Tài liệu Thuật toán định tuyến cho giao tiếp V2V trong môi trường đô thị sử dụng thông tin vị trí và dự đoán chuyển động: Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 17
THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN CHO GIAO TIẾP V2V
TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ SỬ DỤNG THÔNG TIN VỊ TRÍ
VÀ DỰ ĐOÁN CHUYỂN ĐỘNG
Trần Văn Hưng*, Hồ Thành Trung
Tóm tắt: Định tuyến trong mạng VANET là một bài toán khó do các các nút
mạng là các xe luôn di chuyển với tốc độ cao làm cấu hình mạng thay đổi liên tục.
Do vậy, vấn đề quan trọng nhất là phải dự đoán được chuyển động của xe khi quyết
định chọn xe đó làm nút chuyển tiếp bản tin. Bài báo này đề xuất thuật toán định
tuyến cho giao tiếp V2V trong môi trường đô thị sử dụng thông tin vị trí và dự đoán
chuyển động, thực hiện chọn tuyến và nút chuyển tiếp phù hợp làm nâng cao hiệu
quả định tuyến. Qua phân tích lý thuyết và đánh giá bằng mô phỏng đều chứng tỏ
thuật toán đưa ra đã làm tăng tỉ lệ chuyển tiếp bản tin thành công, giảm thời gian
trễ trung bình đầu-cuối và làm giảm số chặng chuyển tiếp trung bình khi so sánh
với một số thuật toán đ...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuật toán định tuyến cho giao tiếp V2V trong môi trường đô thị sử dụng thông tin vị trí và dự đoán chuyển động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 17
THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN CHO GIAO TIẾP V2V
TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ SỬ DỤNG THÔNG TIN VỊ TRÍ
VÀ DỰ ĐOÁN CHUYỂN ĐỘNG
Trần Văn Hưng*, Hồ Thành Trung
Tóm tắt: Định tuyến trong mạng VANET là một bài toán khó do các các nút
mạng là các xe luôn di chuyển với tốc độ cao làm cấu hình mạng thay đổi liên tục.
Do vậy, vấn đề quan trọng nhất là phải dự đoán được chuyển động của xe khi quyết
định chọn xe đó làm nút chuyển tiếp bản tin. Bài báo này đề xuất thuật toán định
tuyến cho giao tiếp V2V trong môi trường đô thị sử dụng thông tin vị trí và dự đoán
chuyển động, thực hiện chọn tuyến và nút chuyển tiếp phù hợp làm nâng cao hiệu
quả định tuyến. Qua phân tích lý thuyết và đánh giá bằng mô phỏng đều chứng tỏ
thuật toán đưa ra đã làm tăng tỉ lệ chuyển tiếp bản tin thành công, giảm thời gian
trễ trung bình đầu-cuối và làm giảm số chặng chuyển tiếp trung bình khi so sánh
với một số thuật toán định tuyến đã có.
Từ khóa: ITS, VANET, V2V, GMPR.
1. GIỚI THIỆU
Mạng di động tùy biến các phương tiện giao thông VANET (Vehicular Ad-hoc
Network) [1] là mạng vô tuyến Ad-hoc được triển khai trong môi trường giao
thông với hai loại truyền thông chủ yếu đó là: giao tiếp xe-xe (V2V - Vehicle to
Vehicle) và giao tiếp xe-hạ tầng (V2I - Vehicle to Infrastructure), với các kỹ thuật
để đảm bảo cho các giao tiếp này đã được đề xuất và tiêu chuẩn hóa như trong
IEEE 802.11 và WAVE (Wireless Access in Vehicle Environments) [2]. Việc triển
khai các ứng dụng trên VANET gặp nhiều khó khăn thách thức do các nút mạng là
các phương tiện luôn di chuyển với tốc độ cao, dẫn tới cấu trúc mạng thay đổi
không ngừng và luôn xảy ra các hiệu ứng không mong muốn trong thông tin như:
fading, doppler, trễ truyền dẫn, v.v... nhất là trong môi trường đô thị khi đường
truyền vô tuyến thường xuyên bị gián đoạn do hiệu ứng che chắn bởi các tòa nhà.
Chức năng chính của giao thức định tuyến ở môi trường này là tìm, chọn đường tối
ưu và chuyển bản tin đến đúng đích thông qua các nút mạng trung gian trong điều
kiện topo mạng biến đổi liên tục.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định, các giao thức định tuyến truyền thống hoạt
động dựa trên bảng định tuyến hoàn toàn không phù hợp với môi trường VANET.
Các giao thức định tuyến theo yêu cầu mà điển hình như AODV (Ad-hoc On
Demand Distance Vector Routing) [3] hay DSR (Dynamic Source Routing) [4]
không thể phát huy được hiệu quả do trễ lớn. Các giao thức định tuyến dựa trên
thông tin vị trí như GPSR (Greedy Perimeter Stateless Routing) [5], LAR
(Location Aided Routing) [6] hay GSR (Geographic Source Routing) [7] đã khắc
phục được một số nhược điểm cơ bản của giao thức dựa trên bảng định tuyến, tuy
nhiên, cũng chưa có cơ chế dự đoán chuyển động của các xe lân cận khi chọn nút
trung gian chuyển tiếp bản tin.
Bài báo này đề xuất thuật toán định tuyến cho giao tiếp V2V trong môi trường
đô thị, sử dụng thông tin vị trí kết hợp với dự đoán hướng chuyển động của
phương tiện GMPR (Geography-Movement Prediction based Routing Algorithm).
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. V. Hưng, H. T. Trung, “Thuật toán định tuyến cho giao tiếp V2V chuyển động.” 18
Thuật toán đã cải thiện được các hạn chế của thuật toán định tuyến dựa trên thông
tin vị trí, cụ thể: xác định được quãng đường đến đích ngắn nhất cho bản tin sự
kiện trong mối tương quan với yếu tố mật độ phương tiện trên đường; dự đoán
chuyển động của các xe lân cận trong vùng phủ sóng để chọn ra xe đóng vai trò là
nút chuyển tiếp trung gian có lợi nhất về thời gian khi chuyển tiếp bản tin.
Các giả định về hệ thống bao gồm: tất cả các phương tiện đều được trang bị
thiết bị thu phát vô tuyến phù hợp tiêu chuẩn IEEE 802.11(p) DSRC/WAVE, thiết
bị định vị (GPS) và thiết bị cảm biến để sẵn sàng cung cấp các dữ liệu về trạng thái
phương tiện như vị trí, tốc độ và hướng di chuyển.
Phần 2 của bài báo phân tích chi tiết về thuật toán GMPR. Cách thức thử
nghiệm và đánh giá thuật toán đưa ra được trình bày trong phần 3 và cuối cùng là
phần kết luận.
2. GIAO THỨC GMPR TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
2.1. Xác định vị trí xe thông qua bản tin cập nhật trạng thái
Trong VANET có hai loại bản tin, đó là: bản tin an toàn thông thường và bản tin
sự kiện. Bản tin an toàn thông thường hay còn gọi là bản tin cập nhật trạng thái
cung cấp các thông tin về trạng thái của phương tiện như vị trí, tốc độ, hướng di
chuyển, v.v, được quảng bá với tần suất từ 2~10 lần/giây. Bản tin sự kiện hay còn
gọi là bản tin cảnh báo khẩn cấp nhằm cảnh báo các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn
giao thông như sự cố động cơ, phanh gấp, chuyển làn đột ngột, v.v. Bản tin sự kiện
chỉ được phát đi khi phương tiện rơi vào trạng thái nguy hiểm. Trong bài báo này,
bản tin cập nhật trạng thái được sử dụng để xác định vị trí và dự đoán chuyển động
của các nút mạng là các phương tiện phục vụ cho thao tác định tuyến.
Gọi S={sj|j=1,2,3,...,k} là tập các nút gửi, Nj={ni|i=1,2,3,...,m} là tập các nút
lân cận trong vùng phủ của nút gửi sj tương ứng. Nút sj định kỳ nhận được bản tin
trạng thái đến từ các nút lân cận, bản tin này chứa các thông tin về các nút lân cận
ni ở thời điểm hiện tại (tcur) như: vị trí ur ur ur( , )
i i in n n
c c cP x y , tốc độ ur
in
cv , gia tốc ur
in
ca và góc
hướng ur
in
c . Nút gửi sj di chuyển với vận tốc ur
is
cv , gia tốc ur
is
ca với góc hướng ur
is
c ở
tại vị trí ur ur ur( , )
i i is s s
c c cP x y có thể tính được vị trí của ni tại thời điểm tương lai tpred
(tpred= tcur+Δt) là ( , )i i i
n n n
pred pred predP x y với các tọa độ được xác định:
2
ur
2
ur
1
2
1
2
i i i i
i i i i
n n n n
pred c x x
n n n n
pred c y y
x x v t a t
y y v t a t
(1)
Với ur ur max0 ,
i in s
c cv v v , ur ur max0 ,
i in s
c ca a a và ur ur max0 ,
i in s
c c a . Các giá trị vận
tốc và gia tốc được tính:
ur ur
ur ur
cos( ); sin( )
cos( ); sin( )
i i i i
i i i i
n n n n
x c ij y c ij
n n n n
x c ij y c ij
v v v v
a a a a
(2)
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 19
Như thể hiện trong hình 1, sau khi quảng bá bản tin trạng thái thì trạng thái của
xe si được các xe ni, ni+1, ni+2 và ni+3 cập nhật. Đồng thời, trạng thái của các xe ni,
ni+1, ni+2 và ni+3 cũng được cập nhật bởi xe si. Bằng cách này mỗi xe đều duy trì và
cập nhật danh sách các xe đơn chặng lân cận. Chu kỳ cập nhật danh sách các nút
mạng lân cận chính là chu kỳ quảng bá của bản tin trạng thái.
Hình 1. Cập nhật danh sách các xe lân cận.
2.2. Lựa chọn nút giao thông kế tiếp tối ưu
Chọn nút giao thông kế tiếp về bản chất chính là chọn đoạn đường kế tiếp mà
bản tin sẽ đi qua để đến đích. Thuật toán chọn nút giao thông kế tiếp căn cứ vào
hiện trạng giao thông thực tế trên đường, gồm hai yếu tố là: mật độ phương tiện
trên đoạn đường mà bản tin có thể đi qua, và khoảng cách từ các nút giao thông có
khả năng được chọn đến đích, từ đó xác định được nút giao thông kế tiếp có lợi
nhất cho chuyển tiếp bản tin. Đây là phương pháp tìm đường tối ưu trong trạng thái
động, dựa trên cơ sở đánh giá về cả khả năng kết nối giữa các xe qua giao tiếp vô
tuyến và khoảng cách đến đích. Nếu quãng đường được chọn có khoảng cách đến
đích ngắn nhưng mật độ phương tiện quá thấp, khi đó phương tiện mang bản tin sẽ
không chọn được nút quảng bá kế tiếp, nó phải lưu giữ bản tin đến khi có thể tiếp
tục chuyển. Điều này sẽ làm tăng thời gian trễ đơn chặng và làm giảm hiệu suất
định tuyến. Các thông tin về đoạn đường liên quan được xác định từ cơ sở dữ liệu
bản đồ số của tuyến đường và thông tin từ bản tin trạng thái.
Hình 2. Lựa chọn nút giao thông kế tiếp tối ưu.
Như mô tả trên hình 2, xe gửi si là phương tiện đang cần truyền bản tin sự kiện.
Nút giao thông hiện tại là I, bản tin có thể đến đích D thông qua các nút giao thông
kế tiếp là J1 hoặc J2. Khi đó, với mỗi xe si sẽ xác định hàm ưu tiên F(IJk)i cho mỗi
đoạn đường i trong tập các đoạn đường có liên quan trực tiếp đến I như sau:
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. V. Hưng, H. T. Trung, “Thuật toán định tuyến cho giao tiếp V2V chuyển động.” 20
( ) 1 i
i
J D
i i IJ
ID
d
F IJ
d
(3)
Trong đó:
IDd là khoảng cách từ I đến xe đích D;
DJi
d là khoảng cách từ Ji đến xe đích D;
iIJ
là mật độ xe trung bình trên tuyến giữa hai nút giao thông I và Ji;
α, β lần lượt là hệ số ảnh hưởng của yếu tố khoảng cách và yếu tố mật độ xe,
với α + β = 1.
Ta coi các đoạn đường được mô tả bằng đồ thị G=(V,E) với các nút giao thông
là tập các đỉnh V và các đoạn đường là tập các cạnh E. Trên đồ thị tĩnh này, đường
đi từ nguồn đến đích được xác định thông qua thuật toán tìm đường ngắn nhất
Dijkstra. Trong công thức (3), thành phần thứ nhất mô tả khả năng liên kết giữa
các phương tiện qua giao tiếp vô tuyến, và thành phần thứ hai là ảnh hưởng của
khoảng cách đến việc chuyển tiếp bản tin tới đích, có nghĩa là khi mật độ xe trên
đường đủ lớn thì xác suất tìm được nút trung gian chuyển tiếp bản tin cao và
khoảng cách đến đích càng ngắn thì trễ truyền dẫn càng nhỏ. Vì thế, nút giao thông
kế tiếp tối ưu được chọn là nút có hàm ưu tiên F(IJk)i lớn nhất, tức là với mỗi cặp
α, β thì đoạn đường nữa 2 nút giao thông được chọn là đoạn có mật độ xe lớn nhất
và khoảng cách đến đích ngắn nhất.
2.3. Chuyển tiếp bản tin trên đoạn đường đã chọn
Khi đã xác định được nút giao thông kế tiếp, tức là đã chọn được nhóm các xe
trên đoạn đường có thể chuyển tiếp bản tin đến đích. Bước tiếp theo của thuật toán
là cần xác định nên chọn xe nào để chuyển tiếp bản tin cho chặng kế tiếp là có lợi
nhất. Các xe trung gian được chọn để chuyển tiếp bản tin dựa trên nguyên tắc ưu
tiên về khoảng cách và cùng hướng di chuyển. Khi một xe nhận được bản tin cần
chuyển, nó tính và so sánh khoảng cách từ tất cả các xe cùng hướng di chuyển
trong vùng phủ đến đích. Xe được chọn có khoảng cách đến nút giao kế tiếp (hoặc
đích D nếu không còn nút giao) ngắn nhất, và được gọi là xe “đội trưởng”. Ở mỗi
nhóm kế tiếp, thuật toán lại tìm ra được xe “đội trưởng” cho nhóm tiếp theo.
Giả sử tọa độ tại tâm nút giao đã chọn được xác định là ( , )
opt opt optJ J J
P x y .
Khoảng cách từ xe i jn N đến nút giao được tính:
2 2
2( ) i i
i opt opt opt
n n
n J pred J pred JD x x y y (4)
Thay giá trị inpredx và
in
predy từ công thứ (1) và (4) ta có:
2 2
2 2
ur ur
1 1
2 2
i i i i i i
i opt
n n n n n n
n J c x x c y yD x v t a t y v t a t (5)
Xe trung gian nk được chọn có khoảng cách thỏa mãn:
min
k opt i optn J n J
D D
(6)
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 21
Khi đó xe nk được chọn làm xe “đội trưởng” và làm nút trung chuyển kế tiếp do
có khoảng cách đến đích nhỏ nhất. Nếu xe “đội trưởng” nk không thay đổi hướng
di chuyển, bản tin sẽ được chuyển đi qua các nút trung gian khác theo cách tương
tự. Khi chưa chọn được nút “đội trưởng” kế tiếp, nút “đội trưởng” hiện tại mang
bản tin thực hiện nguyên tắc lưu và chuyển, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bản tin
đến đích.
2.4. Dự đoán chuyển động tương đối của phương tiện
Các nút mạng trong VANET được đặc trưng bởi yếu tố vận tốc và hướng di
chuyển. Khi đang truyền dữ liệu trên mạng thì các nút mạng vẫn chuyển động với
vận tốc lớn. Nếu chỉ áp dụng thuật toán tìm đường đơn giản theo thông tin vị trí
được cung cấp mà không có cơ chế dự đoán chuyển động thì gói tin sau khi gửi đi
có thể không tới đích do nút đích đã chuyển động khá xa so với vị trí khi cung cấp
thông tin cho nút nguồn. Hơn nữa, chuyển động tương đối giữa nút trung gian và
nút đích cũng là một thông số quan trọng để lựa chọn đường đi của bản tin trong
giao thức định tuyến. Nếu nút trung gian có chuyển động hướng về phía đích sẽ có
mức độ ưu tiên khi chọn tuyến cao hơn so với nút gần đích nhưng có hướng
chuyển động ngược lại.
Mỗi xe luôn biết được vị trí tương đối của nó đối với nút giao thông phía trước
bằng cách tự kiểm tra hoặc cập nhật vị trí xe phía trước thông qua bản tin trạng thái.
Khi xe di chuyển trong khu vực nút giao thông, nó phát ra bản tin cập nhật vị trí. Nhận
được bản tin này, các xe lân cận chuyển sang chế độ dự đoán để dự đoán chuyển động
của các xe lân cận nhằm chọn ra xe phù hợp nhất tiếp tục chuyển tiếp bản tin.
Hình 3. Xe B dự đoán chuyển động để chọn xe K.
Ở hình 3, khi xe ni đến giữa nút giao thông, nó thông báo để các xe lân cận của ni
chuyển sang chế độ dự đoán chuyển động. Do vậy, sau khi xe si nhận được bản tin
đến từ xe ni-1, xe si dự đoán chuyển động của các xe lân cận với nó và chọn được xe
nk phù hợp nhất làm nút chuyển tiếp trung gian để chuyển tiếp bản tin đến đích D.
Hình 4. Góc hướng chuyển động tương đối giữa hai xe.
Vị trí ở thời điểm hiện tại của ni và D lần lượt là ur ur ur( , )
i i in n n
c c cP x y ; ur ur ur( , )
D D D
c c cP x y .
Sau khoảng thời gian Δt vị trí mới được xác định tương ứng là ( , )i i in n npred pred predP x y ;
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. V. Hưng, H. T. Trung, “Thuật toán định tuyến cho giao tiếp V2V chuyển động.” 22
( , )D D Dpred pred predP x y . Góc hướng i giữa xe i jn N với xe D sau khoảng thời gian Δt
được xác định theo công thức (7).
ur ur
2 2 2 2
ur ur
( )( ) ( )( )
cos( ) cos( , )
( ) ( ) ( ) ( )
i i
i
i i
n nD D D D D D
pred pred pred c pred pred pred c
i n D n nD D D D D D
pred pred pred pred pred c pred c
x x x x y y y y
V V
x x y y x x y y
(7)
Một xe nk bất kỳ có góc hướng k càng nhỏ thì độ ưu tiên khi chọn tuyến càng
cao, khi đó, góc hướng của xe được chọn nk với xe đích thỏa mãn:
min min | ( , ), 1, 2,3,...,ik i i n Dtheta V V i m
(8)
2.5. Các bước trong thuật toán GMPR
Thuật toán thực hiện việc định tuyến cho giao tiếp xe – xe trong môi trường đô
thị. Các bước cơ bản của thuật toán như sau:
Bước 1: Xác định vị trí các xe lân cận trong vùng phủ của xe gửi thông qua bản
tin trạng thái, bao gồm vị trí hiện tại và vị trí dự đoán sau một khoảng thời gian Δt
của chu kỳ bản tin trạng thái.
Bước 2: Căn cứ vào khoảng cách từ xe gửi đến đích và mật độ phương tiện trên
từng đoạn đường để chọn ra đoạn đường có lợi nhất cho đường đi của bản tin.
Bước này chọn được nút giao thông kế tiếp tối ưu.
Bước 3: Chọn nút chuyển tiếp trung gian: nút chuyển tiếp trung gian được xác
định trên cơ sở kết hợp giữa dự đoán chuyển động và khoảng cách đến đích gần
nhất. Nút được chọn đóng vai trò là xe “đội trưởng” có nhiệm vụ trung chuyển bản
tin với chi phí thời gian nhỏ nhất.
Các bước chính trong thuật toán GMPR được mô tả như sau:
Bảng 1. Các bước chính trong thuật toán GMPR.
Algorithm: GMPR
1 Input: thông tin về chuyển động của tập nút gửi, nút nhận lân cận tại tcur
2 Output: Nút giao kế tiếp + nút chuyển tiếp trung gian
3 S={sj|j=1,2,3,...,k}
4 Nj={ni|i=1,2,3,...,m}
5 Initialize(); /*Khởi tạo các tham số của thuật toán*/
6 Received(message);
7 FOR i ← 1 to |Nj| do
8 . ( , )i i in n ni pred pred preds P x y ← ( )ifunctionPos n /*Cập nhật vị trí theo công thức (1)*/
9 Jopt = Max{F(IJi)} /*Xác định hàm ưu tiên theo công thức (3)*/
10 Junctioncur = Next_Junction(Jopt)
11 IF . ( , ) .i i in n ni pred pred pred is P x y s TxRange than
12 ( , );
i i optn D n J
Calculated V V D
/*Theo công thức (5),(7)*/
13 min min ( , )in Dtheta V V
; min min i optn JD D /*Dmin theo Dijkstra*/
14 Next_Hop = Min_distance(ni,J) && Min_theta(ni,D)
15 nk = CaptionVehicleSelect({Nj})
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 23
16 Forward(nk,Next_Hop)
17 ELSE
18 Carry_and_Forward(message) /*Phương thức lưu và chuyển tiếp bản tin*/
19 Wait_for_Neighbours()
20 Update_List{si}; Quay về bước 8 đến khi bản tin đến đích
21 END
3. MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ
Phần này thực hiện mô phỏng để đánh giá thuật toán GMPR cho giao thức định
tuyến V2V trong môi trường đô thị sử dụng công cụ mô phỏng NCTUns 6.0 [9]
trên nền Feroda12. Đây là phần mềm mô phỏng được phát triển bởi Trường đại
học Giao thông Đài Loan, tích hợp công cụ mô phỏng ITS với tiêu chuẩn IEEE
802.11(p)/1609. Các tham số cho mô phỏng được thiết lập như trong bảng 2.
Bảng 2. Các tham số trong mô phỏng.
Tham số Giá trị Tham số Giá trị
Thời gian mô phỏng 200s MAC protocol IEEE 802.11(p)
Số nút giao thông 16 Dung lượng kênh 2 Mbps
Số tuyến đường 26 Chu kỳ bản tin sự kiện 0,2s~0,8s
Số lượng xe 50-200 Kích thước bản tin 128 bytes
Vận tốc trung bình 30-50 km/h Bán kính vùng phủ 250m
3.1. Các chỉ tiêu đánh giá
Để đánh giá tính năng của thuật toán GMPR, tác giả đã tiến hành so sánh thuật
toán đề xuất trong bài báo với một số thuật toán định tuyến đã có như GPSR [5],
LAR [6], GSR [7]. Thuật toán LAR[6] được thực hiện trong mạng Manet (Mobile
Ad-hoc Network), trong thuật toán này chỉ sử dụng thuần túy thông tin vị trí để xác
định tuyến mới với mục tiêu là làm giảm số lượng bản tin định tuyến khi các nút di
chuyển. Trong khi đó, thuật toán GPSR[5] không thực hiện tính toán để thiết lập
bất kỳ tuyến nào giữa nguồn và đích, mỗi nút gửi chỉ thực hiện chèn địa chỉ đích
vào phần header của gói tin, sau đó, chuyển gói tin cho nút lân cận đơn chặng có
khoảng cách gần đích nhất và gói tin đến đích theo chế độ “greedy” hoặc
“perimeter”. Trong khi đó, GSR[7] đã lựa chọn đường tới đích ngắn nhất bằng
thuật toán Dijkstra từ tọa độ GPS. Bản tin được chuyển đến các nút giao thông trên
đường rồi chuyển đến đích như cơ chế trong thuật toán GPSR[5], tuy nhiên, cũng
chưa có cơ chế dự đoán chuyển động khi chọn nút chuyển tiếp trung gian.
So sánh được thực hiện trên cơ sở khảo sát 3 yếu tố: tỉ tệ chuyển tiếp gói tin
thành công, trễ trung bình đầu-cuối và số chặng chuyển tiếp trung bình. Quá trình
mô phỏng được thực hiện 5 lần và lấy giá trị trung bình của các kết quả. Các chỉ
tiêu đánh giá được định nghĩa như sau:
a) Tỉ lệ chuyển tiếp gói tin thành công: Là tỉ số giữa số gói tin nhận được tại nút
đích với số gói tin được gửi đi bởi nút nguồn. Tỉ lệ này thể hiện độ tin cậy của giao
thức khi chuyển tiếp gói tin:
send
received
pkt
pkt
success
n
n
pkt (9)
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. V. Hưng, H. T. Trung, “Thuật toán định tuyến cho giao tiếp V2V chuyển động.” 24
b) Trễ trung bình đầu-cuối: Thời gian trễ của từng gói tin là chênh lệch giữa thời
gian nhận được tại đích và thời gian gửi tại nguồn. Thời gian trễ trung bình đầu-cuối
gồm trễ truyền dẫn trên mạng, trễ xếp hàng và trễ xử lý tại các nút trung gian.
received
i
received
pkt
i
sendpkt
i
received
avg
n
tt )(
each for
(10)
c) Số chặng chuyển tiếp trung bình: Sử dụng đại lượng Hopi để thể hiện số
chặng chuyển tiếp khi chuyển mỗi gói tin i từ nguồn đến đích.
received
i
received
pkt
pkt i
avg
n
Hop
Hop
each for
(11)
3.2. Kết quả mô phỏng và đánh giá
Trên hình 5 là so sánh tỉ lệ chuyển tiếp bản tin thành công của 4 thuật toán với
số lượng phương tiện khác nhau. Khi số lượng xe tăng thì tỉ lệ chuyển tiếp bản tin
thành công của GMPR chiếm ưu thế hơn các thuật toán còn lại. Đây chính là ưu
điểm của GMPR khi thuật toán này đã khảo sát đến ảnh hưởng của mật độ phương
tiện đến chọn đường đi tối ưu của bản tin. Bởi vì, khi mật độ phương tiện đủ lớn
thì xác suất chuyển tiếp thành công bản tin tăng lên do giao tiếp vô tuyến không bị
gián đoạn.
Hình 5. Tỉ lệ chuyển tiếp bản tin
thành công.
Hình 6. Số chặng chuyển tiếp
trung bình.
Hình 7. Trễ trung bình đầu-cuối
(5pkts/sec).
Hình 8. Trễ trung bình đầu cuối
(200 xe).
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 25
Hình 6 so sánh số chặng chuyển tiếp trung bình của các thuật toán. Do có sự kết
hợp giữa thông tin vị trí và dự đoán chuyển động của xe nên chặng trung chuyển
kế tiếp ở GMPR luôn chọn được nút chuyển tiếp phù hợp. Các thuật toán còn lại
chưa có cơ chế dự đoán chuyển động của xe nên chặng kế tiếp chưa phải là lựa
chọn tốt nhất. Vì vậy, số chặng chuyển tiếp trung bình đều cao hơn đối với GMPR.
Hình 7 và 8 là so sánh trễ trung bình đầu-cuối với hai kịch bản là số lượng xe thay
đổi khi tần số phát bản tin sự kiện là 5 bản tin/giây và kịch bản mô phỏng với 200
xe, chu kỳ phát bản tin sự kiện thay đổi từ 0.2 giây đến 0.8 giây. Ở cả hai trường hợp
thuật toán GMPR đều cho thời gian trễ thấp hơn các thuật toán còn lại. Điều này có
thể giải thích: thứ nhất là trong GMPR có số chặng chuyển tiếp trung gian giảm dẫn
tới thời gian trễ tổng giảm; Thứ hai, do GMPR chọn quãng đường tiếp theo có hàm
ưu tiên F(IJk)i lớn nhất kết hợp với dự đoán chuyển động của xe nên xác suất mất
liên kết vô tuyến giữa các phương tiện khi truyền tin là thấp nhất. Khi đường truyền
lỗi, xe gửi không nhận được khung báo nhận ACK từ các xe lân cận, sau một khoảng
thời gian xe gửi sẽ lặp lại việc truyền bản tin và cứ tiếp tục như vậy khi số lần truyền
lại đạt ngưỡng thì quá trình bị khởi động lại làm thời gian trễ tăng lên. Ở thuật toán
GMPR đã xét đến những yếu tố này nên đã giảm thiểu được số lần truyền lại bản tin
của cùng một sự kiện nên trễ trung bình đầu cuối giảm.
4. KẾT LUẬN
Bài báo đã đưa ra thuật toán định tuyến cho giao tiếp V2V trong môi trường đô
thị, sử dụng thông tin vị trí kết hợp với dự đoán chuyển động của các phương tiện.
Thuật toán đề xuất đã cải thiện được những hạn chế của các cơ chế định tuyến chỉ
dựa trên thông tin vị trí, nâng cao hiệu suất định tuyến. Qua phân tích lý thuyết và
đánh giá bằng mô phỏng đều chứng tỏ thuật toán đưa ra đã làm tăng tỉ lệ chuyển
tiếp bản tin thành công, giảm thời gian trễ trung bình đầu-cuối và làm giảm số
chặng chuyển tiếp trung bình khi so sánh với một số thuật toán đã có. Tuy nhiên,
môi trường thông tin thực tế trong đô thị rất phức tạp, bài báo chưa khảo sát đến
các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp V2V. Các giá trị α và β cũng cần
được khảo sát và đánh giá chi tiết qua thực nghiệm. Đây cũng là công việc nghiên
cứu tiếp theo của tác giả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Li F, Yu W, “Routing in Vehicular Ad-hoc Networks: A Survey”, IEEE
Vehicular Technology Magzine, 2007, 2(2), pp. 12-22.
[2]. D. Jiang and L. Delgrossi, “IEEE 802.11p: Towards an international standard
for wireless access in vehicular environments” in Proc. of the IEEE Vehicular
Technology Conference. IEEE, 2008, pp. 2036-2040.
[3]. C.E. Perkins, E. Royer, “Ad-hoc On-Demand Distance Vector Routing”, in:
Proceedings of the Second IEEE Workshop on Mobile Computing Systems
and Applications, New Orleans, USA, 1999, pp. 90-100.
[4]. David B. Johnson David A. Maltz Josh Broch, “DSR: The Dynamic Source
Routing Protocol for Multi-Hop Wireless Ad Hoc Networks”,
pp.1-25.
[5]. Brad Karp and H. T. Kung, “GPSR: Greedy Perimeter Stateless Routing for
Wireless Networks”, ACM IEEE MOBICOM 2000, New York, pp. 243-254.
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. V. Hưng, H. T. Trung, “Thuật toán định tuyến cho giao tiếp V2V chuyển động.” 26
[6]. KO Y, VAIDYA N, “Locaton-Aided Routing in Mobile Ad-hoc Networks”,
ACM, IEEE MOBICOM’98. Dallas, 1998, pp.66-75.
[7]. C. Lochert, H. Hartenstein, J. Tian, D. Herrmann, H. Füßler, M. Mauve, "A
Routing Strategy for Vehicular Ad Hoc Networks in City Environments",
IEEE Intelligent Vehicles Symposium (IV2003), pp. 156-161, Columbus,
OH, USA, June 2003
[8]. C.-F. Wang et al.,“Nexthop selection mechanism for nodes with heterogeneous
transmission range in VANETs”, Computer Communications 55, 2015, pp. 22.
[9]. Prof. Shie-Yuan Wang, Chih-Liang Chou, and Chih-Che Lin, “The GUI User
Manual for the NCTUns 6.0 Network Simulator and Emulator”, Department
of Computer Science, National Chiao Tung University, Taiwan.
[10]. Ryosuke Akamatsu, Keiji Obara, Hiroshi Shigeno, “Road-Oriented
Geographic Routing Protocol for Urban Vehicular Ad Hoc Networks”, 29th
WAINA.2015, IEEE, pp.721-726.
[11]. K.D. Park et al., “Mobility State Based Routing Method in Vehicular Adhoc
Network”, 2015 IEEE International Conference on Mobile Services, pp.472-474
[12]. J.P.Jeong et al., “TPD: Travel Prediction-based Data Forwarding for light-
tra c vehicular networks”, 2015 Elsevier Computer Networks, pp.166-182
[13]. Trần Văn Hưng, Vũ Trọng Tuân, “Thuật toán cho giao thức truyền thông
cảnh báo va chạm trên đường cao tốc”, Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân
sự, Số 39, 10 – 2015,pp.42-49
ABSTRACT
A GEOGRAPHY-MOVEMENT PREDICTION BASED ON THE ROUTING
ALGORITHM FOR V2V COMMUNICATION IN CITY ENVIRONMENT
In VANET, the routing is a difficult problem due to unpredictable nodes
as vehicles movement and frequent network topology change. Therefore, the
most important issue is to predict correctly the future movements of vehicles
when selecting intermediate nodes. In this paper, a Geography-Movement
Prediction based on the Routing Algorithm for V2V Communications in City
Environment that selects reliable road segments and intermediate nodes to
improve the routing efficiency was proposed. Both theory analysis and
experiments show that the proposed algorithm has more packets delivery
rate, has less average end-to-end delay time and average number of hops
than traditional routing algorithms had.
Keywords: ITS, VANET, V2V, GMPR.
Nhận bài ngày 09 tháng 02 năm 2017
Hoàn thiện ngày 27 tháng 02 năm 2017
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 4 năm 2017
Địa chỉ: Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Giao thông Vận tải
*Email: hungtv_ktdt@utc.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02_hung_4421_2151770.pdf