Thuật ngữ về lĩnh vực Người có công

Tài liệu Thuật ngữ về lĩnh vực Người có công: Thuật ngữ về lĩnh vực Người có công STT WikiKey Định nghĩa 1 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học. (Điều 26, Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của ủy ban thường vụ Quốc hội (gọi tắt là Pháp lệnh 26)). Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học như sau: Trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động; Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện đi trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước; Ưu tiên giáo giao hoặc thuê ...

doc16 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuật ngữ về lĩnh vực Người có công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuật ngữ về lĩnh vực Người có công STT WikiKey Định nghĩa 1 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HOÁ HỌC là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học. (Điều 26, Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của ủy ban thường vụ Quốc hội (gọi tắt là Pháp lệnh 26)). Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học như sau: Trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động; Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng lao động, cấp phương tiện đi trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước; Ưu tiên giáo giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặc nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn hoặc giảm nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của Pháp luật, được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương. 2 Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG HOẶC HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY. Là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch. (Điều 28, Pháp lệnh 26) Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày gồm: Tặng Kỷ niệm chương; Trợ cấp 1 lần; Bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng ngưòi và khả năng của Nhà nước. Ngoài ra khi đối tượng này chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí. 3 Người có công giúp đỡ cách mạng Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: 1. Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; 2. Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; 3. Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; 4. Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến. 4 Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được xây dựng bằng sự đóng góp tự nguyện theo trách nhiệm và tình cảm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và ngoài nước để cùng Nhà nước chăm sóc người có công với cách mạng. (Điều 1, Điều lệ Quản lý sử dụng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ban hành kèm theo Nghị định số 45/2006/NĐ-CP, ngày 28/4/2006 của Chính Phủ). Năm 2010 vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa đạt 385 tỷ đồng, trong đó Quỹ Trung ương đạt 2,88 tỷ đồng; phụng dưỡng 100% [[Bà mẹ Việt Nam anh hùng]], các địa phương xây và sửa chữa nhà tình nghĩa 17.719 căn trong đó xây mới 10.712 căn, sửa chữa được 7.007 căn 5 Bà mẹ Việt Nam anh hùng BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG Là danh hiệu vinh dự mà Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng hoặc truy tặng những phụ nữ Việt Nam có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế 6 Chiến sĩ thi đua Danh hiệu Chiến sỹ thi đua ở Việt Nam là danh hiệu vinh dự tặng thưởng cho cá nhân lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, chiến đấu hoặc sản xuất. Danh hiệu này đặt ra theo Nghị quyết 104/CP ngày 18 tháng 7 năm 1963 sau đó thay thế bằng Nghị định số 156/1998/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ Việt Nam. Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chiến sĩ thi đua thường được lựa chọn sau khi kết thúc một nhiệm vụ tác chiến, công tác..., một cuộc vận động hoặc tổng kết thi đua hằng năm. Trong các ngành sản xuất và nghiên cứu khoa học kĩ thuật, chiến sĩ thi đua được lựa chọn trong các kỳ tổng kết công tác hằng năm và kế hoạch 5 năm. Phong trào thi đua yêu nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động từ năm 1948. Đại hội thi đua lần thứ nhất khai mạc 1/5/1952 tại Đại Từ, Thái Nguyên; có 154 chiến sĩ thi đua công, nông, binh và lao động trí óc toàn quốc về dự. Cũng tại đại hội này, các chiến sĩ thi đua lần đầu tiên được phong tặng tiêu biểu như Cao Viết Bảo, Giáp Văn Khương, Phạm Thị Thành. 7 Thương binh Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể; c) Làm nghĩa vụ quốc tế; d) Đấu tranh chống tội phạm; đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; e) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 8 Liệt sỹ Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; d) Làm nghĩa vụ quốc tế; đ) Đấu tranh chống tội phạm; e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; h) Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh này chết vì vết thương tái phát. 9 Anh hùng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động được hưởng chế độ ưu đai theo quy định của Pháp lệnh này bao gồm: 1. Người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" theo quy định của pháp luật; 2. Người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến. 10 Bệnh binh Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; b) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ ba năm trở lên; c) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ ba năm nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; d) Đa công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; đ) Làm nghĩa vụ quốc tế; e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh. 11 Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. 12 Lão thành cách mạng Xem [[Người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945]] 13 Cán bộ Tiền khởi nghĩa Xem [[Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945]] 14 Người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. 15 Thân nhân liệt sỹ Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm: a) Cha đẻ, mẹ đẻ; b) Vợ hoặc chồng; c) Con; d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ. 16 Quân nhân xuất ngũ có dưới 20 năm công tác Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng 17 Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). 18 chính sách đối với người có công Là những qui định chung của Nhà nước bao gồm mục tiêu, phương hướng, giải pháp về việc ghi nhận công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công, tạo mọi điều kiện, khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đối với người có công. Với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với người có công. Một mặt Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng của mình hoạch định các chính sách ưu đãi. Mặt khác, Nhà nước bằng bộ máy của mình triển khai thực hiện chính sách đối với người có công, đưa chính sách vào cuộc sống. Ngoài ra Nhà nước còn định hướng, động viên khuyến khích, ủng hộ và tham gia phát động các phong trào, tạo ra sức mạnh tổng hợp về nguồn lực, nhân lực ở cộng đồng dân cư trong việc thực hiện chính sách đối với người có công. 19 Pháp luật ưu đãi người có công: Là tổng thể những quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện chết độ ưu đãi đối với người có công trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Pháp luật ưu đãi người có công quy định những nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện chế độ ưu đãi người có công; xác định trách nhiệm quản lý của các chủ thể trong hoạt động quản lý Nhà nước nhằm điều chỉnh mọi hoạt động ưu đãi xã hội đối với những người có công. 20 Liệt sĩ: Là quân nhân thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, công an nhân dân, cán bộ dân sự hoặc công dân đã hy sinh vẻ vang vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, được cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận theo quy định của Pháp luật và được Chính phủ tặng Bằng Tổ quốc ghi công. 21 Người mất tin mất tích được xác nhận liệt sĩ: Là người thoát ly gia đình tham gia lực lượng vũ trang, tham gia hoạt động cách mạng và vì làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoạt động cách mạng mà bị mất tích, không có tin tức là đã đầu hàng phản bội hoặc còn sống hoặc chết vì những lý do khác. Người mất tích nói trên được đơn vị có thẩm quyền báo mất tích và đề nghị công nhận là liệt sĩ. 22 Gia đình liệt sĩ Là những người cùng sống chung trong một đơn vị nhỏ nhất của cộng đồng xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân hoặc dòng máu đối với liệt sĩ. 23 Chế độ ưu đãi đối với người có công Là hệ thống các quy định cụ thể được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật ưu đãi người có công. Các chế độ ưu đãi bao gồm các lĩnh vực khác nhau như: y tế; giáo dục đào tạo; sản xuất; đời sống; sinh hoạt Trong từng chế độ ưu đãi có quy định cụ thể về phạm vi đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, mức, nội dung và thời hạn hưởng. 24 Thân nhân liệt sĩ: Là Bố, mẹ đẻ; vợ (chồng); con (con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú) và người có công trực tiếp nuôi dưỡng liệt sĩ. 25 Vợ của liệt sĩ: Là người đã kết hôn hợp pháp hoặc có hôn nhân thực tế với liệt sĩ, được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thừa nhận 26 Vợ liệt sĩ tái giá: Là vợ liệt sĩ đi lấy chồng khác theo luật hôn nhân và gia đình. 27 Chồng của liệt sĩ Là người đã kết hôn hợp pháp hoặc có hôn nhân thực tế với nữ liệt sĩ, được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thừa nhận 28 Chồng của liệt sĩ lấy vợ khác (tục huyền) Là chồng của nữ liệt sĩ; đi lấy vợ khác theo luật hôn nhân gia đình. 29 Con ngoài giá thú của liệt sĩ: Là ngời con mang dòng máu của liệt sĩ; người con này có cha mẹ không có hôn thú trước pháp luật. Con ngoài giá thú của liệt sĩ được cha mẹ nhận hoặc được Tòa án nhân dân cho nhận cha, hoặc mẹ, thì người con này có mọi quyền lợi như đối với con đẻ của liệt sĩ. 30 Con nuôi của liệt sĩ: Là người con không mang dòng máu của liệt sĩ mà được liệt sĩ khi còn sống nhận con của người khác về gia đình nuôi dưỡng và coi như con đẻ. Người con được nhận nuôi phải được Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi thường trú của người nuôi hoặc con nuôi công nhận về tuổi và những điều kiện khác theo quyết định của pháp luật đồng thời ghi vào sổ hộ tịch. 31 Cha đẻ của liệt sĩ: Là người sinh ra và nuôi dưỡng liệt sĩ được pháp luật và xã hội thừa nhận 32 Mẹ đẻ của liệt sĩ: Là người sinh ra liệt sĩ được pháp luật thừa nhận 33 Người có công nuôi liệt sĩ: Là người không sinh ra liệt sĩ nhưng có công trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng liệt sĩ ít nhất là 10 năm từ lúc còn nhỏ cho đến khi liệt sĩ dưới 16 tuổi, đối xử như con đẻ; hoặc trường hợp có công lao đặc biệt trong việc nuôi liệt sĩ trong thời kỳ sơ sinh hay tai họa hiểm nghèo với thời gian từ 05 năm trở lên; được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định công nhận. 34 Liệt sĩ: là quân nhân thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, công an nhân dân, cán bộ dân sự hoặc công dân đã hy sinh vẻ vang vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, được cơ quan có thẩm quyền đề nghị công nhận theo quy định của Pháp luật và được Chính phủ tặng Bằng Tổ quốc ghi công. 35 Vợ của liệt sĩ Là người đã kết hôn hợp pháp hoặc có hôn nhân thực tế với liệt sĩ, được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thừa nhận. 36 Vợ liệt sĩ tái giá Là vợ liệt sĩ đi lấy chồng khác theo luật hôn nhân và gia đình 37 Con đẻ của liệt sĩ Là con do người vợ của liệt sĩ đẻ ra có mang dòng máu của liệt sĩ. 38 Con ngoài giá thú của liệt sĩ Là ngời con mang dòng máu của liệt sĩ; người con này có cha mẹ không có hôn thú trước pháp luật. Con ngoài giá thú của liệt sĩ được cha mẹ nhận hoặc được Tòa án nhân dân cho nhận cha, hoặc mẹ, thì người con này có mọi quyền lợi như đối với con đẻ của liệt sĩ. 39 Con nuôi của liệt sĩ Là người con không mang dòng máu của liệt sĩ mà được liệt sĩ khi còn sống nhận con của người khác về gia đình nuôi dưỡng và coi như con đẻ. Người con được nhận nuôi phải được Ủy ban nhân dân xã (phường) nơi thường trú của người nuôi hoặc con nuôi công nhận về tuổi và những điều kiện khác theo quyết định của pháp luật đồng thời ghi vào sổ hộ tịch. 40 Cha đẻ của liệt sĩ Là người sinh ra và nuôi dưỡng liệt sĩ được pháp luật và xã hội thừa nhận 41 Mẹ đẻ của liệt sĩ Là người sinh ra liệt sĩ được pháp luật thừa nhận. 42 Người có công nuôi liệt sĩ Là người không sinh ra liệt sĩ nhưng có công trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng liệt sĩ ít nhất là 10 năm từ lúc còn nhỏ cho đến khi liệt sĩ dưới 16 tuổi, đối xử như con đẻ; hoặc trường hợp có công lao đặc biệt trong việc nuôi liệt sĩ trong thời kỳ sơ sinh hay tai họa hiểm nghèo với thời gian từ 05 năm trở lên; được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ra quyết định công nhận. 43 Thương binh nặng Là thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên do tình trạng tàn tật. 44 Thương binh đặc biệt nặng Là thương binh nặng có vết thương cụt 2 chi trở lên; mù tuyệt đối 2 mắt; tâm thần nặng; không tự chủ được đời sống sinh hoạt; liệt 2 chi trở lên do vết thương tủy sống; về thương sọ não phải thường xuyên dùng xe lăn, xe lắc để di chuyển hàng ngày hoặc có tình trạng thương tật nặng khác được cơ quan có thẩm quyền công nhận. 45 Người phục vụ thương binh ở gia đình Là người trực tiếp phục vụ chăm sóc hàng ngày về sức khỏe, thương tật, bệnh tật sinh hoạt đối với thương binh nặng hoặc thương binh đặc biệt nặng ở gia đình theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân xã, phường và chỉ định của Hội đồng giám định Y khoa. 46 Người hưởng chính sách như thương binh Là người không phải là quân nhân, công an nhân dân do tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương có vết thương thực thể dẫn đến mất sức lao động từ 21% trở lên, được cấp có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật cấp giấy chứng nhận “người hưởng chính sách như thương binh”. 47 Người làm chứng (cho việc xác nhận thương binh, liệt sĩ) Là người có đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi, đã cùng hoạt động, cùng đơn vị với người mà mình đứng ra làm chứng; biết rõ sự việc hoặc biết được những tình tiết có liên quan đến người đó. Người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận sự làm chứng này. 48 Thương binh tái phát vết thương Là thương binh có vết thương thực thể sau một thời gian vết thương đó không còn ổn định, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, lao động sản xuất phải điều trị hoặc xử lý y học của cơ quan y tế. 49 Bệnh binh nặng Là bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên. 50 Người phục vụ bệnh binh ở gia đình Là người trực tiếp phục vụ chăm sóc hàng ngày về sức khỏe, bệnh tật và sinh hoạt đối với bệnh binh nặng hoặc bệnh binh đặc biệt nặng ở gia đình theo đề nghị của UBND xã, phường và chỉ định của Hội đồng giám định Y khoa. 51 Người có công giúp cách mạng Là người dân dã trực tiếp giúp đỡ cách mạng trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 được Nhà nước tặng kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” kèm theo “Bằng có công với nước” hay “Bằng có công với nước” hoặc là người dân có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến. 52 Người hoạt động trước cách mạng Tháng 8/1945 Là người hoạt động trong các tổ chức cách mạng từ ngày 31 tháng 12 năm 1944 trở về trước hoặc là người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hay thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận. 53 Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc Là người tham gia kháng chiến trong thời gina từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 (kể cả thoát ly và không thoát ly) được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Huy chương tổng kết thành tích kháng chiến (Huân, Huy chương kháng chiến hoặc Huân, Huy chương chiến thắng). 54 Quỹ đền ơn đáp nghĩa: Là quỹ được hình thành từ sự đóng góp theo tình cảm và trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân nhằm mục đích giúp đỡ tình nghĩa đối với những người có công với cách mạng. 55 Sổ tiết kiệm tình nghĩa Là loại sổ tiết kiệm do ngân hàng Nhà nước phát hành, được tổ chức, đơn vị, cá nhân gửi tiền vào đó để tặng người có công với cách mạng đang gặp khó khăn trong cuộc sống. 56 Nhà tình nghĩa Là nhà được xây dựng dành cho những người có công với cách mạng đang có khó khăn về nhà ở, tùy theo hoàn cảnh, công lao của từng người bằng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, sự đóng góp tình nghĩa của các cơ quan đơn vị và cá nhân kể cả bằng vật tư, thiết bị, kỹ thuật và công lao động. 57 Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng Là sự tự nguyện nhận chăm sóc nuôi dưỡng một phần về vật chất, tinh thần đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong những năm tháng còn lại của cuộc đời Mẹ của cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân. 58 Đỡ đầu con liệt sĩ Là sự tự nguyện chăm sóc, nuôi dưỡng về vật chát cũng như tinh thần đối với con của liệt sĩ cho đến khi trưởng thành của cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân. 59 Giấy chứng nhận bị thương Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, công nhận quân nhân, công an nhân dân, cán bộ dân sự, công dân bị thương sau khi đã được cơ quan y tế điều trị do trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu; làm nhiệm vụ quốc tế, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ khó khăn nguy hiểm vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân. 60 Khám phúc quyết thương tật Là việc xem xét và kết luận lại sự suy giảm khả năng lao động do thương tật của cơ quan giám định y khoa cấp trên đối với kết luận của cơ quan giám định y khoa cấp dưới, hoặc của cơ quan giám định y khoa được cấp có thẩm quyền quy định đối với kết luận của cơ quan giám định y khoa trước đó. 61 Tỷ lệ thương tật Là tỷ lệ phần trăm 9%) suy giảm khả năng lao động của người bị thương tật được cơ quan giám định y khoa có thẩm quyền kết luận. 62 Chế độ phụ cấp người phục vụ thương binh nặng, bệnh binh nặng: Là khoản tiền theo quy định của pháp luật được cấp hàng tháng cho người đảm nhiệm việc phục vụ, chăm sóc thương binh nặng, bệnh binh nặng mất sức lao động 81% trở lên đã về điều dưỡng ở gia đình. 63 Chế độ trợ cấp tuất hàng tháng: Là khoản tiền theo quy định của pháp luật được cấp hàng tháng cho thân nhân liệt sĩ khi hết tuổi lao động, chưa đến tuổi lao động, hoặc trên 18 tuổi nhưng bị tật nguyền bẩm sinh. 64 Chế độ trợ cấp thương tật một lần: Là khoản tiền theo quy định của pháp luật được cấp cho người có tỷ lệ thương tật do bị thương mà mất sức lao động dưới 21% (từ 5% đến 20%). 65 Chế độ trợ cấp thương tật hàng tháng Là khoản tiền theo quy định của pháp luật được cấp hàng tháng cho người bị thương được xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên. 66 người có công nuôi dưỡng liệt sỹ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên. 67 Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; trường hợp không có hoặc không còn con thì là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật. 68 Con của người có công bị khuyết tật từ nhỏ là người bị khuyết tật khi dưới 18 tuổi. 69 Người làm nghĩa vụ quốc tế là người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở nước ngoài. 70 Hành động dũng cảm là hành động thực hiện những công việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và nhân dân mặc dù biết có thể ảnh hưởng đến tính mạng, 71 Công việc cấp bách nguy hiểm là công việc cần phải được giải quyết gấp, không thể chậm trễ nhưng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người thực hiện. 72 Nghĩa trang liệt sỹ là nơi chôn cất phần mộ đồng thời là nơi tưởng niệm, ghi công các liệt sỹ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. 73 Thanh tra lĩnh vực lao động, người có công và xã hội Thanh tra lĩnh vực lao động, người có công và xã hội là hoạt động nhằm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành: + Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, Sở. + Thanh tra chuyên ngành về lao động, thương binh và xã hội là thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các lĩnh vực: 1. Lao động - việc làm bao gồm các lĩnh vực: Việc làm, xuất khẩu lao động, dạy nghề, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động. 2. Người có công với cách mạng. 3. Bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. 4. Phòng chống tệ nạn xã hội. 5. Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuat_ngu_linh_vuc_nguoi_co_cong_5132_2170565.doc
Tài liệu liên quan