Thực tiễn hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Trung Quốc

Tài liệu Thực tiễn hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Trung Quốc: Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 30 THỰC TIỄN HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TRUNG QUỐC CHEN WEIZUO Giảng viên Đại học Luật Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc Trong thực tiễn tư pháp quốc tế về hôn nhân gia đình ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hôn nhân có yếu tố nước ngoài có thể có những trường hợp như sau: kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại Trung Quốc, kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký tại Trung Quốc, và kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký tại nước ngoài. Các quy định pháp luật Trung Quốc liên quan đến vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài tập trung chủ yếu ở các văn bản sau: "Một số quy định về đăng ký kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài" ban hành ngày 17 tháng 8 năm 1983; "Một số quy định về thẩm quyền giải quyết các vấn đề kết hôn giữa người Trung Quốc ở nước ngoài của các Đại sứ quán và cơ quan ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực tiễn hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 30 THỰC TIỄN HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TRUNG QUỐC CHEN WEIZUO Giảng viên Đại học Luật Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc Trong thực tiễn tư pháp quốc tế về hôn nhân gia đình ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hôn nhân có yếu tố nước ngoài có thể có những trường hợp như sau: kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại Trung Quốc, kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài được đăng ký tại nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký tại Trung Quốc, và kết hôn giữa người nước ngoài với nhau đăng ký tại nước ngoài. Các quy định pháp luật Trung Quốc liên quan đến vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài tập trung chủ yếu ở các văn bản sau: "Một số quy định về đăng ký kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài" ban hành ngày 17 tháng 8 năm 1983; "Một số quy định về thẩm quyền giải quyết các vấn đề kết hôn giữa người Trung Quốc ở nước ngoài của các Đại sứ quán và cơ quan lãnh sự Trung Quốc ở nước ngoài" do Bộ ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp, Văn phòng người Trung Quốc ở nước ngoài thuộc Hội đồng nhà nước ban hành ngày 28 tháng 11 năm 1983; «Công văn về việc giải quyết một số vấn đề có yếu tố nước ngoài trong việc giải quyết đăng ký kết hôn giữa người Trung Quốc hải ngoại" ngày 9 tháng 12 năm 1983 của Bộ Hành chính tư pháp; và "Những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa", ban hành ngày 12 tháng 4 năm 1986. Nguyên tắc xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế của Trung Quốc liên quan đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài rất đơn giản: theo quy định tại điều 147, "Những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" ngày 12 tháng 4 năm 1986, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1987, việc kết hôn giữa công dân Trung Quốc với người nước ngoài chịu sự điều chỉnh của luật của nước nơi đăng ký kết hôn. (lex loci celebrationis). Nguyên tắc xung đột pháp luật trên đây không phân biệt giữa điều kiện về nội dung với điều kiện về hình thức. Nhưng theo ý kiến chung của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, cần xem xét đến cả điều kiện về nội dung lẫn điều kiện về hình thức3. 1. Việc kết hôn giữa công dân Trung Quốc với người nước ngoài nếu được đăng ký tại Trung Quốc thì áp dụng theo luật Trung Quốc (Điều 147, Những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). George là một người Anh sinh năm 1982, đến Trung Quốc vào năm 2000 để học đại học tại Bắc Kinh. George gặp gỡ và yêu cô Tống. Năm 2002, cô Tống tìm được việc làm trong một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hai người quyết định kết hôn với nhau. Họ tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn tại phường nơi cô Tống cư trú. Đây là một trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài giữa một phụ nữ Trung Quốc và một người đàn ông Anh, được đăng ký tại Trung Quốc. Như vậy, luật Trung Quốc là luật áp dụng, bởi vì đây là luật của nơi đăng ký kết hôn. Theo điều 6 khoản 1 Luật hôn nhân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 10 tháng 9 năm 1980 (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 28 tháng 4 năm 2001), tuổi kết hôn được quy định là từ đủ 22 tuổi đối với nam, và từ đủ 20 tuổi đối với nữ. Vì đến năm 2002, 3 Xem Huang Jin, «Guoji sifa»(Tư pháp quốc tế ), Law Press China, 1999, p. 474. Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 31 Geroge mới 20 tuổi cho nên anh ta không đáp ứng điều kiện về tuổi kết hôn theo luật hôn nhân của Trung Quốc. Do đó, đơn xin đăng ký kết hôn của anh George và cô Tống đã bị từ chối4. Về nguyên tắc, pháp luật Trung Quốc cho phép việc kết hôn trên lãnh thổ Trung Quốc giữa công dân Trung Quốc và người nước ngoài. Tuy nhiên, quân nhân đang tại ngũ, người làm trong ngành ngoại giao, cảnh sát, người làm những công việc bí mật và những người được biết đến bí mật Nhà nước thì không được phép kết hôn với người nước ngoài. Về hình thức kết hôn theo pháp luật Trung Quốc, đó là hình thức đăng ký dân sự theo thủ tục đăng ký hộ tịch thông thường. Ngoài ra còn có một số quy định đặc biệt đối với việc đăng ký kết hôn giữa công dân Trung Quốc và người nước ngoài: thứ nhất, việc đăng ký phải được tiến hành tại cơ quan hành chính cấp tỉnh, vùng tự trị hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự là người Trung Quốc có hộ khẩu thường trú; thứ hai, người nước ngoài phải trình hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh về nhân thân và quốc tịch, giấy phép cư trú do cơ quan công an cấp, bản sao công chứng giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân do Bộ ngoại giao của nước mà người đó có quốc tịch cấp. Giấy chứng nhận này cũng có thể do Đại sứ quán hoặc cơ quan lãnh sự của nước đó tại Trung Quốc cấp. Đối với kiều dân nước ngoài sinh sống tại Trung Quốc, có thể phải nộp thêm giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã hoặc đơn vị nơi người đó làm việc.5. 2. Việc kết hôn giữa công dân Trung Quốc và người nước ngoài tại nước ngoài thực hiện theo luật nước ngoài về đăng ký kết hôn (Đ.147, Những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Ví dụ nếu một người Trung Quốc kết hôn với một người Việt Nam tại Việt Nam thì áp dụng theo luật Việt Nam. Việc kết hôn này sẽ được công nhận tại Trung Quốc. 3. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thuộc các quốc tịch khác nhau nếu đăng ký tại Trung Quốc thì thực hiện theo luật Trung Quốc - ví dụ kết hôn giữa một người Pháp và một người Việt Nam đăng ký tại Trung Quốc (Đ.147, Những nguyên tắc chung về pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Theo «Công văn về việc giải quyết một số vấn đề có yếu tố nước ngoài trong việc giải quyết đăng ký kết hôn giữa người Trung Quốc hải ngoại" ngày 9 tháng 12 năm 1983 của Bộ hành chính tư pháp, nếu hai người muốn đăng ký kết hôn với nhau đều là người nước ngoài đang làm việc tại Trung Quốc, hoặc một bên là người nước ngoài làm việc tại Trung Quốc còn bên kia tạm trú tại Trung Quốc, và nếu họ có đầy đủ giấy chứng nhận theo quy định tại "Một số quy định về đăng ký kết hôn giữa người Trung Quốc và người nước ngoài" năm 1983 thì việc đăng ký kết hôn của họ sẽ được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 10 tháng 9 năm 1980 (sửa đổi, bổ sung ngày 28 tháng 4 năm 2001). Để đảm bảo hiệu lực của việc đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc có thể yêu cầu cặp vợ chồng người nước ngoài đó cung cấp thông tin về các quy định pháp luật của nước họ liên quan đến việc công nhận hiệu lực của đăng ký kết hôn tại nước ngoài. 4. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài có quốc tịch khác nhau nếu đăng ký tại nước ngoài thì tuân thủ theo luật của nước nơi đăng ký kết hôn (Đ. 147, Những nguyên tắc chung vầ pháp luật dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa). Ví dụ việc kết hôn giữa một người Đức và một người Việt Nam được đăng ký tại Lào thì áp dụng pháp luật Lào, và cuộc hôn nhân đó sẽ được công nhận tại Trung Quốc. 4 Xem Xiao Yongping, «Guoji sifa» (Tư pháp quốc tế), Law Press China, 2003, tr. 216-217. 5 Xem Huang Jin, «Guoji sifa»(Tư pháp quốc tế), Law Press China, 2000, tr. 117-118. Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 32 PHIÊN THẢO LUẬN Ông Bernard Audit Theo quy định của pháp luật Việt Nam, liệu có thể yêu cầu hủy hôn nhân vì lý do kinh tế hoặc những ràng buộc gia đình không? Ông Nguyễn Quốc Cường6 Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, việc hủy hôn nhân được thực hiện nếu mục đích kết hôn không đúng hoặc vi phạm về điều kiện kết hôn. Tuy nhiên, đó chỉ là quy định về mặt lý thuyết. Trên thực tế, việc xác định các trường hợp này rất khó khăn, đặc biệt là trong quá trình phỏng vấn người nước ngoài hoặc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Hơn nữa, nếu trong quá trình phỏng vấn hoặc sau khi có quyết định đăng ký kết hôn, cơ quan chức năng phát hiện kết hôn là nhằm mục đích kinh tế thì việc hủy hôn nhân trong trường hợp này cũng chưa được nêu cụ thể trong Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam. Luật này chỉ chủ yếu quy định việc hủy hôn nhân trong trường hợp hôn nhân cưỡng ép hoặc vi phạm điều kiện cấm kết hôn. Ông Bernard Audit Ở Pháp, chúng tôi cũng gặp phải những vấn đề tương tự, tuy nhiên trong một bối cảnh có hơi khác một chút. Đó là trường hợp những cô gái trẻ đến từ các nước Bắc Phi hoặc từ các nước Hồi giáo bị gia đình ép kết hôn với những người họ hàng hoặc những người đồng hương mà họ không hề quen biết. Trước tình hình đó, chúng tôi đang soạn thảo một đạo luật trong đó quy định tăng tuổi kết hôn lên. Hiện tại, đó là biện pháp duy nhất. Với biện pháp này, chúng tôi hy vọng rằng, ở một độ tuổi lớn hơn, các cô gái sẽ có khả năng phản kháng mạnh mẽ hơn. Bởi vì hiện nay, theo luật nhân thân, các cô gái được phép kết hôn rất sớm, đôi khi chỉ ở độ tuổi 13 hoặc 14. Với việc quy định thống nhất độ tuổi kết hôn là 18, chúng tôi hy vọng rằng các cô gái trẻ nếu được lớn lên ở Pháp sẽ có khả năng phản kháng lại quyết định của cha mẹ. Ông Koeut Rith7 Ông có thể trình bày một cách cụ thể hơn về những trường hợp kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài, cụ thể là những trường hợp kết hôn giữa người Việt Nam và người Đài Loan không? Theo quan điểm của tôi, đây không chỉ là một vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế mà còn là một vấn đề hình sự, liên quan đến những đường dây buôn bán phụ nữ. Liệu các bạn đã có con số thống kê cụ thể về các trường hợp kết hôn giữa người Việt Nam và người Đài Loan nhưng mục đích chính là buôn bán phụ nữ chưa? Như các bạn đã trình bày, ở Việt Nam, luật áp dụng là luật nhân thân. Do đó, nếu một phụ nữ Việt Nam kết hôn với một người nước ngoài mà luật nhân thân của người đàn ông nước ngoài đó công nhận chế độ đa thê thì Việt Nam có chấp nhận trường hợp kết hôn đó không? 6 Phó Vụ trưởng, Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp 7 Giảng viên, Trường Đại học Luật và Khoa học kinh tế Hoàng gia Cam-pu-chia Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 33 Ông Nguyễn Quốc Cường Những năm qua, Việt Nam đã ghi nhận một số trường hợp kết hôn nhằm mục đích buôn bán phụ nữ và đã thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về những trường hợp này. Đồng thời, chúng tôi cũng đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này có sự tham gia của nhiều cơ quan hữu quan. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã có những chỉ đạo đối với các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là cơ quan công an để có biện pháp ngăn chặn tình trạng này. Về câu hỏi liên quan đến việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài theo chế độ đa thê, ví dụ công dân các nước Hồi giáo, dưới góc độ của một nhà thực tiễn, tôi chắc chắn rằng Việt Nam không công nhận kết hôn tổ chức tại nước ngoài nếu phụ nữ Việt Nam là vợ hai, vợ ba của người nước ngoài. Vì nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam là nguyên tắc "một vợ, một chồng". Đại biểu Việt Nam có công nhận việc kết hôn giữa những người nước ngoài tiến hành tại Việt Nam không (ví dụ việc kết hôn giữa hai người Ca-na-đa)? Nếu có, thủ tục tiến hành như thế nào? Ông Nguyễn Quốc Cường Nghị định 83 của Chính phủ Việt Nam về Đăng ký hộ tịch có dành một Chương về Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Nghị định 68/CP cũng quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài. Theo hai Nghị định này, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, cùng quốc tịch hoặc khác quốc tịch, nếu có nguyện vọng kết hôn tại Việt Nam và đủ điều kiện đăng ký theo quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình thì được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Qua bài tham luận của bà Nguyễn Nguyệt Huệ, chúng ta được biết trong thời gian qua, ở TP HCM có 3 trường hợp đăng ký kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam. Ông Bernard Audit Như vậy, quy phạm xung đột của các bạn cũng giống với quy phạm Trung Quốc, tức là trong những trường hợp này áp dụng luật nơi tiến hành kết hôn. Đại biểu Tôi xin bình luận câu trả lời của ông Nguyễn Quốc Cường về chế độ đa thê. Theo tôi, Tòa án Việt Nam áp dụng quy định về trật tự công cộng tương đối cứng nhắc so với các nước khác. Trên bình diện quốc tế, tồn tại hai loại quan niệm về trật tự công cộng: trật tự công cộng quốc tế và trật tự công cộng quốc gia. Việc áp dụng cứng nhắc quy định về trật tự công cộng rất dễ dẫn đến tình trạng không công bằng. Bởi vì đúng là trật tự công cộng có mặt tích cực của nó nhưng cũng không tránh khỏi một số hạn chế. Ví dụ: Trong trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với công dân Ả rập, tức công dân của một nước công nhận chế độ đa thê và công dân Việt Nam là người vợ thứ hai, khi người này trở về Việt Nam yêu cầu công nhận quyền cấp dưỡng đối với con cái thì tôi chắc chắn rằng Tòa án Việt Nam sẽ không công nhận. Đây là một thiệt thòi lớn đối với người phụ nữ Việt Nam và con cái họ. Trên đây chỉ là ví dụ rất nhỏ, trên thực tế còn rất nhiều các trường hợp khác. Tôi đã có dịp tìm hiểu pháp luật của Pháp và thấy rằng pháp luật Pháp áp dụng khái niệm trật Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 34 tự công cộng rất linh hoạt trong việc công nhận và cho thi hành quyết định của Tòa án hoặc trọng tài nước ngoài. Nhân đây, tôi xin đề xuất với ông Cường nói riêng và các nhà lập pháp Việt Nam nói chung rằng chúng ta nên quy định làm sao để có thể áp dụng linh hoạt hơn về trật tự công cộng nhằm đảm bảo tính công bằng. Ông Bernard Audit Những nhận xét của ông hết sức quan trọng. Trong trường hợp đa thê, rõ ràng chúng ta không thể nói rằng vì chế độ đa thê trái với trật tự công cộng nên mọi vấn đề liên quan đến trường hợp kết hôn theo chế độ đa thê đều không được công nhận. Bởi vì chúng ta cần phải xem xét vấn đề liên quan trong những điều kiện cụ thể của nó. Ví dụ, việc kết hôn theo chế độ đa thê được tiến hành cách đây nhiều năm ở nước ngoài và hiện nay, vấn đề phức tạp liên quan đến trường hợp kết hôn này nảy sinh ở một đất nước khác, ở đó không công nhận chế độ đa thê vì cho rằng nó trái với trật tự công cộng (ví dụ như Việt Nam). Kinh nghiệm chỉ ra rằng, người yêu cầu hủy bỏ hôn nhân thường là người chồng và động cơ là muốn rũ bỏ trách nhiệm với người vợ chứ không phải vì lý do đạo đức. Ví dụ, trong trường hợp người vợ bị bỏ rơi yêu cầu người chồng phải có trách nhiệm cấp dưỡng. Chính vì vậy, án lệ của Pháp đã đưa vào lĩnh vực trật tự công cộng một khái niệm mới đó là khái niệm "các tình tiết giảm nhẹ". Tức là, về nguyên tắc, không thể tiến hành kết hôn theo chế độ đa thê tại Pháp. Tuy nhiên, Pháp cũng không từ chối một cách cứng nhắc tất cả những hệ quả pháp lý của việc kết hôn theo chế độ đa thê đã được tiến hành ở nước ngoài. Ông Nguyễn Quốc Cường Tôi hoàn toàn chia sẻ quan điểm của đại biểu về tính cần thiết phải áp dụng linh hoạt khái niệm trật tự công. Tuy nhiên, câu trả lời của tôi trước bạn đồng nghiệp Cam-pu- chia là về pháp luật hiện tại của Việt Nam, còn hướng tới tương lai thì tôi nhất trí rằng chúng ta phải nghiên cứu thêm. Lưu ý rằng không nhất thiết phải xác định được quan hệ vợ chồng thì mới giải quyết được các quan hệ khác. Trong trường hợp mà đại biểu đặt ra, quan hệ cấp dưỡng của người cha đối với con cái vẫn được bảo đảm bởi quy định về con ngoài giá thú. Do pháp luật Việt Nam công nhận quyền làm cha đối với con ngoài giá thú, nên tôi nghĩ rằng vấn đề liên quan đến quyền cấp dưỡng không gặp khó khăn gì.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_8304_2207339.pdf
Tài liệu liên quan