Thực hành về sàng lọc trước sinh của các phụ nữ mang thai đến sinh tại bệnh viện sản nhi Trà Vinh năm 2017 và các yếu tố liên quan

Tài liệu Thực hành về sàng lọc trước sinh của các phụ nữ mang thai đến sinh tại bệnh viện sản nhi Trà Vinh năm 2017 và các yếu tố liên quan: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 132 THỰC HÀNH VỀ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH CỦA CÁC PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN SINH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH NĂM 2017 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Phạm Thị Bé Lan*, Lê Thanh Tiền**, Trương Thị Thu Hiền* , Trần Ngọc Minh***, Lâm Vĩnh Niên*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vấn đề tàn tật đang có xu hướng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân từ dị tật bẩm sinh. Tại Trà Vinh, một tỉnh có kinh tế khó khăn, tỷ lệ dị tật bẩm sinh trong các năm đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, tìm hiểu về thực hành sàng lọc dị tật trước sinh của phụ nữ mang thai ở tỉnh Trà Vinh là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng kỹ thuật sàng lọc dị tật trước sinh của các bà mẹ mang thai và xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kỹ thuật sàng lọc dị tật trước sinh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 phụ nữ mang thai đến sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vi...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành về sàng lọc trước sinh của các phụ nữ mang thai đến sinh tại bệnh viện sản nhi Trà Vinh năm 2017 và các yếu tố liên quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 132 THỰC HÀNH VỀ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH CỦA CÁC PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN SINH TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TRÀ VINH NĂM 2017 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Phạm Thị Bé Lan*, Lê Thanh Tiền**, Trương Thị Thu Hiền* , Trần Ngọc Minh***, Lâm Vĩnh Niên*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vấn đề tàn tật đang có xu hướng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân từ dị tật bẩm sinh. Tại Trà Vinh, một tỉnh có kinh tế khó khăn, tỷ lệ dị tật bẩm sinh trong các năm đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, tìm hiểu về thực hành sàng lọc dị tật trước sinh của phụ nữ mang thai ở tỉnh Trà Vinh là cần thiết. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sử dụng kỹ thuật sàng lọc dị tật trước sinh của các bà mẹ mang thai và xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kỹ thuật sàng lọc dị tật trước sinh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 420 phụ nữ mang thai đến sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ thai phụ biết về sàng lọc trước sinh chiếm 73,8%. Tỷ lệ thai phụ có thực hiện kỹ thuật sàng lọc trước sinh trong quá trình mang thai là 59%, và thực hiện đầy đủ các kỹ thuật sàng lọc trước sinh là 56,7%. Yếu tố liên quan đến thực hành là kiến thức về sàng lọc trước sinh và một số yếu tố nhân khẩu học bao gồm dân tộc, nơi ở, thu nhập, số lần mang thai, gia đình có dị tật bẩm sinh. Từ khóa: sàng lọc trước sinh, kiến thức, thực hành, dị tật bẩm sinh ABSTRACT PRACTICE ON PRENATAL SCREENING OF PREGNANT WOMEN AT TRA VINH OBSTETRICS AND CHILDREN HOSPITAL IN 2017 AND RELATED FACTORS Pham Thi Be Lan, Le Thanh Tien, Truong Thi Thu Hien, Tran Ngoc Minh, Lam Vinh Nien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 132- 140 Rationale: The problem of disability is tending to increase due to many different causes. In Tra Vinh province, which is still in economic difficulty, the rate of congenital malformation at birth in the years tends to increase. Therefore, it is necessary to investigate the practice of prenatal screening of pregnant women at Tra Vinh. Objectives: To describe the prevalence of prenatal screening and related factors in pregnant mothers. Methods: Cross sectional study on 420 pregnant mothers giving birth at Tra Vinh Obstetrics and Children Hospital. Results and conclusions: In our study, the prevalence of prenatal screening was 73.8%. Prevalence of prenatal screening during prenatal screening was 59% with prenatal screening, of which 56.7% performed prenatal screening. Factors related to practice are the knowledge of prenatal screening and some demographic factors including ethnicity, address, income, number of pregnancies, family with birth defects. Key words: prenatal screening, knowledge, practice, birth defects *Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh **Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh ***Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS TS BS. Lâm Vĩnh Niên ĐT: 0988846972 Email: nien@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 133 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, chất lượng dân số đang là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững không chỉ ở nước ta và trên toàn thế giới. Một vấn đề liên quan đến chất lượng dân số là vấn đề tàn tật đang có xu hướng ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, dị tật bẩm sinh là một trong những bất thường ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Theo WHO, dị tật bẩm sinh gặp vào khoảng 1-2% trẻ được sinh ra, những trẻ sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh không những để lại hậu quả nặng nề đến sức khỏe và đời sống người bệnh cũng như để lại gánh nặng cho xã hội(1,2,5). Sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bắt đầu được thực hiện từ những năm 1960 chủ yếu dựa trên tuổi mẹ. Những năm gần đây, với những tiến bộ trong y học đặc biệt trong lĩnh vực siêu âm và sự phát hiện các marker trong huyết thanh mẹ, sàng lọc và chẩn đoán trước sinh đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ở một số nước trên thế giới như các nước khu vực Châu Âu, Hoa Kỳ... đã đưa kỹ thuật sàng lọc trước sinh (SLTS) là yêu cầu bắt buộc trong chăm sóc tiền sản(3,7,8,9,13,21,22). Tại Việt Nam, các kỹ thuật sàng lọc và chẩn đoán trước sinh đã được thực hiện tại một số Bệnh viện lớn tại khu vực miền Nam như Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (1999) bằng siêu âm, xét nghiệm sinh hóa, di truyền. Tại khu vực miền Bắc được chuyển khai từ năm 2002 tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương bắt đầu thực hiện các chẩn đoán dị tật bẩm sinh (DTBS). Ngoài ra, ở các khu vực khác như miền Trung đã có tại Bệnh viện Trung ương Huế cũng cung cấp dịch vụ này(16). Tại Trà Vinh, là một tỉnh có kinh tế còn khó khăn, vì thế việc đầu tư trang thiết bị cho ngành y tế gặp nhiều hạn chế đặc biệt là các kỹ thuật cao như SLTS nên tỷ lệ DTBS trong các năm đang có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo thống kê số liệu DTBS, năm 2015 tại tỉnh Trà Vinh có 1.032 trẻ bị tật từ 0 - 16 tuổi, năm 2016 tăng số trẻ bị dị tật từ 0 - 16 tuổi lên 1.085 trẻ và tính đến 6 tháng đầu năm 2017 của Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh Trà Vinh toàn tỉnh có 1.147/396.562 trẻ khuyết tật từ 0 - 16 tuổi chiếm tỷ lệ 0,3%, trong đó có 473 trẻ khuyết tật đặc biệt nặng và 674 trẻ khuyết tật nặng. Tỷ lệ trẻ bị DTBS đang có chiều hướng gia tăng đặt biệt ở nhóm đối tượng đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh(18,19,20). Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh là tuyến cao nhất về chuyên khoa sản và nhi tại tỉnh Trà Vinh, là nơi trực tiếp chăm sóc và điều trị cho phụ nữ mang thai tại toàn tỉnh. Xuất phát từ tình hình thực thế nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực hành về sàng lọc dị tật trước sinh của các phụ nữ mamg thai đến sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh năm 2017 và các yếu tố liên quan”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ sử dụng kỹ thuật sàng lọc dị tật trước sinh của các bà mẹ mang thai đến sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh năm 2017, đồng thời xác định một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng kỹ thuật sàng lọc dị tật trước sinh ở các phụ nữ này. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu sau: 2 2 2/1 d )p1.(p. n    Trong đó: n: Số bệnh án cần điều tra p: Tỷ lệ bệnh án có dùng kháng sinh an toàn; chọn p = 0,5 (để có cỡ mấu lớn nhất do không tìm thấy các nghiên cứu tương tự gần đây), Z: ứng với độ tin cậy 95%; Z =1,96, α: là mức ý nghĩa thống kê, lấy α = 5%, d: sai số cho phép 0,05. Thay vào công thức, tính được n = 384. Chúng tôi tiến hành thu thập thêm 10%, như vậy mẫu dự kiến là n=420. Tiêu chuẩn chọn mẫu Phụ nữ mang thai đến sinh tại Bệnh viện Sản - Nhi Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 134 Đồng ý tham gia tự nguyện vào nghiên cứu. Có khả năng trả lời phỏng vấn (không mất khả năng về nghe, nói, trí nhớ). Cách chọn mẫu Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, dự kiến thời gian lấy mẫu trong vòng 4 tháng. Theo số liệu báo cáo năm 2016, trung bình có 3000 lượt sản phụ đến sinh tại Bệnh viện trong 4 tháng theo thiết kế chúng tôi sẽ phỏng vấn 420 bà mẹ sau sinh. Như vậy chúng tôi chọn hệ số k = 7. Trung bình mỗi ngày 25 lượt đến sinh, mỗi ngày lấy 4 ca (ca thứ 1 là người thứ 1, ca thứ 2 người thứ 7, ca thứ 3 người thứ 14 và ca thứ 4 là người thứ 21). Số lượng sản phụ đến sinh tại Bệnh viện tương đối nhiều nên dự kiến mẫu lấy trong 4 tháng sẽ không thiếu. Trường hợp thiếu thì sẽ hạ thấp số k xuống cho phù hợp với số lượng sinh thực tế trong 4 tháng. Sản phụ sau sinh tại Bệnh viện được chúng tôi tiếp cận và tiến hành phỏng vấn sau khi đối tượng nghiên cứu đồng ý tham gia nghiên cứu. Biến số thu thập Các yếu tố nhân khẩu học xã hội, Kiến thức về sàng lọc trước sinh, Thực hành sàng lọc trước sinh, Kết quả sàng lọc trước sinh, Các yếu tố liên quan đến sàng lọc trước sinh. Phân tích số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 18.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu của chúng tôi thực hiện khảo sát 420 phụ nữ sau sinh việc thực hiện sàng lọc trước sinh. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Thai phụ có độ tuổi nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 25-35 (là độ tuổi được khuyến cáo sinh) chiếm 65,0%. Tỷ lệ thai phụ sinh con đầu chiếm gần phân nửa các trường hợp, 49,0%. Tỷ lệ thai phụ có tiền sử bệnh lý khá cao 56% và đặc biệt tỷ lệ thai phụ có tiền sử sinh con DTBS/chết lưu/chết sau sinh chiếm tới 11,2%. Hầu như không có tiền sử gia đình có người mắc hội chứng Down 97,8% (Bảng 1). Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n= 420) STT Nội dung Tần số Tỷ lệ (%) 1 Tuổi < 25 tuổi 130 31,0 25 - 35 tuổi 273 65,0 > 35 tuổi 17 4,0 2 Dân tộc Kinh 337 80,2 Khmer 83 19,8 3 Khả năng nói tiếng Kinh Thành thạo 411 97,9 Không nói thành thạo 9 2,1 4 Nơi ở Thành thị 71 16,9 Nông thôn 349 83,1 5 Trình độ học vấn Không biết chữ 9 2,1 Tiểu học/THCS 160 38,1 THPT 176 41,9 CĐ/ĐH/sau ĐH 75 17,9 6 Nghề nghiệp Làm ruộng/ /Buôn bán 68 16,2 Nội trợ 136 32,4 Công nhân 150 35,7 Viên chức 40 9,5 Khác 26 6,2 7 Thu nhập < 3 triệu/tháng 104 24,8 3 - 5 triệu/tháng 162 38,6 > 5 - 10 triệu/tháng 153 36,4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 135 STT Nội dung Tần số Tỷ lệ (%) >10 triệu/tháng 1 0,2 8 Số lần mang thai Lần 1 206 49,0 Lần 2 161 38,3 ≥ 3 lần 53 12,6 9 Tiền sử bệnh lý của bản thân Sinh con DTBS/chết lưu/chết sau sinh 47 11,2 Tiểu đường/bệnh hô hấp/tăng huyết áp 9 2,1 Bệnh lý khác 179 42,6 Bình thường 185 44,0 10 Tiền sử gia đình có người mắc hội chứng bệnh Down/DTBS Có 9 2,2 Không 411 97,8 Đặc điểm kiến thức cơ bản về SLTS của đối tượng nghiên cứu Trong 420 thai phụ đến khám tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh, 73,8% thai phụ biết về sàng lọc trước sinh trong đó có 95,8% là được tư vấn từ cán bộ y tế. Trong số thai phụ biết về sàng lọc trước sinh, có 95,8% thai phụ biết sàng lọc trước sinh là để kiểm tra xem thai có dị tật hay bất thường. Siêu âm và xét nghiệm máu là các kỹ thuật được phụ nữ mang thai biết nhiều về sàng lọc trước sinh; chỉ 0,2% thai phụ biết về kỹ thuật chọc dò nước ối. 79,4% thai phụ biết sàng lọc trước sinh tầm soát bệnh Down và 90,3% xem sàng lọc trước sinh là cần thiết thực hiện (Bảng 2). Đặc điểm về thực trạng thực hành SLTS của thai phụ Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 59% thai phụ có thực hiện sàng lọc trước sinh. Trong số 41% thai phụ không thực hiện sàng lọc trước sinh có lý do 58,7% là không được tư vấn đầy đủ và 29,1% là do điều kiện kinh tế không cho phép. Quá trình thực hiện kỹ thuật siêu âm có 100% thai phụ đều thực hiện chủ yếu thực hiện siêu âm tại cơ sở y tế trong tỉnh và có 57,9% thực hiện Double test, 53,8% thực hiện Triple test nhưng chỉ có 1,9% là thực hiện chọc dò nước ối đều được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm có 95,8% có nguy cơ thấp và 4,2% có nguy cơ cao (Bảng 3). Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng SLTS của đối tượng nghiên cứu Liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học - xã hội và tỷ lệ thực hiện đủ/ không đủ SLTS của đối tượng nghiên cứu Qua bảng kết quả trên cho thấy yếu tố về tuổi, khả năng nói tiếng kinh, trình độ học vấn, nghề nghiệp và tiền sử bệnh lý bản thân trong nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến việc thực hiện sàng lọc trước sinh của đối tượng (p > 0,05). Bên cạnh đó các yếu tố như: dân tộc (p < 0,001), thu nhập (p = 0,04), số lần mang thai (p = 0,015) và yếu tố gia đình có người có dị tật bẩm sinh (p = 0,008) có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến việc thực hiện sàng lọc trước sinh của đối tượng (p < 0,05) (Bảng 4). Bảng 2. Tỷ lệ đặc điểm kiến thức cơ bản về SLTS của đối tượng nghiên cứu STT Nội dung Tần số Tỷ lệ %) 1 Biết đến SLTS Có 310 73,8 Không 110 26,2 2 Nguồn thu nhận thông tin về SLTS của thai phụ Cán bộ y tế 297 95,8 Chuyên đề, thảo luận nhóm tại cộng đồng 10 3,2 Ti vi, radio, sách, báo 19 6,1 Bạn bè, người thân 152 49,0 Mạng Internet 43 13,9 3 Nếu được cán bộ y tế tư vấn, thai phụ được tư vấn đầy đủ, kịp thời Có 286 92,3 Không 24 7,7 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 136 STT Nội dung Tần số Tỷ lệ %) 4 Những lợi ích của khám SLTS Kiểm tra xem thai có dị tật hay bất thường 297 95,8 Không biết 13 4,2 5 Những xét nghiệm/ khám SLTS Siêu âm 278 89,7 Xét nghiệm máu 289 93,2 Xét nghiệm nước tiểu 2 0,7 Chọc dò nước ối 1 0,2 Không biết 8 2,6 6 Thời điểm cần khám sàng lọc trước sinh Trong 3 tháng đầu 276 65,7 Trong 3 tháng giữa 20 4,8 Trong 3 tháng cuối 2 ,5 Không biết 12 2,9 7 DTBS có thể phát hiện qua khám SLTS Hội chứng Down 246 79,4 Khiếm khuyết các bộ phận trên cơ thể 31 10,0 Dị tật bẩm sinh 82 26,5 Không biết 4 1,3 8 Sự cần thiết khám SLTS đối với tất cả thai phụ khi mang thai Cần thiết 280 90,3 Không cần thiết 30 9,7 9 Những đối tượng thai phụ nào cần phải tuân thủ chặt chẽ khám SLTS Thai phụ lớn tuổi 78 18,6 Thai phụ có bệnh lý trước đó 38 9,0 Khác 31 7,4 Không biết 163 38,8 Bảng 3. Tỷ lệ đặc điểm về thực trạng thực hành SLTS của thai phụ STT Nội dung Tần số Tỉ lệ (%) 1 Thai phụ có đi khám SLTS trong quá trình mang thai Có 248 59,0 Không 172 41,0 2 Lý do thai phụ không đi khám SLTS trong quá trình mang thai Do điều kiện kinh tế 50 29,1 Gia đình không đồng ý 21 12,2 Không được tư vấn 101 58,7 Thấy không cần thiết 51 29,7 3 Những xét nghiệm SLTS của thai phụ trong 3 tháng đầu của thai kỳ Siêu âm đo độ mờ da gáy 420 100 Xét nghiệm Double test 243 57,9 Chọc dò nước ối 0 0 4 Những XN SLTS của thai phụ trong 3 tháng giữa của thai kỳ Siêu âm hình thái của thai 420 100 Xét nghiệm Triple test 226 53,8 Chọc dò ối/sinh thiết nhau thai 8 1,9 5 Cơ sở y tế nơi thai phụ sử dụng dịch vụ SLTS Tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh 0 0 Cơ sở y tế tư nhân tại Trà Vinh 0 0 TP Hồ Chí Minh 238 100 6 Kết quả xét nghiệm SLTS của thai phụ Nguy cơ thấp 228 95,8 Nguy cơ cao 10 4,2 Bảng 4. Liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học - xã hội và tỷ lệ thực hiện đủ/ không đủ SLTS của đối tượng nghiên cứu STT Nội dung Tỷ lệ thực hiện SLTS p (χ 2 test) Thực hiện đủ n=238 Không đủ n= 182 n % n % 1 Tuổi < 25 tuổi 68 28,6 62 34,1 0,295 25 - 35 tuổi 162 68,1 111 61,0 > 35 tuổi 8 3,3 9 4,9 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 137 2 Dân tộc Kinh 211 88,7 126 69,2 <0,001 Khmer 27 11,3 56 30,8 3 Khả năng nói tiếng Kinh Thành thạo 233 97,9 178 97,8 0,946 Không nói thành thạo 5 2,1 4 2,2 4 Nơi ở Thành thị 49 20,6 22 12,1 0,021 Nông thôn 189 79,4 160 87,9 5 Trình độ học vấn Không biết chữ 4 1,7 5 2,8 0,216 Tiểu học/THCS 84 35,3 76 41,8 THPT 110 46,2 66 36,3 CĐ/ĐH/sau ĐH 40 16,8 35 19,2 6 Nghề nghiệp Làm ruộng/ /Buôn bán 41 17,2 27 14,8 0,290 Nội trợ 67 28,2 69 37,9 Công nhân 89 37,4 61 33,5 Viên chức 26 10,9 14 7,7 Khác 15 6,3 11 6,0 7 Thu nhập < 3 triệu/tháng 51 21,4 53 29,1 0,04 3 - 5 triệu/tháng 104 43,7 58 31,9 > 5 - 10 triệu/tháng 82 34,5 71 39,0 >10 triệu/tháng 1 0,4 0 0 8 Số lần mang thai Lần 1 127 53,4 79 43,4 0,015 Lần 2 77 32,4 84 46,2 ≥ 3 lần 34 14,3 19 10,4 9 Tiền sử bệnh lý bản thân Sinh con DTBS/chết lưu/chết sau sinh 30 12,6 17 9,3 0,311 Tiểu đường/bệnh hô hấp/tăng huyết áp 8 3,4 1 0,5 Bệnh lý khác 115 48,3 64 35,2 Bình thường 153 64,3 82 45,1 10 Tiền sử gia đình có người DTBS Có 9 3,8 0 0 0,008 Không 229 96,2 182 100 Liên quan giữa kiến thức chung về SLTS và tỷ lệ thực hiện đủ/ không đủ SLTS của đối tượng nghiên cứu Yếu tố về tỷ lệ thai phụ có kiến thức chung trong nghiên cứu có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tỷ lệ thực hành sàng lọc trước sinh (p < 0,001) (Bảng 5). Bảng 5: Liên quan giữa các tỷ lệ thai phụ có kiến thức chung về SLTS và tỷ lệ thực hiện SLTS Nội dung Thực hiện đủ n = 238 Không đủ n = 182 p (χ 2 test) N % n % Biết đến SLTS Có 221 92,9 89 48,9 < 0,001 Không 17 7,1 93 51,1 BÀN LUẬN Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Trong thông tin chung của đối tượng nghiên cứu độ tuổi sinh nhiều nhất ở nhóm tuổi từ 25 - 35 là độ tuổi được khuyến cáo sinh chiếm 65,0%, độ tuổi từ 35 trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 4%. Tỷ lệ thai phụ là dân tộc kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 82,2% còn lại là dân tộc Khmer, tỉnh Trà Vinh là một trong những địa phương có nhiều người thuộc dân tộc Khmer nhất trong nước. Trong nghiên cứu được thực hiện thì có hầu hết phụ nữ nói thành thạo tiếng Việt chiếm 97,9% còn một số phụ nữ nói không thành thạo chủ yếu tập trung ở đồng bào dân tộc Khmer ở các vùng sâu vùng xa có tỷ lệ khá nhỏ. Tỉnh Trà Vinh là một tỉnh có nền kinh tế khá khó khăn trong vùng có tỷ lệ phụ nữ mang thai sống ở thành thị chỉ chiếm 16,9% có thực hiện sàng lọc trước sinh. Trình độ học vấn tỷ lệ thai phụ không biết chữ rất thấp chỉ 2,1% tập trung vào số thai phụ có địa chỉ ở các vùng xa vùng có kinh tế khó khăn. Nghề nghiệp có tỷ lệ cao là công nhân 35,7% và nội trợ 32,4% thu nhập ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 138 mức độ trung bình từ 3 - 5 triệu 38,6% và từ 5 - 10 triệu chiếm 36,4%. Tỷ lệ thai phụ ở mức cao là sinh con đầu chiếm 49,0%. Tỷ lệ thai phụ khỏe mạnh chiếm 44,0% và gia đình hầu như không có hội chứng Down 97,8%. Đặc điểm kiến thức cơ bản về SLTS của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm kiến thức cơ bản về SLTS của đối tượng nghiên cứu sau khi khảo sát 420 phụ nữ trong đó có 73,8% biết về kỹ thuật sàng lọc trước sinh, cao hơn tỉ lệ biết về SLTS tại 2 trung tâm trong nghiên cứu của Lê Phạm Sỹ Cường thực hiện vào năm 2016 (49,1% và 38,0%, p<0,05)(11). Trong nghiên cứu tỷ lệ thai phụ biết đến sàng lọc trước sinh hầu như được tư vấn từ cán bộ y tế chiếm tỷ lệ 95,8%. Vì vậy việc tư vấn từ cán bộ y tế có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hiểu biết và thực hiện kỹ thuật sàng lọc trước sinh của các thai phụ. Trong nghiên cứu ở 420 thai phụ cho thấy có 92,3% thai phụ được tư vấn đầy đủ từ cán bộ y tế. Hiện tại trên địa bàn của tỉnh Trà Vinh chưa triển khai được kỹ thuật sàng lọc trước sinh và chỉ được thực hiện chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh nên việc tư vấn chi tiết và đầy đủ cho thai phụ ảnh hưởng đến tỷ lệ thực hiện SLTS. Tỷ lệ thai phụ biết sàng lọc trước sinh là để kiểm tra xem thai có dị tật hay bất thường chiếm tỷ lệ 95,8%. Tỷ lệ cao phụ nữ mang thai biết về sàng lọc trước sinh bao gồm những gì, nhưng chỉ 0,2% thai phụ biết về kỹ thuật chọc dò nước ối trong sàng lọc trước sinh. 79,4% thai phụ biết sàng lọc trước sinh tầm soát bệnh Down và 90,3% xem sàng lọc trước sinh là cần thiết thực hiện. Nhìn chung kiến thức về SLTS chiếm tỷ lệ khá cao, chủ yếu được sự tư vấn từ cán bộ y tế. Nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông đại chúng như báo đài, đặc biệt là sự phát triển của mạng xã hội các thai phụ có thể tìm hiểu các nội dung về SLTS một cách khá đầy đủ và cụ thể. Đặc điểm về thực trạng thực hành SLTS của thai phụ Đặc điểm về thực trạng thực hành SLTS của thai phụ có 59% thực hiện sàng lọc trước sinh so với các nước phát triển trên thế giới như Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Canada, Malta 100% các trẻ sinh ra đều đã SLTS. Một số nước như Mỹ, Ba Lan, Tây Ban Nha, Ailen, Anh, Pháp trẻ em được sàng lọc ngay từ giai đoạn thai cũng chiếm tỷ lệ lớn(4,9,14,17). Trong nghiên cứu có 100% thai phụ đều thực hiện kỹ thuật siêu âm đo độ mờ da gáy vì đây là kỹ thuật dễ thuật hiện không có sự can thiệp và chưa phát hiện có nguy hiểm khi sử dụng kỹ thuật siêu âm. Kỹ thuật về siêu âm đã có ở hầu hết ở các huyện tại Bệnh viện cũng như các cơ sở y tế tư nhân với các máy móc hiện đại siêu âm màu 3D, 4D. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thai phụ chủ yếu thực hiện siêu âm tại cơ sở y tế tư nhân trong tỉnh vì thực hiện nhanh chóng và chi phí rất thấp. Trong nghiên cứu của chúng tôi có ghi nhận 57,9% thực hiện Double test và có 53,8% thực hiện Triple test nhưng chỉ có 1,9% là thực hiện chọc dò nước ối đều được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh vì các kỹ thuật trên có tại cơ sở y tế công cũng như tư nhân trong tỉnh so với nghiên cứu của Memnun Seven và các cộng sự năm 2017 tại một Bệnh viện ở Thổ Nhĩ Kỳ số phụ nữ thực hiện Double test và Triple test chỉ 36,1% thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi(12). Trong nghiên cứu kết quả của các kỹ thuật sàng lọc trước sinh có 97,6% có nguy cơ thấp và chỉ có 2,4% có nguy cơ cao. So với một nghiên cứu của Callen Kwamboka Onyambu và Norah Mukiri Tharamba thực hiện tại Bệnh viện quốc gia Kenyatta thực hiện nghiên cứu với 500 phụ nữ mang thai sau khi thực hiện sàng lọc trước sinh có 3% thai phụ có nguy cơ cao (KTC 95% 1,5-4,5%), khá tương đương với nghiên cứu của chúng tôi(6). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 139 Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng SLTS của đối tượng nghiên cứu Các yếu tố liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học và tỷ lệ thực hiện sàng lọc trước sinh Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng SLTS của đối tượng nghiên cứu các yếu tố nhân khẩu học xã hội và tỷ lệ thực hành sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai đến sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh đã được khảo sát. Về nhóm tuổi, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm tuổi từ 25 - 35 tuổi chiếm 65,1% cao hơn khi so sánh với nghiên cứu của Hà Thị Mỹ Dung (2015) là 45,2%. Hai nghiên cứu đều có tỷ lệ phụ có độ tuổi từ 25 - 35 tuổi cao vì đây là độ tuổi được khuyến cáo phù hợp với dân số Việt Nam là dân số trẻ. Yếu tố nhóm tuổi không liên quan đến tỷ lệ thực hành sàng lọc trước sinh có (p = 0,295)(10). Yếu tố về dân tộc có liên quan đến tỷ lệ thực hành sàng lọc trước sinh của thai phụ có p < 0,001 nhưng yếu tố về khả năng nói tiếng Việt không có liên quan đến tỷ lệ thực hành (p = 0,946). Trong yếu tố này tỷ lệ người có khả năng nói tiếng Việt không thành thạo tập trung ở người dân tộc Khmer nhưng chiếm tỷ lệ thấp nguyên nhân do việc người Kinh và Khmer sống xen kẽ nhau trên địa bàn tỉnh và giáo dục hiện tại theo tiếng Việt nên yếu tố về khả năng nói không liên quan đến tỷ lệ thực hành. Trong 2 yếu tố trình độ học vấn chủ yếu có trình độ từ trung học cơ sở chiếm 35,3%, trung học phổ thông chiếm 46,2% và trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 16,8% so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thị Túy Hà và cộng sự (2015) thì tỷ lệ khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Yếu tố trình độ có p = 0,216 không liên quan đến tỷ lệ thực hành(15). Hiện tại trình độ học vấn khá đồng đều đa số thai phụ điều có trình độ học vấn chỉ có một số nhỏ không biết chữ. Nên vấn đề nhận thức về sàng lọc trước sinh khá cao ở thai phụ. Yếu tố về nghề nghiệp so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Túy Hà năm 2015 phụ nữ có nghề nghiệp là cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 38,2%; tiếp theo là phụ nữ làm công việc buôn bán-nội trợ chiếm tỷ lệ 31,3%; nhóm phụ nữ là công nhân - nông dân và các nghề khác như uốn tóc, trang điểm, đãi cát chiếm 18,7% và nhóm học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất 11,8%. Yếu tố nghề nghiệp không liên quan đến tỷ lệ thực hành (p > 0,05)(15). Các kết quả này khá tương đồng với kết quả của nghiên cứu của chúng tôi. Yếu tố thu nhập và số lần mang thai có liên quan đến tỷ lệ thực hành (p < 0,05). Việc thực hiện tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của thai phụ. Về tiền sử của bản thân thai phụ không có liên quan đến tỷ lệ thực hành (p > 0,05) nhưng yếu tố gia đình có người có dị tật bẩm sinh có liên quan đến sàng lọc trước sinh có p = 0,008. Yếu tố gia đình có người bị dị tật bẩm sinh là một yếu tố thúc đẩy đến việc thực hành sàng lọc trước sinh của thai phụ. Các yếu tố liên quan giữa kiến thức về sàng lọc trước sinh và tỷ lệ thực hiện sàng lọc trước sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về sàng lọc trước sinh hầu hết điều có liên quan đến thực hành (p < 0,001). Trong số thai phụ biết về sàng lọc trước sinh có 92,9% thực hành sàng lọc trước sinh. Vì vậy, kiến thức là một yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ thai phụ có thực hành về sàng lọc trước sinh hay không. KẾT LUẬN Có 73,8% thai phụ biết về sàng lọc trước sinh. Có 59% thai phụ thực hiện sàng lọc trước sinh, trong đó có 56,7% thực hiện đầy đủ các kỹ thuật sàng lọc trước sinh. Trong quá trình mang thai 100% thai phụ thực hiện kỹ thuật siêu âm, 57,9% thực hiện Double test, 53,8% thực hiện Triple test nhưng chỉ có 1,9% là thực hiện chọc dò nước ối đều được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm trong số hơn 50% thai phụ được sàng lọc trước sinh, có 95,8% thai phụ có nguy cơ thấp và 4,2% thai phụ có nguy cơ cao. Các yếu tố về dân tộc, nơi ở, thu nhập, số lần mang thai, tiền sử gia đình có người mắc DTBS và yếu tố kiến thức chung về SLTS có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 140 SLTS của đối tượng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Benn PA, Clive JM, Collins R (1997). "Medians for second- trimester maternal serum α-fetoprotein, human chorionic gonadotropin and unconjugated estriol; differences between races or ethnic groups". Clinical Chemistry, 43 (2):pp.333-337. 2. Bolar K, Hoffman AR, Maneatis T, Lippe B (2008). "Long – term safety o recombinant human growth hormone in Turner syndrome". The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 93 (2):pp.344-351. 3. Bondy CA (2006). "Care of girl and women with Turner syndrome: a guideline of the Turner syndrome study group". The Journal of clinical Endocrinology & Metabolism, 92(1):pp.10–25. 4. Boyd PA, Devigan C, Khoshnood B, Loane M, Garne E, Dolk H, et al (2008). "Survey of prenatal screening policies in Europe for structural and chromesome anomalies". BJOG An International of Obstetrics and Gynaecology, 115(6):pp.689-696. 5. Breathnach FM, Malone FD, Lambert-Messerlian G, et al (2007). "First – and second – trimester screening: detection of aneuploidies other than Down syndrome". Obstet Gynecol Ireland, 110(3):pp.651-658. 6. Callen KO và Norah MT (2018). "Screening for congenital fetal anomalies in low risk pregnancy: the Kenyatta National Hospital experience". BMC Pregnancy Childbirth, 18(1):pp.180. 7. Cuckle HS, Wald NJ, Thompson SG (1987). "Estimating a woman’s risk of having a pregnancy associated with Down’s syndrome using her age and serum alpha-fetoprotein". Br J Obstet Gynaecol, 94:pp.387-402. 8. De Vigan C1, Baena N, Cariati E, Clementi M, Stoll C, et al (2001). "Contribution F of ultrasonographic examination to the prenatal detection of chromosomal abnormalities in 19 centres across Europe". Ann Genet, 44(4):pp.209 – 217. 9. Driscoll DA (2004). "Second trimester maternal serum screening for fetal open neural bute defects and aneuploidy". Genet Med, 6(6):pp.540-541. 10. Hà Thị Mỹ Dung (2015). "Đề tài nghiên cứu tình hình sàng lọc dị tật trước sinh ở các bà mẹ mang thai đến khám và chăm sóc tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 - 2015". Sở Y tế Thừa Thiên - Huế. 11. Lê Phạm Sỹ Cường (2016). Kiến thức, thái độ về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và lựa chọn chọc hút dịch ối của các thai phụ >=35 tuổi có chỉ định chọc hút dịch ối tại 2 Trung tâm chẩn đoán trước sinh ở Việt Nam năm 2016. Đại học Y tế Công cộng. 12. Memnun S, Akyüz A, Eroglu K, Seven and associates (2017)."Women's knowledge and use of prenatal screening tests". J Clin Nurs, 26(13-14):pp.1869-1877. 13. Mennuti MT, Driscoll DA (2003)."Screeing for Down syndrome – too many choices?". Prenatal Diagnosis, 28(3):pp.1471-1473. 14. Moldogazieva NT, Terent'ev AA, Shaĭtan KV (2005). "Relationship between structure and function of anpha – fetoprotein: conformation status and biological activity". Biomed Khim, 76(3):pp.345-351. 15. Nguyễn Túy Hà (2015). "Khảo sát kiến thức của phụ nữ độ tuổi sinh đẻ từ 15 - 49 về dự phòng dị tật bẩm sinh đến khám tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Thừa Thiên Huế". Sở Y tế Thừa Thiên - Huế. 16. Nguyễn Thị Hoàn (2014)."Tình hình dị tật bẩm sinh tại Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế". Tạp chí phụ sản, 12(3):pp.122-124. 17. Reynolds TM, Vranken V, Van Nueten J (2006)."Weight correction of MoM values: which method?". J.Clin.Pathol, 59:pp.753-758. 18. Sở Lao động thương Binh Xã hội tỉnh Trà Vinh (2015). Kết quả báo cáo tình hình người khuyết tật tỉnh Trà Vinh năm 2015. 19. Sở Lao động thương Binh Xã hội tỉnh Trà Vinh (2016). Kết quả báo cáo tình hình người khuyết tật tỉnh Trà Vinh năm 2016. 20. Sở Lao động thương Binh Xã hội tỉnh Trà Vinh (2017). Kết quả báo cáo tình hình người khuyết tật tỉnh Trà Vinh năm 2017. 21. Vaknin Z1, Reish O, Ben-Ami I et al (2008)."Prenatal diagnosis of sex chromosome abnormalities: The 8 year experience of a single medical center". Fetal Diagnosis Therapy, 23:pp 76 – 81. 22. Yaron Y1, Lehavi O, Orr-Urtreger A et al (2002)."Maternal serum hCG is higher in the presence of female fetus as early as week 3 post - fertilization". Human reproduction, 17(2):pp.485 – 489. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf132_1_0007_2164425.pdf