Tài liệu Thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0033
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 100-106
This paper is available online at
THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN NHÂN CÁCH VĂN HÓA
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI
Trần Thị Tuyết Mai
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết này đề cập đến khái niệm cơ bản về nhân cách văn hóa. Đồng thời bài
viết tập trung phân tích thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), bao gồm: tầm quan trọng của các giá trị nhân cách, các
phẩm chất nghề nghiệp và biểu hiện nhân cách văn hóa cụ thể của sinh viên.
Từ khóa:Giá trị nhân cách, phẩm chất nghề nghiệp, nhân cách văn hóa, sinh viên sư phạm.
1. Mở đầu
Dưới góc độ khoa học, việc nghiên cứu nhân cách đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học
xã hội và nhân văn trong nước và ngoài nước quan tâm với những định nghĩa, lí thuyết, quan điểm
và cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, trong cuốn Nghiên cứu giá t...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0033
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 100-106
This paper is available online at
THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN NHÂN CÁCH VĂN HÓA
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMHÀ NỘI
Trần Thị Tuyết Mai
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết này đề cập đến khái niệm cơ bản về nhân cách văn hóa. Đồng thời bài
viết tập trung phân tích thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN), bao gồm: tầm quan trọng của các giá trị nhân cách, các
phẩm chất nghề nghiệp và biểu hiện nhân cách văn hóa cụ thể của sinh viên.
Từ khóa:Giá trị nhân cách, phẩm chất nghề nghiệp, nhân cách văn hóa, sinh viên sư phạm.
1. Mở đầu
Dưới góc độ khoa học, việc nghiên cứu nhân cách đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học
xã hội và nhân văn trong nước và ngoài nước quan tâm với những định nghĩa, lí thuyết, quan điểm
và cách tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam, trong cuốn Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương
pháp NEO PI-R cải biên do Phạm Minh Hạc chủ biên, chủ trương xác định những giá trị cơ bản
của nhân cách, chính là tìm ra cái cốt lõi của nhân cách, có ý nghĩa, có giá trị sống còn đối với mỗi
con người [2]. Cuốn Xây dựng nhân cách văn hóa những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt
Nam của nhóm tác giả Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú, chủ trương
tiếp cận nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam trong một bối cảnh rộng, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm thiết thực cho việc xây dựng nhân cách văn hóa cho con người Việt Nam hiện
nay. Công trình nghiên cứu này đã nêu ra định nghĩa có tính phổ quát về nhân cách: “Nhân cách
là các phẩm chất và năng lực của con người được biểu hiện và thể hiện trong một hệ thống ứng
xử nhất định đối với thế giới xung quanh và ngay với chính bản thân mình” [1; tr.300]. Năm 2007,
Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học: Xác định những
phẩm chất cần có của người Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [3]. Qua nghiên
cứu cho thấy nhân cách của mỗi con người có quan hệ đến cách sống và các hoạt động xã hội của
người đó. Mỗi người phải tự quan sát, học hỏi để tạo dựng kĩ năng sống hòa nhập với cộng đồng
xã hội, biết lắng nghe, cảm thông, chia sẻ với niềm vui, nỗi đau của cộng đồng người, biết tự vấn
lương tâm về những việc làm chưa tốt đối với con người và tự nhiên, từ đó có những hành động
thiết thực, thiện nguyện, mang cái tâm, cái tài của mình góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp vì
con người.
Còn trên thế giới, dưới cái nhìn của phần đông những nhà nghiên cứu thuộc trường phái
Châu Âu và Bắc Mỹ thì vấn đề nhân cách văn hóa tựu trung vẫn xoay quanh quan niệm đó chính
Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018
Liên hệ: Trần Thị Tuyết Mai, e-mail: tuyetmaik57tlgd@gmail.com
100
Thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
là hành vi, phương thức cư xử đã thành lề lối của một cá nhân hay một nhóm người. Những quan
niệm này hoàn toàn khác biệt với những nhà nghiên cứu chủ trương cho rằng nhân cách văn hoá
chỉ có thể tồn tại ở những cá nhân đặc biệt và xuất chúng [4; tr.14]. Tuy có nhiều quan điểm khác
nhau như vậy, nhưng các nhà khoa học nghiên cứu về nhân cách văn hóa thuộc nhiều trường phái
khác nhau đã có một điểm thống nhất chung. Điểm chung ấy là họ đều chấp nhận rằng: Nhân cách
văn hóa của con người chỉ tồn tại trong xã hội loài người và con người hình thành nên nhân cách
của mình trong môi trường xã hội của anh ta. Như vậy, có thể khẳng định nhân cách luôn gắn liền
với con người và văn hóa [5].
Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông mới được thiết kế theo hướng đẩy mạnh giáo
dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, giáo dục pháp luật và giáo dục hướng
nghiệp... phát triển năng lực cá nhân của người học, phù hợp với điều kiện học tập của mỗi học
sinh, đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Những yêu cầu đặt ra cho thấy rõ, các giá trị văn hóa
cần giáo dục cho học sinh trong nhà trường vừa là nội dung, vừa là mục tiêu hướng đến, vừa là
điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta. Điều này nhất định tác động trực
tiếp đến chương trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm mà mục tiêu cao nhất luôn được đặt ra
là: cung cấp cho xã hội lực lượng giáo viên có đủ năng lực và phẩm chất để đảm đương hoạt động
nghề nghiệp tương lai trong tư cách là một nhà văn hóa theo nghĩa rộng nhất. Vì vậy, cần phải đặt
ra yêu cầu giáo dục nhân cách văn hóa cho sinh viên sư phạm hiện nay. Bài viết này trình bày về
biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường ĐHSPHN.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm nhân cách văn hóa
Nhân cách văn hóa là hệ thống thái độ tương đối ổn định, bền vững của cá nhân, chứa đựng
và phản ánh các giá trị văn hóa của nhân loại, dân tộc, gia đình và được biểu hiện trong các mối
quan hệ xã hội khác nhau.
Mục tiêu của trường sư phạm là đào tạo đội ngũ giáo viên có đầy đủ những phẩm chất và
năng lực cần thiết đề đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông hiện nay [6]. Những phẩm chất và năng
lực ấy góp phần tạo nên nhân cách văn hóa của sinh viên sư phạm. Giáo dục nhân cách văn hóa
cho sinh viên sư phạm được hiểu trong phạm vi là giáo dục những giá trị nghề nghiệp tương lai để
các em có thể thực hiện hoạt động nghề nghiệp một cách hiệu quả.
Trong nội hàm nhân cách văn hóa của sinh viên sư phạm, chúng tôi xác định các giá trị
nhân cách cơ bản đó là:
- Yêu thương
- Tin tưởng, tin cậy
- Công dân tích cực
- Tận tụy, tận tâm (với nghề dạy học)
- Hợp tác
- Sáng tạo
- Trách nhiệm.
Từ các giá trị này, chúng tôi cụ thể hóa thành các tiêu chí trong phiếu trưng cầu ý kiến để
tiến hành điều tra thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên đại học sư phạm.
101
Trần Thị Tuyết Mai
2.2. Thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội
Đề tài khảo sát trên mẫu khách thể gồm 60 sinh viên, 43 giảng viên Trường ĐHSPHN và
44 cán bộ quản lí từ một số trường phổ thông thuộc TP Hà Nội. Để có nguồn tư liệu phong phú
và khách quan, phương pháp chủ yếu được sử dụng nghiên cứu là: Hồi cứu tư liệu; Điều tra bằng
bảng hỏi, Phỏng vấn, Thống kê toán học. Trong bài báo này chúng tôi trình bày kết quả cơ bản liên
quan đến đánh giá của sinh viên về mức độ quan trọng của các giá trị nhân cách, mức độ cần thiết
của các phẩm chất đạo đức nhân cách đối với nghề nghiệp tương lai, những biểu hiện cụ thể nhân
cách văn hóa của sinh viên Trường ĐHSPHN.
Kết quả được thể hiện qua các bảng số liệu sau:
Bảng 1. Đánh giá của sinh viên Trường ĐHSPHN về mức độ quan trọng
của những giá trị nhân cách ở một người sinh viên sư phạm
STT Giá trị nhân cách
Điểm
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Không
quan
trọng
Phân
vân
Quan
trọng
Rất
quan
trọng
1 Yêu thương 3,60 0,49 0 0 40,0 60,0
2 Tin tưởng, tin cậy 3,66 0,47 0 0 33,3 66,7
3 Công dân tích cực 3,54 0,50 0 0 45,8 54,2
4 Tận tụy, tận tâm (với nghề dạy học) 3,73 0,44 0 0 26,7 73,3
5 Hợp tác 3,58 0,49 0 0 41,7 58,3
6 Sáng tạo 3,65 0,48 0 0 35,0 65,0
7 Trách nhiệm 3,66 0,54 0 3,3 26,7 70,0
(Chú thích: Điểm trung bình cao nhất là 4, thấp nhất là 1.
Điểm trung bình càng lớn, mức độ quan trọng càng cao)
Qua bảng trên ta thấy, theo sinh viên đánh giá, giá trị nhân cách " Tận tụy/Tận tâm (với nghề
dạy học)" xếp vị trí cao nhất, với X¯ = 3,73. Sở dĩ như vậy vì đa số sinh viên cho rằng đối với người
sinh viên sư phạm là những giáo viên tương lai, điều quan trọng nhất là phải tận tâm, tận tụy, hết
lòng vì nghề nghiệp, vì học sinh của mình. Bởi lẽ với người giáo viên muốn giảng dạy hiệu quả
phải có sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp.
Xếp vị trí thứ hai là giá trị "Tin tưởng/tin cậy" và "Trách nhiệm" với X¯ = 3,66. Đối với sinh
viên sư phạm - giáo viên tương lai thì "Tin tưởng/ tin cậy" cũng là một trong những giá trị vô cùng
quan trọng. Bởi lẽ một người giáo viên cần phải được bạn bè, đồng nghiệp tin tưởng. Đồng thời
giáo viên cũng cần tạo niềm tin cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, "Trách nhiệm" là yếu tố cũng
rất quan trọng. Người giáo viên cần phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân. Tính trách
nhiệm được thể hiện thông qua trách nhiệm với công việc chung, với công việc cá nhân và trách
nhiệm với chính học sinh của mình.
Xếp vị trí cuối cùng là biểu hiện "Công dân tích cực" với X¯ = 3,54. Điều này cũng hoàn
toàn dễ hiểu. Bởi lẽ không chỉ riêng sinh viên sư phạm mà bất cứ một con người nào trong xã hội
cũng cần có phẩm chất của một công dân tích cực, đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã
hội. Vì thế, theo sinh viên đánh giá thì giá trị này không đặc trưng và ít quan trọng hơn các giá
trị khác.
Trong khi đó, cũng giống với đánh giá của sinh viên, giảng viên đánh giá thì giá trị "Tận
tụy/Tận tâm (với nghề dạy học)" xếp vị trí cao nhất X¯ = 3,97. Tuy nhiên giảng viên lại cho rằng
giá trị "Hợp tác" có vị trí thấp nhất, với X¯ = 3,76. Còn đối với Cán bộ quản lí thì giá trị "Trách
102
Thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
nhiệm" xếp vị trí cao nhất với X¯ = 4,00. Xếp thấp nhất cũng giống sinh viên đánh giá, đó là giá trị
"Công dân tích cực" với X¯ = 3,72.
Bảng 2. Đánh giá của sinh viên Trường ĐHSPHN về mức độ cần thiết
của các phẩm chất nhân cách đối với nghề nghiệp tương lai của sinh viên sư phạm
STT Phẩm chất nghề nghiệp
Điểm
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Không
cần
Phân
vân
Cần
thiết
Rất
cần
thiết
1 Yêu nước 3,50 0,50 0 0 49,2 50,8
2 Đồng cảm, vị tha (với trẻ) 3,75 0,43 0 0 25,0 75,0
3 Khoan dung, thân thiện (với ngườilớn xung quanh) 3,67 0,47 0 0 32,2 67,8
4 Yêu quý bản thân 3,58 0,49 0 0 41,7 58,3
5 Tự trọng 3,73 0,48 0 1,7 23,3 75,0
6 Trung thực 3,74 0,43 0 0 25,4 74,6
7 Khách quan, công bằng (trong cácmối quan hệ) 3,68 0,46 0 0 31,7 68,3
8 Tự giác và tự chịu trách nhiệm 3,66 0,47 0 0 33,3 66,7
9 Kiểm soát bản thân 3,61 0,49 0 0 38,3 61,7
10 Cần cù, ham học hỏi 3,60 0,52 0 1,7 36,7 61,7
11 Kỉ luật/kỉ cương 3,53 0,50 0 0 46,7 53,3
12 Tiết kiệm và coi trọng hiệu quả 3,31 0,56 0 5,0 58,3 36,7
13 Nhiệt thành 3,46 0,56 0 3,3 46,7 50,0
14 Tận tình, bền bỉ 3,48 0,56 0 3,3 45,0 51,7
15 Cống hiến 3,53 0,59 0 5,0 36,7 58,3
16 Chấp nhận thay đổi 3,36 0,55 0 3,3 56,7 40,0
17 Tin tưởng 3,40 0,64 1,7 3,3 48,3 46,7
18 Cởi mở tiếp nhận 3,46 0,59 0 5,0 43,3 51,7
19 Lịch sự, tế nhị 3,56 0,53 0 1,7 40,0 58,3
20 Tôn trọng tri thức và duy lí 3,58 0,53 0 1,7 38,3 60,0
21 Thích ứng 3,38 0,55 0 3,3 55,0 41,7
22 Cải tiến 3,50 0,59 0 5,0 40,0 55,0
(Chú thích: Điểm trung bình cao nhất là 4, thấp nhất là 1.
Điểm trung bình càng lớn, mức độ quan trọng càng cao)
Theo bảng trên ta thấy, sinh viên cho rằng phẩm chất "Đồng cảm, vị tha" xếp vị trí cao nhất,
với X¯ = 3,75. Sở dĩ như vậy vì các em cho rằng với một người sinh viên sư phạm - giáo viên trong
tương lai phải luôn bao dung, luôn có sự đồng cảm với học sinh của mình, để giúp các em có động
lực học tập thật tốt. Phẩm chất này cũng nói lên tính nhân văn, tình cảm yêu thương học sinh của
giáo viên.
Xếp vị trí thứ 2 là "Tự trọng" với X¯ = 3,74. Như vậy, trong số sinh viên được điều tra đa số
sinh viên cho rằng một trong những phẩm chất quan trọng nhất của người giáo viên tương lai là tự
trọng. Tự trọng biểu hiện trong quan hệ với học sinh, đồng nghiệp, và với người khác.
Xếp cuối cùng là "Tiết kiệm và coi trọng hiệu quả" với X¯ = 3,31 . Điều này có nghĩa theo
các em đánh giá, phẩm chất này ít quan trọng hơn so với các phẩm chất còn lại. Sở dĩ như vậy vì
phẩm chất này không đặc trưng cho nghề nghiệp như các phẩm chất nêu trên. Bởi lẽ bất cứ nghề
nghiệp nào cũng đều phải có tính tiết kiệm và phải coi trọng đến yếu tố hiệu quả.
Trong khi đó, theo giảng viên đánh giá phẩm chất "Trung thực" là quan trọng nhất với X¯ =
103
Trần Thị Tuyết Mai
3,97. Phẩm chất ít quan trọng hơn cả là "Cải tiến" X¯ = 3,21. Còn đối với cán bộ quản lí đánh giá
phẩm chất "Kiểm soát bản thân" xếp vị trí cao nhất với X¯ = 3,95, thấp nhất là phẩm chất "Chấp
nhận thay đổi" với = 3,46.
Bảng 3. Đánh giá của sinh viên Trường ĐHSPHN
về những biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên
STT Biểu hiện
Điểm
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Yếu Phânvân Khá Tốt
1 Giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa của đấtnước và thế giới 3,28 0,83 6,8 3,4 44,1 45,8
2 Tôn trọng sự sống, tài sản chung, môitrường xung quanh 3,15 0,86 6,8 10,2 44,1 39,0
3 Nhạy cảm trước nhu cầu của trẻ 3,20 0,73 1,7 13,6 47,5 37,3
4 Nhìn nhận mỗi trẻ em là duy nhất, có giátrị cá nhân 3,08 0,79 1,7 22,0 42,4 33,9
5 Nhân từ, bảo vệ lợi ích của trẻ 3,22 0,78 1,7 16,9 39,0 42,4
6 Chia sẻ với người khác theo cách độngviên hiệu quả 3,15 0,82 5,1 11,9 45,8 37,3
7 Thẳng thắn, công bằng với mọi người 3,13 0,79 5,1 10,2 50,8 33,9
8 Nhường nhịn, quan tâm chia sẻ với mọingười 3,20 0,70 1,7 11,7 51,7 35,0
9 Tập thể dục, chơi thể thao 3,01 0,72 1,7 20,0 53,3 25,0
10 Tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ 3,18 0,72 1,7 13,3 50,0 35,0
11 Tin rằng trẻ có thể làm được 3,11 0,78 1,7 20,0 43,3 35,0
12 Thật thà, ngay thẳng 3,21 0,80 3,3 13,3 41,7 41,7
13 Bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai 3,15 0,86 6,7 10,0 45,0 38,3
14 Làm tròn công việc được giao 3,30 0,65 0 10,2 49,2 40,7
15 Tự giác, tự chịu trách nhiệm 3,35 0,68 1,7 6,7 46,7 45,0
16 Tôn trọng lời hứa 3,38 0,69 0 11,7 38,3 50,0
17 Ứng xử phù hợp bối cảnh 3,35 0,63 0 8,3 48,3 43,3
18 Chân thành, lịch sự khi làm việc vớinhững người khác 3,44 0,65 0 8,5 39,0 52,5
19 Học hỏi công nghệ mới trong dạy và học 3,31 0,65 0 10,0 48,3 41,7
20 Tôn trọng kỉ cương pháp luật 3,55 0,62 0 6,8 30,5 62,7
21 Cẩn thận suy xét khi đưa ra những nhậnxét 3,18 0,68 0 15,3 50,8 33,9
22 Kì vọng cao ở người khác 3,08 0,69 1,7 15,0 56,7 26,7
23 Sử dụng hiệu quả thời gian 3,00 0,80 1,7 26,7 41,7 30,0
24 Làm việc có kế hoạch 2,96 0,91 6,7 23,3 36,7 33,3
25 Tham gia hoạt động thiện nguyện 3,25 0,72 0 16,7 41,7 41,7
26 Yêu ngành học mình đã chọn 3,06 0,79 3,3 18,3 46,7 31,7
27 Tràn đầy năng lượng khi đứng trước trẻ 3,30 0,74 1,7 11,7 41,7 45,0
28 Tự hào khi nói về nghề dạy học 3,36 0,63 0 8,3 46,7 45,0
29 Bền bỉ, kiên nhẫn vì lợi ích của trẻ 3,28 0,76 0 18,3 35,0 46,7
30 Linh hoạt thích ứng với từng đứa trẻ 3,16 0,74 1,7 15,0 48,3 35,0
31 Chấp nhận thay đổi dù biết sẽ khó khăn(vì lợi ích của trẻ) 3,28 0,78 1,7 15,0 36,7 46,7
32 Tôn trọng sự khác biệt, lắng nghe 3,41 0,67 1,7 5,0 43,3 50,0
104
Thực trạng biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
33 Thiết lập, duy trì quan hệ công việc cùngcó lợi 3,36 0,68 0 11,7 40,0 48,3
34 Tiếp nhận ý tưởng mới, lạ 3,30 0,67 0 11,7 46,7 41,7
35 Nhận diện sự vật đa chiều 3,18 0,73 1,7 13,6 49,2 35,6
36 Coi trọng minh chứng khoa học 3,53 0,65 1,7 3,3 35,0 60,0
37 Mở rộng và thử nghiệm những cách thứcdạy, học tập mới 3,28 0,67 0 11,9 47,5 40,7
38 Tạo ra những tài liệu học tập mới (phim,câu truyện video. . . ) 3,13 0,70 0 18,3 50,0 31,7
39 Đưa ra ý tưởng mới trong dạy và học 3,21 0,71 0 16,7 45,0 38,3
40 Biết cách làm giảm áp lực trong tìnhhuống căng thẳng 3,15 0,77 1,7 18,3 43,3 36,7
Theo tự đánh giá của sinh viên, biểu hiện "Coi trọng minh chứng khoa học" xếp vị trí cao
nhất, với X¯ = 3,53. Như vậy có nghĩa đa số sinh viên đều cho rằng bản thân các em thường coi
trọng những minh chứng khoa học, trân trọng những giá trị mang ý nghĩa khoa học trong suốt quá
trình rèn luyện nghề nghiệp tại trường sư phạm.
Biểu hiện xếp vị trí thứ hai là "Chân thành, lịch sự khi làm việc với những người khác" với
X¯ = 3,44. Đa số sinh viên cho rằng các em đã có sự chân thành, lịch sự trong quá trình làm việc
với người khác. Trong các mối quan hệ khác nhau thì sự chân thành vẫn là điều cốt lõi để tạo dựng
sự tốt đẹp cho mối quan hệ ấy.
Biểu hiện xếp vị trí thấp nhất là "Làm việc có kế hoạch" với X¯ = 2,96. Như vậy, theo tự
đánh giá của sinh viên thì bản thân các em không phải bao giờ cũng làm việc theo kế hoạch đã
vạch ra sẵn. Đôi lúc các em làm việc gì đó theo cảm hứng, sở thích của cá nhân chứ không tự vạch
ra kế hoạch làm việc một cách khoa học, bài bản. Trên thực tế, đối với sinh viên, kĩ năng làm việc
có kế hoạch vẫn còn chưa tốt.
Còn theo giảng viên đánh giá khác với sinh viên, biểu hiện "Nhân từ, bảo vệ lợi ích của trẻ"
xếp vị trí cao nhất với X¯ = 3,40. Xếp vị trí thấp nhất là biểu hiện "Tập thể dục, chơi thể thao" với
X¯ = 2,26. Trong khi đó, giống với đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lí cho rằng "Nhân từ, bảo
vệ lợi ích của trẻ" là biểu hiện xếp vị trí cao nhất, với X¯ = 3,40. Xếp vị trí thấp nhất cũng là biểu
hiện "Tập thể dục, chơi thể thao" với X¯ = 2,47.
3. Kết luận
Như vậy, theo đánh giá của sinh viên Trường ĐHSPHN, chúng tôi thấy rằng:
- Về mức độ quan trọng của các giá trị nhân cách ở một người sinh viên đại học sư phạm:
giá trị nhân cách "Tận tụy/Tận tâm (với nghề dạy học), "Tin tưởng/tin cậy" và "Trách nhiệm" là
những giá trị quan trọng nhất, chủ yếu được đánh giá ở mức "Quan trọng" và "Rất quan trọng".
- Về mức độ cần thiết của các phẩm chất nhân cách đối với nghề nghiệp tương lai của sinh
viên đại học sư phạm: phẩm chất "Đồng cảm, vị tha", "Tự trọng" được đa số sinh viên đánh giá là
các phẩm chất cần thiết hơn. Mức độ cần thiết chủ yếu ở mức "Rất cần".
- Cuối cùng, về mức độ biểu hiện nhân cách văn hóa của sinh viên đại học sư phạm: biểu
hiện "Coi trọng minh chứng khoa học" xếp vị trí cao nhất, tiếp đó là "Chân thành, lịch sự khi làm
việc với những người khác". Các biểu hiện này chủ yếu ở mức "khá" và "tốt". Tuy nhiên "Làm việc
có kế hoạch" là biểu hiện được sinh viên đánh giá thấp hơn.
105
Trần Thị Tuyết Mai
Kết quả nghiên cứu thực trạng trên là căn cứ thực tiễn quan trọng để Nhà trường chú trọng
rèn luyện các giá trị nhân cách nghề nghiệp cho sinh viên hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú, 2012. Xây dựng nhân cách văn
hóa những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam. Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.
300.
[2] Phạm Minh Hạc (chủ biên), 2007. Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R
cải biên. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[3] Lê Thanh Hòa, 2007. Xác định những phẩm chất cần có của người Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện, Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt
Nam.
[4] Nguyễn Thiện Thuận, 2011. Tìm hiểu về khái niệm nhân cách văn hóa. Tạp chí Phát triển
Khoa học và Công nghệ, Tr 14, S. 2X , ISSN: 1859-0128.
[5] Phạm Ngọc Trung, 2016. Giáo dục nhân cách, đạo đức đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.
Tạp chí Văn hóa Nghệ Thuật, số 389, tháng 11.
[6] Trần Thị Cẩm Tú, 2014. Giáo dục giá trị sống cho sinh viên dại học sư phạm Hà Nội thông
qua rèn luyện nghiệp vụ sư phạm. Tạp chí Khoa học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Volume 59,
Number 6 BC, tr.280 – tr.286.
ABSTRACT
The current status of educational students’ cultural personality
in Hanoi National University of Education
Tran Thi Tuyet Mai
Institute of Education Reseach, Hanoi National University of Education
This article deals with the basic concept of cultural personality. At the same time, the article
focuses on analyzing the reality of educational students’ cultural personality in Ha Noi National
University of Education including: the importance of personality values, professional qualities and
expression of the specific cultural personalities of the educational students.
Keywords: Personality value, professional quality, cultural personality, educational
students.
106
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5109_tttmai_9112_2123653.pdf