Tài liệu Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tại cấp địa phương: Thực hiện
Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với BĐKH
tại cấp địa phương
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hội thảo Quốc gia tại Việt Nam:
Mạng lưới các Thành phố Châu Á có Khả năng Chống chịu với Biến đổi Khí hậu (ACCCRN)
Hà Nội, 18-10-2011
Trương Đức Trí
Phó Cục trưởng
Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nội dung
• Các nhiệm vụ của NTPRCC
• Kết quả thực hiện năm 2010 – 2011
• Dự kiến kế hoạch năm 2012
• Thực trạng trong thực hiện NTPRCC tại địa phương
• Đề xuất – kiến nghị
Các nhiệm vụ củaNTPRCC
• 1. Đánh giá mức độ biến đổi khí hậu (BĐKH), xây dựng các kịch bản biến
đổi khí hậu và nước biển dâng;
• 2. Xây dựng và triển khai chương trình khoa học cộng nghệ về BĐKH;
• 3. Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH;
• 4. Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực;
• 5. Tăng cường năng lực hợp tác quốc tế;
• 6. Xây dựng bộ khung tiêu chuẩn tích hợp các vấn đề về BĐKH trong xây
dựng và thực hiện các đề án, dự án...
17 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tại cấp địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện
Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với BĐKH
tại cấp địa phương
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hội thảo Quốc gia tại Việt Nam:
Mạng lưới các Thành phố Châu Á có Khả năng Chống chịu với Biến đổi Khí hậu (ACCCRN)
Hà Nội, 18-10-2011
Trương Đức Trí
Phó Cục trưởng
Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nội dung
• Các nhiệm vụ của NTPRCC
• Kết quả thực hiện năm 2010 – 2011
• Dự kiến kế hoạch năm 2012
• Thực trạng trong thực hiện NTPRCC tại địa phương
• Đề xuất – kiến nghị
Các nhiệm vụ củaNTPRCC
• 1. Đánh giá mức độ biến đổi khí hậu (BĐKH), xây dựng các kịch bản biến
đổi khí hậu và nước biển dâng;
• 2. Xây dựng và triển khai chương trình khoa học cộng nghệ về BĐKH;
• 3. Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH;
• 4. Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực;
• 5. Tăng cường năng lực hợp tác quốc tế;
• 6. Xây dựng bộ khung tiêu chuẩn tích hợp các vấn đề về BĐKH trong xây
dựng và thực hiện các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội;
• 7. Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
Các nhiệm vụ củaNTPRCC
• Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục các chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 tại Quyết định số
2331/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2010;
• Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH gói gọn lại
còn 5 nhóm nhiệm vụ;
• 1. Đánh giá mức độ BĐKH, xây dựng các kịch bản BĐKH và nước biển
dâng;
• 2. Xây dựng và triển khai chương trình khoa học cộng nghệ về BĐKH;
• 3. Tăng cường năng lực cho các hoạt động liên ngành về BĐKH;
• 4. Nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực;
• 5. Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
Kết quả thực hiện năm 2010 – 2011
Năm 2010
• Khởi động Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH
(Chương trình),
• Nhà nước đã giao kinh phí cho các Bộ và các địa phương (Cơ
quan thực hiện Chương trình) chủ yếu để thực nhiện các nhiệm
vụ:
• Đánh giá mức độ, xây dựng kịch bản BĐKH và nước biển dâng,
• Nâng cao nhận thức,
• Đánh giá tác động và
• Xây dựng Kế hoạch hành động của các cơ quan thực hiện Chương trình.
Kết quả thực hiện năm 2010 – 2011
1. Đánh giá mức độ BĐKH, xây dựng các kịch bản BĐKH và nước biển
dâng
• Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) đã cập nhật và sẽ công bố các kịch bản
BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam.
• Một số Bộ chủ đạo thực hiện Chương trình (Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công thương) đã rà soát, điều chỉnh các
quy hoạch phát triển cho phù hợp với điều kiện BĐKH.
2. Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BĐKH
• Bộ TNMT đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn và xác định được
danh mục các đề tài ưu tiên cấp bách để triển khai nghiên cứu.
• Quy chế tổ chức quản lý hoạt động và Quy chế quản lý tài chính đối với Chương
trình khoa học và công nghệ về BĐKH cũng đang được xây dựng.
Kết quả thực hiện năm 2010 – 2011
3. Tăng cường năng lực cho các hoạt động liên ngành về BĐKH”
• a. Các nhiệm vụ xây dựng cơ sở pháp lý:
• - Bộ TNMT đã phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng Nghị
quyết của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về
BĐKH;
• - Bộ cũng đã xây dựng, hoàn thiện các tài liệu:
• (1) Chiến lược quốc gia về BĐKH;
• (2) Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho các Bộ, ngành,
địa phương;
• (3) Bản đồ phân vùng lũ quét và hệ thống thí điểm cảnh báo lũ quét một số khu vực có nguy
cơ xảy ra lũ quét cao;
• (4) Mô hình số độ cao khu vực đồng bằng và ven biển;
• (5) Mạng lưới giám sát BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam.
Kết quả thực hiện năm 2010 – 2011
3. Tăng cường năng lực cho các hoạt động liên ngành về BĐKH”
• b. Nhiệm vụ đàm phán và vận động tài trợ quốc tế:
• Về đàm phán quốc tế:
• Nâng cao vai trò của Việt Nam trong công tác ứng phó với BĐKH đối với
cộng đồng quốc tế, góp phần gia tăng lợi ích chính trị, ngoại giao và phát
triển kinh tế - xã hội,
• Bộ TNMT đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan tích
cực tham gia vào các vòng đàm phán và hội nghị quốc tế về BĐKH.
• Kể từ COP13 đến nay, đoàn đàm phán của Việt Nam thường có lãnh đạo
cấp cao của Chính phủ tham gia.
Kết quả thực hiện năm 2010 – 2011
3. Tăng cường năng lực cho các hoạt động liên ngành về BĐKH”
• b. Nhiệm vụ đàm phán và vận động tài trợ quốc tế:
• Về vận động tài trợ quốc tế:
• Chương trình Thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH ở Việt Nam do Chính phủ
Đan Mạch viện trợ không hoàn lại với số tiền tương đương 40 triệu USD;
• Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (Chương trình SP-RCC) do Chính phủ
Nhật Bản và Cộng hòa Pháp cho vay với lãi suất ưu đãi (đợt 1 số tiền tương đương
138 triệu USD);
• Chương trình thích ứng với BĐKH và quản lý nước khu vực đồng bằng sông Cửu
Long theo Thỏa thuận đối tác chiến lược giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hà
Lan về thích ứng với BĐKH và quản lý nước;
• Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy
thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng
(REDD+) của Liên Hợp quốc. Hiện nay Việt Nam đang triển khai giai đọan I của
Chương trình. Giai đoạn II, Chính phủ Na Uy đã cam kết viện trợ không hoàn lại
khoảng 100 triệu đô la Mỹ.
Kết quả thực hiện năm 2010 – 2011
4. Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực
• Chương trình đã tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí nhằm tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về BĐKH tới toàn bộ cộng đồng.
• Triển khai nhiều hoạt động truyền thông đến từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể.
• Đến nay, nhận thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội về BĐKH
đã được nâng lên rõ rệt.
5. Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
• Thực hiện nhiệm vụ chính trong giai đoạn khởi động của Chương trình, đến nay, đã
có 06/11 Bộ xây dựng xong Kế hoạch hành động gồm: Công Thương, Giao thông vận
tải, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các Bộ còn lại đã dự thảo và đang xin ý kiến các cơ quan liên
quan để ban hành.
• Tại các địa phương (chủ yếu là các địa phương ven biển) cũng đã có 10 địa phương
xây dựng xong Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
Dự kiến kế hoạch năm 2012
Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BĐKH
• Tập trung vào các nội dung nghiên cứu về:
• Cơ sở khoa học, đánh giá thực trạng và mức độ của BĐKH ở Việt Nam;
• Tính dễ tổn thương và các giải pháp thích ứng với BĐKH;
• Công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo;
• Tích hợp vấn đề BĐKH vào các cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội và định
hướng công nghệ.
Tăng cường năng lực cho các hoạt động liên ngành về BĐKH
• Xây dựng Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về
BĐKH.
• Xây dựng, hoàn thiện Bộ khung tiêu chuẩn tích hợp vấn đề BĐKH trong xây dựng và
thực hiện các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.
• Xây dựng bản đồ phân vùng lũ quét và hệ thống thí điểm cảnh báo lũ quét một số khu
vực có nguy cơ xảy ra lũ quét cao;
• Xây dựng mô hình số độ cao khu vực đồng bằng và ven biển;
• Xây dựng mạng lưới giám sát BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam.
Dự kiến kế hoạch năm 2012
• Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực
• Xác định là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, Chương trình tiếp tục tiến hành
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm
cho toàn xã hội về BĐKH;
• Triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
trình độ cao về BĐKH, đồng thời đưa nội dung BĐKH vào chương trình giáo
dục các cấp.
• Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
• Đây là nhóm nhiệm vụ mang tính chiến lược của Chương trình, vì vậy trong
năm tới Chương trình sẽ đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện Kế hoạch
hành động ở các cơ quan thực hiện Chương trình.
• Tập trung có trọng điểm triển khai các dự án thí điểm ứng phó với BĐKH, ưu
tiên các dự án “không hối tiếc” và “không thể trì hoãn”.
Thực trạng thực hiện NTPRCC tại địa phương
• a. Về Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH:
• Đến thời điểm này, một số cơ quan thực hiện Chương trình còn chưa xây
dựng và ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
• Nguyên nhân: Do BĐKH là vấn đề mới, phức tạp, chưa có đầy đủ thông
tin, dữ liệu và phương pháp luận nên chưa đánh giá ngay được đầy đủ và
toàn diện đối với từng ngành, khu vực. Bên cạnh đó nhận thức của các cấp
lãnh đạo ở một số địa phương còn chưa đầy đủ, chưa có sự tham gia đồng
bộ của các cấp, các ngành.
Thực trạng thực hiện NTPRCC tại địa phương
• b. Về danh mục các nhiệm vụ, dự án ưu tiên nhằm ứng phó
với BĐKH:
• Theo kết quả tổng hợp cho thấy, nhu cầu đề xuất của các Bộ, ngành, địa
phương là rất lớn (trên 600 dự án), với kinh phí ước tính khoảng 10 tỷ
USD. Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trên, do chưa hình dung đầy đủ các
tác động tiềm tàng của BĐKH nên hầu hết các dự án đề xuất chưa phải để
giải quyết trực tiếp vấn đề ứng phó hiệu quả với các tác động của BĐKH,
các đề xuất phần lớn là đơn lẻ, thiếu định hướng tổng thể.
Thực trạng thực hiện NTPRCC tại địa phương
• c. Về nhận thức:
• Công tác truyền thông đã tạo ra một bước chuyển biến đáng kể trong nhận
thức, trước hết là của các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý.
• Tuy nhiên nhận thức đúng đòi hỏi một quá trình. Từ chỗ chỉ khoảng 5
năm trở về trước có rất ít người quan tâm đến vấn đề BĐKH, thì ngược
lại, đến nay nhiều người lại cho rằng BĐKH là nguyên nhân của mọi diễn
biến bất thường của thời tiết, bão, lũ.
• Công tác truyền thông là một việc làm liên tục, thường xuyên và cần tiếp
tục được đổi mới, đa dạng hóa các loại hình truyền thông cũng như cụ thể
hóa đến từng nhóm đối tượng khác nhau để có thể truyền đạt được những
hiểu biết đầy đủ hơn và đúng mức hơn về thách thức cũng như một số cơ
hội mà BĐKH có thể mạng lại.
Đề xuất – kiến nghị
• Việc giao dự toán ngân sách hàng năm cho từng cơ quan thực hiện Chương
trình muộn dẫn đến tiến độ và chất lượng không đảm bảo.
• Về định mức, chế độ chi quy định tại Thông tư 07/2010/TTLT-BTNMT-
BTC- BKHĐT còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế, chủ yếu dựa trên các
định mức chi đã quy định ở các Thông tư hoặc quy định đã có, do đó chưa
phản ánh được tính đặc thù của Chương trình BĐKH dẫn đến khó khăn trong
công tác chỉ đạo thực hiện.
• Cơ sở dữ liệu, thông tin (địa hình, địa mạo, kinh tế, xã hội,..) cần được cung
cấp từ đầu mối là cơ quan quản lý Chương trình để các cơ quan thực hiện
Chương trình triển khai đánh giá tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực,
từng khu vực được giao quản lý.
Đề xuất – kiến nghị
• Trên cơ sở các kiến nghị của cơ quan thực hiện Chương trình
cũng như quá trình trình thực tiễn triển khai, Bộ TNMT đề xuất
các Bộ: Tài nguyên và Môi trường - Kế hoạch và Đầu tư - Tài
chính thống nhất tên, nội dung, mục tiêu, sản phẩm dự kiến của
các nhiệm vụ để giao các cơ quan thực hiện Chương trình,
không phải thỏa thuận lại; đồng thời sớm có các hướng dẫn bổ
sung để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình
theo đúng quy định tại Quyết định 158/2008/QĐ-TTg.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thực hiện chường trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tại cấp địa phương.pdf