Thực trạng bệnh nha chu, kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu điều trị ở phụ nữ mang thai

Tài liệu Thực trạng bệnh nha chu, kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu điều trị ở phụ nữ mang thai: 138 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY THỰC TRẠNG BỆNH NHA CHU, KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở PHỤ NỮ MANG THAI Nguyễn Đức Thiền1, Trần Tấn Tài2 (1) Học viên Cao học Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế (2) Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Bệnh nha chu là một vấn đề nổi bật và quan trọng của sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Mục tiêu của đề tài là mô tả đặc điểm lâm sàng; tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng và đánh giá nhu cầu điều trị bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 210 phụ nữ mang thai đến khám tại khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Khám lâm sàng và phỏng vấn các câu hỏi về kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng cho tất cả đối tượng nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ viêm nướu là 100%, trong đó viêm nướu...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 30/06/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng bệnh nha chu, kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu điều trị ở phụ nữ mang thai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
138 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY THỰC TRẠNG BỆNH NHA CHU, KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở PHỤ NỮ MANG THAI Nguyễn Đức Thiền1, Trần Tấn Tài2 (1) Học viên Cao học Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế (2) Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược Huế Tóm tắt Đặt vấn đề: Bệnh nha chu là một vấn đề nổi bật và quan trọng của sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Mục tiêu của đề tài là mô tả đặc điểm lâm sàng; tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng và đánh giá nhu cầu điều trị bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 210 phụ nữ mang thai đến khám tại khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Khám lâm sàng và phỏng vấn các câu hỏi về kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc răng miệng cho tất cả đối tượng nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ viêm nướu là 100%, trong đó viêm nướu nhẹ là 4,3% và viêm nướu trung bình là 95,7% và có sự khác biệt tỷ lệ mức độ viêm nướu theo giai đoạn thai kỳ (p0,05). Trung bình các chỉ số GI và BOP có sự khác biệt theo giai đoạn thai kỳ (p<0,05) còn trung bình các chỉ số PD, OHI-S và PlI thì không có sự khác biệt (p>0,05). Tỷ lệ đối tượng không biết đến bệnh nha chu là 80,5%; tỷ lệ phụ nữ mang thai kiêng đánh răng sau sinh là 61,4%. Tỷ lệ đối tượng đánh răng 1 lần/ngày: 7,1%; 2 lần/ngày: 70,5% và ≥ 3 lần/ngày: 22,4%; trong đó giá trị trung bình các chỉ số GI, PD, BOP, OHI-S và PlI tỷ lệ nghịch với số lần đánh răng (p<0,001). Tỷ lệ đối tượng chỉ cần hướng dẫn vệ sinh răng miệng là 3,3%; tỷ lệ nhu cầu hướng dẫn vệ sinh răng miệng kết hợp lấy cao răng, mảng bám và cạo láng gốc răng là 94,3%; tỷ lệ đối tượng cần kết hợp với điều trị chuyên sâu là 2,4%. Kết luận: Bệnh nha chu, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai có tỷ lệ cao. Cần thiết giáo dục về kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng đúng và có biện pháp đáp ứng tốt nhu cầu điều trị bệnh nha chu cho phụ nữ mang thai. Từ khóa: Bệnh nha chu, phụ nữ mang thai, kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng, nhu cầu điều trị. Abstract PERIODONTAL DISEASE STATUS, KNOWLEDGE, ATTITUDE, PRACTICE AND TREATMENT NEEDS OF PREGNANT WOMEN Nguyen Duc Thien1, Tran Tan Tai2 (1) Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University (2) Hue University of Medicine and Pharmacy Background: Periodontal disease is a prominent and important issue of public health, especially in pregnant women. The objective of this study is to describe the clinical characteristics; learn knowledge, attitudes, practice oral hygiene and assess the need for treatment of periodontal disease in pregnant women. Subjects and Methods: A cross-sectional study of 210 pregnant women who visited the Department of Obstetrics and Gynecology at the Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital. Clinical examination and interview questions on knowledge, attitudes and practice of oral care for all subjects. Results: The incidence of gingivitis was 100%, with mild gingivitis of 4,3% and moderate gingivitis of 95.7%. There was a difference in incidence rates of gingivitis in the gestational period (p<0.001). The incidence of periodontitis is 17.6% and there is no difference in gestational age (p>0.05). The mean values of GI and BOP indices differed by gestation period (p<0.05) and PD, OHI-S, PlI have statistically significant relationship with gestation period (p>0.05). The incidence of periodontal disease is 80.5%; The percentage of pregnant women who abstain from brushing their teeth after birth is 61.4%. Prevalence of brushing once a day: 7.1%; Twice a day: 70.5% and 3 times daily: 22.4%; The mean values of GI, PD, BOP, OHI-S and PlI were inversely proportional to the number of brushing (p<0.001). The rate of dental hygiene is just 3.3%; The rate of oral hygiene, dental plaque and plaque removal was 94,3%; The proportion of subjects required for intensive treatment is 2.4%. - Địa chỉ liên hệ: Trần Tấn Tài, email: taihangdr@gmail.com - Ngày nhận bài: 18/10/2018; Ngày đồng ý đăng: 8/11/2018, Ngày xuất bản: 17/11/2018 139 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY Conclusion: Periodontal disease, especially for pregnant women, is high. It is necessary to educate the knowledge, attitudes and practice of proper oral hygiene and to better meet the demand for periodontal disease treatment for pregnant women. Key words: Periodontal disease, pregnant women, knowledge, attitude, practice for oral hygiene, treatment needs. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nha chu (BNC) là một bệnh lý phổ biến, phức tạp, đặc trưng bởi sự phá hủy mô mềm và mô cứng nâng đỡ răng, gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt con người, điều trị bệnh lại rất tốn kém. Đặc biệt trong công việc hằng ngày, các bác sĩ Răng Hàm Mặt thường phải tiếp nhận một đối tượng khá đặc biệt là phụ nữ mang thai (PNMT) mà việc điều trị đòi hỏi phải hiệu quả, an toàn cho người mẹ và thai nhi. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước như của Lopez N.J (2002) và Vũ Trần Bảo Châu (2014) đã kết luận bệnh nha chu không chỉ gây hậu quả tại chỗ ở vùng miệng mà còn ảnh hưởng xấu đến thai kỳ như gây sinh non, nhẹ cân hoặc thai kém phát triển [1], [9]. Kiến thức hạn chế về bệnh nha chu của PNMT có ảnh hưởng xấu đến kết quả thai kỳ và đa số họ không đến gặp nha sĩ vì sợ điều trị sẽ gây hại cho thai nhi hoặc cảm thấy không cần thiết. Nguyên nhân có thể do thiếu sự tư vấn và cung cấp thông tin về chăm sóc răng miệng trong thai kỳ tại các đơn vị chăm sóc sức khỏe trước sinh. Hiện nay, tại Thừa Thiên - Huế và các tỉnh miền trung, chưa có nhiều nghiên cứu về sức khỏe răng miệng ở PNMT. Nghiên cứu về đặc điểm bệnh nha chu của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế của Nguyễn Toại và cộng sự (2014) thì tỷ lệ lưu hành bệnh nha chu trong cộng đồng là 52,3% [2]. Thực trạng này đặt ra vấn đề là phải chăng bệnh nha chu ở PNMT còn có những đặc điểm gì liên quan đến sinh lý lúc mang thai, kiến thức và thái độ đối với sức khỏe răng miệng (SKRM) và nhu cầu điều trị bệnh nha chu ở đối tượng đặc biệt này là như thế nào? từ đó, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm 2 mục tiêu: 1. Khảo sát thực trạng bệnh nha chu ở phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. 2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng và xác định nhu cầu điều trị bệnh nha chu ở các đối tượng nghiên cứu trên. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Tiêu chuẩn chọn: Bao gồm các PNMT trên 18 tuổi đến khám tại phòng khám Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, có thai kỳ bình thường, còn hơn 20 răng thật trừ các răng cối lớn thứ 3. - Tiêu chuẩn loại trừ: Các đối tượng có thai kỳ nguy cơ cao (bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp thai kỳ, bệnh huyết học,), đang sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và hút thuốc lá, uống rượu bia. Tất cả đều đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Cỡ mẫu: cho điều tra cắt ngang, công thức tính cỡ mẫu thích hợp là: Tính được n=195, với P=0,523 theo Nguyễn Toại và cs (2014) là 52,3% [2]. Đây là cỡ mẫu tối thiểu, nghiên cứu chúng tôi có số PNMT được khảo sát là 210 người. - Phương pháp cụ thể: + Số liệu thu thập thông qua khám và phỏng vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa. + Bác sĩ khám lâm sàng được tập huấn, định chuẩn thống nhất cách khám. + Các tiêu chuẩn đánh giá viêm nướu, viêm nha chu ở PNMT theo các nghiên cứu khác trên thế giới và trong nước [4], [9]. + Đánh giá tình trạng bệnh nha chu và vệ sinh răng miệng (VSRM) thông qua các chỉ số như: chỉ số nướu GI (Gingival index), chỉ số độ sâu túi nha chu chu khi thăm dò PD (Pocket Depth), chỉ số chảy máu khi thăm dò BOP (Bleeding on Probing), chỉ số VSRM đơn giản OHI-S (Oral Hygiene Index-Simplified), chỉ số mảng bảm PlI (Plaque Index) [5]. + Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành qua phỏng vấn, từ đó mô tả được sự hiểu biết, thái độ và thực hành VSRM của PNMT đối với bệnh nha chu. + Đánh giá nhu cầu điều trị bệnh nha chu của PNMT thông qua chỉ số Nhu cầu điều trị bệnh nha chu CPITN (Community Periodontal Index of Treatment Need), trong đó có 3 mức là: CPITN1 (cần hướng dẫn VSRM), CPITN2 (cần hướng dẫn VSRM và lấy cao răng, cạo láng gốc răng), CPITN3 (cần hướng dẫn VSRM, lấy cao răng, cạo láng gốc răng và điều trị chuyên sâu) [3], [5]. 2.3. Xử lý số liệu - Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel 2007 và SPSS 20. n= Z 2 x P(1-P) d2 140 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY - Dùng kiểm định χ2, kiểm định chính xác Fisher để so sánh tỷ lệ giữa các nhóm khác nhau. - Test phi tham số để đánh giá sự liên quan giữa giá trị trung bình các chỉ số nha chu và các đặc điểm thai kỳ và thói quen chăm sóc răng miệng. 3.KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu Đặc điểm n % Thai kỳ Quý 1 45 21,4 Quý 2 79 37,6 Quý 3 86 41,0 Tuổi của PNMT 18-25 73 34,8 26-30 78 37,1 31-35 43 20,5 36-40 16 7,6 Địa dư Thành thị 74 35.2 Nông thôn 136 64.8 Nhóm PNMT ở quý 1, quý 2 và quý 3 chiếm tỷ lệ lần lượt là 21,4%; 37,6% và 41,0%. Đối tượng nhỏ tuổi nhất là 21, lớn tuổi nhất là 40, tuổi trung bình là 28,13 ± 4,50. Nhóm tuổi 18-25, 26-30, 31-35 và 36-40 chiếm tỷ lệ lần lượt là 34,8%; 37,1%; 20,5% và 7,6%. Tỷ lệ PNMT ở thành thị là 35,2% và nông thôn là 64,8%. 3.2. Thực trạng bệnh nha chu Bảng 3.2. Múc độ viêm nướu ở PNMT qua các giai đoạn thai kỳ Giai đoạn thai kỳ Mức độ viêm nướu Tổng Giá trị pNhẹ Trung bình Số lượng % Số lượng % Quý 1 7 15,6 38 84,4 45 <0,001 Quý 2 1 1,3 78 98,7 79 Quý 3 1 1,2 85 98,8 86 Tổng 9 4,3 201 95,7 210 Tỷ lệ viêm nướu trung bình chiếm 95,7% và viêm nướu nhẹ là 4,3%. Không có trường hợp nào bị viêm nướu nặng. Nhóm PNMT ở các quý 1, quý 2 và quý 3 có tỷ lệ viêm nướu trung bình lần lượt là 84,4%, 98,7% và 98,8%; tỷ lệ viêm nướu nhẹ lần lượt là 15,6%, 1,3% và 1,2%. Tỷ lệ các mức độ viêm nướu theo các giai đoạn thai kỳ có sự khác biệt với p<0,001. Bảng 3.3. Tỉ lệ viêm nha chu ở PNMT qua các giai đoạn thai kỳ Giai đoạn thai kỳ Tình trạng viêm nha chu Tổng Giá trị pCó Không SL % SL % Quý 1 6 13,3 39 86,7 45 >0,05 Quý 2 16 20,3 63 79,7 79 Quý 3 15 17,4 71 82,6 86 Tổng 37 17,6 173 82,4 210 Tỷ lệ VNC là 17,6% và không VNC là 82,4%. Nhóm PNMT ở các quý 1, quý 2 và quý 3 có tỷ lệ VNC lần lượt là 13,3%, 20,3% và 17,4%; không VNC có tỷ lệ lần lượt là 86,7%, 79,7% và 82,6%. Tỷ lệ VNC theo giai đoạn thai kỳ không có sự khác biệt với p>0,05. Bảng 3.4. Trung bình các chỉ số GI, PD, BOP, OHI-S và PlI Thai kỳ GI TB ± DLC PD TB ± DLC BOP TB ± DLC OHI-S TB ± DLC PlI TB ± DLC Quý 1 1,44 ± 0,30 1,62 ± 0,37 46,51 ± 14,49 2,54 ± 1,02 1,38 ± 0,32 141 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY Quý 2 1,60 ± 0,24 1,74 ± 0,32 54,63 ± 12,34 2,41 ± 1,03 1,35 ± 0,24 Quý 3 1,55 ± 0,25 1,78 ± 0,28 52,65 ± 13,24 2,34 ± 1,06 1,31 ± 0,24 Giá trị p 0,05 0,05 > 0,05 Trung bình các chỉ số GI, PD, BOP, OHI-S và PlI ở quý 1 lần lượt là 1,44; 1,62; 46,51; 2,54 và 1,38; ở quý 2 lần lượt là 1,60; 1,74; 54,63; 2,41 và 1,35; ở quý 3 lần lượt là 1,55; 1,78; 52,65; 2,34 và 1,31. Trung bình các chỉ số PD, OHIS và PlI theo giai đoạn thai kỳ không có sự khác biệt với p>0,05. Trung bình các chỉ số GI và BOP theo giai đoạn thai kỳ có sự khác biệt với p<0,05. 3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng và nhu cầu điều trị Bảng 3.5. Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng ở PNMT Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng n % Đã từng nghe đến bệnh nha chu hay chưa ? Có 41 19,5 Không 169 80,5 Kiêng đánh răng sau khi sinh không ? Có 129 61,4 Không 81 38,6 Thói quen đánh răng 1 lần/ngày 15 7,1 2 lần/ngày 148 70,5 ≥ 3 lần/ngày 47 22,4 Số PNMT đã từng nghe đến BNC có tỷ lệ 19,5% và tỷ lệ đối tượng chưa từng nghe đến BNC chiếm 80,5%. Số PNMT có ý định kiêng đánh răng sau sinh chiếm tỷ lệ 61,4%. Tỷ lệ đối tượng đánh răng 1 lần/ngày chiếm 7,1%; 2 lần/ngày chiếm 70,5% và ≥ 3 lần/ngày chiếm 22,4%. Bảng 3.6. Trung bình các chỉ số nha chu theo thói quen vệ sinh răng miệng Số lần đánh răng GI TB ± DLC PD TB ± DLC BOP TB ± DLC OHIS TB ± DLC PlI TB ± DLC 1 lần/ngày 1,93 ± 0,06 2,25 ± 0,12 76,40 ± 5,37 4,06 ± 0,20 1,71 ± 0,06 2 lần/ngày 1,54 ± 0,23 1,73 ± 0,27 51,30 ± 11,16 2,28 ± 0,96 1,32 ± 0,23 ≥ 3 lần/ngày 1,45 ± 0,30 1,57 ± 0,34 46,79 ± 13,95 2,27 ± 0,97 1,30 ± 0,28 Giá trị p <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 <0,001 Giá trị trung bình các chỉ số GI, PD, BOP, OHIS và PlI ở PNMT đánh răng 1 lần/ngày lần lượt là: 1,93; 2,25; 76,40; 4,06 và 1,71; đánh răng 2 lần/ngày lần lượt là 1,54; 1,73; 51,30; 2,28 và 1,32; đánh răng ≥ 3 lần/ngày lần lượt là 1,45; 1,57; 46,79; 2,27 và 1,30. Trung bình các chỉ số nha chu theo số lần đánh răng có sự khác biệt với p<0,001. Bảng 3.7. Nhu cầu điều trị bệnh nha chu ở PNMT qua các giai đoạn thai kỳ Thai kỳ Chỉ số CPITN Tổng Giá trị pCPITN1 CPITN2 CPITN3 SL % SL % SL % Quý 1 5 11,1 40 88,9 0 0,0 45 <0,05 Quý 2 1 1,3 75 94,9 3 3,8 79 Quý 3 1 1,2 83 96,5 2 2,3 86 Tổng 7 3,3 198 94,3 5 2,4 210 Đối tượng có chỉ số CPITN 1, CPITN 2 và CPITN 3 chiếm tỷ lệ lần lượt là 3,3%; 94,3% và 2,4%. Ở Quý 1 tỷ lệ các mức CPITN 1, CPITN 2 và CPITN 3 lần lượt là 11,1%; 88,9% và 0,0%; sang quý 2 có tỷ lệ lần lượt là 1,3%; 94,9% và 3,8%; đến quý 3 có tỷ lệ lần lượt là 1,2%; 96,5% và 2,3%. Tỷ lệ các mức CPITN theo giai đoạn thai kỳ có sự khác biệt p<0,05. 4. BÀN LUẬN 4.1. Về thực trạng bệnh nha chu Theo bảng 2, tỷ lệ PNMT bị viêm nướu là 100% và đa số là viêm nướu trung bình chiếm 95,7%, còn lại 4,3% là viêm nướu nhẹ. So sánh với y văn và các nghiên cứu trên thế giới thì tỷ lệ viêm nướu của 142 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY PNMT từ 35% – 100% [8], [14]. Nghiên cứu của Phan Thị Kim Tuyết (2007) thực hiện trên 146 PNMT tại Bệnh viện Cai Lậy, Tiền Giang, thì tỷ lệ PNMT bị viêm nướu là 100%, trong đó viêm nướu trung bình là 97,9% và viêm nướu nhẹ là 2,1% [4]; tác giả Lê Bảo Trâm (2009) thực hiện trên 290 PNMT tại khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai thì tỷ lệ PNMT bị viêm nướu là 90,7%, trong đó viêm nướu nhẹ chiếm 73,4% và viêm nướu trung bình là 26,6% [3]. Kết quả bảng 3.2, tình trạng viêm nướu tăng dần theo thời gian mang thai có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Những PNMT ở quý 2 và quý 3 có tỷ lệ mức độ viêm nướu trung bình cao hơn quý 1. Theo tác giả Tilakaratne và cộng sự (2000) nhận thấy rằng dù mảng bám được kiểm soát ở cả PNMT và phụ nữ không mang thai nhưng tình trạng viêm nướu ở PNMT vẫn cao hơn và tăng dần theo thời gian mang thai [15]. Kết quả này chứng tỏ nồng độ hormone giới tính cao có ảnh hưởng đến độ trầm trọng của viêm nướu và cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng dường như viêm nướu là biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh nha chu và trầm trọng hơn ở PNMT. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Machuca và cộng sự (1999), Taani và cộng sự (2003) [10], [14]. Kết quả ở bảng 3.3, có tỷ lệ PNMT bị viêm nha chu là 17,6%, so với nghiên cứu của Lê Bảo Trâm (2009) thì không có trường hợp nào bị viêm nha chu [3]. Kết quả của chúng tôi lại tương đương với nghiên cứu của Phan Thị Kim Tuyết (2007) có tỷ lệ PNMT bị viêm nha chu là 11,6% [4]. Sự khác biệt này là do sự khác nhau giữa các yếu tố địa dư, kinh tế xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp của các đối tượng và cách đánh giá chỉ số của mỗi tác giả. Theo bảng 3.3 thì tỷ lệ viêm nha chu không khác biệt theo các giai đoạn thai kỳ (p>0,05) và bảng 4 thì giá trị trung bình độ sâu túi nha chu PD cũng không khác biệt theo các giai đoạn thai kỳ (p>0,05). Như vậy, quá trình mang thai chỉ là yếu tố làm tăng thêm nguy cơ bị viêm nha chu chứ không ảnh hưởng trực tiếp. Bởi vì theo nghiên cứu của Taani D.Q (2003) và Tilakaratne (1994) đều không tìm thấy ảnh hưởng của thai kỳ lên mức độ bám dính của mô nha chu [14], [15]. Mất bám dính thực sự cần một tình trạng viêm nướu mạn tính kéo dài hơn thời gian 9 tháng của thai kỳ [8]. Theo Tilakaratne và cộng sự (2000) thì không có sự khác biệt về độ mất bám dính giữa PNMT và phự nữ không mang thai, giữa tình trạng mang thai so với sau sinh 3 tháng dù viêm nướu tăng có ý nghĩa trong lúc mang thai [15]. Như vậy, trong lúc mang thai, tình trạng viêm nướu tăng dần và rõ rệt hơn các thành phần nha chu khác nhưng không gây phá hủy mô nha chu Kết quả ở bảng 3.4, theo các giai đoạn thai kỳ thì giá trị trung bình của chỉ số mảng bảm PlI và chỉ số VSRM đơn giản OHI-S giảm dần không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) và chỉ số viêm nướu GI, BOP lại tăng từ quý 1 sang quý 2 nhưng có chiều hướng giảm ở quý 3, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) cho thấy viêm nướu lúc mang thai không tương xứng với số lượng mảng bám mà phụ thuộc vào sự thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai. Điều này cũng phù hợp với kết luận của Lain A.M (2002) và Maximino González-Jaranay (2017): Mức độ viêm nướu tăng dần theo thời gian mang thai từ tháng thứ 2 trở đi và đạt đỉnh khoảng tháng thứ 8, giảm dần từ tháng thứ 9 cho đến sau sinh [8], [11]. Trong quý 1 của thai kỳ, các PNMT thường bị ốm nghén, đánh răng thường làm kích thích phản xạ nôn và theo nghiên cứu của Machuca và cộng sự (1999) cho thấy PNMT thường có sự thay đổi tâm sinh lý và hành vi theo hướng thiếu chăm sóc cá nhân trong lúc mang thai [10]. Sau thời gian quý 1 của thai kỳ, tình trạng thiếu VSRM giảm dần theo thời gian mang thai cho đến khi sinh. Trong nghiên cứu chúng tôi không tìm thấy sự đồng thuận giữa các chỉ số PlI, OHI-S với chỉ số GI, BOP theo giai đoạn thai kỳ (bảng 3.4). Điều này phù hợp với lập luận trước đây của Silness và Loe (1964): Viêm nướu có thể xảy ra trong suốt thai kỳ nhưng sự tương quan giữa số lượng mảng bám và mức độ viêm nướu sau khi sinh cao hơn so với lúc mang thai, kết luận rằng có yếu tố khác liên quan đến nguyên nhân của viêm nướu thai nghén [12]. Theo tác giả Taani D.Q (2003) thì sự tăng lên của viêm nướu là do tăng lượng hormone oestrogen và progesterone, những ảnh hưởng của chúng lên mạch máu nướu trong thai kỳ [14]. 4.2. Về kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng và nhu cầu điều trị bệnh nha chu Ở bảng kết quả 3.5, chỉ có 41 PNMT là biết đến bệnh nha chu chiếm 19,5%, mà có đến 169 người, chiếm 80,5% là chưa hề nghe đến bệnh nha chu (Bảng 3.5). Tỷ lệ này tương đương với tác giả Phan Thị Kim Tuyết (2007) với tỷ lệ số PNMT không biết đến bệnh nha chu là 78,8% trong 146 PNMT [4]. Điều này cho thấy sự hạn chế trong việc tiếp nhận các thông tin về sức khỏe mô nha chu của người dân, đặc biệt là đối tượng PNMT. Công tác tuyên truyền về ảnh hưởng xấu của bệnh nha chu lên sức khỏe tổng quát và thai kỳ còn nhiều hạn chế và chưa thực sự phổ biến đến với người dân và PNMT. Trên thế giới, nghiên cứu của Asa’ad F.A và cộng sự (2015) 143 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY khảo sát trên 300 PNMT ở các khu vực trung tâm và phía đông Ả Rập Saudi, có khoảng 97% biết tác dụng xấu của việc hút thuốc đối với thai kỳ, trong khi đó chỉ có 12% là biết bệnh nha chu ảnh hưởng xấu đến kết quả của thai kỳ [6]. Những quan niệm lạc hậu về SKRM vẫn còn tồn tại khá phổ biến như: Không khám và điều trị bệnh lý răng miệng lúc mang thai, kiêng đánh răng hoàn toàn sau sinh ít nhất một tháng. Trong nghiên cứu chúng tôi, có quá nửa số PNMT là kiêng đánh răng sau sinh chiếm tỷ lệ 61,4% (bảng 3.5). Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Phan Thị Kim Tuyết (2007) là 58,9% thấp hơn so với nghiên cứu chúng tôi [4]. Rất không may là những điều sai lầm này được truyền dạy từ những người lớn tuổi trong gia đình nên ảnh hưởng mạnh tới thái độ và thói quen chăm sóc răng miệng của PNMT. Tình trạng này rất hay gặp ở đối tượng có trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp không có thu nhập ổn định, phụ thuộc nhiều vào kinh tế gia đình. Kiến thức về bệnh lý răng miệng nói chung và bệnh nha chu nói riêng là rất cần thiết để phòng ngừa và duy trì tốt SKRM. Cho nên việc cung cấp kiến thức bằng các chương trình chăm sóc SKRM đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp phòng ngừa tốt bệnh nha chu cho người dân và đặc biệt là đối tượng PNMT. Kết quả ở bảng 3.6, chúng tôi tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen đánh răng với các chỉ số GI, PlI, OHI-S, BOP và PD, theo đó giá trị trung bình của các chỉ số này giảm dần khi tần số đánh răng tăng lên. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Machuca (1999): Tăng cường VSRM có thể làm giảm tác động xấu của sự gia tăng nồng độ hormone giới tính trên mô nha chu [10]. Điều này cho thấy nếu chúng ta chú trọng lồng ghép các vấn đề chăm sóc SKRM, mô nha chu đúng cách vào các chương trình giáo dục sức khỏe trong cộng đồng, nhất là trong các lần đi khám thai sản định kỳ thì sẽ cải thiện phần nào tình trạng sức khỏe của PNMT. Vì người mẹ đóng một vai trò quyết định trong việc thực hành và truyền đạt những thói quen chăm sóc răng miệng tốt cho con của họ nên có thể xem PNMT là nhóm đối tượng mục tiêu cho giáo dục SKRM. Điều này phù hợp và khả thi hơn với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam. Ở Bảng 3.7, trong 210 PNMT thì có 7 người có chỉ số CPITN 1 tương ứng với nhu cầu hướng dẫn VSRM chiếm 3,3%, 198 người có mức CPITN 2 tương ứng với nhu cầu lấy cao răng chiếm 94,3%, còn lại là 5 người ở mức CPITN 3 với nhu cầu điều trị chuyên sâu chiếm 2,4%. Như vậy phần đông đối tượng PNMT đều có nhu cầu điều trị là lấy cao răng, mảng bám và hướng dẫn VSRM. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đã tư vấn các vần đề sức khỏe và chăm sóc răng miệng một cách trực tiếp. Đa phần các PNMT có túi nha chu sâu ≥ 4mm, tình trạng cao răng, mảng bám nhiều sau khi được giải thích đều ý thức được tầm quan trọng của SKRM đối với thai kỳ và thai nhi nên đã cố gắng đến và điều trị. Chứng tỏ rằng, người dân ở vùng nông thôn còn rất thiếu thông tin đúng về chăm sóc SKRM. Đa số PNMT vẫn theo những kinh nghiệm dân gian nên có những thói quen không tốt như kiêng đánh răng sau khi sinh, chỉ sử dụng nước súc miệng hoặc ngậm nước muối để làm sạch răng. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mô nha chu của phụ nữ lúc mang thai và sau khi sinh. Nghiên cứu của Lê Bảo Trâm (2009) đã xếp những người có túi nha chu nông (CPI3) vào nhóm điều trị chuyên sâu cho nên tỷ lệ đối tượng có nhu cầu hướng dẫn VSRM (CPITN1) là 23,8%, lấy cao răng (CPITN2) là 65,5%, nhóm kết hợp điều trị chuyên sâu (CPITN3) là 1,4% còn lại là 9,3% các đối tượng có CPITN0 [3]. Kết quả của chúng tôi có cao hơn so với nghiên cứu của Sousa LLA (2016) khảo sát trên 302 PNMT tại thành phố Picos, bang Piauí, Brazil với tỷ lệ CPITN1, CPITN2 và CPITN3 lần lượt là 11,6%; 45,7% và 42,7% nhưng tương đương với Gunjan Satija (2014) nghiên cứu trên 800 PNMT tới khám tại các bệnh viện ở thành phố Faridabad, Haryana, Ấn Độ với tỷ lệ CPITN2 và CPITN 3 lần lượt là 97,25% và 2,75% [7], [13]. Sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu, là do sự khác nhau về các đặc điểm địa dư, văn hóa xã hội và trình độ học vấn của đối tượng tham gia và cách đánh giá chỉ số của tác giả. Nhưng nhìn chung, đa số các PNMT đều có nhu cầu cần các thông tin về hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc SKRM và lấy cao răng, mảng bám. Kết quả ở bảng 3.7, theo thời gian mang thai thì nhu cầu điều trị có sự khác biệt giữa các quý của thai kỳ (p<0,05). Ở mức CPITN 1 thì quý 1 có tỷ lệ là 11,1% đến quý 3 là 3,3%, còn mức CPITN 2 ở quý 1 là 88,9% đến quý 3 là 96,5%, mức CPITN 3 ở quý 1 là 0%, quý 2 là 3,8% và quý 3 là 2,3%. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các PNMT ở quý 1 của thai kỳ phần lớn do tác động của sự thay đổi trong sinh lý và sự phát triển của bào thai nên gây ra tình trạng ốm nghén hay nôn mửa, ảnh hưởng nhiều tới tình trạng VSRM làm tích tụ dần lượng cao răng mảng bám nhiều ở các giai đoạn thai kỳ tiếp theo làm tăng nhu cầu điều trị. 5. KẾT LUẬN 5.1. Về thực trạng bệnh nha chu - Tỷ lệ viêm nướu là 100%, trong đó viêm nướu nhẹ là 4,3% và viêm nướu trung bình là 95,7% và có 144 Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018 JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY sự khác biệt tỷ lệ mức độ viêm nướu theo giai đoạn thai kỳ (p<0,001). - Tỷ lệ viêm nha chu là 17,6% và không có sự khác biệt theo giai đoạn thai kỳ (p>0,05). - Trung bình các chỉ số GI và BOP có sự khác biệt theo giai đoạn thai kỳ (p<0,05) còn trung bình các chỉ số PD, OHI-S và PlI thì không có sự khác biệt (p>0,05). 5.2. Về kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng. - Tỷ lệ đối tượng không biết đến bệnh nha chu là 80,5%. - Tỷ lệ phụ nữ mang thai kiêng đánh răng sau sinh là 61,4%. - Tỷ lệ đối tượng đánh răng 1 lần/ngày: 7,1%; 2 lần/ngày: 70,5% và ≥ 3 lần/ngày: 22,4%; trong đó giá trị trung bình các chỉ số GI, PD, BOP, OHI-S và PlI tỷ lệ nghịch với số lần đánh răng (p<0,001). 5.3. Về nhu cầu điều trị bệnh nha chu - Tỷ lệ đối tượng tỷ lệ nhu cầu hướng dẫn VSRM kết hợp lấy cao răng, mảng bám và cạo láng gốc răng là 94,3%; tỷ lệ cần kết hợp thêm điều trị chuyên sâu là 2,4%. Tỷ lệ các mức nhu cầu điều trị bệnh nha chu (CPITN) theo giai đoạn thai kỳ có sự khác biệt (p<0,05). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Trần Bảo Châu và Ngô Thị Quỳnh Lan (2014), “Ảnh hưởng của nha chu đối với sinh non - sinh nhẹ cân một nghiên cứu bệnh chứng “, Nghiên cứu Y học - Y Học. TP Hồ Chí Minh, tr. 270-275. 2. Nguyễn Toại và các cộng sự (2014), “Nghiên cứu đặc điểm bệnh nha chu của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học, Khoa Răng Hàm Mặt,, Trường, Đại Học Y Dược Huế, tr. 36- 42. 3. Lê Bảo Trâm (2009), Khảo sát tình trạng bệnh quanh răng, kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu điều trị ở phụ nữ mang thai, Luận án bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Hà Nội. 4. Phan Thị Kim Tuyết (2007), Tình trạng nha chu của phụ nữ mang thai nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Cai Lậy -Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 5. Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt (2013), Các chỉ số đo lường sức khỏe răng miệng, Nha Khoa Cộng Đồng, Tập 1, Trường đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 6. Farah A Asa’ad , Ghousia Rahman, Noura Al Mahmoud, Ebtehaj Al Shamasi, (2015), “Periodontal disease awareness among pregnant women in the central and eastern regions of Saudi Arabia”, Journal of Investigative and Clinical Dentistry. 6, tr. 8-15. 7. Gunjan Satija , C M Marya, J Avinash, Ruchi Nagpal, Balpreet Kaur Saini, Rohtash Kapoor and Nandita, (2014), “Periodontal Health Status of Pregnant Women Attending Various Government Hospitals in Faridabad City, Haryana, India”, British Journal of Medicine & Medical Research. 4(15), tr. 2969-2982. 8. Laine AM (2002), “Effect of pregnancy on periodontal and dental health a review”, Acta Odontal Scand. 60, tr. 257 - 264 9. López NJ , Smith PC, Gutierrez J, (2002), “Periodontal therapy may reduce the risk of preterm low birth weight in women with periodontal disease: a randomized controlled trial”, J Periodontol. 73(8), tr. 911- 924. 10. Machuca G , Khoshfeiz O, Lacalle RJ, Machuca C, Bullon P (1999), “The influence of general health and sociocultural variables on the periodontal condition of pregnant women”, J Periodontol, Jul. 70(7), tr. 779 - 785. 11. Maximino González-Jaranay , Luís Téllez, Antonio Roa-López, Gerardo Gómez-Moreno, Gerardo Moreu, (2017), “Periodontal status during pregnancy and postpartum”, Plos One. 12(5). 12. Silness J , Loe H (1963), “Periodontal disease in pregnancy. II. Correlation between oral hygiene and periodontal condition”, Acta Odontologica Scandinavica. 22, tr. 121-135. 13. Sousa LLA , Cagnani A, Barros AMS, Zanin L, Flório FM, (2016), “Pregnant women’s oral health: knowledge, practices and their relationship with periodontal disease”, RGO - Revista Gaúcha de Odontologia. 64(2), tr. 154-163. 14. Taani DQ , Habashneh R, Hammad MM, Batieha A (2003), “The periodontal status of pregnant women and its relationship with sosio-demographic and clinical cariables”, J of Oral Rehabilitation. 30, tr. 440-445. 15. Tilakaratne A , Soory M, Ranasinghe AW and et L (2000), “Periodontal diseases status during pregnancy and 3 months post-partum in a rural population of Srilanka women”, J Clin Periondontol. 27, tr. 787 - 792.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_benh_nha_chu_kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_va_nhu_c.pdf
Tài liệu liên quan