, “Em học và nghỉ ngơi theo đúng thời gian biểu”, “Em thực hiện xen kẽ việc học tập, hoạt động xã hội và nghỉ ngơi hợp lí” và “Em luyện tập thể thao để giữ gìn sức khỏe” có điểm trung bình thấp nhất (Bảng 7). * Ứng xử và đạo đức công nghiệp HS THCS tự đánh giá mình ở các giá trị “trung thực” và “hợp tác - hai giá trị quan trọng trong văn hóa ứng xử công nghiệp ở mức tương đối tốt - mức thực hiện nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn một số biểu hiện thực hiện ở mức độ ít như “Em tự làm bài khi kiểm tra”, “Em không mang và mở tài liệu khi kiểm tra”, “Em không tự ái khi bị phê bình”. . . còn ở mức gần với ít thực hiện (trong khoảng điểm TB từ 2,1 - 2,6). Điều này cũng phù hợp với đánh giá của GV về HS. Đây là những biểu hiện gắn kết hàng ngày với hoạt động học tập của HS THCS vì thế rất đáng quan tâm khi nó lại là những biểu hiện còn ít thực hiện. 27 Nguyễn Thị Kim Dung 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng VHCN ở học sinh THCS Qua phiếu hỏi GV và CMHS, chúng tôi nhận thấy các ý kiến tập trung vào một số yếu tố chủ yếu sau ảnh hưởng đến thực trạng VHCN ở HS THCS: 28 Thực trạng biểu hiện văn hóa công nghiệp ở học sinh trung học cơ sở (i) Thứ nhất đó là các yếu tố liên quan đến giáo dục nhà trường và môi trường nhà trường như: chưa có chương trình chuyên biệt hoặc mang tính bắt buộc về giáo dục VHCN cho HS. Chính vì vậy, có nơi hoặc có GV thực hiện tốt, có nơi hoặc có GV không chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục VHCN cho HS. Một GV cho rằng: “Chủ đề về VHCN có ảnh hưởng rất nhiều đến HS THCS vì nó tác động mạnh đến phong cách, lối sống, kĩ năng sống của HS sau này. Tuy nhiên chưa có khung chương trình cụ thể để GD cho HS đạt hiệu quả cao”. Hay “Các bài học liên quan đến chủ đề này còn ít”. Bên cạnh đó, các phương pháp giáo dục, giảng dạy của GV còn chậm đổi mới, nhiều GV còn chưa nắm rõ khái niệm cũng như phương pháp giáo dục VHCN cho HS. Trong khi đó, theo đánh giá của GV thì yếu tố như “Phương pháp giảng dạy – giáo dục của GV” có ảnh hưởng nhiều đến giáo dục VHCN cho HS (Bảng 8). Ngoài ra, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến giáo dục VHCN cho HS. . . . Điều này đã được nhiều nghiên cứu khẳng định [1, 6]. (ii) Thứ hai là các yếu tố liên quan đến gia đình và giáo dục gia đình: Theo nhiều ý kiến GV được hỏi cho rằng gia đình chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến giáo dục VHCN cho HS (Bảng 8). Và một trong những nguyên nhân tác động đến thực trạng VHCN ở HS là do nhiều gia đình chưa chú trọng đến việc giáo dục tác phong, lối sống công nghiệp cho HS, hoặc bản thân cha mẹ cũng chưa thực sự là tấm gương về VHCN. Bên cạnh đó, nhiều yếu tố truyền thống, lạc hậu lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình đã cản trở việc giáo dục VHCN cho HS [1]. (iii) Yếu tố thứ ba là môi trường xã hội xung quanh và văn hóa truyền thống: Theo đánh giá của GV thì cả hai yếu tố này đều có tác động nhiều đến giáo dục VHCN cho HS (Bảng 8). Nhiều GV cho rằng: “Việt Nam là một nước nông nghiệp ảnh hưởng sâu sắc đến tiềm thức của con người Việt Nam” thể hiện qua suy nghĩ, tác phong, lối sống còn lạc hậu, ỷ lại, thiếu tính kỉ luật,. . . Theo các nhà nghiên cứu thì tất cả những điều này gây khó khăn trong việc giáo dục VHCN cho HS [5]. Bảng 8. Ý kiến của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục VHCN cho HS Stt Các yếu tố ảnh hưởng SL TB SD 1 Nội dung chương trình giáo dục THCS 33 3,15 ,566 2 Phương pháp giảng dạy - giáo dục của GV 33 3,33 ,692 3 Mối quan hệ giữa GV - HS; GV - GV và HS - HS 33 3,18 ,584 4 Đội ngũ giáo viên và nhân viên nhà trường 33 2,91 ,678 5 Môi trường gia đình 33 3,36 ,653 6 Môi trường cộng đồng 33 3,18 ,584 7 Các yếu tố văn hóa truyền thống 33 3,00 ,559 Nguồn: Số liệu điều tra của đề tài V12.5-2011.13 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu thực trạng về biểu hiện VHCN ở HS lớp 9 THCS cho thấy các khía cạnh VHCN đều được HS thực hiện sát với mức nhiều, trong đó cao nhất là “Ứng xử và đạo đức công nghiệp” và thấp nhất là “Tư duy công nghiệp”. Tuy nhiên, đi sâu phân tích từng biểu hiện cụ thể lại cho thấy những biểu hiện liên quan thiết thực đến hoạt động học tập của HS – tiền đề quan trọng cho tác phong, lối sống công nghiệp sau này lại ở mức còn ít thực hiện như cập nhật tri thức và công nghệ mới, cách thức học tập hiệu quả, kỉ cương, kỉ luật tự giác, trung thực... Bên cạnh đó, có sự khác biệt đáng kể trong các biểu hiện VHCN giữa các nhóm HS theo học lực, theo giới và theo địa điểm sinh sống (tỉnh/thành phố). Từ sự phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng 29 Nguyễn Thị Kim Dung cho thấy để giáo dục VHCN cho HS rất cần có những giải pháp đồng bộ từ việc tích hợp giáo dục VHCN vào nội dung chương trình giáo dục đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy - giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá và sự phối hợp chặt chẽ của gia đình - nhà trường và cộng đồng. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED ) trong đề tài: “Giáo dục văn hóa công nghiệp cho học sinh trong nhà trường phổ thông”. MS V12.5-2011.13. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thị Kim Dung, 2015. Ảnh hưởng của nhà trường đến giáo dục các giá trị văn hóa công nghiệp cho học sinh phổ thông. Tạp chí Khoa học giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 112, tr. 12-14. [2] Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. [3] Phạm Minh Hạc, 2010. Giá trị học - cơ sở lí luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam hiện nay. Nxb Giáo dục Việt nam, Hà Nội. [4] Đào Thị Oanh, 2014. Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí văn hóa công nghiệp của học sinh phổ thông. Tạp chí Tâm lí học, số tháng 9 (186), tr. 22-34. [5] Phạm Hồng Quang, 2006. Môi trường giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [6] Vũ Thị Sơn, 2004. Về môi trường học tập trong lớp. Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề 102, quý IV, 2004, tr. 14-15. ABSTRACT The status of industrial culture in lower secondary school students The article refers toarelatively new problem, but it is necessary to improve the quality of human resources to meet the requirements of the period of industrialization and modernization of thecountry- that’s the status of industrial culture in junior high school students. The study results showed that the industrial culture’s aspects as industrial Thinking, Social Responsibility, Industrial style, Industrial Conductand Ethicshave been implemented by junior high school students at the level of "unrealized" to "always done". However, the level of implementation is most concentrated in the two levels of "done little" and "done more". Keywords: Status, industrial culture,junior high school students. 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3534_ntkdung_7929_2193038.pdf