Thực trạng bán thuốc kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, năm 2018

Tài liệu Thực trạng bán thuốc kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 38 THỰC TRẠNG BÁN THUỐC KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ EM TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN, NĂM 2018 Đào Thanh Liêm*, Trương Phi Hùng*, Tô Gia Kiên* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong đó, việc bán thuốc kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ tại các nhà thuốc là nguyên nhân hàng đầu. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhà thuốc bán thuốc kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ, và mô tả thực hành bán thuốc trong điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 63 nhà thuốc tư nhân trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Định vị GPS được dùng để xác định vị trí các nhà thuốc. Hai tình huống giả định gồm viêm họng và cảm lạnh ở trẻ em được sử dụng. Dữ kiện thu thập gồm vị trí nhà thuốc; đặc điểm của nhân viên nhà thuố...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng bán thuốc kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên, năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 38 THỰC TRẠNG BÁN THUỐC KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ EM TẠI HUYỆN PHÚ HÒA, TỈNH PHÚ YÊN, NĂM 2018 Đào Thanh Liêm*, Trương Phi Hùng*, Tô Gia Kiên* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Trong đó, việc bán thuốc kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ tại các nhà thuốc là nguyên nhân hàng đầu. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ nhà thuốc bán thuốc kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ, và mô tả thực hành bán thuốc trong điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 63 nhà thuốc tư nhân trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Định vị GPS được dùng để xác định vị trí các nhà thuốc. Hai tình huống giả định gồm viêm họng và cảm lạnh ở trẻ em được sử dụng. Dữ kiện thu thập gồm vị trí nhà thuốc; đặc điểm của nhân viên nhà thuốc như trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, nơi đào tạo chuyên môn, thời gian hành nghề; thực hành bán thuốc và loại thuốc kháng sinh. Kết quả: Tỉ lệ bán thuốc kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ là 93,7% trong trường hợp viêm họng và 88,9% trong trường hợp cảm lạnh. Amoxicillin là loại kháng sinh được bán nhiều nhất (23,7% và 25,0%). Tỉ lệ nhà thuốc để người mua tự quyết định liều dùng chiếm 44,4% và 50,8%. Kết luận: Đa số các nhà thuốc tư nhân chưa chấp hành các quy định của Bộ Y tế trong việc bán thuốc kháng sinh. Nghiên cứu mô tả tình hình bán thuốc kháng sinh không kê toa giúp đề xuất các biện pháp quản lí phù hợp. Từ khóa: viêm đường hô hấp trên, kháng sinh, nhà thuốc tư nhân, GPS, Epicollect5 ABSTRACT THE SITUATION OF SELLING ANTIBIOTICS FOR TREATING CHILDREN WITH UPPER RESPIRATORY INFECTIONS AT DRUGSTORES IN PHU HOA DISTRICT, PHU YEN PROVINCE, IN 2018 Dao Thanh Liem, Truong Phi Hung, To Gia Kien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 ‐ No 2‐ 2019: 38‐43 Background: World Health Organization grouped Vietnam into countries with the highest prevalence of antibiotic resistance. Selling antibiotics without prescription was the most leading cause. Objectives: This study determined the percentage of private drugstores selling antibiotics without prescriptions and described selling practice of druggists for treating children with upper respiratory infections. Method: A cross-sectional study was conducted on 63 private drugstores in Phu Hoa district, Phu Yen province. GPS navigation system was used to locate drugstores. Two role plays included a child having a sore throat and a cold. Data on locations, characteristics of druggists such as professional qualifications, licenses, training institutions, years of experiences, selling practice and types of antibiotics. Results: The percentage of drugstores selling antibiotics without prescription was 93.7% for a child with sorethroat and 88.9% for a child with a cold. Amoxicillin was the most selling antibiotic (23.7% and 25%). The percentage of drugstores asking a client for doses was 44.4% and 50.8%. *Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Đào Thanh Liêm ĐT: 0379898406 Email: thanhliem17894@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 39 Conclusion: Most of the drugstores did not fully follow the Ministry of Health’s regulations in selling antibiotics. The study described the situation of selling antibiotics without prescription that suggested properly managerial solutions. Keywords: upper respiratory infection, antibiotics, simulated client, private drugstores, GPS, Epicollect5 ĐẶT VẤN ĐỀ Đề kháng kháng sinh là vấn đề rất được quan tâm trên thế giới. Dự đoán tới năm 2050, GDP thế giới sẽ bị tiêu tốn một trăm nghìn tỉ USD, và có tới 10 triệu người chết mỗi năm do tình trạng kháng kháng sinh gây ra; đặc biệt, nơi chịu hậu quả nặng nề nhất là châu Á với 4,7 triệu người chết mỗi năm(9). Ở Việt Nam, theo báo cáo vào năm 2010, tình trạng kháng kháng sinh đã ở mức độ cao(14). Hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh(3). Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng, đang ở mức báo động(3). 88% kháng sinh ở thành thị và 91% kháng sinh ở nông thôn được bán tại các nhà thuốc tư nhân không có chỉ định của bác sĩ(7), đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng đề kháng kháng sinh cao trong cộng đồng(14). Ngày 21 tháng 6 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc” giai đoạn 2013‐2020(3), hiện tại đã hơn 4 năm từ khi bắt đầu, nhưng chưa có báo cáo về việc thực hiện đúng việc bán thuốc kháng sinh “an toàn và hợp lí” theo mục tiêu của kế hoạch hành động quốc gia. Nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, viêm họng và một số bệnh khác là lí do phổ biến nhất để tìm đến sự chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tại Việt Nam(13,15) chiếm tỉ lệ 20%(6). Đa số nhiễm trùng đường hô hấp trên là do siêu vi, lành tính và tự khỏi(8,15). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kháng sinh không có tác dụng, hoặc tác dụng rất khiêm tốn trong điều trị cảm lạnh và viêm họng(10,11,15,16), thậm chí còn có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể(10). Trong một nghiên cứu tại vùng nông thôn Trung Quốc vào năm 2015, có tới 55% cơ sở khám chữa bệnh bán kháng sinh cho bệnh cảm lạnh mặc dù 83% các bác sĩ tại đây đã được tập huấn về cách sử dụng kháng sinh(17). Tại vùng nông thôn Việt Nam, vẫn chưa có báo cáo nào về thực hành điều trị cảm lạnh và viêm họng tại trẻ em. Để có được dữ liệu về tình hình bán thuốc kháng sinh giúp cung cấp thông tin cho các nhà quản lí. Nghiên cứu “Thực trạng bán thuốc kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ em không có chỉ định của bác sĩ tại huyện phú hòa, tỉnh phú yên, năm 2018” được tiến hành sẽ cho cái nhìn chi tiết hơn về thực hành bán thuốc của các nhà thuốc tư nhân tại đây. Trong vấn đề điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em tại các nhà thuốc tư nhân, nghiên cứu sẽ thực hiện các mục tiêu: (1) xác định tỉ lệ nhà thuốc bán thuốc kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ; (2) xác định những loại kháng sinh nào được bán nhiều nhất; (3) mô tả thực hành bán thuốc của nhân viên nhà thuốc trong điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ em. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên những nhà thuốc tây tư nhân tại huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên từ tháng 4 năm 2018 đến tháng 7 năm 2018. Kỹ thuật chọn mẫu toàn bộ tất cả các nhà thuốc có đăng kí hoạt động với Phòng Y tế tới tháng 5 năm 2018. Những nhà thuốc không mở cửa và không tìm thấy trong thời gian nghiên cứu sẽ bị loại ra. Nghiên cứu viên (NCV) đánh dấu các nhà thuốc có trong danh sách do Phòng Y tế cung cấp lên bản đồ bằng hệ thống Epicollect5, sau đó xuất thông tin địa lí vào Google Map để thể hiện vị trí nhà thuốc trên bản đồ. NCV giả định 2 tình huống mua thuốc điều trị viêm đường hô hấp trên bao gồm viêm họng và cảm lạnh. NCV sẽ đóng vai người đến mua thuốc, ghi nhận lại thông tin bằng một bảng kiểm soạn sẵn. Các biến số thu thập gồm các đặc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 40 tính của nhân viên bán thuốc cho nghiên cứu viên như trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề, nơi đào tào chuyên môn, thời gian hành nghề. Các biến số về thực hành bán thuốc như hỏi thềm về triệu chứng, hỏi tiền sử dị ứng, hỏi tiền sử sử dụng thuốc, hỏi tiền sử bệnh, tư vấn nên đi khám bác sĩ, để người mua từ quyết định liều dùng, tư vấn cách sử dụng thuốc, tư vấn dinh dưỡng, tư vấn dấu hiệu cần đi khám bác sĩ, yêu cầu dùng đủ liều sẽ được thu thập bằng cách quan sát sau đó đánh dấu vào bảng kiểm soạn sẵn. Các biến số về thuốc mua được như kháng sinh, loại kháng sinh sẽ được thu thập sau khi phân tích thuốc được mua về. Tình huống 1 NCV mua thuốc cho người thân là em bé (4 tuổi, nam, 18 kg) bị viêm họng ngày thứ 2 với các triệu chứng: chảy nước mũi, ho khan, đau họng, đau đầu, sốt 380C. Tình huống 2 NCV mua thuốc cho người thân là em bé (4 tuổi, nam, 18 kg) bị cảm lạnh ngày thứ 3 với các triệu chứng: hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan, đau đầu, sốt 380C. Phân tích số liệu Thống kê mô tả sẽ được sử dụng để mô tả các biến số đặc điểm nhân viên nhà thuốc, đặc điểm thuốc kháng sinh và các tỉ lệ thực hành bán thuốc ở cả hai tình huống viêm họng và cảm lạnh. Xác định những yếu tố liên quan đến tỉ lệ nhà thuốc bán kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ bằng kiểm định chính xác Fisher đối với các biến số về trình độ chuyên môn (dược tá/dược sĩ trung cấp/khác), chứng chỉ hành nghề (có/không), nơi đào tạo chuyên môn (Cao đẳng Y tế Phú Yên/khác); sử dụng hồi quy poisson để phân tích mối liên quan giữa biến số phụ thuộc bán thuốc kháng sinh và biến số độc lập thời gian hành nghề. Đạo đức nghiên cứu Các thông tin nghiên cứu được bảo mật kĩ càng bằng cách đối tượng nghiên cứu sẽ được mã hóa bằng số như tên nhà thuốc, liều thuốc mua từ nhà thuốc. Tên người bán thuốc được giữ bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu được Hội Đồng Đạo Đức của khoa Y Tế Công Cộng Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh thông qua, mã số 18209‐ ĐHYD kí ngày 15/5/2018. KẾT QUẢ Theo danh sách đăng kí từ Phòng Y tế huyện Phú Hòa, có tổng cộng 73 nhà thuốc tư nhân. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu không thể tìm thấy 3 nhà thuốc, có 7 nhà thuốc không mở cửa trong thời gian nghiên cứu, còn lại 63 nhà thuốc được tiến hành nghiên cứu. Hình 1: Bản đồ phân bố các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên. Các kết quả của nghiên cứu được trình bày cụ thể lần lượt trong các bảng 1, 2, 3, 4. Bảng 1: Đặc tính của nhân viên nhà thuốc trong cả hai trường hợp viêm họng và cảm lạnh Đặc điểm Trường hợp viêm họng (n=63) Trường hợp cảm lạnh (n=63) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Trình độ người bán thuốc Dược tá 19 30,2 20 31,7 Dược sĩ trung cấp 31 49,2 32 50,8 Khác 13 14,6 11 17,5 Chứng chỉ hành nghề Có 51 81,0 53 84,1 Không 12 19,0 10 15,9 Nơi được đào tạo về chuyên môn Cao đẳng Y tế Phú Yên 49 77,7 50 79,3 Nơi khác 14 22,3 13 20,7 Thời gian hành nghề (năm) 7(5-10) a 7(4-10) a a: Trung vị (Khoảng tứ phân vị) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 41 Bảng 2: Đặc điểm thuốc kháng sinh được bán Đặc điểm Trường hợp viêm họng (n=63) Trường hợp cảm lạnh (n=63) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Kháng sinh Có 59 93,7 56 88,9 Không 4 6,3 7 11,1 Các loại thuốc kháng sinh Amoxicillin 14 23,7 14 25,0 Cefalexin 9 15,3 10 17,8 Cefadroxil 6 10,2 5 8,9 Cefuroxime 6 10,2 6 10,7 Cefixime 9 15,3 8 14,3 Khác 15 25,3 13 23,3 Bảng 3: Đặc điểm thực hành bán thuốc Các tỉ lệ về thực hành bán thuốc Trường hợp viêm họng (n=63) Trường hợp cảm lạnh (n=63) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) Hỏi triệu chứng bệnh 37 58,7 43 68,3 Hỏi tiền sử dị ứng 4 6,3 2 3,2 Hỏi tiền sử sử dụng 10 15,9 9 14,3 Các tỉ lệ về thực hành bán thuốc Trường hợp viêm họng (n=63) Trường hợp cảm lạnh (n=63) Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) thuốc Hỏi tiền sử bệnh 4 6,3 0 0 Tư vấn nên đi khám bác sĩ 1 1,6 0 0 Để người mua quyết định liều dùng 28 44,4 32 50,8 Tư vấn cách sử dụng thuốc 41 65,1 40 63,5 Tư vấn dinh dưỡng 6 9,5 12 19,0 Tư vấn dấu hiệu cần đi khám bác sĩ 8 12,7 5 7,9 Yêu cầu dùng đủ liều 6 9,5 3 4,8 Kiểm định chính xác Fisher cho thấy không có mối liên quan giữa trình đồ người bán thuốc, chứng chỉ hành nghề, nơi được đào tạo chuyên môn với bán thuốc kháng sinh. Hồi quy poisson cho thấy không có mối liên quan giữa thời gian hành nghề với bán thuốc kháng sinh (Bảng 4). Bảng 4: Mối liên quan giữa tỉ lệ bán thuốc kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ và các đặc điểm của nhân viên bán thuốc Đặc điểm Trường hợp viêm họng (n=63) Giá trị p Trường hợp cảm lạnh (n=63) Giá trị p Có kháng sinh (n=59, 93,7%) n% Không có kháng sinh (n=4, 6,3%) n% Có kháng sinh (n=56, 88,9%) n% Không có kháng sinh (n=7, 11,1%) n% Trình độ người bán thuốc Dược tá 19 (100,0) 0 (0,0) 0,431 a 19 ( 95,0) 1 (5,0) 0,582 a Dược sĩ trung cấp 27 (90,0) 3 (10,0) 26 (83,9) 5 (16,1) Khác 13 (92,9) 1 (7,1) 11 (91,7) 1 (8,3) Chứng chỉ hành nghề dược Có 48 (94.1) 3 (5,9) 1,000 a 47 (88,7) 6 (11,3) 1,000 a Không 11 (91.7) 1 (8,3) 9 (90,0) 1 (10,0) Nơi được đào tạo chuyên môn Cao đẳng y tế Phú Yên 45 (91,8) 4 (8,2) 0,567 a 44 (88,0) 6 (12,0) 1,000 a Khác 14 (100,0) 0 (0,0) 12 (92,3) 1 (7,7) Thời gian hành nghề 7 (5-12) c 6 (4,5-8) c 0,842 b 6,5 (4-12,5) c 7 (6-10) c 0,828 b a: Kiểm định chính xác Fisher, b: Hồi quy poisson BÀN LUẬN Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Phú Yên sử dụng định vị GPS để ghi nhận thông tin vị trí nhà thuốc và sử dụng phương pháp giả định tình huống để đánh giá thực trạng bán thuốc kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. So với các nước trên thế giới khi sử dụng tình huống giả định về nhiễm trùng đường hô hấp để khảo sát về kháng sinh, tỉ lệ bán thuốc kháng sinh là khá cao(5,19). Sự khác biệt xảy ra có thể giải thích do kiến thức và thái độ của nhân viên nhà thuốc đối với tình huống nhiễm trùng hô hấp tại các quốc gia là khác nhau. Theo Luật Dược năm 2016, điều 42 có quy định rõ rằng, các cơ sở bán lẻ thuốc chỉ được bán thuốc kê đơn khi có đơn thuốc(4), mà kháng sinh lại là thuốc kê đơn(4). Trong một nghiên cứu tại Hà Nội vào năm 2001, tỉ lệ bán thuốc kháng sinh không có Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 42 đơn của bác sĩ trong tình huống nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em là 83%(12), còn tại huyện Phú Hòa, con số này đều cao hơn trong cả hai tình huống viêm họng và cảm lạnh, thậm chí cao hơn 10% trong tình huống viêm họng (93,7%). Có thể nhận thấy, việc sử dụng kháng sinh trong cộng đồng vẫn chưa hợp lí, các nhà thuốc vẫn bán kháng sinh không cần đơn thuốc của bác sĩ cho dù đã triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc từ năm 2013(3). Thuốc kháng sinh phổ biến nhất là Amoxicillin trong hai tình huống viêm họng và cảm lạnh (23,7% và 25%). Theo các nghiên cứu sử dụng tình huống giả định tại Malaysia (năm 2014) và Libya (năm 2017), Amoxicillin cũng là kháng sinh được sử dụng nhiều nhất, tuy nhiên tại các nước này, Amoxicillin được sử dụng nhiều hơn với tỉ lệ 35% tại Malaysia(2) và 53,5% tại Libya(1). Sự khác biệt này có thể là vị sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu, trong các nghiên cứu tại Malaysia và Libya, ngoài đối tượng là nhà thuốc thì còn có các phòng khám đa khoa (nơi có bác sĩ chẩn đoán và kê đơn)(1,2). Trong một nghiên cứu sử dụng tình huống giả định bệnh tiêu chảy ở người lớn tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007, tỉ lệ khai thác thêm các triệu chứng bệnh tại quận 2, quận 5, quận Phú Nhuận lần lượt là 15,38%; 28,85% và 34,58%(18). Có thể thấy tỉ lệ khai thác thêm về triệu chứng trong nghiên cứu tại huyện Phú Hòa cao hơn từ 2‐3 lần. Tuy nhiên, cũng thật khó để so sánh hai nghiên cứu với nhau vì sự khác nhau trong tình huống giả định (tiêu chảy người lớn và viêm họng/cảm lạnh trẻ em), cần có thêm những nghiên cứu với tình huống giả định tương tự để so sánh. Đáng chú ý, 44,4% nhà thuốc trong tình huống viêm họng và 50,8% nhà thuốc trong tình huống cảm lạnh cho người mua tự quyết định cho bé dùng bao nhiêu liều thuốc với các câu hỏi mà nhân viên hay hỏi NCV thường gặp như “muốn cho bé uống mấy ngày?”, “muốn cho bé uống mấy liều?”. Giải thích cho điều này có thể là do nhân viên nhà thuốc muốn cho người mua tự điều chỉnh theo khả năng tài chính của bản thân mình, tuy nhiên điều này là rất nguy hiểm. Để người mua, những người không am hiểu về thuốc, tự quyết định liều dùng có thể dẫn tới việc điều trị không hiệu quả, còn có thể gây ra việc đề kháng kháng sinh do không đủ liều lượng yêu cầu, nói cách khác, nhân viên bán thuốc phải là người quyết định cho người mua sử dụng thuốc bao nhiêu liều. Trong nghiên cứu này, các đặc điểm của nhân viên như trình độ, có chứng chỉ hành nghề, nơi đào tạo, thời gian hành nghề đã được xác định là không có mối liên quan đối với việc thực hành bán kháng sinh điều trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ em không có chỉ định của bác sĩ tại các nhà thuốc tư nhân. Có thể kết luận rằng, đa số các nhân viên bán thuốc tại các nhà thuốc còn chưa chấp hành đầy đủ các quy định của Bộ Y tế trong việc bán thuốc kháng sinh và trong quá trình thực hành bán thuốc. Do đó, cần cải thiện và nâng cao thực hành bán thuốc của các nhân viên tại các nhà thuốc, song song với yêu cầu tự giác tuân thủ quy định của Bộ Y tế trong việc bán thuốc kháng sinh. Kết quả nghiên cứu này cung cấp số liệu cần thiết giúp cho các cơ quan chức năng đánh giá thực trạng bán thuốc kháng sinh từ đó đề ra biện pháp quản lí tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmed EA, Ahmed NA (2017). “Antibiotic prescribing for upper respiratory tract infections by Libyan community pharmacists and medical practitioners: An observational study”. Libyan journal of Medical Sciences, 1 (2): 31‐35. 2. Alamin H, Mohamed I (2014). “Antibiotics Dispensing for URTIs by Community Pharmacists (CPs) and General Medical Practitioners in Penang, Malaysia: A Comparative Study using Simulated Patients (SPs)”. Journal of Clinical & Diagnostic Research, 8 (1): 119‐123. 3. Bộ Y tế (2013). “Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc, Quyết định số 708/QĐ‐BYT ngày 02 tháng 3 năm 2015”, tr.15‐16. 4. Bộ Y Tế (2016). “Luật Dược 2016”, Hà Nội, tr.17‐18. 5. Chang J, Ye D, Lv B, Jiang M (2015). “Sale of antibiotics without a prescription at community pharmacies in urban China: a multicentre cross‐sectional survey”. Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 72 (4): 1235‐1242. 6. Committee for Population, Family and Children (2003). “Vietnam Demographic and Health Survey 200”, Hanoi, pp.96‐97. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 43 7. Do TN, Nguyen KC, Nguyen PH, Nguyen QH, Nguyen TN (2014). “Antibiotic sales in rural and urban pharmacies in northern Vietnam: an observational study”. BMC Pharmacol Toxicol, 15 (6): 50. 8. Hersh AL, Jackson MA, Hicks LA (2013). “Principles of judicious antibiotic prescribing for upper respiratory tract infections in pediatrics”. Pediatrics, 132 (6): 1146‐54. 9. Jim O (2014). “The Review on Antimicrobial Resistance: Tackling a crisis for the health and wealth of nations”. The UK Prime Minister, pp.13. 10. Kenealy T, Arroll B (2013) “Antibiotics for the common cold and acute purulent rhinitis”. Cochrane Database Systematic Review, 6:CD000247. 11. Nguyen GJ, Tan S, Vu AN, Del MCB (2015). “Antibiotics for preventing recurrent sore throat”. Cochrane Database Systematic Review, 14(7): CD008911. 12. Nguyen KC, Mattias L, Torkel F (2001). "Management of childhood acute respiratory infections at private pharmacies in Vietnam". Sage journals, 35 (10): 1283‐1288. 13. Nguyen QH, Mattias L, Nguyen KC, Bo E, Nguyen VT (2009). “Antibiotics and paediatric acute respiratory infections in rural Vietnam: health‐care providers’ knowledge, practical competence and reported practice”. Tropical Medicine & International Health, 14 (5): 16. 14. Nhóm nghiên cứu Quốc gia của Việt nam‐ GARP (2010) “Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh”. CDDEP 15. Phạm Thị Minh Hồng (2006). “Viêm hô hấp trên”. In: Hoàng Trọng Kim. Nhi Khoa Chương trình Đại học, Tập 1, tr.306‐315. Nhà xuất bản Y học, thành phố Hồ Chí Minh. 16. Spinks A, Glasziou PP, Del MCB (2013) “Antibiotics for sore throat”. Cochrane Database Systematic Review, 11: CD000023. 17. Sun Q, Dyar OJ, Zhao L, Tomson G, Nilsson LE, Grape M, Song Y, Yan L, Lundborg CS (2015). “Overuse of antibiotics for the common cold ‐ attitudes and behaviors among doctors in rural areas of Shandong Province‐ China”. BMC Pharmacology and Toxicology, 16(6): 10.1186/s40360‐015‐0009‐x. 18. Vương Thuận An, Trần Thiện Thuần (2007). “Thực hành bán thuốc điều trị tiêu chảy tại các nhà thuốc tây tư nhân TP.HCM năm 2007”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 12 (1): 43‐48. 19. Woranuch S, Virasakdi C, Sanguan L, Payom W (2010). “Client and pharmacist factors affecting practice in the management of upper respiratory tract infection presented in community pharmacies: a simulated client study”. International Journal of Pharmacy Practice, 16 (4): 10‐12. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_ban_thuoc_khang_sinh_dieu_tri_viem_duong_ho_hap_t.pdf
Tài liệu liên quan