Tài liệu Thực hiện chính sách sách ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
95
Thực hiện chính sách sách ưu đãi xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp
The implementation of community policy in Ho Chi Minh City –
The reality and solutions
ThS. Nguyễn Minh Trí,
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Nguyen Minh Tri, M.A.,
Ho Chi Minh City University of Technology
Tóm tắt
Bài viết tập trung phân tích thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nguồn lực vật chất cho thành phố tăng cường đầu tư vào chính
sách ưu đãi xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Dựa trên
phân tích những thành tựu và những hạn chế, bài viết đã đưa ra những định hướng thực hiện tốt chính
sách ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, chính sách ưu đãi xã hội.
Abstract
This article aims to analyze the reality and solutions o...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện chính sách sách ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 33 (58) - Thaùng 10/2017
95
Thực hiện chính sách sách ưu đãi xã hội ở
Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và giải pháp
The implementation of community policy in Ho Chi Minh City –
The reality and solutions
ThS. Nguyễn Minh Trí,
Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Nguyen Minh Tri, M.A.,
Ho Chi Minh City University of Technology
Tóm tắt
Bài viết tập trung phân tích thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Tăng trưởng kinh tế đã tạo ra nguồn lực vật chất cho thành phố tăng cường đầu tư vào chính
sách ưu đãi xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Dựa trên
phân tích những thành tựu và những hạn chế, bài viết đã đưa ra những định hướng thực hiện tốt chính
sách ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, chính sách ưu đãi xã hội.
Abstract
This article aims to analyze the reality and solutions of implementing the community policy in Ho Chi
Minh city. The economic growth has created material resources which the city authorities can utilize to
increase investment in community policy. Besides these achievements, however, there still exist many
limitations. Based on the analysis of the achievements and limitations, the article recommends good
solutions to the implementation of community policy in Ho Chi Minh city in the future.
Keywords: economic growth, community policy.
1. Mở đầu
Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí, vai
trò là đầu tàu phát triển kinh tế, luôn đạt
tốc độ tăng GDP hàng năm gấp 1,66 lần so
với cả nước, đóng góp 23% GDP cả nước,
28% tổng thu ngân sách quốc gia1. Những
thành tựu về tăng trưởng kinh tế ở thành
phố cao đã góp phần tăng ngân sách chi
cho chính sách ưu đãi xã hội; ngược lại,
chính sách ưu đãi xã hội góp phần giảm
bớt những khó khăn khi gặp những rủi ro
xảy ra, nhanh chóng ổn định ổn định cuộc
sống, hòa nhập xã hội tham gia vào sàn
xuất - kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Từ năm 1945 đến nay, trong quá
trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn quán triệt quan điểm:
“Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận
động toàn dân tham gia các hoạt động đền
ơn, đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối
với các lão thành cách mạng, những người
có công với nước, Bà mẹ Việt Nam Anh
THỰC HI N CHÍNH SÁCH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ H I Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
96
hùng, thương binh và cha mẹ, vợ con liệt
sỹ, người được hưởng chính sách xã hội”2.
Đây là chủ trương xuyên suốt trong các
văn kiện của Đảng và được điều chỉnh theo
tình hình kinh tế - xã hội của đất nước để
đối tượng được hưởng chính sách có cuộc
sống ổn định.
Thực hiện chủ trưởng trên, cùng với
tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối toàn
diện, Thành phố Hồ Chí Minh đã dành sự
ưu đãi cả về vật chất và tinh thần, tạo điều
kiện để các đối tượng hưởng chính sách ưu
đãi xã hội ngày càng tốt hơn, và đã mang
lại hiệu quả tích cực, góp phần ổn định
chính trị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
cũng cố lòng tin của nhân dân đối với sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
2. Nội dung
2.1. Thành tựu thực hiện chính sách
ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
Khác với nhiều nước, suốt mấy chục
năm qua, nhân dân ta đã trải qua hai cuộc
kháng chiến thần thánh để bảo vệ độc lập
tự do chủ quyền đất nước. Thấm nhuần sâu
sắc đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, thực hiện lời dạy ân cần của Chủ tịch
Hồ Chí Minh: thương binh, bệnh binh, gia
đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những
người có công với Tổ quốc, với nhân dân.
Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn,
phải yêu thương và giúp đỡ họ có việc làm
thích hợp, quyết không để họ đói rét3. Giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với chính sách ưu đãi xã hội nhằm khẳng
định sự tôn vinh, cống hiến, hy sinh của
các liệt sỹ và người có công với cách
mạng. Trải qua hơn 30 năm đổi mới, đặc
biệt là kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số
07-CT/TW ngày 14/12/2006 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về “Tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương
binh liệt sỹ và người có công” và phong
trào “Đền ơn đáp nghĩa”, Thành phố Hồ
Chí Minh đã không ngừng chủ động cụ thể
hóa quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà
nước Việt Nam phù hợp với tiềm lực của
địa phương và mang lại hiệu quả hết sức
thiết thực góp phần làm đẹp truyền thống
“uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, ổn
định chính trị, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
thành phố phát triển đậm nét nhân văn,
nghĩa tình cụ thể:
Công tác xác định đối tượng chính
sách. Ngay từ những ngày đầu giải phóng,
thành phố đã quan tâm chỉ đạo tổ chức
thực hiện các chính sách đối với thương
binh, liệt sĩ và người có công. Theo báo
cáo Sở LĐTB&XH Thành phố Hồ Chí
Minh, hiện đang quản lý 260.000 hồ sơ có
công với cách mạng, trong đó có 48.997
người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi
hằng tháng của Nhà nước với kinh phí trên
61,1 tỷ đồng/tháng. Bên cạnh đó, thành
phố chỉ đạo tập trung giải quyết tồn đọng,
vướng mắc trong thực hiện chính sách ưu
đãi người có công; về cơ bản đã giải quyết
xong chính sách tồn động sau chiến tranh
về công tác xác nhận thương binh, liệt sĩ.
Đến tháng 8/2015, tổng số người có công
và thân nhân hưởng đúng chế độ ưu đãi tại
thành phố là 64.552 trường hợp, chỉ còn 15
trường hợp hưởng chưa đầy đủ (0,02%)
đang tiếp tục chờ hoàn chỉnh thủ tục để
giải quyết; huy động quỹ đền ơn, đáp nghĩa
được 141 tỷ đồng4; vận động kết nghĩa đỡ
đầu cho 551 trường hợp; và tất cả người có
công và thân nhân của họ được mua thẻ
BHYT, được ưu tiên khám chữa bệnh miễn
phí tại các cơ sở y tế Ngoài ra, thành phố
cũng đầu tư xây dựng khu nhà để nuôi
dưỡng, chăm sóc người có công với cách
mạng và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng già
yếu, neo đơn, không nơi nương tựa được
thực hiện chu đáo, đầy đủ. Nhờ sự quan
NGUYỄN MINH TRÍ
97
tâm thường xuyên, liên tục của Đảng bộ và
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đời
sống của các gia đình chính sách, có công
không ngừng được cải thiện về vật chất và
văn hóa. Theo báo cáo UBND thành phố
hiện 100% xã, phường, thị trấn đã hoàn
thành mục tiêu nâng cao mức sống của
người hưởng chính sách có công bằng hoặc
cao hơn mức sống của người dân cùng địa
bàn cư ngụ, tạo niềm phấn khởi cho các đối
tượng chính sách, giúp họ ổn định cuộc
sống. Thêm vào đó, người thành phố với
truyền thống nghĩa tình cao cả, chính sách
ưu đãi người có công không chỉ thực hiện
ở thành phố, mà còn lan tỏa đến các hộ gia
đình chính sách ở các tỉnh nghèo lân cận.
Thành phố đã tặng hàng trăm nhà tình
nghĩa, trường học, trạm y tế và phụng
dưỡng suốt đời hàng trăm Mẹ Việt Nam
anh hùng của tỉnh Bến Tre, Quảng Ngãi.
Những việc làm nghĩa tình, đầy trách
nhiệm của thành phố đã góp phần làm xoa
dịu những nổi đau mất mát của họ, góp
phần làm yên lòng dân, ổn định xã hội tạo
điều kiện cho sự phát triển bền vững đất
nước đất nước. Không chỉ dừng lại ở việc
đảm bảo đời sống, vai trò của chính sách
ưu đãi còn giúp người có công có cơ hội
tham gia vào quá trình thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của thành phố, nâng cao đời
sống vật chất.
Phong trào xây dựng nhà tình nghĩa.
Thành phố Hồ Chí Minh, nơi khởi nguồn
phong trào “Nhà tình nghĩa” vào tháng
2/1982 đến nay đã mang lại những kết quả
thiết thực góp phần chia sẽ những khó khăn
trong đời sống của những gia đình có công
với tổ quốc. Hơn 35 năm, phong trào xây
dựng nhà tình nghĩa đã nhanh chóng lan
tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo mọi nguồn
lực trong xã hội. Tính đến cuối năm 2015,
thành phố đã hoàn thành cơ bản xây dựng
nhà tình nghĩa cho đối tượng chính sách có
công gặp hoàn cảnh khó khăn về nhà ở, với
tổng số là 16.450 nhà tình nghĩa với số tiền
hơn 189 tỷ đồng; sửa chữa, chống dột
10.928 nhà, trị giá 54 tỷ đồng, hoàn thành
công tác xây dựng “Nhà tình nghĩa” cho
gia đình chính sách5, và trở thành địa
phương đầu tiên trong cả nước khởi nguồn
cho phong trào xây dựng “Nhà tình nghĩa”.
Phong trào khơi dạy lòng yêu nước, tinh
thần trách nhiệm cho các tầng lớp thanh
thiếu niên trong xã hội.
Thành phố đã có những chủ trương,
chính sách hỗ trợ thiết thực, chăm lo cho
các gia đình chính sách, được các tầng lớp
nhân dân, các cơ quan, đơn vị tích cực
hưởng ứng. Ngoài việc thực hiện các chế
độ trợ cấp theo quy định của Trung ương,
thành phố còn vận động chăm lo, hỗ trợ
thêm mỗi tháng cho người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị
mất bệnh suy giảm khả năng lao động từ
21% - 40% mức 400.000 đồng, hỗ trợ mỗi
tháng cho bà mẹ Việt Nam anh hùng
2.000.000 đồng đến cuối đời. Đồng thời,
vận động các đơn vị phụng dưỡng nâng
mức hỗ trợ hàng tháng lên ít nhất
1.000.000 đồng/tháng/mẹ. Tổ chức thăm và
tặng quà diện chính sách, có công trong các
dịp lễ, tết với kinh phí bình quân gần 50 tỷ
đồng/năm, tặng sổ tiết kiệm cho 1.326
người với số tiền 1,7 tỷ, tất cả người có
công và thân nhân của họ được mua
BHYT, được khám chữa bệnh miễn phí tại
các cơ sở y tế6.
Những kết quả trên đã thể hiện sự
quan tâm đặc biệt của chính quyền thành
phố đối với những người đã cống hiến
xương máu cho đất nước đã tạo điều kiện
giúp họ ổn định cuộc sống, làm xoa dịu nỗi
đau mất mát cho họ, góp phần yên dân, ổn
định xã hội.
THỰC HI N CHÍNH SÁCH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ H I Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
98
Từ những phân tích trên, giúp chúng
tôi rút ra nhận xét chung: Với tốc độ tăng
trưởng kinh tế ổn định đã tạo điều kiện
thuận lợi để thành phố giải quyết thành
công mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với chính sách ưu đãi xã hội một cách toàn
diện, góp phần giữ gìn sự ổn định về xã
hội, kinh tế, chính trị của thành phố, giảm
bất bình đẳng, phân hoá giàu nghèo, tạo
nên sự đồng thuận giữa các giai tầng, các
nhóm xã hội trong quá trình phát triển,
hướng đến bảo đảm mức sống tối thiểu cho
người dân, bảo vệ giá trị cơ bản và là thước
đo trình độ phát triển của thành phố trong
quá trình phát triển và hội nhập. Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ
thành phố khóa IX nhận định: “Thực hiện
tốt chính sách ưu đãi người có công, quan
tâm chăm lo các đối tượng bảo trợ xã hội.
thành phố luôn quan tâm giải quyết các vấn
đề bức xúc của xã hội, cải thiện đời sống
vật chất, văn hóa tinh thần của các tầng lớp
Nhân dân”7. Chính sách ưu đãi xã hội, dưới
sự chỉ đạo của Thành phố, phối hợp với
các sở - ngành liên quan và các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài thành phố thực hiện
đầy đủ các chế độ, đúng đối tượng, đã hoàn
thành xác định gia đình chính sách. Với
việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
của nhóm đối tượng có công ở thành phố
đã nhận được sự đồng tình cao của xã hội,
góp phần tạo sự công bằng và phát triển
bền vững của thành phố.
2.2. Nguyên nhân của những thành
tựu và một số hạn chế trong thực hiện
chính sách ưu đãi xã hội ở Thành phố
Hồ Chí Minh
Đạt được những thành tựu trên do
nhiều nguyên nhân khác nhau, tựu trung lại
do: thành phố đã nhận thức đúng đắn chủ
trưởng của Đảng “tăng trưởng kinh tế
nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với
giải quyết những vấn đề bức xúc về xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân, tạo tiền
đề vững chắc cho bước phát triển cao
hơn”8, đảm bảo an sinh xã hội cho mọi
người dân thành phố. Cùng với nhận thức,
thành phố đã thể chế hóa đồng bộ, ban
hành nhiều văn bản phù hợp thực tế địa
phương, nhằm tập trung các nguồn lực của
toàn xã hội để giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều
kiện cho đối tượng chính sách vươn lên
trong cuộc sống. Quan trọng hơn nữa, nhận
thức của người dân đã có sự thay đổi cơ
bản và thực hiện tăng trưởng kinh tế với
chính sách an sinh xã hội, nhất là quyền lợi
và nghĩa vụ của mình, từ đó từng bước
vươn lên thay đổi nếp suy nghĩ, loại bỏ dần
tư tưởng an phận, trông chờ, ỷ lại, và người
dân thành phố ngày càng biết tận dụng các
cơ hội từ những chính sách trợ giúp của
thành phố để phấn đấu tự vươn lên ổn định
cuộc sống. Cùng với đó là yếu tố văn hóa,
truyền thống của người Việt Nam nói
chung và của người dân thành phố nói
riêng đã góp phần không nhỏ vào giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với sách trợ giúp xã hội và chính sách ưu
đãi xã hội với những biểu hiện cụ thể, thiết
thực qua đó xây dựng tinh thần đoàn kết,
hợp tác, tương trợ giữa những người yếu
thế, chia sẽ trách nhiệm và đẩy mạnh xã
hội hóa nên đã huy động các nguồn lực để
cùng Nhà nước giải quyết các vấn đề về
chính sách an sinh xã hội ngày càng tốt
hơn, kể cả trong điều kiện tăng trưởng kinh
tế thành phố có xu hướng giảm.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách
ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh
vẫn còn nhiều hạn chế như: triển khải thực
hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công trên
địa bàn thành phố vẫn còn một số đối
tượng chưa được xem xét, xác minh, kết
luận là người có công do hồ sơ, giấy tờ
NGUYỄN MINH TRÍ
99
không còn, thiếu chứng cứ. Đội ngũ làm
công tác này ở các đơn vị, địa phương
thường xuyên thay đổi. Mặc dù hệ thống
chính sách đã nhiều lần được bổ sung, sửa
đổi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
và đời sống chung của nhân dân, nhưng khi
xây dựng chế độ chính sách cho người có
công, Nhà nước lại dựa vào mức chi tiêu
bình quân của xã hội để làm cơ sở tính tiền
trợ cấp, nên vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người có
công, đặc biệt là đối với các thành phố có
mức chi tiêu dùng luôn cao. Việc phối hợp
giữa cấp trên và cấp dưới ở một số quận,
huyện trong chỉ đạo kiểm tra chưa tốt,
thẩm định hồ sơ còn đơn giản, thiếu chặt
chẽ và các chính sách ưu đãi xã hội thường
chậm và chưa đồng bộ với chính sách kinh
tế. Sở dĩ còn những hạn chế trên là do, một
số cán bộ làm công tác ưu đãi xã hội còn
thiếu kinh nghiệm, thiếu sự am hiểu cần
thiết về chế độ, chính sách nên thực hiện
chưa tốt; mặt khác, hệ thống chính sách ưu
đãi xã hội chậm đổi mới, chồng chéo,
nhiều đầu mối; chưa phát huy hết mọi
nguồn lực trong xã hội để thực hiện tốt
chính sách đối với người có công.
Những hạn chế trên đã làm giảm hiệu
quả của việc giải quyết tăng trưởng kinh tế
chính sách ưu đãi xã hội ở Thành phố Hồ
Chí Minh, vì vậy đòi hỏi cần phải nhanh
chóng khắc phục để tăng trưởng kinh tế
thực sự lan tỏa đến các đối tượng thụ
hưởng chính sách thực sự công bằng.
2.3. Một số giải pháp mang tính định
hướng thực hiện chính sách ưu đãi xã hội
ở Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định,
thành phố luôn quan tâm đến thực hiện
chính sách ưu đãi xã hội phù hợp với trình
độ phát triển kinh tế của thành phố, tạo sức
lan tỏa trong cả nước, góp phần “thực hiện
chính sách an sinh xã hội đạt nhiều kết quả
thiết thực”9. Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí
Minh lần thứ X đã xác định nhiệm vụ:
“Đảm bảo gia đình người có công có mức
sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung
bình của người dân cùng địa bàn quận,
huyện; tăng cường các giải pháp hỗ trợ
người có công phát triển sản xuất, học
nghề, tạo việc làm, tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản, nhất là các hộ trong diện
nghèo, cận nghèo, ở nông thôn, người
trong diện di dời, tái định cư; huy động các
nguồn lực thực hiện tốt công tác đền ơn
đáp nghĩa”10. Để hoàn thành nhiệm vụ này,
Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung vào
một số giải pháp sau:
Một là, thực hiện tốt chính sách ưu đãi
xã hội đối với người có công phù hợp với
tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để đảm bảo gia
đình người có công có mức sống bằng hoặc
cao hơn mức sống trung bình của người
dân cùng địa bàn quận, huyện thành phố,
cần: rà soát, đẩy nhanh việc giải quyết các
trường hợp còn tồn đọng về xác nhận, công
nhận người có công đảm bảo tất cả người
có công với cách mạng đều được hưởng
các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Đề
xuất, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện tiêu
chí áp dụng cho đối tượng cụ thể và các
chế độ phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế của thành phố từng thời kỳ. Đẩy mạnh
các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống
nước nhớ nguồn”, “Xã phường làm tốt
công tác thương binh, liệt sĩ, người có
công” phát triển nhiều hình thức hoạt
động đền ơn đáp nghĩa với nội dung phong
phú, thiết thực, phù hợp với điều kiện mới,
để phong trào thực sự thắm nhuần sâu sắc
trong các thế hệ người Việt Nam. Triển
khai thực hiện có hiệu quả công tác xây
dựng, quản lý “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” ở
các cấp, tăng cường việc kiểm tra chi trả
THỰC HI N CHÍNH SÁCH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ H I Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
100
trợ cấp, phụ cấp cho diện chính sách và
công tác đăng ký, quản lý, công tác lưu trữ
hồ sơ người có công tại các quận, huyện.
Hai là, hoàn thiện hệ thống pháp luật
ưu đãi xã hội. Hiện nay chúng ta chưa luật
hóa công tác ưu đãi xã hội. Việc điều chỉnh
các hoạt đồng này chỉ dừng ở mức dưới
luật, với hệ thống văn bản khá đồ sộ, luôn
thay đổi, thiếu đồng nhất và chặt chẽ dẫn
đến thực thi chưa hiệu quả. Vì thế, cần sớm
luật hóa làm căn cứ cho việc thực hiện hiệu
quả công tác ưu đãi xã hội.
Ba là, đổi mới cơ chế, chính sách tài
chính ưu đãi xã hội. Trong những năm qua,
nguồn tài chính ưu đãi xã hội nằm trong
tình trạng thâm hụt do nhu cầu của xã hội
không ngừng tăng, cơ chế thu - chi và quản
lý nguồn tài chính còn nhiều hạn chế, việc
thu hút các nguồn tài chính khác ngoài
ngân sách Nhà nước chưa được chú trọng.
Trong điều kiện mới, phải tiến hành đổi
mới chính sách tài chính theo hướng đổi
mới cơ chế lập dự toán và phân bổ định
mức chi tiêu ngân sách Nhà nước ưu đãi xã
hội một cách công khai, minh bạch và xuất
phát từ nhu cần thực tế (số lượng đối tượng
và mức trợ cấp).
3. Kết luận
Nền kinh tế Việt Nam nói chung và
Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã lựa
chọn mô hình là phải tăng trưởng bao trùm,
vì con người, vì sự công bằng, tăng trương
gắn với đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”. Thời gian qua, mặc
dù đã đạt được một số thành tựu trong việc
thực hiện chính sách ưu đãi xã hội, tuy
nhiên, về cơ bản, tăng trưởng kinh tế ở
thành phố chưa đạt được tính bao trùm đến
đối tượng ưu đãi. Với những giải pháp
được đưa ra, tác giả mong muốn góp phần
tìm ra hướng đi đúng đắn trong thực hiện
chính sách ưu đãi xã hội bền vững trong
giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các giai
đoạn phát triển tiếp theo.
Chú thích:
1.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
(2016), Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng,
phát triển và hội nhập 2015 - Ho Chi Minh
City construction, development and
integration (Song ngữ Anh - Việt), Nxb. Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.281.
2.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện
Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr.106
3.
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12. Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 503.
4.
Phạm Bá Đinh (2016), “Thành phố Hồ Chí
Minh với công tác chăm sóc người có công”,
Tạp chí Xây đựng Đảng, số 4/2016,
ngày 31/03/2016, tr.25-27.
5.
Phạm Bá Đinh (2016), “Thành phố Hồ Chí
Minh với công tác chăm sóc người có công”,
Tạp chí Xây đựng Đảng, số 4/2016, tr.25-27.
6.
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016),
Những vấn đề chủ yếu của Văn kiện Đại hội
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X,
nhiệm kỳ 2015-2020, Nxb. Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, tr.100.
7.
Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn
kiện Đại hội đại biểu lần thứ X, tr.78
8.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện
Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, tr.82.
9.
Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn
kiện Đại hội đại biểu lần thứ X, tr.26.
10.
Ðảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn
kiện Đại hội đại biểu lần thứ X, tr.140.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện
Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện
Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
NGUYỄN MINH TRÍ
101
3. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn
kiện Đại hội đại biểu lần thứ X.
4. Phạm Bá Đinh (2016), “Thành phố Hồ Chí
Minh với công tác chăm sóc người có công”,
Tạp chí Xây đựng Đảng, số 4/2016,
ngày 31/03/2016, tr.25-27.
5. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12. Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016),
Những vấn đề chủ yếu của Văn kiện Đại hội
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X,
nhiệm kỳ 2015-2020, Nxb Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, tr.100.
7. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
(2016), Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng,
phát triển và hội nhập 2015 - Ho Chi Minh
City construction, development and
integration (Song ngữ Anh-Việt), Nxb Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài: 20/6/2017 Biên tập xong: 15/10/2017 Duyệt đăng: 20/10/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 16_7379_2215068.pdf